Văn Học & Nghệ Thuật

Suy nghĩ về bài báo: Hồ Ngọc Trinh - Nữ nghệ sĩ cải lương “giàu” nhất Nam Bộ

Đọc báo Phụ Nữ trên internet (02/5/2012), thấy đăng tin: “Nữ diễn viên Hồ Ngọc Trinh là cô đào cải lương trẻ tuổi giàu nhất miền Tây Nam Bộ”, tôi nửa mừng nửa lo. Mừng là mừng có lẽ nghệ thuật hát cải lương tìm được con đường hồi sinh rồi chăng? Lo là sợ cải lương hồi sinh này giống như một đốm lửa rơm vừa bùng sáng thì đã tắt ngúm vì cái chất lửa rơm không cháy được lâu!

Suy nghĩ về bài báo: Hồ Ngọc Trinh - Nữ nghệ sĩ cải lương “giàu” nhất Nam Bộ

altsoạn giả Nguyễn Phương

Đọc báo Phụ Nữ trên internet (02/5/2012), thấy đăng tin: “Nữ diễn viên Hồ Ngọc Trinh là cô đào cải lương trẻ tuổi giàu nhất miền Tây Nam Bộ”, tôi nửa mừng nửa lo. Mừng là mừng có lẽ nghệ thuật hát cải lương tìm được con đường hồi sinh rồi chăng? Lo là sợ cải lương hồi sinh này giống như một đốm lửa rơm vừa bùng sáng thì đã tắt ngúm vì cái chất lửa rơm không cháy được lâu!
Bản tin cho biết, cô Hồ Ngọc Trinh sinh ra tại vùng quê nghèo huyện Mộc Hóa tỉnh Đồng Tháp Mười. Năm 2001, cô Hồ Ngọc Trinh (17 tuổi) dự cuộc thi “Tiếng hát cải lương truyền hình” ở thành phố Tân An, cô đoạt huy chương vàng. Mấy tháng sau, cô Hồ Ngọc Trinh được mời về Đoàn Nghệ Thuật Cải Lương Long An để thử việc. Vừa tập sự, cô Hồ Ngọc Trinh vừa được cho đi dự lớp đào tạo ngắn hạn về ca diễn, tài năng của cô phát triển nhanh chóng. Được nghệ sĩ Hữu Lộc, Trưởng đoàn cải lương Long An, và vợ anh là cô đào chánh Ánh Hồng tận tâm dìu dắt, nên vài năm sau, Hồ Ngọc Trinh đã trở thành đào chánh của đoàn Cải lương Long An.

Trong vòng 10 năm kế tiếp, cô Hồ Ngọc Trinh dự thi ca cổ nhạc và diễn tuồng trong các kỳ Hội Diễn cải lương toàn quốc hay giải Trần Hữu Trang, cô đều đoạt giải cao. Tiền cachet hát chầu của cô là 10 triệu đồng VN một suất (khoảng 500 Mỹ kim) nhưng cô vẫn trung thành với đoàn cải lương Long An mặc dù ở đoàn Long An, lương mỗi suất hát của cô là 300.000 đồng VN (khoảng 15 Mỹ kim). Do đó, đoàn hát vẫn thỉnh thoảng cho cô Hồ Ngọc Trinh hát chạy show để có thu nhập, gọi là “lấy ngắn nuôi dài”!
Để diễn tả cái mức giàu nhất miền Tây Nam Bộ của cô đào cải lương, báo Phụ Nữ viết: Cô Hồ Ngọc Trinh có một cái biệt thự xinh xắn ở ngoại ô thành phố Tân An. Cô đi hát bằng chiếc xe hơi Camry 2.4 có giá hơn 1,3 tỉ đồng với tài xế riêng. Gia đình cô sống nhờ vào đồng lương của cô. Không thấy Báo Phụ Nữ nói là cái biệt thự ở ngoại ô đó do Nhà Nước tịch thu rồi cấp phát cho cô Hồ Ngọc Trinh để cầm chân cô ở lại hát cho đoàn hát tỉnh Long An hay là do cô có thu nhập cao rồi tự mua đất cất nhà. Nếu nói do tiền cô đi hát đủ để mua đất xây biệt thự thì cô Hồ Ngọc Trinh có đi hát trong 37 năm liên tục cũng không đủ tiền để mua đất và xây biệt thự như hiện cô đang được hưởng.
Ngoài những đặc điểm giàu sang vừa kể, nhà báo còn viết: “Cô Hồ Ngọc Trinh là người đầu tiên phá lời nguyền muôn thuở của cải lương”! Sau đây là phần trích bài viết của ký giả Song Kỳ đăng trên Báo Phụ Nữ: “Nhìn lại lịch sử cải lương, có một hiện tượng khá phổ biến: đó là nghệ sĩ cải lương dù tài danh đến mấy thì sau này cuộc sống vẫn cứ nghèo khó, không nhà ở, thậm chí khi chết không có đất chôn. Không biết đó có phải là lời nguyền của tổ nghiệp hay không?
Từ nhạc sư Nguyễn Quang Đại, một nhạc quan của triều đình Huế, vì bất mãn triều đình đã đi lang bạt về phương Nam, dừng lại ở Long An mở lò dạy nhạc, đưa đến sự ra đời của dòng nhạc tài tử Nam Bộ, về cuối đời ông cũng sống nghèo khổ, chết bờ chết bụi.
Đến Bạch Công Tử Lê Công Phước, người có công hiện đại hóa cải lương vào đầu thập niên 1930 nhưng cuối cùng ông cũng trở nên nghèo khổ, khi chết không có đất chôn. Nhiều bậc thầy về cải lương các thế hệ tiếp theo cũng không ai giàu có tiền bạc như Kiên Giang Hà Huy Hà, Hà Triều, Hoa Phượng, Minh Cảnh, Tấn Tài...”

