Cõi Người Ta
Ô ĐỐNG MÁC - CAO MỴ NHÂN
Ô ĐỐNG MÁC - CAO MỴ NHÂN
Từ giờ tới cuối đời , thì chắc chắn chả bao giờ tôi đi tới cái Ô Đống Mác , rồi dừng lại ở Văn Điển , thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông xưa ...để ...
Nghe danh Văn Điển , người ta nhớ ngay nhà ga Văn Điển mà chuyến tầu hoả xuyên Việt , chạy từ Nam ra Bắc , đã chỉ còn 10 Km nữa , là đến trung tâm thành phố Hà Nội rồi .
Nhưng tôi tới đó làm gì chứ , khi họ hàng nội ngoại , tôi không biết có những ai , và tất nhiên quý họ hàng cũng chẳng ai nhận ra tôi .
Vì lần sau cùng , ba tôi cho chị em tôi theo ông về , lập mộ phần cho mẹ chúng tôi trước ngày di cư , để rồi đi mãi , đi xa hơn nữa . ..
Năm ấy , cánh đồng ngập nước sát đường ven Văn Điển , chạy thẳng tới đầu làng tôi , đã thấy sẵn họ hàng đứng đợi , để đón cái quách sành chứa cốt mẹ tôi , rồi hạ huyệt vĩnh viễn ...
Mẹ tôi mới ngoài bốn mươi tuổi , ba tôi hơn mẹ tôi có hai tuổi , mà đã có người làng thưa bằng " cụ " trời ạ . Mẹ tôi được sinh ra ở giữa 2 người anh trai và em trai , nên buổi đó bác và cậu ...khóc nhiều quá . Bởi vì bác và cậu tôi biết gia đình ba tôi sẽ vô Nam .
Năm tháng trôi qua , rất lặng lẽ mà cũng rất mơ hồ hình ảnh bàng bạc dần .
Mỗi lần nghĩ về xưa cũ , lại nhớ tên cái ga Văn Điển ở thị trấn Văn Điển , có huyện Thanh Trì danh tiếng với món bánh cuốn tráng tay , nước mắm cà cuống ...vv.
Và cửa Ô Đống Mác , bước vào Hà Nội .
Nhưng hôm nay tôi chạnh nhớ , là tôi vốn được sinh ra từ miền Bắc , nhưng như một bè mây lạc ngoài khơi , chẳng khi nào mây bay trở lại chốn cũ , mà chỉ tiếp tục trôi đến nơi xa .
Nhà thơ , thi sĩ Tạ Tỵ , nguyên Trung tá Quân lực VNCH / Tổng cục CTCT , từ năm 1952 , trước di cư , chưa vào lính , ông đã viết bài thơ " Thương Về Năm Cửa Ô Xưa " , xem như tiên đoán được cảnh những người Hà Nội sẽ đi xa 2 năm sau .
Sau khi thi , hoạ sĩ Trung tá liệt kê một lượt các Ô như : Ô quan Chưởng , Ô cầu Rền , Ô cầu Giấy , vv...nhà thơ gốc hoạ sĩ đưa sắc mầu vào thơ một cách hồn nhiên , và khéo léo :
Mùa thu Tím sắc lòng ai
Em có về đây một buổi
Tôi chờ đã héo Màu hoa
Năm tháng phai Xanh tàn tạ
Hồ ơi thủa ấy đâu mà ...
( Tạ Tỵ - Hà Nội 1952 )
Chờ đến héo cả màu hoa , thì chỉ dưới mắt hoạ sĩ mới thể hiện ra được .
Hoạ sĩ Tạ Tỵ ( 1921 - 2004 ) ôn hoà từ cuộc sống đến tác phẩm , là một quan 5 QL / VNCH , mà khách thưởng tranh của ông , nói là không tìm thấy " chiến tranh " trong nét vẽ Tạ Tỵ .
Tôi nhớ cách đây đúng 20 năm , khi tôi lên Denver Colorado ra mắt cuốn Chốn Bụi Hồng tập I , thi hoạ sĩ và phu nhân từ Orange county lên Los Angeles gởi tôi 20 cuốn thơ ( Mây trắng ) để giới thiệu độc giả trên tiểu bang xa ấy , thi hoạ sĩ còn lái xe ...
Đối với quý vị từ thất thập cổ lai hy trở lên , nhất là từ bát thập bây giờ , đã là những cành phong lan tránh được gió táp , mưa sa ...
nhưng bản thân cánh hoa mong manh theo ngày tháng , nên , khi hay tin cụ thi , hoạ sĩ Tạ Tỵ mãn phần ở VN , tôi không ngạc nhiên .
Tôi chỉ ...chưng hửng vì chưa có dịp kể chuyện về Ô Đống Mác cho cụ nghe , cái Ô duy nhất tôi biết ở Hà Nội , mà cụ lại quên ghi vào " Thương về năm cửa Ô xưa " , chắc vì ...cửa Ô nào cũng tới Thăng Long thành ...hoài cổ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )
Bàn ra tán vào (0)
Ô ĐỐNG MÁC - CAO MỴ NHÂN
Ô ĐỐNG MÁC - CAO MỴ NHÂN
Từ giờ tới cuối đời , thì chắc chắn chả bao giờ tôi đi tới cái Ô Đống Mác , rồi dừng lại ở Văn Điển , thuộc huyện Thanh Trì , tỉnh Hà Đông xưa ...để ...
Nghe danh Văn Điển , người ta nhớ ngay nhà ga Văn Điển mà chuyến tầu hoả xuyên Việt , chạy từ Nam ra Bắc , đã chỉ còn 10 Km nữa , là đến trung tâm thành phố Hà Nội rồi .
Nhưng tôi tới đó làm gì chứ , khi họ hàng nội ngoại , tôi không biết có những ai , và tất nhiên quý họ hàng cũng chẳng ai nhận ra tôi .
Vì lần sau cùng , ba tôi cho chị em tôi theo ông về , lập mộ phần cho mẹ chúng tôi trước ngày di cư , để rồi đi mãi , đi xa hơn nữa . ..
Năm ấy , cánh đồng ngập nước sát đường ven Văn Điển , chạy thẳng tới đầu làng tôi , đã thấy sẵn họ hàng đứng đợi , để đón cái quách sành chứa cốt mẹ tôi , rồi hạ huyệt vĩnh viễn ...
Mẹ tôi mới ngoài bốn mươi tuổi , ba tôi hơn mẹ tôi có hai tuổi , mà đã có người làng thưa bằng " cụ " trời ạ . Mẹ tôi được sinh ra ở giữa 2 người anh trai và em trai , nên buổi đó bác và cậu ...khóc nhiều quá . Bởi vì bác và cậu tôi biết gia đình ba tôi sẽ vô Nam .
Năm tháng trôi qua , rất lặng lẽ mà cũng rất mơ hồ hình ảnh bàng bạc dần .
Mỗi lần nghĩ về xưa cũ , lại nhớ tên cái ga Văn Điển ở thị trấn Văn Điển , có huyện Thanh Trì danh tiếng với món bánh cuốn tráng tay , nước mắm cà cuống ...vv.
Và cửa Ô Đống Mác , bước vào Hà Nội .
Nhưng hôm nay tôi chạnh nhớ , là tôi vốn được sinh ra từ miền Bắc , nhưng như một bè mây lạc ngoài khơi , chẳng khi nào mây bay trở lại chốn cũ , mà chỉ tiếp tục trôi đến nơi xa .
Nhà thơ , thi sĩ Tạ Tỵ , nguyên Trung tá Quân lực VNCH / Tổng cục CTCT , từ năm 1952 , trước di cư , chưa vào lính , ông đã viết bài thơ " Thương Về Năm Cửa Ô Xưa " , xem như tiên đoán được cảnh những người Hà Nội sẽ đi xa 2 năm sau .
Sau khi thi , hoạ sĩ Trung tá liệt kê một lượt các Ô như : Ô quan Chưởng , Ô cầu Rền , Ô cầu Giấy , vv...nhà thơ gốc hoạ sĩ đưa sắc mầu vào thơ một cách hồn nhiên , và khéo léo :
Mùa thu Tím sắc lòng ai
Em có về đây một buổi
Tôi chờ đã héo Màu hoa
Năm tháng phai Xanh tàn tạ
Hồ ơi thủa ấy đâu mà ...
( Tạ Tỵ - Hà Nội 1952 )
Chờ đến héo cả màu hoa , thì chỉ dưới mắt hoạ sĩ mới thể hiện ra được .
Hoạ sĩ Tạ Tỵ ( 1921 - 2004 ) ôn hoà từ cuộc sống đến tác phẩm , là một quan 5 QL / VNCH , mà khách thưởng tranh của ông , nói là không tìm thấy " chiến tranh " trong nét vẽ Tạ Tỵ .
Tôi nhớ cách đây đúng 20 năm , khi tôi lên Denver Colorado ra mắt cuốn Chốn Bụi Hồng tập I , thi hoạ sĩ và phu nhân từ Orange county lên Los Angeles gởi tôi 20 cuốn thơ ( Mây trắng ) để giới thiệu độc giả trên tiểu bang xa ấy , thi hoạ sĩ còn lái xe ...
Đối với quý vị từ thất thập cổ lai hy trở lên , nhất là từ bát thập bây giờ , đã là những cành phong lan tránh được gió táp , mưa sa ...
nhưng bản thân cánh hoa mong manh theo ngày tháng , nên , khi hay tin cụ thi , hoạ sĩ Tạ Tỵ mãn phần ở VN , tôi không ngạc nhiên .
Tôi chỉ ...chưng hửng vì chưa có dịp kể chuyện về Ô Đống Mác cho cụ nghe , cái Ô duy nhất tôi biết ở Hà Nội , mà cụ lại quên ghi vào " Thương về năm cửa Ô xưa " , chắc vì ...cửa Ô nào cũng tới Thăng Long thành ...hoài cổ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )