Cõi Người Ta
Ở đâu có tình người thì không “có tính đảng” và ngược lại ở đâu “có tính đảng” thì không có tình người (FB Đặng Bích Phượng
Hôm
nay mới rảnh rảnh, tập hợp các stt vụn vặt thành bài đưa lên cờ lốc. Vì
nhà em nghĩ chưa mấy người được xiem phin này. Các bác có rảnh rảnh thì
đọc lại, đừng chê nhàm nhá
----------------------------
Một người bạn rủ tôi đi xem phim "HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT" của ông Andre Mendras, được chiếu ở 53 Nguyễn Du. Số phận cuốn phim này tôi đã nghe từ lâu. Biết cả chuyện nó không được công chiếu vì nhiều lẽ. Thế nhưng, khi bản thân điều gì đó tốt đẹp, thì sức sống của nó sẽ là mãnh liệt. Không gì có thể vùi dập, hay tiêu diệt được nó. Không được công chiếu thì tư chiếu!
Phòng chiếu là một hội trường nhỏ của một cơ quan khoa học, nhưng có đầy đủ tượng ông Hồ Chí Minh và đảng kỳ, khẩu hiệu đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm hoành tráng treo trên cao. Thế là khoa học cũng không thể thiếu tính đảng?
Tác giả của bộ phim cũng đến. Sau khi giới thiệu, tay bắt mặt mừng, buổi chiếu bắt đầu. Phim không dài. Nước mắt trong phim, nước mắt cả trong phòng chiếu. Hết phim là đến phần giao lưu với tác giả. Nhiều người bày tỏ sự xấu hổ, rằng một bộ phim về thân phận khổ đau của người Việt, lại không do người Việt làm ra, mà để một ông Tây mắt xanh mũi lõ làm, cho dù đó là một người Pháp có quốc tịch Việt và trái tim Việt.
Mọi người thắc mắc, bộ phim chỉ đơn thuần là nói về thân phận của ngư dân miền Trung, tại sao lại không được cấp phép công chiếu?
Giáo sư Hoàng Xuân Phú nói, nó cấm là phải! Vì có những thanh niên chỉ mặc áo có in chữ HS-TS-VN mà còn bị 3 cái lệnh tạm giam. Vậy mà ông làm hẳn một bộ phim mang tên Hoàng Sa, thì ông chưa bị bắt còn là may. (có lẽ vì ông còn là công dân Pháp xịn nữa chăng?)
Câu chuyện tiếu lâm có thật, về một trong những lý do cấm chiếu bộ phim này là vì nó không có tính đảng lại một lần nữa được nhắc đến. Đạo diễn Trần Văn Thuỷ cáu. tiết, bảo cái thằng (hay ông tôi không nhớ) chê phim của ông thiếu tính đảng là vớ vẩn. Ông có phải là đảng viên đâu mà đòi phim của ông phải có tính đảng? Facebooker Anh Chí thì nhận xét trên facebook, xem phim xong và nghe nhận định của đạo diễn Trần Văn Thuỷ về bộ phim là thấm đẫm tình người, thì có thể đánh giá là ở đâu có tình người thì không có tính đảng, và ngược lại có tính đảng thì không có tình người.
Không chỉ phụ nữ xúc động, những người đàn ông lớn tuổi cũng nghẹn ngào khi phát biểu. Ông Andre Mendras cũng nghẹn ngào. Tình cảm con người có những điều không ai hiểu nổi. Rằng tại sao có những người sẵn sàng chém giết, cướp bóc của nhau, nhưng cũng lại có những người luôn đau đáu xót thương, tìm mọi cách để giúp kẻ bất hạnh vốn chẳng có bất cứ một mối liên hệ nào, thậm chí chẳng cùng dòng dõi, cùng dân tộc. Mới hôm qua tôi xem được một clip, công an phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội đến hoạnh hoẹ tra hỏi gạo cứu đói bà con Dương Nội, đòi chở tất về phường để " chia đều cho mọi người". Sao lại có những kẻ trơ trẽn nhường ấy? Trong khi chính họ đã tiếp tay trong việc đẩy con dân của họ đến chỗ cùng đường, thì họ lại định cướp nốt số gạo cứu đói của lá lành đùm lá rách ư? Cái gì đã khiến cho những con người đó mất hết cả tính người vậy?
Trở lại cuộc giao lưu, đạo diễn Trần Văn Thuỷ cũng nói về những bộ phim cùng cảnh ngộ của mình. Ông không ca ngợi Lê Duẩn, nhưng không thể phủ nhận một sự thực là nhờ có Lê Duẩn - một người kiên quyết chống Trung Quốc - nên ông đã làm được cuốn phim "PHẢN BỘI". Một cuốn phim nói về cuộc chiến tranh Việt - Trung năm 1979, không chỉ được công chiếu, mà còn được giải vàng liên hoan phim Việt Nam năm 1980. Tuy nhiên, có lẽ sau khi ông Lê Duẩn mất, thì bộ phim cũng không được công chiếu nữa.
Tôi không tìm thấy bộ phim "PHẢN BỘI" của đạo diễn Trần Văn Thuỷ trên mạng, nhưng có tìm thấy phim "CHUYỆN NGƯỜI TỬ TẾ". Một bộ phim khiến tôi xúc động bởi từng câu nói. Phim tài liệu không có "lợi nhuận màu mè" như phim truyện, nên phải có một tình thương bao la đến nhường nào, một lòng yêu nghề sâu đậm đến bao nhiêu mới có thể làm được những cuốn phim như thế. Thế hệ chúng tôi còn biết đến cuốn "Nếu đi hết biển" của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, chứ lớp thanh niên ngày nay liệu có ai đọc nó? Bố tôi và các bạn "chiến đấu" thời kháng Pháp cũng say sưa truyền tay nhau đọc bản photo copy "NẾU ĐI HẾT BIỂN". Tiếc rằng đọc xong khen, rồi cũng để đó - Buồn!
Trong số gần 90 triệu người Việt Nam, liệu có bao nhiêu người đã xem phim "PHẢN BỘI", "HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT" , hay chỉ đơn giản là "CHUYỆN NGƯỜI TỬ TẾ" ? Hoàn thành từ cuối năm 2011, nhưng "HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT" có lẽ chỉ được chiếu trên chục buổi, trong những căn phòng nhỏ có sức chứa trên dưới trăm người như thế này. Ông Andre Mendras kể, có lần đã được phép chiếu, nhưng sát giờ chiếu, rất đông công an đến yêu cầu không được chiếu. Hỏi lệnh không có. Chiêu cuối cùng là cắt điện - khỏi chiếu!
Xem người ta nói chuyện tử tế mà khó thế, sống tử tế còn khó đến đâu? Nhưng khi bản thân điều gì đó tốt đẹp, thì sức sống của nó sẽ là mãnh liệt. Chúng ta hãy tin vào điều đó.
-------------------------
Sau khi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khuyến khích, động viên ngư dân ra khơi bám biển, xác định chủ quyền quốc gia. Liên tiếp xảy ra các vụ phía Trung Quốc dùng vũ lực bắt giữ các ngư dân. Không biết ông Trọng đã có động thái nào can thiệp vào việc này, để bảo vệ ngư dân (nói rộng hơn là chủ quyền quốc gia) chưa?
https://www.facebook.com/phuong.dangbich/posts/515208355247639Bàn ra tán vào (0)
Ở đâu có tình người thì không “có tính đảng” và ngược lại ở đâu “có tính đảng” thì không có tình người (FB Đặng Bích Phượng
Hôm
nay mới rảnh rảnh, tập hợp các stt vụn vặt thành bài đưa lên cờ lốc. Vì
nhà em nghĩ chưa mấy người được xiem phin này. Các bác có rảnh rảnh thì
đọc lại, đừng chê nhàm nhá
----------------------------
Một người bạn rủ tôi đi xem phim "HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT" của ông Andre Mendras, được chiếu ở 53 Nguyễn Du. Số phận cuốn phim này tôi đã nghe từ lâu. Biết cả chuyện nó không được công chiếu vì nhiều lẽ. Thế nhưng, khi bản thân điều gì đó tốt đẹp, thì sức sống của nó sẽ là mãnh liệt. Không gì có thể vùi dập, hay tiêu diệt được nó. Không được công chiếu thì tư chiếu!
Phòng chiếu là một hội trường nhỏ của một cơ quan khoa học, nhưng có đầy đủ tượng ông Hồ Chí Minh và đảng kỳ, khẩu hiệu đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm hoành tráng treo trên cao. Thế là khoa học cũng không thể thiếu tính đảng?
Tác giả của bộ phim cũng đến. Sau khi giới thiệu, tay bắt mặt mừng, buổi chiếu bắt đầu. Phim không dài. Nước mắt trong phim, nước mắt cả trong phòng chiếu. Hết phim là đến phần giao lưu với tác giả. Nhiều người bày tỏ sự xấu hổ, rằng một bộ phim về thân phận khổ đau của người Việt, lại không do người Việt làm ra, mà để một ông Tây mắt xanh mũi lõ làm, cho dù đó là một người Pháp có quốc tịch Việt và trái tim Việt.
Mọi người thắc mắc, bộ phim chỉ đơn thuần là nói về thân phận của ngư dân miền Trung, tại sao lại không được cấp phép công chiếu?
Giáo sư Hoàng Xuân Phú nói, nó cấm là phải! Vì có những thanh niên chỉ mặc áo có in chữ HS-TS-VN mà còn bị 3 cái lệnh tạm giam. Vậy mà ông làm hẳn một bộ phim mang tên Hoàng Sa, thì ông chưa bị bắt còn là may. (có lẽ vì ông còn là công dân Pháp xịn nữa chăng?)
Câu chuyện tiếu lâm có thật, về một trong những lý do cấm chiếu bộ phim này là vì nó không có tính đảng lại một lần nữa được nhắc đến. Đạo diễn Trần Văn Thuỷ cáu. tiết, bảo cái thằng (hay ông tôi không nhớ) chê phim của ông thiếu tính đảng là vớ vẩn. Ông có phải là đảng viên đâu mà đòi phim của ông phải có tính đảng? Facebooker Anh Chí thì nhận xét trên facebook, xem phim xong và nghe nhận định của đạo diễn Trần Văn Thuỷ về bộ phim là thấm đẫm tình người, thì có thể đánh giá là ở đâu có tình người thì không có tính đảng, và ngược lại có tính đảng thì không có tình người.
Không chỉ phụ nữ xúc động, những người đàn ông lớn tuổi cũng nghẹn ngào khi phát biểu. Ông Andre Mendras cũng nghẹn ngào. Tình cảm con người có những điều không ai hiểu nổi. Rằng tại sao có những người sẵn sàng chém giết, cướp bóc của nhau, nhưng cũng lại có những người luôn đau đáu xót thương, tìm mọi cách để giúp kẻ bất hạnh vốn chẳng có bất cứ một mối liên hệ nào, thậm chí chẳng cùng dòng dõi, cùng dân tộc. Mới hôm qua tôi xem được một clip, công an phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội đến hoạnh hoẹ tra hỏi gạo cứu đói bà con Dương Nội, đòi chở tất về phường để " chia đều cho mọi người". Sao lại có những kẻ trơ trẽn nhường ấy? Trong khi chính họ đã tiếp tay trong việc đẩy con dân của họ đến chỗ cùng đường, thì họ lại định cướp nốt số gạo cứu đói của lá lành đùm lá rách ư? Cái gì đã khiến cho những con người đó mất hết cả tính người vậy?
Trở lại cuộc giao lưu, đạo diễn Trần Văn Thuỷ cũng nói về những bộ phim cùng cảnh ngộ của mình. Ông không ca ngợi Lê Duẩn, nhưng không thể phủ nhận một sự thực là nhờ có Lê Duẩn - một người kiên quyết chống Trung Quốc - nên ông đã làm được cuốn phim "PHẢN BỘI". Một cuốn phim nói về cuộc chiến tranh Việt - Trung năm 1979, không chỉ được công chiếu, mà còn được giải vàng liên hoan phim Việt Nam năm 1980. Tuy nhiên, có lẽ sau khi ông Lê Duẩn mất, thì bộ phim cũng không được công chiếu nữa.
Tôi không tìm thấy bộ phim "PHẢN BỘI" của đạo diễn Trần Văn Thuỷ trên mạng, nhưng có tìm thấy phim "CHUYỆN NGƯỜI TỬ TẾ". Một bộ phim khiến tôi xúc động bởi từng câu nói. Phim tài liệu không có "lợi nhuận màu mè" như phim truyện, nên phải có một tình thương bao la đến nhường nào, một lòng yêu nghề sâu đậm đến bao nhiêu mới có thể làm được những cuốn phim như thế. Thế hệ chúng tôi còn biết đến cuốn "Nếu đi hết biển" của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, chứ lớp thanh niên ngày nay liệu có ai đọc nó? Bố tôi và các bạn "chiến đấu" thời kháng Pháp cũng say sưa truyền tay nhau đọc bản photo copy "NẾU ĐI HẾT BIỂN". Tiếc rằng đọc xong khen, rồi cũng để đó - Buồn!
Trong số gần 90 triệu người Việt Nam, liệu có bao nhiêu người đã xem phim "PHẢN BỘI", "HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT" , hay chỉ đơn giản là "CHUYỆN NGƯỜI TỬ TẾ" ? Hoàn thành từ cuối năm 2011, nhưng "HOÀNG SA NỖI ĐAU MẤT MÁT" có lẽ chỉ được chiếu trên chục buổi, trong những căn phòng nhỏ có sức chứa trên dưới trăm người như thế này. Ông Andre Mendras kể, có lần đã được phép chiếu, nhưng sát giờ chiếu, rất đông công an đến yêu cầu không được chiếu. Hỏi lệnh không có. Chiêu cuối cùng là cắt điện - khỏi chiếu!
Xem người ta nói chuyện tử tế mà khó thế, sống tử tế còn khó đến đâu? Nhưng khi bản thân điều gì đó tốt đẹp, thì sức sống của nó sẽ là mãnh liệt. Chúng ta hãy tin vào điều đó.
-------------------------
Sau khi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khuyến khích, động viên ngư dân ra khơi bám biển, xác định chủ quyền quốc gia. Liên tiếp xảy ra các vụ phía Trung Quốc dùng vũ lực bắt giữ các ngư dân. Không biết ông Trọng đã có động thái nào can thiệp vào việc này, để bảo vệ ngư dân (nói rộng hơn là chủ quyền quốc gia) chưa?
https://www.facebook.com/phuong.dangbich/posts/515208355247639