Xe cán chó
Sư nào mới là sư?
Trên các báo mạng tại Việt Nam có đăng bài “Vạch trần nhà sư 79 tuổi khất thực nuôi gần 40 người tâm thần, trẻ mồ côi” được xem như dẫn từ báo xahoi.com.vn. Theo đó bài báo này cho biết “Nhà sư 79 tuổi tự lập chùa không xin phép chính quyền, lại còn nuôi người bất hợp pháp và có dấu hiệu đánh người khiến dư luận hoang mang”.
Thầy Thích Thiện Nhơn
Đọc bài báo thì thấy chẳng có chi tiết nào để “vạch trần” vị sư 79 tuổi đầy tình nhân ái này, ngoài việc ông lập chùa và nhận sự tài trợ để xây chùa từ chỗ nước ngập, và nuôi dưỡng người bệnh tâm thần. Đó là thầy Thích Thiện Nhơn, theo bài báo thì hiện tại đang nuôi dưỡng 9 người, trong đó gồm có 2 người phụ nữ bị tâm thần, 5 đứa trẻ và 2 người phụ nữ tự nguyện đến làm việc cho “chùa” hơn chục năm nay. Bài báo cũng dẫn lời một phật tử, trong số những người đến chùa để quyên góp, ủng hộ, bà Nguyễn Thị Oanh (53 tuổi) cho biết: “Chùa có nhiều công lắm. Với tư cách là một người dân, một phật tử, tôi muốn xã hội, chính quyền giúp đỡ để chùa có giấy tờ đàng hoàng. Thầy cũng 80 tuổi rồi”.
Sư Cường Hải Dương
Thiệt không hiểu những người viết và đăng bài báo này có mục đích gì? Một vị sư đã 79 tuổi, không cầu lợi lộc, chỉ giúp người nghèo, bệnh tật mà lại giật cái “tít” báo quá đổi hồ đồ. Trong khi đó các “ông sư” như Thích Thanh Cường ở Hải Dương, sư Thích Minh Nhựt ở Cần Thơ có đời sống phàm tục thì chỉ viết qua loa. Sư Cường mua sắm vật chất đắt tiền (iphone 6), ăn mặc đồ rằn ri, đi chơi bá cổ choàng vai với trai, chụp hình phản cảm. Sư Nhựt thì mặc đồ dân sự, dẫn gái đi chơi khu du lịch, có cử chỉ ve vuốt vào vùng cấm “bạn gái”. Toàn là những hình ảnh mà một người xuất gia không được phép, và theo giới luật Phật giáo, cả hai sư này đều vi phạm nghiêm trọng, có thể bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn. Thế nhưng khi bị dư luận phản ảnh, những sư này chỉ bị “đình chỉ công tác” hoặc “kiểm điểm”. Những cụm từ này nghĩa là sao? Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể giải thích hay không?
Sư Nhựt Cần Thơ
Dù không “xin phép được tu” và tu ở những chùa to, tượng lớn, được phong vào hàng “đại đức” nhưng chỉ cần tham khảo từ các bài báo, dư luận đều biết ai là chân tu, ai là giả tu, là thứ sư quốc doanh phá đạo hại đời!
NGƯỜI SÀI GÒN
Song Phương chuyểnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sư nào mới là sư?
Trên các báo mạng tại Việt Nam có đăng bài “Vạch trần nhà sư 79 tuổi khất thực nuôi gần 40 người tâm thần, trẻ mồ côi” được xem như dẫn từ báo xahoi.com.vn. Theo đó bài báo này cho biết “Nhà sư 79 tuổi tự lập chùa không xin phép chính quyền, lại còn nuôi người bất hợp pháp và có dấu hiệu đánh người khiến dư luận hoang mang”.
Thầy Thích Thiện Nhơn
Đọc bài báo thì thấy chẳng có chi tiết nào để “vạch trần” vị sư 79 tuổi đầy tình nhân ái này, ngoài việc ông lập chùa và nhận sự tài trợ để xây chùa từ chỗ nước ngập, và nuôi dưỡng người bệnh tâm thần. Đó là thầy Thích Thiện Nhơn, theo bài báo thì hiện tại đang nuôi dưỡng 9 người, trong đó gồm có 2 người phụ nữ bị tâm thần, 5 đứa trẻ và 2 người phụ nữ tự nguyện đến làm việc cho “chùa” hơn chục năm nay. Bài báo cũng dẫn lời một phật tử, trong số những người đến chùa để quyên góp, ủng hộ, bà Nguyễn Thị Oanh (53 tuổi) cho biết: “Chùa có nhiều công lắm. Với tư cách là một người dân, một phật tử, tôi muốn xã hội, chính quyền giúp đỡ để chùa có giấy tờ đàng hoàng. Thầy cũng 80 tuổi rồi”.
Sư Cường Hải Dương
Thiệt không hiểu những người viết và đăng bài báo này có mục đích gì? Một vị sư đã 79 tuổi, không cầu lợi lộc, chỉ giúp người nghèo, bệnh tật mà lại giật cái “tít” báo quá đổi hồ đồ. Trong khi đó các “ông sư” như Thích Thanh Cường ở Hải Dương, sư Thích Minh Nhựt ở Cần Thơ có đời sống phàm tục thì chỉ viết qua loa. Sư Cường mua sắm vật chất đắt tiền (iphone 6), ăn mặc đồ rằn ri, đi chơi bá cổ choàng vai với trai, chụp hình phản cảm. Sư Nhựt thì mặc đồ dân sự, dẫn gái đi chơi khu du lịch, có cử chỉ ve vuốt vào vùng cấm “bạn gái”. Toàn là những hình ảnh mà một người xuất gia không được phép, và theo giới luật Phật giáo, cả hai sư này đều vi phạm nghiêm trọng, có thể bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn. Thế nhưng khi bị dư luận phản ảnh, những sư này chỉ bị “đình chỉ công tác” hoặc “kiểm điểm”. Những cụm từ này nghĩa là sao? Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể giải thích hay không?
Sư Nhựt Cần Thơ
Dù không “xin phép được tu” và tu ở những chùa to, tượng lớn, được phong vào hàng “đại đức” nhưng chỉ cần tham khảo từ các bài báo, dư luận đều biết ai là chân tu, ai là giả tu, là thứ sư quốc doanh phá đạo hại đời!
NGƯỜI SÀI GÒN
Song Phương chuyển