Cõi Người Ta
Phụ nữ có quyền hưởng thụ tình dục- Kim Minh
“Trước hôn nhân, sex có thể coi là một dịch vụ dùng thử miễn phí mà ta từ chối, vậy là ta đã tự làm mất đi cơ hội thắng trong canh bạc hôn nhân của cuộc đời mình”.
Là tác giả cuốn Hồi ký Tâm Phan, Sex và những thứ khác, Lần đầu làm mẹ, Yêu như là sống, Tâm Phan được biết đến là một nhà văn trẻ mạnh mẽ và cá tính. Tâm Phan hiện đang sống cùng chồng và con gái nhỏ tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trước những tranh luận trái chiều về phụ nữ hiện đại và sex (quan hệ tình dục) trước hôn nhân, Tâm Phan đã dành thời gian chia sẻ thẳng thắn.
Được nếm thử đàng hoàng, tại sao không?
- Người ta biết đến Tâm Phan với những quan niệm cởi mở về sex trong tình yêu. Chị có thể chia sẻ lý do ủng hộ sex trước hôn nhân?
Trước hết sex là một nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Sex không phải là vấn đề tâm linh mơ hồ. Hôn nhân cũng không phải là vấn đề tâm linh mơ hồ phải không ạ? Hôn nhân luôn song hành cùng sex và chúng có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một hôn nhân hạnh phúc thường đi cùng với sex hòa hợp. Tôi có được đọc số liệu thống kê là “hơn 50% số vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân không hòa hợp trong đời sống tình dục”.
Tâm Phan – nữ nhà văn trẻ được biết đến với những trang viết đầy cá tính và cách nhìn thẳng thắn về sex..
- Vậy thì tại sao chúng ta lại liều mình chơi canh bạc hôn nhân mà chưa có đến 50% cơ hội thắng?
- Người tiêu dùng luôn thích dùng thử miễn phí, ưng rồi mới mua hàng. Vậy thì một con người, không phải hàng hóa, mà quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều vì người đó sẽ chung sống với ta hàng chục năm, cho đến cuối đời thì tại sao ta không thử? Cưới nhau rồi mới phát hiện ra rằng sex không hòa hợp thì đã quá muộn, hàng mua rồi miễn trả lại. Trước hôn nhân, sex có thể coi là một dịch vụ dùng thử miễn phí. Mà ta từ chối, vậy là ta đã tự làm mất đi cơ hội thắng trong canh bạc hôn nhân của cuộc đời mình.
Tôi hoàn toàn tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người. Có người muốn giữ gìn trinh tiết cho đêm tân hôn, đó là sự lựa chọn của họ. Giống như một người tiêu dùng từ chối dùng thử và muốn mua luôn món đồ họ cho là hoàn hảo. Dĩ nhiên họ phải chấp nhận nếu món đồ mở ra không như những gì mong đợi. Điều này không ảnh hưởng tới Xã hội hay bất kỳ ai khác mà chỉ ảnh hưởng tới cuộc đời của chính người đó.
- Theo chị, phụ nữ ở tuổi nào thì đủ chín chắn để quyết định “have sex”?
- Tôi nghĩ chúng ta không thể định tuổi để qun hệ tình dục. Vì sex là một nhu cầu sinh lý bình thường. Ở tuổi dậy thì tất cả chúng ta đều ý thức về giới tính, bắt đầu khao khát dục tính (dù không dám thể hiện ra) nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Khi có điều kiện thuận lợi thì bản năng sinh lý sẽ trỗi dậy và dẫn đến sex. Cho dù độ tuổi quan hệ có được đưa vào văn bản luật pháp là 18 tuổi thì tôi tin rằng rất nhiều trẻ vị thành niên phạm pháp. Thực tế cho thấy là tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đang gia tăng tới mức báo động. Chúng ta không thể làm ngơ và coi như chuyện ở một Thế giới khác được. Đừng cấm đoán - hãy ngăn chặn. Ngăn chặn ở đây không phải là ngăn chặn sex trước hôn nhân, bởi vì không ai có thể ngăn chặn được. Hãy ngăn chặn tình trạng nạo phá thai trong giới trẻ Việt Nam bằng cách giáo dục tuyên truyền về an toàn tình dục.
- Chị từng chia sẻ trong cuốn “Sex và những thứ khác” rằng chị đã sex từ năm 19 tuổi. Bây giờ nhìn lại chị thấy quyết định ngày đó của mình có đúng đắn không? Theo chị sex có quan trọng trong tình yêu?
- Hoàn toàn đúng đắn bởi vì tôi yêu anh ấy và có ý định chung sống với anh ấy cả đời. Việc quan hệ tình dục với người mình yêu và là người chồng tương lai của mình thì có gì sai? Đó hoàn toàn là quyền tự do cá nhân của 1 con người. Sự thực là tôi còn hơi trễ (khi đến với sex) so với nhiều bạn gái cùng trang lứa, họ quan hệ từ năm 15-16 tuổi. Tôi cũng không hề ngạc nhiên nếu như giới trẻ Việt Nam ngày nay quan hệ còn sớm hơn thế. Đây là một thực tế đáng báo động mà chúng ta không nên tảng lờ mà phải nhìn thẳng vào vấn đề giáo dục giới tính cho các em từ khối phổ thông cơ sở.
Sex trong tình yêu không quan trọng như sex trong hôn nhân. Tình yêu có thể có sex, có thể không nhưng hôn nhân chắc chắn phải có sex. Vì vậy yêu nhau mà tiến tới hôn nhân thì cần phải trải nghiệm để xem sex có hòa hợp không. Điều đó ít nhất cũng đảm bảo 50% cho một hôn nhân bền vững.
- “Phụ nữ dù lấy chồng rồi vẫn khó quên được người đầu tiên trong đời. Sẽ dễ bị ám ảnh bởi người cũ nếu chuyện chăn gối với chồng không thỏa mãn”, theo chị điều đó có đúng không?
- Không. Người đầu tiên hay người thứ n mà sex không hòa hợp thì không ai mong gặp lại cả. Phụ nữ ngày nay tự chủ hơn nhiều. Nếu chuyện chăn gối với chồng không thỏa mãn thì họ có thể tìm người khác thay thế, có thể là những người mới quen chứ không nhất thiết phải là người yêu cũ. Nhân đây tôi mới nói, những phụ nữ không thỏa mãn trong chuyện chăn gối với chồng thường là những người khi xưa nói không với sex trước hôn nhân. Sau khi cưới mới nhận ra là không thỏa mãn và bắt đầu đi nếm thử những người đàn ông khác, phải lén lút sau lưng chồng. Tại sao lại tự đưa bản thân vào tình huống này khi mà có cơ hội nếm thử đàng hoàng thì lại từ chối? Mong rằng các phụ nữ khôn ngoan sẽ tránh không lâm vào tình cảnh như này.
- Một số ý kiến chia sẻ rằng, họ không sẵn sàng sex trước hôn nhân vì lo sợ những hệ quả như mang thai ngoài ý muốn, lây bệnh truyền nhiễm. Dĩ nhiên ta có rất nhiều biện pháp phòng tránh như bao cao su, thuốc tránh thai…Nhưng vẫn không thể tránh khỏi những cái lỡ. Và thực tế ở Việt Nam các ca nạo phá thai hàng năm vẫn không ngừng gia tăng. Chị nghĩ gì về điều này?
- Đó là sự lo sợ của người thiếu kiến thức. Giống như không dám ra đường vì sợ xe đâm - nguyên do là không biết gì về luật lệ giao thông. Tôi có thể hiểu và tôn trọng những người nói không với sex trước hôn nhân vì niềm tin tôn giáo hay vì một lý tưởng cá nhân nào đó. Nhưng nếu viện lý do là vì sợ mang thai, sợ lây bệnh truyền nhiễm thì người này cần phải được giáo dục giới tính để hiểu thế nào là an toàn tình dục. Cả thế giới dùng bao cao su và thuốc tránh thai chứ không riêng gì Việt Nam mà tại sao ở Việt Nam tỉ lệ lỡ cao tới mức báo động? Đừng đổ lỗi nữa, hãy phổ cập giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Việt Nam.
“Tôi cũng có con gái nhưng tôi không chờ con tôi tới tuổi 13-14 mà khi con 9 tuổi tôi sẽ nói chuyện với con về tình dục và an toàn tình dục”.
Sex như phương Tây là có giáo dục
- Chúng ta vẫn biết rằng chuyện sex ở phương Tây rất cởi mở. Chị đã sống ở nước ngoài một thời gian dài, chị có thể nhận xét cụ thể hơn về sự cởi mở ấy?
- Phương Tây không phải cởi mở mà sex đối với họ chỉ là vấn đề sinh lý. Sex không phải cái gì to tát ghê gớm mà phải thầm thì kiêng kị. Người Việt Nam luôn gắn liền sex với yêu khiến sex trở nên rất thiêng liêng. Tuy nhiên, phương Tây họ rất rõ ràng. Sex là sex, yêu là yêu. Tình yêu thường đi đôi với sex. Nhưng sex hoàn toàn có thể đi một mình mà không cần tình yêu. Đây là lý do tại sao dịch vụ mua bán dâm phát triển. Điều tôi không hiểu theo đúng logic là người Việt Nam không chấp nhận việc ngủ với người lạ (sex ngay lần đầu gặp mặt) nhưng lại coi việc mua dâm, ngủ với gái điếm là bình thường?
Phương Tây họ có thể ngủ với nhau ngay lần gặp đầu tiên nhưng đó hoàn toàn chỉ là sex (không có tình yêu). Đó là sự tự nguyện trao đổi, tôi sướng - anh sướng, không ai phải mất tiền. Chấm hết. Chẳng tình cảm, chẳng bạn bè gì, thậm chí chẳng cần biết tên.
Tôi không gọi đó là cởi mở mà tôi cho rằng đó là có giáo dục. Họ đều ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân khi quan hệ tình dục. Sex là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý cá nhân. Họ biết cách phòng tránh những rủi ro gây hại cho sức khỏe và khi đã ở trong vòng an toàn họ chỉ việc hưởng thụ sex. Chỉ có người thiếu giáo dục về giới tính mới nơm nớp lo sợ bệnh tật và sẽ không bao giờ biết hưởng thụ sex cả. Sex là một trong tứ khoái trời ban cho con người. Không được biết cảm giác “khoái” đó chỉ vì kiến thức hạn chế thì quả là một điều đáng tiếc.
- Nghe nói ở nhiều nước đàn ông sẽ thấy căng thẳng nếu người mình yêu vẫn còn trinh?
- Đàn ông phương Tây không bao giờ quan tâm đến việc bạn gái còn trinh hay không. Bởi lẽ đối với họ, trẻ bình thường ở tuổi dậy thì đều khám phá sex hết rồi. Họ sẽ giật mình nghi vấn nếu như cô ấy vẫn còn trinh, lo ngại một góc khuất về vấn đề tâm lý của cô ấy. Có lẽ họ sẽ dè chừng với những cô gái còn trinh hơn vì sự bất bình thường này.
- Chị ủng hộ sex trước hôn nhân, theo logic sẽ không coi trọng trinh tiết của người phụ nữ. Vậy theo chị, điều gì là chuẩn mực làm thước đo giá trị của người phụ nữ?
- Đối với tôi trinh tiết chỉ là cái màng da thuộc cơ thể người phụ nữ. Cái màng đó còn hay mất không quan trọng bởi vì chẳng ai nhìn thấy nó bao giờ. Tại sao chúng ta lại sợ mất thứ mà chúng ta chưa nhìn thấy bao giờ? Quá vô lý. Tôi coi trọng cái tiết hạnh của một người phụ nữ. Cô ấy có thể đã mất trinh từ năm 16 tuổi nhưng cô ấy chỉ have sex với người cô yêu và chung thủy với người ấy. Ngược lại, 1 cô gái 25 tuổi vẫn còn trinh nhưng hẹn hò lả lơi với 3 người đàn ông cùng lúc thì không thể coi là tiết hạnh được. Cái màng trinh không thể che lấp tính đĩ thõa của một con người.
- Giả dụ một người phụ nữ ở tuổi 26, đã trải qua 5-6 mối tình, mối tình nào cô ấy cũng yêu say đắm và có sex với người mình yêu. Đó có gọi là sống buông thả? Nếu không thì như thế nào gọi là buông thả?
- Không thể gọi đó là sống buông thả được. Chúng ta không ai tự định đoạt số phận của mình. Không phải cái gì muốn là được. Các cụ có câu: người tính không bằng trời tính. Dù cô ấy có yêu thật lòng, muốn lấy người ta làm chồng nhưng người ta không yêu thì biết làm sao? Đó không phải lỗi của cô ấy. Làm sao có thể bắt cô ấy yêu ai là phải lấy người đó, nếu không lấy được thì vu cô ta là loại buông thả? Vô lý.
Đối với tôi sống buông thả là sống vô trách nhiệm - vô trách nhiệm với bản thân, vô trách nhiệm với những người có liên quan. Ví dụ như: nay ngủ với người này mai ngủ với người khác, không có biện pháp tránh thai an toàn, có bầu cũng không biết đứa bé là con ai. Đẻ con ra quẳng cho bà ngoại nuôi rồi lại tự do nay ngủ người này mai ngủ người khác. Đấy mới gọi là sống buông thả. PN chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Phụ nữ có quyền hưởng thụ tình dục- Kim Minh
“Trước hôn nhân, sex có thể coi là một dịch vụ dùng thử miễn phí mà ta từ chối, vậy là ta đã tự làm mất đi cơ hội thắng trong canh bạc hôn nhân của cuộc đời mình”.
Là tác giả cuốn Hồi ký Tâm Phan, Sex và những thứ khác, Lần đầu làm mẹ, Yêu như là sống, Tâm Phan được biết đến là một nhà văn trẻ mạnh mẽ và cá tính. Tâm Phan hiện đang sống cùng chồng và con gái nhỏ tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trước những tranh luận trái chiều về phụ nữ hiện đại và sex (quan hệ tình dục) trước hôn nhân, Tâm Phan đã dành thời gian chia sẻ thẳng thắn.
Được nếm thử đàng hoàng, tại sao không?
- Người ta biết đến Tâm Phan với những quan niệm cởi mở về sex trong tình yêu. Chị có thể chia sẻ lý do ủng hộ sex trước hôn nhân?
Trước hết sex là một nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Sex không phải là vấn đề tâm linh mơ hồ. Hôn nhân cũng không phải là vấn đề tâm linh mơ hồ phải không ạ? Hôn nhân luôn song hành cùng sex và chúng có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một hôn nhân hạnh phúc thường đi cùng với sex hòa hợp. Tôi có được đọc số liệu thống kê là “hơn 50% số vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân không hòa hợp trong đời sống tình dục”.
Tâm Phan – nữ nhà văn trẻ được biết đến với những trang viết đầy cá tính và cách nhìn thẳng thắn về sex..
- Vậy thì tại sao chúng ta lại liều mình chơi canh bạc hôn nhân mà chưa có đến 50% cơ hội thắng?
- Người tiêu dùng luôn thích dùng thử miễn phí, ưng rồi mới mua hàng. Vậy thì một con người, không phải hàng hóa, mà quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều vì người đó sẽ chung sống với ta hàng chục năm, cho đến cuối đời thì tại sao ta không thử? Cưới nhau rồi mới phát hiện ra rằng sex không hòa hợp thì đã quá muộn, hàng mua rồi miễn trả lại. Trước hôn nhân, sex có thể coi là một dịch vụ dùng thử miễn phí. Mà ta từ chối, vậy là ta đã tự làm mất đi cơ hội thắng trong canh bạc hôn nhân của cuộc đời mình.
Tôi hoàn toàn tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người. Có người muốn giữ gìn trinh tiết cho đêm tân hôn, đó là sự lựa chọn của họ. Giống như một người tiêu dùng từ chối dùng thử và muốn mua luôn món đồ họ cho là hoàn hảo. Dĩ nhiên họ phải chấp nhận nếu món đồ mở ra không như những gì mong đợi. Điều này không ảnh hưởng tới Xã hội hay bất kỳ ai khác mà chỉ ảnh hưởng tới cuộc đời của chính người đó.
- Theo chị, phụ nữ ở tuổi nào thì đủ chín chắn để quyết định “have sex”?
- Tôi nghĩ chúng ta không thể định tuổi để qun hệ tình dục. Vì sex là một nhu cầu sinh lý bình thường. Ở tuổi dậy thì tất cả chúng ta đều ý thức về giới tính, bắt đầu khao khát dục tính (dù không dám thể hiện ra) nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Khi có điều kiện thuận lợi thì bản năng sinh lý sẽ trỗi dậy và dẫn đến sex. Cho dù độ tuổi quan hệ có được đưa vào văn bản luật pháp là 18 tuổi thì tôi tin rằng rất nhiều trẻ vị thành niên phạm pháp. Thực tế cho thấy là tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đang gia tăng tới mức báo động. Chúng ta không thể làm ngơ và coi như chuyện ở một Thế giới khác được. Đừng cấm đoán - hãy ngăn chặn. Ngăn chặn ở đây không phải là ngăn chặn sex trước hôn nhân, bởi vì không ai có thể ngăn chặn được. Hãy ngăn chặn tình trạng nạo phá thai trong giới trẻ Việt Nam bằng cách giáo dục tuyên truyền về an toàn tình dục.
- Chị từng chia sẻ trong cuốn “Sex và những thứ khác” rằng chị đã sex từ năm 19 tuổi. Bây giờ nhìn lại chị thấy quyết định ngày đó của mình có đúng đắn không? Theo chị sex có quan trọng trong tình yêu?
- Hoàn toàn đúng đắn bởi vì tôi yêu anh ấy và có ý định chung sống với anh ấy cả đời. Việc quan hệ tình dục với người mình yêu và là người chồng tương lai của mình thì có gì sai? Đó hoàn toàn là quyền tự do cá nhân của 1 con người. Sự thực là tôi còn hơi trễ (khi đến với sex) so với nhiều bạn gái cùng trang lứa, họ quan hệ từ năm 15-16 tuổi. Tôi cũng không hề ngạc nhiên nếu như giới trẻ Việt Nam ngày nay quan hệ còn sớm hơn thế. Đây là một thực tế đáng báo động mà chúng ta không nên tảng lờ mà phải nhìn thẳng vào vấn đề giáo dục giới tính cho các em từ khối phổ thông cơ sở.
Sex trong tình yêu không quan trọng như sex trong hôn nhân. Tình yêu có thể có sex, có thể không nhưng hôn nhân chắc chắn phải có sex. Vì vậy yêu nhau mà tiến tới hôn nhân thì cần phải trải nghiệm để xem sex có hòa hợp không. Điều đó ít nhất cũng đảm bảo 50% cho một hôn nhân bền vững.
- “Phụ nữ dù lấy chồng rồi vẫn khó quên được người đầu tiên trong đời. Sẽ dễ bị ám ảnh bởi người cũ nếu chuyện chăn gối với chồng không thỏa mãn”, theo chị điều đó có đúng không?
- Không. Người đầu tiên hay người thứ n mà sex không hòa hợp thì không ai mong gặp lại cả. Phụ nữ ngày nay tự chủ hơn nhiều. Nếu chuyện chăn gối với chồng không thỏa mãn thì họ có thể tìm người khác thay thế, có thể là những người mới quen chứ không nhất thiết phải là người yêu cũ. Nhân đây tôi mới nói, những phụ nữ không thỏa mãn trong chuyện chăn gối với chồng thường là những người khi xưa nói không với sex trước hôn nhân. Sau khi cưới mới nhận ra là không thỏa mãn và bắt đầu đi nếm thử những người đàn ông khác, phải lén lút sau lưng chồng. Tại sao lại tự đưa bản thân vào tình huống này khi mà có cơ hội nếm thử đàng hoàng thì lại từ chối? Mong rằng các phụ nữ khôn ngoan sẽ tránh không lâm vào tình cảnh như này.
- Một số ý kiến chia sẻ rằng, họ không sẵn sàng sex trước hôn nhân vì lo sợ những hệ quả như mang thai ngoài ý muốn, lây bệnh truyền nhiễm. Dĩ nhiên ta có rất nhiều biện pháp phòng tránh như bao cao su, thuốc tránh thai…Nhưng vẫn không thể tránh khỏi những cái lỡ. Và thực tế ở Việt Nam các ca nạo phá thai hàng năm vẫn không ngừng gia tăng. Chị nghĩ gì về điều này?
- Đó là sự lo sợ của người thiếu kiến thức. Giống như không dám ra đường vì sợ xe đâm - nguyên do là không biết gì về luật lệ giao thông. Tôi có thể hiểu và tôn trọng những người nói không với sex trước hôn nhân vì niềm tin tôn giáo hay vì một lý tưởng cá nhân nào đó. Nhưng nếu viện lý do là vì sợ mang thai, sợ lây bệnh truyền nhiễm thì người này cần phải được giáo dục giới tính để hiểu thế nào là an toàn tình dục. Cả thế giới dùng bao cao su và thuốc tránh thai chứ không riêng gì Việt Nam mà tại sao ở Việt Nam tỉ lệ lỡ cao tới mức báo động? Đừng đổ lỗi nữa, hãy phổ cập giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Việt Nam.
“Tôi cũng có con gái nhưng tôi không chờ con tôi tới tuổi 13-14 mà khi con 9 tuổi tôi sẽ nói chuyện với con về tình dục và an toàn tình dục”.
Sex như phương Tây là có giáo dục
- Chúng ta vẫn biết rằng chuyện sex ở phương Tây rất cởi mở. Chị đã sống ở nước ngoài một thời gian dài, chị có thể nhận xét cụ thể hơn về sự cởi mở ấy?
- Phương Tây không phải cởi mở mà sex đối với họ chỉ là vấn đề sinh lý. Sex không phải cái gì to tát ghê gớm mà phải thầm thì kiêng kị. Người Việt Nam luôn gắn liền sex với yêu khiến sex trở nên rất thiêng liêng. Tuy nhiên, phương Tây họ rất rõ ràng. Sex là sex, yêu là yêu. Tình yêu thường đi đôi với sex. Nhưng sex hoàn toàn có thể đi một mình mà không cần tình yêu. Đây là lý do tại sao dịch vụ mua bán dâm phát triển. Điều tôi không hiểu theo đúng logic là người Việt Nam không chấp nhận việc ngủ với người lạ (sex ngay lần đầu gặp mặt) nhưng lại coi việc mua dâm, ngủ với gái điếm là bình thường?
Phương Tây họ có thể ngủ với nhau ngay lần gặp đầu tiên nhưng đó hoàn toàn chỉ là sex (không có tình yêu). Đó là sự tự nguyện trao đổi, tôi sướng - anh sướng, không ai phải mất tiền. Chấm hết. Chẳng tình cảm, chẳng bạn bè gì, thậm chí chẳng cần biết tên.
Tôi không gọi đó là cởi mở mà tôi cho rằng đó là có giáo dục. Họ đều ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân khi quan hệ tình dục. Sex là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý cá nhân. Họ biết cách phòng tránh những rủi ro gây hại cho sức khỏe và khi đã ở trong vòng an toàn họ chỉ việc hưởng thụ sex. Chỉ có người thiếu giáo dục về giới tính mới nơm nớp lo sợ bệnh tật và sẽ không bao giờ biết hưởng thụ sex cả. Sex là một trong tứ khoái trời ban cho con người. Không được biết cảm giác “khoái” đó chỉ vì kiến thức hạn chế thì quả là một điều đáng tiếc.
- Nghe nói ở nhiều nước đàn ông sẽ thấy căng thẳng nếu người mình yêu vẫn còn trinh?
- Đàn ông phương Tây không bao giờ quan tâm đến việc bạn gái còn trinh hay không. Bởi lẽ đối với họ, trẻ bình thường ở tuổi dậy thì đều khám phá sex hết rồi. Họ sẽ giật mình nghi vấn nếu như cô ấy vẫn còn trinh, lo ngại một góc khuất về vấn đề tâm lý của cô ấy. Có lẽ họ sẽ dè chừng với những cô gái còn trinh hơn vì sự bất bình thường này.
- Chị ủng hộ sex trước hôn nhân, theo logic sẽ không coi trọng trinh tiết của người phụ nữ. Vậy theo chị, điều gì là chuẩn mực làm thước đo giá trị của người phụ nữ?
- Đối với tôi trinh tiết chỉ là cái màng da thuộc cơ thể người phụ nữ. Cái màng đó còn hay mất không quan trọng bởi vì chẳng ai nhìn thấy nó bao giờ. Tại sao chúng ta lại sợ mất thứ mà chúng ta chưa nhìn thấy bao giờ? Quá vô lý. Tôi coi trọng cái tiết hạnh của một người phụ nữ. Cô ấy có thể đã mất trinh từ năm 16 tuổi nhưng cô ấy chỉ have sex với người cô yêu và chung thủy với người ấy. Ngược lại, 1 cô gái 25 tuổi vẫn còn trinh nhưng hẹn hò lả lơi với 3 người đàn ông cùng lúc thì không thể coi là tiết hạnh được. Cái màng trinh không thể che lấp tính đĩ thõa của một con người.
- Giả dụ một người phụ nữ ở tuổi 26, đã trải qua 5-6 mối tình, mối tình nào cô ấy cũng yêu say đắm và có sex với người mình yêu. Đó có gọi là sống buông thả? Nếu không thì như thế nào gọi là buông thả?
- Không thể gọi đó là sống buông thả được. Chúng ta không ai tự định đoạt số phận của mình. Không phải cái gì muốn là được. Các cụ có câu: người tính không bằng trời tính. Dù cô ấy có yêu thật lòng, muốn lấy người ta làm chồng nhưng người ta không yêu thì biết làm sao? Đó không phải lỗi của cô ấy. Làm sao có thể bắt cô ấy yêu ai là phải lấy người đó, nếu không lấy được thì vu cô ta là loại buông thả? Vô lý.
Đối với tôi sống buông thả là sống vô trách nhiệm - vô trách nhiệm với bản thân, vô trách nhiệm với những người có liên quan. Ví dụ như: nay ngủ với người này mai ngủ với người khác, không có biện pháp tránh thai an toàn, có bầu cũng không biết đứa bé là con ai. Đẻ con ra quẳng cho bà ngoại nuôi rồi lại tự do nay ngủ người này mai ngủ người khác. Đấy mới gọi là sống buông thả. PN chuyển