Cõi Người Ta
QUÝ PHU NHÂN SAU CUỘC CHIẾN - CAO MỴ NHÂN
QUÝ PHU NHÂN SAU CUỘC CHIẾN - CAO MỴ
NHÂN
Những tháng năm còn được ân hưởng dưới Chế độ VIỆT
NAM CỘNG HOÀ , tôi rất hân hoan trong cuộc sống, có thể nói là thoải mái đến
không cần suy nghĩ nữa.
Vì thế cho nên, hầu như tôi không hề than phiền bất
cứ vấn đề gì từ gia đình tôi, tới các hoàn cảnh xã hội chung của đại tộc Ka
Ki ...tôi.
Thủa mới rời trường Caritas ra đơn vị tập
sự, để sẽ đi làm trưởng phòng xã hội cấp quân, sư đoàn, thay vì tôi có thể xin ở
gần nhà ba má tôi ngay Saigon, thì tôi cứ nằng nặc đòi thuyên chuyển về gần nhà
...chồng tôi cơ.
Quý vị sẽ ...buồn cười, là sao mới ra trường đã
chồng với chả con, số là thế này, cái đơn vị đầu tiên tôi đi tập sự là chính Bộ
tư lệnh QĐI/VICT, khi đó còn kêu Vùng I Chiến thuật, sau mới đổi là Quân
Khu I.
Khi chúng tôi từ Nha xã hội Trung ương tới QĐI,
đồn trú ở Đà Nẵng, tôi phải đến Bưu Điện để đánh điện tín về cho Ba tôi, báo là
tôi đã tới nơi bình an.
Thì ngay lúc đứng trước cửa Bưu điện đó, một
Thanh niên Huế đang cùng bạn anh
là nhân viên Bưu điện nói chuyện gì đó. Tại sao tôi biết
được anh ta người Huế? Thưa vầy, anh ta thấy tôi và cô bạn tôi có vẻ ...từ đâu
tới, nên theo sát làm quen.
Như quý vị thường nghe tôi kể, tính tôi hay đùa
rỡn, nên khi nghe anh ta làm quen mình, bộ tứ chúng
tôi "bàn ra tán vào", tha hồ cười nói.
Bấy giờ từ Saigon ra Miền Trung là chúng tôi
đã "quần Jean , áo thung", e rất mới so với quý
thiếu nữ địa phương, thêm bản tính tự nhiên, hồn nhiên của tôi, đã khiến "người
ấy" không cho tôi một kẽ hở thời gian nào được ...tự do nữa.
Sự kiện khiến tất cả những ai mà
tôi phải liên hệ ở Đà Nẵng giận lắm, từ nơi phải tới tập sự, lẫn
các vị có thiện ý giúp đỡ tôi, "hoá điên" lên, vì sao tôi lại "để cho anh ta thích" tôi chứ.
Chị Lưu thị T.H nhân viên phòng XH/QĐI thời
đó, là phu nhân của Trung tá Lê Trung H, vị Trung tá phát ngôn
viên của VNCH, bấy giờ ông đại uý, đưa tôi về nhà chơi, chị bảo: "Mỵ
Nhân, theo gương chị đây, hãy chọn chồng ở chốn ba quân, tại sao em lại
ưa cái anh chàng thư sinh đó nhỉ?"
Trời ơi, có ai biết là tôi bấy giờ bạn bè,
tha nhân đều nói giống Audrey Hepburn, còn anh ta lại quá giống Anthony
Perkins, tôi trả lời chị T.H: "anh ta giống Anthony Perkins
trong Psycho, nên em thích."
Như vậy em quan niệm hôn nhân thế nào? Em có yêu
chàng đó không?
Cuối buổi tôi chỉ nói với chị là: "không
phải tình yêu mà là tình thích" chị ạ.
Mấy bạn văn thơ ở Saigon đăng một tin tìm bạn,
thiếu đường có chữ thất lạc, hỏi rằng Cao Mỵ Nhân đang ở đâu, cho bạn bè tin gấp.
Tờ báo đăng đúng vào ngày đám cưới tôi, nhà ba
má chồng tôi ở cư xá, nên mấy nhà hàng xóm đưa qua cho nhà chồng tôi đọc. Tôi bắt
gặp nụ cười nhạt của "Anthony Perkins" xã tôi đang là chú
rể, mà lại là chú rể Huế mới độc chứ.
Nhưng đó sẽ là chuyện ... khác, tôi chỉ
sơ qua về tại sao tôi cứ đòi thuyên chuyển về gần nhà ...chồng vậy
thôi.
Rồi sau, tôi được thuyên chuyển chính
thức về Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI. Thế là, có lẽ chẳng còn mơ ước gì
hơn, bây giờ chỉ còn sống đầy lòng với gia đình, với tất cả những
quý vị cùng gia đình họ, mà tôi vẫn gọi là đại tộc KaKi của tôi.
Miên man thì vậy, nhưng điển hình là những gia
đinh quân nhân các cấp thuộc QĐI/QKI.
Tôi thường liên lạc thân thiết với quý phu
nhân của các đơn vị trưởng, là vì quý vị phu nhân ấy ở trong một hội
gọi là Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ QKI.
Quý bà trong Hội bảo trợ GĐBS nêu
trên, thường tìm phương tiện để có thể giúp đỡ phần nào các gia đình
binh sĩ nghèo túng, hoạn nạn. ..vv.. .
Tuy nhiên, có một số quý vị phu nhân thường
bận rộn chuyện nhà, hay đau yếu ...không tham gia công tác xã hội được.
Thậm chí có phu nhân còn yếu ọp đến nỗi không rời khuôn viên tư thất nữa,
mỗi lần tôi tới thăm hay thông báo công chuyện gì đó, tôi thấy bà nằm lả
như bệnh trầm kha lắm.
Thế là tôi phải kiếm cách để sắp xếp lại chương
trình cho phù hợp với tình hình mỗi nhà quý bà nữa.
Cuộc sống cứ bình thường như thế. Nào ngờ
có cái nạn đổi đời 30-4-1975. Nhưng trước đó một tháng thì QKI với 5
tỉnh và 2 thị xã bị thất thủ.
Trong thời điểm mất Đà Nẵng, tôi nghe
tin tức miền Trung mà bàng hoàng, vài vị sĩ quan cao cấp bị thiệt mạng
tức tưởi như đại tá Nguyễn Khắc Thành Chỉ Huy trưởng đặc khu Đà Nẵng, đại
tá Điềm Sư đoàn 1 BB (Huế), vân vân quý vị khác nữa ...
Nhưng ở đây, tôi đang muốn đề cập tới
một hiện tượng khác, ngạc nhiên hơn, và rất đáng đề cao.
Đó là sự chuyển mình cấp thiết của quý phu nhân
sĩ quan cao cấp, quý bà xưa rất liễu yếu vậy, mà nay mạnh mẽ, tự chủ
không ngờ.
Phu nhân đại tá Chỉ Huy trưởng Đặc
khu Đà Nẵng đó, bấy giờ sau ngày Quốc hận, bà đã tự lo di chuyển
được đàn con vô Sai gon, và mở được một quán giải khát để mưu sinh.
Rồi hằng loạt quý bà phải tự bươn chải để đưa bầy
con lớn lên, học hành, vượt biên ...trong lúc quý quan, những chủ nhân ông phải
đi tù cải tạo.
Không thể ngờ được sự tháo vát, thích nghi hoàn
cảnh của quý phu nhân, mà trước đó, đều được những bàn tay của các
đấng phu quân dẫn dắt, tưởng mới có thể vượt qua được đường đời xa thẳm.
Rồi thì tôi gặp lại hầu như tất cả quý vị, mà
ngày đổi đời bi thảm 30-4-1975, tôi cứ băn khoăn không biết quý phu nhân của
huynh đệ chi binh...tôi, sẽ làm sao, có thể sống ...qua ngày ở cái xã
hội bị đảo lộn từa lưa là Cộng sản.
Sự thực đã trả lời rằng, quý phu nhân đã
không cần ai hướng dẫn, mà tự đi lên thật đáng ngưỡng mộ.
Phu nhân cố đại tá Cao Khắc Nhật, phu nhân cố
trung tá Phạm Vy, là quả phụ từ thủa Lam Sơn 719, Người mở tiệm thuốc
tây (bà Vy). Người thần sầu hơn nữa, là "đại lý vượt
biên" (bà Nhật), bà đã sẵn sàng giúp tôi nếu muốn cho con đi vượt
biên, bà cho đi ké ngay, trả tiền sau.
Trung tá Huệ, Phó sở I An Ninh Quân Đội những
ngày ra Bắc tù cải tạo, phu nhân cùng ái nữ phải ngồi ở ven đường để
bán hàng sữa, savon, diêm quẹt vv... trước chợ Bà Chiểu.
Nhưng, có một hình ảnh mà tôi không thể nào quên
được, là Hoa hậu phu nhân đúng nghĩa, phu nhân Trung tá Trần văn
Ngh. Trưởng phòng Tổng quản trị QĐI/QKI, đã phải ngồi ngay trên lề đường
Phan thanh Giản cũ, để bán xăng dầu lẻ, tức là bán từng lít xăng lẻ đổ
cho xe Honda thiên hạ.
CSVN đã bần cùng hoá các giai tầng xã hội,
không kể thành phần nào, tuổi tác nào ... Nhưng chúng CSVN chỉ hăm dọa
được chính chúng bằng cách cắt gạo, cắt củi ...nếu ai không theo đường lối
chúng.
Còn không làm sao khiến các gia đình quân nhân
Chế độ cũ phải quỵ lụy chúng, các phu nhân vẫn thẳng bước đi trên con
đường của chồng, cha họ, những sĩ quan phải đi tù cải tạo.
Quý phu nhân đã tự lực cánh sinh, chăm sóc
gia đình cha mẹ già, con cái, anh chị em ...vv..
.Phu nhân vị Bộ trưởng X (về
ngành văn hoá thông tin VNCH) mở một hàng bán bún bò trước cư xá
thương nhân, còn gọi cư xá Phủ Tông Tông ...tôi, đường Trương Minh Ký, bà
còn trực tiếp lo săn sóc cụ mẹ chồng nằm liệt giường ở nhà.
Đồng thời quý phu nhân vẫn phải dành dụm,
chuẩn bị cho những chuyến thăm nuôi quý ông đang trong lao tù Cộng sản đó,
phần nhiều là ở ngoài Bắc, Trung và Nam cũng có, nhưng ít hơn.
41 năm qua rồi, quý phu nhân dù muốn dù
không, cũng đã ...cao niên, song, tôi cảm thấy quý bà vẫn vô cùng thanh sắc.
Nếu gia đình nào còn đầy đủ 4 hay 3 thế hệ,
thì ông bà, cha mẹ, con cháu, chắt ...thật quý hoá.
Tất cả lại mừng vui, lại lạc quan, tin tưởng vào
lẽ sinh tồn, mà Thượng Đế đã sanh ra và bảo bọc những người lành ngay, để
bước tới vẹn tròn.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
QUÝ PHU NHÂN SAU CUỘC CHIẾN - CAO MỴ NHÂN
QUÝ PHU NHÂN SAU CUỘC CHIẾN - CAO MỴ
NHÂN
Những tháng năm còn được ân hưởng dưới Chế độ VIỆT
NAM CỘNG HOÀ , tôi rất hân hoan trong cuộc sống, có thể nói là thoải mái đến
không cần suy nghĩ nữa.
Vì thế cho nên, hầu như tôi không hề than phiền bất
cứ vấn đề gì từ gia đình tôi, tới các hoàn cảnh xã hội chung của đại tộc Ka
Ki ...tôi.
Thủa mới rời trường Caritas ra đơn vị tập
sự, để sẽ đi làm trưởng phòng xã hội cấp quân, sư đoàn, thay vì tôi có thể xin ở
gần nhà ba má tôi ngay Saigon, thì tôi cứ nằng nặc đòi thuyên chuyển về gần nhà
...chồng tôi cơ.
Quý vị sẽ ...buồn cười, là sao mới ra trường đã
chồng với chả con, số là thế này, cái đơn vị đầu tiên tôi đi tập sự là chính Bộ
tư lệnh QĐI/VICT, khi đó còn kêu Vùng I Chiến thuật, sau mới đổi là Quân
Khu I.
Khi chúng tôi từ Nha xã hội Trung ương tới QĐI,
đồn trú ở Đà Nẵng, tôi phải đến Bưu Điện để đánh điện tín về cho Ba tôi, báo là
tôi đã tới nơi bình an.
Thì ngay lúc đứng trước cửa Bưu điện đó, một
Thanh niên Huế đang cùng bạn anh
là nhân viên Bưu điện nói chuyện gì đó. Tại sao tôi biết
được anh ta người Huế? Thưa vầy, anh ta thấy tôi và cô bạn tôi có vẻ ...từ đâu
tới, nên theo sát làm quen.
Như quý vị thường nghe tôi kể, tính tôi hay đùa
rỡn, nên khi nghe anh ta làm quen mình, bộ tứ chúng
tôi "bàn ra tán vào", tha hồ cười nói.
Bấy giờ từ Saigon ra Miền Trung là chúng tôi
đã "quần Jean , áo thung", e rất mới so với quý
thiếu nữ địa phương, thêm bản tính tự nhiên, hồn nhiên của tôi, đã khiến "người
ấy" không cho tôi một kẽ hở thời gian nào được ...tự do nữa.
Sự kiện khiến tất cả những ai mà
tôi phải liên hệ ở Đà Nẵng giận lắm, từ nơi phải tới tập sự, lẫn
các vị có thiện ý giúp đỡ tôi, "hoá điên" lên, vì sao tôi lại "để cho anh ta thích" tôi chứ.
Chị Lưu thị T.H nhân viên phòng XH/QĐI thời
đó, là phu nhân của Trung tá Lê Trung H, vị Trung tá phát ngôn
viên của VNCH, bấy giờ ông đại uý, đưa tôi về nhà chơi, chị bảo: "Mỵ
Nhân, theo gương chị đây, hãy chọn chồng ở chốn ba quân, tại sao em lại
ưa cái anh chàng thư sinh đó nhỉ?"
Trời ơi, có ai biết là tôi bấy giờ bạn bè,
tha nhân đều nói giống Audrey Hepburn, còn anh ta lại quá giống Anthony
Perkins, tôi trả lời chị T.H: "anh ta giống Anthony Perkins
trong Psycho, nên em thích."
Như vậy em quan niệm hôn nhân thế nào? Em có yêu
chàng đó không?
Cuối buổi tôi chỉ nói với chị là: "không
phải tình yêu mà là tình thích" chị ạ.
Mấy bạn văn thơ ở Saigon đăng một tin tìm bạn,
thiếu đường có chữ thất lạc, hỏi rằng Cao Mỵ Nhân đang ở đâu, cho bạn bè tin gấp.
Tờ báo đăng đúng vào ngày đám cưới tôi, nhà ba
má chồng tôi ở cư xá, nên mấy nhà hàng xóm đưa qua cho nhà chồng tôi đọc. Tôi bắt
gặp nụ cười nhạt của "Anthony Perkins" xã tôi đang là chú
rể, mà lại là chú rể Huế mới độc chứ.
Nhưng đó sẽ là chuyện ... khác, tôi chỉ
sơ qua về tại sao tôi cứ đòi thuyên chuyển về gần nhà ...chồng vậy
thôi.
Rồi sau, tôi được thuyên chuyển chính
thức về Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI. Thế là, có lẽ chẳng còn mơ ước gì
hơn, bây giờ chỉ còn sống đầy lòng với gia đình, với tất cả những
quý vị cùng gia đình họ, mà tôi vẫn gọi là đại tộc KaKi của tôi.
Miên man thì vậy, nhưng điển hình là những gia
đinh quân nhân các cấp thuộc QĐI/QKI.
Tôi thường liên lạc thân thiết với quý phu
nhân của các đơn vị trưởng, là vì quý vị phu nhân ấy ở trong một hội
gọi là Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ QKI.
Quý bà trong Hội bảo trợ GĐBS nêu
trên, thường tìm phương tiện để có thể giúp đỡ phần nào các gia đình
binh sĩ nghèo túng, hoạn nạn. ..vv.. .
Tuy nhiên, có một số quý vị phu nhân thường
bận rộn chuyện nhà, hay đau yếu ...không tham gia công tác xã hội được.
Thậm chí có phu nhân còn yếu ọp đến nỗi không rời khuôn viên tư thất nữa,
mỗi lần tôi tới thăm hay thông báo công chuyện gì đó, tôi thấy bà nằm lả
như bệnh trầm kha lắm.
Thế là tôi phải kiếm cách để sắp xếp lại chương
trình cho phù hợp với tình hình mỗi nhà quý bà nữa.
Cuộc sống cứ bình thường như thế. Nào ngờ
có cái nạn đổi đời 30-4-1975. Nhưng trước đó một tháng thì QKI với 5
tỉnh và 2 thị xã bị thất thủ.
Trong thời điểm mất Đà Nẵng, tôi nghe
tin tức miền Trung mà bàng hoàng, vài vị sĩ quan cao cấp bị thiệt mạng
tức tưởi như đại tá Nguyễn Khắc Thành Chỉ Huy trưởng đặc khu Đà Nẵng, đại
tá Điềm Sư đoàn 1 BB (Huế), vân vân quý vị khác nữa ...
Nhưng ở đây, tôi đang muốn đề cập tới
một hiện tượng khác, ngạc nhiên hơn, và rất đáng đề cao.
Đó là sự chuyển mình cấp thiết của quý phu nhân
sĩ quan cao cấp, quý bà xưa rất liễu yếu vậy, mà nay mạnh mẽ, tự chủ
không ngờ.
Phu nhân đại tá Chỉ Huy trưởng Đặc
khu Đà Nẵng đó, bấy giờ sau ngày Quốc hận, bà đã tự lo di chuyển
được đàn con vô Sai gon, và mở được một quán giải khát để mưu sinh.
Rồi hằng loạt quý bà phải tự bươn chải để đưa bầy
con lớn lên, học hành, vượt biên ...trong lúc quý quan, những chủ nhân ông phải
đi tù cải tạo.
Không thể ngờ được sự tháo vát, thích nghi hoàn
cảnh của quý phu nhân, mà trước đó, đều được những bàn tay của các
đấng phu quân dẫn dắt, tưởng mới có thể vượt qua được đường đời xa thẳm.
Rồi thì tôi gặp lại hầu như tất cả quý vị, mà
ngày đổi đời bi thảm 30-4-1975, tôi cứ băn khoăn không biết quý phu nhân của
huynh đệ chi binh...tôi, sẽ làm sao, có thể sống ...qua ngày ở cái xã
hội bị đảo lộn từa lưa là Cộng sản.
Sự thực đã trả lời rằng, quý phu nhân đã
không cần ai hướng dẫn, mà tự đi lên thật đáng ngưỡng mộ.
Phu nhân cố đại tá Cao Khắc Nhật, phu nhân cố
trung tá Phạm Vy, là quả phụ từ thủa Lam Sơn 719, Người mở tiệm thuốc
tây (bà Vy). Người thần sầu hơn nữa, là "đại lý vượt
biên" (bà Nhật), bà đã sẵn sàng giúp tôi nếu muốn cho con đi vượt
biên, bà cho đi ké ngay, trả tiền sau.
Trung tá Huệ, Phó sở I An Ninh Quân Đội những
ngày ra Bắc tù cải tạo, phu nhân cùng ái nữ phải ngồi ở ven đường để
bán hàng sữa, savon, diêm quẹt vv... trước chợ Bà Chiểu.
Nhưng, có một hình ảnh mà tôi không thể nào quên
được, là Hoa hậu phu nhân đúng nghĩa, phu nhân Trung tá Trần văn
Ngh. Trưởng phòng Tổng quản trị QĐI/QKI, đã phải ngồi ngay trên lề đường
Phan thanh Giản cũ, để bán xăng dầu lẻ, tức là bán từng lít xăng lẻ đổ
cho xe Honda thiên hạ.
CSVN đã bần cùng hoá các giai tầng xã hội,
không kể thành phần nào, tuổi tác nào ... Nhưng chúng CSVN chỉ hăm dọa
được chính chúng bằng cách cắt gạo, cắt củi ...nếu ai không theo đường lối
chúng.
Còn không làm sao khiến các gia đình quân nhân
Chế độ cũ phải quỵ lụy chúng, các phu nhân vẫn thẳng bước đi trên con
đường của chồng, cha họ, những sĩ quan phải đi tù cải tạo.
Quý phu nhân đã tự lực cánh sinh, chăm sóc
gia đình cha mẹ già, con cái, anh chị em ...vv..
.Phu nhân vị Bộ trưởng X (về
ngành văn hoá thông tin VNCH) mở một hàng bán bún bò trước cư xá
thương nhân, còn gọi cư xá Phủ Tông Tông ...tôi, đường Trương Minh Ký, bà
còn trực tiếp lo săn sóc cụ mẹ chồng nằm liệt giường ở nhà.
Đồng thời quý phu nhân vẫn phải dành dụm,
chuẩn bị cho những chuyến thăm nuôi quý ông đang trong lao tù Cộng sản đó,
phần nhiều là ở ngoài Bắc, Trung và Nam cũng có, nhưng ít hơn.
41 năm qua rồi, quý phu nhân dù muốn dù
không, cũng đã ...cao niên, song, tôi cảm thấy quý bà vẫn vô cùng thanh sắc.
Nếu gia đình nào còn đầy đủ 4 hay 3 thế hệ,
thì ông bà, cha mẹ, con cháu, chắt ...thật quý hoá.
Tất cả lại mừng vui, lại lạc quan, tin tưởng vào
lẽ sinh tồn, mà Thượng Đế đã sanh ra và bảo bọc những người lành ngay, để
bước tới vẹn tròn.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)