Sức khỏe và đời sống
Sinh mổ chẳng có gì ghê gớm? Không ai còn nghĩ thế sau khi đọc bài viết này
Chia sẻ thật của một bà mẹ về những khó khăn gặp phải trong và sau khi sinh mổ được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội vì những điều thực tế mà không phải ai cũng nói về sinh mổ.
Phục hồi sau không chỉ một mà cả hai lần sinh mổ thật sự là việc khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Hiếm khi tôi nói về nó bởi tôi không muốn doạ các mẹ đang mang thai khác, nhưng đó thật sự là một trải nghiệm vô cùng khó khăn.
Chỉ cần nghĩ đến cơn đau phải chịu trong những ngày dài sau ca mổ thôi cũng đủ khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Đó là lý do tại sao mỗi khi nghe thấy ai đó nói rằng “sinh mổ chẳng có gì ghê gớm”, tôi lại phải phá lên cười.
Tôi chỉ muốn nói rằng, sinh con là một chuyện rất vất vả, chẳng có gì là dễ dàng cả, sinh một đứa trẻ ra từ âm đạo hay từ vết cắt ở tử cung của phụ nữ cũng đều khó khăn như nhau thôi. Sinh nở theo cách nào thì cũng là đưa cả một con người ra khỏi cơ thể chúng tôi.
Raye Lee cũng là một người phụ nữ hiểu rất rõ việc phục hồi sau khi sinh mổ khó khăn đến thế nào bởi kinh nghiệm chính cô đã trải qua. Chia sẻ của cô ấy về những khó khăn này đã được lan truyền một cách chóng mặt.
Chia sẻ của Raye Lee được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội. |
“Ban đầu tôi được nói rằng quá trình mang thai rất ổn và vì thế không cần dùng đến biện pháp sinh mổ. Thế nên sau đó, khi tôi lại được báo rằng phải chuẩn bị làm một ca mổ lớn chắc cũng không phải quá sốc đâu nhỉ”, cô ấy nói một cách mỉa mai. “Và chắc hẳn ca mổ cũng cực kỳ dễ dàng và để phục hồi sau sinh cũng dễ dàng như thế ấy”.
Lee đã phải chịu đựng cơn chuyển dạ trong vòng 38 tiếng đồng hồ trước khi đứa bé được báo rơi vào tình trạng nguy hiểm và mọi cơn co thắt sẽ làm tim thai ngừng đập.
Cô ấy nói: “Đó là chuyện đau đớn nhất mà tôi từng trải qua trong đời. Vết sẹo sau ca mổ là bằng chứng cho tôi đã sinh con qua vết mổ và vẫn còn sống để có thể kể lại câu chuyện này”.
Bất cứ ai phải sinh mổ khẩn cấp đều biết đó là một chuyện đáng sợ. Nó không giống với việc sinh mổ đã được lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo từ trước.
Phải sinh mổ khẩn cấp khác hoàn toàn với khi đã được lên kế hoạch rõ ràng. Khi bạn bị đẩy vào phòng mổ bởi đứa bé có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu sinh thường, mọi chuyện bắt đầu trở nên đáng sợ. Cảm giác gấp gáp khiến bác sĩ phẫu thuật thao tác nhanh hơn khiến tôi gai người. Phục hồi từ chuyện này không hề dễ dàng chút nào".
Lee miêu tả “nó khác hoàn toàn với những gì tôi đã tưởng tượng trước đó về sự chào đời của con trai mình” khi cô nghe tiếng đứa bé thét lên khi được kéo ra từ vết cắt chỉ dài có 12, 13cm nhưng được cắt nhỏ và kéo qua tất cả các lớp mỡ, cơ và cơ quan trong cơ thể mình (chúng còn được đặt trên bàn ngay cạnh để bác sĩ tiếp tục cắt cho đến khi chạm đến được đứa bé).
Cảm giác đó thật sự không dễ chịu chút nào với bất kì ai, và cho đến bây giờ khi nghĩ lại thì cô vẫn cảm thấy không thoải mái như mình vẫn đang trải qua khoảnh khắc đó.
"Vết sẹo sau ca mổ là bằng chứng cho tôi đã sinh con qua vết mổ và vẫn còn sống để có thể kể lại câu chuyện này”. |
Phần cơ trung tâm ở bụng, hông, lưng là phần bạn phải sử dụng cho mọi hoạt động. Nhưng giờ đây ngay cả việc ngồi xuống thôi, bạn cũng không thể dùng cơ được vì chỗ đó đã bị bác sĩ cắt nham nhở và bạn không thể làm gì khác ngoài việc đợi 6 tuần hoặc hơn vì cơ thể bạn phải tự hồi phục một cách tự nhiên.
“Bạn sẽ cảm thấy thật mỉa mai làm sao về câu chuyện người ta vẫn nói "sinh mổ rất dễ dàng" khi y tá bảo bạn thử xuống giường đi lại và cơn đau của một cơ thể bị cắt ra rồi được khâu lại ập đến và bỏng rát. Tất cả những gì bạn được nghe trước đó đều hết sức vớ vẩn”, Lee chia sẻ chân thành.
Sinh con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Những chia sẻ trên không phải dùng để so sánh cách nào dễ dàng hơn giữa sinh mổ và sinh thường, mà để thấy rằng có rất nhiều điều mà phụ nữ chúng ta phải trải qua và chịu đựng. Và chúng ta cần thừa nhận những khó khăn đó và giúp đỡ nhau, chứ không phải so sánh trải nghiệm nào khó khăn hơn.
Kết thúc chia sẻ, cô nói: “Tôi biết rằng mình là người phụ nữ mạnh mẽ nhất. Không chỉ vì bản thân tôi mà còn vì đứa con trai tuyệt vời của tôi... Và phải thành thật rằng, nụ cười của con chính là động lực sống của tôi mỗi ngày”.
Thảo Thanh
Ngoc Tran chuyen
Sinh mổ chẳng có gì ghê gớm? Không ai còn nghĩ thế sau khi đọc bài viết này
Chia sẻ thật của một bà mẹ về những khó khăn gặp phải trong và sau khi sinh mổ được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội vì những điều thực tế mà không phải ai cũng nói về sinh mổ.
Phục hồi sau không chỉ một mà cả hai lần sinh mổ thật sự là việc khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Hiếm khi tôi nói về nó bởi tôi không muốn doạ các mẹ đang mang thai khác, nhưng đó thật sự là một trải nghiệm vô cùng khó khăn.
Chỉ cần nghĩ đến cơn đau phải chịu trong những ngày dài sau ca mổ thôi cũng đủ khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Đó là lý do tại sao mỗi khi nghe thấy ai đó nói rằng “sinh mổ chẳng có gì ghê gớm”, tôi lại phải phá lên cười.
Tôi chỉ muốn nói rằng, sinh con là một chuyện rất vất vả, chẳng có gì là dễ dàng cả, sinh một đứa trẻ ra từ âm đạo hay từ vết cắt ở tử cung của phụ nữ cũng đều khó khăn như nhau thôi. Sinh nở theo cách nào thì cũng là đưa cả một con người ra khỏi cơ thể chúng tôi.
Raye Lee cũng là một người phụ nữ hiểu rất rõ việc phục hồi sau khi sinh mổ khó khăn đến thế nào bởi kinh nghiệm chính cô đã trải qua. Chia sẻ của cô ấy về những khó khăn này đã được lan truyền một cách chóng mặt.
Chia sẻ của Raye Lee được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội. |
“Ban đầu tôi được nói rằng quá trình mang thai rất ổn và vì thế không cần dùng đến biện pháp sinh mổ. Thế nên sau đó, khi tôi lại được báo rằng phải chuẩn bị làm một ca mổ lớn chắc cũng không phải quá sốc đâu nhỉ”, cô ấy nói một cách mỉa mai. “Và chắc hẳn ca mổ cũng cực kỳ dễ dàng và để phục hồi sau sinh cũng dễ dàng như thế ấy”.
Lee đã phải chịu đựng cơn chuyển dạ trong vòng 38 tiếng đồng hồ trước khi đứa bé được báo rơi vào tình trạng nguy hiểm và mọi cơn co thắt sẽ làm tim thai ngừng đập.
Cô ấy nói: “Đó là chuyện đau đớn nhất mà tôi từng trải qua trong đời. Vết sẹo sau ca mổ là bằng chứng cho tôi đã sinh con qua vết mổ và vẫn còn sống để có thể kể lại câu chuyện này”.
Bất cứ ai phải sinh mổ khẩn cấp đều biết đó là một chuyện đáng sợ. Nó không giống với việc sinh mổ đã được lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo từ trước.
Phải sinh mổ khẩn cấp khác hoàn toàn với khi đã được lên kế hoạch rõ ràng. Khi bạn bị đẩy vào phòng mổ bởi đứa bé có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu sinh thường, mọi chuyện bắt đầu trở nên đáng sợ. Cảm giác gấp gáp khiến bác sĩ phẫu thuật thao tác nhanh hơn khiến tôi gai người. Phục hồi từ chuyện này không hề dễ dàng chút nào".
Lee miêu tả “nó khác hoàn toàn với những gì tôi đã tưởng tượng trước đó về sự chào đời của con trai mình” khi cô nghe tiếng đứa bé thét lên khi được kéo ra từ vết cắt chỉ dài có 12, 13cm nhưng được cắt nhỏ và kéo qua tất cả các lớp mỡ, cơ và cơ quan trong cơ thể mình (chúng còn được đặt trên bàn ngay cạnh để bác sĩ tiếp tục cắt cho đến khi chạm đến được đứa bé).
Cảm giác đó thật sự không dễ chịu chút nào với bất kì ai, và cho đến bây giờ khi nghĩ lại thì cô vẫn cảm thấy không thoải mái như mình vẫn đang trải qua khoảnh khắc đó.
"Vết sẹo sau ca mổ là bằng chứng cho tôi đã sinh con qua vết mổ và vẫn còn sống để có thể kể lại câu chuyện này”. |
Phần cơ trung tâm ở bụng, hông, lưng là phần bạn phải sử dụng cho mọi hoạt động. Nhưng giờ đây ngay cả việc ngồi xuống thôi, bạn cũng không thể dùng cơ được vì chỗ đó đã bị bác sĩ cắt nham nhở và bạn không thể làm gì khác ngoài việc đợi 6 tuần hoặc hơn vì cơ thể bạn phải tự hồi phục một cách tự nhiên.
“Bạn sẽ cảm thấy thật mỉa mai làm sao về câu chuyện người ta vẫn nói "sinh mổ rất dễ dàng" khi y tá bảo bạn thử xuống giường đi lại và cơn đau của một cơ thể bị cắt ra rồi được khâu lại ập đến và bỏng rát. Tất cả những gì bạn được nghe trước đó đều hết sức vớ vẩn”, Lee chia sẻ chân thành.
Sinh con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Những chia sẻ trên không phải dùng để so sánh cách nào dễ dàng hơn giữa sinh mổ và sinh thường, mà để thấy rằng có rất nhiều điều mà phụ nữ chúng ta phải trải qua và chịu đựng. Và chúng ta cần thừa nhận những khó khăn đó và giúp đỡ nhau, chứ không phải so sánh trải nghiệm nào khó khăn hơn.
Kết thúc chia sẻ, cô nói: “Tôi biết rằng mình là người phụ nữ mạnh mẽ nhất. Không chỉ vì bản thân tôi mà còn vì đứa con trai tuyệt vời của tôi... Và phải thành thật rằng, nụ cười của con chính là động lực sống của tôi mỗi ngày”.
Thảo Thanh
Ngoc Tran chuyen