Cõi Người Ta
Sách Sử Của Giặc Hồ
Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện Từ và Câu lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa những sai sót trong sách.
Bùi Bảo Trúc
Bìa cuốn vở có lỗi sai về kiến thức lịch sử
Học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế cho nào được
Bạn ta,
Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện
Từ và Câu lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa những sai sót trong sách.
Ở
trang 5 của cuốn sách vừa kể có một bài viết tay với tuồng chữ rất chân
phương và rất đẹp. Nhưng nội dung của đoạn viết tay đó đã để lại những
sai sót tầy đình. Đây là nguyên văn đoạn viết tay ấy:
“Quân
Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý
Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng .
Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn.
Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến , vừa đánh vừa rút lui
nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy thủy triều xuống quân
mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền
chạy thì bị va vào cọc thuyền bị thủng đâm hàng loạt . Cuộc xâm lược
của dịch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi
vua.”
Cuốn
sách này được hình thành bởi 5 người, trong đó có một chủ biên, 4 người
kia không biết giữ những công việc và trách nhiệm gì.
Nhưng với 5 người như thế mà vẫn để lại những sai sót vô cùng tệ hại thì quả là bọn biên soạn cuốn sách ngu thật.
Bài
viết được giao cho một người có chữ viết rất đẹp để viết làm mẫu cho
các học sinh tập viết. Phải nói người viết có nét chữ rất đẹp. Nhưng
cũng chính vì đó là chữ viết tay, không phải là được sắp chữ, hay đánh
bằng máy điện toán nên không thể nói đó là lỗi typo. Người viết chỉ có
nhiệm vụ viết, nhưng ít nhất cũng phải có một chút kiến thức về sử để
nhìn ra chi tiết lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt. Nhưng người này đã
không thấy được sai sót đó. Viết xong chắc chắn bài viết phải được đọc
lại để sửa chữa nếu có chi tiết, chữ nào bị viết sai, thiếu nét, đánh
dấu lầm… Nhưng rõ ràng là (những)
người đọc lại bản viết cũng không nhìn ra được sai sót nên Lý Thường
Kiệt mới được trao cho một công việc khác là đánh quân Nam Hán, để cho
Ngô Quyền ở không, ngồi chơi sơi nước.
Trong
đoạn văn, quân Nam Hán được nhắc tới hai lần. Lý Thường Kiệt được nhắc
tên ba lần. Lý Thường Kiệt cũng được trao cho công việc đóng cọc nhọn
trên sông Bạch Đằng, để đánh đoàn chiến thuyền Nam Hán. Việc đó, ai học
sử Việt cũng phải biết là việc làm của Ngô Quyền, và sau đó, năm 1288
Hưng Đạo Vương cũng dùng kế đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng để đánh
quân
Nguyên.
Lầm Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt mới chỉ là một cái lỗi mà người ta nhìn thấy trong bài viết.
Nhưng thực ra, còn có những lỗi khác nữa thì lại không thấy những độc giả góp ý với tờ Dân Trí nêu ra.
Đó là ở cuối của bài viết, người ta đọc thấy nguyên văn câu này: “Năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua.”
Thực ra thì Ngô Quyền mới là người lên ngôi vua năm 939 tức là năm Kỷ Hợi, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Ngô Quyền chết năm Giáp Thân (944), thọ 47 tuổi.
Lý Thường Kiệt thì không bao giờ đánh quân Nam Hán. Lý Thường Kiệt là người đánh quân Tống và Chiêm Thành (Phá Tống, Bình Chiêm).
Ông đánh Chiêm Thành năm 1075 để trừng phạt việc Chiêm Thành đem quân
sang quấy phá Việt Nam. Sau khi đánh Chiêm Thành xong, Lý Thường Kiệt
mới quay sang đánh quân Tống.
Đến
năm Quí Mùi (1103) ở Diễn Châu có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt đem
quân đi đánh Lý Giác. Lý Giác chạy sang Chiêm Thành, đem vua Chiêm là
Chế Ma Na đánh lấy ba châu của Việt Nam. Năm 1104, Lý Nhân Tông sai Lý
Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na thua
chạy, xin trả lại đất cho Việt Nam.
Lúc
ấy, Lý Thường Kiệt đã 70 tuổi. Một năm sau khi đánh Chiêm Thành (năm
1105), Lý Thường Kiệt mất, hưởng thọ 71 tuổi. Đó là dưới triều vua Lý
Nhân Tông. Lý Thường Kiệt là tướng tài, không lên ngôi vua ngày nào.
Lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt là một chuyện. Lộn quân Tống thành quân Nam Hán là chuyện thứ hai. Kế hoạch đóng cọc nhọn
trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thì trao cho Lý Thường Kiệt là sai lầm thứ ba.
Lý
Thường Kiệt sinh năm 1034, chết năm 1105 thì viết khơi khơi là năm 939,
tức là trước khi Lý Thường Kiệt ra đời tới 95 năm, Lý Thường Kiệt đã
lên ngôi vua.
Than ôi, một đoạn viết ngắn có 13 dòng viết tay mà để lại một đống lỗi như thế thì dậy dỗ cái con chó gì.
Mẹ
kiếp viết lịch sử láo toét như thế, lại bao nhiêu người không nhìn ra
những sai sót đó cho nên học sinh mới quá chán học môn sử (như tờ Giáo
Dục Việt Nam đã viết hồi tháng trước) là như vậy.
Học
sinh học tới lớp 5, sống lù lù ngay ở Hà Nội, mà không biết thủ đô của
Việt Nam là gì thì cũng là do mấy thứ ngu dốt đó dậy dỗ.
Đã dốt như thế, lại còn dở trò bóp méo, xuyên tạc lịch sử thì mới có cái thứ chó
cái như con nhãi Lê Phong Lan làm loạt phim về Mậu Thân và đổ hết tội
cho Hoa kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã giết mấy ngàn người ở Huế.
Mẹ
kiếp con nhãi con xuyên tạc lịch sử để tẩy rửa cho các tội ác của Việt
Cộng thì cũng hiểu được. Nhưng cướp công của Lý Thường Kiệt từ tay Ngô
Quyền và cho Lý Thường Kiệt lên ngôi vua
để … nói xấu tổng thống Ngô Đình Diệm (?) vì cùng họ với Ngô Quyền hay
sao?
Mà rồi cả đống trong nước cũng không thấy được những sai lầm láo toét như thế nên đất nước mới là không khá được.
Giá
chịu khó đọc vài trang trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim từ
trang 68 đến trang 107 cũng thấy ngay là Ngô Quyền đánh quân Nam Hán,
không phải Lý Thường Kiệt chư sao mà lại
nhắm mắt nhắm mũi viết bậy như thế! Nhà nước thì mấy tháng sau mới
quyết định thu hồi lệnh thu hồi cũng nói là “tạm”. Tại sao lại “tạm thu
hồi” mà không đốt cha nó cái đống sách mả mẹ ấy đi cho sạch cái … mình?
Tôi chắc giờ học sử của các em không bao giờ có cảnh như thế này:
Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử
Thầy tôi bảo :”Các em nên nhó rõ,”
“Nước chúng ta là một nước vinh quang,”
“Bao anh hùng thuở trước của giang san,”
“Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.”
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử
Thầy tôi bảo :”Các em nên nhó rõ,”
“Nước chúng ta là một nước vinh quang,”
“Bao anh hùng thuở trước của giang san,”
“Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.”
…(Đoàn Văn Cừ)
Chứ học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế chó nào được.
Bùi Bảo Trúc
Bàn ra tán vào (0)
Sách Sử Của Giặc Hồ
Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện Từ và Câu lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa những sai sót trong sách.
Bùi Bảo Trúc
Bìa cuốn vở có lỗi sai về kiến thức lịch sử
Học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế cho nào được
Bạn ta,
Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện
Từ và Câu lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa những sai sót trong sách.
Ở
trang 5 của cuốn sách vừa kể có một bài viết tay với tuồng chữ rất chân
phương và rất đẹp. Nhưng nội dung của đoạn viết tay đó đã để lại những
sai sót tầy đình. Đây là nguyên văn đoạn viết tay ấy:
“Quân
Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý
Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng .
Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn.
Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến , vừa đánh vừa rút lui
nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy thủy triều xuống quân
mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền
chạy thì bị va vào cọc thuyền bị thủng đâm hàng loạt . Cuộc xâm lược
của dịch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi
vua.”
Cuốn
sách này được hình thành bởi 5 người, trong đó có một chủ biên, 4 người
kia không biết giữ những công việc và trách nhiệm gì.
Nhưng với 5 người như thế mà vẫn để lại những sai sót vô cùng tệ hại thì quả là bọn biên soạn cuốn sách ngu thật.
Bài
viết được giao cho một người có chữ viết rất đẹp để viết làm mẫu cho
các học sinh tập viết. Phải nói người viết có nét chữ rất đẹp. Nhưng
cũng chính vì đó là chữ viết tay, không phải là được sắp chữ, hay đánh
bằng máy điện toán nên không thể nói đó là lỗi typo. Người viết chỉ có
nhiệm vụ viết, nhưng ít nhất cũng phải có một chút kiến thức về sử để
nhìn ra chi tiết lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt. Nhưng người này đã
không thấy được sai sót đó. Viết xong chắc chắn bài viết phải được đọc
lại để sửa chữa nếu có chi tiết, chữ nào bị viết sai, thiếu nét, đánh
dấu lầm… Nhưng rõ ràng là (những)
người đọc lại bản viết cũng không nhìn ra được sai sót nên Lý Thường
Kiệt mới được trao cho một công việc khác là đánh quân Nam Hán, để cho
Ngô Quyền ở không, ngồi chơi sơi nước.
Trong
đoạn văn, quân Nam Hán được nhắc tới hai lần. Lý Thường Kiệt được nhắc
tên ba lần. Lý Thường Kiệt cũng được trao cho công việc đóng cọc nhọn
trên sông Bạch Đằng, để đánh đoàn chiến thuyền Nam Hán. Việc đó, ai học
sử Việt cũng phải biết là việc làm của Ngô Quyền, và sau đó, năm 1288
Hưng Đạo Vương cũng dùng kế đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng để đánh
quân
Nguyên.
Lầm Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt mới chỉ là một cái lỗi mà người ta nhìn thấy trong bài viết.
Nhưng thực ra, còn có những lỗi khác nữa thì lại không thấy những độc giả góp ý với tờ Dân Trí nêu ra.
Đó là ở cuối của bài viết, người ta đọc thấy nguyên văn câu này: “Năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua.”
Thực ra thì Ngô Quyền mới là người lên ngôi vua năm 939 tức là năm Kỷ Hợi, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Ngô Quyền chết năm Giáp Thân (944), thọ 47 tuổi.
Lý Thường Kiệt thì không bao giờ đánh quân Nam Hán. Lý Thường Kiệt là người đánh quân Tống và Chiêm Thành (Phá Tống, Bình Chiêm).
Ông đánh Chiêm Thành năm 1075 để trừng phạt việc Chiêm Thành đem quân
sang quấy phá Việt Nam. Sau khi đánh Chiêm Thành xong, Lý Thường Kiệt
mới quay sang đánh quân Tống.
Đến
năm Quí Mùi (1103) ở Diễn Châu có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt đem
quân đi đánh Lý Giác. Lý Giác chạy sang Chiêm Thành, đem vua Chiêm là
Chế Ma Na đánh lấy ba châu của Việt Nam. Năm 1104, Lý Nhân Tông sai Lý
Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na thua
chạy, xin trả lại đất cho Việt Nam.
Lúc
ấy, Lý Thường Kiệt đã 70 tuổi. Một năm sau khi đánh Chiêm Thành (năm
1105), Lý Thường Kiệt mất, hưởng thọ 71 tuổi. Đó là dưới triều vua Lý
Nhân Tông. Lý Thường Kiệt là tướng tài, không lên ngôi vua ngày nào.
Lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt là một chuyện. Lộn quân Tống thành quân Nam Hán là chuyện thứ hai. Kế hoạch đóng cọc nhọn
trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thì trao cho Lý Thường Kiệt là sai lầm thứ ba.
Lý
Thường Kiệt sinh năm 1034, chết năm 1105 thì viết khơi khơi là năm 939,
tức là trước khi Lý Thường Kiệt ra đời tới 95 năm, Lý Thường Kiệt đã
lên ngôi vua.
Than ôi, một đoạn viết ngắn có 13 dòng viết tay mà để lại một đống lỗi như thế thì dậy dỗ cái con chó gì.
Mẹ
kiếp viết lịch sử láo toét như thế, lại bao nhiêu người không nhìn ra
những sai sót đó cho nên học sinh mới quá chán học môn sử (như tờ Giáo
Dục Việt Nam đã viết hồi tháng trước) là như vậy.
Học
sinh học tới lớp 5, sống lù lù ngay ở Hà Nội, mà không biết thủ đô của
Việt Nam là gì thì cũng là do mấy thứ ngu dốt đó dậy dỗ.
Đã dốt như thế, lại còn dở trò bóp méo, xuyên tạc lịch sử thì mới có cái thứ chó
cái như con nhãi Lê Phong Lan làm loạt phim về Mậu Thân và đổ hết tội
cho Hoa kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã giết mấy ngàn người ở Huế.
Mẹ
kiếp con nhãi con xuyên tạc lịch sử để tẩy rửa cho các tội ác của Việt
Cộng thì cũng hiểu được. Nhưng cướp công của Lý Thường Kiệt từ tay Ngô
Quyền và cho Lý Thường Kiệt lên ngôi vua
để … nói xấu tổng thống Ngô Đình Diệm (?) vì cùng họ với Ngô Quyền hay
sao?
Mà rồi cả đống trong nước cũng không thấy được những sai lầm láo toét như thế nên đất nước mới là không khá được.
Giá
chịu khó đọc vài trang trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim từ
trang 68 đến trang 107 cũng thấy ngay là Ngô Quyền đánh quân Nam Hán,
không phải Lý Thường Kiệt chư sao mà lại
nhắm mắt nhắm mũi viết bậy như thế! Nhà nước thì mấy tháng sau mới
quyết định thu hồi lệnh thu hồi cũng nói là “tạm”. Tại sao lại “tạm thu
hồi” mà không đốt cha nó cái đống sách mả mẹ ấy đi cho sạch cái … mình?
Tôi chắc giờ học sử của các em không bao giờ có cảnh như thế này:
Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử
Thầy tôi bảo :”Các em nên nhó rõ,”
“Nước chúng ta là một nước vinh quang,”
“Bao anh hùng thuở trước của giang san,”
“Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.”
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử
Thầy tôi bảo :”Các em nên nhó rõ,”
“Nước chúng ta là một nước vinh quang,”
“Bao anh hùng thuở trước của giang san,”
“Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.”
…(Đoàn Văn Cừ)
Chứ học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế chó nào được.
Bùi Bảo Trúc