Xe cán chó
Nước Đổ Đầu Vịt : Paris by night " phi văn hoá ?? "
Vậy mà… Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm kéo dài hơn một nữa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà không hề luyến tiếc…
Vào ngày Thứ Bảy ngày 6 tháng Bảy, tôi đến
Las Vegas để lần đầu tiên đi xem live chương trình ca nhạc Thúy Nga
kỷ niệm 30 năm hoạt động. Có thể nói Asia và Thúy Nga là hai chương
trình ca nhạc gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt hải ngoại
nhiều nhất. Ban Giám Đốc Thuý Nga cũng đã nhiều lần khẳng định mục
đích duy trì văn hóa Việt Nam tại hải ngoại của mình. Tôi đã rất hào
hứng khi bước vào nhà hát của casino Planet Hollywood, chờ đợi một
show ca nhạc “vĩ đại nhất từ trước đến nay của Thúy Nga Paris By Night”
như lời quảng cáo.
Vậy
mà… Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm
kéo dài hơn một nữa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà
không hề luyến tiếc… Tôi cảm thấy hụt hẫng…
Có
lẽ “sự vĩ đại” của chương trình như đã quảng cáo nằm ở phần kỹ thuật
sân khấu, một trong những điểm mạnh của các show Thúy Nga nhiều năm
gần đây. Sân khấu hoành tráng, rực rỡ muôn màu, các nghệ sĩ bay lượn
trên không… Những ai thích chỉ đi “xem” ca nhạc mà không để ý đến nội
dung sẽ bị hớp hồn ngay với chương trình này.
Nhưng
ngoài sân khấu ra, chương trình ca nhạc đặc biệt kỷ niệm sinh nhật 30
năm của Thúy Nga Paris cống hiến gì cho khán giả? Vẫn MC Nguyễn Ngọc
Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Vẫn những ca sĩ, ngôi sao kỳ cựu của Thúy
Nga Paris. Cho đến lúc tôi bước ra khỏi rạp, tôi không hề thấy có một
nội dung nào của chương trình ca nhạc này là đặc biệt để dành riêng
cho sinh nhật Thúy Nga Paris 30 tuổi. Những bài nhạc tình dễ dãi, vô
thưởng vô phạt, cũng giống na ná như những chương trình Thúy Nga
trước. Không có nội dung nào về quê hương, dân tộc. Không có nội dung
nào về những chặng đường lưu vong của người Việt, vốn là chỗ dựa về
cả tinh thần và tài chính cho trung tâm Thúy Nga kể từ những ngày đầu
thành lập cho đến nay. Có một tiết mục được gọi là “duy trì văn hóa
dân tộc”- hai bài Một Thoáng Tây Hồ-Chiều Phủ Tây Hồ- lại chỉ được MC
giải thích về tục mê tín lên đồng của người Việt!
Có
cái gì đó không ổn về mặt nội dung! Tại sao Thúy Nga Paris lại dàn
dựng một chương trình nghèo nàn về nội dung đến thế để kỷ niệm cột
mốc 30 năm rất đáng tự hào của mình?
Những
ai thường về Việt Nam, hay ở Việt Nam mới sang Mỹ có thể sẽ nhận ra
câu trả lời. Nội dung chương trình ca nhạc Thúy Nga 30 năm này rất
giống với các show ca nhạc đang được trình diễn ở Sài Gòn, Hà Nội ngày
nay, trong các nhà hàng, phòng trà, sân khấu ca nhạc trong nước. Một
thứ âm nhạc thiếu cá tính, chạy theo thị hiếu dễ dãi của người nghe.
Và đặc biệt hơn cả, đó là những bài nhạc có nội dung phi chính trị,
không có tính xã hội, thời sự, né tránh các nội dung vốn “nhạy cảm”
trong nước hiện nay như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, sự trăn
trở về quê hương, tương lai tuổi trẻ… Đó là nội dung của một nền văn
hóa bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ được hát những gì mà nhà nước Việt Nam
cho hát. Vậy mà… một chương trình ca nhạc hải ngoại lại rập khuôn theo
chuẩn mực đó!
