Cõi Người Ta
Siêu nhà đến siêu giường: VN 'nhất' thế giới ra sao?
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta".
Từ "siêu" nhà đến "siêu" giường
Từ lâu, VN đã được xem là đất nước có giá ô tô đắt nhất thế giới khi mà để một chiếc xe bốn bánh có thể lăn trên đường phố, người dân có thể phải trả tiền cao hơn 2 đến 3 lần so với giá trị ban đầu.
"Tin mừng" là hiện nay Cu ba đã soái ngôi VN để trở thành nước có giá ô tô đắt nhất thế giới.
Theo tính toán của các nhà phân tích, VN cũng nằm trong top các nước có giá nhà cao nhất thế giới nếu tính trên thu nhập bình quân. Giá nhà tại VN gấp 25 đến 30 lần thu nhập, trong khi đó các nước khác chỉ khoảng 2 đến 4 lần.
Phải chăng vì dân số VN đứng thứ 14 thế giới trong khi diện tích VN chỉ đứng thứ 65 thế giới, đất chật người đông nên giá nhà có cao nhất thế giới cũng là thường!
Thôi thì giá nhà đã cao nhất thế giới nên phụ kiện đi kèm cũng phải đắt nhất thế giới cho xứng đôi vừa lứa. Đó là lý do mà chúng ta rất nên hoan hỉ khi có một vị đại gia nọ đã mua chiếc giường đắt nhất thế giới chỉ để trưng bày cho bà con ngắm.
Ở nhà giá cao, ngủ giường đắt uống sữa giá khủng nhất thế giới có lẽ
cũng là điều dễ hiểu. Giá bán lẻ sữa tại VN trung bình là 1,4 USD/lít,
trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5
- 0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở VN cao gấp đôi
Trẻ không tha, nhưng ngay cả khi đã là con bệnh, người VN vẫn phải thanh toán tiền thuốc với một cái giá cao nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 - 40 lần so với thế giới.
Cuối năm, chúng ta lại vừa đón nhận thêm một thông tin là giá thịt bò, thịt lợn VN đắt đắt nhất thế giới. Đành tự an ủi (phần lớn người VN phải trang bị cho mình một tinh thần tự an ủi cao độ) là trình độ công nghệ, quản lý của người ta hơn hẳn nên chi phí thấp, sản phẩm thịt sau khi vượt đại dương về VN, qua bao nhiêu kênh phân phối mới đến tay người tiêu dùng mà vẫn "dìm hàng" sản phẩm trong nước.
Nói chung, là một nước nghèo và thuộc diện đang phát triển, nhưng giá cho các nhu cầu thiết yếu ăn ở, đi lại, bệnh tật của chúng ta luôn thuộc hàng vương giả nhất thế giới.
Những siêu nhà, siêu giường gây choáng ở VN |
"Sốc" vì... nhất
Những cái nhất về giá trị vật chất có thể cân đong đo đếm đó đã hiện hữu cùng chúng ta, đồng hành cùng chúng ta, ăn sau bám rễ vào đời sống chúng ta và đã khiến phần đông chúng ta lặng lẽ chấp nhận như một sự thường tình.
Nhưng có những cái nhất mà khi nghe đến, phải sốc.
Phát ngôn cơ quan điều tra VN thuộc hàng giỏi nhất thế giới của một quan chức nọ khiến không ít người phải giật mình.
Giật mình vì thông tin hot như vậy sao giờ này mới biết, giật mình vì trong thời điểm nhạy cảm, hàng loạt án oan sai đang được phanh phui mà một quan chức có thể tuyên bố như vậy, thì hẳn phải dũng cảm lắm.
Hay nghĩa của giỏi nhất trong trường hợp này chỉ nên hiểu là phá án nhiều, phá án nhanh, chứ không bao gồm phá án đúng?
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta".
Chăm sóc tốt, nhưng hàng loạt các vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xà xẻo suất ăn, đặc biệt là bạo hành dã man xuất hiện ngày càng thường xuyên.
Thực tế, chính sách hỗ trợ trẻ em mầm non của chúng ta còn tương đối ít ỏi và hạn hẹp. Theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 (đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2013/NĐ-CP) thì chỉ trẻ em có điều kiện đặc biệt như ở biên giới vùng cao, hải đảo, bị bỏ rơi, thuộc hộ nghèo... mới được miễn giảm học phí. Trong khi, lứa tuổi này cần phải được quan tâm nhiều hơn thế nữa.
Nhưng thôi, đó là vấn đề của chính sách vĩ mô...
Trở lại câu chuyện của chúng ta, khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo có sử dụng các từngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh...
Đến quảng cáo hiện nay cũng đưa ra quy định để cấm lộng ngôn, gây hiểu nhầm nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Phát ngôn của các chính trị gia chắc chắn không phải là quảng cáo, mà đang trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải cẩn trọng là rất cần thiết. Do đó, có lẽ cũng cần những quy định cấm sử dụng "các từngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.
Nếu không, có thể một ngày, chúng ta sẽ được cấp giấy chứng nhận: Quốc gia phát ngôn sốc nhất thế giới!!!
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Siêu nhà đến siêu giường: VN 'nhất' thế giới ra sao?
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta".
Từ "siêu" nhà đến "siêu" giường
Từ lâu, VN đã được xem là đất nước có giá ô tô đắt nhất thế giới khi mà để một chiếc xe bốn bánh có thể lăn trên đường phố, người dân có thể phải trả tiền cao hơn 2 đến 3 lần so với giá trị ban đầu.
"Tin mừng" là hiện nay Cu ba đã soái ngôi VN để trở thành nước có giá ô tô đắt nhất thế giới.
Theo tính toán của các nhà phân tích, VN cũng nằm trong top các nước có giá nhà cao nhất thế giới nếu tính trên thu nhập bình quân. Giá nhà tại VN gấp 25 đến 30 lần thu nhập, trong khi đó các nước khác chỉ khoảng 2 đến 4 lần.
Phải chăng vì dân số VN đứng thứ 14 thế giới trong khi diện tích VN chỉ đứng thứ 65 thế giới, đất chật người đông nên giá nhà có cao nhất thế giới cũng là thường!
Thôi thì giá nhà đã cao nhất thế giới nên phụ kiện đi kèm cũng phải đắt nhất thế giới cho xứng đôi vừa lứa. Đó là lý do mà chúng ta rất nên hoan hỉ khi có một vị đại gia nọ đã mua chiếc giường đắt nhất thế giới chỉ để trưng bày cho bà con ngắm.
Ở nhà giá cao, ngủ giường đắt uống sữa giá khủng nhất thế giới có lẽ
cũng là điều dễ hiểu. Giá bán lẻ sữa tại VN trung bình là 1,4 USD/lít,
trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5
- 0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở VN cao gấp đôi
Trẻ không tha, nhưng ngay cả khi đã là con bệnh, người VN vẫn phải thanh toán tiền thuốc với một cái giá cao nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 - 40 lần so với thế giới.
Cuối năm, chúng ta lại vừa đón nhận thêm một thông tin là giá thịt bò, thịt lợn VN đắt đắt nhất thế giới. Đành tự an ủi (phần lớn người VN phải trang bị cho mình một tinh thần tự an ủi cao độ) là trình độ công nghệ, quản lý của người ta hơn hẳn nên chi phí thấp, sản phẩm thịt sau khi vượt đại dương về VN, qua bao nhiêu kênh phân phối mới đến tay người tiêu dùng mà vẫn "dìm hàng" sản phẩm trong nước.
Nói chung, là một nước nghèo và thuộc diện đang phát triển, nhưng giá cho các nhu cầu thiết yếu ăn ở, đi lại, bệnh tật của chúng ta luôn thuộc hàng vương giả nhất thế giới.
Những siêu nhà, siêu giường gây choáng ở VN |
"Sốc" vì... nhất
Những cái nhất về giá trị vật chất có thể cân đong đo đếm đó đã hiện hữu cùng chúng ta, đồng hành cùng chúng ta, ăn sau bám rễ vào đời sống chúng ta và đã khiến phần đông chúng ta lặng lẽ chấp nhận như một sự thường tình.
Nhưng có những cái nhất mà khi nghe đến, phải sốc.
Phát ngôn cơ quan điều tra VN thuộc hàng giỏi nhất thế giới của một quan chức nọ khiến không ít người phải giật mình.
Giật mình vì thông tin hot như vậy sao giờ này mới biết, giật mình vì trong thời điểm nhạy cảm, hàng loạt án oan sai đang được phanh phui mà một quan chức có thể tuyên bố như vậy, thì hẳn phải dũng cảm lắm.
Hay nghĩa của giỏi nhất trong trường hợp này chỉ nên hiểu là phá án nhiều, phá án nhanh, chứ không bao gồm phá án đúng?
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta".
Chăm sóc tốt, nhưng hàng loạt các vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xà xẻo suất ăn, đặc biệt là bạo hành dã man xuất hiện ngày càng thường xuyên.
Thực tế, chính sách hỗ trợ trẻ em mầm non của chúng ta còn tương đối ít ỏi và hạn hẹp. Theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 (đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2013/NĐ-CP) thì chỉ trẻ em có điều kiện đặc biệt như ở biên giới vùng cao, hải đảo, bị bỏ rơi, thuộc hộ nghèo... mới được miễn giảm học phí. Trong khi, lứa tuổi này cần phải được quan tâm nhiều hơn thế nữa.
Nhưng thôi, đó là vấn đề của chính sách vĩ mô...
Trở lại câu chuyện của chúng ta, khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo có sử dụng các từngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh...
Đến quảng cáo hiện nay cũng đưa ra quy định để cấm lộng ngôn, gây hiểu nhầm nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Phát ngôn của các chính trị gia chắc chắn không phải là quảng cáo, mà đang trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải cẩn trọng là rất cần thiết. Do đó, có lẽ cũng cần những quy định cấm sử dụng "các từngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.
Nếu không, có thể một ngày, chúng ta sẽ được cấp giấy chứng nhận: Quốc gia phát ngôn sốc nhất thế giới!!!
Song Phương chuyển