Cõi Người Ta
Nuôi bố mẹ già
( Post bài này để tặng 2 hiếu tử: nhà thơ Khiếu Như Long & Phan Anh Dũng )
Nói thật mình chẳng lo gì chỉ lo già yếu lẩm cẩm, sống mà phải lụy đến người khác là cái sống buồn chán nhất. Đã từng trải qua hai năm nằm liệt giường, ăn có người đút ỉa có người chùi nên nghĩ đến khi đó mình lại cứ rùng mình. Người già thường hay lẩm cẩm, trái tính trái nết rất khó chiều. Thành ra nuôi bố mẹ già khổ gấp ba con trẻ. Ăn uống chẳng đáng bao nhiêu nhưng chiều ông bà già thật cực gấp ba mươi lần chiều con trẻ, đừng nói gấp ba. Chẳng có bố mẹ nào muốn làm khổ con cái nhưng trời đày đến cảnh ấy chẳng biết làm sao.
Ba mình mất sớm, mất khi ông hảy còn tỉnh táo. Đi như ông thật sướng, trời thương lắm mới cho đi như thế. Mạ mình mất năm 83 tuổi, đi cũng nhẹ nhàng, cả đời không đau ốm gì, trừ lần cuối cùng ốm để mà chết. Nhưng đến tuổi 80 bà bắt đầu lẩn, ăn rồi bảo chưa ăn, ra khỏi nhà là đi lạc lung tung. Lắm lúc phải huy động cả trung đội cháu tỏa ra khắp làng mới tìm được. Rồi ngồi trách, vừa khóc vừa trách, nói ăn cũng không cho ăn, đi chơi cũng không cho đi chơi… hi hi đến khổ.
Riêng cái đoạn tắm táp thật khổ vô biên. Cứ một tháng đôi lần các chị gái chị dâu nhà mình xúm đến năn nỉ bà tắm, lúc nào cũng vậy bà chối đây đẩy, nói tao tắm rồi mới tắm hôm qua. Các chị ra sức nịnh nọt năn nỉ cả buổi cuối cùng bà cũng chấp nhận. Hỏi bà tắm nước lá gì, bà khóc, nói con cái không biết xưa nay mạ tắm nước lá gì, lại còn hỏi. Đến khi bưng nồi nước lá bưởi ra, thứ nước bà vẫn hay tắm, thì bà lại kêu lên, nói tao không tắm nước lá bưởi, tao tắm nước lá hương nhu. Các chị đi hái lá hương nhu, nấu nước xong bà nhất định không tắm, nói tao đâu là gái trẻ mà tắm nước lá hương nhu, nấu nước lá tre cho tao. Khổ ơi là khổ.
Bạn văn quen biết có ba người nuôi bố mẹ già khiến mình rất nể phục, đó là Tâm Chánh, Tô Nhuận Vĩ và Phạm Ngọc Tiến. Tâm Chánh giỏi nấu ăn, những ngày bà cụ đổ bệnh chỉ có Tâm Chánh nấu bà mới ăn. Chánh phải đưa bà từ Bến Tre lên Sài Gòn để có điều kiện nấu ăn cho bà. Anh con trai chưa vợ, hai vai hai gánh nặng cơ quan, một Sài Gòn Media một báo Sài Gòn tiếp thị, bận mù mắt vẫn phải đi chợ ngày ba buổi nấu nướng cho mẹ già. Mẹ Tô Nhuận Vĩ không thích cho con dâu tắm, tự anh phải tắm rửa cho bà, đến khi bà mất cũng tự anh tắm rửa khâm liệm cho bà. Phạm Ngọc Tiến còn khổ nữa, bố nằm liệt giường 15 năm, mẹ già vừa lẩn vừa liệt giường gần hai chục năm nay một tay anh lo cả. Tiến không phải tự tay nấu nướng tắm táp cho bố mẹ như Tâm Chánh và Tô Nhuận Vĩ, đã có vợ anh con lo rồi, nhưng chịu đựng một cách vui vẻ và hạnh phúc gánh nặng bố mẹ già yếu bệnh tật hai chục năm trời, đến nay vẫn chưa dứt, thì cũng xưa nay hiếm.
Ấy là khi bố mẹ ốm yếu, chăm sóc bố mẹ dù vất vả nhưng dù sao đó cũng là niềm vui của con cái được báo hiếu. Chiều chuộng mấy ông bà già lẩn thẩn, dở tính mới cực. Nhiều cụ hay dỗi, động tý là dỗi. Nhà có ông bà già con cái không dám mắng, sợ ông bà già cho là mượn con mắng mình, rất cực. Nhiều cụ về già trở lại tính con nít, đòi ăn đòi chơi y chang con nít. Đang nửa đêm đòi đi thăm người nọ người kia, đòi ăn cái nọ cái kia cho bằng được.
Ở Nam Định mình có ông bạn học thời đại học, hôm liên hoan phim mình có về dự, nhân tiện đến nhà bạn chơi. Xem xong phim hơn mười giờ mình mới tạt qua, không thấy nó đâu chỉ cô vợ ở nhà. Cô vợ nói anh chịu khó ngồi đợi chút, em lên nghĩa địa gọi nhà em về. Mình giật mình, nói giờ này còn làm gì ở nghĩa địa? Cô vợ thở ra, nói ông bố em dở tính, đêm nào cũng cũng đòi lên nghĩa địa chơi với mấy người bạn đã chết của ông. Tụi em phải thay phiên nhau canh chừng ông, cực lắm anh à.
Ở Thanh Hóa mình cũng có một người bạn thời ở lính. Cứ mỗi lần mình về Thanh Hóa là nó đến chơi với mình rồi ngủ lại khách sạn với mình luôn. Lúc đầu không biết, mình tưởng nó thích ngủ với mình trò chuyện cho vui. Một hôm mình đi chơi quá nửa đêm mới về khách sạn thấy nó ngồi chồm hổm trước cửa. Mình hơi ngạc nhiên, nói sao vẫn ngồi đây chờ tao à. Nó nói ừ, chờ mày về ngủ nhờ. Mình cười, nói bị vợ đuổi phải không. Nó nói không. Bố vợ tao đuổi. Rồi nó kể, nói tao lấy vợ đã ba mặt con, ở với ông bà già vợ xưa nay không việc gì. Đến khi bà mẹ vợ chết, ông bố vợ trên bảy mươi đâm ghét tao như xúc đất đổ đi. Ngày không sao, cứ đêm đến là ông đuổi tao ra khỏi nhà, nói tao cấm mi ngủ với con gái tao. Mình không đi ông ngồi nói ra rả suốt đêm không cho ai ngủ ngáy gì cả. Thành ra đêm nào tao cũng phải sơ tán sang nhà khác, ba bốn giờ sáng mới mò về. Hi hi cực thân ông con rể.
Lại có cụ thích khi ăn phải được sờ ti như con nít đang bú, vừa bú vừa sờ ti. Chuyện này hơi bị hiếm nhưng có, mình có quen một người như thế. Hi hi. Chuyện này có thể nhiều người biết rồi, nhưng chắc chỉ nghĩ là giai thoại bịa đặt cho vui thôi, không ai biết là chuyện thật 100%. Đấy là chuyện ông bố nhà thơ X. ở khu phố cạnh khu chung cư của mình.
Bố nhà thơ X, nay đã mất rồi, sống rất thọ, đến 96 tuổi rồi vẫn tỉnh táo. Tuy không còn đi lại được, nằm một chỗ thôi, ăn uống phải đút nhưng hảy còn tỉnh táo lắm. Cụ ngày nào cũng làm một bài thơ, bài nào bài nấy dài ngoẵng. Làm xong thì bắt cả nhà đến cả nhà nghe cụ đọc thơ. Nếu là buổi tối thì không sao, nhiều hôm vừa sáng bảnh mắt, cả nhà đang lo cho con ăn, chở con đi học cụ lại réo đến nghe cụ đọc thơ thật khổ hết nổi. Đang đọc thơ hễ có đứa nào nói chuyện là cụ giận, cứ nằm úp mặt vào tường suốt ngày, không chịu ăn uống gì cả.
Thỉnh thoảng cụ lại réo con cái, nói tụi bay lo đi hỏi vợ cho tao. Con cái cười thì ông dỗi, bỏ ăn. Nhà thơ X chắp tay lạy cụ, nói nói bố ơi bố già yếu thế này, hỏi vợ làm gì nữa. Ông nói tao chả làm gì, tao chỉ sờ ti thôi. Cả nhà cười bò, nói ối giời ơi bố ơi là bố. Ông giận quát ầm lên, nói đồ con cái bất hiếu, có mỗi cái ti cũng tiếc tiền không cho bố sờ. Và ông bỏ ăn, cứ nằm úp mặt vào tường mấy ngày liền.
Vợ chồng nhà thơ X sợ quá bèn năn nỉ ông ăn, nói bố ăn đi, nhất định con tìm ngườiu cho bố sờ ti. Ông ăn, nhưng chỉ đúng một ngày ông lại réo, người sờ ti của tao đâu. Bí quá nhà thơ X. mới tìm mấy em cave nói như vầy như vầy, chưa nói xong nhà thơ đã bị ăn một cái tát. Ăn hết ba cái tát vẫn không tìm được người, bố anh lại giận lại dỗi lại bỏ ăn, nhà thơ lại cất công đi tìm.
May gặp cô điếm già đã giải nghệ từ lâu, cô này to béo phốp pháp rất đúng yêu cầu của ông bố. Nhà thơ mời về với giá gấp sáu công người giúp việc bình thường anh cũng cắn răng chấp nhận. Việc cô này rất đơn giản, cho cụ ăn ngày ba bữa, ngoài ra không làm gì hết. Đến bữa, cô đặt đầu cụ lên đùi cô đút cơm cho cụ. Cụ vừa ăn vừa sờ ti cô cho đến khi nào ngủ say thì thôi. Từ đó gia đình yên ổn, cụ hết giận dỗi, quát mắng con cháu, hi hi.
Nhờ vừa ăn vừa được sờ ti nên cụ ăn khỏe, sống đến trăm tuổi mới mất. Trước khi chết cụ ra hiệu muốn nói, mọi người xúm lại lắng nghe. Tưởng cụ trăn trối điều gì, nhưng không, cụ phều phào, nói ti tao đâu ti tao đâu.
He he
NQL
( Quê Choa )
Bàn ra tán vào (0)
Nuôi bố mẹ già
( Post bài này để tặng 2 hiếu tử: nhà thơ Khiếu Như Long & Phan Anh Dũng )
Nói thật mình chẳng lo gì chỉ lo già yếu lẩm cẩm, sống mà phải lụy đến người khác là cái sống buồn chán nhất. Đã từng trải qua hai năm nằm liệt giường, ăn có người đút ỉa có người chùi nên nghĩ đến khi đó mình lại cứ rùng mình. Người già thường hay lẩm cẩm, trái tính trái nết rất khó chiều. Thành ra nuôi bố mẹ già khổ gấp ba con trẻ. Ăn uống chẳng đáng bao nhiêu nhưng chiều ông bà già thật cực gấp ba mươi lần chiều con trẻ, đừng nói gấp ba. Chẳng có bố mẹ nào muốn làm khổ con cái nhưng trời đày đến cảnh ấy chẳng biết làm sao.
Ba mình mất sớm, mất khi ông hảy còn tỉnh táo. Đi như ông thật sướng, trời thương lắm mới cho đi như thế. Mạ mình mất năm 83 tuổi, đi cũng nhẹ nhàng, cả đời không đau ốm gì, trừ lần cuối cùng ốm để mà chết. Nhưng đến tuổi 80 bà bắt đầu lẩn, ăn rồi bảo chưa ăn, ra khỏi nhà là đi lạc lung tung. Lắm lúc phải huy động cả trung đội cháu tỏa ra khắp làng mới tìm được. Rồi ngồi trách, vừa khóc vừa trách, nói ăn cũng không cho ăn, đi chơi cũng không cho đi chơi… hi hi đến khổ.
Riêng cái đoạn tắm táp thật khổ vô biên. Cứ một tháng đôi lần các chị gái chị dâu nhà mình xúm đến năn nỉ bà tắm, lúc nào cũng vậy bà chối đây đẩy, nói tao tắm rồi mới tắm hôm qua. Các chị ra sức nịnh nọt năn nỉ cả buổi cuối cùng bà cũng chấp nhận. Hỏi bà tắm nước lá gì, bà khóc, nói con cái không biết xưa nay mạ tắm nước lá gì, lại còn hỏi. Đến khi bưng nồi nước lá bưởi ra, thứ nước bà vẫn hay tắm, thì bà lại kêu lên, nói tao không tắm nước lá bưởi, tao tắm nước lá hương nhu. Các chị đi hái lá hương nhu, nấu nước xong bà nhất định không tắm, nói tao đâu là gái trẻ mà tắm nước lá hương nhu, nấu nước lá tre cho tao. Khổ ơi là khổ.
Bạn văn quen biết có ba người nuôi bố mẹ già khiến mình rất nể phục, đó là Tâm Chánh, Tô Nhuận Vĩ và Phạm Ngọc Tiến. Tâm Chánh giỏi nấu ăn, những ngày bà cụ đổ bệnh chỉ có Tâm Chánh nấu bà mới ăn. Chánh phải đưa bà từ Bến Tre lên Sài Gòn để có điều kiện nấu ăn cho bà. Anh con trai chưa vợ, hai vai hai gánh nặng cơ quan, một Sài Gòn Media một báo Sài Gòn tiếp thị, bận mù mắt vẫn phải đi chợ ngày ba buổi nấu nướng cho mẹ già. Mẹ Tô Nhuận Vĩ không thích cho con dâu tắm, tự anh phải tắm rửa cho bà, đến khi bà mất cũng tự anh tắm rửa khâm liệm cho bà. Phạm Ngọc Tiến còn khổ nữa, bố nằm liệt giường 15 năm, mẹ già vừa lẩn vừa liệt giường gần hai chục năm nay một tay anh lo cả. Tiến không phải tự tay nấu nướng tắm táp cho bố mẹ như Tâm Chánh và Tô Nhuận Vĩ, đã có vợ anh con lo rồi, nhưng chịu đựng một cách vui vẻ và hạnh phúc gánh nặng bố mẹ già yếu bệnh tật hai chục năm trời, đến nay vẫn chưa dứt, thì cũng xưa nay hiếm.
Ấy là khi bố mẹ ốm yếu, chăm sóc bố mẹ dù vất vả nhưng dù sao đó cũng là niềm vui của con cái được báo hiếu. Chiều chuộng mấy ông bà già lẩn thẩn, dở tính mới cực. Nhiều cụ hay dỗi, động tý là dỗi. Nhà có ông bà già con cái không dám mắng, sợ ông bà già cho là mượn con mắng mình, rất cực. Nhiều cụ về già trở lại tính con nít, đòi ăn đòi chơi y chang con nít. Đang nửa đêm đòi đi thăm người nọ người kia, đòi ăn cái nọ cái kia cho bằng được.
Ở Nam Định mình có ông bạn học thời đại học, hôm liên hoan phim mình có về dự, nhân tiện đến nhà bạn chơi. Xem xong phim hơn mười giờ mình mới tạt qua, không thấy nó đâu chỉ cô vợ ở nhà. Cô vợ nói anh chịu khó ngồi đợi chút, em lên nghĩa địa gọi nhà em về. Mình giật mình, nói giờ này còn làm gì ở nghĩa địa? Cô vợ thở ra, nói ông bố em dở tính, đêm nào cũng cũng đòi lên nghĩa địa chơi với mấy người bạn đã chết của ông. Tụi em phải thay phiên nhau canh chừng ông, cực lắm anh à.
Ở Thanh Hóa mình cũng có một người bạn thời ở lính. Cứ mỗi lần mình về Thanh Hóa là nó đến chơi với mình rồi ngủ lại khách sạn với mình luôn. Lúc đầu không biết, mình tưởng nó thích ngủ với mình trò chuyện cho vui. Một hôm mình đi chơi quá nửa đêm mới về khách sạn thấy nó ngồi chồm hổm trước cửa. Mình hơi ngạc nhiên, nói sao vẫn ngồi đây chờ tao à. Nó nói ừ, chờ mày về ngủ nhờ. Mình cười, nói bị vợ đuổi phải không. Nó nói không. Bố vợ tao đuổi. Rồi nó kể, nói tao lấy vợ đã ba mặt con, ở với ông bà già vợ xưa nay không việc gì. Đến khi bà mẹ vợ chết, ông bố vợ trên bảy mươi đâm ghét tao như xúc đất đổ đi. Ngày không sao, cứ đêm đến là ông đuổi tao ra khỏi nhà, nói tao cấm mi ngủ với con gái tao. Mình không đi ông ngồi nói ra rả suốt đêm không cho ai ngủ ngáy gì cả. Thành ra đêm nào tao cũng phải sơ tán sang nhà khác, ba bốn giờ sáng mới mò về. Hi hi cực thân ông con rể.
Lại có cụ thích khi ăn phải được sờ ti như con nít đang bú, vừa bú vừa sờ ti. Chuyện này hơi bị hiếm nhưng có, mình có quen một người như thế. Hi hi. Chuyện này có thể nhiều người biết rồi, nhưng chắc chỉ nghĩ là giai thoại bịa đặt cho vui thôi, không ai biết là chuyện thật 100%. Đấy là chuyện ông bố nhà thơ X. ở khu phố cạnh khu chung cư của mình.
Bố nhà thơ X, nay đã mất rồi, sống rất thọ, đến 96 tuổi rồi vẫn tỉnh táo. Tuy không còn đi lại được, nằm một chỗ thôi, ăn uống phải đút nhưng hảy còn tỉnh táo lắm. Cụ ngày nào cũng làm một bài thơ, bài nào bài nấy dài ngoẵng. Làm xong thì bắt cả nhà đến cả nhà nghe cụ đọc thơ. Nếu là buổi tối thì không sao, nhiều hôm vừa sáng bảnh mắt, cả nhà đang lo cho con ăn, chở con đi học cụ lại réo đến nghe cụ đọc thơ thật khổ hết nổi. Đang đọc thơ hễ có đứa nào nói chuyện là cụ giận, cứ nằm úp mặt vào tường suốt ngày, không chịu ăn uống gì cả.
Thỉnh thoảng cụ lại réo con cái, nói tụi bay lo đi hỏi vợ cho tao. Con cái cười thì ông dỗi, bỏ ăn. Nhà thơ X chắp tay lạy cụ, nói nói bố ơi bố già yếu thế này, hỏi vợ làm gì nữa. Ông nói tao chả làm gì, tao chỉ sờ ti thôi. Cả nhà cười bò, nói ối giời ơi bố ơi là bố. Ông giận quát ầm lên, nói đồ con cái bất hiếu, có mỗi cái ti cũng tiếc tiền không cho bố sờ. Và ông bỏ ăn, cứ nằm úp mặt vào tường mấy ngày liền.
Vợ chồng nhà thơ X sợ quá bèn năn nỉ ông ăn, nói bố ăn đi, nhất định con tìm ngườiu cho bố sờ ti. Ông ăn, nhưng chỉ đúng một ngày ông lại réo, người sờ ti của tao đâu. Bí quá nhà thơ X. mới tìm mấy em cave nói như vầy như vầy, chưa nói xong nhà thơ đã bị ăn một cái tát. Ăn hết ba cái tát vẫn không tìm được người, bố anh lại giận lại dỗi lại bỏ ăn, nhà thơ lại cất công đi tìm.
May gặp cô điếm già đã giải nghệ từ lâu, cô này to béo phốp pháp rất đúng yêu cầu của ông bố. Nhà thơ mời về với giá gấp sáu công người giúp việc bình thường anh cũng cắn răng chấp nhận. Việc cô này rất đơn giản, cho cụ ăn ngày ba bữa, ngoài ra không làm gì hết. Đến bữa, cô đặt đầu cụ lên đùi cô đút cơm cho cụ. Cụ vừa ăn vừa sờ ti cô cho đến khi nào ngủ say thì thôi. Từ đó gia đình yên ổn, cụ hết giận dỗi, quát mắng con cháu, hi hi.
Nhờ vừa ăn vừa được sờ ti nên cụ ăn khỏe, sống đến trăm tuổi mới mất. Trước khi chết cụ ra hiệu muốn nói, mọi người xúm lại lắng nghe. Tưởng cụ trăn trối điều gì, nhưng không, cụ phều phào, nói ti tao đâu ti tao đâu.
He he
NQL
( Quê Choa )