TIN CỘNG ĐỒNG
TẠI NHÀ THỜ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - SACRAMENTO
TẠI NHÀ THỜ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - SACRAMENTO -
THỨ BẢY 04.11.2017
Trong Thư Mời của Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niêm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Quân - Dân - Cán - Chính Việt Cộng Hòa ngày thứ bảy 4.11.2017 tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Sacramento, có đoạn như sau:
"Đây là dịp để chúng ta cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng niệm công đức chí sĩ Ngô Đình Diệm - Người thành lập chính thể Việt Nam Cộng Hòa: tự do - dân chủ - pháp trị. Người suốt đời vì dân vì nước, bị thảm sát (2.11.1963) vì bất khuất trước thế lực ngoại bang, vì quyết tâm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết.
Ngày nay chính nghĩa và danh dự Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa ngày một sáng tỏ. Nhờ thời gian và sự thật sẽ giúp mọi người cảm nhận được tinh thần và gương sáng mà cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại".
Nhiều quân dân cán chính thuộc thế hệ thập niên 50 - 60 đều biết rõ thành quả sau 8 năm chấp chánh, lèo lái con thuyền quốc gia của Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, người có công thiết đặt nền mống Đệ Nhất Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963.
Việc làm có ý nghĩa to lớn của TT Ngô Đình Diệm năm 1954 - 1955: đưa được gần 1 triệu người dân miền Bắc di cư vào miền Nam tự do có nơi ăn chốn ở đàng hoàng và có tương lai tươi sáng.
Khi còn là Thủ Tướng Chính phủ do Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã có sách lược "bài phong đả thực", lấy lại chủ quyền quốc gia từ tay thực dân Pháp. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã dẹp tan hoặc nhận sự quy hàng của tất cả lực lựng vũ trang như là các sứ quân: lực lượng Bình Xuyên ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, các giáo phái vũ trang đóng quân ở vùng Núi Bà Đen - Tây Ninh, Cái Vồn - Cần Thơ (Vĩnh Long), Chợ Mới - Long Xuyên, Thốt Nốt - Long Xuyên, Cái Dầu - Châu Đốc...
Với Quốc Sách Ấp Chiến Lược, cộng sản nằm vùng không thể tự do đi lại, ẩn náu ở nông thôn như sau ngày đảo chánh 1.11.1963, cộng quân dùng địa bàn nông thôn bao vây thành thị...
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng thái bình, an ninh diện địa gần như tuyệt đối, dân chúng an cư lạc nghiệp. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nêu cao tinh thần quốc gia và chủ quyền dân tộc, ông không muốn quân Mỹ đổ vào miền Nam như sau ngày Tổng Thống bị giết (02.11.1963), quân Mỹ lên trên nửa triệu ở các năm cao điểm.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, đánh dấu ngày cáo chung của chính thể Đệ Nhất VNCH vì cuộc đảo chánh đẫm máu giết chết 2 anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu do 1 số tướng lãnh chủ mưu với nhiều thế lực từ trong nước và Hoa Kỳ hỗ trợ chỉ đạo.
Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm thứ bảy 4.11. 2017 với cựu Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc - Trưởng Ban Tổ Chức cùng sự giúp sức của các chiến hữu Cao Minh Hoàng - Lê Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Anh...Buổi Lễ Tưởng Niêm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm nay vô cùng long trọng với 2 phần:
Tham dự Thánh Lễ chật kín Thánh Đường với sự Chủ Lễ của Linh Mục Chánh Xứ Jim Ngô Hoàng Khôi và Phó Tế Thầy Sáu Nguyễn Bình An.
Phần 2, Sau khi chấm dứt Thánh Lễ cầu nguyện cho Linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và các Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng. Ban Tổ chức mời tất cả người tham dự Thánh Lễ vào hội trường Giáo Xứ tham dự Lễ Tưởng Niệm với đầy đủ nghi thức Tưởng Niệm và lễ niệm hương trước di ảnh của cổ Tổng Thống Ngô Dinh Diệm. (H: Ban Tổ Chức & Ban Thánh Ca nhà thờ đồng ca bài Việt Nam - Việt Nam)
Trong Thánh Đường và tại Hội Trường Giáo Xứ, ngoài những kytô hữu, còn quy tụ nhiều hội đòan và đặc biệt có đông đủ các hội thuộc Liên Hội Cựu Quân Nhân Sacramento: Hải Lục Không Quân và các binh chủng: Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Thủ Đức, Võ Bị Đà Lạt, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Địa Phương Quân ... và có cựu Dân Biều Huỳnh Văn Có (đơn vị Vĩnh Long) cùng tham dự.
Trong nghi thức Tưởng Niệm, chiến hữu Nguyễn Ngọc Anh - Thư Ký của Ban Tổ Chức đã trình bày rõ ràng công đức của vị Tổng Thống anh minh khai sáng nền Đệ nhất Cộng Hòa mà người viềt đã trình bày ở phần trên. Đặc biệt chiến Hữu Nguyễn Ngọc Anh nhắc lời nói của Cố Tống Thống Ngô Đình Diệm như là lời tiên tri vô cùng chính xác, đại ý: Trong khi tôi làm việc, có điều làm đúng và cũng đôi khi tôi làm còn sai sót. Nhưng, sau khi tôi bị giết chết, cộng sản sẽ chiếm miền Nam. Lời tiên tri của vị lãnh tụ anh minh Ngô Đình Diệm thật đúng không sai.
Tiếp theo chương trình, một hậu duệ của QLVNCH - cháu Huỳnh Mai Phong đã trình bày khúc triết suy nghĩ của thế hệ trẻ sau này, lớn lên ở Hoa Kỳ, càng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của một vị Tống Thống đầu tiên của chính thể VNCH càng hiểu rõ công đức và sự anh minh của một vị lãnh đạo quốc gia vô cùng vĩ đại. Chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hòa với một chế độ dân chủ pháp trị cho toàn dân. Cháu Huỳnh Mai Phong vô cùng ngưỡng mộ và kính phục Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
(Hình Ô. Cố Vấn Ngô Đình Nhu). Huỳnh Mai Phong nói lời kết, lý do thế hệ trẻ phải luôn kính trọng và noi gương cao cả của Ngô Tổng Thống vì Người luôn "Kính Chúa và Thương Người".
Cháu Phong nhớ lại: Ngày 1.11.1963, chính Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ (người viêt có quen biết Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ - Tổng Cục CTCT và Đại Tá Duệ qua đời cách đây chừng 6 năm tại San Diego), Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ xin Tổng Thống cho phép ông đưa quân đến Bộ TTM vây bắt các tướng lãnh đảo chánh. Tổng Thống biết chắc sẽ có đụng độ đẫm máu với quân ủng hộ đảo chánh và TT nói, đại ý: Tôi là Tổng Tư Lệnh Quân Đội, không thể ra lệnh quân ta đánh giết quân ta. Khi ra khỏi Dinh Tổng Thống (Dinh Gia Long), TT và bào đệ Ngô Đình Nhu, không màng tìm cách trốn thoát hay đưa quân trung thành với TT phản công lại quân đảo chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bình tâm vào nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn xin Lễ , và sau đó Ngài gọi điện thoại về Bộ TTM xin đầu hàng, chỉ rõ chỗ Ngài đứng đợi. Tấn thảm kịch xảy ra cho một vị lãnh đạo quốc gia bị giết chết vô cùng man rợ trong một thiết vận xa M113 do các tướng đảo chánh đưa đến đón.
Kế tiếp, lần lượt, các quân cán chính, đại diện các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương lên trước bàn thờ uy nghi có nhang đèn và di ảnh của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thành kính niệm hương.
Kết thúc nghi thức Lễ Tưởng Niệm, Ban Tổ Chức mời qúy vị tham dự dùng bữa ăn trưa rất thịnh soạn và thưởng thức văn nghệ.
NHẬN ĐỊNH CÙA TRẦN VĂN NGÀ:
Chính thể Cộng Hòa - dân chủ pháp trị đầu tiên trong lịch dân tộc.
Ngược dòng thời gian, một tấm huy chương có mặt trước và mặt sau, nói cách khác có 2 mặt: mặt phải và mặt trái. Tương tự như những nhân vật chánh trị thực hiện những công việc có tính quốc kế dân sinh, tầm vóc quốc gia, chắc chắn thành công mặt này, mặt khác không tránh khỏi những sai phạm nhỏ hay lớn. Và có thể va chạm đến quyền lợi cá nhân hay tập thể của tổ chức khác...đó là lẽ đương nhiên của con người, vì nhân vô thập toàn.
Nhưng, đa số thức giả thường suy ngẫm, tổng hợp và phân tích những việc làm của các nhân vật chính trị có tính lịch sử như hai vị Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Chúng ta phải thận trọng vì hai vị Tống Thống này là hai nhà kiến trúc xây dựng nền móng chế độ, chính thể Đệ I và Đệ II Cộng Hòa - dân chủ pháp trị, nhằm đương đầu trực diện với chủ thuyết độc tài đảng trị của chế độ cộng sản Bắc Việt, đang trị vì một nửa nước Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 ra Bắc, đến Ải Nam Quan.
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã mang đến cho toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau những năm tháng an bình thịnh trị, độc lập tự do, dân chủ pháp trị.
Lúc bấy giờ, Thủ Đô Sài Gòn được quốc tế ví von là "Hòn Ngọc Viễn Đông" với đầy đủ văn minh, tiện nghi và năng động trong mọi sinh hoạt ngang hàng với cácThủ Đô của các nước tiên tiến văn minh khác trên thế giới. Về phát triển kinh tế "dân giàu nước mạnh", Việt Nam Cộng Hòa vượt trội hơn nước Đại Hàn, Singapore, Thai Lan và tất cả các nước Đông Nam Á khác mà sau này có nhiều nước vươn lên, được phong tặng là con Rồng của Châu Á hay Đông Nam Á. Trong lúc nước Việt Nam cộng sản ngày nay đứng tụt hậu sau các nước này, thua sút đến hàng chục lần. Sự tệ hại thấp kém của nước VNCS về mọi mặt: xã hội băng hoại, tự do dân chủ, nhân quyền dân sinh bị chà đạp, hạn chế, thu nhập lợi tức đầu người kém xa các nước trong vùng. Văn minh, giáo dục, y tế, kỹ cương đạo đức...tất cả đều thua kém xa các nước từng phải học hỏi noi gương phát triển của nước Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nền Đệ Nhất Cộng Hoà (từ năm 1956 đến năm 1963 - Hai năm 1954 và 1955, ông Ngô Đình Diệm còn là Thủ Tướng Chính Phủ, chưa phải là Tổng Thống).
Với công việc làm đội đá vá trời của Nội Các Ngô Đình Diệm - phương châm xây dựng thể chể mới từ chế độ Quân chủ phong kiến sang chế độ Cộng Hoà theo mô thức chính trị: dân chủ, tự do, pháp trị như các nước Tây Phương.
Cùng một lúc, Nội Các Ngô Đình Diệm, từ ngày 7.7.1954, ngày ông Ngô Đình Diệm, được sự bổ nhậm của Quốc Trưởng Bảo Đại, ký Sắc Lệnh từ nước ngoài - Pháp Quốc, nhận lãnh chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ trong khi Quốc Gia Việt Nam (tự do - dân chủ) như con thuyền lênh đênh sắp đắm vì Hiệp Định Genève 20.7.1954 sẽ được ký kết chia đôi đất nước.
Với nhiều công việc quốc gia đại sự, Quốc Trưởng Bảo Đại đổ ập lên vai Thủ Tướng Ngô Đình Diệm để giải quyết, thi hành vãn hồi hòa bình trên cả nước và có thể nói toàn cõi ba nước Đông Dương theo tinh thần của Hiệp Định Genève do quốc tế ký kết, đặt để, dù chính phủ Quốc Gia Việt Nam không thừa nhận.
Vì vậy, mới có ngày Song Thất 7.7 (1954), đánh dấu ngày ông Ngô Đình Diệm về Thủ Đô Sài Gòn chấp chánh và thành lập Nội Các mới.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, Thủ Tướng Ngô Đình muốn giải quyết dứt điểm các khó khăn trước mắt để mở sinh lộ cho Quốc Gia Việt Nam tiến kịp theo trào lưu mới và thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Genève (20.7.1954). Trước tiên là phải vượt thoát khỏi ba nanh vuốt đã có từ lâu chận đứng đà tiến của một quốc gia Việt Nam non trẻ vừa thoát ra sự đô hộ của thực dân Pháp. Nội Các của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quy tụ những thành phần trí thức của nhiều khuynh hướng tôn giáo, đảng phái chính trị và cùng lúc mở ba mặt trận tấn công vào sào huyệt, gọi là: bài phong, đả thực và diệt cộng, tất cả đều thành công ngoạn mục đưa đất nước VNCH từ năm 1955 đến năm 1962 luôn thanh bình êm ả, người dân no ấm, Quân đội hùng mạnh.
1 - Công lao lớn nhứt của Thủ Tướng (Tổng Thống) Ngô Đình Diệm, bằng mọi cách, ngoại giao với Mỹ và các nước dân chủ tự do khác, giúp phương tiện đưa gần một triệu người dân sống lầm than cơ cực dưới chế độ cộng sản, đã bỏ hết tài sản ở miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. Trong khi đó, Chính Phủ và Quân Đội Pháp có trách nhiệm thi hành Hiệp Đình Genève lo phương tiện chuyển chở dân chúng miền Bắc vào Nam, chỉ thực hiện được trong một thời gian hạn định và ước tính chỉ có gần 100 ngàn người di cư mà thôi. Và con số người di cư được tăng tốc thay đổi lên gần 1 triệu người ở miền Bắc quyết lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy chế độ cộng sản vô thần để được vào miền Nam tự do. Đó là công lao vĩ đại của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải vận xin thêm sự giúp đỏ của Hoa Kỳ, mà chúng ta kẻ hậu sinh phải cúi đầu khâm phục.
2 - Sự độc đáo của Nội Các Ngô Đình Diệm là dứt bỏ không thương tiếc một chế độ tha hóa, phong kiến lạc hậu, Quân Chủ với một vị Vua - Quốc Trưởng Bảo Đại "trị vị thiên hạ" Việt Nam mà Vua luôn "đóng đô" ở Pháp, có cuộc sống phè phởn ăn chơi, la cà các sòng bài, các hộp đêm, vui thú xác thịt...Trong lúc nước nhà đang hồi nghiêng ngửa, con thuyền quốc gia sắp đắm chìm vì âm mưu của thực dân Pháp vẫn còn cố bám víu, vớt vát quyền lợi ở Miền Nam Việt Nam. Mặc dù, Pháp được gọi là đã trao quyền lãnh đạo đất nước cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam từ trước khi có Hiệp Định Genève 1954. Hơn nữa, các sứ quân như Bình Xuyên tại Thủ Đô Sài Gòn, các giáo phái có võ trang ở Tây Ninh, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc..., con đẻ của thực dân Pháp đang tồn tại tại Miền Nam Việt Nam cần phải thanh toán, giải quyết tốt đẹp.
3 - Trong khi đó, cán binh cộng sản phải tập kềt thi hành Hiệp Định Genève 1954 rút hết ra miền Bắc. Nhưng, nhiều cán bộ chánh trị, quân sự cao trung cấp như Lê Duẫn (sau này là Tổng Bí Thư đảng CSVN) của cộng sản tìm cách "ém quân" và lén lút sống trà trộn với dân. Sau khi hết hạn rút quân về Bắc, cộng sản tiến hành kế hoạch rèn cán chỉnh quân nhằm thực hiện âm mưu, sách lược trường kỳ mai phục quân đội. Cán bộ chính trị nòng cốt đang có mặt ở miền Nam, chờ thời cơ nổi dậy cướp chánh quyền. Âm mưu sách lược này đã lộ rõ sau 6 năm "trường kỳ mai phục" khi cộng sản Bắc Việt khai sanh cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960 để lừa bịp quốc tế và đồng bào Việt Nam nhẹ dạ theo chúng với quyết tâm giựt sập chế độ dân chủ pháp trị của chính thể VNCH còn non trẻ.
Với cao kiến của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Nội Các của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đưa ra Quốc Sách Ấp Chiến Lược, Khu Trù Mật - Dinh Điền nhằm đoàn ngũ hóa đồng bào để bẽ gãy, chận đứng được âm mưu xâm nhập trà trộn của các cán bộ cộng sản vào thôn xóm của Miền Nam. Vì vậy từ năm 1955 đến năm 1960, toàn cõi VNCH thật thanh bình, êm ả, mọi người được no cơm ấm áo và an ninh trên toàn lãnh thổ rất tốt đẹp.
Thời điểm này, giá sinh hoạt và đời sống của người dân cũng như công chức quân nhân rất thoải mái so với đồng lương lãnh hàng tháng. Cá nhân tôi, lúc bấy giờ, niên học 1954 - 1955, lương giáo chức công nhựt (không tốt nghiệp sư phạm) được hơn 2 ngàn chưa kể cả phụ cấp sư phạm 300/tháng. Nếu tôi không tiêu xài mua được hơn 2 cây vàng, ăn cơm tháng 50 đồng/tháng tại xã tôi dạy học. Đến năm 1963, chưa đảo chánh, tôi đóng tiền cơm, ngày 3 bữa cho CLB Trung Đoàn 33 BB $150/tháng, trong khi lương Chuẩn Úy được 3 ngàn tám... Đây là thời gian dân giàu nước mạnh của chế độ Đệ Nhất VNCH.
Cũng chính từ năm 1960 - 1962, chính quyền Mỹ muốn đổ quân vào Miền Nam Việt Nam mà chính cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như Nội Các của ông không đồng ý, không chấp nhận.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố chỉ cần Hoa Kỳ giúp trong vai trò cố vấn, huấn luyện quân sự, viện trợ dồi dào của Mỹ để cho VNCH có thêm sức mạnh đối đầu và chiến thắng CSBV. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thường hé lộ, nói rằng để cho quân lính Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền đất tự do Nam VN thì chủ quyền của người dân Việt kể như đã bị Mỹ tước đoạt, chẳng khác nào thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Đó là lý cớ, CSBV tuyên truyền xuyên tạc, dụ dỗ được một số nhà trí thức và dân chúng VN theo chúng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ tháng 12 năm 1960.
Sự từ chối thẳng thừng đó làm cho chính quyền Mỹ lúc bấy giờ mất mặt, dẫn đến nhiều cuộc chống đối dữ dội ở miền Trung do Mỹ xúi dục, vì có sự sai lầm thi hành nhiệm vụ của thuộc cấp ở Thành phố Huế dù chính phủ trung ương đã biết sửa sai.
Nhưng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bất lực, không ngăn cản được số mệnh của nước nhược tiểu đối với ý muốn, chính sách, quyền lợi của đại siêu cường quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do Mỹ "thay ngựa giữa dòng" để Mỹ tự do đưa quân ồ ạt vào Miền Nam Việt Nam từ sau sự kết thúc cuộc đời của "Ngô Tổng Thống muôn năm".
Không ai ngờ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết chết một cách man rợ dành cho nguyên thủ quốc gia VNCH, một nhà lãnh đạo đồng minh quan trọng với Mỹ. Dù Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có công xây dựng nền móng chế độ triệt để chống cộng, Chính Thể Cộng Hoà dân chủ pháp trị đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một lãnh tụ tài ba lỗi lạc ngăn chặn hữu hiệu làn sóng đỏ đang tiến về Miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á, rất đáng khâm phục.
Ôn Cố Tri Tân:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sanh ngày 3.1.1901 tại làng Phước Quả quận Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên. Có tài liệu nói TT Ngô Đình Diệm sanh ở xã Đại Phong, quận Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình - nơi mà cha, ông của TT Diệm sanh trưởng - còn ông mới là con dân Xứ Huế, sáng lập nền Cộng Hòa, qua cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955, truất phế Vua Bảo Đại, chấm dứt chế độ quân chủ đã ngự trị trên đất nước Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là cha đẻ Chính Thể Đệ I VNCH có công vĩ đại là đưa được gần 1 triệu người từ Bắc di cư vào Nam sau Hiệp Định Genève 20.7.1954, Ngài chấp chánh trên cương vị Tổng Thống từ ngày 26.10.1956 và cũng là ngày có bản Hiến Pháp đầu tiên của nền Cộng Hòa - dân chủ pháp trị, nên ngày này được chọn làm ngày Quốc Khánh 26.10 cho đến hết ngày 1.11.1963. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng với ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu (bào đệ của Tổng Thống) bị sát hại dã man sáng sớm ngày 2.11.1963, chấm dứt nền Đệ I Cộng Hòa trong đau buồn và tủi nhục.
Lịch sử Việt Nam sang trang từ đó...và cuối cùng đưa Việt Nam Cộng Hòa đến ngày hoàn toàn sụp đổ 30.4.1975.
Nhà báo Trần Văn Ngà (HNPD)
- Sacramento 6.11.2017 (tel:916.519.8961)Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
TẠI NHÀ THỜ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - SACRAMENTO
TẠI NHÀ THỜ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - SACRAMENTO -
THỨ BẢY 04.11.2017
Trong Thư Mời của Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niêm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Quân - Dân - Cán - Chính Việt Cộng Hòa ngày thứ bảy 4.11.2017 tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Sacramento, có đoạn như sau:
"Đây là dịp để chúng ta cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng niệm công đức chí sĩ Ngô Đình Diệm - Người thành lập chính thể Việt Nam Cộng Hòa: tự do - dân chủ - pháp trị. Người suốt đời vì dân vì nước, bị thảm sát (2.11.1963) vì bất khuất trước thế lực ngoại bang, vì quyết tâm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết.
Ngày nay chính nghĩa và danh dự Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa ngày một sáng tỏ. Nhờ thời gian và sự thật sẽ giúp mọi người cảm nhận được tinh thần và gương sáng mà cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại".
Nhiều quân dân cán chính thuộc thế hệ thập niên 50 - 60 đều biết rõ thành quả sau 8 năm chấp chánh, lèo lái con thuyền quốc gia của Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, người có công thiết đặt nền mống Đệ Nhất Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963.
Việc làm có ý nghĩa to lớn của TT Ngô Đình Diệm năm 1954 - 1955: đưa được gần 1 triệu người dân miền Bắc di cư vào miền Nam tự do có nơi ăn chốn ở đàng hoàng và có tương lai tươi sáng.
Khi còn là Thủ Tướng Chính phủ do Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã có sách lược "bài phong đả thực", lấy lại chủ quyền quốc gia từ tay thực dân Pháp. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã dẹp tan hoặc nhận sự quy hàng của tất cả lực lựng vũ trang như là các sứ quân: lực lượng Bình Xuyên ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, các giáo phái vũ trang đóng quân ở vùng Núi Bà Đen - Tây Ninh, Cái Vồn - Cần Thơ (Vĩnh Long), Chợ Mới - Long Xuyên, Thốt Nốt - Long Xuyên, Cái Dầu - Châu Đốc...
Với Quốc Sách Ấp Chiến Lược, cộng sản nằm vùng không thể tự do đi lại, ẩn náu ở nông thôn như sau ngày đảo chánh 1.11.1963, cộng quân dùng địa bàn nông thôn bao vây thành thị...
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng thái bình, an ninh diện địa gần như tuyệt đối, dân chúng an cư lạc nghiệp. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nêu cao tinh thần quốc gia và chủ quyền dân tộc, ông không muốn quân Mỹ đổ vào miền Nam như sau ngày Tổng Thống bị giết (02.11.1963), quân Mỹ lên trên nửa triệu ở các năm cao điểm.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, đánh dấu ngày cáo chung của chính thể Đệ Nhất VNCH vì cuộc đảo chánh đẫm máu giết chết 2 anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu do 1 số tướng lãnh chủ mưu với nhiều thế lực từ trong nước và Hoa Kỳ hỗ trợ chỉ đạo.
Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm thứ bảy 4.11. 2017 với cựu Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc - Trưởng Ban Tổ Chức cùng sự giúp sức của các chiến hữu Cao Minh Hoàng - Lê Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Anh...Buổi Lễ Tưởng Niêm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm nay vô cùng long trọng với 2 phần:
Tham dự Thánh Lễ chật kín Thánh Đường với sự Chủ Lễ của Linh Mục Chánh Xứ Jim Ngô Hoàng Khôi và Phó Tế Thầy Sáu Nguyễn Bình An.
Phần 2, Sau khi chấm dứt Thánh Lễ cầu nguyện cho Linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và các Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng. Ban Tổ chức mời tất cả người tham dự Thánh Lễ vào hội trường Giáo Xứ tham dự Lễ Tưởng Niệm với đầy đủ nghi thức Tưởng Niệm và lễ niệm hương trước di ảnh của cổ Tổng Thống Ngô Dinh Diệm. (H: Ban Tổ Chức & Ban Thánh Ca nhà thờ đồng ca bài Việt Nam - Việt Nam)
Trong Thánh Đường và tại Hội Trường Giáo Xứ, ngoài những kytô hữu, còn quy tụ nhiều hội đòan và đặc biệt có đông đủ các hội thuộc Liên Hội Cựu Quân Nhân Sacramento: Hải Lục Không Quân và các binh chủng: Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Thủ Đức, Võ Bị Đà Lạt, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Địa Phương Quân ... và có cựu Dân Biều Huỳnh Văn Có (đơn vị Vĩnh Long) cùng tham dự.
Trong nghi thức Tưởng Niệm, chiến hữu Nguyễn Ngọc Anh - Thư Ký của Ban Tổ Chức đã trình bày rõ ràng công đức của vị Tổng Thống anh minh khai sáng nền Đệ nhất Cộng Hòa mà người viềt đã trình bày ở phần trên. Đặc biệt chiến Hữu Nguyễn Ngọc Anh nhắc lời nói của Cố Tống Thống Ngô Đình Diệm như là lời tiên tri vô cùng chính xác, đại ý: Trong khi tôi làm việc, có điều làm đúng và cũng đôi khi tôi làm còn sai sót. Nhưng, sau khi tôi bị giết chết, cộng sản sẽ chiếm miền Nam. Lời tiên tri của vị lãnh tụ anh minh Ngô Đình Diệm thật đúng không sai.
Tiếp theo chương trình, một hậu duệ của QLVNCH - cháu Huỳnh Mai Phong đã trình bày khúc triết suy nghĩ của thế hệ trẻ sau này, lớn lên ở Hoa Kỳ, càng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của một vị Tống Thống đầu tiên của chính thể VNCH càng hiểu rõ công đức và sự anh minh của một vị lãnh đạo quốc gia vô cùng vĩ đại. Chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hòa với một chế độ dân chủ pháp trị cho toàn dân. Cháu Huỳnh Mai Phong vô cùng ngưỡng mộ và kính phục Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
(Hình Ô. Cố Vấn Ngô Đình Nhu). Huỳnh Mai Phong nói lời kết, lý do thế hệ trẻ phải luôn kính trọng và noi gương cao cả của Ngô Tổng Thống vì Người luôn "Kính Chúa và Thương Người".
Cháu Phong nhớ lại: Ngày 1.11.1963, chính Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ (người viêt có quen biết Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ - Tổng Cục CTCT và Đại Tá Duệ qua đời cách đây chừng 6 năm tại San Diego), Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ xin Tổng Thống cho phép ông đưa quân đến Bộ TTM vây bắt các tướng lãnh đảo chánh. Tổng Thống biết chắc sẽ có đụng độ đẫm máu với quân ủng hộ đảo chánh và TT nói, đại ý: Tôi là Tổng Tư Lệnh Quân Đội, không thể ra lệnh quân ta đánh giết quân ta. Khi ra khỏi Dinh Tổng Thống (Dinh Gia Long), TT và bào đệ Ngô Đình Nhu, không màng tìm cách trốn thoát hay đưa quân trung thành với TT phản công lại quân đảo chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bình tâm vào nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn xin Lễ , và sau đó Ngài gọi điện thoại về Bộ TTM xin đầu hàng, chỉ rõ chỗ Ngài đứng đợi. Tấn thảm kịch xảy ra cho một vị lãnh đạo quốc gia bị giết chết vô cùng man rợ trong một thiết vận xa M113 do các tướng đảo chánh đưa đến đón.
Kế tiếp, lần lượt, các quân cán chính, đại diện các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương lên trước bàn thờ uy nghi có nhang đèn và di ảnh của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thành kính niệm hương.
Kết thúc nghi thức Lễ Tưởng Niệm, Ban Tổ Chức mời qúy vị tham dự dùng bữa ăn trưa rất thịnh soạn và thưởng thức văn nghệ.
NHẬN ĐỊNH CÙA TRẦN VĂN NGÀ:
Chính thể Cộng Hòa - dân chủ pháp trị đầu tiên trong lịch dân tộc.
Ngược dòng thời gian, một tấm huy chương có mặt trước và mặt sau, nói cách khác có 2 mặt: mặt phải và mặt trái. Tương tự như những nhân vật chánh trị thực hiện những công việc có tính quốc kế dân sinh, tầm vóc quốc gia, chắc chắn thành công mặt này, mặt khác không tránh khỏi những sai phạm nhỏ hay lớn. Và có thể va chạm đến quyền lợi cá nhân hay tập thể của tổ chức khác...đó là lẽ đương nhiên của con người, vì nhân vô thập toàn.
Nhưng, đa số thức giả thường suy ngẫm, tổng hợp và phân tích những việc làm của các nhân vật chính trị có tính lịch sử như hai vị Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Chúng ta phải thận trọng vì hai vị Tống Thống này là hai nhà kiến trúc xây dựng nền móng chế độ, chính thể Đệ I và Đệ II Cộng Hòa - dân chủ pháp trị, nhằm đương đầu trực diện với chủ thuyết độc tài đảng trị của chế độ cộng sản Bắc Việt, đang trị vì một nửa nước Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 ra Bắc, đến Ải Nam Quan.
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã mang đến cho toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau những năm tháng an bình thịnh trị, độc lập tự do, dân chủ pháp trị.
Lúc bấy giờ, Thủ Đô Sài Gòn được quốc tế ví von là "Hòn Ngọc Viễn Đông" với đầy đủ văn minh, tiện nghi và năng động trong mọi sinh hoạt ngang hàng với cácThủ Đô của các nước tiên tiến văn minh khác trên thế giới. Về phát triển kinh tế "dân giàu nước mạnh", Việt Nam Cộng Hòa vượt trội hơn nước Đại Hàn, Singapore, Thai Lan và tất cả các nước Đông Nam Á khác mà sau này có nhiều nước vươn lên, được phong tặng là con Rồng của Châu Á hay Đông Nam Á. Trong lúc nước Việt Nam cộng sản ngày nay đứng tụt hậu sau các nước này, thua sút đến hàng chục lần. Sự tệ hại thấp kém của nước VNCS về mọi mặt: xã hội băng hoại, tự do dân chủ, nhân quyền dân sinh bị chà đạp, hạn chế, thu nhập lợi tức đầu người kém xa các nước trong vùng. Văn minh, giáo dục, y tế, kỹ cương đạo đức...tất cả đều thua kém xa các nước từng phải học hỏi noi gương phát triển của nước Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nền Đệ Nhất Cộng Hoà (từ năm 1956 đến năm 1963 - Hai năm 1954 và 1955, ông Ngô Đình Diệm còn là Thủ Tướng Chính Phủ, chưa phải là Tổng Thống).
