Cõi Người Ta
QUÊN ĐI NGÀY THÁNG CŨ
Tôi sinh ra là một người con gái con nhà nghèo. Bố tôi mất sớm lúc tôi chưa được 8 tuổi, mẹ tôi phải đi ở đợ cho một gia đình giầu có. Công việc hàng ngày của mẹ tôi là dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và nấu ăn cho nhà bà Đạm, một thương gia, chồng chết, có 2 người con, một trai và một gái. Con gái bà tên Minh Thư bằng tuổi tôi, có lẽ vì lý do này mà bà Đạm đã mướn mẹ tôi để có người chơi với con gái bà. Con trai bà tên Thuấn hơn tôi 7 tuổi.
Tôi được đi học cùng với Minh Thư, chúng tôi chơi thân với nhau khiến bà Đạm rất vui mừng và đối xử tử tế với mẹ con tôi. Tôi được biết trước đây bà Đạm có mướn một người làm nhưng Minh Thư không thích chơi với người con gái nên đã bị cho nghỉ việc.
Thuấn thương em gái nên tôi được thương lây. Thuấn thường hay đưa chúng tôi đi chơi, đi coi hát và chỉ dẫn cho chúng tôi làm bài ở trường. Thuấn che chở cho tôi và bênh vực tôi mỗi khi bị những đứa trẻ khác bắt nạt. Có lần chơi ở sân tôi bị té ngã, Thuấn ôm tôi vào lòng và an ủi tôi: “Em bé ngoan đừng khóc nữa anh thương”. Tôi cảm động muốn trào nước mắt. Thuấn vuốt nhẹ mái tóc tôi và lau nước mắt cho tôi . Chàng bảo “ Ngân Khánh phải cười trông mới đẹp”. Được Thuấn khen đẹp tôi thích và cười với chàng. Thuấn ôm chặt tôi một lần nữa rồi mới buông ra. Tuy mới 12 tuổi nhưng tôi mơ hồ hình như có một cảm giác là lạ, hay hay. Tôi mong té ngã một lần nữa để được Thuấn ôm tôi và lau nước mắt cho tôi… Tôi buồn nhất là ngày Thuấn phải ở nội trú trong trường Đại học. Tôi bắt đầu nhớ Thuấn. Mỗi cuối tuần tôi đứng ở cửa đợi Thuấn về và cứ như thế năm này qua năm khác rồi chúng tôi đã yêu nhau lúc nào tôi cũng không biết. Khi tôi học xong bậc Trung học thì Thuấn tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Tôi yêu Thuấn, một tình yêu chân thật, trọn vẹn chứ không bao giờ dám có ý định làm vợ Thuấn vì hai gia đình quá cách biệt, mặc dù Thuấn có nói với tôi là Thuấn sẽ cưới tôi làm vợ. Tôi tin tưởng ở Thuấn nhưng làm sao bà Đạm có thể chấp nhận mẹ tôi thông gia với bà. Tuy biết như thế nhưng chúng tôi vẫn yêu nhau say đắm và không thể rời xa nhau được.
Bà Đạm là một người đàn bà tốt nhưng rất cương quyết và thẳng thắn. Hình như bà đã biết được chuyện hai chúng tôi yêu nhau và chuyện Thuấn muốn cưới tôi làm vợ. Một hôm đợi Thuấn và Minh Thư đi vắng bà Đạm gọi hai mẹ con tôi lại và nói rất ôn tồn: “ Con gái chi Tư đã lớn nên ở đây bất tiện. Mặc dù tôi và hai con tôi rất quý hai mẹ con chị nhưng tôi vẫn phải cho chị nghỉ việc. Trai gái không nên để chúng nó gần nhau. Trong vòng một tuần chị tìm nơi khác để dọn ra. Tôi cho chị 6 tháng đủ tiền ăn ở, sau đó mẹ con chị có thể tự túc được. Tôi chỉ yêu cầu chị và cháu hứa với tôi một điều là không cho hai con tôi biết gì hết và không bao giờ được liên lạc với chúng nữa. Chị cứ sẵn sàng rồi đợi hôm nào hai con tôi không ở nhà thì dọn ra…”. Tôi quá bất ngờ và sửng sốt. Tim tôi ngừng đập, mặt tôi tái đi. Bà Đạm nhìn hai mẹ con tôi như ra lệnh. Tôi thấy bà thật nghiêm nghị. Gần 10 năm sống trong nhà bà, lần đầu tiên tôi thấy nơi bà đáng sợ như vậy. Mẹ tôi cũng sợ bà và nói trong nghẹn ngào: “ Tôi xin hứa và sẽ làm theo lời bà”. Bà Đạm gật đầu như để chấp nhận lời hứa của mẹ tôi. Bà nhìn sang phía tôi. Lúc này nước mắt tôi đã trào ra. Tôi nghĩ đến ngày phải xa Thuấn, xa Minh Thư, xa mái nhà thân yêu với bao kỷ niệm thời niên thiếu mà tôi đã quên đi tưởng như nhà mình. Không thấy tôi nói gì, mẹ tôi nắm chặt tay tôi và lắc nhẹ. Bà Đạm nhướng mắt lên ra lệnh. Tôi nói trong nghẹn ngào: “Cháu xin hứa sẽ làm theo lới bà ”.
Bốn hôm sau Thuấn và Minh Thư đi vắng, mẹ con tôi dọn ra khỏi nhà bà Đạm. Trước khi lên xe tôi nhìn ngôi nhà một lần cuối lòng không khỏi bùi ngùi. Nơi đây như một mái ấm gia đình trong thời niên thiếu, có bao nhiêu kỷ niệm, có mối tình đầu. Tôi bước đi nhưng đôi chân như hụt hẫng. Tôi thương tôi nhưng nhìn mẹ sụt sùi lau nước mắt tôi càng thương mẹ hơn. Thuấn ơi! Từ nay em sẽ phải xa anh, vĩnh viễn xa anh. Vì danh dự, vì giữ lời hứa với bà Đạm em không thể nào gặp lại anh được. Mối tình em với anh tưởng là thần tiên, bây giờ đây mỗi người một ngả. Anh biết gia đình em quá nghèo sao anh lại còn yêu em, sao anh lại muốn cưới em làm vợ để em phải xa anh… Đứng ở cửa tần ngần một lúc rồi mẹ con tôi lên xe để đến ở chung nhà với bà bán rau muống ngoàì chợ mà mẹ tôi đã quen vì hay mua rau của bà. Cuộc sống của mẹ con tôi hoàn toàn thay đổi. Bao nhiêu mộng đẹp của thời con gái đã tan theo mây khói. Tôi đang dự định thi vào một trường chuyên nghịêp nào đó để giúp đỡ mẹ tôi, nhưng không may chuyện xẩy ra quá bất ngờ, tôi không kịp xoay xở gì nữa. Tôi phải xin đi làm thư ký cho một hãng bào chế thuốc Tây. Nhìn những chuyên viên mặc áo trắng đi qua lại, tôi liên tưởng tới Thuấn trong bộ đồ bác sĩ y khoa, lòng tôi không khỏi xót xa. Tôi không bao giờ được gặp chàng nữa.
Mẹ tôi từ ngày dọn ra ngoài ở thì sức khỏe đã suy yếu nên không còn làm được gì nữa ngoài việc nấu ăn. Mẹ tôi nấu ăn ngon lắm. Nếu mẹ tôi còn trẻ bà đã mở một quán ăn. Gần 10 năm nấu ăn, cả nhà bà Đạm mọi người đều thích. Thuấn, con trai bà Đạm đã nói với mẹ : “ Con đã đi ăn tiệc ở nhiều nơi nhưng không ăn ở đâu ngon bằng ăn ở nhà do bà Tư nấu” . Nào là món gỏi gà bắp cải thêm chút rau răm, đậu phộng rang rắc lên trên . Rau muống xào tỏi hoặc xào với thịt bò, rồi món rau muống trộn với mắm tôm vắt chanh, thêm ít ngò gai, kinh giới và đậu phộng rang, có khi mẹ tôi cho thêm tép hay thịt thái nhỏ. Món nộm hoa chuối mẹ tôi gọi là nham hoa chuối cũng rất ngon. Cuối tuần mẹ tôi hay nấu bún riêu, bún ốc hoặc canh chua… món nào cũng đặc biệt. Nay mẹ con tôi đi rồi Thuấn không được ăn những món mà chàng thích nữa. Càng nghĩ tôi lại càng thương chàng. Anh ơi mẹ em đi rồi ai nấu cho anh ăn những món mà anh thích. Em đã học ở mẹ một vài món, dự định sẽ nấu cho anh ăn nhưng em chưa kịp làm thì đã phải xa anh. Xa anh em không được nói câu từ giã. Anh có trách em vô tình em cũng xin đành mang.
“Ngày đi lặng lẽ không từ giã
Cất bước âm thầm thương nhớ thôi”
Hai câu thơ của NT đã áp dụng với tôi bây giờ thấy đúng làm sao. Nếu một ngày kia tình cờ gặp lại anh hay Minh Thư em sẽ phải trả lời ra sao. Em có được nói sự thật là vì chúng mình yêu nhau nên mẹ anh đuổi mẹ con em không? Đầu óc tôi rối loạn, tôi không tìm được câu tả lời. Chắc tôi không nói thế được. Tôi không oán trách gì bà Đạm, nếu là tôi liệu tôi có làm khác bà được không ? Bà Đạm là người đàn bà có thế lực, làm sao bà có thể thông gia với mẹ tôi, một tôi tớ trong nhà mà bạn bè, khách khứa ai cũng biết. Tuy buồn nhưng tôi cũng thông cảm với bà. Mẹ tôi cũng biết thân phận mình nên không hề oán trách bà Đạm. Đôi lúc tôi tự trách tôi, làm sao tôi dám với quá cao để giờ bị té đau, nhưng rồi tôi lại bênh vược cho chính tôi. Người con trai như Thuấn làm sao tôi không yêu được. Thuấn có đầy đủ mọi điều kiện, người con gái mới lớn như tôi sao không ngã lòng. Con tim có những lý do riêng của nó, người ta vẫn nói thế.
Nhưng nếu chỉ yêu nhau rồi xa nhau thì cũng là sự thường tình của thế nhân, hợp để rồi tan, Trên đời này có biết bao nhiêu mối tình chia ly bằng nước mắt. Nhưng tôi đã yếu đuối, không làm chủ được thân xác tôi và đã dâng hiến trọn vẹn đời con gái của tôi cho Thuấn. Hai tháng nay tôi không thấy có kinh nguyệt, cơ thể tôi bắt đầu thay đổi, ngực tôi căng phồng thêm, tôi bắt đầu lo sợ. Tôi đi thử nghiệm và được biết tôi đã mang thai. Tôi đắn đo nhưng rồi cũng phải thú nhận với mẹ. Mẹ tôi không la mắng như tôi nghĩ, bà chỉ khuyên tôi cố gắng giữ gìn sức khoẻ cho cái thai được tốt. Mẹ tôi cũng nghĩ như tôi là vì danh dự và giữ lời hứa nên không cho Thuấn biết tôi đã có thai với chàng. Tôi thấy mẹ tôi buồn, tôi hỏi là mẹ có trách vì tôi mà bà Đạm đuổi mẹ con tôi không thì mẹ tôi trả lời là bà không trách nhưng thương tôi, tội nghiệp cho tôi. Bà biết trai gái mà để sống chung với nhau trong nhà thì chuyện gì rồi cũng sẽ phải xẩy ra, nhưng bà chưa kịp khuyên bảo tôi.
Tôi mang thai được gần 9 tháng thì mẹ tôi qua đời. Buổi tối mẹ tôi nói bà bị nhức đầu, tôi lấy thuốc cho mẹ uống và nửa đêm thì mẹ tôi ra đi. Bà ra đi bình yên, lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời mẹ, Tôi không ngờ mẹ tôi chết dễ dàng quá. Tôi đau buồn và đã ngất xỉu đi, không còn biết gì nữa…
Sau năm ngày ở trong bệnh vịên, tôi tỉnh lại và đã nhận thức được. Sờ tay lên bụng thấy bụng đã xẹp xuống biết là tôi đã sinh nhưng không biết đứa bé giờ ra sao. Đợi người y tá đến gần tôi hỏi thăm về con tôi. Người y tá trả lời: “ Bác sĩ thấy không có hy vọng cứu sống cô nên đã mổ để lấy cháu bé ra. Cháu rất khỏe mạnh. Không biết cô có đủ sức để nuôi nấng con không. Cháu là con gái, mặt mày sáng sủa lắm. Rất mừng cô bình phục trở lại, đó cũng là nhờ 3 vị bác sĩ đã tận tình chữa trị, các vị ấy tử tế với cô lắm, coi cô như người nhà …”. Một giờ sau người y tá mang con đến đưa tôi bế và nói : “Cho cháu ở đây với cô một lúc rồi tôi đưa cháu trở lại phòng để cô nghỉ vì vết mổ chưa lành”. Nhìn thấy con, tôi hết sức vui mừng, sao tôi thấy nó thân thương gần gũi quá. Có nhà văn đã nói: “ Đứa con là tác phẩm vĩ đại nhất trong số những tác phẩm mà tôi có”. Nhưng vừa vui tôi chợt buồn ngay. Tôi chỉ có một thân một mình làm sao có thể nuôi được con. Tôi lại phải đi ở đợ như mẹ tôi ngày xưa. Nhưng mẹ tôi còn có người mướn chứ tôi đứa con còn đỏ hoẻn ai chịu cho làm. Hay tôi nhờ người báo cho Thuấn biết. Tôi vội xua đuổi ý nghĩ này, vì tự trọng, vì danh dự của hai mẹ con, tôi không thể liên lạc với gia đình bà Đạm được nữa. Người y tá đến mang con tôi trở lại phòng dưỡng nhi, nước mắt tôi trào ra…
Tôi khai ở bệnh viện là chồng tôi đi lính chết bây giờ chỉ có mình tôi, không có thân nhân, không bạn bè, mẹ tôi mới chết hôm tôi vào đây. Hoàn cảnh của tôi đa số các nhân viên đều biết, họ nói chuyện với nhau tôi nghe được: “Cô ta còn trẻ và xinh đẹp quá, tội nghiệp chồng bị chết
sớm”. Mấy hôm sau ông chủ sự phòng hành chánh của bệnh viện đến bên tôi và nói: “ Tôi xin lỗi đã đi vào đời tư của cô và có thể làm cô buồn, nhưng trong hồ sơ tôi thấy hoàn cảnh cô thật khó khăn. Chúng tôi rất aí ngại không biết khi xuất viện cô ở đâu và làm sao nuôi được con, lúc đó cô cũng phải đem cho hoặc bỏ vào viện mồ côi và người nhận nuôi con cô không biết họ thế nào, có được tốt không, rồi lại tội nghiệp đứa bé… Tôi có quen hai ông bà này rất giầu và tử tế, họ lấy nhau trên 16 năm mà không có con, đang có ý định tìm nuôi một đứa con nuôi, nếu cô đồng ý cho họ nuôi tôi sẽ nói với người ta. Cô suy nghĩ rồi cho tôi biết”. Tôi quá đau buồn, mới gặp con vài lần giờ sắp phải xa nhau. Ông chủ sự nói đúng, tôi không đủ phương tiện để nuôi con. Biết bao người hoàn cảnh như tôi đã phải bỏ con ngoài đường, bỏ vào cổng chùa, viện mồ côi… Nếu con tôi có được người tử tế nuôi cũng là điều may cho nó. Đi ở với người ta cuộc đời nó có thể khá hơn là ở với tôi. Tôi đã làm khổ con tôi rồi, nó không có tội gì để phải khổ thêm nữa. Tôi không thể ích kỷ giữ mãi con bên tôi. Nghèo là khổ lắm. Tôi với Thuấn yêu nhau chỉ vì tôi nghèo mà phải xa nhau. Thuấn ơi! Chỉ vì nghèo mà em phải xa anh, chỉ vì em nghèo mà chúng ta phải xa con chúng ta.
Tôi trả lời ông chủ sự là tôi muốn được gặp bố mẹ nuôi của con tôi. Hôm sau hai người này tới. Đúng như ông chủ sự nói, nhìn hai ông bà rất phúc hậu khiến tôi yên tâm. Người chồng hỏi tôi có yêu cầu đìều gì không, tôi nói tôi chỉ mong có con và đặt tên là Thuận Khanh (tức là gần tên Thuấn và tên tôi), nhưng nay tôi không còn cái quyền này nữa. Người chồng ôm vai vợ cười lớn: Em tên Thuận, cô ấy tên Khánh. Một bên mẹ nuôi, một bên mẹ đẻ, đúng là trời đã xếp đặt, sau này cháu bé sẽ gặp nhiều may mắn lắm. Chúng tôi bằng lòng với lời ước nguyện của cô. Cô còn yêu cầu điều gì nữa không? Tôi lắc đầu không nói ra lời… Buổi chiều ông chủ sự gặp tôi để cho biết lúc tôi xuất viện thì họ mang con tôi đi. Ông còn nói thêm là ông bà này rất mừng khi thấy tôi không đề cập đến tiền bạc, chỉ lo đặt tên cho con chứng tỏ tôi trọng tinh thần chứ không phải vật chất, như vậy gốc đứa bé rất tốt. Cô lại rất xinh đẹp, họ hy vọng con họ sau này cũng sẽ đẹp như cô. Ngày cuối cùng tôi được bế con tôi một giờ. Tôi ôm chặt con tôi trong lòng như giữ gìn một báu vật, tôi không muốn rời xa nó nữa, nhưng vì chữ tín tôi không thể nào đổi ý được. Nước mắt tôi trào ra, ai nhìn thấy cảnh chia ly này cũng phải ngậm ngùi. Dù đã quá giờ người y tá không nỡ lấy đứa bé ra khỏi tay tôi. Tôi ghì chặt con tôi vào lòng và đặt chiếc hôn lên má con rồi đưa cho người y tá. Đích thân ông chủ sự trao tôi một túi vải lớn, nói tôi nên giữ cẩn thận vì đây là số tiền khá nhiều do bố mẹ nuôi đứa bé đưa, đủ cho tôi ăn ở 4, 5 tháng như là để cám ơn tôi chứ không có ý mua bán gì đâu. Tôi nói lời cám ơn ông chủ sự cùng bác sĩ và các nhân viên trong nhà thương rồi ra về.
Tôi thuê xe đến thẳng nhà bà bán rau muống. Khi đến nơi tôi không gặp bà và thấy có người lạ ở trong. Tôi hỏi thì được biết vì có người chết nên bà bán rau sợ hãi và đã bỏ đi. Người thuê nhà mới con cái đông và giá thuê rẻ nên đã dọn vào. Tôi ra ngoài đường và phân vân không biết đi đâu, chợt một chiếc xe Honda dừng trước mặt, tôi nhận ra chị bạn làm chung hãng với tôi khi trước. Sau khi hỏi han chị biết chuyện nên đã thương tình rủ tôi về nhà ở chung với chị. Trong khi đó những người trong hãng họ không biết lại tưởng tôi đã theo chồng đi ngoại quốc.
“ Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua…”
Lời ca của bản nhạc trong “Bài không tên số 5” đã thức tỉnh tôi phải can đảm và cố gắng chịu đựng.
Mấy tháng sau nhờ có người chỉ dẫn tôi tìm được mộ mẹ và thắp nén hương lên mộ bà. Thời gian này tình hình Saì Gòn ngày càng giao động và biến cố tháng Tư năm 1975 xẩy ra. Tôi theo đoàn người ra bến Bạch Đằng, sao may tôi lên được tàu và sang tới Hoa Kỳ, định cư tai tiểu bang California. Tôi cố gắng lập lại cuộc đời, vừa đi làm vừa đi học . Sau một năm bổ túc Anh văn tôi ghi danh vào Đại học, 4 năm tôi ra trường về ngành kỹ sư điện tử, rồi tôi lập gia đình với một nha sĩ giầu có. Tôi đi khám răng và gặp chồng tôi. Chồng tôi hơn tôi 11 tuổi, góa vợ và có một con trai. Chúng tôi lấy nhau được gần 14 năm. Chồng tôi mới qua đời cách nay 3 năm. Tôi tiếp tục vừa làm chủ trung tâm nha khoa cũ của chồng tôi vừa đi làm cho công ty điện tử. Đời sống tuy có bận rộn nhưng vật chất rất đầy đủ vì có hai nguồn lợi tức. Tôi nghĩ đến thời gian nghèo khổ khi xưa, nhớ đến mẹ và đứa con gái riêng lòng không khỏi xót xa. Tôi đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không biết được con tôi bây giờ ra sao, còn ở lại Việt Nam hay đã qua Mỹ ? Tôi có nhờ hội Hồng Thập Tự tìm kiếm nhưng không ra. Tôi ngày đêm cầu nguyện để được gặp con gái tôi…
Tôi đi khám định kỳ hàng năm và được giới thiệu đến bác sĩ Nguyễn Trọng Toản chuyên về tim mạch. Nghe tên bác sĩ tôi chợt nhớ ra vị bác sĩ đã cứu sống tôi ở bệnh viện Việt Nam khi xưa. Sau khi khám bệnh và cho thuốc, tôi nói với bác sĩ Toản chính tôi là người được bác sĩ chữa trị gần 25 năm về trước.. Nhận ra tôi vị bác sĩ này mừng lắm. Cũng may tôi là người khách cuối cùng nên ông đã có nhiều thì giờ nói chuyện với tôi. Bác sĩ Toản cho tôi biết cách đây 2 năm trong cuộc họp mặt của hội y sĩ toàn quốc tại Texas ông có gặp Thuấn, người tình cũ của tôi. Nghe tên Thuấn tôi lặng người đi nhưng cố giữ bình tĩnh để nghe kể: “ Thuấn với tôi học cùng lớp với nhau nhưng không thân. Tôi có gặp chị đi chơi với Thuấn vài lần nên nhớ. Tôi chữa trị cho chị và nghĩ Thuấn bỏ rơi chị, nên tôi tránh không muốn nói gì với ai, ngay cả lúc chị sinh đẻ trong bệnh viện cũng vậy. Kỳ vừa qua gặp nhau ở Texas tự nhiên Thuấn tâm sự với tôi là Thuấn yêu chị lắm nhưng bị bà mẹ ngăn cản và không có cách nào gặp được chị. Sau khi chị đi rồi Thuấn giận mẹ nên không chịu lấy vợ, mãi sau thấy bà cụ quá buồn nên Thuấn mới lập gia đình. Đến nay Thuấn vẫn không có con và vợ chồng đã ly dị vì không hợp nhau. Nghe tôi nói chị đã có thai với Thuấn và chính tôi chữa trị cho chị, Thuấn xúc động lắm. Thuấn thương chị và thương đứa con của anh chị phải đi làm con nuôi người ta, không biết giờ này ra sao. Mẹ Thuấn biết tin cũng buồn lắm, bà đã hối hận cho hành động của bà để đứa cháu duy nhất bị bỏ rơi, nay bà đã trên 80 tuổi vẫn chưa có cháu bế…”. Nghe lại chuyện xưa lòng tôi nặng chĩu và không cầm được nước mắt. Bác sĩ Toản hỏi tôi có đồng ý cho Thuấn biết đã gặp tôi không, tôi dặn bác sĩ thôi đừng nói gì cả, chuyện xưa nên cho vào dĩ vãng, điều cần thiết là tìm được đứa con chúng tôi. Tôi chào bác sĩ Toản rồi ra về, lòng buồn mênh mang:
Biết được tin anh cũng đủ rồi
Tâm sự có nhiều vẫn thế thôi
Ra đi không nói câu từ giã
Em biết chuyện mình mãi cách đôi
*
Cứ mỗi năm nhìn lá uá vàng
Chạnh lòng nhớ lại lúc Thu sang
Anh ơi! Thu đến mang sầu tới
Khơi dậy mối tình đã cách ngăn
*
Một lần yêu đã quá khổ rồi
Nhắc làm chi chuyện cũ anh ơi
Thân tuy gầy yếu tim băng gía
Giữ mãi trong em bóng một người
*
Biết được tin anh đã đủ rồi
Em bây giờ cũng vẫn đơn côi
Bao nhiêu kỷ niệm, bao đau đớn
Và khóc âm thầm, khóc mãi thôi…
Nhưng thôi tôi không muốn tiếp tục làm thơ buồn nữa. Tôi trở về với đời sống hiện tại của tôi. Tôi không có con nên yêu con trai của chồng tôi như con đẻ. Tân (tên con trai của chồng tôi) rất quý tôi. Tuy đã ra hành nghề bác sĩ nhưng tất cả những chuyện riêng tư Tân đều mang ra hỏi ý kiến mẹ. Một hôm Tân khoe với tôi Tân quen một cô gái tên Thuận Khanh kém Tân 4 tuổi. Hiện nay Thuận Khanh là dược sĩ, trông nom tiệm thuốc Tây của gia đình. Tân và Thuận Khanh quen nhau qua dịch vụ thương mại. Nghe con trai nói đến Thuận Khanh tôi rất hồi hộp, liệu có sự trùng tên, trùng tuổi được không? Thuận Khanh có phải là con gái tôi không? Tôi hỏi con trai xem gia đình Thuận Khanh ra sao, thì được biết bố Thuận Khanh đã mất chỉ còn mẹ già trên 70 tuổi. Nhà giầu lắm, tất cả tài sản sau này sẽ là của Thuận Khanh hết. Tôi hơi lạ, nếu là mẹ nuôi thì đúng chứ mẹ đẻ có thể trùng tên. Tôi nói con trai tôi đưa Thuận Khanh về nhà tôi chơi. Gặp Thuận Khanh tôi linh cảm ngay người con gái này là con tôi. Nét mặt vừa giống tôi vừa giống Thuấn. Không cầm được lòng tôi ôm chầm lấy Thuận Khanh và thốt lên: “con ơi! mẹ đây”, nhưng rồi tôi chợt nhớ ra, chưa phải là lúc mẹ con thổ lộ tâm tình nên đã buông Thuận Khanh ra và nói lời xin lỗi: “ Bác xin lỗi con, tại bác thấy con dễ thương quá nên bác mến”. Thuận Khanh nói: “ Không sao đâu bác. Được bác yêu quý và cho đến nhà thăm bác con rất vui mừng. Trước khi đến con sợ lắm, nay thấy bác vui vẻ như mẹ con ở nhà, con thật có phước. Mới gặp bác lần đầu nhưng con có cảm tưởng như đã gặp bác từ lâu rồi ”. Lòng tôi dịu xuống, tôi thầm cám ơn ông bà mẹ nuôi đã dạy giỗ con gái tôi nên người, dạy cách ăn nói khôn khéo và lễ phép. Tân thấy mẹ yêu thích bạn thì mừng lắm, chàng mỉm cười nhìn Thuận Khanh. Tôi giữ Thuận Khanh ở lại ăn cơm. Lần đầu tiên tôi được nấu cơm cho con gái tôi ăn. Tôi hỏi thăm sơ qua về những ngày đã qua của Thuận Khanh, tôi tránh những chi tiết sợ con gái nghĩ tôi tò mò. Cám ơn Trời Phật đã giúp cho mẹ con tôi được gặp lại nhau…
Khi Thuận Khanh ra về tôi hỏi con trai tôi chương trình dự trù như thế nào, Tân cho tôi biết tháng sau chúng định làm đám hỏi và 4 tháng nữa sẽ làm đám cưới. Thuận Khanh muốn lo sớm vì mẹ đã già, muốn cho mẹ được vui.
Ngày đám hỏi qua đi một cách thuận lợi. Người mẹ nuôi của con gái tôi không nhận ra tôi. Có lẽ bà không ngờ một cô gái nghèo khổ ngày xưa nay là thông gia với bà. Tôi nhận ra bà Thuận nhưng vẫn giữ im lặng không cho ai biết chuyện tôi là mẹ đẻ của Thuận Khanh để cho các con tôi không phải bận tâm và tránh gây nên sự buồn phiền cho bà mẹ nuôi, một ân nhân của tôi. Tôi rất vui mừng sửa soạn đám cưới cho con. Tôi hồi hộp lo đến ngày đám cưới vừa cho con gái vừa cho con chồng.
Bốn tháng qua đi thật mau. Đám cưới của các con tôi tổ chức rất trọng thể. Gần 700 quan khách tham dự. Con gái tôi lộng lẫy trong bộ áo cưới. Có nhiều người đã nhận xét là mẹ chồng với con dâu trông rất giống nhau như hai mẹ con, chắc là sẽ hợp với nhau lắm. Tôi vui mừng nghĩ ngợi từ nay con gái tôi sẽ được ở chung nhà với tôi, và tôi sẽ dành hết thì giờ săn sóc con gái tôi. Văng vẳng bên tai như lúc nào cũng nghe thấy lời chúc mừng hạnh phúc…
Đám cưới xong hai con đi hưởng tuần trăng mật, tôi ở nhà một mình. Vì quá lo lắng và bận rộn cho ngày đám cưới nên tôi thấy trong người hơi mệt. Tôi sợ có vấn đề về tim như trước nên đi khám bác sĩ gia đình nhưng khi đến nơi mới biết bác sĩ đã đi nghỉ hè và ông nhờ người khác tạm thay thế vài ngày. Vì đến trễ và không có hẹn trước nên tôi là người được khám sau cùng. Cô y tá cân đo và thử nhiệt độ. Nhịp tim và nhiệt độ của tôi bình thường. Tôi ngồi trong phòng đợi một lúc thì Thuấn mở cửa bước vào. Bất ngờ gặp Thuấn tôi kêu lên: “Anh!”. Thuấn cũng ngạc nhiên, ôm chầm lấy tôi: “Em ! Không ngờ gặp em ở đây, anh mừng quá !”. Thuấn kể lể những sự nhớ nhung và xin tôi tha lỗi. Thuấn nói : “Anh không ngờ mình đã có con với nhau. Từ ngày nghe bác sĩ Toản nói chuyện về em anh buồn và ân hận quá. Khi đẻ chỉ có một mình em làm sao xoay xở…”. Tôi bảo Thuấn : “ Hãy quên đi ngày tháng cũ”. Bây giờ mỗi người có một cuộc sống riêng, còn gặp nhau và quý nhau là đủ rồi. Tôi không oán hận ai cả, chỉ mong mọi chuyện cho qua đi. Thuấn hỏi tôi về con gái chúng tôi, tôi nói Thuận Khanh bây giờ rất hạnh phúc nhưng chuyện hơi dài, sẽ nói cho Thuấn sau. Thuấn rất mừng khi thấy tên con gái là tên Thuấn và tên Khánh hợp lại. Biết tôi bây giờ vẫn còn độc thân nên Thuấn đề nghị cùng chàng tái hợp. Mặc dù vẫn còn yêu Thuấn nhưng tôi rất ngại, một lần chia tay đã quá khổ rồi, bây giờ tôi đang sống yên ổn và hạnh phúc với con gái mới tìm được, tôi không muốn có sự xáo trộn trong đời sống nên đã từ chối. Không được tôi chấp thuận Thuấn có vẻ thất vọng. Một lúc sau Thuấn hỏi thăm về mẹ tôi, khi biết mẹ tôi đã qua đời chàng cúi đầu xuống che dấu sự xúc động rồi cho biết bà Đạm bây giờ bệnh tình rất nặng, sức khoẻ được tính từng ngày. Bà đang nằm trong bệnh viện, nếu được tôi bỏ qua chuyện cũ thì bà mừng lắm. Thuấn gợi ý muốn tôi đến bệnh viện thăm bà Đạm, tôi nhận lời.
Hôm sau tôi đến bệnh viện thấy Thuấn và vợ chồng Minh Thư đã ở đó. Minh Thư gặp tôi rất mừng . Minh Thư hỏi thăm tôi và cho địa chỉ mời đến nhà chơi. Hàn huyên một lúc, Thuấn và vợ chồng Minh Thư ra ngoài cho tôi nói chuyện với bà Đạm. Tôi cầm bàn tay gầy yếu của bà và hỏi:
- Bà còn nhớ cháu không, cháu là Ngân Khánh đây ?
Bà Đạm thều thào:
- Ngân Khánh ! Làm sao tôi quên được cháu. Mong cháu tha lỗi cho tôi. Vì tôi quá nghiêm khắc mà mẹ con cháu phải khổ. Tôi cũng nghe tin bà Tư đã qua đời. Tội nghiệp bà Tư. Thôi tôi sẽ gặp bà ở bên kia thế giới để xin lỗi bà vậy.
Bà Đạm tiếp:
- Ông trời đã phạt tôi. Có đứa cháu duy nhất thì hất hủi nó, bây giờ tôi không có cháu nào ở bên cả. Vợ chồng Minh Thư lấy nhau lâu rồi vẫn chưa có con.
Nói xong nước mắt bà trào ra vì ân hận khiến tôi cũng buồn lây. Giọng bà run run tiếp :
- Tôi không sống được nữa và sắp phải ra đi. Tôi xin cháu một điều không biết cháu có thể giúp tôi không ?
Tôi lắc tay bà Đạm:
- Xin bà cứ nói.
Bà Đạm cố lấy sức lực còn lại nói ngắt quãng từng câu:
- Bác mong cháu nhận lời tái hợp với con trai bác, có như vậy bác mới yên tâm ra đi. Thuấn yêu cháu lắm. Thuấn đã lấy vợ nhưng lúc nào cũng nghĩ đến cháu nên hai vợ chồng đã bỏ nhau.
Đôi mắt bà Đạm yếu đuối nhìn tôi như cầu xin. Tôi thấy thương bà như mẹ. Gần 10 năm ở với nhau tình cảm dù sao cũng đã sâu đậm, thật khó có thể từ chối lời yêu cầu của một người sắp lìa đời như bà. Tôi im lặng suy nghĩ giây lát rồi nói trong xúc động:
- Vâng, con xin nghe lời bác.
Bà Đạm mỉm cười, mắt bà mở hé ra như thầm cám ơn tôi. Giữa lúc đó Thuấn và vợ chồng Minh Thư đi vào. Bà Đạm cầm bàn tay Thuấn để lên bàn tay tôi, một lúc sau mắt bà nhắm lại và hơi thở yếu dần. Y tá vội vàng gọi bác sĩ. Tôi và Thuấn đứng cách ra xa cho y tá làm việc. Tôi lau nước mắt cho Thuấn rồi nắm chặt tay chàng, nghẹn ngào nhìn bà Đạm từ từ lịm đi…
( Không biết tên tác giả )
NT LUONG MAI chuyển
Bàn ra tán vào (0)
QUÊN ĐI NGÀY THÁNG CŨ
Tôi sinh ra là một người con gái con nhà nghèo. Bố tôi mất sớm lúc tôi chưa được 8 tuổi, mẹ tôi phải đi ở đợ cho một gia đình giầu có. Công việc hàng ngày của mẹ tôi là dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và nấu ăn cho nhà bà Đạm, một thương gia, chồng chết, có 2 người con, một trai và một gái. Con gái bà tên Minh Thư bằng tuổi tôi, có lẽ vì lý do này mà bà Đạm đã mướn mẹ tôi để có người chơi với con gái bà. Con trai bà tên Thuấn hơn tôi 7 tuổi.
Tôi được đi học cùng với Minh Thư, chúng tôi chơi thân với nhau khiến bà Đạm rất vui mừng và đối xử tử tế với mẹ con tôi. Tôi được biết trước đây bà Đạm có mướn một người làm nhưng Minh Thư không thích chơi với người con gái nên đã bị cho nghỉ việc.
Thuấn thương em gái nên tôi được thương lây. Thuấn thường hay đưa chúng tôi đi chơi, đi coi hát và chỉ dẫn cho chúng tôi làm bài ở trường. Thuấn che chở cho tôi và bênh vực tôi mỗi khi bị những đứa trẻ khác bắt nạt. Có lần chơi ở sân tôi bị té ngã, Thuấn ôm tôi vào lòng và an ủi tôi: “Em bé ngoan đừng khóc nữa anh thương”. Tôi cảm động muốn trào nước mắt. Thuấn vuốt nhẹ mái tóc tôi và lau nước mắt cho tôi . Chàng bảo “ Ngân Khánh phải cười trông mới đẹp”. Được Thuấn khen đẹp tôi thích và cười với chàng. Thuấn ôm chặt tôi một lần nữa rồi mới buông ra. Tuy mới 12 tuổi nhưng tôi mơ hồ hình như có một cảm giác là lạ, hay hay. Tôi mong té ngã một lần nữa để được Thuấn ôm tôi và lau nước mắt cho tôi… Tôi buồn nhất là ngày Thuấn phải ở nội trú trong trường Đại học. Tôi bắt đầu nhớ Thuấn. Mỗi cuối tuần tôi đứng ở cửa đợi Thuấn về và cứ như thế năm này qua năm khác rồi chúng tôi đã yêu nhau lúc nào tôi cũng không biết. Khi tôi học xong bậc Trung học thì Thuấn tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Tôi yêu Thuấn, một tình yêu chân thật, trọn vẹn chứ không bao giờ dám có ý định làm vợ Thuấn vì hai gia đình quá cách biệt, mặc dù Thuấn có nói với tôi là Thuấn sẽ cưới tôi làm vợ. Tôi tin tưởng ở Thuấn nhưng làm sao bà Đạm có thể chấp nhận mẹ tôi thông gia với bà. Tuy biết như thế nhưng chúng tôi vẫn yêu nhau say đắm và không thể rời xa nhau được.
Bà Đạm là một người đàn bà tốt nhưng rất cương quyết và thẳng thắn. Hình như bà đã biết được chuyện hai chúng tôi yêu nhau và chuyện Thuấn muốn cưới tôi làm vợ. Một hôm đợi Thuấn và Minh Thư đi vắng bà Đạm gọi hai mẹ con tôi lại và nói rất ôn tồn: “ Con gái chi Tư đã lớn nên ở đây bất tiện. Mặc dù tôi và hai con tôi rất quý hai mẹ con chị nhưng tôi vẫn phải cho chị nghỉ việc. Trai gái không nên để chúng nó gần nhau. Trong vòng một tuần chị tìm nơi khác để dọn ra. Tôi cho chị 6 tháng đủ tiền ăn ở, sau đó mẹ con chị có thể tự túc được. Tôi chỉ yêu cầu chị và cháu hứa với tôi một điều là không cho hai con tôi biết gì hết và không bao giờ được liên lạc với chúng nữa. Chị cứ sẵn sàng rồi đợi hôm nào hai con tôi không ở nhà thì dọn ra…”. Tôi quá bất ngờ và sửng sốt. Tim tôi ngừng đập, mặt tôi tái đi. Bà Đạm nhìn hai mẹ con tôi như ra lệnh. Tôi thấy bà thật nghiêm nghị. Gần 10 năm sống trong nhà bà, lần đầu tiên tôi thấy nơi bà đáng sợ như vậy. Mẹ tôi cũng sợ bà và nói trong nghẹn ngào: “ Tôi xin hứa và sẽ làm theo lời bà”. Bà Đạm gật đầu như để chấp nhận lời hứa của mẹ tôi. Bà nhìn sang phía tôi. Lúc này nước mắt tôi đã trào ra. Tôi nghĩ đến ngày phải xa Thuấn, xa Minh Thư, xa mái nhà thân yêu với bao kỷ niệm thời niên thiếu mà tôi đã quên đi tưởng như nhà mình. Không thấy tôi nói gì, mẹ tôi nắm chặt tay tôi và lắc nhẹ. Bà Đạm nhướng mắt lên ra lệnh. Tôi nói trong nghẹn ngào: “Cháu xin hứa sẽ làm theo lới bà ”.
Bốn hôm sau Thuấn và Minh Thư đi vắng, mẹ con tôi dọn ra khỏi nhà bà Đạm. Trước khi lên xe tôi nhìn ngôi nhà một lần cuối lòng không khỏi bùi ngùi. Nơi đây như một mái ấm gia đình trong thời niên thiếu, có bao nhiêu kỷ niệm, có mối tình đầu. Tôi bước đi nhưng đôi chân như hụt hẫng. Tôi thương tôi nhưng nhìn mẹ sụt sùi lau nước mắt tôi càng thương mẹ hơn. Thuấn ơi! Từ nay em sẽ phải xa anh, vĩnh viễn xa anh. Vì danh dự, vì giữ lời hứa với bà Đạm em không thể nào gặp lại anh được. Mối tình em với anh tưởng là thần tiên, bây giờ đây mỗi người một ngả. Anh biết gia đình em quá nghèo sao anh lại còn yêu em, sao anh lại muốn cưới em làm vợ để em phải xa anh… Đứng ở cửa tần ngần một lúc rồi mẹ con tôi lên xe để đến ở chung nhà với bà bán rau muống ngoàì chợ mà mẹ tôi đã quen vì hay mua rau của bà. Cuộc sống của mẹ con tôi hoàn toàn thay đổi. Bao nhiêu mộng đẹp của thời con gái đã tan theo mây khói. Tôi đang dự định thi vào một trường chuyên nghịêp nào đó để giúp đỡ mẹ tôi, nhưng không may chuyện xẩy ra quá bất ngờ, tôi không kịp xoay xở gì nữa. Tôi phải xin đi làm thư ký cho một hãng bào chế thuốc Tây. Nhìn những chuyên viên mặc áo trắng đi qua lại, tôi liên tưởng tới Thuấn trong bộ đồ bác sĩ y khoa, lòng tôi không khỏi xót xa. Tôi không bao giờ được gặp chàng nữa.
Mẹ tôi từ ngày dọn ra ngoài ở thì sức khỏe đã suy yếu nên không còn làm được gì nữa ngoài việc nấu ăn. Mẹ tôi nấu ăn ngon lắm. Nếu mẹ tôi còn trẻ bà đã mở một quán ăn. Gần 10 năm nấu ăn, cả nhà bà Đạm mọi người đều thích. Thuấn, con trai bà Đạm đã nói với mẹ : “ Con đã đi ăn tiệc ở nhiều nơi nhưng không ăn ở đâu ngon bằng ăn ở nhà do bà Tư nấu” . Nào là món gỏi gà bắp cải thêm chút rau răm, đậu phộng rang rắc lên trên . Rau muống xào tỏi hoặc xào với thịt bò, rồi món rau muống trộn với mắm tôm vắt chanh, thêm ít ngò gai, kinh giới và đậu phộng rang, có khi mẹ tôi cho thêm tép hay thịt thái nhỏ. Món nộm hoa chuối mẹ tôi gọi là nham hoa chuối cũng rất ngon. Cuối tuần mẹ tôi hay nấu bún riêu, bún ốc hoặc canh chua… món nào cũng đặc biệt. Nay mẹ con tôi đi rồi Thuấn không được ăn những món mà chàng thích nữa. Càng nghĩ tôi lại càng thương chàng. Anh ơi mẹ em đi rồi ai nấu cho anh ăn những món mà anh thích. Em đã học ở mẹ một vài món, dự định sẽ nấu cho anh ăn nhưng em chưa kịp làm thì đã phải xa anh. Xa anh em không được nói câu từ giã. Anh có trách em vô tình em cũng xin đành mang.
“Ngày đi lặng lẽ không từ giã
Cất bước âm thầm thương nhớ thôi”
Hai câu thơ của NT đã áp dụng với tôi bây giờ thấy đúng làm sao. Nếu một ngày kia tình cờ gặp lại anh hay Minh Thư em sẽ phải trả lời ra sao. Em có được nói sự thật là vì chúng mình yêu nhau nên mẹ anh đuổi mẹ con em không? Đầu óc tôi rối loạn, tôi không tìm được câu tả lời. Chắc tôi không nói thế được. Tôi không oán trách gì bà Đạm, nếu là tôi liệu tôi có làm khác bà được không ? Bà Đạm là người đàn bà có thế lực, làm sao bà có thể thông gia với mẹ tôi, một tôi tớ trong nhà mà bạn bè, khách khứa ai cũng biết. Tuy buồn nhưng tôi cũng thông cảm với bà. Mẹ tôi cũng biết thân phận mình nên không hề oán trách bà Đạm. Đôi lúc tôi tự trách tôi, làm sao tôi dám với quá cao để giờ bị té đau, nhưng rồi tôi lại bênh vược cho chính tôi. Người con trai như Thuấn làm sao tôi không yêu được. Thuấn có đầy đủ mọi điều kiện, người con gái mới lớn như tôi sao không ngã lòng. Con tim có những lý do riêng của nó, người ta vẫn nói thế.
Nhưng nếu chỉ yêu nhau rồi xa nhau thì cũng là sự thường tình của thế nhân, hợp để rồi tan, Trên đời này có biết bao nhiêu mối tình chia ly bằng nước mắt. Nhưng tôi đã yếu đuối, không làm chủ được thân xác tôi và đã dâng hiến trọn vẹn đời con gái của tôi cho Thuấn. Hai tháng nay tôi không thấy có kinh nguyệt, cơ thể tôi bắt đầu thay đổi, ngực tôi căng phồng thêm, tôi bắt đầu lo sợ. Tôi đi thử nghiệm và được biết tôi đã mang thai. Tôi đắn đo nhưng rồi cũng phải thú nhận với mẹ. Mẹ tôi không la mắng như tôi nghĩ, bà chỉ khuyên tôi cố gắng giữ gìn sức khoẻ cho cái thai được tốt. Mẹ tôi cũng nghĩ như tôi là vì danh dự và giữ lời hứa nên không cho Thuấn biết tôi đã có thai với chàng. Tôi thấy mẹ tôi buồn, tôi hỏi là mẹ có trách vì tôi mà bà Đạm đuổi mẹ con tôi không thì mẹ tôi trả lời là bà không trách nhưng thương tôi, tội nghiệp cho tôi. Bà biết trai gái mà để sống chung với nhau trong nhà thì chuyện gì rồi cũng sẽ phải xẩy ra, nhưng bà chưa kịp khuyên bảo tôi.
Tôi mang thai được gần 9 tháng thì mẹ tôi qua đời. Buổi tối mẹ tôi nói bà bị nhức đầu, tôi lấy thuốc cho mẹ uống và nửa đêm thì mẹ tôi ra đi. Bà ra đi bình yên, lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời mẹ, Tôi không ngờ mẹ tôi chết dễ dàng quá. Tôi đau buồn và đã ngất xỉu đi, không còn biết gì nữa…
Sau năm ngày ở trong bệnh vịên, tôi tỉnh lại và đã nhận thức được. Sờ tay lên bụng thấy bụng đã xẹp xuống biết là tôi đã sinh nhưng không biết đứa bé giờ ra sao. Đợi người y tá đến gần tôi hỏi thăm về con tôi. Người y tá trả lời: “ Bác sĩ thấy không có hy vọng cứu sống cô nên đã mổ để lấy cháu bé ra. Cháu rất khỏe mạnh. Không biết cô có đủ sức để nuôi nấng con không. Cháu là con gái, mặt mày sáng sủa lắm. Rất mừng cô bình phục trở lại, đó cũng là nhờ 3 vị bác sĩ đã tận tình chữa trị, các vị ấy tử tế với cô lắm, coi cô như người nhà …”. Một giờ sau người y tá mang con đến đưa tôi bế và nói : “Cho cháu ở đây với cô một lúc rồi tôi đưa cháu trở lại phòng để cô nghỉ vì vết mổ chưa lành”. Nhìn thấy con, tôi hết sức vui mừng, sao tôi thấy nó thân thương gần gũi quá. Có nhà văn đã nói: “ Đứa con là tác phẩm vĩ đại nhất trong số những tác phẩm mà tôi có”. Nhưng vừa vui tôi chợt buồn ngay. Tôi chỉ có một thân một mình làm sao có thể nuôi được con. Tôi lại phải đi ở đợ như mẹ tôi ngày xưa. Nhưng mẹ tôi còn có người mướn chứ tôi đứa con còn đỏ hoẻn ai chịu cho làm. Hay tôi nhờ người báo cho Thuấn biết. Tôi vội xua đuổi ý nghĩ này, vì tự trọng, vì danh dự của hai mẹ con, tôi không thể liên lạc với gia đình bà Đạm được nữa. Người y tá đến mang con tôi trở lại phòng dưỡng nhi, nước mắt tôi trào ra…
Tôi khai ở bệnh viện là chồng tôi đi lính chết bây giờ chỉ có mình tôi, không có thân nhân, không bạn bè, mẹ tôi mới chết hôm tôi vào đây. Hoàn cảnh của tôi đa số các nhân viên đều biết, họ nói chuyện với nhau tôi nghe được: “Cô ta còn trẻ và xinh đẹp quá, tội nghiệp chồng bị chết
sớm”. Mấy hôm sau ông chủ sự phòng hành chánh của bệnh viện đến bên tôi và nói: “ Tôi xin lỗi đã đi vào đời tư của cô và có thể làm cô buồn, nhưng trong hồ sơ tôi thấy hoàn cảnh cô thật khó khăn. Chúng tôi rất aí ngại không biết khi xuất viện cô ở đâu và làm sao nuôi được con, lúc đó cô cũng phải đem cho hoặc bỏ vào viện mồ côi và người nhận nuôi con cô không biết họ thế nào, có được tốt không, rồi lại tội nghiệp đứa bé… Tôi có quen hai ông bà này rất giầu và tử tế, họ lấy nhau trên 16 năm mà không có con, đang có ý định tìm nuôi một đứa con nuôi, nếu cô đồng ý cho họ nuôi tôi sẽ nói với người ta. Cô suy nghĩ rồi cho tôi biết”. Tôi quá đau buồn, mới gặp con vài lần giờ sắp phải xa nhau. Ông chủ sự nói đúng, tôi không đủ phương tiện để nuôi con. Biết bao người hoàn cảnh như tôi đã phải bỏ con ngoài đường, bỏ vào cổng chùa, viện mồ côi… Nếu con tôi có được người tử tế nuôi cũng là điều may cho nó. Đi ở với người ta cuộc đời nó có thể khá hơn là ở với tôi. Tôi đã làm khổ con tôi rồi, nó không có tội gì để phải khổ thêm nữa. Tôi không thể ích kỷ giữ mãi con bên tôi. Nghèo là khổ lắm. Tôi với Thuấn yêu nhau chỉ vì tôi nghèo mà phải xa nhau. Thuấn ơi! Chỉ vì nghèo mà em phải xa anh, chỉ vì em nghèo mà chúng ta phải xa con chúng ta.
Tôi trả lời ông chủ sự là tôi muốn được gặp bố mẹ nuôi của con tôi. Hôm sau hai người này tới. Đúng như ông chủ sự nói, nhìn hai ông bà rất phúc hậu khiến tôi yên tâm. Người chồng hỏi tôi có yêu cầu đìều gì không, tôi nói tôi chỉ mong có con và đặt tên là Thuận Khanh (tức là gần tên Thuấn và tên tôi), nhưng nay tôi không còn cái quyền này nữa. Người chồng ôm vai vợ cười lớn: Em tên Thuận, cô ấy tên Khánh. Một bên mẹ nuôi, một bên mẹ đẻ, đúng là trời đã xếp đặt, sau này cháu bé sẽ gặp nhiều may mắn lắm. Chúng tôi bằng lòng với lời ước nguyện của cô. Cô còn yêu cầu điều gì nữa không? Tôi lắc đầu không nói ra lời… Buổi chiều ông chủ sự gặp tôi để cho biết lúc tôi xuất viện thì họ mang con tôi đi. Ông còn nói thêm là ông bà này rất mừng khi thấy tôi không đề cập đến tiền bạc, chỉ lo đặt tên cho con chứng tỏ tôi trọng tinh thần chứ không phải vật chất, như vậy gốc đứa bé rất tốt. Cô lại rất xinh đẹp, họ hy vọng con họ sau này cũng sẽ đẹp như cô. Ngày cuối cùng tôi được bế con tôi một giờ. Tôi ôm chặt con tôi trong lòng như giữ gìn một báu vật, tôi không muốn rời xa nó nữa, nhưng vì chữ tín tôi không thể nào đổi ý được. Nước mắt tôi trào ra, ai nhìn thấy cảnh chia ly này cũng phải ngậm ngùi. Dù đã quá giờ người y tá không nỡ lấy đứa bé ra khỏi tay tôi. Tôi ghì chặt con tôi vào lòng và đặt chiếc hôn lên má con rồi đưa cho người y tá. Đích thân ông chủ sự trao tôi một túi vải lớn, nói tôi nên giữ cẩn thận vì đây là số tiền khá nhiều do bố mẹ nuôi đứa bé đưa, đủ cho tôi ăn ở 4, 5 tháng như là để cám ơn tôi chứ không có ý mua bán gì đâu. Tôi nói lời cám ơn ông chủ sự cùng bác sĩ và các nhân viên trong nhà thương rồi ra về.
Tôi thuê xe đến thẳng nhà bà bán rau muống. Khi đến nơi tôi không gặp bà và thấy có người lạ ở trong. Tôi hỏi thì được biết vì có người chết nên bà bán rau sợ hãi và đã bỏ đi. Người thuê nhà mới con cái đông và giá thuê rẻ nên đã dọn vào. Tôi ra ngoài đường và phân vân không biết đi đâu, chợt một chiếc xe Honda dừng trước mặt, tôi nhận ra chị bạn làm chung hãng với tôi khi trước. Sau khi hỏi han chị biết chuyện nên đã thương tình rủ tôi về nhà ở chung với chị. Trong khi đó những người trong hãng họ không biết lại tưởng tôi đã theo chồng đi ngoại quốc.
“ Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua…”
Lời ca của bản nhạc trong “Bài không tên số 5” đã thức tỉnh tôi phải can đảm và cố gắng chịu đựng.
Mấy tháng sau nhờ có người chỉ dẫn tôi tìm được mộ mẹ và thắp nén hương lên mộ bà. Thời gian này tình hình Saì Gòn ngày càng giao động và biến cố tháng Tư năm 1975 xẩy ra. Tôi theo đoàn người ra bến Bạch Đằng, sao may tôi lên được tàu và sang tới Hoa Kỳ, định cư tai tiểu bang California. Tôi cố gắng lập lại cuộc đời, vừa đi làm vừa đi học . Sau một năm bổ túc Anh văn tôi ghi danh vào Đại học, 4 năm tôi ra trường về ngành kỹ sư điện tử, rồi tôi lập gia đình với một nha sĩ giầu có. Tôi đi khám răng và gặp chồng tôi. Chồng tôi hơn tôi 11 tuổi, góa vợ và có một con trai. Chúng tôi lấy nhau được gần 14 năm. Chồng tôi mới qua đời cách nay 3 năm. Tôi tiếp tục vừa làm chủ trung tâm nha khoa cũ của chồng tôi vừa đi làm cho công ty điện tử. Đời sống tuy có bận rộn nhưng vật chất rất đầy đủ vì có hai nguồn lợi tức. Tôi nghĩ đến thời gian nghèo khổ khi xưa, nhớ đến mẹ và đứa con gái riêng lòng không khỏi xót xa. Tôi đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không biết được con tôi bây giờ ra sao, còn ở lại Việt Nam hay đã qua Mỹ ? Tôi có nhờ hội Hồng Thập Tự tìm kiếm nhưng không ra. Tôi ngày đêm cầu nguyện để được gặp con gái tôi…
Tôi đi khám định kỳ hàng năm và được giới thiệu đến bác sĩ Nguyễn Trọng Toản chuyên về tim mạch. Nghe tên bác sĩ tôi chợt nhớ ra vị bác sĩ đã cứu sống tôi ở bệnh viện Việt Nam khi xưa. Sau khi khám bệnh và cho thuốc, tôi nói với bác sĩ Toản chính tôi là người được bác sĩ chữa trị gần 25 năm về trước.. Nhận ra tôi vị bác sĩ này mừng lắm. Cũng may tôi là người khách cuối cùng nên ông đã có nhiều thì giờ nói chuyện với tôi. Bác sĩ Toản cho tôi biết cách đây 2 năm trong cuộc họp mặt của hội y sĩ toàn quốc tại Texas ông có gặp Thuấn, người tình cũ của tôi. Nghe tên Thuấn tôi lặng người đi nhưng cố giữ bình tĩnh để nghe kể: “ Thuấn với tôi học cùng lớp với nhau nhưng không thân. Tôi có gặp chị đi chơi với Thuấn vài lần nên nhớ. Tôi chữa trị cho chị và nghĩ Thuấn bỏ rơi chị, nên tôi tránh không muốn nói gì với ai, ngay cả lúc chị sinh đẻ trong bệnh viện cũng vậy. Kỳ vừa qua gặp nhau ở Texas tự nhiên Thuấn tâm sự với tôi là Thuấn yêu chị lắm nhưng bị bà mẹ ngăn cản và không có cách nào gặp được chị. Sau khi chị đi rồi Thuấn giận mẹ nên không chịu lấy vợ, mãi sau thấy bà cụ quá buồn nên Thuấn mới lập gia đình. Đến nay Thuấn vẫn không có con và vợ chồng đã ly dị vì không hợp nhau. Nghe tôi nói chị đã có thai với Thuấn và chính tôi chữa trị cho chị, Thuấn xúc động lắm. Thuấn thương chị và thương đứa con của anh chị phải đi làm con nuôi người ta, không biết giờ này ra sao. Mẹ Thuấn biết tin cũng buồn lắm, bà đã hối hận cho hành động của bà để đứa cháu duy nhất bị bỏ rơi, nay bà đã trên 80 tuổi vẫn chưa có cháu bế…”. Nghe lại chuyện xưa lòng tôi nặng chĩu và không cầm được nước mắt. Bác sĩ Toản hỏi tôi có đồng ý cho Thuấn biết đã gặp tôi không, tôi dặn bác sĩ thôi đừng nói gì cả, chuyện xưa nên cho vào dĩ vãng, điều cần thiết là tìm được đứa con chúng tôi. Tôi chào bác sĩ Toản rồi ra về, lòng buồn mênh mang:
Biết được tin anh cũng đủ rồi
Tâm sự có nhiều vẫn thế thôi
Ra đi không nói câu từ giã
Em biết chuyện mình mãi cách đôi
*
Cứ mỗi năm nhìn lá uá vàng
Chạnh lòng nhớ lại lúc Thu sang
Anh ơi! Thu đến mang sầu tới
Khơi dậy mối tình đã cách ngăn
*
Một lần yêu đã quá khổ rồi
Nhắc làm chi chuyện cũ anh ơi
Thân tuy gầy yếu tim băng gía
Giữ mãi trong em bóng một người
*
Biết được tin anh đã đủ rồi
Em bây giờ cũng vẫn đơn côi
Bao nhiêu kỷ niệm, bao đau đớn
Và khóc âm thầm, khóc mãi thôi…
Nhưng thôi tôi không muốn tiếp tục làm thơ buồn nữa. Tôi trở về với đời sống hiện tại của tôi. Tôi không có con nên yêu con trai của chồng tôi như con đẻ. Tân (tên con trai của chồng tôi) rất quý tôi. Tuy đã ra hành nghề bác sĩ nhưng tất cả những chuyện riêng tư Tân đều mang ra hỏi ý kiến mẹ. Một hôm Tân khoe với tôi Tân quen một cô gái tên Thuận Khanh kém Tân 4 tuổi. Hiện nay Thuận Khanh là dược sĩ, trông nom tiệm thuốc Tây của gia đình. Tân và Thuận Khanh quen nhau qua dịch vụ thương mại. Nghe con trai nói đến Thuận Khanh tôi rất hồi hộp, liệu có sự trùng tên, trùng tuổi được không? Thuận Khanh có phải là con gái tôi không? Tôi hỏi con trai xem gia đình Thuận Khanh ra sao, thì được biết bố Thuận Khanh đã mất chỉ còn mẹ già trên 70 tuổi. Nhà giầu lắm, tất cả tài sản sau này sẽ là của Thuận Khanh hết. Tôi hơi lạ, nếu là mẹ nuôi thì đúng chứ mẹ đẻ có thể trùng tên. Tôi nói con trai tôi đưa Thuận Khanh về nhà tôi chơi. Gặp Thuận Khanh tôi linh cảm ngay người con gái này là con tôi. Nét mặt vừa giống tôi vừa giống Thuấn. Không cầm được lòng tôi ôm chầm lấy Thuận Khanh và thốt lên: “con ơi! mẹ đây”, nhưng rồi tôi chợt nhớ ra, chưa phải là lúc mẹ con thổ lộ tâm tình nên đã buông Thuận Khanh ra và nói lời xin lỗi: “ Bác xin lỗi con, tại bác thấy con dễ thương quá nên bác mến”. Thuận Khanh nói: “ Không sao đâu bác. Được bác yêu quý và cho đến nhà thăm bác con rất vui mừng. Trước khi đến con sợ lắm, nay thấy bác vui vẻ như mẹ con ở nhà, con thật có phước. Mới gặp bác lần đầu nhưng con có cảm tưởng như đã gặp bác từ lâu rồi ”. Lòng tôi dịu xuống, tôi thầm cám ơn ông bà mẹ nuôi đã dạy giỗ con gái tôi nên người, dạy cách ăn nói khôn khéo và lễ phép. Tân thấy mẹ yêu thích bạn thì mừng lắm, chàng mỉm cười nhìn Thuận Khanh. Tôi giữ Thuận Khanh ở lại ăn cơm. Lần đầu tiên tôi được nấu cơm cho con gái tôi ăn. Tôi hỏi thăm sơ qua về những ngày đã qua của Thuận Khanh, tôi tránh những chi tiết sợ con gái nghĩ tôi tò mò. Cám ơn Trời Phật đã giúp cho mẹ con tôi được gặp lại nhau…
Khi Thuận Khanh ra về tôi hỏi con trai tôi chương trình dự trù như thế nào, Tân cho tôi biết tháng sau chúng định làm đám hỏi và 4 tháng nữa sẽ làm đám cưới. Thuận Khanh muốn lo sớm vì mẹ đã già, muốn cho mẹ được vui.
Ngày đám hỏi qua đi một cách thuận lợi. Người mẹ nuôi của con gái tôi không nhận ra tôi. Có lẽ bà không ngờ một cô gái nghèo khổ ngày xưa nay là thông gia với bà. Tôi nhận ra bà Thuận nhưng vẫn giữ im lặng không cho ai biết chuyện tôi là mẹ đẻ của Thuận Khanh để cho các con tôi không phải bận tâm và tránh gây nên sự buồn phiền cho bà mẹ nuôi, một ân nhân của tôi. Tôi rất vui mừng sửa soạn đám cưới cho con. Tôi hồi hộp lo đến ngày đám cưới vừa cho con gái vừa cho con chồng.
Bốn tháng qua đi thật mau. Đám cưới của các con tôi tổ chức rất trọng thể. Gần 700 quan khách tham dự. Con gái tôi lộng lẫy trong bộ áo cưới. Có nhiều người đã nhận xét là mẹ chồng với con dâu trông rất giống nhau như hai mẹ con, chắc là sẽ hợp với nhau lắm. Tôi vui mừng nghĩ ngợi từ nay con gái tôi sẽ được ở chung nhà với tôi, và tôi sẽ dành hết thì giờ săn sóc con gái tôi. Văng vẳng bên tai như lúc nào cũng nghe thấy lời chúc mừng hạnh phúc…
Đám cưới xong hai con đi hưởng tuần trăng mật, tôi ở nhà một mình. Vì quá lo lắng và bận rộn cho ngày đám cưới nên tôi thấy trong người hơi mệt. Tôi sợ có vấn đề về tim như trước nên đi khám bác sĩ gia đình nhưng khi đến nơi mới biết bác sĩ đã đi nghỉ hè và ông nhờ người khác tạm thay thế vài ngày. Vì đến trễ và không có hẹn trước nên tôi là người được khám sau cùng. Cô y tá cân đo và thử nhiệt độ. Nhịp tim và nhiệt độ của tôi bình thường. Tôi ngồi trong phòng đợi một lúc thì Thuấn mở cửa bước vào. Bất ngờ gặp Thuấn tôi kêu lên: “Anh!”. Thuấn cũng ngạc nhiên, ôm chầm lấy tôi: “Em ! Không ngờ gặp em ở đây, anh mừng quá !”. Thuấn kể lể những sự nhớ nhung và xin tôi tha lỗi. Thuấn nói : “Anh không ngờ mình đã có con với nhau. Từ ngày nghe bác sĩ Toản nói chuyện về em anh buồn và ân hận quá. Khi đẻ chỉ có một mình em làm sao xoay xở…”. Tôi bảo Thuấn : “ Hãy quên đi ngày tháng cũ”. Bây giờ mỗi người có một cuộc sống riêng, còn gặp nhau và quý nhau là đủ rồi. Tôi không oán hận ai cả, chỉ mong mọi chuyện cho qua đi. Thuấn hỏi tôi về con gái chúng tôi, tôi nói Thuận Khanh bây giờ rất hạnh phúc nhưng chuyện hơi dài, sẽ nói cho Thuấn sau. Thuấn rất mừng khi thấy tên con gái là tên Thuấn và tên Khánh hợp lại. Biết tôi bây giờ vẫn còn độc thân nên Thuấn đề nghị cùng chàng tái hợp. Mặc dù vẫn còn yêu Thuấn nhưng tôi rất ngại, một lần chia tay đã quá khổ rồi, bây giờ tôi đang sống yên ổn và hạnh phúc với con gái mới tìm được, tôi không muốn có sự xáo trộn trong đời sống nên đã từ chối. Không được tôi chấp thuận Thuấn có vẻ thất vọng. Một lúc sau Thuấn hỏi thăm về mẹ tôi, khi biết mẹ tôi đã qua đời chàng cúi đầu xuống che dấu sự xúc động rồi cho biết bà Đạm bây giờ bệnh tình rất nặng, sức khoẻ được tính từng ngày. Bà đang nằm trong bệnh viện, nếu được tôi bỏ qua chuyện cũ thì bà mừng lắm. Thuấn gợi ý muốn tôi đến bệnh viện thăm bà Đạm, tôi nhận lời.
Hôm sau tôi đến bệnh viện thấy Thuấn và vợ chồng Minh Thư đã ở đó. Minh Thư gặp tôi rất mừng . Minh Thư hỏi thăm tôi và cho địa chỉ mời đến nhà chơi. Hàn huyên một lúc, Thuấn và vợ chồng Minh Thư ra ngoài cho tôi nói chuyện với bà Đạm. Tôi cầm bàn tay gầy yếu của bà và hỏi:
- Bà còn nhớ cháu không, cháu là Ngân Khánh đây ?
Bà Đạm thều thào:
- Ngân Khánh ! Làm sao tôi quên được cháu. Mong cháu tha lỗi cho tôi. Vì tôi quá nghiêm khắc mà mẹ con cháu phải khổ. Tôi cũng nghe tin bà Tư đã qua đời. Tội nghiệp bà Tư. Thôi tôi sẽ gặp bà ở bên kia thế giới để xin lỗi bà vậy.
Bà Đạm tiếp:
- Ông trời đã phạt tôi. Có đứa cháu duy nhất thì hất hủi nó, bây giờ tôi không có cháu nào ở bên cả. Vợ chồng Minh Thư lấy nhau lâu rồi vẫn chưa có con.
Nói xong nước mắt bà trào ra vì ân hận khiến tôi cũng buồn lây. Giọng bà run run tiếp :
- Tôi không sống được nữa và sắp phải ra đi. Tôi xin cháu một điều không biết cháu có thể giúp tôi không ?
Tôi lắc tay bà Đạm:
- Xin bà cứ nói.
Bà Đạm cố lấy sức lực còn lại nói ngắt quãng từng câu:
- Bác mong cháu nhận lời tái hợp với con trai bác, có như vậy bác mới yên tâm ra đi. Thuấn yêu cháu lắm. Thuấn đã lấy vợ nhưng lúc nào cũng nghĩ đến cháu nên hai vợ chồng đã bỏ nhau.
Đôi mắt bà Đạm yếu đuối nhìn tôi như cầu xin. Tôi thấy thương bà như mẹ. Gần 10 năm ở với nhau tình cảm dù sao cũng đã sâu đậm, thật khó có thể từ chối lời yêu cầu của một người sắp lìa đời như bà. Tôi im lặng suy nghĩ giây lát rồi nói trong xúc động:
- Vâng, con xin nghe lời bác.
Bà Đạm mỉm cười, mắt bà mở hé ra như thầm cám ơn tôi. Giữa lúc đó Thuấn và vợ chồng Minh Thư đi vào. Bà Đạm cầm bàn tay Thuấn để lên bàn tay tôi, một lúc sau mắt bà nhắm lại và hơi thở yếu dần. Y tá vội vàng gọi bác sĩ. Tôi và Thuấn đứng cách ra xa cho y tá làm việc. Tôi lau nước mắt cho Thuấn rồi nắm chặt tay chàng, nghẹn ngào nhìn bà Đạm từ từ lịm đi…
( Không biết tên tác giả )
NT LUONG MAI chuyển