Nhận
xét về khía cạnh thương mại của show ca nhạc này, người đi xem cũng
có thể sẽ nhận ra câu trả lời. Một trong ba nhà tài trợ lớn có tên Lụa
Thái Tuấn, một nhà sản xuất trong nước Việt Nam. Một trong những nhà
tài trợ $1,000 trong mục “đố vui có thưởng” là Nguyễn Kim, công ty
chuyên bán hàng kim khí điện máy ở Việt Nam, và thị trường chỉ nằm ở
Việt Nam mà không có ở hải ngoại. Mục đích của Nguyễn Kim quảng cáo là
chỉ nhắm vào khách hàng trong nước, mà tại sao lại quảng cáo trên Thúy
Nga Paris?
Hỏi
tức là đã trả lời rồi: một ngày không xa, Thúy Nga Paris sẽ là công
ty hải ngoại đầu tiên được quyền chính thức phát hành điã ca nhạc của
mình tại Việt Nam, tổ chức show diễn tại Việt Nam. Mục tiêu thương mại
trong tương lai của Thúy Nga đã quá rõ: thị trường trong nước Việt
Nam. Mà muốn làm văn hóa tại Việt Nam, ai ai cũng biết phải chịu sự
kiểm soát của chính quyề. Làm sao Thúy Nga có được sự ưu đãi của nhà
nước Việt Nam, dọn đường để họ vào thị trường trong nước? Chắc chắn
không phải là tình cờ, mà một nội dung “có kiểm duyệt, phù hợp chính
sách văn hóa của nhà nước Việt Nam” của chương trình Thúy Nga 30 năm
lại đi kèm với một chính sách thương mại cũng hướng về Việt Nam” rõ
ràng như thế! Đã có những thỏa thuận nào giữa trung tâm Thúy Nga và
các tập đoàn tư sản đỏ trong nước đang nắm ngành kinh doanh văn hóa
béo bở?
Trung
Tâm Thúy Nga là một công ty thương mại, cho nên lợi nhuận hẳn là mục
tiêu quan trọng nhất. Nhưng cũng đã có thời kỳ Thúy Nga có được những
chương trình ca nhạc mang tính chất văn hóa cao, trở thành một món ăn
tinh thần cho cả người Việt hải ngoại lẫn trong nước. Tôi nhớ thời
mình còn ở Việt Nam, phải nghe hằng ngày nền âm nhạc “có kiểm duyệt”,
thỉnh thoảng được xem những băng đĩa “chui” của chương trình Thúy
Nga, Asia… thật là thú vị, hể hả! Giờ đây, có thể thị trường người Việt
hải ngoại không còn đủ hấp dẫn nữa. Việc trung tâm Thúy Nga “đạt những
thỏa thuận”, hy sinh tính văn hóa để “đi tiên phong về thị trường
trong nước” là sự lựa chọn của họ. Không ai có thể cấm cản trong thế
giới tự do này. Chỉ có điều, Trung Tâm Thúy Nga không nên tiếp tục tự
gắn cho mình cái nhãn hiệu “duy trì văn hóa Việt tại hải ngoại” nữa.
Cũng
là một sự lựa chọn rất rõ ràng, nhưng theo chiều hướng ngược lại là
trung tâm Asia. Ngay từ những ngày đầu, lập trường của trung tâm Asia
rất rõ: không thỏa hiệp với chính quyền CSVN. Mặc dù không thiếu những
chương trình nhạc tình, giải trí thuần túy, Asia thường xuyên có
những chương trình nội dung gắn liền với thời sự nóng bỏng của cộng
đồng người Việt hải ngoại, của người dân trong nước Việt Nam. Asia
trân trọng người lính Cộng Hòa, một phần không thể thiếu của cộng
đồng người Việt hải ngoại. Asia trân trọng nền âm nhạc của miền Nam
trước 1975, một gia sản văn hóa vô giá của người Việt Nam khắp nơi
trên thế giới. Dù đã sau hơn 30 năm, nền âm nhạc tù túng trong nước
vẫn không thể theo kịp nền âm nhạc tự do này. Asia nuôi dưỡng lòng yêu
nước, tự hào dân tộc. Và quan trọng hơn hết, Asia đứng về phía những
người Việt Nam trong nước vẫn còn mơ ước, đấu tranh cho một đất nước
Việt Nam thật sự độc lập, thật sự tự do, thật sự hạnh phúc. “…Hãy biết
yêu quê hương Việt Nam, hãy biết đau nỗi đau người dân…” là vậy đó
(nhạc sĩ Trúc Hồ).
Hơn
30 năm xa xứ, người Việt hải ngoại vẫn luôn là chỗ dựa về cả vật chất
lẫn tinh thần cho người dân trong nước. Nhà nước Việt Nam đã nhờ vào
hằng tỉ đô la của Việt Kiều gởi về hàng năm để vực dậy nền kinh tế
ngu dốt, tràn ngập tham nhũng của họ. Nếu không có sự đấu tranh kiên
trì của cộng đồng người Việt hải ngoại, không chắc người dân Việt Nam
đã có một bầu không khí chính trị dễ thở hơn như hiện nay. Trung Tâm
Asia vẫn kiên trì với mục tiêu dùng văn nghệ hỗ trợ cho sự đấu tranh của
người Việt trong và ngoài nước, để hy vọng có được một đất nước Việt
Nam tươi đẹp hơn trong tương lai.
Những
người làm văn hóa, kinh doanh nghệ thuật đã có sự lựa chọn riêng của
họ. Những người hưởng thụ văn nghệ như chúng ta cũng nên có lập
trường riêng của mình. Ở một xứ sở tự do như Hoa Kỳ, việc khán thính
giả phải trả tiền để xem một chương trình ca nhạc có kiểm duyệt, được
định hướng bởi một nhà nước đã đẩy chúng ta ra khỏi quê hương Việt
Nam, thì xem ra cũng đáng tiếc!
Buồn thay, vì đồng tiền mà Thúy Nga đã bôi nhọ mình thành một loại âm nhạc phi văn hóa .
Khán Thính Giả
Mai Luong chuyển
Mai Luong chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Nước Đổ Đầu Vịt : Paris by night " phi văn hoá ?? "
Vậy mà… Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm kéo dài hơn một nữa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà không hề luyến tiếc…
Vào ngày Thứ Bảy ngày 6 tháng Bảy, tôi đến
Las Vegas để lần đầu tiên đi xem live chương trình ca nhạc Thúy Nga
kỷ niệm 30 năm hoạt động. Có thể nói Asia và Thúy Nga là hai chương
trình ca nhạc gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt hải ngoại
nhiều nhất. Ban Giám Đốc Thuý Nga cũng đã nhiều lần khẳng định mục
đích duy trì văn hóa Việt Nam tại hải ngoại của mình. Tôi đã rất hào
hứng khi bước vào nhà hát của casino Planet Hollywood, chờ đợi một
show ca nhạc “vĩ đại nhất từ trước đến nay của Thúy Nga Paris By Night”
như lời quảng cáo.
Vậy
mà… Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm
kéo dài hơn một nữa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà
không hề luyến tiếc… Tôi cảm thấy hụt hẫng…
Có
lẽ “sự vĩ đại” của chương trình như đã quảng cáo nằm ở phần kỹ thuật
sân khấu, một trong những điểm mạnh của các show Thúy Nga nhiều năm
gần đây. Sân khấu hoành tráng, rực rỡ muôn màu, các nghệ sĩ bay lượn
trên không… Những ai thích chỉ đi “xem” ca nhạc mà không để ý đến nội
dung sẽ bị hớp hồn ngay với chương trình này.
Nhưng
ngoài sân khấu ra, chương trình ca nhạc đặc biệt kỷ niệm sinh nhật 30
năm của Thúy Nga Paris cống hiến gì cho khán giả? Vẫn MC Nguyễn Ngọc
Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Vẫn những ca sĩ, ngôi sao kỳ cựu của Thúy
Nga Paris. Cho đến lúc tôi bước ra khỏi rạp, tôi không hề thấy có một
nội dung nào của chương trình ca nhạc này là đặc biệt để dành riêng
cho sinh nhật Thúy Nga Paris 30 tuổi. Những bài nhạc tình dễ dãi, vô
thưởng vô phạt, cũng giống na ná như những chương trình Thúy Nga
trước. Không có nội dung nào về quê hương, dân tộc. Không có nội dung
nào về những chặng đường lưu vong của người Việt, vốn là chỗ dựa về
cả tinh thần và tài chính cho trung tâm Thúy Nga kể từ những ngày đầu
thành lập cho đến nay. Có một tiết mục được gọi là “duy trì văn hóa
dân tộc”- hai bài Một Thoáng Tây Hồ-Chiều Phủ Tây Hồ- lại chỉ được MC
giải thích về tục mê tín lên đồng của người Việt!
Có
cái gì đó không ổn về mặt nội dung! Tại sao Thúy Nga Paris lại dàn
dựng một chương trình nghèo nàn về nội dung đến thế để kỷ niệm cột
mốc 30 năm rất đáng tự hào của mình?
Những
ai thường về Việt Nam, hay ở Việt Nam mới sang Mỹ có thể sẽ nhận ra
câu trả lời. Nội dung chương trình ca nhạc Thúy Nga 30 năm này rất
giống với các show ca nhạc đang được trình diễn ở Sài Gòn, Hà Nội ngày
nay, trong các nhà hàng, phòng trà, sân khấu ca nhạc trong nước. Một
thứ âm nhạc thiếu cá tính, chạy theo thị hiếu dễ dãi của người nghe.
Và đặc biệt hơn cả, đó là những bài nhạc có nội dung phi chính trị,
không có tính xã hội, thời sự, né tránh các nội dung vốn “nhạy cảm”
trong nước hiện nay như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, sự trăn
trở về quê hương, tương lai tuổi trẻ… Đó là nội dung của một nền văn
hóa bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ được hát những gì mà nhà nước Việt Nam
cho hát. Vậy mà… một chương trình ca nhạc hải ngoại lại rập khuôn theo
chuẩn mực đó!
Nhận
xét về khía cạnh thương mại của show ca nhạc này, người đi xem cũng
có thể sẽ nhận ra câu trả lời. Một trong ba nhà tài trợ lớn có tên Lụa
Thái Tuấn, một nhà sản xuất trong nước Việt Nam. Một trong những nhà
tài trợ $1,000 trong mục “đố vui có thưởng” là Nguyễn Kim, công ty
chuyên bán hàng kim khí điện máy ở Việt Nam, và thị trường chỉ nằm ở
Việt Nam mà không có ở hải ngoại. Mục đích của Nguyễn Kim quảng cáo là
chỉ nhắm vào khách hàng trong nước, mà tại sao lại quảng cáo trên Thúy
Nga Paris?
Hỏi
tức là đã trả lời rồi: một ngày không xa, Thúy Nga Paris sẽ là công
ty hải ngoại đầu tiên được quyền chính thức phát hành điã ca nhạc của
mình tại Việt Nam, tổ chức show diễn tại Việt Nam. Mục tiêu thương mại
trong tương lai của Thúy Nga đã quá rõ: thị trường trong nước Việt
Nam. Mà muốn làm văn hóa tại Việt Nam, ai ai cũng biết phải chịu sự
kiểm soát của chính quyề. Làm sao Thúy Nga có được sự ưu đãi của nhà
nước Việt Nam, dọn đường để họ vào thị trường trong nước? Chắc chắn
không phải là tình cờ, mà một nội dung “có kiểm duyệt, phù hợp chính
sách văn hóa của nhà nước Việt Nam” của chương trình Thúy Nga 30 năm
lại đi kèm với một chính sách thương mại cũng hướng về Việt Nam” rõ
ràng như thế! Đã có những thỏa thuận nào giữa trung tâm Thúy Nga và
các tập đoàn tư sản đỏ trong nước đang nắm ngành kinh doanh văn hóa
béo bở?
Trung
Tâm Thúy Nga là một công ty thương mại, cho nên lợi nhuận hẳn là mục
tiêu quan trọng nhất. Nhưng cũng đã có thời kỳ Thúy Nga có được những
chương trình ca nhạc mang tính chất văn hóa cao, trở thành một món ăn
tinh thần cho cả người Việt hải ngoại lẫn trong nước. Tôi nhớ thời
mình còn ở Việt Nam, phải nghe hằng ngày nền âm nhạc “có kiểm duyệt”,
thỉnh thoảng được xem những băng đĩa “chui” của chương trình Thúy
Nga, Asia… thật là thú vị, hể hả! Giờ đây, có thể thị trường người Việt
hải ngoại không còn đủ hấp dẫn nữa. Việc trung tâm Thúy Nga “đạt những
thỏa thuận”, hy sinh tính văn hóa để “đi tiên phong về thị trường
trong nước” là sự lựa chọn của họ. Không ai có thể cấm cản trong thế
giới tự do này. Chỉ có điều, Trung Tâm Thúy Nga không nên tiếp tục tự
gắn cho mình cái nhãn hiệu “duy trì văn hóa Việt tại hải ngoại” nữa.
Cũng
là một sự lựa chọn rất rõ ràng, nhưng theo chiều hướng ngược lại là
trung tâm Asia. Ngay từ những ngày đầu, lập trường của trung tâm Asia
rất rõ: không thỏa hiệp với chính quyền CSVN. Mặc dù không thiếu những
chương trình nhạc tình, giải trí thuần túy, Asia thường xuyên có
những chương trình nội dung gắn liền với thời sự nóng bỏng của cộng
đồng người Việt hải ngoại, của người dân trong nước Việt Nam. Asia
trân trọng người lính Cộng Hòa, một phần không thể thiếu của cộng
đồng người Việt hải ngoại. Asia trân trọng nền âm nhạc của miền Nam
trước 1975, một gia sản văn hóa vô giá của người Việt Nam khắp nơi
trên thế giới. Dù đã sau hơn 30 năm, nền âm nhạc tù túng trong nước
vẫn không thể theo kịp nền âm nhạc tự do này. Asia nuôi dưỡng lòng yêu
nước, tự hào dân tộc. Và quan trọng hơn hết, Asia đứng về phía những
người Việt Nam trong nước vẫn còn mơ ước, đấu tranh cho một đất nước
Việt Nam thật sự độc lập, thật sự tự do, thật sự hạnh phúc. “…Hãy biết
yêu quê hương Việt Nam, hãy biết đau nỗi đau người dân…” là vậy đó
(nhạc sĩ Trúc Hồ).
Hơn
30 năm xa xứ, người Việt hải ngoại vẫn luôn là chỗ dựa về cả vật chất
lẫn tinh thần cho người dân trong nước. Nhà nước Việt Nam đã nhờ vào
hằng tỉ đô la của Việt Kiều gởi về hàng năm để vực dậy nền kinh tế
ngu dốt, tràn ngập tham nhũng của họ. Nếu không có sự đấu tranh kiên
trì của cộng đồng người Việt hải ngoại, không chắc người dân Việt Nam
đã có một bầu không khí chính trị dễ thở hơn như hiện nay. Trung Tâm
Asia vẫn kiên trì với mục tiêu dùng văn nghệ hỗ trợ cho sự đấu tranh của
người Việt trong và ngoài nước, để hy vọng có được một đất nước Việt
Nam tươi đẹp hơn trong tương lai.
Những
người làm văn hóa, kinh doanh nghệ thuật đã có sự lựa chọn riêng của
họ. Những người hưởng thụ văn nghệ như chúng ta cũng nên có lập
trường riêng của mình. Ở một xứ sở tự do như Hoa Kỳ, việc khán thính
giả phải trả tiền để xem một chương trình ca nhạc có kiểm duyệt, được
định hướng bởi một nhà nước đã đẩy chúng ta ra khỏi quê hương Việt
Nam, thì xem ra cũng đáng tiếc!
Buồn thay, vì đồng tiền mà Thúy Nga đã bôi nhọ mình thành một loại âm nhạc phi văn hóa .
Khán Thính Giả
Mai Luong chuyển
Mai Luong chuyển