Xe cán chó
TQ có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn sông Mekong
Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương- Mekong 6 nước khai mạc vào ngày 23 tháng 3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam Trung Quốc với chủ đề là Chung một dòng sông, Chung một tương lai
Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất với sự tham
dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc
và Việt Nam diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc ngày 23/3/2016.
Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương- Mekong 6 nước khai mạc vào ngày 23 tháng
3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam Trung Quốc với chủ đề là Chung một
dòng sông, Chung một tương lai. Thượng đỉnh diễn ra giữa lúc các nước hạ
nguồn sông Mekong đang phải gánh chịu một đợt hạn hán và xâm nhập mặn
được coi là nặng nề nhất trong suốt một thế kỷ qua và Trung Quốc, nước
thượng nguồn cũng được cho là phải gánh một phần trách nhiệm trong việc
hạn chế những tác hại của hạn hán lên các nước trong khu vực.
Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương Mekong (LMC) diễn ra vào ngày 23 tháng 3
tại Vân Nam Trung Quốc có lẽ là một thượng đỉnh thu hút được nhiều sự
chú ý vào lúc này khi mà các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong bao gồm
Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia đang phải vật lộn với đợt hạn hán
được cho là nặng nề nhất trong suốt một thế kỷ qua. Rất nhiều chỉ trích
gần đây được hướng về một loạt các đập ở thượng nguồn sông Mekong do
Trung Quốc xây dựng.
Như một thiện chí trước thượng đỉnh quan trọng, chính phủ Trung QUốc mới
đây cho biết, đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam, Trung Quốc sẽ xả nước
từ đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4.
Không những thế, Trung Quốc còn cho biết sẽ xả lượng nước gấp đôi so với
trung bình các năm trước.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, vấn đề hạn hán và
chia sẻ nguồn nước sông Mekong chưa chắc đã là một vấn đề ưu tiên trong
thảo luận lần này tại thượng đỉnh. Chuyên gia Brian Eyler, Phó Giám đốc
chương trình nghiên cứu Đông Nam Á, chuyên gia về các vấn đề xuyên quốc
gia thuộc khu vực sông Mekong, Trung tâm Stimson có trụ sở tại
Washington DC, cho biết:
Theo tôi đúng ra thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong đặc biệt là Việt Nam sẽ rất thẳng thắn về vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước vốn là những vấn đề trọng tâm cần phải thảo luận.
- Chuyên gia Brian Eyler
Theo tôi đúng ra thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong đặc biệt là Việt
Nam sẽ rất thẳng thắn về vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước vốn là
những vấn đề trọng tâm cần phải thảo luận. Nhưng theo tôi những vấn đề
này sẽ không được coi là trọng tâm trong thượng đỉnh lần này. Theo tôi
hợp tác kinh tế sẽ được ưu tiên hơn và sẽ chiếm nhiều thời gian thảo
luận hơn.
Đây là thượng đỉnh đầu tiên của Hợp tác Lan Thương-Mekong do Trung Quốc
khởi xướng vào tháng 11 năm ngoái trong cuộc gặp giữa các quan chức
ngoại giao cấp cao 6 nước tại thành phố Cẩm Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc. Các nước tham gia bao gồm Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar,
Thái Lan và Việt Nam. Lan Thương là tên mà Trung Quốc gọi sông Mekong,
là dòng sông nối liền 6 quốc gia. Tại cuộc gặp đầu tiên của khuôn khổ
hợp tác, lãnh đạo các nước đồng ý 3 lĩnh vực hợp tác bao gồm các vấn đề
về an ninh chính trị, phát triển kinh tế, và trao đổi giữa người dân các
nước.
Cần sự hợp tác từ các nước
Tân Hoa Xã mới đây trích trả lời của Bộ Ngoại giao Campuchia trước
thượng đỉnh nói rằng LMC là một cơ chế tăng cường hợp tác đối tác chiến
lược giữa ASEAN và Trung Quốc với 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong đó có
nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo.
Rõ ràng, vấn đề nguồn nước được nhìn nhận là một phần không nhỏ trong
hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước thuộc vùng sông Mekong nhưng
liệu 5 nước hạ nguồn có thể đoàn kết để tạo sức ép lên Trung Quốc trong
thượng đỉnh lần này hay không lại là một vấn đề khác khi mà chính các
nước này cũng có những tranh chấp với nhau về vấn đề nguồn nước sông
Mekong. Chuyên gia Brian Eyler nói tiếp:
Đó là một diễn đàn để cho 5 nước hạ nguồn sông Mekong cùng nhau tạo
sức ép lên Trung Quốc để khiến nước này chia sẻ thông tin. Liệu là điều
này có thực sự diễn ra hay không thì tôi không biết… nếu Trung Quốc nói
là đấy chúng tôi đã xả nước từ đập ra rồi đấy, mọi việc sẽ tốt đẹp và
nếu vậy mà đã làm hài lòng cả 5 nước thì điều này cũng nói lên nhiều
điều. Chỉ hai tuần xả nước thì theo tôi không thể đủ để giải quyết vấn
đề…. Ngoài ra thì còn vấn đề xung đột nội bộ giữa các nước như việc Thái
Lan lấy nước từ sông Mekong trước sự phản đối của Việt Nam, Campuchia.
Đó cũng là một trò chơi ngăn cản cả 5 nước đoàn kết với nhau.
Theo chuyên gia Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc
Stimson, diễn đàn LMC chỉ có thể có hiệu quả khi vấn đề nước và năng
lượng được ưu tiên bàn thảo nhưng dường như đây chỉ là một diễn đàn mà
Trung Quốc chủ xướng theo hướng có lợi cho nước này. Ông Brian Eyler
tiếp lời:
Nói về hiệu quả thì LMC chỉ có thể là một cơ chế khu vực hiệu quả khi
vấn đề nước và năng lượng được nói đến trong nghị trình còn nếu nó chỉ
là một màn trình diễn Một vành đai Một con đường như các dự án của ngân
hàng phát triển hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) thì nó sẽ không có hiệu quả.
Nó sẽ là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc lại chỉ đạo việc đưa ra
nghị trình hội nghị và 5 nước khác không thể đoàn kết cùng nhau đưa vấn
đề cần nói ra thượng đỉnh.
Không những thế đã có những quan ngại của các chuyên gia quốc tế gần đây
cho rằng Trung Quốc có thể đang sử dụng việc kiểm soát nguồn nước sông
Mekong như một vũ khí đối với các nước hạ nguồn sông Mekong, bên cạnh
việc chi phối các nước tại LMC. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 6 đập thủy
điện đang vận hành đầu nguồn sông Mekong.
Trung Quốc nhìn nguồn nước này thuộc về họ, họ là thượng nguồn. Theo tôi trong tương lai họ chỉ nhả nước ra theo khả năng của họ cho phép mà đổi lại họ phải được gì. Họ sẽ đòi hỏi giá cho việc này
- Chuyên gia Brian Eyler
Việc Trung Quốc xả nước với mác thiện chí giúp các nước hạn chế những
tác hại của hạn hán không chỉ mới xảy ra lần đầu tiên vào năm nay mà đã
từng được thực hiện vào năm 2010. Điều này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn
của các nước hạ nguồn sông vào việc Trung Quốc vận hành các đập thủy
điện. Chuyên gia Brian Eyler lo lắng với cách làm của mình, Trung Quốc
rất có thể trong tương lai sẽ tính tiền các nước mỗi khi nước này xả
nước từ đập thủy điện. Ông nói:
Trung Quốc nhìn nguồn nước này thuộc về họ, họ là thượng nguồn. Theo
tôi trong tương lai họ chỉ nhả nước ra theo khả năng của họ cho phép mà
đổi lại họ phải được gì. Họ sẽ đòi hỏi giá cho việc này. Cho nên sẽ có
những chi phí kèm theo mỗi lần họ nhả nước. Chi phí này là gì tôi không
biết nhưng tôi nghe nói từ một số các nhà nghiên cứu và cố vấn cao cấp
về các dự án thủy điện và quản lý nguồn nước là Trung Quốc nói rằng họ
muốn thay đổi theo hiệp ước về nước của Liên Hiệp Quốc để bắt các nước
thượng nguồn có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn.
Nếu điều này thành sự thật, chuyên gia của Stimson cho rằng các nước
thuộc hạ nguồn sông Mekong bao gồm phần đông là những nước nghèo và có
nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để chi
trả cho khoản chi phí này.
Việt Hà
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
TQ có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn sông Mekong
Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương- Mekong 6 nước khai mạc vào ngày 23 tháng 3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam Trung Quốc với chủ đề là Chung một dòng sông, Chung một tương lai
Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất với sự tham
dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc
và Việt Nam diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc ngày 23/3/2016.
Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương- Mekong 6 nước khai mạc vào ngày 23 tháng
3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam Trung Quốc với chủ đề là Chung một
dòng sông, Chung một tương lai. Thượng đỉnh diễn ra giữa lúc các nước hạ
nguồn sông Mekong đang phải gánh chịu một đợt hạn hán và xâm nhập mặn
được coi là nặng nề nhất trong suốt một thế kỷ qua và Trung Quốc, nước
thượng nguồn cũng được cho là phải gánh một phần trách nhiệm trong việc
hạn chế những tác hại của hạn hán lên các nước trong khu vực.
Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương Mekong (LMC) diễn ra vào ngày 23 tháng 3
tại Vân Nam Trung Quốc có lẽ là một thượng đỉnh thu hút được nhiều sự
chú ý vào lúc này khi mà các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong bao gồm
Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia đang phải vật lộn với đợt hạn hán
được cho là nặng nề nhất trong suốt một thế kỷ qua. Rất nhiều chỉ trích
gần đây được hướng về một loạt các đập ở thượng nguồn sông Mekong do
Trung Quốc xây dựng.
Như một thiện chí trước thượng đỉnh quan trọng, chính phủ Trung QUốc mới
đây cho biết, đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam, Trung Quốc sẽ xả nước
từ đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4.
Không những thế, Trung Quốc còn cho biết sẽ xả lượng nước gấp đôi so với
trung bình các năm trước.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, vấn đề hạn hán và
chia sẻ nguồn nước sông Mekong chưa chắc đã là một vấn đề ưu tiên trong
thảo luận lần này tại thượng đỉnh. Chuyên gia Brian Eyler, Phó Giám đốc
chương trình nghiên cứu Đông Nam Á, chuyên gia về các vấn đề xuyên quốc
gia thuộc khu vực sông Mekong, Trung tâm Stimson có trụ sở tại
Washington DC, cho biết:
Theo tôi đúng ra thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong đặc biệt là Việt Nam sẽ rất thẳng thắn về vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước vốn là những vấn đề trọng tâm cần phải thảo luận.
- Chuyên gia Brian Eyler
Theo tôi đúng ra thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong đặc biệt là Việt
Nam sẽ rất thẳng thắn về vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước vốn là
những vấn đề trọng tâm cần phải thảo luận. Nhưng theo tôi những vấn đề
này sẽ không được coi là trọng tâm trong thượng đỉnh lần này. Theo tôi
hợp tác kinh tế sẽ được ưu tiên hơn và sẽ chiếm nhiều thời gian thảo
luận hơn.
Đây là thượng đỉnh đầu tiên của Hợp tác Lan Thương-Mekong do Trung Quốc
khởi xướng vào tháng 11 năm ngoái trong cuộc gặp giữa các quan chức
ngoại giao cấp cao 6 nước tại thành phố Cẩm Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc. Các nước tham gia bao gồm Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar,
Thái Lan và Việt Nam. Lan Thương là tên mà Trung Quốc gọi sông Mekong,
là dòng sông nối liền 6 quốc gia. Tại cuộc gặp đầu tiên của khuôn khổ
hợp tác, lãnh đạo các nước đồng ý 3 lĩnh vực hợp tác bao gồm các vấn đề
về an ninh chính trị, phát triển kinh tế, và trao đổi giữa người dân các
nước.
Cần sự hợp tác từ các nước
Tân Hoa Xã mới đây trích trả lời của Bộ Ngoại giao Campuchia trước
thượng đỉnh nói rằng LMC là một cơ chế tăng cường hợp tác đối tác chiến
lược giữa ASEAN và Trung Quốc với 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong đó có
nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo.
Rõ ràng, vấn đề nguồn nước được nhìn nhận là một phần không nhỏ trong
hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước thuộc vùng sông Mekong nhưng
liệu 5 nước hạ nguồn có thể đoàn kết để tạo sức ép lên Trung Quốc trong
thượng đỉnh lần này hay không lại là một vấn đề khác khi mà chính các
nước này cũng có những tranh chấp với nhau về vấn đề nguồn nước sông
Mekong. Chuyên gia Brian Eyler nói tiếp:
Đó là một diễn đàn để cho 5 nước hạ nguồn sông Mekong cùng nhau tạo
sức ép lên Trung Quốc để khiến nước này chia sẻ thông tin. Liệu là điều
này có thực sự diễn ra hay không thì tôi không biết… nếu Trung Quốc nói
là đấy chúng tôi đã xả nước từ đập ra rồi đấy, mọi việc sẽ tốt đẹp và
nếu vậy mà đã làm hài lòng cả 5 nước thì điều này cũng nói lên nhiều
điều. Chỉ hai tuần xả nước thì theo tôi không thể đủ để giải quyết vấn
đề…. Ngoài ra thì còn vấn đề xung đột nội bộ giữa các nước như việc Thái
Lan lấy nước từ sông Mekong trước sự phản đối của Việt Nam, Campuchia.
Đó cũng là một trò chơi ngăn cản cả 5 nước đoàn kết với nhau.
Theo chuyên gia Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc
Stimson, diễn đàn LMC chỉ có thể có hiệu quả khi vấn đề nước và năng
lượng được ưu tiên bàn thảo nhưng dường như đây chỉ là một diễn đàn mà
Trung Quốc chủ xướng theo hướng có lợi cho nước này. Ông Brian Eyler
tiếp lời:
Nói về hiệu quả thì LMC chỉ có thể là một cơ chế khu vực hiệu quả khi
vấn đề nước và năng lượng được nói đến trong nghị trình còn nếu nó chỉ
là một màn trình diễn Một vành đai Một con đường như các dự án của ngân
hàng phát triển hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) thì nó sẽ không có hiệu quả.
Nó sẽ là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc lại chỉ đạo việc đưa ra
nghị trình hội nghị và 5 nước khác không thể đoàn kết cùng nhau đưa vấn
đề cần nói ra thượng đỉnh.
Không những thế đã có những quan ngại của các chuyên gia quốc tế gần đây
cho rằng Trung Quốc có thể đang sử dụng việc kiểm soát nguồn nước sông
Mekong như một vũ khí đối với các nước hạ nguồn sông Mekong, bên cạnh
việc chi phối các nước tại LMC. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 6 đập thủy
điện đang vận hành đầu nguồn sông Mekong.
Trung Quốc nhìn nguồn nước này thuộc về họ, họ là thượng nguồn. Theo tôi trong tương lai họ chỉ nhả nước ra theo khả năng của họ cho phép mà đổi lại họ phải được gì. Họ sẽ đòi hỏi giá cho việc này
- Chuyên gia Brian Eyler
Việc Trung Quốc xả nước với mác thiện chí giúp các nước hạn chế những
tác hại của hạn hán không chỉ mới xảy ra lần đầu tiên vào năm nay mà đã
từng được thực hiện vào năm 2010. Điều này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn
của các nước hạ nguồn sông vào việc Trung Quốc vận hành các đập thủy
điện. Chuyên gia Brian Eyler lo lắng với cách làm của mình, Trung Quốc
rất có thể trong tương lai sẽ tính tiền các nước mỗi khi nước này xả
nước từ đập thủy điện. Ông nói:
Trung Quốc nhìn nguồn nước này thuộc về họ, họ là thượng nguồn. Theo
tôi trong tương lai họ chỉ nhả nước ra theo khả năng của họ cho phép mà
đổi lại họ phải được gì. Họ sẽ đòi hỏi giá cho việc này. Cho nên sẽ có
những chi phí kèm theo mỗi lần họ nhả nước. Chi phí này là gì tôi không
biết nhưng tôi nghe nói từ một số các nhà nghiên cứu và cố vấn cao cấp
về các dự án thủy điện và quản lý nguồn nước là Trung Quốc nói rằng họ
muốn thay đổi theo hiệp ước về nước của Liên Hiệp Quốc để bắt các nước
thượng nguồn có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn.
Nếu điều này thành sự thật, chuyên gia của Stimson cho rằng các nước
thuộc hạ nguồn sông Mekong bao gồm phần đông là những nước nghèo và có
nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để chi
trả cho khoản chi phí này.
Việt Hà
(RFA)