Cõi Người Ta
TIẾNG ĐÊM - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG ĐÊM - CAO MỴ NHÂN
Nghe bước chân di chuyển rất nhẹ ở sân trước
hiên nhà, tôi quá thính ngủ, nên kéo cái IPhone để cạnh, bấm thử xem
mấy giờ, chao ôi mới có giữa giờ "Sửu"
giờ của Trâu ra đồng, tức 2 giờ đêm thôi trời ạ.
Trâu đâu ở xứ sở này, để những người làm ruộng
ra đồng cày cấy chứ. Và ruộng đâu ở các nước văn minh tiên tiến, để trâu
phải đi cày, vì cả 200 năm nay rồi, máy móc đã thay cho sức người, nhưng
hình ảnh:
"Có người cày thay trâu cày" là sự
thực 100% ở quê hương ta, mà ngày xưa nhạc sĩ Phạm Duy còn tại thế, viết bản nhạc
Quê Nghèo, ông nói:
Những người từ đâu không cần biết, nhưng
ngang Khu Tư thì đều thấy cảnh này. Và tôi nói cho mà biết nhá,
chẳng những đàn ông thay trâu cày đâu, có khi chẳng có đàn ông, vì đi đánh
Tây mà, đàn bà cũng phải làm trâu cày nữa, khổ lắm, khổ lắm. ..
"Khu Tư" khởi đi từ Thanh Hoá, Nghệ
An nơi gọi là quê hương ông Hồ, nghèo lắm, có lẽ vì nghèo quá xá nghèo, nên ồng
Hồ mới quyết theo chủ nghĩa Vô sản, để "có cơm ăn, áo mặc
và được học hành", như cái gọi là cương lĩnh của đảng CSVN, nhưng
rồi cơ hàn, thất học vẫn y cơ hàn, thất học.
Chỉ vì chữ "Sửu" là con trâu,
và cũng bởi 2 giờ sáng, mà tôi lan man, khiến mất ngủ luôn.
Bà bạn từ Saigon di tản qua Hoa Kỳ, rồi
sau này cũng ký thêm trong hồ sơ bảo lãnh gia đình tôi qua Mỹ, dù
là đi theo diện HO, tôi mới có cơ hội ở CaLi, không thì tới Alaska ngay
khi "đổ bộ" sân bay LAX, phái đàn HO8 năm đó nói vậy.
Tôi cứ cám ơn bà rối
rít. "Sponsor" ơi, còn gì cảm kích hơn chứ. Bạn
tôi bảo rằng: không cần ơn với huệ gì hết. Sớm mai "mày cứ dạy 2 giờ, rôi
theo tao ra đường, tao chỉ cho mày cái nơi tao làm đầu tiên ở Mỹ này"
Để tỏ lòng biết ơn, tôi cứ thử theo chỉ dẫn của
bà bảo trợ ấy xem sao.
Thì té ra là một sự thật mà khiến tại sao quý vị
tiên phuông tới Hoa Kỳ, có đôi khi không muốn nói chuyện với mình, ở VN mới
qua.
Tôi xin phép chỉ nói phần tôi thôi. Bà bạn chở
tôi đi khoảng 5 Km, hồi mới sang đây, chưa quen với chữ "mai"
tức dặm gì cả, bà nói như trút tiếng thở dài, ngó bên tay mặt kia, có thấy
cái nhà to như cái kho bên Khánh Hội không, tao phải làm từ 3 đến 12
giờ trưa, rồi về ăn cơm với tụi nhỏ, xong tới chỗ khác làm từ 1 đến 10 giờ đêm.
Về nhà xem tụi nhỏ qua loa rồi đi ngủ.
Và cứ thế, ngủ 3 tiếng đồng hồ thôi. Tôi chỉ
nghe và không dám nói một câu gì, vì câu gì cũng sẽ sơ xuất. Bà bạn kết
luận: mày thấy không, cực như trâu, chứ sướng gì đâu.
Song bây giờ thì sau cơn mưa, trời lại sáng rực
rỡ rồi.
Thành đừng nói ở các nước văn minh tiên tiến không
có ...trâu. Hay là tiếng
"cày" đã xếp trong bảo tàng
ngôn ngữ, những người đi năm ấy, nói cho văn hoa đã từng nhắc rất nhiều lần
tiếng "cày", bởi lẽ đúng là vất vả như ra đồng cày ruộng vào cái giờ
thức làm việc của con trâu.
Nghe thôi mà thương lắm, cảm phục lắm, vì thế
cho nên, tôi ...chả dám than thở với ai, khi năm đó sang đây, đã cấp tốc
vừa đi làm kiểu lao động chân tay một Job thôi, vừa hân hoan đi hội hè
đình đám với anh chị nhà văn Duy Lam.
Rồi còn tham gia đủ thứ hội nọ hội kia, khiến bà
bạn tôi lắc đầu: tại sao mày có vẻ an tâm thế, sang sau mà sướng hơn tụi
tao đi trước nhỉ.
Bấy giờ tôi chỉ có thể nói một câu ...giá trị nhất:
Nếu ông bà bị mắc kẹt lại như chúng tôi, thì cứ
xem đi, nếu có may mắn lắm cộng thời gian cả 2 ông bà đi tù cải tạo cũng
chục năm thôi.
Chục năm? Mày nói thế là thế nào?
Thì có gì đâu, nếu may ra bà có như tôi, còn
"vui gượng kẻo là ...", chứ ông đĩnh từ trên trung bình số
năm tháng "anh em" bạn tù, e cũng suýt soát ca
bài "10 năm ...tù rũ" chẳng chơi đâu.
Ông anh tôi 17 cuốn nhật ký x 365
ngày đó thôi, ông ấy là Liên đoàn trưởng BĐQ. Đại tá Cao Văn Ủy. Ổng cũng
là người dẫn đầu cuộc rồng rắn từ Phú Bổn về Tuy Hoà trước 30-4-1975.
Bà bạn tôi ngập ngừng ... Khổ quá nhỉ, như vậy
thì gia đình tôi, là bà ấy, có khổ về phần thân xác, nhưng đỡ tinh thần hả?
Nói tới tinh thần thì bà phải đi tìm quý vị thân
quen, cùng đơn vị, bị kẹt như tụi này mà đàm đạo, chứ phần tôi chẳng thấm
gì với quý vị đó đâu.
Cái khổ tinh thần nó miên man, đa dạng lắm.
Có người khổ ngay trong trại như bị sỉ nhục, áp bức, bịnh hoạn, chết
chóc, lo lắng ...có người ra ngoài rồi mới khổ như gia đình tan nát, hăm dọa,
tước đoạt ...
Nói chung cũng vì cái đổi đời khốn nạn ấy. Cho
nên chúng tôi bây giờ, mà tôi nghĩ cả quý ông bà hồi khởi đầu cuộc di tản
30-4-1975, cũng khổ vậy chứ, cũng có những bất như ý mất mát, tan cửa nát
nhà chẳng hạn.
Chúng ta nên cám ơn Thượng Đế, là những chi
còn sót lại, cho bất cứ hoàn cảnh nào, cũng là quý hoá rồi. Tôi liên
tưởng tới đây, thì hình như đôi mí mắt trên đã bị kéo sụp xuống, có nghĩa là tôi
đã ngủ gật từ nãy.
Bản nhạc đêm với nhiều trường khúc, trường
canh, bắt đầu bị âm thanh của ngày tưng bừng đến, xuyên phá nỗi ưu tư
của những ai bị mất ngủ kinh niên hay cấp tính như tôi, lại càng thấm thia
câu: "thức lâu mới biết đêm dài".
Trước khi trở lại giấc ngủ .. . muộn, tôi còn
nghe thêm tiếng nhai rào rạo
của người khách nào đó, chắc đang tản bộ,
ngoài sân ...
Tôi bèn đi thật nhẹ nhàng, tới cái view trong bếp,
hé chút màn cửa, nhìn ra sân, không có bóng người nào ngoài đó cả. Bỗng một
tiếng "bịch", chú sóc từ trong lòng rỗng của thân cây nửa
cau, nửa dừa, nhẩy phóc sang mái garage và lẩn mau vô mái nhà,
mà thủa đầu tới đây, tôi cứ tưởng có tiếng chân người ma, hay kẻ trộm di
chuyển trên đó.
Tiếng đêm bình thường là bản trường ca của muôn
một côn trùng, với giọng solo chính ...là tiếng thở dài của bất
cứ ai mất ngủ, cùng sự phụ hoạ của bộ tam bộ tứ ngáy o o nếu
có, thì rất "harmonious" là ...du dương, phải không ạ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
TIẾNG ĐÊM - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG ĐÊM - CAO MỴ NHÂN
Nghe bước chân di chuyển rất nhẹ ở sân trước
hiên nhà, tôi quá thính ngủ, nên kéo cái IPhone để cạnh, bấm thử xem
mấy giờ, chao ôi mới có giữa giờ "Sửu"
giờ của Trâu ra đồng, tức 2 giờ đêm thôi trời ạ.
Trâu đâu ở xứ sở này, để những người làm ruộng
ra đồng cày cấy chứ. Và ruộng đâu ở các nước văn minh tiên tiến, để trâu
phải đi cày, vì cả 200 năm nay rồi, máy móc đã thay cho sức người, nhưng
hình ảnh:
"Có người cày thay trâu cày" là sự
thực 100% ở quê hương ta, mà ngày xưa nhạc sĩ Phạm Duy còn tại thế, viết bản nhạc
Quê Nghèo, ông nói:
Những người từ đâu không cần biết, nhưng
ngang Khu Tư thì đều thấy cảnh này. Và tôi nói cho mà biết nhá,
chẳng những đàn ông thay trâu cày đâu, có khi chẳng có đàn ông, vì đi đánh
Tây mà, đàn bà cũng phải làm trâu cày nữa, khổ lắm, khổ lắm. ..
"Khu Tư" khởi đi từ Thanh Hoá, Nghệ
An nơi gọi là quê hương ông Hồ, nghèo lắm, có lẽ vì nghèo quá xá nghèo, nên ồng
Hồ mới quyết theo chủ nghĩa Vô sản, để "có cơm ăn, áo mặc
và được học hành", như cái gọi là cương lĩnh của đảng CSVN, nhưng
rồi cơ hàn, thất học vẫn y cơ hàn, thất học.
Chỉ vì chữ "Sửu" là con trâu,
và cũng bởi 2 giờ sáng, mà tôi lan man, khiến mất ngủ luôn.
Bà bạn từ Saigon di tản qua Hoa Kỳ, rồi
sau này cũng ký thêm trong hồ sơ bảo lãnh gia đình tôi qua Mỹ, dù
là đi theo diện HO, tôi mới có cơ hội ở CaLi, không thì tới Alaska ngay
khi "đổ bộ" sân bay LAX, phái đàn HO8 năm đó nói vậy.
Tôi cứ cám ơn bà rối
rít. "Sponsor" ơi, còn gì cảm kích hơn chứ. Bạn
tôi bảo rằng: không cần ơn với huệ gì hết. Sớm mai "mày cứ dạy 2 giờ, rôi
theo tao ra đường, tao chỉ cho mày cái nơi tao làm đầu tiên ở Mỹ này"
Để tỏ lòng biết ơn, tôi cứ thử theo chỉ dẫn của
bà bảo trợ ấy xem sao.
Thì té ra là một sự thật mà khiến tại sao quý vị
tiên phuông tới Hoa Kỳ, có đôi khi không muốn nói chuyện với mình, ở VN mới
qua.
Tôi xin phép chỉ nói phần tôi thôi. Bà bạn chở
tôi đi khoảng 5 Km, hồi mới sang đây, chưa quen với chữ "mai"
tức dặm gì cả, bà nói như trút tiếng thở dài, ngó bên tay mặt kia, có thấy
cái nhà to như cái kho bên Khánh Hội không, tao phải làm từ 3 đến 12
giờ trưa, rồi về ăn cơm với tụi nhỏ, xong tới chỗ khác làm từ 1 đến 10 giờ đêm.
Về nhà xem tụi nhỏ qua loa rồi đi ngủ.
Và cứ thế, ngủ 3 tiếng đồng hồ thôi. Tôi chỉ
nghe và không dám nói một câu gì, vì câu gì cũng sẽ sơ xuất. Bà bạn kết
luận: mày thấy không, cực như trâu, chứ sướng gì đâu.
Song bây giờ thì sau cơn mưa, trời lại sáng rực
rỡ rồi.
Thành đừng nói ở các nước văn minh tiên tiến không
có ...trâu. Hay là tiếng
"cày" đã xếp trong bảo tàng
ngôn ngữ, những người đi năm ấy, nói cho văn hoa đã từng nhắc rất nhiều lần
tiếng "cày", bởi lẽ đúng là vất vả như ra đồng cày ruộng vào cái giờ
thức làm việc của con trâu.
Nghe thôi mà thương lắm, cảm phục lắm, vì thế
cho nên, tôi ...chả dám than thở với ai, khi năm đó sang đây, đã cấp tốc
vừa đi làm kiểu lao động chân tay một Job thôi, vừa hân hoan đi hội hè
đình đám với anh chị nhà văn Duy Lam.
Rồi còn tham gia đủ thứ hội nọ hội kia, khiến bà
bạn tôi lắc đầu: tại sao mày có vẻ an tâm thế, sang sau mà sướng hơn tụi
tao đi trước nhỉ.
Bấy giờ tôi chỉ có thể nói một câu ...giá trị nhất:
Nếu ông bà bị mắc kẹt lại như chúng tôi, thì cứ
xem đi, nếu có may mắn lắm cộng thời gian cả 2 ông bà đi tù cải tạo cũng
chục năm thôi.
Chục năm? Mày nói thế là thế nào?
Thì có gì đâu, nếu may ra bà có như tôi, còn
"vui gượng kẻo là ...", chứ ông đĩnh từ trên trung bình số
năm tháng "anh em" bạn tù, e cũng suýt soát ca
bài "10 năm ...tù rũ" chẳng chơi đâu.
Ông anh tôi 17 cuốn nhật ký x 365
ngày đó thôi, ông ấy là Liên đoàn trưởng BĐQ. Đại tá Cao Văn Ủy. Ổng cũng
là người dẫn đầu cuộc rồng rắn từ Phú Bổn về Tuy Hoà trước 30-4-1975.
Bà bạn tôi ngập ngừng ... Khổ quá nhỉ, như vậy
thì gia đình tôi, là bà ấy, có khổ về phần thân xác, nhưng đỡ tinh thần hả?
Nói tới tinh thần thì bà phải đi tìm quý vị thân
quen, cùng đơn vị, bị kẹt như tụi này mà đàm đạo, chứ phần tôi chẳng thấm
gì với quý vị đó đâu.
Cái khổ tinh thần nó miên man, đa dạng lắm.
Có người khổ ngay trong trại như bị sỉ nhục, áp bức, bịnh hoạn, chết
chóc, lo lắng ...có người ra ngoài rồi mới khổ như gia đình tan nát, hăm dọa,
tước đoạt ...
Nói chung cũng vì cái đổi đời khốn nạn ấy. Cho
nên chúng tôi bây giờ, mà tôi nghĩ cả quý ông bà hồi khởi đầu cuộc di tản
30-4-1975, cũng khổ vậy chứ, cũng có những bất như ý mất mát, tan cửa nát
nhà chẳng hạn.
Chúng ta nên cám ơn Thượng Đế, là những chi
còn sót lại, cho bất cứ hoàn cảnh nào, cũng là quý hoá rồi. Tôi liên
tưởng tới đây, thì hình như đôi mí mắt trên đã bị kéo sụp xuống, có nghĩa là tôi
đã ngủ gật từ nãy.
Bản nhạc đêm với nhiều trường khúc, trường
canh, bắt đầu bị âm thanh của ngày tưng bừng đến, xuyên phá nỗi ưu tư
của những ai bị mất ngủ kinh niên hay cấp tính như tôi, lại càng thấm thia
câu: "thức lâu mới biết đêm dài".
Trước khi trở lại giấc ngủ .. . muộn, tôi còn
nghe thêm tiếng nhai rào rạo
của người khách nào đó, chắc đang tản bộ,
ngoài sân ...
Tôi bèn đi thật nhẹ nhàng, tới cái view trong bếp,
hé chút màn cửa, nhìn ra sân, không có bóng người nào ngoài đó cả. Bỗng một
tiếng "bịch", chú sóc từ trong lòng rỗng của thân cây nửa
cau, nửa dừa, nhẩy phóc sang mái garage và lẩn mau vô mái nhà,
mà thủa đầu tới đây, tôi cứ tưởng có tiếng chân người ma, hay kẻ trộm di
chuyển trên đó.
Tiếng đêm bình thường là bản trường ca của muôn
một côn trùng, với giọng solo chính ...là tiếng thở dài của bất
cứ ai mất ngủ, cùng sự phụ hoạ của bộ tam bộ tứ ngáy o o nếu
có, thì rất "harmonious" là ...du dương, phải không ạ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)