Với công việc làm đội đá vá trời của Nội Các Ngô Đình Diệm - phương châm xây dựng thể chể mới từ chế độ Quân chủ phong kiến sang chế độ Cộng Hoà theo mô thức chính trị: dân chủ, tự do, pháp trị như các nước Tây Phương.
Cùng một lúc, Nội Các Ngô Đình Diệm, từ ngày 7.7.1954, ngày ông Ngô Đình Diệm, được sự bổ nhậm của Quốc Trưởng Bảo Đại, ký Sắc Lệnh từ nước ngoài - Pháp Quốc, nhận lãnh chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ trong khi Quốc Gia Việt Nam (tự do - dân chủ) như con thuyền lênh đênh sắp đắm vì Hiệp Định Genève 20.7.1954 sẽ được ký kết chia đôi đất nước.
Với nhiều công việc quốc gia đại sự, Quốc Trưởng Bảo Đại đổ ập lên vai Thủ Tướng Ngô Đình Diệm để giải quyết, thi hành vãn hồi hòa bình trên cả nước và có thể nói toàn cõi ba nước Đông Dương theo tinh thần của Hiệp Định Genève do quốc tế ký kết, đặt để, dù chính phủ Quốc Gia Việt Nam không thừa nhận.
Vì vậy, mới có ngày Song Thất 7.7 (1954), đánh dấu ngày ông Ngô Đình Diệm về Thủ Đô Sài Gòn chấp chánh và thành lập Nội Các mới.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, Thủ Tướng Ngô Đình muốn giải quyết dứt điểm các khó khăn trước mắt để mở sinh lộ cho Quốc Gia Việt Nam tiến kịp theo trào lưu mới và thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Genève (20.7.1954). Trước tiên là phải vượt thoát khỏi ba nanh vuốt đã có từ lâu chận đứng đà tiến của một quốc gia Việt Nam non trẻ vừa thoát ra sự đô hộ của thực dân Pháp. Nội Các của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quy tụ những thành phần trí thức của nhiều khuynh hướng tôn giáo, đảng phái chính trị và cùng lúc mở ba mặt trận tấn công vào sào huyệt, gọi là: bài phong, đả thực và diệt cộng, tất cả đều thành công ngoạn mục đưa đất nước VNCH từ năm 1955 đến năm 1962 luôn thanh bình êm ả, người dân no ấm, Quân đội hùng mạnh.
1 - Công lao lớn nhứt của Thủ Tướng (Tổng Thống) Ngô Đình Diệm, bằng mọi cách, ngoại giao với Mỹ và các nước dân chủ tự do khác, giúp phương tiện đưa gần một triệu người dân sống lầm than cơ cực dưới chế độ cộng sản, đã bỏ hết tài sản ở miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. Trong khi đó, Chính Phủ và Quân Đội Pháp có trách nhiệm thi hành Hiệp Đình Genève lo phương tiện chuyển chở dân chúng miền Bắc vào Nam, chỉ thực hiện được trong một thời gian hạn định và ước tính chỉ có gần 100 ngàn người di cư mà thôi. Và con số người di cư được tăng tốc thay đổi lên gần 1 triệu người ở miền Bắc quyết lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy chế độ cộng sản vô thần để được vào miền Nam tự do. Đó là công lao vĩ đại của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải vận xin thêm sự giúp đỏ của Hoa Kỳ, mà chúng ta kẻ hậu sinh phải cúi đầu khâm phục.
2 - Sự độc đáo của Nội Các Ngô Đình Diệm là dứt bỏ không thương tiếc một chế độ tha hóa, phong kiến lạc hậu, Quân Chủ với một vị Vua - Quốc Trưởng Bảo Đại "trị vị thiên hạ" Việt Nam mà Vua luôn "đóng đô" ở Pháp, có cuộc sống phè phởn ăn chơi, la cà các sòng bài, các hộp đêm, vui thú xác thịt...Trong lúc nước nhà đang hồi nghiêng ngửa, con thuyền quốc gia sắp đắm chìm vì âm mưu của thực dân Pháp vẫn còn cố bám víu, vớt vát quyền lợi ở Miền Nam Việt Nam. Mặc dù, Pháp được gọi là đã trao quyền lãnh đạo đất nước cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam từ trước khi có Hiệp Định Genève 1954. Hơn nữa, các sứ quân như Bình Xuyên tại Thủ Đô Sài Gòn, các giáo phái có võ trang ở Tây Ninh, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc..., con đẻ của thực dân Pháp đang tồn tại tại Miền Nam Việt Nam cần phải thanh toán, giải quyết tốt đẹp.
3 - Trong khi đó, cán binh cộng sản phải tập kềt thi hành Hiệp Định Genève 1954 rút hết ra miền Bắc. Nhưng, nhiều cán bộ chánh trị, quân sự cao trung cấp như Lê Duẫn (sau này là Tổng Bí Thư đảng CSVN) của cộng sản tìm cách "ém quân" và lén lút sống trà trộn với dân. Sau khi hết hạn rút quân về Bắc, cộng sản tiến hành kế hoạch rèn cán chỉnh quân nhằm thực hiện âm mưu, sách lược trường kỳ mai phục quân đội. Cán bộ chính trị nòng cốt đang có mặt ở miền Nam, chờ thời cơ nổi dậy cướp chánh quyền. Âm mưu sách lược này đã lộ rõ sau 6 năm "trường kỳ mai phục" khi cộng sản Bắc Việt khai sanh cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960 để lừa bịp quốc tế và đồng bào Việt Nam nhẹ dạ theo chúng với quyết tâm giựt sập chế độ dân chủ pháp trị của chính thể VNCH còn non trẻ.
Với cao kiến của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Nội Các của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đưa ra Quốc Sách Ấp Chiến Lược, Khu Trù Mật - Dinh Điền nhằm đoàn ngũ hóa đồng bào để bẽ gãy, chận đứng được âm mưu xâm nhập trà trộn của các cán bộ cộng sản vào thôn xóm của Miền Nam. Vì vậy từ năm 1955 đến năm 1960, toàn cõi VNCH thật thanh bình, êm ả, mọi người được no cơm ấm áo và an ninh trên toàn lãnh thổ rất tốt đẹp.
Thời điểm này, giá sinh hoạt và đời sống của người dân cũng như công chức quân nhân rất thoải mái so với đồng lương lãnh hàng tháng. Cá nhân tôi, lúc bấy giờ, niên học 1954 - 1955, lương giáo chức công nhựt (không tốt nghiệp sư phạm) được hơn 2 ngàn chưa kể cả phụ cấp sư phạm 300/tháng. Nếu tôi không tiêu xài mua được hơn 2 cây vàng, ăn cơm tháng 50 đồng/tháng tại xã tôi dạy học. Đến năm 1963, chưa đảo chánh, tôi đóng tiền cơm, ngày 3 bữa cho CLB Trung Đoàn 33 BB $150/tháng, trong khi lương Chuẩn Úy được 3 ngàn tám... Đây là thời gian dân giàu nước mạnh của chế độ Đệ Nhất VNCH.
Cũng chính từ năm 1960 - 1962, chính quyền Mỹ muốn đổ quân vào Miền Nam Việt Nam mà chính cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như Nội Các của ông không đồng ý, không chấp nhận.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố chỉ cần Hoa Kỳ giúp trong vai trò cố vấn, huấn luyện quân sự, viện trợ dồi dào của Mỹ để cho VNCH có thêm sức mạnh đối đầu và chiến thắng CSBV. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thường hé lộ, nói rằng để cho quân lính Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền đất tự do Nam VN thì chủ quyền của người dân Việt kể như đã bị Mỹ tước đoạt, chẳng khác nào thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Đó là lý cớ, CSBV tuyên truyền xuyên tạc, dụ dỗ được một số nhà trí thức và dân chúng VN theo chúng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ tháng 12 năm 1960.
Sự từ chối thẳng thừng đó làm cho chính quyền Mỹ lúc bấy giờ mất mặt, dẫn đến nhiều cuộc chống đối dữ dội ở miền Trung do Mỹ xúi dục, vì có sự sai lầm thi hành nhiệm vụ của thuộc cấp ở Thành phố Huế dù chính phủ trung ương đã biết sửa sai.
Nhưng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bất lực, không ngăn cản được số mệnh của nước nhược tiểu đối với ý muốn, chính sách, quyền lợi của đại siêu cường quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do Mỹ "thay ngựa giữa dòng" để Mỹ tự do đưa quân ồ ạt vào Miền Nam Việt Nam từ sau sự kết thúc cuộc đời của "Ngô Tổng Thống muôn năm".
Không ai ngờ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết chết một cách man rợ dành cho nguyên thủ quốc gia VNCH, một nhà lãnh đạo đồng minh quan trọng với Mỹ. Dù Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có công xây dựng nền móng chế độ triệt để chống cộng, Chính Thể Cộng Hoà dân chủ pháp trị đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một lãnh tụ tài ba lỗi lạc ngăn chặn hữu hiệu làn sóng đỏ đang tiến về Miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á, rất đáng khâm phục.
Ôn Cố Tri Tân:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sanh ngày 3.1.1901 tại làng Phước Quả quận Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên. Có tài liệu nói TT Ngô Đình Diệm sanh ở xã Đại Phong, quận Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình - nơi mà cha, ông của TT Diệm sanh trưởng - còn ông mới là con dân Xứ Huế, sáng lập nền Cộng Hòa, qua cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955, truất phế Vua Bảo Đại, chấm dứt chế độ quân chủ đã ngự trị trên đất nước Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là cha đẻ Chính Thể Đệ I VNCH có công vĩ đại là đưa được gần 1 triệu người từ Bắc di cư vào Nam sau Hiệp Định Genève 20.7.1954, Ngài chấp chánh trên cương vị Tổng Thống từ ngày 26.10.1956 và cũng là ngày có bản Hiến Pháp đầu tiên của nền Cộng Hòa - dân chủ pháp trị, nên ngày này được chọn làm ngày Quốc Khánh 26.10 cho đến hết ngày 1.11.1963. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng với ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu (bào đệ của Tổng Thống) bị sát hại dã man sáng sớm ngày 2.11.1963, chấm dứt nền Đệ I Cộng Hòa trong đau buồn và tủi nhục.
Lịch sử Việt Nam sang trang từ đó...và cuối cùng đưa Việt Nam Cộng Hòa đến ngày hoàn toàn sụp đổ 30.4.1975.
Nhà báo Trần Văn Ngà (HNPD)
- Sacramento 6.11.2017 (tel:916.519.8961)