Quán Bên Đường
Sư đoàn 2 Bộ Binh và chiến trường Nam Hải Vân (tt) _ Phạm Phong Dinh
Để biết và cảm được nỗi đớn đau thương tâm mà người dân Quảng Trị đã phải mang mển trên đoạn đường kinh hoàng dài chừng mười cây số từ Cầu Đập Đá về Huế, dưới những cơn bão pháo ghê rợn của những người tự mệnh danh là đi giải phóng cho nhân dân miền Nam như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi bài tường thuật trực tiếp của ký giả ngoại quốc Nicholas Ruggieri. Bài báo được viết dưới nhan đề CUỘC TÀN SÁT DÂN CHÚNG TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG và dưới cái nhìn khách quan của một người Mỹ ngoài cuộc. Rất hiếm những bài báo phản ảnh trung thực những gì mà người phóng viên chiến trường được tận mắt chứng kiến và được chính một người lính cộng sản Bắc Việt kể lại. Những bài báo, hình ảnh chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam được một số các nhà báo ngoại quốc có lương tâm gửi về đã bị cắt xén làm biến dạng để phục vụ cho mưu đồ bôi nhọ người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hay đơn giản hơn, những bài báo và hình ảnh ấy bị ném vào sọt rác không chút thương tiếc và xấu hổ, của giới mà người ta gọi là truyền thông của nền văn minh nhân bản phương Tây. Chúng ta hãy cùng với ông Nicholas Ruggieri bước đi trên con đường nhựa mà nước mắt và máu của người dân vô tội chảy lênh láng thành một đại dương thảm sầu, và giữa những tiếng kêu thét gục chết của tận cùng đau thương.
Lần đầu tiên, những chi tiết về cuộc tàn sát dân chúng vào hồi tháng Tư, khi họ đang trốn tránh cuộc xâm lăng của cộng sản tại Quảng Trị vào thời gian đó, đã được một lính cộng sản Bắc Việt đã từng mục kích và cho biết. Câu chuyện này được một lính Truyền Tin quân đội cộng sản kể lại. Anh cho biết, chính cuộc tàn sát vô ích không nương tay đó sau này đã khiến anh quay về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Anh cũng xác nhận về nhiều chi tiết thuộc câu chuyện mà hai sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ kể lại trước đây. Hai sĩ quan này từng ở trong khu vực tử thần đó.
Câu chuyện của viên cựu Hạ Sĩ quân đội Bắc Việt Lê Xuân Thủy, 22 tuổi, đã cho biết những chi tiết sau đây :
1. Các cấp chỉ huy quân cộng sản Bắc Việt trong cuộc phục kích đó đã được biết trước về những gì họ sẽ làm.
2. Một số quân lính Bắc Việt tham dự cuộc phục kích đã được chỉ thị phải giết dân chúng.
3. Cuộc tấn công này kéo dài trong năm ngày, từ 29.4.1972 đến 3.5.1972, chứ không phải hai ngày như người ta cho biết trước đây.
Cựu Hạ Sĩ Thủy trở về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 31.7.1972, thuộc tiểu đội Truyền Tin của Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 324 Bắc Việt. Anh được giao công tác thiết lập liên lạc giữa bộ chỉ huy tiểu đoàn lực lượng cộng sản Bắc Việt đang hoạt động trong khu vực Cầu Đập Đá gần Quốc Lộ 1, và đã chứng kiến hành động tàn sát xảy ra trong khu vực đặc biệt của anh. Dường như dân chạy loạn được phép di chuyển trên Quốc Lộ 1 theo hướng đi về Huế cho mãi tới chiều ngày 29.4.1972, nhưng quân lính cộng sản Bắc Việt trong khu vực này đã bị cấp chỉ huy của họ khiển trách về việc cho phép những người này chạy thoát. Cấp chỉ huy của họ chỉ thị là từ ngày đó không cho phép bất cứ thứ gì di chuyển trên quốc lộ này. Vì đường đi không có chướng ngại vật, nên cấp chỉ huy cộng sản lệnh nổ súng vào bất cứ người nào và bất cứ thứ gì xuất hiện trên đường. Họ sử dụng tới súng máy và súng cối bắn tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, bất kể họ đi bộ, đi xe đạp, trên xe vận tải, hoặc xe tải thương, dù họ cũng có thể phân biệt được mục tiêu họ nhắm bắn là dân sự hay quân sự, theo lời Hạ Sĩ Thủy cho biết.
Có những trường hợp phụ nữ đi cách xa những người tỵ nạn khác và những nhóm không có đàn ông. Nhưng sự phân biệt đó thực sự không được quân lính cộng sản Bắc Việt chú ý tới. Khi một vài binh lính Bắc Việt phản đối việc nổ súng bừa bãi đó, thì cấp chỉ huy của họ đã cho biết, rằng những người tỵ nạn đều là “dân địch”. Sau đây là lời Hạ Sĩ Lê Xuân Thủy kể :
“Chúng tôi được lệnh nổ súng vào bất cứ người nào trốn về hướng Nam dọc theo con đường từ Quảng Trị tới Thừa Thiên. Tôi mục kích thấy nhiều xe bị bắn. Đủ các loại xe, từ xe đạp tới xe thiết giáp đều bị quân cộng sản tấn công. Người chỉ huy trung đoàn đã ra lệnh cho chỉ huy trưởng tiểu đoàn làm như vậy. Chúng tôi được lệnh phải bắn tất cả những nam thanh niên, mặc dù họ đi bằng xe đạp hay đi bộ. Chúng tôi không được lệnh bắn phụ nữ đi riêng biệt. Tuy nhiên, một xe dân sự chở đầy thường dân đã bị tấn công. Những người chỉ huy cho hay là nếu nhữn g người nào trốn thoát về miền Nam, thì họ về phía địch. Vì thế họ đã bắn vào những người dân đó. Cộng sản cũng nổ súng vào những xe thiết giáp chở đầy thanh niên, binh lính và dân chúng. Viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh bắn súng cối 60 ly và 82 ly vào những xe này bằng những loạt đạn dữ dội. Những súng cối 82 ly được đặt cách đó khoảng 200 thước, và những súng cối 60 ly được đặt cách mục tiêu khoảng 100 thước. Dân chúng đi thành từng nhóm, trong đó có cả đàn ông thì bị bắn những loạt súng máy. Cộng sản bắn tất cả đàn ông đi trên đường tuy họ được lệnh không bắn người già. Tuy nhiên, khi những người trẻ đi lẫn trong đám người già, thì tất cả bọn đều bị bắn tiêu diệt. Sau khi bắn, quân cộng sản đi xem xét những xác chết và vơ vét của cải của những nạn nhân mà họ coi đó là chiến lợi phẩm. Tôi đã mục kích thấy nhiều người đàn bà già cả và trẻ em chết gục tại đó.
Tôi đã nhìn thấy nhiều người bị thương chạy trốn vào hầm hố để tránh đạn pháo kích. Tôi không thể lưu ý tới họ, vì tôi phải sửa chữa đường dây liên lạc. Có lệnh là tất cả những người bị thương đều phải ra khỏi hầm hố, vì khu vực này được gọi là khu vực quân sự. Không một người nào được phép ở trong đó, mặc dù những trận pháo kích bắn vào từ hai bên đường này. Vì vậy tất cả dân chúng bắt buộc phải chạy đi nơi khác để tránh nạn, đồng thời bất cứ binh sĩ nào trong số người này đều bị cộng sản bắn chết tức khắc. Tôi đã chứng kiến một số năm hay sáu người bị quân đội Bắc Việt giết như thế. Những thường dân bị thương đều nằm lại bên đường. Chiến trận dọc quốc lộ Quảng Trị Thừa Thiên kéo dài từ 7 giờ sáng 29.4 đến tối 3.5.1972. Theo tôi nhớ lại thì ngày 30.4.1972, một đoàn xe chạy trên quốc lộ này, trong đó có một số thường dân đi xe hơi, và một ít đi trên xe Hồng Thập Tự. Đoàn xe này bị tấn công. Hôm sau, lại một đoàn xe nữa gồm mấy chục chiếc cũng chạy tới, và đoàn này cũng lại bị tấn công nữa. Mấy chiếc xe cứu thương đó dù có sơn dấu Hồng Thập Tự thật rõ ràng mà cũng bị bắn hạ. Họ biết dấu Hồng Thập Tự là gì rồi, vì bên lính cộng sản Bắc Việt cũng có loại xe có dấu Hồng Thập Tự như thế.
Tôi cũng thấy một số người nằm chết bên cạnh mấy chiếc xe đạp. Một số lính cộng sản BV hoạt động trong vùng gần chỗ tôi ở, đã bắn vào cả những người cỡi xe đạp lẫn những người đi bộ. Tối hôm đó, cộng quân đã thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng, trong đó có cả gạo của những người đã chết, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay. Lính cộng sản BV tịch thu những thứ này không phải để cho chính họ dùng, mà là để cho thượng cấp trong trung đoàn cộng sản ấy. Họ tịch thu cả tiền, họ lột hết mọi thứ như nhẫn vàng, bút máy, võng, v.v..”
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân những vụ pháo kích và nổ súng bừa bãi như thế, hồi chánh viên này cho biết:
- Theo ý tôi, cộng quân coi tất cả những người bỏ Quảng Trị chạy về phía Nam đều là những người thân chính phủ. Mà như thế thì họ còn bị coi là những người chống cộng và bị bắn. Còn những người ở lại thị xã Quảng Trị thì bị cộng quân cưỡng bách phải đi Vĩnh Linh.
Hồi chánh viên Lê Xuân Thủy cho biết là trong thời gian có những cuộc tấn công, anh đã ở với một đại đội Pháo Binh có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu. Trạm tiền thám đặt tại một nơi cách quốc lộ 1.500 thước, còn hai bên bờ quốc lộ đều có lính cộng sản phục kích: một bên cách đường 200 thước, một bên kia cách 400 thước. Anh cho hay, địch quân đã quét hàng tràng đại liên vào những xe đò chở đầy dân tỵ nạn. Khi có người hỏi phản ứng của anh ra sao khi thấy thường dân bị giết, anh đã đáp:
- Tôi buồn hết sức, điều đó đã làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Người ta bảo tôi vào Nam chiến đấu chống Mỹ. Nhưng khi tới nơi, tôi thấy mình đang chống lại người Việt. Cuộc tấn công của chúng tôi đã nhắm cả người Việt quân sự lẫn người Việt dân sự.
- Khi anh tới quốc lộ, anh có thấy xác trẻ em không?
- Có, chừng mười em chết và nằm rải rác trên quốc lộ trong một quãng chừng một cây số.
- Anh thấy có bao nhiêu thi thể phụ nữ?
- Cũng chừng mười xác, nhưng số bị thương thì rất nhiều. Họ ngồi dưới những rãnh thoát nước hay trong bụi rậm.
- Anh có thấy nhiều người già bị chết hay bị thương không?
- Nhiều...
- Có nhiều người còn trẻ chết không?
- Có nhiều người còn ít tuổi đã chết.
- Họ vận quần áo thường dân hay quân phục?
- Họ vận đủ thứ quần áo, kể cả quân phục tác chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Quần áo của họ đủ mầu, xanh có, đỏ có...
- Theo nhận định của anh thì họ là thường dân hay quân nhân. Họ là người quê hay dân thành thị?
- Theo ý tôi họ là thanh niên thuộc đủ giai tầng xã hội, sinh viên, học sinh hay thanh niên không ở trong quân đội.
Anh Thủy nói thêm:
- Khi chúng tôi trở về đơn vị để dự cuộc kiểm thảo, thì có nhiều người đã phàn nàn với cấp chỉ huy không đồng ý. Nhưng bọn chỉ huy nói thường dân ấy là một phần của số dân theo địch, nếu để cho họ chạy thoát thì sau đó họ sẽ cầm súng bắn lại chúng ta. Chúng ta được lệnh bắn bất cứ ai và chúng ta phải thi hành lệnh ấy.
- Có phải sự bắn giết thường dân như thế đã khiến cho anh quyết định hồi chánh?
- Điều tôi nhìn thấy làm cho tôi rất đau buồn. Thảm cảnh người Việt chiến đấu chống người Việt làm cho tôi thất vọng. Tôi muốn phản đối lời biện bạch của các cấp chỉ huy và có lẽ điều này cũng góp phần thúc đẩy tôi quyết định hồi chánh.
- Anh có biết chánh sách 10 điều dân vận của Mặt Trận Giải Phóng?
- Có. Trước khi chúng tôi vào miền Nam, chúng tôi được học tập chính sách đồi xử với thương binh và tù binh địch, nhưng tôi nhận thấy chính sách ấy không được áp dụng.
- Có phải anh muốn nói sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành?
- Khác biệt rất nhiều. Trong khi chúng tôi còn ở đất Bắc, người ta bảo chúng tôi là phải đối xử tử tế với tù và hàng binh. Nhưng trên thực tế, những người như thế đã bị ngược đãi. Trong một vài trường hợp, có một số tù binh đã bị bắn ngay khi vừa bắt... Khi đem điều đó ra thảo luận, các cấp chỉ huy vẫn khăng khăng một mực là họ đã áp dụng đúng lý thuyết ...
Những chuyến tàu kế tiếp đã nhanh chóng gia tăng con số đồng bào tị nạn. Đến ngày 25.5.1972, Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã tiếp cư được 4,765 người, và chắc chắn trong những ngày sắp tới con số ấy sẽ lên đến mức 10,000 người. Khi vừa đặt chân lên Chu Lai, đồng bào tị nạn không phải e ngại lạc lõng, bơ vơ. Tiểu Ban Tiếp Nhận đã sẵn sàng chờ đón và hướng dẫn đồng bào đến khu tạm cư đã chia sẵn thành từng quận như Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Hải Lăng,... đồng thời kiểm kê nhân số, nhân khẩu và phân định nhà cửa thứ tự theo nhu cầu. Hàng ngày, ban tổ chức điều hành tiếp xúc thường xuyên với người dân tị nạn để tìm hiểu nguyện vọng, cũng như cung ứng các dịch vụ khẩn thiết. Điều mà người dân chiến nạn thường ưu tư bày tỏ là mối bận tâm lo lắng được biết tin tức thân quyến trên bước đường ly tán. Đây là một công tác thật phức tạp, Tiểu Ban Thông Tin Tuyên Truyền phải bù đầu giúp đỡ bằng mọi cách, như viết thư liên lạc hay nhắn tin trên các đài phát thanh Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
Đối với Sư Đoàn 2 Bộ Binh, thì công cuộc cứu trợ đồng bào tuy đè nặng thêm lên đôi vai người lính vốn đang rất bận bịu với nhiệm vụ chiến đấu nơi tiền tuyến, nhưng trước tình cảnh nát lòng đau thương của đồng bào Trị Thiên, người chiến sĩ của chúng ta thấy rằng đây là một bổn phận bắt buộc mà sẽ được thực hiện bằng tất cả tấm lòng của các anh, ước mong xoa dịu phần nào vết thương chiến tranh do quân cộng sản khát máu gây nên. Để nay mai đây khi tạm biệt đồng bào cầm súng trở ra những mặt trận đỏ lửa, người lính Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã có thể yên tâm, biết rằng đằng phía sau các anh, đồng bào đã được bảo vệ an toàn. Và đồng bào sẽ gầy dựng lại sản nghiệp nghèo nàn nhỏ bé của họ lại từ đầu.
Phạm Phong Dinh
( Tan Son Hoa chuyen )
Bàn ra tán vào (0)
Sư đoàn 2 Bộ Binh và chiến trường Nam Hải Vân (tt) _ Phạm Phong Dinh
Để biết và cảm được nỗi đớn đau thương tâm mà người dân Quảng Trị đã phải mang mển trên đoạn đường kinh hoàng dài chừng mười cây số từ Cầu Đập Đá về Huế, dưới những cơn bão pháo ghê rợn của những người tự mệnh danh là đi giải phóng cho nhân dân miền Nam như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi bài tường thuật trực tiếp của ký giả ngoại quốc Nicholas Ruggieri. Bài báo được viết dưới nhan đề CUỘC TÀN SÁT DÂN CHÚNG TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG và dưới cái nhìn khách quan của một người Mỹ ngoài cuộc. Rất hiếm những bài báo phản ảnh trung thực những gì mà người phóng viên chiến trường được tận mắt chứng kiến và được chính một người lính cộng sản Bắc Việt kể lại. Những bài báo, hình ảnh chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam được một số các nhà báo ngoại quốc có lương tâm gửi về đã bị cắt xén làm biến dạng để phục vụ cho mưu đồ bôi nhọ người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hay đơn giản hơn, những bài báo và hình ảnh ấy bị ném vào sọt rác không chút thương tiếc và xấu hổ, của giới mà người ta gọi là truyền thông của nền văn minh nhân bản phương Tây. Chúng ta hãy cùng với ông Nicholas Ruggieri bước đi trên con đường nhựa mà nước mắt và máu của người dân vô tội chảy lênh láng thành một đại dương thảm sầu, và giữa những tiếng kêu thét gục chết của tận cùng đau thương.
Lần đầu tiên, những chi tiết về cuộc tàn sát dân chúng vào hồi tháng Tư, khi họ đang trốn tránh cuộc xâm lăng của cộng sản tại Quảng Trị vào thời gian đó, đã được một lính cộng sản Bắc Việt đã từng mục kích và cho biết. Câu chuyện này được một lính Truyền Tin quân đội cộng sản kể lại. Anh cho biết, chính cuộc tàn sát vô ích không nương tay đó sau này đã khiến anh quay về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Anh cũng xác nhận về nhiều chi tiết thuộc câu chuyện mà hai sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ kể lại trước đây. Hai sĩ quan này từng ở trong khu vực tử thần đó.
Câu chuyện của viên cựu Hạ Sĩ quân đội Bắc Việt Lê Xuân Thủy, 22 tuổi, đã cho biết những chi tiết sau đây :
1. Các cấp chỉ huy quân cộng sản Bắc Việt trong cuộc phục kích đó đã được biết trước về những gì họ sẽ làm.
2. Một số quân lính Bắc Việt tham dự cuộc phục kích đã được chỉ thị phải giết dân chúng.
3. Cuộc tấn công này kéo dài trong năm ngày, từ 29.4.1972 đến 3.5.1972, chứ không phải hai ngày như người ta cho biết trước đây.
Cựu Hạ Sĩ Thủy trở về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 31.7.1972, thuộc tiểu đội Truyền Tin của Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 324 Bắc Việt. Anh được giao công tác thiết lập liên lạc giữa bộ chỉ huy tiểu đoàn lực lượng cộng sản Bắc Việt đang hoạt động trong khu vực Cầu Đập Đá gần Quốc Lộ 1, và đã chứng kiến hành động tàn sát xảy ra trong khu vực đặc biệt của anh. Dường như dân chạy loạn được phép di chuyển trên Quốc Lộ 1 theo hướng đi về Huế cho mãi tới chiều ngày 29.4.1972, nhưng quân lính cộng sản Bắc Việt trong khu vực này đã bị cấp chỉ huy của họ khiển trách về việc cho phép những người này chạy thoát. Cấp chỉ huy của họ chỉ thị là từ ngày đó không cho phép bất cứ thứ gì di chuyển trên quốc lộ này. Vì đường đi không có chướng ngại vật, nên cấp chỉ huy cộng sản lệnh nổ súng vào bất cứ người nào và bất cứ thứ gì xuất hiện trên đường. Họ sử dụng tới súng máy và súng cối bắn tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, bất kể họ đi bộ, đi xe đạp, trên xe vận tải, hoặc xe tải thương, dù họ cũng có thể phân biệt được mục tiêu họ nhắm bắn là dân sự hay quân sự, theo lời Hạ Sĩ Thủy cho biết.
Có những trường hợp phụ nữ đi cách xa những người tỵ nạn khác và những nhóm không có đàn ông. Nhưng sự phân biệt đó thực sự không được quân lính cộng sản Bắc Việt chú ý tới. Khi một vài binh lính Bắc Việt phản đối việc nổ súng bừa bãi đó, thì cấp chỉ huy của họ đã cho biết, rằng những người tỵ nạn đều là “dân địch”. Sau đây là lời Hạ Sĩ Lê Xuân Thủy kể :
“Chúng tôi được lệnh nổ súng vào bất cứ người nào trốn về hướng Nam dọc theo con đường từ Quảng Trị tới Thừa Thiên. Tôi mục kích thấy nhiều xe bị bắn. Đủ các loại xe, từ xe đạp tới xe thiết giáp đều bị quân cộng sản tấn công. Người chỉ huy trung đoàn đã ra lệnh cho chỉ huy trưởng tiểu đoàn làm như vậy. Chúng tôi được lệnh phải bắn tất cả những nam thanh niên, mặc dù họ đi bằng xe đạp hay đi bộ. Chúng tôi không được lệnh bắn phụ nữ đi riêng biệt. Tuy nhiên, một xe dân sự chở đầy thường dân đã bị tấn công. Những người chỉ huy cho hay là nếu nhữn g người nào trốn thoát về miền Nam, thì họ về phía địch. Vì thế họ đã bắn vào những người dân đó. Cộng sản cũng nổ súng vào những xe thiết giáp chở đầy thanh niên, binh lính và dân chúng. Viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh bắn súng cối 60 ly và 82 ly vào những xe này bằng những loạt đạn dữ dội. Những súng cối 82 ly được đặt cách đó khoảng 200 thước, và những súng cối 60 ly được đặt cách mục tiêu khoảng 100 thước. Dân chúng đi thành từng nhóm, trong đó có cả đàn ông thì bị bắn những loạt súng máy. Cộng sản bắn tất cả đàn ông đi trên đường tuy họ được lệnh không bắn người già. Tuy nhiên, khi những người trẻ đi lẫn trong đám người già, thì tất cả bọn đều bị bắn tiêu diệt. Sau khi bắn, quân cộng sản đi xem xét những xác chết và vơ vét của cải của những nạn nhân mà họ coi đó là chiến lợi phẩm. Tôi đã mục kích thấy nhiều người đàn bà già cả và trẻ em chết gục tại đó.
Tôi đã nhìn thấy nhiều người bị thương chạy trốn vào hầm hố để tránh đạn pháo kích. Tôi không thể lưu ý tới họ, vì tôi phải sửa chữa đường dây liên lạc. Có lệnh là tất cả những người bị thương đều phải ra khỏi hầm hố, vì khu vực này được gọi là khu vực quân sự. Không một người nào được phép ở trong đó, mặc dù những trận pháo kích bắn vào từ hai bên đường này. Vì vậy tất cả dân chúng bắt buộc phải chạy đi nơi khác để tránh nạn, đồng thời bất cứ binh sĩ nào trong số người này đều bị cộng sản bắn chết tức khắc. Tôi đã chứng kiến một số năm hay sáu người bị quân đội Bắc Việt giết như thế. Những thường dân bị thương đều nằm lại bên đường. Chiến trận dọc quốc lộ Quảng Trị Thừa Thiên kéo dài từ 7 giờ sáng 29.4 đến tối 3.5.1972. Theo tôi nhớ lại thì ngày 30.4.1972, một đoàn xe chạy trên quốc lộ này, trong đó có một số thường dân đi xe hơi, và một ít đi trên xe Hồng Thập Tự. Đoàn xe này bị tấn công. Hôm sau, lại một đoàn xe nữa gồm mấy chục chiếc cũng chạy tới, và đoàn này cũng lại bị tấn công nữa. Mấy chiếc xe cứu thương đó dù có sơn dấu Hồng Thập Tự thật rõ ràng mà cũng bị bắn hạ. Họ biết dấu Hồng Thập Tự là gì rồi, vì bên lính cộng sản Bắc Việt cũng có loại xe có dấu Hồng Thập Tự như thế.
