Quán Bên Đường
TT Nguyễn Văn Thiệu giải tán “Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân”1967-1972
Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
(từ năm 1974 kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân)
Như đã trình bày, trong tiến trình hình thành Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, số tiền thu vào ngày mỗi tăng. Khi quân số chủ lực quân gia tăng thì số vốn hằng tháng cũng theo đó mà gia tăng. Sau đây là những ghi nhận về những diễn biến liên quan này đến hệ thống tài chánh này (phần tiếp theo kỳ trước), dựa theo lời kể cựu Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.
Quan điểm táo bạo nhất là Hội Đồng Quản Trị Quỹ Tương trợ và Tiết kiệm Quân nhân sẽ tiến đến xây dựng nhà máy sản xuất đạn bắn thẳng mà khởi đầu là tân trang. Quan điểm này càng trở nên mạnh mẽ khi Trung Tướng (đã được thăng cấp) Đồng Văn Khuyên được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Không biết do đâu mà quan điểm này lọt ra ngoài, và phía Hoa Kỳ bắn tiếng xa gần là sẽ không hỗ trợ mục tiêu này nếu như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Rất có thể đây là nguyên nhân thứ hai mà Đại tá Hoa đã trình bày ở phần trước. Hoa Kỳ cho rằng, họ sẽ cung cấp đầy đủ đạn dược với phí tổn nhẹ hơn so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đúng hay không thì chưa rõ, vì phải nắm được giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ mới so sánh được, với lại trong nghiên cứu chiến lược lắm khi người ta chấp nhận phí tổn cao về kinh tế để đạt được mục đích khác cao hơn như mục đích chính trị chẳng hạn. Giả thuyết rằng, một viên đạn sản xuất tại Việt Nam cùng phẩm chất mà giá thành cao hơn giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ, chánh phủ vẫn chấp nhận được vì cái cốt lõi của mục đích là khả năng tự lực, còn giá thành không phải là yếu tố quyết định. Nhưng điều đó cho phép ta nhận định là Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa dần dần ra khỏi tầm kiểm soát của họ, mà đây là bước đầu Hội Đồng Quản Trị muốn thử nghiệm. Và theo Đại tá Hoa, đây là nguyên nhân thứ hai góp phần dẫn đến quyết định đánh sập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà lại là quyết định từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!
Số tiền thanh trả cho quân nhân và gia đình ra khỏi Quỹ, ngày được gia tăng nhiều hơn lúc đầu nhờ vào số lời thu được từ các nguồn đầu tư.
Đùng một cái, Tổng Thống chỉ thị Phó Tổng Thống Trần Văn Hương thành lập Ủy Ban Thanh Tra do Đại Tá Trương Bảy (về sau là Chuẩn Tướng ngành Cảnh Sát) trách nhiệm, và Cục Mãi Dịch là cơ quan được nhắm vào như là trọng tâm. Đại Tá Trương Bảy là sĩ quan ngành Tiếp Vận, và ông là vị Cục Trưởng thứ hai từ khi ngành Mãi Dịch trong quân đội thành lập năm 1964. Cơ quan này căn cứ vào thể lệ mãi ước hành chánh quốc gia, và căn cứ vào nhu cầu cùng những điều kiện kỹ thuật do các ngành liên hệ cung cấp, có trách nhiệm thiết lập hồ sơ đấu thầu và đệ trình Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận (nếu khế ước có trị giá đến 80 triệu đồng lúc thành lập ngành, và năm 1973 tăng lên đến 200 triệu) và Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu quyết định (nếu khế ước trị giá 80.000.001 đồng trở lên, và năm 1973 thì từ 200.000.001 đồng trở lên).
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
Khi thành lập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, không ít sĩ quan ngay tại quân trấn Sài Gòn tỏ ý than phiền việc thành lập Quỹ cũng như Hội Đồng Quản Trị Quỹ này không nằm trong nguyên tắc hành chánh nào cả, vì tổ chức này không hoàn toàn quân sự cũng không hoàn toàn là dân sự. Nhưng khi Quỹ bị bắt buộc giải tán và chi trả tài sản cho quân nhân thì dư luận quay lại ủng hộ Quỹ, cho rằng Tổng Thống đã bị "tài phiệt Chợ Lớn" và Hoa Kỳ khống chế, đành tâm đánh sụp một cơ sở tài chánh mà "tài phiệt Chợ Lớn" rất sợ sẽ mất độc quyền về kinh tế tài chánh. Đúng hay không, tôi không có được những bằng chứng xác đáng về việc này nên không dám đánh giá, nhưng rõ ràng là sự sụp đổ của Quỹ Tương Trợ Và Tiết Kiệm Quân Nhân đã dẫn đến bữa tiệc rất trọng thể của nhiều nhà "tài phiệt Chợ Lớn".
Sở dĩ Cục Trưởng Cục Mãi Dịch bị Ủy Ban Thanh Tra nhắm vào vì Cục Trưởng là một thành viên trong Ủy Ban Thực Hiện cung cấp máy móc dụng cụ cho cao ốc số 8 đại lộ Nguyễn Huệ nói trên, đặc biệt là các thang máy chở đồ và chở người cho cao ốc này, trị giá chung là 60.000.000,00 đồng Việt Nam. Ủy Ban Thanh Tra kết luận, việc thực hiện hai loại thang máy nói trên là không đúng nguyên tắc, và hệ quả là vị Cục Trưởng bị phạt và bị cách chức. Ủy Ban Thanh Tra cho rằng, đáng lẽ Ủy ban Thực Hiện phải mở cuộc đấu thầu công khai với các nhà thầu quốc tế lẫn trong nước, đằng này Ủy Ban Thực Hiện chỉ "gọi thầu trực tiếp" dù là với nhà thầu quốc tế, nghĩa là mời các nhà thầu mà Ủy Ban Thực Hiện xét thấy có khả năng thi hành khế ước để khảo giá trực tiếp rồi trình lên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Sở dĩ trình lên Hội Đồng Quản Trị vì ngân khoản này không thuộc ngân sách quốc gia, mà là ngân khoản của Quỹ. Thật ra theo nguyên tắc mãi ước hành chánh do chánh phủ Pháp ban hành năm 1899 (chính xác là vậy đó), mà nền hành chánh Việt Nam Cộng Hòa vẫn áp dụng không mảy may thay đổi điều khoản căn bản nào cả. Cũng theo đó, "đấu thầu công khai" hay "gọi thầu trực tiếp", đều đúng nguyên tắc cả, có điều là mỗi nhu cầu tùy theo trường hợp và thực hiện theo cách nào cho là thích hợp nhất mà áp dụng, nhưng nhất thiết phải có lợi cho ngân sách. Xét cho đúng thì không có gì trái nguyên tắc cả, với lại lần thực hiện đó giảm chi được khoản tiền đáng kể mà lại được món hàng tốt nữa. Nhưng khi cấp thẩm quyền muốn cho nó sập thì kết luận phải cho nó sập, vì đó là lệnh của Tổng Thống mà!
Lúc ấy Đại tá Hoa đang phục vụ tại Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận (Cần Thơ), được cử thay thế vị Cục Trưởng nói trên. Bấy giờ là tháng 6 năm 1972. Đại tá Hoa đương nhiên là thành viên trong Ủy Ban Thanh Lý tài sản của Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân. Ủy Ban Thanh Lý do Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí/Bộ Quốc Phòng giữ chức Chủ Tịch, có nhiệm vụ thanh lý và hoàn trả những khoản còn lại trong thời gian thực hiện cao ốc số 8 đại lộ Nguyễn Huệ, mà trọng tâm là xác định mức độ công tác hoàn thành của nhà thầu Huỳnh Thi (?). Về họ thì ông chắc chắn là đúng, nhưng về tên của nhà thầu thì ông chưa dám xác định.
Trong thời gian tham gia Ủy Ban này, Đại tá Hoa được biết một số sự kiện, đồng thời Trung Tá Bùi Hy Trọng -Cục Phó Cục Mãi Dịch lúc thực hiện hàng cho cao ốc số 8 Nguyễn Huệ- cung cấp cho ông những con số sau đây:
Đến khi bị cưỡng bách giải tán thì số vốn do đóng góp là 3.520.000.000,00 (3 tỷ 520 triệu) đồng Việt Nam.
Trước đó, số tiền chi trả cho quân nhân giải ngũ, về hưu, hi sinh, từ trần hay mất tích, là 460.000.000,00 (460 triệu) đồng.
Khi thanh lý tài sản, đã chi trả cho toàn thể quân nhân hội viên (gồm cả tiền lời) lên đến 3.500.000.000,00 (3 tỷ 500 triệu) đồng.
Đã chi ra 360.000.000,00 (360 triệu) đồng vào công trình xây dựng cao ốc Nguyễn Huệ.
Số tiền còn lại trong ngân hàng là 500.000.000,00 (500 triệu) cùng với tài sản tại các công ty của Quỹ ước tính cũng đến vài chục triệu nữa.
Cao ốc số 8 Nguyễn Huệ gồm 12 tầng, cộng với sân thượng dự trù sử dụng một nửa phía đại lộ Nguyễn Huệ để cho thuê khai thác nhà hàng có ca nhạc, và một tầng hầm làm chỗ đậu xe (parking) với lối ra vào dành cho xe chuyên chở hàng hóa sử dụng chuyển vận lên các tầng trên, và hai máy phát điện đủ cung cấp điện năng cho cao ốc khi bị cúp điện.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen
TT Nguyễn Văn Thiệu giải tán “Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân”1967-1972
Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
(từ năm 1974 kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân)
Như đã trình bày, trong tiến trình hình thành Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, số tiền thu vào ngày mỗi tăng. Khi quân số chủ lực quân gia tăng thì số vốn hằng tháng cũng theo đó mà gia tăng. Sau đây là những ghi nhận về những diễn biến liên quan này đến hệ thống tài chánh này (phần tiếp theo kỳ trước), dựa theo lời kể cựu Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.
Quan điểm táo bạo nhất là Hội Đồng Quản Trị Quỹ Tương trợ và Tiết kiệm Quân nhân sẽ tiến đến xây dựng nhà máy sản xuất đạn bắn thẳng mà khởi đầu là tân trang. Quan điểm này càng trở nên mạnh mẽ khi Trung Tướng (đã được thăng cấp) Đồng Văn Khuyên được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Không biết do đâu mà quan điểm này lọt ra ngoài, và phía Hoa Kỳ bắn tiếng xa gần là sẽ không hỗ trợ mục tiêu này nếu như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Rất có thể đây là nguyên nhân thứ hai mà Đại tá Hoa đã trình bày ở phần trước. Hoa Kỳ cho rằng, họ sẽ cung cấp đầy đủ đạn dược với phí tổn nhẹ hơn so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đúng hay không thì chưa rõ, vì phải nắm được giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ mới so sánh được, với lại trong nghiên cứu chiến lược lắm khi người ta chấp nhận phí tổn cao về kinh tế để đạt được mục đích khác cao hơn như mục đích chính trị chẳng hạn. Giả thuyết rằng, một viên đạn sản xuất tại Việt Nam cùng phẩm chất mà giá thành cao hơn giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ, chánh phủ vẫn chấp nhận được vì cái cốt lõi của mục đích là khả năng tự lực, còn giá thành không phải là yếu tố quyết định. Nhưng điều đó cho phép ta nhận định là Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa dần dần ra khỏi tầm kiểm soát của họ, mà đây là bước đầu Hội Đồng Quản Trị muốn thử nghiệm. Và theo Đại tá Hoa, đây là nguyên nhân thứ hai góp phần dẫn đến quyết định đánh sập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà lại là quyết định từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!
Số tiền thanh trả cho quân nhân và gia đình ra khỏi Quỹ, ngày được gia tăng nhiều hơn lúc đầu nhờ vào số lời thu được từ các nguồn đầu tư.
Đùng một cái, Tổng Thống chỉ thị Phó Tổng Thống Trần Văn Hương thành lập Ủy Ban Thanh Tra do Đại Tá Trương Bảy (về sau là Chuẩn Tướng ngành Cảnh Sát) trách nhiệm, và Cục Mãi Dịch là cơ quan được nhắm vào như là trọng tâm. Đại Tá Trương Bảy là sĩ quan ngành Tiếp Vận, và ông là vị Cục Trưởng thứ hai từ khi ngành Mãi Dịch trong quân đội thành lập năm 1964. Cơ quan này căn cứ vào thể lệ mãi ước hành chánh quốc gia, và căn cứ vào nhu cầu cùng những điều kiện kỹ thuật do các ngành liên hệ cung cấp, có trách nhiệm thiết lập hồ sơ đấu thầu và đệ trình Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận (nếu khế ước có trị giá đến 80 triệu đồng lúc thành lập ngành, và năm 1973 tăng lên đến 200 triệu) và Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu quyết định (nếu khế ước trị giá 80.000.001 đồng trở lên, và năm 1973 thì từ 200.000.001 đồng trở lên).
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
Khi thành lập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, không ít sĩ quan ngay tại quân trấn Sài Gòn tỏ ý than phiền việc thành lập Quỹ cũng như Hội Đồng Quản Trị Quỹ này không nằm trong nguyên tắc hành chánh nào cả, vì tổ chức này không hoàn toàn quân sự cũng không hoàn toàn là dân sự. Nhưng khi Quỹ bị bắt buộc giải tán và chi trả tài sản cho quân nhân thì dư luận quay lại ủng hộ Quỹ, cho rằng Tổng Thống đã bị "tài phiệt Chợ Lớn" và Hoa Kỳ khống chế, đành tâm đánh sụp một cơ sở tài chánh mà "tài phiệt Chợ Lớn" rất sợ sẽ mất độc quyền về kinh tế tài chánh. Đúng hay không, tôi không có được những bằng chứng xác đáng về việc này nên không dám đánh giá, nhưng rõ ràng là sự sụp đổ của Quỹ Tương Trợ Và Tiết Kiệm Quân Nhân đã dẫn đến bữa tiệc rất trọng thể của nhiều nhà "tài phiệt Chợ Lớn".
Sở dĩ Cục Trưởng Cục Mãi Dịch bị Ủy Ban Thanh Tra nhắm vào vì Cục Trưởng là một thành viên trong Ủy Ban Thực Hiện cung cấp máy móc dụng cụ cho cao ốc số 8 đại lộ Nguyễn Huệ nói trên, đặc biệt là các thang máy chở đồ và chở người cho cao ốc này, trị giá chung là 60.000.000,00 đồng Việt Nam. Ủy Ban Thanh Tra kết luận, việc thực hiện hai loại thang máy nói trên là không đúng nguyên tắc, và hệ quả là vị Cục Trưởng bị phạt và bị cách chức. Ủy Ban Thanh Tra cho rằng, đáng lẽ Ủy ban Thực Hiện phải mở cuộc đấu thầu công khai với các nhà thầu quốc tế lẫn trong nước, đằng này Ủy Ban Thực Hiện chỉ "gọi thầu trực tiếp" dù là với nhà thầu quốc tế, nghĩa là mời các nhà thầu mà Ủy Ban Thực Hiện xét thấy có khả năng thi hành khế ước để khảo giá trực tiếp rồi trình lên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Sở dĩ trình lên Hội Đồng Quản Trị vì ngân khoản này không thuộc ngân sách quốc gia, mà là ngân khoản của Quỹ. Thật ra theo nguyên tắc mãi ước hành chánh do chánh phủ Pháp ban hành năm 1899 (chính xác là vậy đó), mà nền hành chánh Việt Nam Cộng Hòa vẫn áp dụng không mảy may thay đổi điều khoản căn bản nào cả. Cũng theo đó, "đấu thầu công khai" hay "gọi thầu trực tiếp", đều đúng nguyên tắc cả, có điều là mỗi nhu cầu tùy theo trường hợp và thực hiện theo cách nào cho là thích hợp nhất mà áp dụng, nhưng nhất thiết phải có lợi cho ngân sách. Xét cho đúng thì không có gì trái nguyên tắc cả, với lại lần thực hiện đó giảm chi được khoản tiền đáng kể mà lại được món hàng tốt nữa. Nhưng khi cấp thẩm quyền muốn cho nó sập thì kết luận phải cho nó sập, vì đó là lệnh của Tổng Thống mà!
Lúc ấy Đại tá Hoa đang phục vụ tại Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận (Cần Thơ), được cử thay thế vị Cục Trưởng nói trên. Bấy giờ là tháng 6 năm 1972. Đại tá Hoa đương nhiên là thành viên trong Ủy Ban Thanh Lý tài sản của Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân. Ủy Ban Thanh Lý do Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí/Bộ Quốc Phòng giữ chức Chủ Tịch, có nhiệm vụ thanh lý và hoàn trả những khoản còn lại trong thời gian thực hiện cao ốc số 8 đại lộ Nguyễn Huệ, mà trọng tâm là xác định mức độ công tác hoàn thành của nhà thầu Huỳnh Thi (?). Về họ thì ông chắc chắn là đúng, nhưng về tên của nhà thầu thì ông chưa dám xác định.
Trong thời gian tham gia Ủy Ban này, Đại tá Hoa được biết một số sự kiện, đồng thời Trung Tá Bùi Hy Trọng -Cục Phó Cục Mãi Dịch lúc thực hiện hàng cho cao ốc số 8 Nguyễn Huệ- cung cấp cho ông những con số sau đây:
Đến khi bị cưỡng bách giải tán thì số vốn do đóng góp là 3.520.000.000,00 (3 tỷ 520 triệu) đồng Việt Nam.
Trước đó, số tiền chi trả cho quân nhân giải ngũ, về hưu, hi sinh, từ trần hay mất tích, là 460.000.000,00 (460 triệu) đồng.
Khi thanh lý tài sản, đã chi trả cho toàn thể quân nhân hội viên (gồm cả tiền lời) lên đến 3.500.000.000,00 (3 tỷ 500 triệu) đồng.
Đã chi ra 360.000.000,00 (360 triệu) đồng vào công trình xây dựng cao ốc Nguyễn Huệ.
Số tiền còn lại trong ngân hàng là 500.000.000,00 (500 triệu) cùng với tài sản tại các công ty của Quỹ ước tính cũng đến vài chục triệu nữa.
Cao ốc số 8 Nguyễn Huệ gồm 12 tầng, cộng với sân thượng dự trù sử dụng một nửa phía đại lộ Nguyễn Huệ để cho thuê khai thác nhà hàng có ca nhạc, và một tầng hầm làm chỗ đậu xe (parking) với lối ra vào dành cho xe chuyên chở hàng hóa sử dụng chuyển vận lên các tầng trên, và hai máy phát điện đủ cung cấp điện năng cho cao ốc khi bị cúp điện.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen