Cõi Người Ta
Ở MỘT NƠI SUNG SƯỚNG. - Nguyễn Thị Thanh Dương.
Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm…-Ủa, sao má dậy sớm thế? Con thức giờ nào cũng thấy má thức trước con rồi..
Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn
ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm…
-
Ủa, sao má dậy sớm thế? Con thức giờ nào cũng thấy má
thức trước con rồi..
Bà Tư Nhiều trả lời con gái:
-
Má gìa cả ngủ là bao nhiêu…sao hôm nay con dậy sớm? mới
có 8 giờ…
Cô Laura ra bếp lục đục vừa làm vừa đáp:
-
Tùy bữa…mà con dậy sớm một chút thì giờ thong thả hơn…
Một lát sau cô bưng ra bàn 2 ly cà phê sữa nóng mới pha và 2
chiếc bánh bao cô mới hâm lại nóng hổi:
-
Má ăn điểm tâm với con…
Bà Tư Nhiều nhìn ly cà phê sữa và chiếc bánh bao với vẻ ơ hờ:
-
Cái bánh bự thế kia má ăn sao hết, nội ly cà phê sữa cũng
đủ no bụng gìa rồi.
Cô Laura cằn nhằn:
-
Má thiệt tình, sướng mà không biết hưởng, ở Việt Nam
có cà phê sữa, có bánh bao cho má ăn không?
Cô nhìn theo hướng mẹ nhìn, qua khung cửa kính nhà ăn, ngoài
kia một buổi sáng rạng rỡ, cây hoa Hồng leo quanh hàng rào trên deck và có hai
con chim đang líu lo rồi chắp cánh bay đi…
Cô tò mò hỏi:
-
Nãy giờ má nhìn hai con chim đó hả?
-
Ừ, má thấy nó vui qúa, cứ bay đi rồi quày lại líu lo, rồi
lại bay…
Cô Laura quen miệng luôn bắt đầu câu bằng chữ “ôi” dù câu
vui hay buồn:
-
Ôi, chim trời cá nước mà má…nó bay đi khắp trời có gì lạ
!
Bà Tư Nhiều không dám nói những điều mình đang nghĩ sợ cô
con gái la, bà quậy ly cà phê sữa và uống vài ngụm rồi cầm chiếc bánh bao lên ăn
cho con gái vừa lòng. Lòng bà như mọi ngày lại xót xa tự hỏi không biết sáng
nay con cháu bà ở Việt Nam
đang làm gì? Có cái gì ăn sáng bỏ vào miệng không?
Cô Laura uống sữa ăn bánh bao xong lên lầu thay quần áo và xách
giỏ đi xuống:
-
Thôi con đi làm, hôm nay má nấu món cá kho với thịt ba
rọi nghe, anh Nhàn thích món cá kho của má.
-
Sao con bỏ cá ra ngoài nhiều thế? Trong tủ lạnh còn nồi
thịt kho trứng từ hôm kia ăn chưa hết mà…
-
Ôi, đồ ăn đã hai ngày rồi, ăn không hết thì đổ đi cho rộng
tủ. Nhà này không thích ăn lại đồ cũ má ơi…
Món thịt kho trứng mang tiếng là đã hai ngày mà thực tế ăn có
là bao. Buổi chiều hôm đó cô Laura đi làm về, chắc gặp ngày hên đắt hàng, tiền tip
nhiều cô cao hứng ghé vào nhà hàng mua mấy hộp đồ ăn mang về nhà, thế là nồi thịt
kho trứng thành ế ẩm, thành đồ cũ..
-
Thật là uổng phí, ở Việt Nam
người ta không có mà ăn.
-
Ôi, đồ ăn ở Mỹ rẻ
rề má khỏi lo. Có khi một khách tiền tip cho con kho mấy nồi thịt trứng luôn.
Cô Laura đi ra cửa, cô là người cuối cùng rời khỏi nhà, vì
nghề làm nail của cô đi trễ về trễ, cửa tiệm 9 giờ sáng mở cửa cho đến 9 giờ tối.
Chồng và hai con kẻ đi làm người đi học trước rồi. Cô quay đầu dặn dò trước khi
khép cửa:
- Má ở nhà cứ nằm xem ti vi, thích ăn gì thì mở tủ lạnh. Vui
hưởng nhàn nghe má…
Bà Tư Nhiều còn lại một mình lại thở dài khi nhìn thấy hai
con chim bay lượn ngoài sân. Chúng tự do sung sướng hơn bà, muốn đậu muốn bay đâu
tùy thích.
Còn bà thì chỉ ngồi đây hay quanh quẩn trong nhà và lúc nào
cũng thấp thỏm lo lắng chỉ sợ xảy tay xảy chân té ngã thì mang họa cho con vì thỉnh
thoảng cô Laura nghiêm trọng nhắc nhở bà:
-
Má nhớ giùm con má đang là khách sống ở Mỹ không có quyền
lợi chi, huỵch toẹc ra là má không có bảo hiểm sức khỏe, nếu bị tai nạn gì phải
vô bệnh viện là coi như con sạt nghiệp đó…
Bà Tư Nhiều đã sợ hãi và cẩn thận hỏi:
-
Má sẽ ráng giữ gìn, nhưng rủi má bị cảm cúm, nhức đầu, đau
lưng, đau bụng có sao không con?
-
Ôi, ba cái bịnh vặt này thì không sao tránh khỏi, tiền
khám bác sĩ con lo được.
Rồi cô trấn an mẹ hay trấn an cho chính mình:
- Má chỉ ráng cẩn thận trong vài tháng thôi, con tin là vài
tháng nữa luật sư sẽ lo xong giấy tờ cho má định cư hợp pháp ở Mỹ nên không cần
mua bảo hiểm diện du lịch làm chi cho tốn tiền, vì mua diện này mắc mỏ lắm. Khi
má được hợp pháp hóa rồi thì chúng ta khỏi lo vụ ốm đau hay tai nạn gì nữa, con
sẽ có cách xin thẻ khám bệnh rẻ tiền hay miễn phí cho má...
Cho nên bà Tư Nhiều tự cho quyền bà cao lắm là chỉ ốm đau vặt
vãnh thôi, ngoài ra tuyệt đối không được vì bất cứ lý do gì phải vào bệnh viện.
Bà Tư Nhiều nào có muốn sống ở Mỹ, bà đang ở Việt Nam
với gia đình người con trai lớn tên Hiền kể từ ngày chồng bà qua đời.
Vợ chồng Hiền nghèo lắm,
Hiền nghề nghiệp không ổn định, nay thì làm phụ hồ, mai kia mốt nọ chạy xe ôm,
còn vợ Hiền thì bán rau ngoài chợ, hai vợ chồng làm không đủ nuôi hai đứa con và
bà mẹ chồng nếu không có món tiền 200 đô la Mỹ hàng tháng cô Laura từ Mỹ gởi về
mục đích để nuôi má, báo hiếu cho má.
Cô Laura theo chồng đi Mỹ do nhà chồng bảo lãnh từ nhiều năm
nay, cô muốn bảo lãnh mẹ sang Mỹ sinh sống nhưng bà Tư Nhiều từ chối, nhà có
hai đứa con, gia đình cô Laura ở Mỹ đầy đủ hạnh phúc là bà an tâm rồi, bà chỉ
muốn sống với gia đình con trai, họ nghèo khổ có bà ở bên may ra đỡ đần được chút
công kia việc nọ cũng vui. Vợ chồng Hiền đi ra ngoài kiếm tiền thì bà ở nhà trông
cháu, nấu cơm hay chăm nom nhà cửa.
Cô Laura gởi tiền về dặn anh trai và chị dâu phải lo cho mẹ được
ăn ngon mặc đẹp, cho mẹ được hưởng sung sướng tuổi già...
Không hiểu cô nghe tin “thèo lẻo” từ ai, từ đâu mà cô cho rằng
cả nhà anh Hiền ăn bám vào đồng tiền cô gởi về nuôi mẹ, mẹ cô vẫn ăn đói ăn thèm,
vẫn áo cũ sờn vai…
Thế là cô Laura gọi phone ngon ngọt thủ thỉ với bà Tư Nhiều,
làm đơn bảo lãnh cho bà Tư Nhiều sang Mỹ diện du lịch thăm con cháu chỉ 3 tháng
thôi và bà sẽ trở về Việt Nam .
Sang đến nơi thì cô Laura tuyên bố sẽ giữ bà ở lại Mỹ luôn, cô
sẽ mướn luật sư lo cho mẹ định cư hợp pháp, cô Laura không muốn mẹ ở Việt Nam
cực khổ, đồng tiền cô gởi về bị lợi dụng, mang tiếng là nuôi mẹ mà nuôi cả nhà
anh Hiền.
Bà Tư Nhiều đã mấy lần lên tiếng giải bày:
-
Con nghe hàng xóm xấu miệng làm chi? Nghe má nè, 200 đô
con gởi về là má tự nguyện đưa vợ thằng Hiền lo chi phí trong
gia đình, có miếng ngon miếng dở cả nhà cùng ăn, chớ má ăn một mình sao đành?
quần áo cũ chưa rách chưa mòn má tiếc rẻ má mặc chớ vợ chồng Hiền không hề o ép
má, thay vì má mặc quần áo mới thì má nhường cho hai thằng cháu nội . Chúng là
anh chị của con, là cháu của con mà…
-
Ôi, nhưng con không ưa…con dâu của má, bà vợ anh Hiền
hay cằn nhằn má lắm, hồi còn ở Việt Nam
con biết qúa mà…
Bà Tư Nhiều bênh vực con dâu:
-
Má biết từ ngày đó con đã không ưa chị dâu rồi. Chuyện
chị dâu em chồng hay mẹ chồng nàng dâu nhà nào chẳng có, không ít thì nhiều. Cuộc
sống có lúc vui buồn đụng chạm là thường, nhưng vợ Hiền đâu dám hỗn hào gì với
má…
Mấy tháng trôi qua rồi, đã qúa hạn 3 tháng ở Mỹ của bà rồi, chẳng
biết vụ cô Laura nhờ luật sư tới đâu? mấy lần bà Tư Nhiều đòi về Việt Nam
thì cô Laura gắt gỏng phản đối như pháo chuột nổ liên hồi một tràng:
-
Má à, con mang má sang đây để hưởng đời sung sướng, nhà
cao cửa rộng, mọi thứ tiện nghi, đồ ăn thức uống đầy trong tủ lạnh, má tha hồ mặc
quần lành áo tốt, lên xe hơi có máy lạnh. Ngán đồ ăn nhà thì vào nhà hàng có đủ
món ngon mà khi ở Việt Nam
con chắc là má từng thèm và ao ước mà dễ gì có được. Không lẽ má từ chối ở một
nơi sung sướng như thế này, từ chối lòng báo hiếu của con mà trở về Việt Nam
sống với anh Hiền trong căn nhà xập xệ và túng thiếu mọi bề nữa sao?
Cô Laura bồi thêm để làm lung lạc cõi lòng bà mẹ:
- Má về là con cúp luôn
tiền trợ cấp gia đình anh Hiền, má nghe lời con ở lại thì con sẽ thương tình thỉnh
thoảng gởi tiền về giúp đỡ họ.
Bà Tư Nhiều không dám hó hé than phiền nữa, chỉ biết cầu
mong vụ nhờ luật sư không thành để bà được trở về Việt Nam
sống với gia đình thằng con trai.
Bà mở tủ lạnh lấy ra nồi thịt kho trứng, những cục thịt heo
xắt to kho rệu, những trái trứng kho đi kho lại săn cứng đậm đà nước màu nước
thịt, miếng ăn ngon thế này mà đổ đi sao đành..
Bà lại chạnh lòng nghĩ tới vợ chồng Hiền và hai thằng cháu nội
Tèo và Tẹo. Người ăn không hết kẻ lần không
ra, cuộc đời sao có nhiều nỗi trớ trêu.
Bà Tư Nhiều trút mớ thịt kho trứng vào một hộp nhựa và dấu kín
sau mấy bó rau trong một góc tủ lạnh. Nếu vợ chồng cô Laura mà thấy đồ cũ là vứt
thẳng tay vào thùng rác, bà tiếc lắm. Nhưng bà đã có cách của bà, vài ngày nữa
bà sẽ nấu trở lại món thịt kho trứng, sẽ kho đồ cũ chung với đồ mới nồi thịt vẫn
ngon lành, bà đã mấy lần “qua mặt” con kiểu này để tiết kiệm cho con mà nó nào
hay biết.
Không phải bà chỉ tiếc mớ thịt kho trứng này, mà tiếc từ một
ít cá kho vụn hay vài con tép rang còn sót trong nồi, bà đều lấy ra bát đậy lại
dấu trong tủ lạnh để bà ăn dần, cũng là cách tiết kiệm cho con và đỡ phí của trời.
Không
hiểu sao con gái bà sống từ bé tới lớn là con nhà nghèo thứ thiệt,
từng túng thiếu từ miếng ăn cái mặc mà sang Mỹ đổi tính đổi nết sống làm
sang và
hoang phí thế? Chồng nó làm nghề thợ tiện không biết lương hướng bao
nhiêu, còn
nó làm nghề nail một tuần 6 ngày sáng đi tối về, kiếm đồng tiền cũng đầu
tắt mặt
tối vất vả ..Vậy mà vợ chồng nó không biết sống tiết kiệm đồng tiền mình
lao động
làm ra, đồ ăn dư cũng bỏ, quần áo mặc chán cũng bỏ. Phải chi những thứ
bỏ đó mà giúp cho nhà anh Hiền nó được thì đỡ khổ biết mấy.
Bà lấy bịch cá chim mà con gái đã lấy ra từ tủ lạnh và để sẵn
trong bồn rửa bát. Bà rửa lại cá từ trong ra ngoài cho sạch máu cá, hết mùi
tanh, bà khứa mỗi con cá làm hai, rồi để ra rổ cho ráo nước. Xong bà thái thịt
ba chỉ, thái củ hành, củ tỏi và ớt thật nhuyễn…
Món cá kho của bà ngon vì công phu hèn gì chồng cô Laura không
thích, miếng cá vừa mềm vừa béo nhờ thấm mỡ thịt ba rọi và thơm mùi gia vị hành
tỏi gừng tiêu ớt…
Bây giờ bà Tư Nhiều mang cá ra ngoài sân sau để kho bằng bếp
ga, vì con bà dặn không được kho cá trong nhà sợ mùi hôi.
Căn nhà to lớn sang trọng này vợ chồng cô Laura mua gần
500.000 đồng, nhà có 4 phòng ngủ đều trên
lầu, ở dưới là 2 phòng khách, nhà bếp và phòng ăn lắp kính cao từ trần nhà xuống
tới dưới. Khi bức màn to dài vén sang một bên là căn phòng bếp, phòng ăn lồng lộng
sáng ngời nguồn ánh sáng từ bên ngoài hắt qua cửa kính.
Ngồi tại bàn ăn là nhìn ra cái deck rộng sàn lót gỗ láng đẹp
sau nhà..…
Cái deck có hàng lan can sơn màu trắng mỹ miều, có hoa hồng
leo thơ mộng, có cái chuông gió mơ màng ở một góc sân. Từ đây có thể ngó sang
những phía sau nhà hàng xóm, cũng cửa kính to cao lồng lộng, cũng cái deck lịch
sự và đẹp như nhau
Các deck nhà hàng xóm trang trí đủ kiểu, trồng cây hoa leo hay
hoa trong bồn, có nhà bày bộ bàn ghế dưới
một tấm dù rộng màu sặc sỡ để chủ nhân thỉnh thoảng ra ngoài ngồi uống trà hóng
gío. Có nhà thì bày lò nướng BBQ với bàn ghế để vừa nướng thịt vừa ăn uống ngoài
trời
Nhưng cái “deck” nhà cô Laura thì thực tế, có bếp gaz để kho
cá, chiên chả giò và những món đồ ăn có mùi
Bà Tư Nhiều còn thực
tế hơn nữa, bà mang quần áo ra phơi la liệt trên lan can mỹ miều đó, những quần
áo bà đã giặt bằng tay và đem phơi nắng cho đỡ tốn điện máy giặt máy xấy. Mấy cái
quần đen, mấy quần lót và áo lót của bà bay phất phơ ở sân nhà con bà chẳng liên
quan đến ai, vậy mà nhà hàng xóm bên cạnh sang gặp vợ chồng Laura phê bình sao đó
nên cô Laura không cho bà Tư Nhiều phơi quần áo trên lan can hay bất cứ nơi nào
ngoài deck, cô bảo làm thế là mất vẻ sang đẹp của khu gia cư.
Nhưng khi các con đi làm bà vẫn “lén lút” mang ra sân phơi vài
cái nồi, cái soong, cái thớt, con dao mới rửa hay rẻ rách bà mới lau nhà cho
mau khô và sạch sẽ, bà để dưới thấp, dưới sàn để khuất mắt nhà ông hàng xóm Mỹ
“nhiều chuyện” kia, rồi bà canh chừng đồ vừa khô là nhanh chóng mang vào nhà, có
trời mới biết bà đã vi phạm luật làm mất vẻ sang đẹp của khu gia cư này. Bà qua
mặt được ông hàng xóm Mỹ và qua mặt con bà thật dễ dàng.
Bà Tư Nhiều đi đứng từ trong bếp và mở cửa ra ngoài deck nhiều
lần, lần nào cũng rất cẩn thận, từ lúc bắt
đầu kho cá cho đến khi nồi cá để lửa liu
riu mới vào ngồi yên trong nhà, bà chỉ sợ vấp ngã mang tai họa đến cho con gái.
Con gái bà tên Lành, sang Mỹ nó đổi thành Laura. Lần đầu tiên
bà Tư Nhiều nghe con khoe tên mới đã mắng con gái:
-
Tên Lành ý nghĩa tốt lành tử tế sao mày đổi thành “Lo
ra” cho khổ vậy con ? không lẽ mày cứ “Lo ra” cả đời??
Cô Lành hãnh diện:
-
Tên Mỹ con là Laura, một cái tên đẹp của phái nữ, ai biểu má dịch thành “Lo ra” kiểu Việt Nam
làm chi.
Bà Tư Nhiều thắc mắc luôn thể:
-
Còn cái sân sau của nhà con sao con gọi là “cái đách, cái
đếch” gì đó, nghe phách lối qúa chừng.
-
Ôi, má ơi là má, tiếng Mỹ mà má cứ dịch qua tiếng Việt Nam
nghe không giống ai. Cái deck là cái sân sau nâng cao có lót sàn này nè, má hiểu
thế là đủ rồi.
-
Nhà ở Mỹ cầu kỳ qúa, lót sàn cho tốn tiền và dưới gầm
sinh ra ẩm thấp dơ bẩn là hang ổ côn trùng rắn rít chứ đẹp đẽ gì? Thà sân đất
như ở Việt Nam
lấy chổi tre quét xoèn xoẹt mấy nhát là sạch sẽ tinh tươm.
Cô Lành phải khen:
- Ôi, má nhà quê chưa từng ở Mỹ mà nói trúng phóc, nhiều cái
deck thấp thì sưới sàn có khi là nơi trú ẩn của rắn rết. Nhưng deck nhà mình
cao và thoáng thì vẫn sạch đẹp má khỏi lo.
Bà Tư Nhiều đang ngồi chơi đợi nồi cá kho thì tiếng điện thoại
reo vang, bà ra cầm máy lên, cô Laura những lúc ở tiệm nail chưa có khách cô
hay gọi về nhà “canh chừng” mẹ lắm, cô không lo chuyện mẹ buồn hay vui mà chỉ lo mẹ có bất ngờ tai nạn gì không.
Nhưng lần này không phải cô Laura như bà nghĩ mà là tiếng của
Hiền con trai bà từ bên Việt Nam :
-
Má hả má? Con Hiền nè..…
Bà Tư Nhiều mừng rỡ lắp bắp:
-
Ừ má đây…má đây con..
-
Ở Mỹ cuộc sống vật chất đầy đủ chắc giờ đây má vui và
khỏe lắm hả má? Vậy là tụi con mừng rồi.
Bà không nỡ làm con trai buồn lây nên cười gượng:
-
Ừ, con đừng lo cho má…thế các con, các cháu khỏe không?
Công việc làm của con có đều đặn không?
Hiền trả lời theo thứ tự câu hỏi của mẹ:
-
Cả nhà vẫn khỏe má, lúc này phụ hồ không có việc mà chạy
xe ôm cũng ế…
Giọng bà Tư Nhiều chùng xuống lo âu:
-
Vậy các con sống ra sao?
-
Thì cơm rau và vài trái trứng luộc dầm nước mắm nước tương
cũng xong. Mà biết rồi đó nhà con cực khổ đã quen.…
-
Trời ơi…bên này hiện giờ có dư nửa nồi thịt kho trứng, có
cả bịch bánh bao và nhiều thứ bánh trái khác trong tủ lạnh ê hề, ước gì má gởi
về bển được cho các cháu má ăn…
Bà chép miệng tự than thở:
-
Hồi má còn ở nhà chúng con được hưởng lây đồng tiền con
Lành gởi cho má nên cũng đỡ khổ. Từ hôm má đi Mỹ đến giờ đã mấy tháng mà con Lành
không cho đồng nào má cũng đoán ra được cảnh này…
Bà Tư Nhiều hứa liều:
-
Để chiều con Lành về má hỏi xin nó vài trăm gởi giúp
con qua cơn ngặt nghèo. Thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền, bữa nào má kêu con
Lành mua cho má mấy thẻ điện thoại gọi về Việt Nam
thì con tha hồ nói chuyện.
-
Khoan má, có thằng Tèo muốn hỏi thăm nội nè..
Ôi, thằng Tèo cháu đích tôn của bà, năm nay nó 14 tuổi, nó
giống cha nó đẹp trai chỉ mỗi tội con nhà nghèo. Thằng Tèo học chăm lắm, phải
chi nó được sống ở Mỹ như hai đứa con của Lành thì đẹp trai, giỏi giang chớ nào
thua kém chi. Bà thương cho cháu và tội cho cháu qúa.
Thằng Tèo hãnh diện khi thấy bà nội đang ở Mỹ thật le lói, nó
nào biết bà nội nó ngày ngày ngồi chèo queo bó gối trong căn nhà vắng như một tù
nhân, suốt từ sáng cho đến chiều mới có người về trò chuyện đôi câu..
Tèo hí hửng xin ngay:
-
Nội ơi…nội gởi cho con quần “din” áo thun nghe nội, con
khóai hàng ngoại, hàng USA lắm
Bà Tư Nhiều chưa biết trả lời sao thì thằng cháu ngây thơ
xin tiếp:
-
Nội ơi, nội mua cho con cái máy vi tính đi, bạn con nói
mày có bà nội, có cô ruột ở Mỹ mà không có máy vi tính là quê một cục…
Bà Tư Nhiều nghe lùng bùng đầy tai và khó khăn lắm mới trả lời
cho thằng cháu thân yêu của bà:
-
Vụ quần áo thì nội lo được, còn máy vi tính thì con đợi
nội hỏi…cô Lành…
Vừa nói bà Tư Nhiều vừa nghĩ tới một tủ đầy quần áo của hai
thằng con cô Lành, thỉnh thoảng chúng chê đồ hết “mô đen” bỏ đi, cô Lành đem đi
cho chỗ từ thiện nào đó. Bà lại ngậm ngùi thương thằng Tèo qúa chừng. Bà ngậm
ngùi nhưng thực tế nhắc cháu:
-
Tèo ơi…thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền…
Thằng Tèo ham vui:
-
Nội kể con nghe nơi nội ở đi, sung sướng lắm phải không
nội? nhà cô Lành mấy từng lầu? nhà cô Lành
có mấy xe hơi?
Bà Tư Nhiều sợ con bên Việt Nam
tốn tiền điện thoại mà vẫn phải chiều cháu:
-
Qua đây nội chỉ thấy nhà trệt hay nhà 2 từng chứ không
ngất ngưỡng nhiều từng như ở Việt Nam .
Nhà cô Lành có 2 từng, 1 trệt và 1 lầu, nhà cô Lành có 3 xe hơi.
-
Trời ơi, đã qúa, số nội có phước được hưởng mấy thứ này
nha.
Bà Tư Nhiều lại xót ruột nhắc nhở:
-
Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền.
Thằng Tèo vẫn đang hào hứng không để ý đến lời của bà nội nó:
-
Nội ở Mỹ có ăn đồ Mỹ không nội? chắc nước Mỹ siêu thế đồ
ăn ngon hơn đồ ăn Việt Nam hả nội? nội kể mấy đồ ăn Mỹ cho con nghe đi…
Bà Tư Nhiều trả lời tóm gọn câu hỏi tùm lum của thằng cháu:
-
Người mình ăn đồ mình vẫn là ngon nhứt.
Lần này giọng bà năn nỉ:
-
Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền !!
Thằng Tèo cằn nhằn:
-
Nội kỳ ghê, con đang khoái nghe chuyện bên Mỹ mà nội nãy
giờ cứ kêu con cúp máy cho đỡ tốn tiền hoài. Vậy chớ xóm cô Lành ở có nhiều Mỹ
lắm hả nội? rồi nội không biết tiếng Mỹ làm sao nói chuyện với người ta?
Bà lại chiều cháu, trả lời câu hỏi tào lao của nó:
- Hàng xóm ở Mỹ mạnh ai nấy sống đâu như bên Việt Nam
mình có chòm xóm sớm hôm đụng mặt nhau. Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn
tiền.
Lần này cái điệp khúc “Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn
tiền” đã hiệu nghiệm, thằng Tèo đành chịu
thua vì giọng rên rỉ của bà nội. Tèo sợ bà quên nên cố lập lại:
-
Dạ con sẽ cúp máy, nội nhớ mấy thứ con xin hồi nãy nghe,
quần “din” áo thun và cái máy vi tính.
Bà Tư Nhiều chợt nhớ ra vội níu kéo lại:
-
Khoan, khoan Tèo ơi đừng cúp máy, nghe nội dặn nè, con
nhớ đừng đạp xe từ Gò Vấp nhà mình xuống Chợ Cầu thăm bà ngoại nữa, đường xá xe
cộ đông đúc nguy hiểm lắm, con gọi điện thăm ngoại con được rồi.
-
Dạ, con biết rồi. Trước khi đi Mỹ nội đã dặn dò con điều
này mấy chục lần rồi.
Nói xong thằng Tèo ngoan ngoãn cúp máy.
Bà Tư Nhiều thương cháu, lo cho cháu, bà sơ nó bị…xe đụng nên
dặn dò nó thế vì tai nạn xe cộ bên Việt Nam
xảy ra qúa nhiều chứ bà không có ác ý chia rẽ tình bà cháu của Tèo với bên ngoại.
Từ ngày sang Mỹ bà Tư Nhiều có nói con gái mua cho mấy cái
thẻ điện thoại gọi về Việt Nam, bà gọi dần, nói chuyện với con trai, con dâu hỏi
thăm từ sui gia cho đến họ hàng xa lối xóm
gần. Thẻ hết rồi nên bà đành chịu để con trai gọi sang như hôm nay. Nó đã nghèo
lại tốn tiền điện thoại làm bà xót xa cả
ruột gan..
*****************
Bà Tư Nhiều ở Mỹ hơn 6 tháng thì văn phòng luật sư gởi thư
cho cô Laura thông báo là mục đích không
thành. Thế là tan vỡ bao hi vọng của cô Laura và làm cô tốn kém tiền bạc, khi thì vài trăm khi thì bạc
ngàn, đụng tới luật sư thì không tránh khỏi tốn tiền hao của là vậy, họ tính tiền
từ cuộc nói chuyện phone tham khảo hay khi cô thư ký đánh máy văn bản. Thời giờ
của họ tính ra tiền mà.
Bà Tư Nhiều mừng thầm nhưng cô Laura cố vớt vát nói với mẹ:
-
Anh phụ tá luật sư người Việt Nam
có gợi ý cho con là nếu má …kết hôn thì sẽ giải quyết ca này mau lẹ nhất, thành
công nhất. Để con kiếm cho má một ông gìa nào vừa cô độc vừa …khờ khờ, dụ ổng làm giấy tờ cho má.
Bà Tư Nhiều giật mình phản đối:
-
Úy trời thần ơi…má gần 70 tuổi còn lấy chồng làm trò cười
cho thiên hạ hả?
Cô Laura cũng nản chí rồi, cho dù má cô có đồng ý thì kiếm một
ông gìa khờ đâu phải dễ, mà chi trả kiểu “dịch vụ” tốn 30 ngàn đô thì qúa đắt,
cô chẳng dại gì bỏ ra.
Hơn 6 tháng ở Mỹ bà Tư Nhiều chẳng béo tốt tươi vui gì mà trái
lại trông bà còn u ẩn hao mòn đi, cứ cái đà này thì bà càng ở lại Mỹ sẽ càng tiêu
đời sớm.
Bà than mệt mỏi và thỉnh thoảng chóng mặt càng làm cho cô
Laura lo ngại vội đưa bà đi khám bác sĩ. Kết qủa bà Tư Nhiều bị cao huyết áp và
có triệu chứng trầm cảm làm cô càng lo sốt vó..
Cô Laura đâu biết rằng hàng ngày mẹ cô đã lặng ngồi nơi bàn ăn
nhìn ra cửa kính dõi theo mây trời trôi, dõi theo bóng chim bay từ giờ này đến
giờ kia mà cõi lòng buồn vời vợi, bà thương nhớ khung trời cũ, khu xóm xưa, bà
mong được trở về Việt Nam ở chung nhà với con với cháu, miếng ăn ngon là khi tâm
bà vui, còn hơn sống ở Mỹ ban ngày con cháu đi vắng bà ngồi thui thủi ăn bát cơm
đầy cá thịt mà nuốt như mắc nghẹn.
Cả ngày bà chỉ quanh quẩn ngồi thừ người nơi bàn ăn hay đi
ra phòng khách, hay mở cửa bếp ra cái deck sau nhà như một người tù không được
vượt qúa giới hạn vòng đai giam giữ.
Cô Laura đã phải chịu thua vội thu xếp ngày giờ cho bà trở về
Việt Nam., kẻo đùng một cái bà trở bệnh nặng thì bao nhiêu chuyện phiền hà và tốn
kém sẽ xảy ra.
Thật kỳ diệu, khi biết
tin này bà Tư Nhiều sinh động hẳn lên, bà nói chuyện nhiều hơn .
Bà hớn hở hỏi cô Laura :
-
Con xem quần áo của hai thằng con có món nào chúng chê, chúng chán thì cho má
mang về Việt Nam
cho thằng Tèo, thằng Tẹo.
Thế là bà có cả va ly quần áo còn rất tốt mà con cô Laura mới
mặc qua vài lần, thậm chí có cái còn chưa mặc vào lần nào, quần áo đủ loại có cả
quần “din” áo thun như thằng Tèo ao ước.
Rồi bà lựa lúc cô Laura vui vẻ bà hỏi thêm:
-
Con xem hai thằng con của con có…dư cái máy vi tính nào
thì cho má đem về Việt Nam
cho thằng Tèo thằng Tẹo..
Cô Laura dãy nảy:
-
Trời ơi, cái gì của nhà này má cũng muốn mang về cho thằng
Tèo thằng Tẹo của má.
Tuy miệng cô Laura đong đỏng thế nhưng tâm cô cũng mở:
-
Thôi, để con mua tặng anh em thằng Tèo thằng Tẹo một cái
máy vi tính mới tinh, để mỗi khi chúng xài là biết ơn cô Lành nó.
Bà cầu cạnh thêm:
-
Con à, con ráng nhín cho má vài trăm mang về cho anh chị
con, lúc này công ăn việc làm bết bát lắm.
Cô Laura đồng ý mà còn thòng một câu mát mẻ:
-
Con sẽ làm vui lòng má để má làm vui lòng con trai con
dâu. Coi như má sang đây du lịch một chuyến cho biết nước Mỹ, cảnh sống ở Mỹ và
mang qùa về cho con cháu của má ở Việt Nam
Bà Tư Nhiều sung sướng ra mặt, vừa được trở về nơi chốn cũ vừa
mang qùa là mang bao niềm vui cho con cho cháu bà.
- Má cám ơn con., anh
chị con hay tin này cũng mang ơn con không hết…
Cô Laura cũng có cảm
giác sung sướng thoải mái như thế. Suốt mấy tháng qua cô đã thấp thỏm lo lắng đủ
thứ, lo hồ sơ nhờ luật sư giúp mẹ cô định cư, và lo nhất là trong thời gian bà ở
đây chỉ sợ xảy ra đại sự phải vào bệnh viện.
Bây giờ cô Laura mới hiểu ra một điều đơn giản mà sung sướng
hạnh phúc cho cả đôi bên, thà mỗi tháng cô gởi 200 đô về Việt Nam nuôi má là
xong bổn phận báo hiếu lại còn được tiếng giúp đỡ gia đình anh trai vì họ ăn ké
vào những đồng tiền đó, và thỉnh thoảng
cô gởi riêng cho nhà anh Hiền chút tiền họ mừng vui biết bao nhiêu.
Nhìn mẹ tươi vui và lăng xăng sửa soạn hành lý cho ngày trở
về Việt Nam . Cô
Laura chân tình nói với mẹ:
-
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc
của má rồi.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Mother’s Day- 2014)
Bàn ra tán vào (0)
Ở MỘT NƠI SUNG SƯỚNG. - Nguyễn Thị Thanh Dương.
Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm…-Ủa, sao má dậy sớm thế? Con thức giờ nào cũng thấy má thức trước con rồi..
Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn
ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm…
-
Ủa, sao má dậy sớm thế? Con thức giờ nào cũng thấy má
thức trước con rồi..
Bà Tư Nhiều trả lời con gái:
-
Má gìa cả ngủ là bao nhiêu…sao hôm nay con dậy sớm? mới
có 8 giờ…
Cô Laura ra bếp lục đục vừa làm vừa đáp:
-
Tùy bữa…mà con dậy sớm một chút thì giờ thong thả hơn…
Một lát sau cô bưng ra bàn 2 ly cà phê sữa nóng mới pha và 2
chiếc bánh bao cô mới hâm lại nóng hổi:
-
Má ăn điểm tâm với con…
Bà Tư Nhiều nhìn ly cà phê sữa và chiếc bánh bao với vẻ ơ hờ:
-
Cái bánh bự thế kia má ăn sao hết, nội ly cà phê sữa cũng
đủ no bụng gìa rồi.
Cô Laura cằn nhằn:
-
Má thiệt tình, sướng mà không biết hưởng, ở Việt Nam
có cà phê sữa, có bánh bao cho má ăn không?
Cô nhìn theo hướng mẹ nhìn, qua khung cửa kính nhà ăn, ngoài
kia một buổi sáng rạng rỡ, cây hoa Hồng leo quanh hàng rào trên deck và có hai
con chim đang líu lo rồi chắp cánh bay đi…
Cô tò mò hỏi:
-
Nãy giờ má nhìn hai con chim đó hả?
-
Ừ, má thấy nó vui qúa, cứ bay đi rồi quày lại líu lo, rồi
lại bay…
Cô Laura quen miệng luôn bắt đầu câu bằng chữ “ôi” dù câu
vui hay buồn:
-
Ôi, chim trời cá nước mà má…nó bay đi khắp trời có gì lạ
!
Bà Tư Nhiều không dám nói những điều mình đang nghĩ sợ cô
con gái la, bà quậy ly cà phê sữa và uống vài ngụm rồi cầm chiếc bánh bao lên ăn
cho con gái vừa lòng. Lòng bà như mọi ngày lại xót xa tự hỏi không biết sáng
nay con cháu bà ở Việt Nam
đang làm gì? Có cái gì ăn sáng bỏ vào miệng không?
Cô Laura uống sữa ăn bánh bao xong lên lầu thay quần áo và xách
giỏ đi xuống:
-
Thôi con đi làm, hôm nay má nấu món cá kho với thịt ba
rọi nghe, anh Nhàn thích món cá kho của má.
-
Sao con bỏ cá ra ngoài nhiều thế? Trong tủ lạnh còn nồi
thịt kho trứng từ hôm kia ăn chưa hết mà…
-
Ôi, đồ ăn đã hai ngày rồi, ăn không hết thì đổ đi cho rộng
tủ. Nhà này không thích ăn lại đồ cũ má ơi…
Món thịt kho trứng mang tiếng là đã hai ngày mà thực tế ăn có
là bao. Buổi chiều hôm đó cô Laura đi làm về, chắc gặp ngày hên đắt hàng, tiền tip
nhiều cô cao hứng ghé vào nhà hàng mua mấy hộp đồ ăn mang về nhà, thế là nồi thịt
kho trứng thành ế ẩm, thành đồ cũ..
-
Thật là uổng phí, ở Việt Nam
người ta không có mà ăn.
-
Ôi, đồ ăn ở Mỹ rẻ
rề má khỏi lo. Có khi một khách tiền tip cho con kho mấy nồi thịt trứng luôn.
Cô Laura đi ra cửa, cô là người cuối cùng rời khỏi nhà, vì
nghề làm nail của cô đi trễ về trễ, cửa tiệm 9 giờ sáng mở cửa cho đến 9 giờ tối.
Chồng và hai con kẻ đi làm người đi học trước rồi. Cô quay đầu dặn dò trước khi
khép cửa:
- Má ở nhà cứ nằm xem ti vi, thích ăn gì thì mở tủ lạnh. Vui
hưởng nhàn nghe má…
Bà Tư Nhiều còn lại một mình lại thở dài khi nhìn thấy hai
con chim bay lượn ngoài sân. Chúng tự do sung sướng hơn bà, muốn đậu muốn bay đâu
tùy thích.
Còn bà thì chỉ ngồi đây hay quanh quẩn trong nhà và lúc nào
cũng thấp thỏm lo lắng chỉ sợ xảy tay xảy chân té ngã thì mang họa cho con vì thỉnh
thoảng cô Laura nghiêm trọng nhắc nhở bà:
-
Má nhớ giùm con má đang là khách sống ở Mỹ không có quyền
lợi chi, huỵch toẹc ra là má không có bảo hiểm sức khỏe, nếu bị tai nạn gì phải
vô bệnh viện là coi như con sạt nghiệp đó…
Bà Tư Nhiều đã sợ hãi và cẩn thận hỏi:
-
Má sẽ ráng giữ gìn, nhưng rủi má bị cảm cúm, nhức đầu, đau
lưng, đau bụng có sao không con?
-
Ôi, ba cái bịnh vặt này thì không sao tránh khỏi, tiền
khám bác sĩ con lo được.
Rồi cô trấn an mẹ hay trấn an cho chính mình:
- Má chỉ ráng cẩn thận trong vài tháng thôi, con tin là vài
tháng nữa luật sư sẽ lo xong giấy tờ cho má định cư hợp pháp ở Mỹ nên không cần
mua bảo hiểm diện du lịch làm chi cho tốn tiền, vì mua diện này mắc mỏ lắm. Khi
má được hợp pháp hóa rồi thì chúng ta khỏi lo vụ ốm đau hay tai nạn gì nữa, con
sẽ có cách xin thẻ khám bệnh rẻ tiền hay miễn phí cho má...
Cho nên bà Tư Nhiều tự cho quyền bà cao lắm là chỉ ốm đau vặt
vãnh thôi, ngoài ra tuyệt đối không được vì bất cứ lý do gì phải vào bệnh viện.
Bà Tư Nhiều nào có muốn sống ở Mỹ, bà đang ở Việt Nam
với gia đình người con trai lớn tên Hiền kể từ ngày chồng bà qua đời.
Vợ chồng Hiền nghèo lắm,
Hiền nghề nghiệp không ổn định, nay thì làm phụ hồ, mai kia mốt nọ chạy xe ôm,
còn vợ Hiền thì bán rau ngoài chợ, hai vợ chồng làm không đủ nuôi hai đứa con và
bà mẹ chồng nếu không có món tiền 200 đô la Mỹ hàng tháng cô Laura từ Mỹ gởi về
mục đích để nuôi má, báo hiếu cho má.
Cô Laura theo chồng đi Mỹ do nhà chồng bảo lãnh từ nhiều năm
nay, cô muốn bảo lãnh mẹ sang Mỹ sinh sống nhưng bà Tư Nhiều từ chối, nhà có
hai đứa con, gia đình cô Laura ở Mỹ đầy đủ hạnh phúc là bà an tâm rồi, bà chỉ
muốn sống với gia đình con trai, họ nghèo khổ có bà ở bên may ra đỡ đần được chút
công kia việc nọ cũng vui. Vợ chồng Hiền đi ra ngoài kiếm tiền thì bà ở nhà trông
cháu, nấu cơm hay chăm nom nhà cửa.
Cô Laura gởi tiền về dặn anh trai và chị dâu phải lo cho mẹ được
ăn ngon mặc đẹp, cho mẹ được hưởng sung sướng tuổi già...
Không hiểu cô nghe tin “thèo lẻo” từ ai, từ đâu mà cô cho rằng
cả nhà anh Hiền ăn bám vào đồng tiền cô gởi về nuôi mẹ, mẹ cô vẫn ăn đói ăn thèm,
vẫn áo cũ sờn vai…
Thế là cô Laura gọi phone ngon ngọt thủ thỉ với bà Tư Nhiều,
làm đơn bảo lãnh cho bà Tư Nhiều sang Mỹ diện du lịch thăm con cháu chỉ 3 tháng
thôi và bà sẽ trở về Việt Nam .
Sang đến nơi thì cô Laura tuyên bố sẽ giữ bà ở lại Mỹ luôn, cô
sẽ mướn luật sư lo cho mẹ định cư hợp pháp, cô Laura không muốn mẹ ở Việt Nam
cực khổ, đồng tiền cô gởi về bị lợi dụng, mang tiếng là nuôi mẹ mà nuôi cả nhà
anh Hiền.
Bà Tư Nhiều đã mấy lần lên tiếng giải bày:
-
Con nghe hàng xóm xấu miệng làm chi? Nghe má nè, 200 đô
con gởi về là má tự nguyện đưa vợ thằng Hiền lo chi phí trong
gia đình, có miếng ngon miếng dở cả nhà cùng ăn, chớ má ăn một mình sao đành?
quần áo cũ chưa rách chưa mòn má tiếc rẻ má mặc chớ vợ chồng Hiền không hề o ép
má, thay vì má mặc quần áo mới thì má nhường cho hai thằng cháu nội . Chúng là
anh chị của con, là cháu của con mà…
-
Ôi, nhưng con không ưa…con dâu của má, bà vợ anh Hiền
hay cằn nhằn má lắm, hồi còn ở Việt Nam
con biết qúa mà…
Bà Tư Nhiều bênh vực con dâu:
-
Má biết từ ngày đó con đã không ưa chị dâu rồi. Chuyện
chị dâu em chồng hay mẹ chồng nàng dâu nhà nào chẳng có, không ít thì nhiều. Cuộc
sống có lúc vui buồn đụng chạm là thường, nhưng vợ Hiền đâu dám hỗn hào gì với
má…
Mấy tháng trôi qua rồi, đã qúa hạn 3 tháng ở Mỹ của bà rồi, chẳng
biết vụ cô Laura nhờ luật sư tới đâu? mấy lần bà Tư Nhiều đòi về Việt Nam
thì cô Laura gắt gỏng phản đối như pháo chuột nổ liên hồi một tràng:
-
Má à, con mang má sang đây để hưởng đời sung sướng, nhà
cao cửa rộng, mọi thứ tiện nghi, đồ ăn thức uống đầy trong tủ lạnh, má tha hồ mặc
quần lành áo tốt, lên xe hơi có máy lạnh. Ngán đồ ăn nhà thì vào nhà hàng có đủ
món ngon mà khi ở Việt Nam
con chắc là má từng thèm và ao ước mà dễ gì có được. Không lẽ má từ chối ở một
nơi sung sướng như thế này, từ chối lòng báo hiếu của con mà trở về Việt Nam
sống với anh Hiền trong căn nhà xập xệ và túng thiếu mọi bề nữa sao?
Cô Laura bồi thêm để làm lung lạc cõi lòng bà mẹ:
- Má về là con cúp luôn
tiền trợ cấp gia đình anh Hiền, má nghe lời con ở lại thì con sẽ thương tình thỉnh
thoảng gởi tiền về giúp đỡ họ.
Bà Tư Nhiều không dám hó hé than phiền nữa, chỉ biết cầu
mong vụ nhờ luật sư không thành để bà được trở về Việt Nam
sống với gia đình thằng con trai.
Bà mở tủ lạnh lấy ra nồi thịt kho trứng, những cục thịt heo
xắt to kho rệu, những trái trứng kho đi kho lại săn cứng đậm đà nước màu nước
thịt, miếng ăn ngon thế này mà đổ đi sao đành..
Bà lại chạnh lòng nghĩ tới vợ chồng Hiền và hai thằng cháu nội
Tèo và Tẹo. Người ăn không hết kẻ lần không
ra, cuộc đời sao có nhiều nỗi trớ trêu.
Bà Tư Nhiều trút mớ thịt kho trứng vào một hộp nhựa và dấu kín
sau mấy bó rau trong một góc tủ lạnh. Nếu vợ chồng cô Laura mà thấy đồ cũ là vứt
thẳng tay vào thùng rác, bà tiếc lắm. Nhưng bà đã có cách của bà, vài ngày nữa
bà sẽ nấu trở lại món thịt kho trứng, sẽ kho đồ cũ chung với đồ mới nồi thịt vẫn
ngon lành, bà đã mấy lần “qua mặt” con kiểu này để tiết kiệm cho con mà nó nào
hay biết.
Không phải bà chỉ tiếc mớ thịt kho trứng này, mà tiếc từ một
ít cá kho vụn hay vài con tép rang còn sót trong nồi, bà đều lấy ra bát đậy lại
dấu trong tủ lạnh để bà ăn dần, cũng là cách tiết kiệm cho con và đỡ phí của trời.
Không
hiểu sao con gái bà sống từ bé tới lớn là con nhà nghèo thứ thiệt,
từng túng thiếu từ miếng ăn cái mặc mà sang Mỹ đổi tính đổi nết sống làm
sang và
hoang phí thế? Chồng nó làm nghề thợ tiện không biết lương hướng bao
nhiêu, còn
nó làm nghề nail một tuần 6 ngày sáng đi tối về, kiếm đồng tiền cũng đầu
tắt mặt
tối vất vả ..Vậy mà vợ chồng nó không biết sống tiết kiệm đồng tiền mình
lao động
làm ra, đồ ăn dư cũng bỏ, quần áo mặc chán cũng bỏ. Phải chi những thứ
bỏ đó mà giúp cho nhà anh Hiền nó được thì đỡ khổ biết mấy.
Bà lấy bịch cá chim mà con gái đã lấy ra từ tủ lạnh và để sẵn
trong bồn rửa bát. Bà rửa lại cá từ trong ra ngoài cho sạch máu cá, hết mùi
tanh, bà khứa mỗi con cá làm hai, rồi để ra rổ cho ráo nước. Xong bà thái thịt
ba chỉ, thái củ hành, củ tỏi và ớt thật nhuyễn…
Món cá kho của bà ngon vì công phu hèn gì chồng cô Laura không
thích, miếng cá vừa mềm vừa béo nhờ thấm mỡ thịt ba rọi và thơm mùi gia vị hành
tỏi gừng tiêu ớt…
Bây giờ bà Tư Nhiều mang cá ra ngoài sân sau để kho bằng bếp
ga, vì con bà dặn không được kho cá trong nhà sợ mùi hôi.
Căn nhà to lớn sang trọng này vợ chồng cô Laura mua gần
500.000 đồng, nhà có 4 phòng ngủ đều trên
lầu, ở dưới là 2 phòng khách, nhà bếp và phòng ăn lắp kính cao từ trần nhà xuống
tới dưới. Khi bức màn to dài vén sang một bên là căn phòng bếp, phòng ăn lồng lộng
sáng ngời nguồn ánh sáng từ bên ngoài hắt qua cửa kính.
Ngồi tại bàn ăn là nhìn ra cái deck rộng sàn lót gỗ láng đẹp
sau nhà..…
Cái deck có hàng lan can sơn màu trắng mỹ miều, có hoa hồng
leo thơ mộng, có cái chuông gió mơ màng ở một góc sân. Từ đây có thể ngó sang
những phía sau nhà hàng xóm, cũng cửa kính to cao lồng lộng, cũng cái deck lịch
sự và đẹp như nhau
Các deck nhà hàng xóm trang trí đủ kiểu, trồng cây hoa leo hay
hoa trong bồn, có nhà bày bộ bàn ghế dưới
một tấm dù rộng màu sặc sỡ để chủ nhân thỉnh thoảng ra ngoài ngồi uống trà hóng
gío. Có nhà thì bày lò nướng BBQ với bàn ghế để vừa nướng thịt vừa ăn uống ngoài
trời
Nhưng cái “deck” nhà cô Laura thì thực tế, có bếp gaz để kho
cá, chiên chả giò và những món đồ ăn có mùi
Bà Tư Nhiều còn thực
tế hơn nữa, bà mang quần áo ra phơi la liệt trên lan can mỹ miều đó, những quần
áo bà đã giặt bằng tay và đem phơi nắng cho đỡ tốn điện máy giặt máy xấy. Mấy cái
quần đen, mấy quần lót và áo lót của bà bay phất phơ ở sân nhà con bà chẳng liên
quan đến ai, vậy mà nhà hàng xóm bên cạnh sang gặp vợ chồng Laura phê bình sao đó
nên cô Laura không cho bà Tư Nhiều phơi quần áo trên lan can hay bất cứ nơi nào
ngoài deck, cô bảo làm thế là mất vẻ sang đẹp của khu gia cư.
Nhưng khi các con đi làm bà vẫn “lén lút” mang ra sân phơi vài
cái nồi, cái soong, cái thớt, con dao mới rửa hay rẻ rách bà mới lau nhà cho
mau khô và sạch sẽ, bà để dưới thấp, dưới sàn để khuất mắt nhà ông hàng xóm Mỹ
“nhiều chuyện” kia, rồi bà canh chừng đồ vừa khô là nhanh chóng mang vào nhà, có
trời mới biết bà đã vi phạm luật làm mất vẻ sang đẹp của khu gia cư này. Bà qua
mặt được ông hàng xóm Mỹ và qua mặt con bà thật dễ dàng.
Bà Tư Nhiều đi đứng từ trong bếp và mở cửa ra ngoài deck nhiều
lần, lần nào cũng rất cẩn thận, từ lúc bắt
đầu kho cá cho đến khi nồi cá để lửa liu
riu mới vào ngồi yên trong nhà, bà chỉ sợ vấp ngã mang tai họa đến cho con gái.
Con gái bà tên Lành, sang Mỹ nó đổi thành Laura. Lần đầu tiên
bà Tư Nhiều nghe con khoe tên mới đã mắng con gái:
-
Tên Lành ý nghĩa tốt lành tử tế sao mày đổi thành “Lo
ra” cho khổ vậy con ? không lẽ mày cứ “Lo ra” cả đời??
Cô Lành hãnh diện:
-
Tên Mỹ con là Laura, một cái tên đẹp của phái nữ, ai biểu má dịch thành “Lo ra” kiểu Việt Nam
làm chi.
Bà Tư Nhiều thắc mắc luôn thể:
-
Còn cái sân sau của nhà con sao con gọi là “cái đách, cái
đếch” gì đó, nghe phách lối qúa chừng.
-
Ôi, má ơi là má, tiếng Mỹ mà má cứ dịch qua tiếng Việt Nam
nghe không giống ai. Cái deck là cái sân sau nâng cao có lót sàn này nè, má hiểu
thế là đủ rồi.
-
Nhà ở Mỹ cầu kỳ qúa, lót sàn cho tốn tiền và dưới gầm
sinh ra ẩm thấp dơ bẩn là hang ổ côn trùng rắn rít chứ đẹp đẽ gì? Thà sân đất
như ở Việt Nam
lấy chổi tre quét xoèn xoẹt mấy nhát là sạch sẽ tinh tươm.
Cô Lành phải khen:
- Ôi, má nhà quê chưa từng ở Mỹ mà nói trúng phóc, nhiều cái
deck thấp thì sưới sàn có khi là nơi trú ẩn của rắn rết. Nhưng deck nhà mình
cao và thoáng thì vẫn sạch đẹp má khỏi lo.
Bà Tư Nhiều đang ngồi chơi đợi nồi cá kho thì tiếng điện thoại
reo vang, bà ra cầm máy lên, cô Laura những lúc ở tiệm nail chưa có khách cô
hay gọi về nhà “canh chừng” mẹ lắm, cô không lo chuyện mẹ buồn hay vui mà chỉ lo mẹ có bất ngờ tai nạn gì không.
Nhưng lần này không phải cô Laura như bà nghĩ mà là tiếng của
Hiền con trai bà từ bên Việt Nam :
-
Má hả má? Con Hiền nè..…
Bà Tư Nhiều mừng rỡ lắp bắp:
-
Ừ má đây…má đây con..
-
Ở Mỹ cuộc sống vật chất đầy đủ chắc giờ đây má vui và
khỏe lắm hả má? Vậy là tụi con mừng rồi.
Bà không nỡ làm con trai buồn lây nên cười gượng:
-
Ừ, con đừng lo cho má…thế các con, các cháu khỏe không?
Công việc làm của con có đều đặn không?
Hiền trả lời theo thứ tự câu hỏi của mẹ:
-
Cả nhà vẫn khỏe má, lúc này phụ hồ không có việc mà chạy
xe ôm cũng ế…
Giọng bà Tư Nhiều chùng xuống lo âu:
-
Vậy các con sống ra sao?
-
Thì cơm rau và vài trái trứng luộc dầm nước mắm nước tương
cũng xong. Mà biết rồi đó nhà con cực khổ đã quen.…
-
Trời ơi…bên này hiện giờ có dư nửa nồi thịt kho trứng, có
cả bịch bánh bao và nhiều thứ bánh trái khác trong tủ lạnh ê hề, ước gì má gởi
về bển được cho các cháu má ăn…
Bà chép miệng tự than thở:
-
Hồi má còn ở nhà chúng con được hưởng lây đồng tiền con
Lành gởi cho má nên cũng đỡ khổ. Từ hôm má đi Mỹ đến giờ đã mấy tháng mà con Lành
không cho đồng nào má cũng đoán ra được cảnh này…
Bà Tư Nhiều hứa liều:
-
Để chiều con Lành về má hỏi xin nó vài trăm gởi giúp
con qua cơn ngặt nghèo. Thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền, bữa nào má kêu con
Lành mua cho má mấy thẻ điện thoại gọi về Việt Nam
thì con tha hồ nói chuyện.
-
Khoan má, có thằng Tèo muốn hỏi thăm nội nè..
Ôi, thằng Tèo cháu đích tôn của bà, năm nay nó 14 tuổi, nó
giống cha nó đẹp trai chỉ mỗi tội con nhà nghèo. Thằng Tèo học chăm lắm, phải
chi nó được sống ở Mỹ như hai đứa con của Lành thì đẹp trai, giỏi giang chớ nào
thua kém chi. Bà thương cho cháu và tội cho cháu qúa.
Thằng Tèo hãnh diện khi thấy bà nội đang ở Mỹ thật le lói, nó
nào biết bà nội nó ngày ngày ngồi chèo queo bó gối trong căn nhà vắng như một tù
nhân, suốt từ sáng cho đến chiều mới có người về trò chuyện đôi câu..
Tèo hí hửng xin ngay:
-
Nội ơi…nội gởi cho con quần “din” áo thun nghe nội, con
khóai hàng ngoại, hàng USA lắm
Bà Tư Nhiều chưa biết trả lời sao thì thằng cháu ngây thơ
xin tiếp:
-
Nội ơi, nội mua cho con cái máy vi tính đi, bạn con nói
mày có bà nội, có cô ruột ở Mỹ mà không có máy vi tính là quê một cục…
Bà Tư Nhiều nghe lùng bùng đầy tai và khó khăn lắm mới trả lời
cho thằng cháu thân yêu của bà:
-
Vụ quần áo thì nội lo được, còn máy vi tính thì con đợi
nội hỏi…cô Lành…
Vừa nói bà Tư Nhiều vừa nghĩ tới một tủ đầy quần áo của hai
thằng con cô Lành, thỉnh thoảng chúng chê đồ hết “mô đen” bỏ đi, cô Lành đem đi
cho chỗ từ thiện nào đó. Bà lại ngậm ngùi thương thằng Tèo qúa chừng. Bà ngậm
ngùi nhưng thực tế nhắc cháu:
-
Tèo ơi…thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền…
Thằng Tèo ham vui:
-
Nội kể con nghe nơi nội ở đi, sung sướng lắm phải không
nội? nhà cô Lành mấy từng lầu? nhà cô Lành
có mấy xe hơi?
Bà Tư Nhiều sợ con bên Việt Nam
tốn tiền điện thoại mà vẫn phải chiều cháu:
-
Qua đây nội chỉ thấy nhà trệt hay nhà 2 từng chứ không
ngất ngưỡng nhiều từng như ở Việt Nam .
Nhà cô Lành có 2 từng, 1 trệt và 1 lầu, nhà cô Lành có 3 xe hơi.
-
Trời ơi, đã qúa, số nội có phước được hưởng mấy thứ này
nha.
Bà Tư Nhiều lại xót ruột nhắc nhở:
-
Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền.
Thằng Tèo vẫn đang hào hứng không để ý đến lời của bà nội nó:
-
Nội ở Mỹ có ăn đồ Mỹ không nội? chắc nước Mỹ siêu thế đồ
ăn ngon hơn đồ ăn Việt Nam hả nội? nội kể mấy đồ ăn Mỹ cho con nghe đi…
Bà Tư Nhiều trả lời tóm gọn câu hỏi tùm lum của thằng cháu:
-
Người mình ăn đồ mình vẫn là ngon nhứt.
Lần này giọng bà năn nỉ:
-
Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền !!
Thằng Tèo cằn nhằn:
-
Nội kỳ ghê, con đang khoái nghe chuyện bên Mỹ mà nội nãy
giờ cứ kêu con cúp máy cho đỡ tốn tiền hoài. Vậy chớ xóm cô Lành ở có nhiều Mỹ
lắm hả nội? rồi nội không biết tiếng Mỹ làm sao nói chuyện với người ta?
Bà lại chiều cháu, trả lời câu hỏi tào lao của nó:
- Hàng xóm ở Mỹ mạnh ai nấy sống đâu như bên Việt Nam
mình có chòm xóm sớm hôm đụng mặt nhau. Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn
tiền.
Lần này cái điệp khúc “Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn
tiền” đã hiệu nghiệm, thằng Tèo đành chịu
thua vì giọng rên rỉ của bà nội. Tèo sợ bà quên nên cố lập lại:
-
Dạ con sẽ cúp máy, nội nhớ mấy thứ con xin hồi nãy nghe,
quần “din” áo thun và cái máy vi tính.
Bà Tư Nhiều chợt nhớ ra vội níu kéo lại:
-
Khoan, khoan Tèo ơi đừng cúp máy, nghe nội dặn nè, con
nhớ đừng đạp xe từ Gò Vấp nhà mình xuống Chợ Cầu thăm bà ngoại nữa, đường xá xe
cộ đông đúc nguy hiểm lắm, con gọi điện thăm ngoại con được rồi.
-
Dạ, con biết rồi. Trước khi đi Mỹ nội đã dặn dò con điều
này mấy chục lần rồi.
Nói xong thằng Tèo ngoan ngoãn cúp máy.
Bà Tư Nhiều thương cháu, lo cho cháu, bà sơ nó bị…xe đụng nên
dặn dò nó thế vì tai nạn xe cộ bên Việt Nam
xảy ra qúa nhiều chứ bà không có ác ý chia rẽ tình bà cháu của Tèo với bên ngoại.
Từ ngày sang Mỹ bà Tư Nhiều có nói con gái mua cho mấy cái
thẻ điện thoại gọi về Việt Nam, bà gọi dần, nói chuyện với con trai, con dâu hỏi
thăm từ sui gia cho đến họ hàng xa lối xóm
gần. Thẻ hết rồi nên bà đành chịu để con trai gọi sang như hôm nay. Nó đã nghèo
lại tốn tiền điện thoại làm bà xót xa cả
ruột gan..
*****************
Bà Tư Nhiều ở Mỹ hơn 6 tháng thì văn phòng luật sư gởi thư
cho cô Laura thông báo là mục đích không
thành. Thế là tan vỡ bao hi vọng của cô Laura và làm cô tốn kém tiền bạc, khi thì vài trăm khi thì bạc
ngàn, đụng tới luật sư thì không tránh khỏi tốn tiền hao của là vậy, họ tính tiền
từ cuộc nói chuyện phone tham khảo hay khi cô thư ký đánh máy văn bản. Thời giờ
của họ tính ra tiền mà.
Bà Tư Nhiều mừng thầm nhưng cô Laura cố vớt vát nói với mẹ:
-
Anh phụ tá luật sư người Việt Nam
có gợi ý cho con là nếu má …kết hôn thì sẽ giải quyết ca này mau lẹ nhất, thành
công nhất. Để con kiếm cho má một ông gìa nào vừa cô độc vừa …khờ khờ, dụ ổng làm giấy tờ cho má.
Bà Tư Nhiều giật mình phản đối:
-
Úy trời thần ơi…má gần 70 tuổi còn lấy chồng làm trò cười
cho thiên hạ hả?
Cô Laura cũng nản chí rồi, cho dù má cô có đồng ý thì kiếm một
ông gìa khờ đâu phải dễ, mà chi trả kiểu “dịch vụ” tốn 30 ngàn đô thì qúa đắt,
cô chẳng dại gì bỏ ra.
Hơn 6 tháng ở Mỹ bà Tư Nhiều chẳng béo tốt tươi vui gì mà trái
lại trông bà còn u ẩn hao mòn đi, cứ cái đà này thì bà càng ở lại Mỹ sẽ càng tiêu
đời sớm.
Bà than mệt mỏi và thỉnh thoảng chóng mặt càng làm cho cô
Laura lo ngại vội đưa bà đi khám bác sĩ. Kết qủa bà Tư Nhiều bị cao huyết áp và
có triệu chứng trầm cảm làm cô càng lo sốt vó..
Cô Laura đâu biết rằng hàng ngày mẹ cô đã lặng ngồi nơi bàn ăn
nhìn ra cửa kính dõi theo mây trời trôi, dõi theo bóng chim bay từ giờ này đến
giờ kia mà cõi lòng buồn vời vợi, bà thương nhớ khung trời cũ, khu xóm xưa, bà
mong được trở về Việt Nam ở chung nhà với con với cháu, miếng ăn ngon là khi tâm
bà vui, còn hơn sống ở Mỹ ban ngày con cháu đi vắng bà ngồi thui thủi ăn bát cơm
đầy cá thịt mà nuốt như mắc nghẹn.
Cả ngày bà chỉ quanh quẩn ngồi thừ người nơi bàn ăn hay đi
ra phòng khách, hay mở cửa bếp ra cái deck sau nhà như một người tù không được
vượt qúa giới hạn vòng đai giam giữ.
Cô Laura đã phải chịu thua vội thu xếp ngày giờ cho bà trở về
Việt Nam., kẻo đùng một cái bà trở bệnh nặng thì bao nhiêu chuyện phiền hà và tốn
kém sẽ xảy ra.
Thật kỳ diệu, khi biết
tin này bà Tư Nhiều sinh động hẳn lên, bà nói chuyện nhiều hơn .
Bà hớn hở hỏi cô Laura :
-
Con xem quần áo của hai thằng con có món nào chúng chê, chúng chán thì cho má
mang về Việt Nam
cho thằng Tèo, thằng Tẹo.
Thế là bà có cả va ly quần áo còn rất tốt mà con cô Laura mới
mặc qua vài lần, thậm chí có cái còn chưa mặc vào lần nào, quần áo đủ loại có cả
quần “din” áo thun như thằng Tèo ao ước.
Rồi bà lựa lúc cô Laura vui vẻ bà hỏi thêm:
-
Con xem hai thằng con của con có…dư cái máy vi tính nào
thì cho má đem về Việt Nam
cho thằng Tèo thằng Tẹo..
Cô Laura dãy nảy:
-
Trời ơi, cái gì của nhà này má cũng muốn mang về cho thằng
Tèo thằng Tẹo của má.
Tuy miệng cô Laura đong đỏng thế nhưng tâm cô cũng mở:
-
Thôi, để con mua tặng anh em thằng Tèo thằng Tẹo một cái
máy vi tính mới tinh, để mỗi khi chúng xài là biết ơn cô Lành nó.
Bà cầu cạnh thêm:
-
Con à, con ráng nhín cho má vài trăm mang về cho anh chị
con, lúc này công ăn việc làm bết bát lắm.
Cô Laura đồng ý mà còn thòng một câu mát mẻ:
-
Con sẽ làm vui lòng má để má làm vui lòng con trai con
dâu. Coi như má sang đây du lịch một chuyến cho biết nước Mỹ, cảnh sống ở Mỹ và
mang qùa về cho con cháu của má ở Việt Nam
Bà Tư Nhiều sung sướng ra mặt, vừa được trở về nơi chốn cũ vừa
mang qùa là mang bao niềm vui cho con cho cháu bà.
- Má cám ơn con., anh
chị con hay tin này cũng mang ơn con không hết…
Cô Laura cũng có cảm
giác sung sướng thoải mái như thế. Suốt mấy tháng qua cô đã thấp thỏm lo lắng đủ
thứ, lo hồ sơ nhờ luật sư giúp mẹ cô định cư, và lo nhất là trong thời gian bà ở
đây chỉ sợ xảy ra đại sự phải vào bệnh viện.
Bây giờ cô Laura mới hiểu ra một điều đơn giản mà sung sướng
hạnh phúc cho cả đôi bên, thà mỗi tháng cô gởi 200 đô về Việt Nam nuôi má là
xong bổn phận báo hiếu lại còn được tiếng giúp đỡ gia đình anh trai vì họ ăn ké
vào những đồng tiền đó, và thỉnh thoảng
cô gởi riêng cho nhà anh Hiền chút tiền họ mừng vui biết bao nhiêu.
Nhìn mẹ tươi vui và lăng xăng sửa soạn hành lý cho ngày trở
về Việt Nam . Cô
Laura chân tình nói với mẹ:
-
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc
của má rồi.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Mother’s Day- 2014)