Tôi cũng thấy một số người nằm chết bên cạnh mấy chiếc xe đạp. Một số lính cộng sản BV hoạt động trong vùng gần chỗ tôi ở, đã bắn vào cả những người cỡi xe đạp lẫn những người đi bộ. Tối hôm đó, cộng quân đã thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng, trong đó có cả gạo của những người đã chết, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay. Lính cộng sản BV tịch thu những thứ này không phải để cho chính họ dùng, mà là để cho thượng cấp trong trung đoàn cộng sản ấy. Họ tịch thu cả tiền, họ lột hết mọi thứ như nhẫn vàng, bút máy, võng, v.v..”
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân những vụ pháo kích và nổ súng bừa bãi như thế, hồi chánh viên này cho biết:
- Theo ý tôi, cộng quân coi tất cả những người bỏ Quảng Trị chạy về phía Nam đều là những người thân chính phủ. Mà như thế thì họ còn bị coi là những người chống cộng và bị bắn. Còn những người ở lại thị xã Quảng Trị thì bị cộng quân cưỡng bách phải đi Vĩnh Linh.
Hồi chánh viên Lê Xuân Thủy cho biết là trong thời gian có những cuộc tấn công, anh đã ở với một đại đội Pháo Binh có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu. Trạm tiền thám đặt tại một nơi cách quốc lộ 1.500 thước, còn hai bên bờ quốc lộ đều có lính cộng sản phục kích: một bên cách đường 200 thước, một bên kia cách 400 thước. Anh cho hay, địch quân đã quét hàng tràng đại liên vào những xe đò chở đầy dân tỵ nạn. Khi có người hỏi phản ứng của anh ra sao khi thấy thường dân bị giết, anh đã đáp:
- Tôi buồn hết sức, điều đó đã làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Người ta bảo tôi vào Nam chiến đấu chống Mỹ. Nhưng khi tới nơi, tôi thấy mình đang chống lại người Việt. Cuộc tấn công của chúng tôi đã nhắm cả người Việt quân sự lẫn người Việt dân sự.
- Khi anh tới quốc lộ, anh có thấy xác trẻ em không?
- Có, chừng mười em chết và nằm rải rác trên quốc lộ trong một quãng chừng một cây số.
- Anh thấy có bao nhiêu thi thể phụ nữ?
- Cũng chừng mười xác, nhưng số bị thương thì rất nhiều. Họ ngồi dưới những rãnh thoát nước hay trong bụi rậm.
- Anh có thấy nhiều người già bị chết hay bị thương không?
- Nhiều...
- Có nhiều người còn trẻ chết không?
- Có nhiều người còn ít tuổi đã chết.
- Họ vận quần áo thường dân hay quân phục?
- Họ vận đủ thứ quần áo, kể cả quân phục tác chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Quần áo của họ đủ mầu, xanh có, đỏ có...
- Theo nhận định của anh thì họ là thường dân hay quân nhân. Họ là người quê hay dân thành thị?
- Theo ý tôi họ là thanh niên thuộc đủ giai tầng xã hội, sinh viên, học sinh hay thanh niên không ở trong quân đội.
Anh Thủy nói thêm:
- Khi chúng tôi trở về đơn vị để dự cuộc kiểm thảo, thì có nhiều người đã phàn nàn với cấp chỉ huy không đồng ý. Nhưng bọn chỉ huy nói thường dân ấy là một phần của số dân theo địch, nếu để cho họ chạy thoát thì sau đó họ sẽ cầm súng bắn lại chúng ta. Chúng ta được lệnh bắn bất cứ ai và chúng ta phải thi hành lệnh ấy.
- Có phải sự bắn giết thường dân như thế đã khiến cho anh quyết định hồi chánh?
- Điều tôi nhìn thấy làm cho tôi rất đau buồn. Thảm cảnh người Việt chiến đấu chống người Việt làm cho tôi thất vọng. Tôi muốn phản đối lời biện bạch của các cấp chỉ huy và có lẽ điều này cũng góp phần thúc đẩy tôi quyết định hồi chánh.
- Anh có biết chánh sách 10 điều dân vận của Mặt Trận Giải Phóng?
- Có. Trước khi chúng tôi vào miền Nam, chúng tôi được học tập chính sách đồi xử với thương binh và tù binh địch, nhưng tôi nhận thấy chính sách ấy không được áp dụng.
- Có phải anh muốn nói sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành?
- Khác biệt rất nhiều. Trong khi chúng tôi còn ở đất Bắc, người ta bảo chúng tôi là phải đối xử tử tế với tù và hàng binh. Nhưng trên thực tế, những người như thế đã bị ngược đãi. Trong một vài trường hợp, có một số tù binh đã bị bắn ngay khi vừa bắt... Khi đem điều đó ra thảo luận, các cấp chỉ huy vẫn khăng khăng một mực là họ đã áp dụng đúng lý thuyết ...
Những chuyến tàu kế tiếp đã nhanh chóng gia tăng con số đồng bào tị nạn. Đến ngày 25.5.1972, Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã tiếp cư được 4,765 người, và chắc chắn trong những ngày sắp tới con số ấy sẽ lên đến mức 10,000 người. Khi vừa đặt chân lên Chu Lai, đồng bào tị nạn không phải e ngại lạc lõng, bơ vơ. Tiểu Ban Tiếp Nhận đã sẵn sàng chờ đón và hướng dẫn đồng bào đến khu tạm cư đã chia sẵn thành từng quận như Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Hải Lăng,... đồng thời kiểm kê nhân số, nhân khẩu và phân định nhà cửa thứ tự theo nhu cầu. Hàng ngày, ban tổ chức điều hành tiếp xúc thường xuyên với người dân tị nạn để tìm hiểu nguyện vọng, cũng như cung ứng các dịch vụ khẩn thiết. Điều mà người dân chiến nạn thường ưu tư bày tỏ là mối bận tâm lo lắng được biết tin tức thân quyến trên bước đường ly tán. Đây là một công tác thật phức tạp, Tiểu Ban Thông Tin Tuyên Truyền phải bù đầu giúp đỡ bằng mọi cách, như viết thư liên lạc hay nhắn tin trên các đài phát thanh Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
Đối với Sư Đoàn 2 Bộ Binh, thì công cuộc cứu trợ đồng bào tuy đè nặng thêm lên đôi vai người lính vốn đang rất bận bịu với nhiệm vụ chiến đấu nơi tiền tuyến, nhưng trước tình cảnh nát lòng đau thương của đồng bào Trị Thiên, người chiến sĩ của chúng ta thấy rằng đây là một bổn phận bắt buộc mà sẽ được thực hiện bằng tất cả tấm lòng của các anh, ước mong xoa dịu phần nào vết thương chiến tranh do quân cộng sản khát máu gây nên. Để nay mai đây khi tạm biệt đồng bào cầm súng trở ra những mặt trận đỏ lửa, người lính Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã có thể yên tâm, biết rằng đằng phía sau các anh, đồng bào đã được bảo vệ an toàn. Và đồng bào sẽ gầy dựng lại sản nghiệp nghèo nàn nhỏ bé của họ lại từ đầu.
Phạm Phong Dinh
( Tan Son Hoa chuyen )