Cõi Người Ta
PHÂN TÍCH BÀI VIẾT VỀ 6 TỘI KHI ĐỐT VÀNG MÃ CỦA NHÀ SƯ THÍCH TỊNH GIÁC.
Cớ sao nhà sư Thích Tịnh Giác dựa vào cơ sở nào, tài liệu nào mà khơi khơi khẳng định đó là tập tục của người Trung quốc ? Chẳng lẽ người Việt không biết thờ phụng ông bà tổ tiên sao ?
Đốt vàng mã là một tập tục, một nghi lễ cúng bái mà dân gian ta đã có từ xưa. Đó là một hình thức tưởng nhớ, quan tâm đến người đã khuất và cũng là một nét văn hóa rất đẹp trong tâm hồn Việt.
Cớ sao nhà sư Thích Tịnh Giác dựa vào cơ sở nào, tài liệu nào mà khơi khơi khẳng định đó là tập tục của người Trung quốc ? Chẳng lẽ người Việt không biết thờ phụng ông bà tổ tiên sao ?
Về bài viết nêu 6 tội khi đốt vàng mã của nhà sư, tôi thấy cả 6 điểm đó đều có những điều KHÔNG THUYẾT PHỤC như sau :
1/- Ở điểm thứ nhất, ông Thích Tịnh Giác nói việc đốt vàng mã xuất phát từ bên Tàu. Chúng ta đốt vàng mã là “mất đi tính dân tộc của người Việt nam, tức là chúng ta đang bị đô hộ văn hóa.” (?)
Xin hỏi : Ông Thích Tịnh Giác là sư vậy hàng ngày ông có tụng kinh niệm Phật không ? Nếu ông trả lời là CÓ thì tức là ông cũng đang bị “đô hộ văn hóa”, đang làm mất đi “tính dân tộc của người Việt nam” đấy. Bởi vì nói theo luận thuyết của ông thì :
-Kinh Phật mà ông tụng niệm hàng ngày có xuất xứ từ Ấn độ, từ Tây tạng, từ Trung hoa đấy. Chả có kinh nào gốc từ Việt nam hết. Đạo Phật chính là sự truyền bá mà.
2/-Ở điểm thứ 2, ông sư nói :
“ Đốt vàng mã chính là một sự MÂU THUẪN trong tâm tư của con người. Khi người thân mất đi, ai cũng cầu mong họ sẽ được về một thế giới an lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không ai mong muốn người thân chết đi lại phải xuống âm phủ. Thế nhưng khi người Việt đốt vàng mã thì lại có ý nghĩ rằng đốt cho người thân ở dưới âm phủ có cái mà dùng. Đó chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng. Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện là người thân đó bị đày xuống địa ngục “
Ông sư đã nhận định quá SAI LẦM về tư tưởng và hành động của người đốt vàng mã.
Ông nên biết là người Việt có tính LO XA và DỰ PHÒNG. Tâm họ CẦU MONG (chữ của ông sư dùng) người thân được về thế giới an lạc nhưng họ KHÔNG CÓ QUYỀN LỰC để quyết định việc đó. Vì vậy, họ vẫn phải đốt vàng mã để “trừ hao” người thân của họ phải xuống địa ngục thì có cái mà dùng. Đó không phải là MÂU THUẪN mà chỉ là DỰ PHÒNG, LO XA.
3/- Ở điểm thứ 3, nhà sư cho rằng :
“chúng ta đang lừa gạt chính mình” khi đem tiền thật đổi lấy tiền giả để đốt”.
Về điểm này thì ông sư nhìn sự việc bằng con mắt của người còn sống. Ông có quan niệm là đốt tiền giả là mình tự lừa gạt mình. Như vậy nếu chúng ta đốt tiền thật mới là KHÔNG tự lừa gạt mình (?). Như vậy thì có lẽ ông nghĩ người đã chết cũng xài tiền thật như trên thế gian ?
Xin thưa với ông, con mắt ông nhìn hạn hẹp trên cõi đời ô trọc này quá. Nếu nói như ông thì khi cúng cây nhang, người ta đốt nhang, đốt trầm cũng là đốt tiền đấy. Và nếu ông nghĩ cõi TÂM LINH phải là cõi THẬT như trên đời thì ông tụng kinh làm gì, bởi vì tượng Phật bằng đá sao biết nghe kinh ?
Việc chúng ta mua tiền âm phủ về đốt thực ra KHÔNG PHẢI là “đổi tiền thật lấy tiền giả” mà chỉ là CHUYỂN ĐỔI đồng tiền thích hợp cho người chết xài mà thôi. Tỷ như ông đi du lịch Thái lan thì ông cũng phải đổi ra tiền Thái mà xài bên đó vậy. Còn cái mà ông gọi là “Tiền thật” tức là VN Dong, ông thử đem qua nước ngoài thử coi, ngay lập tức nó trở thành vô giá trị như tiền âm phủ. Thế lúc đó có phải nó đã trở thành GIẢ cái mà ông cho là THẬT hay không ?
Ông là nhà sư học kinh Phật lẽ nào ông không biết câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc- Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc” sao ? Vấn đề là ở tấm lòng ông dâng cúng tiền cho người chết thì ông có TIN là người đó sẽ nhận được hay không ?
4/- Ở điểm thứ 4, ông sư nói con người quá ích kỷ khi bao nhiêu người khác đang đói khổ mà lại đem tiền đi đốt một cách vô nghĩa (?)
Tôi xin nói ông sư rõ thế này : Tiền làm từ thiện là tiền làm từ thiện, tiền cúng kiếng là tiền cúng kiếng. Sao ông biết rằng những người CÓ TÂM giữ gìn lễ nghi thờ cúng không bao giờ làm từ thiện ?
Thế giới là bao la, người nghèo khổ là vô tận. Mỗi người ta đâu thể nào CỨU GIÚP được hết tất cả những người nghèo khổ trên đời ? Nếu nói như ông thì tại sao bản thân ông không đi làm ra lương thực, tiền của để cứu giúp HẾT TẤT CẢ những người nghèo khổ mà ông nói đến đi, mà cứ để thì giờ tụng kinh làm chi ?
5/- Về điểm thứ 5, tôi xin trả lời nhà sư ngắn gọn thế này : Ông là nhà sư mà sao suy nghĩ THỰC DỤNG quá. Ông đòi tiền vàng mã đốt phải có bảo chứng ? Ông cũng biết là trong đạo Phật thì chỉ cần có LÒNG THÀNH, tâm hướng thiện. Thế thì chính “lòng thành” của người đốt đã “bảo chứng” cho số vàng mã họ đốt rồi.
6/- Diểm thứ 6 ông sư nói lại càng vô lý. Ông cho rằng giấy được làm từ cây, khi đốt giấy là chúng ta phạm tội sát sanh ?
Thế thì sư cũng phạm tội sát sanh rồi sư ơi. Đậu hũ mà sư ăn chay hàng ngày được làm từ cây đậu nành đó. (!)
Thưa nhà sư Thích Tịnh Giác,
Ông có bao giờ nghe ai đó nói câu “Cái áo không làm nên nhà tu” chưa ? Tôi tin rằng ông là một nhà sư có “lý tưởng”.
Anh Chín Cà mau
08-2014
Đốt vàng mã là một tập tục, một nghi lễ cúng bái mà dân gian ta đã có từ xưa. Đó là một hình thức tưởng nhớ, quan tâm đến người đã khuất và cũng là một nét văn hóa rất đẹp trong tâm hồn Việt.
Cớ sao nhà sư Thích Tịnh Giác dựa vào cơ sở nào, tài liệu nào mà khơi khơi khẳng định đó là tập tục của người Trung quốc ? Chẳng lẽ người Việt không biết thờ phụng ông bà tổ tiên sao ?
Về bài viết nêu 6 tội khi đốt vàng mã của nhà sư, tôi thấy cả 6 điểm đó đều có những điều KHÔNG THUYẾT PHỤC như sau :
1/- Ở điểm thứ nhất, ông Thích Tịnh Giác nói việc đốt vàng mã xuất phát từ bên Tàu. Chúng ta đốt vàng mã là “mất đi tính dân tộc của người Việt nam, tức là chúng ta đang bị đô hộ văn hóa.” (?)
Xin hỏi : Ông Thích Tịnh Giác là sư vậy hàng ngày ông có tụng kinh niệm Phật không ? Nếu ông trả lời là CÓ thì tức là ông cũng đang bị “đô hộ văn hóa”, đang làm mất đi “tính dân tộc của người Việt nam” đấy. Bởi vì nói theo luận thuyết của ông thì :
-Kinh Phật mà ông tụng niệm hàng ngày có xuất xứ từ Ấn độ, từ Tây tạng, từ Trung hoa đấy. Chả có kinh nào gốc từ Việt nam hết. Đạo Phật chính là sự truyền bá mà.
2/-Ở điểm thứ 2, ông sư nói :
“ Đốt vàng mã chính là một sự MÂU THUẪN trong tâm tư của con người. Khi người thân mất đi, ai cũng cầu mong họ sẽ được về một thế giới an lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không ai mong muốn người thân chết đi lại phải xuống âm phủ. Thế nhưng khi người Việt đốt vàng mã thì lại có ý nghĩ rằng đốt cho người thân ở dưới âm phủ có cái mà dùng. Đó chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng. Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện là người thân đó bị đày xuống địa ngục “
Ông sư đã nhận định quá SAI LẦM về tư tưởng và hành động của người đốt vàng mã.
Ông nên biết là người Việt có tính LO XA và DỰ PHÒNG. Tâm họ CẦU MONG (chữ của ông sư dùng) người thân được về thế giới an lạc nhưng họ KHÔNG CÓ QUYỀN LỰC để quyết định việc đó. Vì vậy, họ vẫn phải đốt vàng mã để “trừ hao” người thân của họ phải xuống địa ngục thì có cái mà dùng. Đó không phải là MÂU THUẪN mà chỉ là DỰ PHÒNG, LO XA.
3/- Ở điểm thứ 3, nhà sư cho rằng :
“chúng ta đang lừa gạt chính mình” khi đem tiền thật đổi lấy tiền giả để đốt”.
Về điểm này thì ông sư nhìn sự việc bằng con mắt của người còn sống. Ông có quan niệm là đốt tiền giả là mình tự lừa gạt mình. Như vậy nếu chúng ta đốt tiền thật mới là KHÔNG tự lừa gạt mình (?). Như vậy thì có lẽ ông nghĩ người đã chết cũng xài tiền thật như trên thế gian ?
Xin thưa với ông, con mắt ông nhìn hạn hẹp trên cõi đời ô trọc này quá. Nếu nói như ông thì khi cúng cây nhang, người ta đốt nhang, đốt trầm cũng là đốt tiền đấy. Và nếu ông nghĩ cõi TÂM LINH phải là cõi THẬT như trên đời thì ông tụng kinh làm gì, bởi vì tượng Phật bằng đá sao biết nghe kinh ?
Việc chúng ta mua tiền âm phủ về đốt thực ra KHÔNG PHẢI là “đổi tiền thật lấy tiền giả” mà chỉ là CHUYỂN ĐỔI đồng tiền thích hợp cho người chết xài mà thôi. Tỷ như ông đi du lịch Thái lan thì ông cũng phải đổi ra tiền Thái mà xài bên đó vậy. Còn cái mà ông gọi là “Tiền thật” tức là VN Dong, ông thử đem qua nước ngoài thử coi, ngay lập tức nó trở thành vô giá trị như tiền âm phủ. Thế lúc đó có phải nó đã trở thành GIẢ cái mà ông cho là THẬT hay không ?
Ông là nhà sư học kinh Phật lẽ nào ông không biết câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc- Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc” sao ? Vấn đề là ở tấm lòng ông dâng cúng tiền cho người chết thì ông có TIN là người đó sẽ nhận được hay không ?
4/- Ở điểm thứ 4, ông sư nói con người quá ích kỷ khi bao nhiêu người khác đang đói khổ mà lại đem tiền đi đốt một cách vô nghĩa (?)
Tôi xin nói ông sư rõ thế này : Tiền làm từ thiện là tiền làm từ thiện, tiền cúng kiếng là tiền cúng kiếng. Sao ông biết rằng những người CÓ TÂM giữ gìn lễ nghi thờ cúng không bao giờ làm từ thiện ?
Thế giới là bao la, người nghèo khổ là vô tận. Mỗi người ta đâu thể nào CỨU GIÚP được hết tất cả những người nghèo khổ trên đời ? Nếu nói như ông thì tại sao bản thân ông không đi làm ra lương thực, tiền của để cứu giúp HẾT TẤT CẢ những người nghèo khổ mà ông nói đến đi, mà cứ để thì giờ tụng kinh làm chi ?
5/- Về điểm thứ 5, tôi xin trả lời nhà sư ngắn gọn thế này : Ông là nhà sư mà sao suy nghĩ THỰC DỤNG quá. Ông đòi tiền vàng mã đốt phải có bảo chứng ? Ông cũng biết là trong đạo Phật thì chỉ cần có LÒNG THÀNH, tâm hướng thiện. Thế thì chính “lòng thành” của người đốt đã “bảo chứng” cho số vàng mã họ đốt rồi.
6/- Diểm thứ 6 ông sư nói lại càng vô lý. Ông cho rằng giấy được làm từ cây, khi đốt giấy là chúng ta phạm tội sát sanh ?
Thế thì sư cũng phạm tội sát sanh rồi sư ơi. Đậu hũ mà sư ăn chay hàng ngày được làm từ cây đậu nành đó. (!)
Thưa nhà sư Thích Tịnh Giác,
Ông có bao giờ nghe ai đó nói câu “Cái áo không làm nên nhà tu” chưa ? Tôi tin rằng ông là một nhà sư có “lý tưởng”.
Anh Chín Cà mau
08-2014
(KimAnh lấy từ FB)
6 “tội lỗi” lớn nhất mà người Việt đang mắc phải khi đốt vàng mã
Theo sư thầy Thích Tịnh Giác, bản chất của việc đốt vàng mã không
phải là xấu, không phải mê tín, nhưng nếu đốt mà không hiểu thì vô tình
người Việt đang mắc phải 6 tội lỗi, trong đó lớn nhất là tội làm mất đi
tính dân tộc, lừa gạt chính mình và làm tổn thương lòng từ bi.
Theo khảo sát của Một Thế Giới,
ngày 14 và sáng ngày 15 Tháng Bảy (âm lịch), trên các con phố ở Hà Nội
người người, nhà nhà thi nhau mang vàng mã ra đốt trước vỉa hẻ với ý
nghĩ cung cấp tiền bạc, vật dụng cho người thân đã mất để họ có cái tiêu
xài ở thế giới bên kia và đốt cho các cô hồn.
Nhiều người bỏ tiền triệu để đốt cho người đã mất. Ảnh minh họa. |
Có thể thấy, cúng Rằm Tháng Bảy và
đốt vàng mã vào ngày này đã trở thành một phong tục của người dân Hà Nội
nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Hàng nghìn người sẵn sàng bỏ
ra tiền triệu để sắm sửa vàng mã, để cúng tế sau đó đốt đi. Vậy, ý
nghĩa thực sự của việc đốt vàng mã là gì? Liệu đốt vàng mã có phải là mê
tín?
Luận bàn về điều này nhân ngày Rằm Tháng Bảy, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với Sư thầy Thích Tịnh Giác - Sư Trụ trì chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
"Đốt vàng mã không phải là sự mê tín
mà là một vấn đề mang tính hiểu biết và giáo dục. Cần phải hiểu là hình
nhân thế mạng và vàng bạc là xuất phát từ đâu, khi mọi người đã nghe
được và hiểu biết về nó thì tôi tin mọi người sẽ không làm điều đó nữa.
Nếu ai đốt hình nhân thế mạng và đốt vàng mã thì phạm phải những điều như sau:
Thứ nhất, mất đi tính dân tộc của người Việt Nam, tức là chúng ta đang bị đô hộ văn hóa.
Vàng mã
và hình nhân thế mạng không phải xuất phát từ Việt Nam mà xuất phát từ
Trung Hoa. Cách đây mấy nghìn năm, chúng ta nằm ở phương Bắc, chịu ảnh
hưởng của nền văn hóa này. Thời xưa, tại Trung Quốc có những hủ tục tin
vào thần quyền, tin vào thần linh, tin vào sự huyền bí. Con người thời
buổi đó chưa được văn minh, chưa phát triển nên họ nhìn bóng đèn điện
cũng cho rằng ma quỷ. Mỗi năm đến ngày tế hà bá thì họ mang một cô gái
đẹp trong làng để dâng cho hà bá. Hoặc là ngày cúng thần lửa cũng phải
đưa một cô gái đẹp lên giàn thiêu.
Hay khi nhà vua chết, các cung phi mỹ
nữ của vua cũng phải tuẫn tiết theo. Nhà vua chết, quan quân phải xây
lăng tẩm ở dưới lòng đất sau đó đưa hết vàng bạc, châu báu của nhà vua
đem chôn ở dưới đó với ý nghĩ là trả lại cho vua. Và xuất phát từ đó,
hình nhân thế mạng, vàng mã được tạo ra là để đối phó với những hủ tục
này.
Vua chết, các quan quần thần có con
gái là phi tần của vua cũng đau đớn vì con mình phải chết theo. Khi con
người bắt đầu văn minh, bắt đầu biết yêu thương lẫn nhau, bắt đầu có
tình người thì họ phải nghĩ cách để đối phó với các tập tục. Các hình
nhân được tạo ra, trên người hình nhân có ghi tên của các phi tần, của
các cô gái đẹp được mang đi đốt, như là một sự thế mạng cho con người.
Vàng bạc cũng vậy, nếu mang chôn đi sẽ là sự lãng phí lớn, làm tổn thất
của cải của đất nước nên người Trung Hoa cũng làm vàng mã để đốt đi,
thay cho vàng bạc phải mang chôn.
Người Trung Hoa làm vậy để cứu mạng những người sống cho nên việc làm này là rất đúng" - Sư thầy Thích Tịnh Giác cho biết.
Cũng theo thầy Tịnh Giác, vào thời kỳ
đó vẫn chưa có trường học, giáo dục chưa phát triển nên không thể truyền
đạt được ý nghĩa này cho thế hệ sau mà mai một dần qua hình thức truyền
khẩu, tam sao thất bản, người trước làm rồi người sau biến hóa đi và
vàng mã không còn được sử dụng theo đúng nghĩa nữa. Người ta cứ nghĩ là
khi có ai chết là phải đốt vàng mã, hay khi bị bệnh tật thì phải đốt
hình nhân để chữa bệnh nên mới dẫn đến việc không hiểu và làm không
đúng. Đốt vàng mã với ý nghĩa để cho người đã chết được tiêu dùng thì
lại càng sai, và khi đó, đốt vàng mã trở thành mê tín.
"Ngày nay, chúng ta đang sống trong xã
hội phát triển, văn minh hơn, không còn những hủ tục khi xưa nữa thì
cũng nên dừng lại việc đốt vàng mã không đúng nghĩa như thế này. Nếu như
chúng ta vẫn sử dụng vàng mã thì vô tình chúng ta đang mất đi sự hiểu
biết của mình, làm mất đi văn hóa, tín ngưỡng, mất đi bản chất của dân
tộc Việt, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang bị nô lệ về văn hóa" -
Thầy Tịnh Giác nói.
Tội thứ hai, khi đốt
vàng mã mà thầy Tịnh Giác đưa ra là: đốt vàng mã chính là một sự mâu
thuẫn trong tâm tư của con người. Khi người thân mất đi, ai cũng cầu
mong họ sẽ được về một thế giới an lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không
ai mong muốn người thân chết đi lại phải xuống âm phủ. Thế nhưng khi
người Việt đốt vàng mã thì lại có ý nghĩ rằng đốt cho người thân ở dưới
âm phủ có cái mà dùng. Đó chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng.
Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện
là người thân đó bị đày xuống địa ngục làm trâu làm ngựa, làm ma quỷ để
nhận những thứ được đốt, tức là người đó sẽ không được siêu thoát.
Tội thứ ba, là chúng
ta đang lừa gạt chính mình. Tội lừa dối chính bản thân là tội nặng nhất.
Chúng ta cúng 1 triệu nhưng lại không dám cầm 1 triệu đó ra để đốt, mà
phải tốn thêm 50 nghìn tiền xe để chạy đi mua vàng mã, tức là quy đổi
tiền thật thành tiền giả, đồ dùng giả sau đó mới mang về đốt để lừa dối
chính mình. Như vậy, chúng ta đang sống có xác mà không có hồn, không có
sự tỉnh thức. Con người sống mà không có hồn là con người vô dụng,
không có ích cho xã hội và là một sự lãng phí vô cùng lớn" - Sư thầy
Thích Tịnh Giác phân tích.
Tội thứ tư mà người
Việt đang mắc phải khi đốt vàng mã là làm tổn thương lòng từ bi, con
người quá ư ích kỷ. Trong khi bao nhiêu người nghèo đang đói khổ, đang
mắc phải chứng bệnh nặng thì không góp tiền lại để cứu giúp họ, đóng góp
để nghiên cứu chữa trị những căn bệnh nan y mà nhẫn tâm đem đốt những
đồng tiền của mình một cách vô nghĩa. Cũng có nghĩa người Việt đang tiêu
diệt lòng từ bi của chính mình, dẫn đến xã hội bất an, gia đình bất ổn.
Con người không còn tình thương thì sẽ không có chuyện thương vợ thương
chồng thương con thương cái. Vô hình, hành động đó đang tạo lên một sự
bất an lớn cho gia đình, xã hội.
Tội thứ năm, chúng ta
đang tin tưởng một cách vô căn cứ những điều mà chúng ta đang làm. Việt
Nam đồng không phải là tiền tệ phổ biến thế giới, và khi giao dịch với
các nước khác, đồng tiền của chúng ta phải được bảo chứng, phải thông
qua ngân hàng để đổi sang tiền USD, tiền của Lào, của Thái Lan, của
Campuchia.... để giao dịch. Vậy với loại tiền vàng mã mà chúng ta đang
đốt, ai sẽ là người bảo chứng cho chúng ta là sẽ dùng được ở dưới âm
phủ? Ngân hàng nào sẽ đứng ra quy đổi cho chúng ta? Cho nên đây là điều
không hợp lý và chúng ta cần phải xem lại xem tinh thần của mình liệu có
đang ổn định?" - Thầy Tịnh Giác nói.
Tội thứ sáu, khi đốt
vàng mã làm phạm phải tội sát sinh. Giấy được làm từ cây rừng, khi con
người sử dụng phải có sự chuyển đổi, phải giúp ích cho cuộc sống của con
người. Nếu sử dụng chỉ để thỏa mãn cho vấn đề tâm linh nhưng sự thỏa
mãn đó lại không có căn cứ, không hợp lý thì vô tình gây nên sự lãng phí
lớn, đang khuyến khích chặt cây rừng, hủy hoại môi trường, đe dọa đến
cuộc sống của con người để phục vụ mục đích không đúng đắn. Đó là cũng
được xếp vào tội sát sinh.
"Chúng ta đều là những người có ăn có
học cho nên đừng để thua nhưng "con buôn", đừng để sống chỉ có xác mà
không có hồn. Tôi tin rằng, khi mọi người biết được, hiểu được thì sẽ
mọi người sẽ hành động khác" - Thầy Thích Tịnh Giác kết luận.
http://motthegioi.vn/xa-hoi/doi-song/6-toi-loi-lon-nhat-ma-nguoi-viet-dang-
Bàn ra tán vào (0)
PHÂN TÍCH BÀI VIẾT VỀ 6 TỘI KHI ĐỐT VÀNG MÃ CỦA NHÀ SƯ THÍCH TỊNH GIÁC.
Cớ sao nhà sư Thích Tịnh Giác dựa vào cơ sở nào, tài liệu nào mà khơi khơi khẳng định đó là tập tục của người Trung quốc ? Chẳng lẽ người Việt không biết thờ phụng ông bà tổ tiên sao ?
Đốt vàng mã là một tập tục, một nghi lễ cúng bái mà dân gian ta đã có từ xưa. Đó là một hình thức tưởng nhớ, quan tâm đến người đã khuất và cũng là một nét văn hóa rất đẹp trong tâm hồn Việt.
Cớ sao nhà sư Thích Tịnh Giác dựa vào cơ sở nào, tài liệu nào mà khơi khơi khẳng định đó là tập tục của người Trung quốc ? Chẳng lẽ người Việt không biết thờ phụng ông bà tổ tiên sao ?
Về bài viết nêu 6 tội khi đốt vàng mã của nhà sư, tôi thấy cả 6 điểm đó đều có những điều KHÔNG THUYẾT PHỤC như sau :
1/- Ở điểm thứ nhất, ông Thích Tịnh Giác nói việc đốt vàng mã xuất phát từ bên Tàu. Chúng ta đốt vàng mã là “mất đi tính dân tộc của người Việt nam, tức là chúng ta đang bị đô hộ văn hóa.” (?)
Xin hỏi : Ông Thích Tịnh Giác là sư vậy hàng ngày ông có tụng kinh niệm Phật không ? Nếu ông trả lời là CÓ thì tức là ông cũng đang bị “đô hộ văn hóa”, đang làm mất đi “tính dân tộc của người Việt nam” đấy. Bởi vì nói theo luận thuyết của ông thì :
-Kinh Phật mà ông tụng niệm hàng ngày có xuất xứ từ Ấn độ, từ Tây tạng, từ Trung hoa đấy. Chả có kinh nào gốc từ Việt nam hết. Đạo Phật chính là sự truyền bá mà.
2/-Ở điểm thứ 2, ông sư nói :
“ Đốt vàng mã chính là một sự MÂU THUẪN trong tâm tư của con người. Khi người thân mất đi, ai cũng cầu mong họ sẽ được về một thế giới an lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không ai mong muốn người thân chết đi lại phải xuống âm phủ. Thế nhưng khi người Việt đốt vàng mã thì lại có ý nghĩ rằng đốt cho người thân ở dưới âm phủ có cái mà dùng. Đó chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng. Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện là người thân đó bị đày xuống địa ngục “
Ông sư đã nhận định quá SAI LẦM về tư tưởng và hành động của người đốt vàng mã.
Ông nên biết là người Việt có tính LO XA và DỰ PHÒNG. Tâm họ CẦU MONG (chữ của ông sư dùng) người thân được về thế giới an lạc nhưng họ KHÔNG CÓ QUYỀN LỰC để quyết định việc đó. Vì vậy, họ vẫn phải đốt vàng mã để “trừ hao” người thân của họ phải xuống địa ngục thì có cái mà dùng. Đó không phải là MÂU THUẪN mà chỉ là DỰ PHÒNG, LO XA.
3/- Ở điểm thứ 3, nhà sư cho rằng :
“chúng ta đang lừa gạt chính mình” khi đem tiền thật đổi lấy tiền giả để đốt”.
Về điểm này thì ông sư nhìn sự việc bằng con mắt của người còn sống. Ông có quan niệm là đốt tiền giả là mình tự lừa gạt mình. Như vậy nếu chúng ta đốt tiền thật mới là KHÔNG tự lừa gạt mình (?). Như vậy thì có lẽ ông nghĩ người đã chết cũng xài tiền thật như trên thế gian ?
Xin thưa với ông, con mắt ông nhìn hạn hẹp trên cõi đời ô trọc này quá. Nếu nói như ông thì khi cúng cây nhang, người ta đốt nhang, đốt trầm cũng là đốt tiền đấy. Và nếu ông nghĩ cõi TÂM LINH phải là cõi THẬT như trên đời thì ông tụng kinh làm gì, bởi vì tượng Phật bằng đá sao biết nghe kinh ?
Việc chúng ta mua tiền âm phủ về đốt thực ra KHÔNG PHẢI là “đổi tiền thật lấy tiền giả” mà chỉ là CHUYỂN ĐỔI đồng tiền thích hợp cho người chết xài mà thôi. Tỷ như ông đi du lịch Thái lan thì ông cũng phải đổi ra tiền Thái mà xài bên đó vậy. Còn cái mà ông gọi là “Tiền thật” tức là VN Dong, ông thử đem qua nước ngoài thử coi, ngay lập tức nó trở thành vô giá trị như tiền âm phủ. Thế lúc đó có phải nó đã trở thành GIẢ cái mà ông cho là THẬT hay không ?
Ông là nhà sư học kinh Phật lẽ nào ông không biết câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc- Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc” sao ? Vấn đề là ở tấm lòng ông dâng cúng tiền cho người chết thì ông có TIN là người đó sẽ nhận được hay không ?
4/- Ở điểm thứ 4, ông sư nói con người quá ích kỷ khi bao nhiêu người khác đang đói khổ mà lại đem tiền đi đốt một cách vô nghĩa (?)
Tôi xin nói ông sư rõ thế này : Tiền làm từ thiện là tiền làm từ thiện, tiền cúng kiếng là tiền cúng kiếng. Sao ông biết rằng những người CÓ TÂM giữ gìn lễ nghi thờ cúng không bao giờ làm từ thiện ?
Thế giới là bao la, người nghèo khổ là vô tận. Mỗi người ta đâu thể nào CỨU GIÚP được hết tất cả những người nghèo khổ trên đời ? Nếu nói như ông thì tại sao bản thân ông không đi làm ra lương thực, tiền của để cứu giúp HẾT TẤT CẢ những người nghèo khổ mà ông nói đến đi, mà cứ để thì giờ tụng kinh làm chi ?
5/- Về điểm thứ 5, tôi xin trả lời nhà sư ngắn gọn thế này : Ông là nhà sư mà sao suy nghĩ THỰC DỤNG quá. Ông đòi tiền vàng mã đốt phải có bảo chứng ? Ông cũng biết là trong đạo Phật thì chỉ cần có LÒNG THÀNH, tâm hướng thiện. Thế thì chính “lòng thành” của người đốt đã “bảo chứng” cho số vàng mã họ đốt rồi.
6/- Diểm thứ 6 ông sư nói lại càng vô lý. Ông cho rằng giấy được làm từ cây, khi đốt giấy là chúng ta phạm tội sát sanh ?
Thế thì sư cũng phạm tội sát sanh rồi sư ơi. Đậu hũ mà sư ăn chay hàng ngày được làm từ cây đậu nành đó. (!)
Thưa nhà sư Thích Tịnh Giác,
Ông có bao giờ nghe ai đó nói câu “Cái áo không làm nên nhà tu” chưa ? Tôi tin rằng ông là một nhà sư có “lý tưởng”.
Anh Chín Cà mau
08-2014
(KimAnh lấy từ FB)
6 “tội lỗi” lớn nhất mà người Việt đang mắc phải khi đốt vàng mã
Theo sư thầy Thích Tịnh Giác, bản chất của việc đốt vàng mã không
phải là xấu, không phải mê tín, nhưng nếu đốt mà không hiểu thì vô tình
người Việt đang mắc phải 6 tội lỗi, trong đó lớn nhất là tội làm mất đi
tính dân tộc, lừa gạt chính mình và làm tổn thương lòng từ bi.
Theo khảo sát của Một Thế Giới,
ngày 14 và sáng ngày 15 Tháng Bảy (âm lịch), trên các con phố ở Hà Nội
người người, nhà nhà thi nhau mang vàng mã ra đốt trước vỉa hẻ với ý
nghĩ cung cấp tiền bạc, vật dụng cho người thân đã mất để họ có cái tiêu
xài ở thế giới bên kia và đốt cho các cô hồn.
Nhiều người bỏ tiền triệu để đốt cho người đã mất. Ảnh minh họa. |
Có thể thấy, cúng Rằm Tháng Bảy và
đốt vàng mã vào ngày này đã trở thành một phong tục của người dân Hà Nội
nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Hàng nghìn người sẵn sàng bỏ
ra tiền triệu để sắm sửa vàng mã, để cúng tế sau đó đốt đi. Vậy, ý
nghĩa thực sự của việc đốt vàng mã là gì? Liệu đốt vàng mã có phải là mê
tín?
Luận bàn về điều này nhân ngày Rằm Tháng Bảy, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với Sư thầy Thích Tịnh Giác - Sư Trụ trì chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
"Đốt vàng mã không phải là sự mê tín
mà là một vấn đề mang tính hiểu biết và giáo dục. Cần phải hiểu là hình
nhân thế mạng và vàng bạc là xuất phát từ đâu, khi mọi người đã nghe
được và hiểu biết về nó thì tôi tin mọi người sẽ không làm điều đó nữa.
Nếu ai đốt hình nhân thế mạng và đốt vàng mã thì phạm phải những điều như sau:
Thứ nhất, mất đi tính dân tộc của người Việt Nam, tức là chúng ta đang bị đô hộ văn hóa.
Vàng mã
và hình nhân thế mạng không phải xuất phát từ Việt Nam mà xuất phát từ
Trung Hoa. Cách đây mấy nghìn năm, chúng ta nằm ở phương Bắc, chịu ảnh
hưởng của nền văn hóa này. Thời xưa, tại Trung Quốc có những hủ tục tin
vào thần quyền, tin vào thần linh, tin vào sự huyền bí. Con người thời
buổi đó chưa được văn minh, chưa phát triển nên họ nhìn bóng đèn điện
cũng cho rằng ma quỷ. Mỗi năm đến ngày tế hà bá thì họ mang một cô gái
đẹp trong làng để dâng cho hà bá. Hoặc là ngày cúng thần lửa cũng phải
đưa một cô gái đẹp lên giàn thiêu.
Hay khi nhà vua chết, các cung phi mỹ
nữ của vua cũng phải tuẫn tiết theo. Nhà vua chết, quan quân phải xây
lăng tẩm ở dưới lòng đất sau đó đưa hết vàng bạc, châu báu của nhà vua
đem chôn ở dưới đó với ý nghĩ là trả lại cho vua. Và xuất phát từ đó,
hình nhân thế mạng, vàng mã được tạo ra là để đối phó với những hủ tục
này.
Vua chết, các quan quần thần có con
gái là phi tần của vua cũng đau đớn vì con mình phải chết theo. Khi con
người bắt đầu văn minh, bắt đầu biết yêu thương lẫn nhau, bắt đầu có
tình người thì họ phải nghĩ cách để đối phó với các tập tục. Các hình
nhân được tạo ra, trên người hình nhân có ghi tên của các phi tần, của
các cô gái đẹp được mang đi đốt, như là một sự thế mạng cho con người.
Vàng bạc cũng vậy, nếu mang chôn đi sẽ là sự lãng phí lớn, làm tổn thất
của cải của đất nước nên người Trung Hoa cũng làm vàng mã để đốt đi,
thay cho vàng bạc phải mang chôn.
Người Trung Hoa làm vậy để cứu mạng những người sống cho nên việc làm này là rất đúng" - Sư thầy Thích Tịnh Giác cho biết.
Cũng theo thầy Tịnh Giác, vào thời kỳ
đó vẫn chưa có trường học, giáo dục chưa phát triển nên không thể truyền
đạt được ý nghĩa này cho thế hệ sau mà mai một dần qua hình thức truyền
khẩu, tam sao thất bản, người trước làm rồi người sau biến hóa đi và
vàng mã không còn được sử dụng theo đúng nghĩa nữa. Người ta cứ nghĩ là
khi có ai chết là phải đốt vàng mã, hay khi bị bệnh tật thì phải đốt
hình nhân để chữa bệnh nên mới dẫn đến việc không hiểu và làm không
đúng. Đốt vàng mã với ý nghĩa để cho người đã chết được tiêu dùng thì
lại càng sai, và khi đó, đốt vàng mã trở thành mê tín.
"Ngày nay, chúng ta đang sống trong xã
hội phát triển, văn minh hơn, không còn những hủ tục khi xưa nữa thì
cũng nên dừng lại việc đốt vàng mã không đúng nghĩa như thế này. Nếu như
chúng ta vẫn sử dụng vàng mã thì vô tình chúng ta đang mất đi sự hiểu
biết của mình, làm mất đi văn hóa, tín ngưỡng, mất đi bản chất của dân
tộc Việt, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang bị nô lệ về văn hóa" -
Thầy Tịnh Giác nói.
Tội thứ hai, khi đốt
vàng mã mà thầy Tịnh Giác đưa ra là: đốt vàng mã chính là một sự mâu
thuẫn trong tâm tư của con người. Khi người thân mất đi, ai cũng cầu
mong họ sẽ được về một thế giới an lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không
ai mong muốn người thân chết đi lại phải xuống âm phủ. Thế nhưng khi
người Việt đốt vàng mã thì lại có ý nghĩ rằng đốt cho người thân ở dưới
âm phủ có cái mà dùng. Đó chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng.
Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện
là người thân đó bị đày xuống địa ngục làm trâu làm ngựa, làm ma quỷ để
nhận những thứ được đốt, tức là người đó sẽ không được siêu thoát.
Tội thứ ba, là chúng
ta đang lừa gạt chính mình. Tội lừa dối chính bản thân là tội nặng nhất.
Chúng ta cúng 1 triệu nhưng lại không dám cầm 1 triệu đó ra để đốt, mà
phải tốn thêm 50 nghìn tiền xe để chạy đi mua vàng mã, tức là quy đổi
tiền thật thành tiền giả, đồ dùng giả sau đó mới mang về đốt để lừa dối
chính mình. Như vậy, chúng ta đang sống có xác mà không có hồn, không có
sự tỉnh thức. Con người sống mà không có hồn là con người vô dụng,
không có ích cho xã hội và là một sự lãng phí vô cùng lớn" - Sư thầy
Thích Tịnh Giác phân tích.
Tội thứ tư mà người
Việt đang mắc phải khi đốt vàng mã là làm tổn thương lòng từ bi, con
người quá ư ích kỷ. Trong khi bao nhiêu người nghèo đang đói khổ, đang
mắc phải chứng bệnh nặng thì không góp tiền lại để cứu giúp họ, đóng góp
để nghiên cứu chữa trị những căn bệnh nan y mà nhẫn tâm đem đốt những
đồng tiền của mình một cách vô nghĩa. Cũng có nghĩa người Việt đang tiêu
diệt lòng từ bi của chính mình, dẫn đến xã hội bất an, gia đình bất ổn.
Con người không còn tình thương thì sẽ không có chuyện thương vợ thương
chồng thương con thương cái. Vô hình, hành động đó đang tạo lên một sự
bất an lớn cho gia đình, xã hội.
Tội thứ năm, chúng ta
đang tin tưởng một cách vô căn cứ những điều mà chúng ta đang làm. Việt
Nam đồng không phải là tiền tệ phổ biến thế giới, và khi giao dịch với
các nước khác, đồng tiền của chúng ta phải được bảo chứng, phải thông
qua ngân hàng để đổi sang tiền USD, tiền của Lào, của Thái Lan, của
Campuchia.... để giao dịch. Vậy với loại tiền vàng mã mà chúng ta đang
đốt, ai sẽ là người bảo chứng cho chúng ta là sẽ dùng được ở dưới âm
phủ? Ngân hàng nào sẽ đứng ra quy đổi cho chúng ta? Cho nên đây là điều
không hợp lý và chúng ta cần phải xem lại xem tinh thần của mình liệu có
đang ổn định?" - Thầy Tịnh Giác nói.
Tội thứ sáu, khi đốt
vàng mã làm phạm phải tội sát sinh. Giấy được làm từ cây rừng, khi con
người sử dụng phải có sự chuyển đổi, phải giúp ích cho cuộc sống của con
người. Nếu sử dụng chỉ để thỏa mãn cho vấn đề tâm linh nhưng sự thỏa
mãn đó lại không có căn cứ, không hợp lý thì vô tình gây nên sự lãng phí
lớn, đang khuyến khích chặt cây rừng, hủy hoại môi trường, đe dọa đến
cuộc sống của con người để phục vụ mục đích không đúng đắn. Đó là cũng
được xếp vào tội sát sinh.
"Chúng ta đều là những người có ăn có
học cho nên đừng để thua nhưng "con buôn", đừng để sống chỉ có xác mà
không có hồn. Tôi tin rằng, khi mọi người biết được, hiểu được thì sẽ
mọi người sẽ hành động khác" - Thầy Thích Tịnh Giác kết luận.
http://motthegioi.vn/xa-hoi/doi-song/6-toi-loi-lon-nhat-ma-nguoi-viet-dang-