Ký giả quốc doanh Song Kỳ viết về nghệ sĩ quốc doanh Hồ Ngọc Trinh đã không tiếc lời khen ngợi, thậm chí anh dùng nhiều danh từ khen quá lố, chứng tỏ anh viết báo về sân khấu và nghệ sĩ cải lương mà không biết chút gì về nghệ thuật sân khấu cải lương và sinh hoạt của các nghệ sĩ trước năm 1975, tức là trong thời kỳ vàng son của cải lương.
Nữ nghệ sĩ cải lương Hồ Ngọc Trinh không phải là người đầu tiên và duy nhứt có biệt thự để ở và có xe hơi để di chuyển khi hành nghề. Cô Hồ Ngọc Trinh cũng không phải là người đầu tiên phá lời nguyền muôn thuở của ông Tổ cải lương vì thật ra không có ông Tổ nghề nào lại nguyền rủa những người theo nghề của ông cứ phải chịu nghèo mạt rệp như vậy. Nếu có một ông Tổ nghề điên khùng kiểu đó thì chắc chắn không có người nào điên dại đi học theo cái nghề của ổng.
Nghệ sĩ cải lương cùng thời với nghệ sĩ Hồ Ngọc Trinh, thiếu gì người giàu, có xe hơi nhà lầu, giàu hơn Hồ Ngọc Trinh là cái chắc! Đó là những nghệ sĩ Vũ Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Cẩm Tiên, Thành Lộc, Lê Vũ Cầu, Thế Ngữ, Thanh Ngân... Những nghệ sĩ bậc cha chú của Hồ Ngọc Trinh hiện còn ở Việt Nam cũng giàu không thua Hồ Ngọc Trinh như Lệ Thủy, Kim Cương, Bạch Tuyết, Minh Vương, Ngọc Giàu, Tú Trinh, Hồng Nga, Thanh Sang...
Nếu nói về tiền cachet hát chầu thì mỗi nghệ sĩ có một thời và cũng tùy thuộc vào thời điểm nào, ở sân bãi nào, chớ không phải nghệ sĩ hát chầu là được tiền cachet cao thường xuyên như vậy. Và một tuần lễ, chỉ có ngày thứ bảy hay chúa nhựt thì mới có được một buổi diễn đông khán giả chớ không phải mỗi tuần bảy ngày đều hát được đông khán giả cả bảy ngày. Tiền cachet hát chầu của Mỹ Châu, Minh Vương, Tấn Tài, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Minh Cảnh, Tài Linh, Vũ Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Thanh Ngân,v.v... và các danh hài trong những năm 1975 đến 1985 đều vượt xa tiền cachet của Hồ Ngọc Trinh mà ông Song Kỳ đã kể. Các nghệ sĩ Vũ Linh, Minh Vương, Vũ Luân, Minh Cảnh, Tài Linh... từng nhận tiền cachet mỗi suất diễn bằng từ 12% đến 15% của tổng số doanh thu của đêm diễn trên sân bãi. Con số đó vượt xa con số 10 triệu đồng một suất diễn của Hồ Ngọc Trinh.
Ký giả quốc doanh Song Kỳ cho là nghệ sĩ và soạn giả nghèo là vì lời nguyền của ông Tổ cải lương, và để dẫn chứng, anh nêu tên các soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, Hà Triều, Hoa Phượng và các nghệ sĩ Minh Cảnh, Tấn Tài...
Tôi không chối có trường hợp như Bạch Công Tử Lê Công Phước chết trong nghèo khó. Bạch Công Tử và Hắc Công Tử Bạc Liêu từng nổi tiếng quá sang giàu, chơi ngông, đốt giấy bạc hai chục đồng cho người đẹp tìm một đồng năm xu rơi dưới đất hay đốt rất nhiều giấy bạc con công năm đồng thay củi để nấu chè đậu xanh cho người đẹp dùng. Cách xài tiền phung phí ngông cuồng đó chẳng dính dáng gì đến việc chi tiêu cho một gánh hát, vậy không nên nói ông Tổ cải lương có lời nguyền hễ người nào theo nghề hát thì về già sẽ nghèo tới nỗi khi chết không có đất chôn!
Trở lại trường hợp của các nghệ sĩ Minh Cảnh, Tấn Tài hay các nghệ sĩ khác sau năm 1975 và ba soạn giả tài danh Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà.
Nên nhớ là phương tiện sản xuất, phương tiện kiếm ra đồng tiền của nghệ sĩ sân khấu là “thinh”, “sắc”, và các điều kiện liên quan đến thu nhập của nghệ sĩ là tuồng tích, rạp hát, khán giả và chế độ hiện hành.
Phần đông các nghệ sĩ khi về già, “thinh” và “sắc” không còn nữa, tức nhiên không bầu gánh nào chịu trả tiền lương cao cho những người không còn “thinh” và “sắc”, tức không còn phương tiện sản xuất hữu hiệu nữa. Nếu nghệ sĩ đó lúc đương thời là đào kép hát ăn khách mà không biết tiện tặn hoặc không chuẩn bị cho mình một cơ sở kinh doanh nào khác để kiếm ra đồng tiền thì khi nghề hát không đem lại lợi nhuận như lúc anh, chị thời trẻ, những nghệ sĩ đó nghèo khổ là một điều dễ hiểu. Đó là chưa kể có trường hợp nghệ sĩ khi nổi danh, nghệ sĩ đó sa đà trong tứ đổ tường đến tán gia bại sản, sức khỏe tiêu tan, thân bại danh liệt.
Nhiều nghệ sĩ lúc về già không ca hát được nữa thì họ thường mở quán bán cà phê. Đó là một nghề ít vốn, không cần có tay nghề giỏi vẫn có thể pha cà phê ngon và nhất là nhờ bán cà phê mà người nghệ sĩ về chiều có nhiều cơ hội được tiếp xúc với các bạn nghệ sĩ và khán giả ái mộ mình. Thông thường khán giả thích nghệ sĩ nào thì thường đến quán cà phê của nghệ sĩ đó uống cà phê đồng thời có dịp chuyện trò, nhắc lại hào quang của quá khứ. Quán cà phê của nghệ sĩ Bảy Nhiêu ở đình Phú Hòa, quán cháo trắng hột vịt muối của soạn giả Lê Hoài Nở ở đình Phú Thạnh, quán cháo trắng của hề Kim Quang dốc cầu chữ Y bên Phạm Thế Hiển, quán cơm tấm của nữ nghệ sĩ Kiều Hoa ở dốc cầu chữ Y phía bên Saigon, quán nhậu ca nhạc của Minh Cảnh ở gần bến Bắc Mỹ Thuận và còn rất nhiều quán cà phê, quán nhậu có ca nhạc mà chủ nhân là các nghệ sĩ đã thôi đi hát... Đó là những quán của nghệ sĩ về chiều, được đông đảo khách hàng là nghệ sĩ và khán giả ái mộ chiếu cố.
Sau năm 1975, không phải chỉ có những nghệ sĩ già mới bán quán cà phê mà đại đa số nghệ sĩ già hay trẻ đều chịu thất nghiệp, không phải vì lời nguyền của ông Tổ cải lương như ký giả Song Kỳ viết trên báo, mà là vì chánh quyền mới, khi tiếp thu Saigon, mười năm sau họ đã dẹp hết 34 rạp hát dành cho cải lương ở Saigon chỉ chừa lại mỗi một rạp hát Hưng Đạo. Và bây giờ họ phá luôn rạp Hưng Đạo, thì toàn Saigon không còn rạp hát cải lương nào nữa. Như vậy nghệ sĩ cải lương không có rạp để hát, họ thất nghiệp. Những người còn trẻ, có sức thì chạy xe ôm, đẩy xe ba gác hoặc làm một nghề mới nào đó. Các cô đào thì mua gánh bán bưng ở các phố chợ, có người tiếp tục đi ca cho các quán cà phê ca nhạc, có người hợp nhau làm những nhóm tấu hài. Nói chung, họ nghèo, đói, không nhà ở, không phải vì trong thời vàng son của cải lương họ ăn xài phung phí hay sa vào vòng tứ đổ tường, nghệ sĩ nghèo đói vì Nhà cầm quyền phá hết rạp hát, không còn chỗ để hành nghề, dù trước năm 1975 các nghệ sĩ cải lương có tiện tặn để dành tiền của thì sau năm 75, trong 37 năm thất nghiệp, họ cũng đã mua thực phẩm, thuốc men, của cải tiêu tán hết rồi.
Hát thì phải hát theo tuồng có định hướng chính trị, phải gia nhập các đoàn do Nhà Nước quản lý để Nhà Nước có thể điều khiển họ, biến họ thành công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà Nước. Nghệ sĩ nào không tuân theo thì phải chịu thất nghiệp, phải đổi nghề khác để kiếm sống.
Nghệ sĩ Hồ Ngọc Trinh chịu sự quản lý của đoàn hát quốc doanh Long An nên được hưởng ân huệ của chính quyền tỉnh Long An, nhà báo Song Kỳ nói Hồ Ngọc Trinh là cô đào giàu nhất miền Tây Nam Bộ và cô là người duy nhất đã phá lời nguyền của tổ nghiệp, đó là những lời quảng cáo tuyên truyền cho chế độ.
Cô Hồ Ngọc Trinh hiện mới 27 tuổi, ví dụ như chế độ này còn tồn tại thì 30 năm sau, khi Hồ Ngọc Trinh được 57 tuổi, “Thinh, Sắc” không còn nữa, liệu Hồ Ngọc Trinh có còn giàu mãi hay không? Hay là cô sẽ nếm cái lời nguyền “Theo hát là nghèo mạt rệp, chết không có đất chôn” như ký giả quốc doanh Song Kỳ nói về những nghệ sĩ và soạn giả của cái thời kỳ trước năm 1975.

Trường đồ tri mã lực, ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay hay ngựa dở.

Nguyễn Phương, 2012

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Suy nghĩ về bài báo: Hồ Ngọc Trinh - Nữ nghệ sĩ cải lương “giàu” nhất Nam Bộ

Đọc báo Phụ Nữ trên internet (02/5/2012), thấy đăng tin: “Nữ diễn viên Hồ Ngọc Trinh là cô đào cải lương trẻ tuổi giàu nhất miền Tây Nam Bộ”, tôi nửa mừng nửa lo. Mừng là mừng có lẽ nghệ thuật hát cải lương tìm được con đường hồi sinh rồi chăng? Lo là sợ cải lương hồi sinh này giống như một đốm lửa rơm vừa bùng sáng thì đã tắt ngúm vì cái chất lửa rơm không cháy được lâu!

Suy nghĩ về bài báo: Hồ Ngọc Trinh - Nữ nghệ sĩ cải lương “giàu” nhất Nam Bộ

altsoạn giả Nguyễn Phương

Đọc báo Phụ Nữ trên internet (02/5/2012), thấy đăng tin: “Nữ diễn viên Hồ Ngọc Trinh là cô đào cải lương trẻ tuổi giàu nhất miền Tây Nam Bộ”, tôi nửa mừng nửa lo. Mừng là mừng có lẽ nghệ thuật hát cải lương tìm được con đường hồi sinh rồi chăng? Lo là sợ cải lương hồi sinh này giống như một đốm lửa rơm vừa bùng sáng thì đã tắt ngúm vì cái chất lửa rơm không cháy được lâu!
Bản tin cho biết, cô Hồ Ngọc Trinh sinh ra tại vùng quê nghèo huyện Mộc Hóa tỉnh Đồng Tháp Mười. Năm 2001, cô Hồ Ngọc Trinh (17 tuổi) dự cuộc thi “Tiếng hát cải lương truyền hình” ở thành phố Tân An, cô đoạt huy chương vàng. Mấy tháng sau, cô Hồ Ngọc Trinh được mời về Đoàn Nghệ Thuật Cải Lương Long An để thử việc. Vừa tập sự, cô Hồ Ngọc Trinh vừa được cho đi dự lớp đào tạo ngắn hạn về ca diễn, tài năng của cô phát triển nhanh chóng. Được nghệ sĩ Hữu Lộc, Trưởng đoàn cải lương Long An, và vợ anh là cô đào chánh Ánh Hồng tận tâm dìu dắt, nên vài năm sau, Hồ Ngọc Trinh đã trở thành đào chánh của đoàn Cải lương Long An.

Trong vòng 10 năm kế tiếp, cô Hồ Ngọc Trinh dự thi ca cổ nhạc và diễn tuồng trong các kỳ Hội Diễn cải lương toàn quốc hay giải Trần Hữu Trang, cô đều đoạt giải cao. Tiền cachet hát chầu của cô là 10 triệu đồng VN một suất (khoảng 500 Mỹ kim) nhưng cô vẫn trung thành với đoàn cải lương Long An mặc dù ở đoàn Long An, lương mỗi suất hát của cô là 300.000 đồng VN (khoảng 15 Mỹ kim). Do đó, đoàn hát vẫn thỉnh thoảng cho cô Hồ Ngọc Trinh hát chạy show để có thu nhập, gọi là “lấy ngắn nuôi dài”!
Để diễn tả cái mức giàu nhất miền Tây Nam Bộ của cô đào cải lương, báo Phụ Nữ viết: Cô Hồ Ngọc Trinh có một cái biệt thự xinh xắn ở ngoại ô thành phố Tân An. Cô đi hát bằng chiếc xe hơi Camry 2.4 có giá hơn 1,3 tỉ đồng với tài xế riêng. Gia đình cô sống nhờ vào đồng lương của cô. Không thấy Báo Phụ Nữ nói là cái biệt thự ở ngoại ô đó do Nhà Nước tịch thu rồi cấp phát cho cô Hồ Ngọc Trinh để cầm chân cô ở lại hát cho đoàn hát tỉnh Long An hay là do cô có thu nhập cao rồi tự mua đất cất nhà. Nếu nói do tiền cô đi hát đủ để mua đất xây biệt thự thì cô Hồ Ngọc Trinh có đi hát trong 37 năm liên tục cũng không đủ tiền để mua đất và xây biệt thự như hiện cô đang được hưởng.
Ngoài những đặc điểm giàu sang vừa kể, nhà báo còn viết: “Cô Hồ Ngọc Trinh là người đầu tiên phá lời nguyền muôn thuở của cải lương”! Sau đây là phần trích bài viết của ký giả Song Kỳ đăng trên Báo Phụ Nữ: “Nhìn lại lịch sử cải lương, có một hiện tượng khá phổ biến: đó là nghệ sĩ cải lương dù tài danh đến mấy thì sau này cuộc sống vẫn cứ nghèo khó, không nhà ở, thậm chí khi chết không có đất chôn. Không biết đó có phải là lời nguyền của tổ nghiệp hay không?
Từ nhạc sư Nguyễn Quang Đại, một nhạc quan của triều đình Huế, vì bất mãn triều đình đã đi lang bạt về phương Nam, dừng lại ở Long An mở lò dạy nhạc, đưa đến sự ra đời của dòng nhạc tài tử Nam Bộ, về cuối đời ông cũng sống nghèo khổ, chết bờ chết bụi.
Đến Bạch Công Tử Lê Công Phước, người có công hiện đại hóa cải lương vào đầu thập niên 1930 nhưng cuối cùng ông cũng trở nên nghèo khổ, khi chết không có đất chôn. Nhiều bậc thầy về cải lương các thế hệ tiếp theo cũng không ai giàu có tiền bạc như Kiên Giang Hà Huy Hà, Hà Triều, Hoa Phượng, Minh Cảnh, Tấn Tài...”

Ký giả quốc doanh Song Kỳ viết về nghệ sĩ quốc doanh Hồ Ngọc Trinh đã không tiếc lời khen ngợi, thậm chí anh dùng nhiều danh từ khen quá lố, chứng tỏ anh viết báo về sân khấu và nghệ sĩ cải lương mà không biết chút gì về nghệ thuật sân khấu cải lương và sinh hoạt của các nghệ sĩ trước năm 1975, tức là trong thời kỳ vàng son của cải lương.
Nữ nghệ sĩ cải lương Hồ Ngọc Trinh không phải là người đầu tiên và duy nhứt có biệt thự để ở và có xe hơi để di chuyển khi hành nghề. Cô Hồ Ngọc Trinh cũng không phải là người đầu tiên phá lời nguyền muôn thuở của ông Tổ cải lương vì thật ra không có ông Tổ nghề nào lại nguyền rủa những người theo nghề của ông cứ phải chịu nghèo mạt rệp như vậy. Nếu có một ông Tổ nghề điên khùng kiểu đó thì chắc chắn không có người nào điên dại đi học theo cái nghề của ổng.
Nghệ sĩ cải lương cùng thời với nghệ sĩ Hồ Ngọc Trinh, thiếu gì người giàu, có xe hơi nhà lầu, giàu hơn Hồ Ngọc Trinh là cái chắc! Đó là những nghệ sĩ Vũ Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Cẩm Tiên, Thành Lộc, Lê Vũ Cầu, Thế Ngữ, Thanh Ngân... Những nghệ sĩ bậc cha chú của Hồ Ngọc Trinh hiện còn ở Việt Nam cũng giàu không thua Hồ Ngọc Trinh như Lệ Thủy, Kim Cương, Bạch Tuyết, Minh Vương, Ngọc Giàu, Tú Trinh, Hồng Nga, Thanh Sang...
Nếu nói về tiền cachet hát chầu thì mỗi nghệ sĩ có một thời và cũng tùy thuộc vào thời điểm nào, ở sân bãi nào, chớ không phải nghệ sĩ hát chầu là được tiền cachet cao thường xuyên như vậy. Và một tuần lễ, chỉ có ngày thứ bảy hay chúa nhựt thì mới có được một buổi diễn đông khán giả chớ không phải mỗi tuần bảy ngày đều hát được đông khán giả cả bảy ngày. Tiền cachet hát chầu của Mỹ Châu, Minh Vương, Tấn Tài, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Minh Cảnh, Tài Linh, Vũ Linh, Vũ Luân, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Thanh Ngân,v.v... và các danh hài trong những năm 1975 đến 1985 đều vượt xa tiền cachet của Hồ Ngọc Trinh mà ông Song Kỳ đã kể. Các nghệ sĩ Vũ Linh, Minh Vương, Vũ Luân, Minh Cảnh, Tài Linh... từng nhận tiền cachet mỗi suất diễn bằng từ 12% đến 15% của tổng số doanh thu của đêm diễn trên sân bãi. Con số đó vượt xa con số 10 triệu đồng một suất diễn của Hồ Ngọc Trinh.
Ký giả quốc doanh Song Kỳ cho là nghệ sĩ và soạn giả nghèo là vì lời nguyền của ông Tổ cải lương, và để dẫn chứng, anh nêu tên các soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, Hà Triều, Hoa Phượng và các nghệ sĩ Minh Cảnh, Tấn Tài...
Tôi không chối có trường hợp như Bạch Công Tử Lê Công Phước chết trong nghèo khó. Bạch Công Tử và Hắc Công Tử Bạc Liêu từng nổi tiếng quá sang giàu, chơi ngông, đốt giấy bạc hai chục đồng cho người đẹp tìm một đồng năm xu rơi dưới đất hay đốt rất nhiều giấy bạc con công năm đồng thay củi để nấu chè đậu xanh cho người đẹp dùng. Cách xài tiền phung phí ngông cuồng đó chẳng dính dáng gì đến việc chi tiêu cho một gánh hát, vậy không nên nói ông Tổ cải lương có lời nguyền hễ người nào theo nghề hát thì về già sẽ nghèo tới nỗi khi chết không có đất chôn!
Trở lại trường hợp của các nghệ sĩ Minh Cảnh, Tấn Tài hay các nghệ sĩ khác sau năm 1975 và ba soạn giả tài danh Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà.
Nên nhớ là phương tiện sản xuất, phương tiện kiếm ra đồng tiền của nghệ sĩ sân khấu là “thinh”, “sắc”, và các điều kiện liên quan đến thu nhập của nghệ sĩ là tuồng tích, rạp hát, khán giả và chế độ hiện hành.
Phần đông các nghệ sĩ khi về già, “thinh” và “sắc” không còn nữa, tức nhiên không bầu gánh nào chịu trả tiền lương cao cho những người không còn “thinh” và “sắc”, tức không còn phương tiện sản xuất hữu hiệu nữa. Nếu nghệ sĩ đó lúc đương thời là đào kép hát ăn khách mà không biết tiện tặn hoặc không chuẩn bị cho mình một cơ sở kinh doanh nào khác để kiếm ra đồng tiền thì khi nghề hát không đem lại lợi nhuận như lúc anh, chị thời trẻ, những nghệ sĩ đó nghèo khổ là một điều dễ hiểu. Đó là chưa kể có trường hợp nghệ sĩ khi nổi danh, nghệ sĩ đó sa đà trong tứ đổ tường đến tán gia bại sản, sức khỏe tiêu tan, thân bại danh liệt.
Nhiều nghệ sĩ lúc về già không ca hát được nữa thì họ thường mở quán bán cà phê. Đó là một nghề ít vốn, không cần có tay nghề giỏi vẫn có thể pha cà phê ngon và nhất là nhờ bán cà phê mà người nghệ sĩ về chiều có nhiều cơ hội được tiếp xúc với các bạn nghệ sĩ và khán giả ái mộ mình. Thông thường khán giả thích nghệ sĩ nào thì thường đến quán cà phê của nghệ sĩ đó uống cà phê đồng thời có dịp chuyện trò, nhắc lại hào quang của quá khứ. Quán cà phê của nghệ sĩ Bảy Nhiêu ở đình Phú Hòa, quán cháo trắng hột vịt muối của soạn giả Lê Hoài Nở ở đình Phú Thạnh, quán cháo trắng của hề Kim Quang dốc cầu chữ Y bên Phạm Thế Hiển, quán cơm tấm của nữ nghệ sĩ Kiều Hoa ở dốc cầu chữ Y phía bên Saigon, quán nhậu ca nhạc của Minh Cảnh ở gần bến Bắc Mỹ Thuận và còn rất nhiều quán cà phê, quán nhậu có ca nhạc mà chủ nhân là các nghệ sĩ đã thôi đi hát... Đó là những quán của nghệ sĩ về chiều, được đông đảo khách hàng là nghệ sĩ và khán giả ái mộ chiếu cố.
Sau năm 1975, không phải chỉ có những nghệ sĩ già mới bán quán cà phê mà đại đa số nghệ sĩ già hay trẻ đều chịu thất nghiệp, không phải vì lời nguyền của ông Tổ cải lương như ký giả Song Kỳ viết trên báo, mà là vì chánh quyền mới, khi tiếp thu Saigon, mười năm sau họ đã dẹp hết 34 rạp hát dành cho cải lương ở Saigon chỉ chừa lại mỗi một rạp hát Hưng Đạo. Và bây giờ họ phá luôn rạp Hưng Đạo, thì toàn Saigon không còn rạp hát cải lương nào nữa. Như vậy nghệ sĩ cải lương không có rạp để hát, họ thất nghiệp. Những người còn trẻ, có sức thì chạy xe ôm, đẩy xe ba gác hoặc làm một nghề mới nào đó. Các cô đào thì mua gánh bán bưng ở các phố chợ, có người tiếp tục đi ca cho các quán cà phê ca nhạc, có người hợp nhau làm những nhóm tấu hài. Nói chung, họ nghèo, đói, không nhà ở, không phải vì trong thời vàng son của cải lương họ ăn xài phung phí hay sa vào vòng tứ đổ tường, nghệ sĩ nghèo đói vì Nhà cầm quyền phá hết rạp hát, không còn chỗ để hành nghề, dù trước năm 1975 các nghệ sĩ cải lương có tiện tặn để dành tiền của thì sau năm 75, trong 37 năm thất nghiệp, họ cũng đã mua thực phẩm, thuốc men, của cải tiêu tán hết rồi.
Hát thì phải hát theo tuồng có định hướng chính trị, phải gia nhập các đoàn do Nhà Nước quản lý để Nhà Nước có thể điều khiển họ, biến họ thành công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà Nước. Nghệ sĩ nào không tuân theo thì phải chịu thất nghiệp, phải đổi nghề khác để kiếm sống.
Nghệ sĩ Hồ Ngọc Trinh chịu sự quản lý của đoàn hát quốc doanh Long An nên được hưởng ân huệ của chính quyền tỉnh Long An, nhà báo Song Kỳ nói Hồ Ngọc Trinh là cô đào giàu nhất miền Tây Nam Bộ và cô là người duy nhất đã phá lời nguyền của tổ nghiệp, đó là những lời quảng cáo tuyên truyền cho chế độ.
Cô Hồ Ngọc Trinh hiện mới 27 tuổi, ví dụ như chế độ này còn tồn tại thì 30 năm sau, khi Hồ Ngọc Trinh được 57 tuổi, “Thinh, Sắc” không còn nữa, liệu Hồ Ngọc Trinh có còn giàu mãi hay không? Hay là cô sẽ nếm cái lời nguyền “Theo hát là nghèo mạt rệp, chết không có đất chôn” như ký giả quốc doanh Song Kỳ nói về những nghệ sĩ và soạn giả của cái thời kỳ trước năm 1975.

Trường đồ tri mã lực, ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay hay ngựa dở.

Nguyễn Phương, 2012

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm