Cõi Người Ta
TIẾNG "MÌNH" - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG "MÌNH" -
CAO MỴ NHÂN
Cái tiếng " mình " thông dụng " thủa
tiền bán thế kỷ 20 vừa qua , bẵng đi một thời gian không dùng , vì
đất nước ...chiến tranh , và vì nghe tiếng " mình.
" hơi quê quê. .. Nên tạm quên " mình " tới
50% .
Những ngày chúng tôi đi tĩnh tâm ở biệt thự Thánh Tâm Đalat cách
đây đã nửa thế kỷ , cha Gerard Gagnon gốc
Canada , tới Hanoi khi cha mới 19 tuổi , tức là đã nhiều chục năm
trước .
Sau cha ở lại VN , được ơn trên kêu gọi , người sinh viên Gia
Nã Đại ấy trở thành Linh mục , lập nhà nguyện và biệt
thự để đoàn thể hay cá nhân , có thể ghi tên đi ...tĩnh tâm ,
Theo lịch mỗi mùa Giáng sinh , Phục sinh ở biệt thự
nêu trên.
Cha Gerard Gagnon kể rằng : những ngày ông ở ngoài Bắc
, tất nhiên là trước năm 1954 rồi , có lần ông đi
ngang một cánh đồng , ông thấy một phụ nữ đồng quê đứng trên
bờ ruộng , mặt quay ra phía ruộng , nơi thửa ruộng chỉ có một người đàn
ông đang đẩy cày theo con trâu đi trước .
Người phụ nữ đó , cứ kêu ơi ới : - " mình ơi ,
mình ơi. "
Cha Gerard Gagnon hết sức ngạc nhiên , vì sao bà ấy lại gọi chính
cái " mình " bà ấy là sao ?
Cha hỏi chuyện vợ chồng người nông phu , mới biết là dân tộc VN rất tình
ý , xem vợ chồng như chính bản thân mình vậy .
Sau đó Linh mục Gerard Gagnon nghiên cứu văn chương , văn học , văn hoá
VN , ông viết ra cuốn sách Hồn Việt , bằng tiếng Việt ,
với tên Việt là Nguyễn Văn Nhân .
Những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước , mỗi năm chúng tôi
từ Caritas Saigon lên tĩnh tâm tại Biệt Thự Thánh Tâm
Dalat , để nghe cha giảng biết bao điều bổ ích và gần gụi với văn
hoá VN .
Cha Gerard Gagnon nói rằng , ông chọn cái tên Nhân , vì dân tộc VN
trọng Nhân từ , Nhân ái , Nhân đức , Nhân nghĩa vv..., lót chữ Văn
vì thông thường tên con trai lót Văn , tên con gái lót chữ Thị. Và
lấy họ Nguyễn , vì họ lớn nhứt , đông nhứt , Nguyễn Văn Nhân
, thật bình dị .
Ngoài việc chồng vợ thương yêu nhau , xem phu thê như chính thân
mình vậy . Thì còn một sự kiện nữa , người dân VN thương tha nhân , hay
thương người dưng như chính mình vậy nữa : thương người như thể thương
thân ...
Thật khó nghe được người VN thốt trong hoàn cảnh bình thường , là
: " tôi ghét anh " , như kiểu bên Mỹ này ,
nói thẳng băng : viết trên những áo thung của các sinh viên
: " tôi ghét trường X . "
Người Mỹ ghét nhưng không thù , đó chỉ là cách nói ganh đua cho có khí
thế trường này trường nọ mà thôi .
Chồng vợ kêu nhau bằng " mình " thì hơi chững chạc
rồi , khuynh hướng mới , xài chữ anh em cho trẻ trung.
Đôi khi cảm thấy ngại ngùng , quý vị còn kêu nhau bằng " ông ,
bà , ba nó , mẹ nó ...". Cũng có vài ông bà bạn quen của tôi ,
lại tăng tốc thưa " này cụ ôi " mới là
thấm thía .
Suy đi nghĩ lại , chữ " Mình " Hình như tương đối
nhất . Tình huống kêu qua , gọi lại , thấy ...được quá
chứ . Đôi khi còn ...tưởng đùa , nên cũng vui vẻ .
Cách đây 13 năm , một nhóm quân nhân các cấp thuộc Quân đoàn. IV / QK 4
tổ chức một buổi vinh danh những phụ nữ VN CH khổ trong
chiến tranh .
Tất nhiên là có phần giới thiệu một vài nữ tù cải tạo , trong
đó có tôi được mời tham dự .
Chuyến bay từ Los Angeles qua Houston Texas , ngoài mấy
người nữ cựu tù chúng tôi , ban tổ chức mời một số ca
sĩ thân quen vói lính tráng , như Ngọc Minh , Phương Hồng Quế ,
Mai Lệ Huyền , Tuấn Châu ( để thay vai Hùng Cường xưa )
, đặc biệt hơn là có đôi song ca phu phụ Nhật Trường , Mỹ Lan
.
Ca sĩ Mỹ Lan thật đảm đang , tháo vát , đẩy một xe mấy thùng đĩa
nhạc tới dạ hội , để giới thiệu với khách mộ điệu , Cô
đặt mấy thùng nơi chiếc bàn kê trước cửa hội trường lớn , và tươi
cười chào bán những tiểu phẩm ấy ,
Ca nhạc sĩ Nhật Trương Trần Thiện Thanh thì chỉ cần hiện diện
, và ký tên trên những đĩa nhạc , ông được vợ Mỹ Lan ... miễn cho phần
đẩy xe , bưng thùng , bán nhạc , còn được nghe những tiếng " Mình ơi
" mỗi lần ca sĩ Mỹ Lan muốn nhạc sĩ lừng danh hỗ
trợ cho cô làm chuyện gì . Tôi thấy hay hay , nên cứ ...cảm phục Mỹ Lan
tìm được danh xưng thưa gởi với phu quân Nhật Trường thật êm ấm ,
vui tươi , mà vô cùng đằm thắm , nết na : " Mình
".
Tiếng " mình " quả là nôm na , nhưng lại nồng
nàn , ý nhị ...là một từ ngừ vừa đủ lễ nghĩa , yêu thương
, nhưng cũng đầy quyến rũ , mà vẫn vui vẻ , như "
anh với em " trong các gia đình trẻ trung , tân
tiến ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )
Bàn ra tán vào (0)
TIẾNG "MÌNH" - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG "MÌNH" -
CAO MỴ NHÂN
Cái tiếng " mình " thông dụng " thủa
tiền bán thế kỷ 20 vừa qua , bẵng đi một thời gian không dùng , vì
đất nước ...chiến tranh , và vì nghe tiếng " mình.
" hơi quê quê. .. Nên tạm quên " mình " tới
50% .
Những ngày chúng tôi đi tĩnh tâm ở biệt thự Thánh Tâm Đalat cách
đây đã nửa thế kỷ , cha Gerard Gagnon gốc
Canada , tới Hanoi khi cha mới 19 tuổi , tức là đã nhiều chục năm
trước .
Sau cha ở lại VN , được ơn trên kêu gọi , người sinh viên Gia
Nã Đại ấy trở thành Linh mục , lập nhà nguyện và biệt
thự để đoàn thể hay cá nhân , có thể ghi tên đi ...tĩnh tâm ,
Theo lịch mỗi mùa Giáng sinh , Phục sinh ở biệt thự
nêu trên.
Cha Gerard Gagnon kể rằng : những ngày ông ở ngoài Bắc
, tất nhiên là trước năm 1954 rồi , có lần ông đi
ngang một cánh đồng , ông thấy một phụ nữ đồng quê đứng trên
bờ ruộng , mặt quay ra phía ruộng , nơi thửa ruộng chỉ có một người đàn
ông đang đẩy cày theo con trâu đi trước .
Người phụ nữ đó , cứ kêu ơi ới : - " mình ơi ,
mình ơi. "
Cha Gerard Gagnon hết sức ngạc nhiên , vì sao bà ấy lại gọi chính
cái " mình " bà ấy là sao ?
Cha hỏi chuyện vợ chồng người nông phu , mới biết là dân tộc VN rất tình
ý , xem vợ chồng như chính bản thân mình vậy .
Sau đó Linh mục Gerard Gagnon nghiên cứu văn chương , văn học , văn hoá
VN , ông viết ra cuốn sách Hồn Việt , bằng tiếng Việt ,
với tên Việt là Nguyễn Văn Nhân .
Những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước , mỗi năm chúng tôi
từ Caritas Saigon lên tĩnh tâm tại Biệt Thự Thánh Tâm
Dalat , để nghe cha giảng biết bao điều bổ ích và gần gụi với văn
hoá VN .
Cha Gerard Gagnon nói rằng , ông chọn cái tên Nhân , vì dân tộc VN
trọng Nhân từ , Nhân ái , Nhân đức , Nhân nghĩa vv..., lót chữ Văn
vì thông thường tên con trai lót Văn , tên con gái lót chữ Thị. Và
lấy họ Nguyễn , vì họ lớn nhứt , đông nhứt , Nguyễn Văn Nhân
, thật bình dị .
Ngoài việc chồng vợ thương yêu nhau , xem phu thê như chính thân
mình vậy . Thì còn một sự kiện nữa , người dân VN thương tha nhân , hay
thương người dưng như chính mình vậy nữa : thương người như thể thương
thân ...
Thật khó nghe được người VN thốt trong hoàn cảnh bình thường , là
: " tôi ghét anh " , như kiểu bên Mỹ này ,
nói thẳng băng : viết trên những áo thung của các sinh viên
: " tôi ghét trường X . "
Người Mỹ ghét nhưng không thù , đó chỉ là cách nói ganh đua cho có khí
thế trường này trường nọ mà thôi .
Chồng vợ kêu nhau bằng " mình " thì hơi chững chạc
rồi , khuynh hướng mới , xài chữ anh em cho trẻ trung.
Đôi khi cảm thấy ngại ngùng , quý vị còn kêu nhau bằng " ông ,
bà , ba nó , mẹ nó ...". Cũng có vài ông bà bạn quen của tôi ,
lại tăng tốc thưa " này cụ ôi " mới là
thấm thía .
Suy đi nghĩ lại , chữ " Mình " Hình như tương đối
nhất . Tình huống kêu qua , gọi lại , thấy ...được quá
chứ . Đôi khi còn ...tưởng đùa , nên cũng vui vẻ .
Cách đây 13 năm , một nhóm quân nhân các cấp thuộc Quân đoàn. IV / QK 4
tổ chức một buổi vinh danh những phụ nữ VN CH khổ trong
chiến tranh .
Tất nhiên là có phần giới thiệu một vài nữ tù cải tạo , trong
đó có tôi được mời tham dự .
Chuyến bay từ Los Angeles qua Houston Texas , ngoài mấy
người nữ cựu tù chúng tôi , ban tổ chức mời một số ca
sĩ thân quen vói lính tráng , như Ngọc Minh , Phương Hồng Quế ,
Mai Lệ Huyền , Tuấn Châu ( để thay vai Hùng Cường xưa )
, đặc biệt hơn là có đôi song ca phu phụ Nhật Trường , Mỹ Lan
.
Ca sĩ Mỹ Lan thật đảm đang , tháo vát , đẩy một xe mấy thùng đĩa
nhạc tới dạ hội , để giới thiệu với khách mộ điệu , Cô
đặt mấy thùng nơi chiếc bàn kê trước cửa hội trường lớn , và tươi
cười chào bán những tiểu phẩm ấy ,
Ca nhạc sĩ Nhật Trương Trần Thiện Thanh thì chỉ cần hiện diện
, và ký tên trên những đĩa nhạc , ông được vợ Mỹ Lan ... miễn cho phần
đẩy xe , bưng thùng , bán nhạc , còn được nghe những tiếng " Mình ơi
" mỗi lần ca sĩ Mỹ Lan muốn nhạc sĩ lừng danh hỗ
trợ cho cô làm chuyện gì . Tôi thấy hay hay , nên cứ ...cảm phục Mỹ Lan
tìm được danh xưng thưa gởi với phu quân Nhật Trường thật êm ấm ,
vui tươi , mà vô cùng đằm thắm , nết na : " Mình
".
Tiếng " mình " quả là nôm na , nhưng lại nồng
nàn , ý nhị ...là một từ ngừ vừa đủ lễ nghĩa , yêu thương
, nhưng cũng đầy quyến rũ , mà vẫn vui vẻ , như "
anh với em " trong các gia đình trẻ trung , tân
tiến ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )