Văn Học & Nghệ Thuật
TÌNH QUÊ HƯƠNG QUA THƠ NGUYỄN VÔ CÙNG - Nguyễn Kinh Bắc
( HNPĐ ) Trong suốt cả một thời niên thiếu, tôi không có chút ý niệm gì về “quê hương” - hiểu theo nghĩa đó là nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi không có cái diễm phúc được tắm mình trong một dòng sông
( HNPĐ ) Trong
suốt cả một thời niên thiếu, tôi không có chút ý niệm gì về “quê hương”
- hiểu theo nghĩa đó là nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi không có cái
diễm phúc được tắm mình trong một dòng sông, được chơi đánh đáo, đánh
quay dưới gốc đa hoặc bụi tre đầu làng, được thả diều trên những cánh
đồng thênh thang lộng gió, được trèo lên cây khế trước sân nhà để hái
trái mỗi ngày... Tôi cũng không được chìm đắm trong những cuộc tình thơ
mộng với những hẹn hò đôi lứa nơi chốn đồng quê.
Lúc
lớn khôn, tôi quan niệm mỗi một người dân Việt đều có hai quê hương:
một quê hương nhỏ là nơi chôn nhau cắt rốn của mình và một quê hương lớn
là Việt Nam. Tôi có một nỗi bất hạnh - là chỉ biết quê hương nhỏ của
tôi qua sách vở, thơ ca, qua lời Mẹ kể. Tôi chưa được bước chân vào
trường học thì quê hương nhỏ của tôi bị bỏ lại bên kia bờ Bến Hải. Ðến
khi bước vào tuổi trung niên thì quê hương lớn đã xa cách nghìn trùng.
Thuở ấy, mỗi lần nghe Thái Thanh hát bài “Quê Nghèo” của Phạm Duy, tôi
vô cùng thổn thức và muốn khóc qua những dòng nhạc não nùng:
“Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói, có những cánh đồng cát
dài, có lũy tre còm tả tơi. Ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc
đất bên đàn trẻ gầy, có người bừa thay trâu cày...”
Mãi
đến sau này, đọc tác phẩm “Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn” của Tạ Tỵ, tôi mới
biết “Quê Nghèo” chính là Quảng Trị. Tôi muốn nói đến Quảng Trị, vì
Quảng Trị là quê hương của bạn tôi - nhà thơ Nguyễn Vô Cùng, tác giả thi
tập “Vườn Xưa.” Quê hương đâu chỉ là chùm khế ngọt, con diều biếc, cầu
tre nhỏ, v.v... mà là tất cả tình tự dân tộc. Hầu như trong những bài
thơ của anh trong thi tập này, tình quê hương đã vượt lên trên hết; bởi
vì tuổi thơ của anh đã gắn bó với Quảng Trị: trường học, sân ga, tiếng
còi tàu, sân nhà, khu vườn nhỏ, đồi sim tím, cỏ may, truông dài cát
trắng... Tuổi thơ của anh, theo tôi - đó là một hạnh phúc, vì anh đã
sống trọn vẹn với nó:
Cuộc sống êm trôi như làn gió nhẹ
Ðất và người quyện chặt mối tình quê
Mặt đất rưng rưng mỗi chuyến đi về
Sân ga nhỏ còi tàu vương vấn lạ !
(Quê Tôi - trang 67)
Nhưng
rồi cuộc sống êm đềm ấy không còn nữa. Quê hương Quảng Trị của anh đã
bị tàn phá bởi chiến tranh trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, tất cả đều
hoang tàn đổ nát:
Khói lửa ngập trời, tang thương khắp nẻo
Ðể “Mùa Hè Ðỏ Lửa” đến ngàn sau
"Ðại Lộ Kinh Hoàng” chất ngất niềm đau
Cho hoang mạc về thay thành phố nhỏ
(Quê Tôi - trang 68)
Là một cựu Sĩ Quan QLVNCH, tác giả
không thoát khỏi vòng lao cải của cộng sản sau khi cuộc chiến chấm dứt.
Những buổi chiều nơi trại tập trung, tác giả đã mơ về quê cũ:
Dấu sỏi đá hằn chân người rệu rã
Bước lưu đày đêm tối mịt mù giăng
Chiều bên đồi nhìn sương khói xa xăm
Mơ về thuở sân trăng vườn hoa nhỏ
(Quê Tôi - trang 69)
“Vườn
Xưa”! Hai tiếng ấy gợi cho ta một sự hoài niệm không rời về một quê
hương đã nghìn trùng xa cách, một quê hương chỉ còn lại trong tâm tưởng -
để rồi trong những buổi chiều cô quạnh nơi đất khách, tác giả đã ngậm
ngùi:
Ôi những chiều xưa những biển dâu
Nhớ chiều nghe lịm những niềm đau
Ở đây chỉ thấy chiều cô quạnh
Giọt nắng chiều nay ngấn giọt sầu !
(Những Khúc Chiều Quê - trang 47)
Và xót xa khi nhớ lại thời thơ ấu:
Có những đồi sim với cỏ may
Hái sim cùng bạn nhớ bao ngày
Cỏ may đan kín thời thơ dại
Sao xót xa mình mãi tới nay ?
Có Một Khung Trời - trang 24)
Thời
thơ ấu ấy thật là đẹp. Nguyễn Vô Cùng chào đời và lớn lên tại làng
Thạch Hãn, có dòng sông mang cùng tên, dòng sông mà anh thường bơi lội
đùa giỡn với bạn bè - dòng sông tuổi nhỏ:
Lớn lên đã thấy bên mình
Một dòng sông ấp ủ tình quê hương(
Chiêu Niệm Một Dòng Sông - trang 32)
Và
phẫn nộ khi nhà cầm quyền cộng sản cho ngăn sông để làm đập dẫn thủy,
sử dụng sức lao động của người dân với kỹ thuật thô sơ non kém, làm mất
đi cái hiền hòa thơ mộng nguyên thủy của dòng sông, lại còn gây nên cảnh
lũ lụt thường xuyên cho một số làng mạc vùng đồng bằng:
Ngăn sông đắp đập ai bày
Cho bao uất nghẹn dâng đầy nguồn sông
( Chiêu Niệm Một Dòng Sông - trang 33)
“Vườn
Xưa” còn có một ý nghĩa khác, đó là tâm hồn hoài cổ của tác giả, do đó,
ta không lấy làm lạ, trong “Vườn Xưa,” tác giả đã sử dụng phần lớn thể
thơ thất ngôn bát cú Ðường Luật. Ngoài ra, tác giả còn dịch “Những Bài
Thơ Trong Truyện Kiều” và thơ Ðường từ nguyên bản chữ Hán, mà trong phạm
vi hạn hẹp của bài này, tôi xin phép không đề cập đến.
Thơ
Ðường Luật là một thể thơ khó làm, vì luật tắc nghiêm ngặt cũng như bố
cục chặt chẽ của nó. Tinh túy của thơ Ðường luật ở chỗ chỉ với 8 câu gồm
56 chữ, gói trọn được cả một đề tài. Thể thơ này không khô khan gò bó
như nhiều người đã nghĩ, bằng chứng là chúng ta đã bắt gặp nét u trầm
trong thơ Bà Huyện Thanh Quan - và Chu Mạnh Trinh đã thể hiện nét tài
hoa, lãng mạn trong một số bài. Gần gũi với chúng ta có Hàn Mặc Tử, mặc
dù bỏ làm thơ Ðường Luật để theo hẳn phong trào Thơ Mới, nhưng không ai
phủ nhận được giá trị những bài Ðường Luật của ông trước đó. Ngoài ra,
còn có Quách Tấn (với thi phẩm “Mùa Cổ Ðiển”), Vũ Hoàng Chương, Bùi
Khánh Ðản v.v... với bút pháp điêu luyện, tài tình.
Căn bản của
Ðường Luật là phép đối ở hai cặp thực và luận. Nhiều người đã thất bại
khi đối một cách máy móc, khiến cho bài thơ trở nên ngô nghê, vì trùng
lặp ý tưởng ở hai cặp đối nói trên. Một bài thơ hay là một bài thơ trọn
vẹn cả ý lẫn lời. Muốn thế, cần phải lập ý trước, rồi mới dùng lời (ngôn
ngữ) để diễn đạt ý, do đó, điều quan trọng là cách sử dụng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ nghèo nàn thì ý sẽ trở nên rỗng tuếch; và ngược lại, ngôn ngữ
có bay bướm thì ý mới trữ tình. Thơ Ðường Luật của Nguyễn Vô Cùng ở
trong trường hợp thứ hai.
Là
một người lưu vong tị nạn cộng sản, tác giả đã ví thân phận của mình
với thân phận của Thúy Kiều, vừa thoát khỏi ngục tù cộng sản, ra hải
ngoại lại gặp những ma đầu chính trị:
Thoát nẻo thanh lâu bầy ác quỷ
Lạc vùng hắc điếm lũ ma yêu
(Vịnh Kiều - trang 116)
Khác
hẳn với Lý Bạch trong thời gian lưu đày biệt xứ, lúc nhớ nhà chỉ biết
uống rượu để quên đời - thì Nguyễn Vô Cùng dẫu ngậm ngùi chua chát trong
cảnh lưu vong, nhưng vẫn mong một ngày tươi sáng cho đất nước khi quê
hương thoát khỏi sự thống trị của cộng sản:
Ông chẳng nguôi ngoai sầu biệt xứ
Ta càng chua chát vị ly hương
Nhớ nhà, ông rót ngàn be rượu
Thương nước, ta chờ một ánh dương
(Gởi Lý Bạch - trang 56)
Những cặp đối này theo tôi - thật tuyệt !
Tâm
trạng ấy của Nguyễn Vô Cùng là tâm trạng của một kẻ bất đắc dĩ phải rời
khỏi quê hương do hoàn cảnh chính trị, bởi vì tác giả vẫn mong có một
ngày trở về :
Rồi mai ta lại về quê cũ
Hát khúc đoàn viên ứa lệ vui
(Ðốt Lên Ngọn Lửa - trang 64)
Chế
độ chính trị nào rồi cũng lụi tàn, chỉ có quê hương (và dân tộc) mới
trường cửu. Ðọc “Vườn Xưa,” ta không chỉ bắt gặp một Quảng Trị của
Nguyễn Vô Cùng, mà thấy cả hồn quê, hồn nước trong đó. Trước sự “lạm
phát” của thơ hiện nay, “Vườn Xưa” là một thi phẩm có giá trị về kỹ
thuật lẫn nghệ thuật, đồng thời thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lập
trường chính trị của tác giả - dù lời thơ mượt mà, nhẹ nhàng - nhưng vẫn
không vì thế mà kém tính chiến đấu. Qua thi phẩm này, tác giả muốn gửi
một “thông điệp” đến người đọc:
Ðem câu thơ ủ tình dân tộc
Góp với quê hương cuộc chuyển mình
(Tình Thơ Ðánh Giặc - trang 26)
Quê Bạn,
Quê Tôi
* Tặng Nguyễn Vô Cùng
"Người có biết vùng quê tôi Quảng Trị
Ðịa danh nào cũng lai láng tình thơ” ( * )
Lời thơ xưa bạn viết, đến bây giờ
Tôi vẫn nhớ, với trọn niềm thương mến
Quê hương bạn, một khung trời kỷ niệm
Có hẹn hò đôi lứa bướm cùng hoa
Có tiếng còi tàu vang những sân ga
Có cỏ may đan kín thời thơ dại
Có những thôn trang rộn mùa gặt hái
Có bến sông xuân chở trọn nỗi niềm
Có những đêm trăng rọi sáng bên thềm
Có bếp lửa khi mùa đông rét đậm
Có những đồi sim, những truông dài cát trắng
Có những con đường ngập nắng ban trưa
Có những mùa xuân rộn rã tuổi thơ
Gói bánh chưng, bạn tìm tre khẳm lá
Tuổi thơ bạn một thời êm ả quá
Rồi một ngày cảnh ấy có còn đâu
Chiến tranh về, quê bạn chất buồn đau
Bao tang tóc giữa Mùa Hè Ðỏ Lửa
Thạch Hãn, Ðông Hà, Gio Linh, Cam Lộ
Dãy Phố Buồn Thiu, Ðại Lộ Kinh Hoàng
Ðã trở thành chốn địa ngục trần gian
Cho cả nước nghẹn ngào chan chứa lệ
Ta tái chiếm, cờ vàng bay ngạo nghễ
Trên Cổ Thành, nối lại những bờ vui
Sau những chia ly, người lại gặp người...
Bạn diễm phúc: có quê hương để nhớ
Tôi - một người bất hạnh - thiếu quê hương
Mới lớn lên, chưa cắp sách đến trường
Thì quê đã bên kia bờ Bến Hải
Hai mươi năm, quê vẫn còn xa ngái
Ðến hôm nay lại cách biệt muôn trùng
Ðã bao lần tôi tưởng tượng mông lung
Bởi chỉ biết quê qua lời Mẹ kể
Xứ Kinh Bắc, nguồn thi ca diễm lệ
Làng Ðáp Cầu nho nhỏ ở ven sông
Nguyệt Ðức Giang êm ả chảy xuôi dòng
Ghi chiến tích của một thời phá Tống
Rồi kháng chiến, cảnh vườn không nhà trống
Mắt Mẹ buồn sau một chuyến hồi cư
Tôi lớn lên trong lòng Mẹ nhân từ
Ðược ấp ủ bằng câu ca Quan Họ
Ðọc thơ bạn bỗng dưng dòng lệ nhỏ
Như bao người, tôi cũng có niềm đau
Ðến khi nao tôi biết được Ðáp Cầu ?
Lời thơ xưa bạn viết, đến bây giờ
Tôi vẫn nhớ, với trọn niềm thương mến
Quê hương bạn, một khung trời kỷ niệm
Có hẹn hò đôi lứa bướm cùng hoa
Có tiếng còi tàu vang những sân ga
Có cỏ may đan kín thời thơ dại
Có những thôn trang rộn mùa gặt hái
Có bến sông xuân chở trọn nỗi niềm
Có những đêm trăng rọi sáng bên thềm
Có bếp lửa khi mùa đông rét đậm
Có những đồi sim, những truông dài cát trắng
Có những con đường ngập nắng ban trưa
Có những mùa xuân rộn rã tuổi thơ
Gói bánh chưng, bạn tìm tre khẳm lá
Tuổi thơ bạn một thời êm ả quá
Rồi một ngày cảnh ấy có còn đâu
Chiến tranh về, quê bạn chất buồn đau
Bao tang tóc giữa Mùa Hè Ðỏ Lửa
Thạch Hãn, Ðông Hà, Gio Linh, Cam Lộ
Dãy Phố Buồn Thiu, Ðại Lộ Kinh Hoàng
Ðã trở thành chốn địa ngục trần gian
Cho cả nước nghẹn ngào chan chứa lệ
Ta tái chiếm, cờ vàng bay ngạo nghễ
Trên Cổ Thành, nối lại những bờ vui
Sau những chia ly, người lại gặp người...
Bạn diễm phúc: có quê hương để nhớ
Tôi - một người bất hạnh - thiếu quê hương
Mới lớn lên, chưa cắp sách đến trường
Thì quê đã bên kia bờ Bến Hải
Hai mươi năm, quê vẫn còn xa ngái
Ðến hôm nay lại cách biệt muôn trùng
Ðã bao lần tôi tưởng tượng mông lung
Bởi chỉ biết quê qua lời Mẹ kể
Xứ Kinh Bắc, nguồn thi ca diễm lệ
Làng Ðáp Cầu nho nhỏ ở ven sông
Nguyệt Ðức Giang êm ả chảy xuôi dòng
Ghi chiến tích của một thời phá Tống
Rồi kháng chiến, cảnh vườn không nhà trống
Mắt Mẹ buồn sau một chuyến hồi cư
Tôi lớn lên trong lòng Mẹ nhân từ
Ðược ấp ủ bằng câu ca Quan Họ
Ðọc thơ bạn bỗng dưng dòng lệ nhỏ
Như bao người, tôi cũng có niềm đau
Ðến khi nao tôi biết được Ðáp Cầu ?
(*) Thơ Nguyễn Vô Cùng
Nguyễn Kinh Bắc
( HNPĐ )
( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
TÌNH QUÊ HƯƠNG QUA THƠ NGUYỄN VÔ CÙNG - Nguyễn Kinh Bắc
( HNPĐ ) Trong suốt cả một thời niên thiếu, tôi không có chút ý niệm gì về “quê hương” - hiểu theo nghĩa đó là nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi không có cái diễm phúc được tắm mình trong một dòng sông
( HNPĐ ) Trong
suốt cả một thời niên thiếu, tôi không có chút ý niệm gì về “quê hương”
- hiểu theo nghĩa đó là nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi không có cái
diễm phúc được tắm mình trong một dòng sông, được chơi đánh đáo, đánh
quay dưới gốc đa hoặc bụi tre đầu làng, được thả diều trên những cánh
đồng thênh thang lộng gió, được trèo lên cây khế trước sân nhà để hái
trái mỗi ngày... Tôi cũng không được chìm đắm trong những cuộc tình thơ
mộng với những hẹn hò đôi lứa nơi chốn đồng quê.
Lúc
lớn khôn, tôi quan niệm mỗi một người dân Việt đều có hai quê hương:
một quê hương nhỏ là nơi chôn nhau cắt rốn của mình và một quê hương lớn
là Việt Nam. Tôi có một nỗi bất hạnh - là chỉ biết quê hương nhỏ của
tôi qua sách vở, thơ ca, qua lời Mẹ kể. Tôi chưa được bước chân vào
trường học thì quê hương nhỏ của tôi bị bỏ lại bên kia bờ Bến Hải. Ðến
khi bước vào tuổi trung niên thì quê hương lớn đã xa cách nghìn trùng.
Thuở ấy, mỗi lần nghe Thái Thanh hát bài “Quê Nghèo” của Phạm Duy, tôi
vô cùng thổn thức và muốn khóc qua những dòng nhạc não nùng:
“Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói, có những cánh đồng cát
dài, có lũy tre còm tả tơi. Ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc
đất bên đàn trẻ gầy, có người bừa thay trâu cày...”
Mãi
đến sau này, đọc tác phẩm “Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn” của Tạ Tỵ, tôi mới
biết “Quê Nghèo” chính là Quảng Trị. Tôi muốn nói đến Quảng Trị, vì
Quảng Trị là quê hương của bạn tôi - nhà thơ Nguyễn Vô Cùng, tác giả thi
tập “Vườn Xưa.” Quê hương đâu chỉ là chùm khế ngọt, con diều biếc, cầu
tre nhỏ, v.v... mà là tất cả tình tự dân tộc. Hầu như trong những bài
thơ của anh trong thi tập này, tình quê hương đã vượt lên trên hết; bởi
vì tuổi thơ của anh đã gắn bó với Quảng Trị: trường học, sân ga, tiếng
còi tàu, sân nhà, khu vườn nhỏ, đồi sim tím, cỏ may, truông dài cát
trắng... Tuổi thơ của anh, theo tôi - đó là một hạnh phúc, vì anh đã
sống trọn vẹn với nó:
Cuộc sống êm trôi như làn gió nhẹ
Ðất và người quyện chặt mối tình quê
Mặt đất rưng rưng mỗi chuyến đi về
Sân ga nhỏ còi tàu vương vấn lạ !
(Quê Tôi - trang 67)
Nhưng
rồi cuộc sống êm đềm ấy không còn nữa. Quê hương Quảng Trị của anh đã
bị tàn phá bởi chiến tranh trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, tất cả đều
hoang tàn đổ nát:
Khói lửa ngập trời, tang thương khắp nẻo
Ðể “Mùa Hè Ðỏ Lửa” đến ngàn sau
"Ðại Lộ Kinh Hoàng” chất ngất niềm đau
Cho hoang mạc về thay thành phố nhỏ
(Quê Tôi - trang 68)
Là một cựu Sĩ Quan QLVNCH, tác giả
không thoát khỏi vòng lao cải của cộng sản sau khi cuộc chiến chấm dứt.
Những buổi chiều nơi trại tập trung, tác giả đã mơ về quê cũ:
Dấu sỏi đá hằn chân người rệu rã
Bước lưu đày đêm tối mịt mù giăng
Chiều bên đồi nhìn sương khói xa xăm
Mơ về thuở sân trăng vườn hoa nhỏ
(Quê Tôi - trang 69)
“Vườn
Xưa”! Hai tiếng ấy gợi cho ta một sự hoài niệm không rời về một quê
hương đã nghìn trùng xa cách, một quê hương chỉ còn lại trong tâm tưởng -
để rồi trong những buổi chiều cô quạnh nơi đất khách, tác giả đã ngậm
ngùi:
Ôi những chiều xưa những biển dâu
Nhớ chiều nghe lịm những niềm đau
Ở đây chỉ thấy chiều cô quạnh
Giọt nắng chiều nay ngấn giọt sầu !
(Những Khúc Chiều Quê - trang 47)
Và xót xa khi nhớ lại thời thơ ấu:
Có những đồi sim với cỏ may
Hái sim cùng bạn nhớ bao ngày
Cỏ may đan kín thời thơ dại
Sao xót xa mình mãi tới nay ?
Có Một Khung Trời - trang 24)
Thời
thơ ấu ấy thật là đẹp. Nguyễn Vô Cùng chào đời và lớn lên tại làng
Thạch Hãn, có dòng sông mang cùng tên, dòng sông mà anh thường bơi lội
đùa giỡn với bạn bè - dòng sông tuổi nhỏ:
Lớn lên đã thấy bên mình
Một dòng sông ấp ủ tình quê hương(
Chiêu Niệm Một Dòng Sông - trang 32)
Và
phẫn nộ khi nhà cầm quyền cộng sản cho ngăn sông để làm đập dẫn thủy,
sử dụng sức lao động của người dân với kỹ thuật thô sơ non kém, làm mất
đi cái hiền hòa thơ mộng nguyên thủy của dòng sông, lại còn gây nên cảnh
lũ lụt thường xuyên cho một số làng mạc vùng đồng bằng:
Ngăn sông đắp đập ai bày
Cho bao uất nghẹn dâng đầy nguồn sông
( Chiêu Niệm Một Dòng Sông - trang 33)
“Vườn
Xưa” còn có một ý nghĩa khác, đó là tâm hồn hoài cổ của tác giả, do đó,
ta không lấy làm lạ, trong “Vườn Xưa,” tác giả đã sử dụng phần lớn thể
thơ thất ngôn bát cú Ðường Luật. Ngoài ra, tác giả còn dịch “Những Bài
Thơ Trong Truyện Kiều” và thơ Ðường từ nguyên bản chữ Hán, mà trong phạm
vi hạn hẹp của bài này, tôi xin phép không đề cập đến.
Thơ
Ðường Luật là một thể thơ khó làm, vì luật tắc nghiêm ngặt cũng như bố
cục chặt chẽ của nó. Tinh túy của thơ Ðường luật ở chỗ chỉ với 8 câu gồm
56 chữ, gói trọn được cả một đề tài. Thể thơ này không khô khan gò bó
như nhiều người đã nghĩ, bằng chứng là chúng ta đã bắt gặp nét u trầm
trong thơ Bà Huyện Thanh Quan - và Chu Mạnh Trinh đã thể hiện nét tài
hoa, lãng mạn trong một số bài. Gần gũi với chúng ta có Hàn Mặc Tử, mặc
dù bỏ làm thơ Ðường Luật để theo hẳn phong trào Thơ Mới, nhưng không ai
phủ nhận được giá trị những bài Ðường Luật của ông trước đó. Ngoài ra,
còn có Quách Tấn (với thi phẩm “Mùa Cổ Ðiển”), Vũ Hoàng Chương, Bùi
Khánh Ðản v.v... với bút pháp điêu luyện, tài tình.
Căn bản của
Ðường Luật là phép đối ở hai cặp thực và luận. Nhiều người đã thất bại
khi đối một cách máy móc, khiến cho bài thơ trở nên ngô nghê, vì trùng
lặp ý tưởng ở hai cặp đối nói trên. Một bài thơ hay là một bài thơ trọn
vẹn cả ý lẫn lời. Muốn thế, cần phải lập ý trước, rồi mới dùng lời (ngôn
ngữ) để diễn đạt ý, do đó, điều quan trọng là cách sử dụng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ nghèo nàn thì ý sẽ trở nên rỗng tuếch; và ngược lại, ngôn ngữ
có bay bướm thì ý mới trữ tình. Thơ Ðường Luật của Nguyễn Vô Cùng ở
trong trường hợp thứ hai.
Là
một người lưu vong tị nạn cộng sản, tác giả đã ví thân phận của mình
với thân phận của Thúy Kiều, vừa thoát khỏi ngục tù cộng sản, ra hải
ngoại lại gặp những ma đầu chính trị:
Thoát nẻo thanh lâu bầy ác quỷ
Lạc vùng hắc điếm lũ ma yêu
(Vịnh Kiều - trang 116)
Khác
hẳn với Lý Bạch trong thời gian lưu đày biệt xứ, lúc nhớ nhà chỉ biết
uống rượu để quên đời - thì Nguyễn Vô Cùng dẫu ngậm ngùi chua chát trong
cảnh lưu vong, nhưng vẫn mong một ngày tươi sáng cho đất nước khi quê
hương thoát khỏi sự thống trị của cộng sản:
Ông chẳng nguôi ngoai sầu biệt xứ
Ta càng chua chát vị ly hương
Nhớ nhà, ông rót ngàn be rượu
Thương nước, ta chờ một ánh dương
(Gởi Lý Bạch - trang 56)
Những cặp đối này theo tôi - thật tuyệt !
Tâm
trạng ấy của Nguyễn Vô Cùng là tâm trạng của một kẻ bất đắc dĩ phải rời
khỏi quê hương do hoàn cảnh chính trị, bởi vì tác giả vẫn mong có một
ngày trở về :
Rồi mai ta lại về quê cũ
Hát khúc đoàn viên ứa lệ vui
(Ðốt Lên Ngọn Lửa - trang 64)
Chế
độ chính trị nào rồi cũng lụi tàn, chỉ có quê hương (và dân tộc) mới
trường cửu. Ðọc “Vườn Xưa,” ta không chỉ bắt gặp một Quảng Trị của
Nguyễn Vô Cùng, mà thấy cả hồn quê, hồn nước trong đó. Trước sự “lạm
phát” của thơ hiện nay, “Vườn Xưa” là một thi phẩm có giá trị về kỹ
thuật lẫn nghệ thuật, đồng thời thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lập
trường chính trị của tác giả - dù lời thơ mượt mà, nhẹ nhàng - nhưng vẫn
không vì thế mà kém tính chiến đấu. Qua thi phẩm này, tác giả muốn gửi
một “thông điệp” đến người đọc:
Ðem câu thơ ủ tình dân tộc
Góp với quê hương cuộc chuyển mình
(Tình Thơ Ðánh Giặc - trang 26)
Quê Bạn,
Quê Tôi
* Tặng Nguyễn Vô Cùng
"Người có biết vùng quê tôi Quảng Trị
Ðịa danh nào cũng lai láng tình thơ” ( * )
Lời thơ xưa bạn viết, đến bây giờ
Tôi vẫn nhớ, với trọn niềm thương mến
Quê hương bạn, một khung trời kỷ niệm
Có hẹn hò đôi lứa bướm cùng hoa
Có tiếng còi tàu vang những sân ga
Có cỏ may đan kín thời thơ dại
Có những thôn trang rộn mùa gặt hái
Có bến sông xuân chở trọn nỗi niềm
Có những đêm trăng rọi sáng bên thềm
Có bếp lửa khi mùa đông rét đậm
Có những đồi sim, những truông dài cát trắng
Có những con đường ngập nắng ban trưa
Có những mùa xuân rộn rã tuổi thơ
Gói bánh chưng, bạn tìm tre khẳm lá
Tuổi thơ bạn một thời êm ả quá
Rồi một ngày cảnh ấy có còn đâu
Chiến tranh về, quê bạn chất buồn đau
Bao tang tóc giữa Mùa Hè Ðỏ Lửa
Thạch Hãn, Ðông Hà, Gio Linh, Cam Lộ
Dãy Phố Buồn Thiu, Ðại Lộ Kinh Hoàng
Ðã trở thành chốn địa ngục trần gian
Cho cả nước nghẹn ngào chan chứa lệ
Ta tái chiếm, cờ vàng bay ngạo nghễ
Trên Cổ Thành, nối lại những bờ vui
Sau những chia ly, người lại gặp người...
Bạn diễm phúc: có quê hương để nhớ
Tôi - một người bất hạnh - thiếu quê hương
Mới lớn lên, chưa cắp sách đến trường
Thì quê đã bên kia bờ Bến Hải
Hai mươi năm, quê vẫn còn xa ngái
Ðến hôm nay lại cách biệt muôn trùng
Ðã bao lần tôi tưởng tượng mông lung
Bởi chỉ biết quê qua lời Mẹ kể
Xứ Kinh Bắc, nguồn thi ca diễm lệ
Làng Ðáp Cầu nho nhỏ ở ven sông
Nguyệt Ðức Giang êm ả chảy xuôi dòng
Ghi chiến tích của một thời phá Tống
Rồi kháng chiến, cảnh vườn không nhà trống
Mắt Mẹ buồn sau một chuyến hồi cư
Tôi lớn lên trong lòng Mẹ nhân từ
Ðược ấp ủ bằng câu ca Quan Họ
Ðọc thơ bạn bỗng dưng dòng lệ nhỏ
Như bao người, tôi cũng có niềm đau
Ðến khi nao tôi biết được Ðáp Cầu ?
Lời thơ xưa bạn viết, đến bây giờ
Tôi vẫn nhớ, với trọn niềm thương mến
Quê hương bạn, một khung trời kỷ niệm
Có hẹn hò đôi lứa bướm cùng hoa
Có tiếng còi tàu vang những sân ga
Có cỏ may đan kín thời thơ dại
Có những thôn trang rộn mùa gặt hái
Có bến sông xuân chở trọn nỗi niềm
Có những đêm trăng rọi sáng bên thềm
Có bếp lửa khi mùa đông rét đậm
Có những đồi sim, những truông dài cát trắng
Có những con đường ngập nắng ban trưa
Có những mùa xuân rộn rã tuổi thơ
Gói bánh chưng, bạn tìm tre khẳm lá
Tuổi thơ bạn một thời êm ả quá
Rồi một ngày cảnh ấy có còn đâu
Chiến tranh về, quê bạn chất buồn đau
Bao tang tóc giữa Mùa Hè Ðỏ Lửa
Thạch Hãn, Ðông Hà, Gio Linh, Cam Lộ
Dãy Phố Buồn Thiu, Ðại Lộ Kinh Hoàng
Ðã trở thành chốn địa ngục trần gian
Cho cả nước nghẹn ngào chan chứa lệ
Ta tái chiếm, cờ vàng bay ngạo nghễ
Trên Cổ Thành, nối lại những bờ vui
Sau những chia ly, người lại gặp người...
Bạn diễm phúc: có quê hương để nhớ
Tôi - một người bất hạnh - thiếu quê hương
Mới lớn lên, chưa cắp sách đến trường
Thì quê đã bên kia bờ Bến Hải
Hai mươi năm, quê vẫn còn xa ngái
Ðến hôm nay lại cách biệt muôn trùng
Ðã bao lần tôi tưởng tượng mông lung
Bởi chỉ biết quê qua lời Mẹ kể
Xứ Kinh Bắc, nguồn thi ca diễm lệ
Làng Ðáp Cầu nho nhỏ ở ven sông
Nguyệt Ðức Giang êm ả chảy xuôi dòng
Ghi chiến tích của một thời phá Tống
Rồi kháng chiến, cảnh vườn không nhà trống
Mắt Mẹ buồn sau một chuyến hồi cư
Tôi lớn lên trong lòng Mẹ nhân từ
Ðược ấp ủ bằng câu ca Quan Họ
Ðọc thơ bạn bỗng dưng dòng lệ nhỏ
Như bao người, tôi cũng có niềm đau
Ðến khi nao tôi biết được Ðáp Cầu ?
(*) Thơ Nguyễn Vô Cùng
Nguyễn Kinh Bắc
( HNPĐ )
( HNPĐ )