Quán Bên Đường
TƯỞNG NIỆM BS VĂN VĂN CỦA VỚI "MỘNG ĐÃ THÀNH"
Một quân y sỹ đàn anh đã vỉnh viển từ giả chúng ta sau môt thời gian chống đở với bệnh tật với tất cả nghị lực phi thường mà Anh đã biểu hiện trong suốt cuộc đời lính của Anh. Bác sỹ Văn Văn Của đã nhẩy "saut dù" cuối cùng theo những nghi thức và kế hoạch mà Anh đã đơn độc và chủ động chuẩn bị trước, lúc còn đầy đủ sáng suốt trên giường bệnh tại Pháp.
Đơn độc trong cuộc đời, đơn độc trong làm việc, đơn độc trong mọi quyết định, đơn độc trong mọi hành động, tận dụng tối đa mọi nổ lực thể chất và tinh thần của chính mình, Anh Của chỉ có mục đích là noi gương cho toàn đơn vị Quân Y mà Anh chỉ huy và thực hiên cho bằng được những giấc mơ mà Anh từng ấp ủ. Sự đơn độc và nhiệt tình của Anh làm cho Anh chỉ tin duy nhất vào bản thân của Anh mà thôi và chỉ chấp nhận sự tuân thủ tuyệt đối của mọi người dưới quyền mà Anh đã lôi cuốn theo hướng đi được Anh đã vạch sẳng. Ý niệm thời gian trong cuộc sống không có ý nghỉa gì đối với Anh, một khi Anh đã có kế hoạch và chương trình hành động để xây dựng đơn vị : thời giờ sống thường nhật của Anh với nhiệm vụ Y sỹ Trưởng của Binh Chủng Nhẩy Dù đều diển tiến trong đơn vị, vì đối với Anh, đơn vị là lẽ sống, đơn vị là môi trường để Anh phát huy khả năng, đơn vị là niềm vui tạo sự ổn định cho Anh, vì đơn vị là cứu cánh cho mọi lo âu riêng tư khác. Anh thường tự cho là chỉ được giải trí và nghỉ ngơi khi Anh vác hành trang đi xuống hành quân theo các đơn vị tác chiến, để thay thế một đồng nghiệp đàn em đang khiếm khuyết, vì trong thời điểm Anh chỉ huy, số quân y sỹ dưới quyền của Anh còn rất thiếu hụt so với nhu cầu.
Anh là một con người đã say mê và chỉ vừa lòng với sự quá độ, quá độ trong công tác, quá độ trong sinh hoạt hàng ngày, quá độ trong ước mơ, quá độ trong học hỏi tăng tiến chuyên môn, quá độ trong sự hy sinh bản thân, quá độ trong việc đối xử với mọi người, quá độ trong tình cảm với bạn bè, thuộc hạ và đặc biệt với thương bệnh binh, và vì mải theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra, ngay cả trong những chi tiết, lúc nào Anh cũng cảm thấy chưa hoàn tất được việc gì mong ước và luôn luôn bị ám ảnh bởi những "Mộng Không Thành" đang còn tồn tại trong Anh cho đến ngày Anh nhắm mắt. Nói chung, vì trót tự đặt cho mình tiêu chuẩn quá độ nầy, Anh đã trở thành dưới mắt của mọi người một thứ siêu nhân, không biết mệt mỏi, lúc nào cũng âm thầm đối phó với thử thách, bám chặt vào vai trò của một biểu tượng gương mẩu, dấn thân vào kế hoạch đã được thiết kế và thách thức thi đua với kẻ đối nghịch.
Thành tích và sự hăng say của Anh đã đưa Anh đến một trách nhiệm quá phức tạp trong tình thế rất giao động của đất nước: trách nhiệm điều khiển và quản lý thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa, Đô Thành Sàigòn - Chợ Lón. Từ việc chỉ huy một đơn vị có kỹ luật, có khung cách phục vụ, gòm toàn là quân nhân tình nguyện tinh nhuệ, có lập trường quốc gia vững chắc, Anh đã can đảm đứng ra để chăm sóc cho sự sinh hoạt và phát triển của một cồng đồng tạp nhạp hơn 5 triệu người, phần đông là cư dân nghèo khổ của ngoại thành, hiển nhiên là có những thành phần quốc gia chống Cộng, nhưng cũng có thành phần chỉ biết lo trục lợi vì chiến tranh, thành phần đội lớp quốc gia thờ ma Cộng Sản, và thành phần Cộng Sản nằm vùng trà trộn vào dân chúng đô thị để phá hoại và khủng bố. Những biến cố quân sự và chính trị của thời gian Tết Mậu Thân đã biến Anh thành một phế nhân, trong lúc Anh đang thi hành nhiệm vụ Đô Trưởng, không còn đủ năng lực như xưa mặc dù nhiệt huyết phục vụ của Anh vẫn còn nguyên vẹn như độ nào.
Được đi chửa thương vong tại nước ngoài, thay vì nghỉ ngơi và chờ hồi phục, Anh đã lợi dụng thời gian chửa bệnh để ghi danh vào Đại Học Tulane, để lấy thêm tước vị Hậu Đại Học về Y Tế Công Cộng và khi về nước vẫn còn chiến tranh, Anh đã đem kiến thức của Anh để phục vụ ngành Y Tế dân sự cho đến những giây phút cuối cùng của sự xụp đổ miền Nam. Một lần nửa Anh lại thản nhiên vào tù Công Sản để đối phó với mọi cực hình mà Cộng Sản đã dành cho cựu nhân viên của Chính Phủ VNCH, và cũng như trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt mà Anh đã phải đương đầu trước đây, sức lực chịu đựng phi thường của Anh đã cho phép Anh tiếp tục sống và giử vững tinh thần, để đi tiếp đoạn đường còn lại của cuộc đời. Sự nghiệp thăng trầm đã qua của Anh, như Anh đã viết trong Hồi Ký "Mộng Không Thành", đã chứng tỏ lúc nào Anh cũng vượt qua thành công mọi nghịch cảnh mà Anh đã gặp phải, và Anh đã chứng minh một cách hùng hồn và hơn một lần cho chúng ta thấy rằng Anh đã điều khiển được cánh dù mở theo ý muốn, sau khi đã nhẩy ra khỏi phi cơ bay lượn tự do trên bầu trời bao la, cũng như Anh đã điều khiển được cuộc sống và sự nghiệp của Anh trở lại vùng tươi sáng hơn, sau khi bị chìm đấm khổ nhục trong những biến cố tâm tối của thời cuộc. Chúng ta đã mất đi một biểu tượng đàn anh, có một không hai và suy ngẩm lại, chúng ta rất tiếc giùm cho Anh Của đã quá hao tốn năng lượng vì đã hăng say theo duổi những "mộng không thành" trong thời còn sung sức, nên chưa được hưởng những gì vui nhất và nhàn hạ nhất của cuộc sống lúc về chiều. Những gì Anh Của lúc sinh thời đã làm, đã thực hiện, trong việc phục vụ quân lực, tham chính, học hỏi đổ đạt ở nước ngoài, phục vụ ngành y tế công cộng, nghiên cứu chửa bệnh bằng châm cứu, đều là nhửng "Mộng Đã Thành" của một người y sỹ đàn anh đáng kính và đáng khâm phục. Trong niềm thương tiếc Anh, những người đi sau Anh vẫn ghi mãi mãi trong ký ức hình ảnh của một biểu tượng đã dùng hết năng lực và trí óc của mình để phục vụ đất nước mà không hề nghỉ đến những điều lợi cho bản thân.
Một Quân Y sỹ của Nhóm QYND 08-17-03.
Tân Sơn Hòa chuyển
TƯỞNG NIỆM BS VĂN VĂN CỦA VỚI "MỘNG ĐÃ THÀNH"
Một quân y sỹ đàn anh đã vỉnh viển từ giả chúng ta sau môt thời gian chống đở với bệnh tật với tất cả nghị lực phi thường mà Anh đã biểu hiện trong suốt cuộc đời lính của Anh. Bác sỹ Văn Văn Của đã nhẩy "saut dù" cuối cùng theo những nghi thức và kế hoạch mà Anh đã đơn độc và chủ động chuẩn bị trước, lúc còn đầy đủ sáng suốt trên giường bệnh tại Pháp.
Đơn độc trong cuộc đời, đơn độc trong làm việc, đơn độc trong mọi quyết định, đơn độc trong mọi hành động, tận dụng tối đa mọi nổ lực thể chất và tinh thần của chính mình, Anh Của chỉ có mục đích là noi gương cho toàn đơn vị Quân Y mà Anh chỉ huy và thực hiên cho bằng được những giấc mơ mà Anh từng ấp ủ. Sự đơn độc và nhiệt tình của Anh làm cho Anh chỉ tin duy nhất vào bản thân của Anh mà thôi và chỉ chấp nhận sự tuân thủ tuyệt đối của mọi người dưới quyền mà Anh đã lôi cuốn theo hướng đi được Anh đã vạch sẳng. Ý niệm thời gian trong cuộc sống không có ý nghỉa gì đối với Anh, một khi Anh đã có kế hoạch và chương trình hành động để xây dựng đơn vị : thời giờ sống thường nhật của Anh với nhiệm vụ Y sỹ Trưởng của Binh Chủng Nhẩy Dù đều diển tiến trong đơn vị, vì đối với Anh, đơn vị là lẽ sống, đơn vị là môi trường để Anh phát huy khả năng, đơn vị là niềm vui tạo sự ổn định cho Anh, vì đơn vị là cứu cánh cho mọi lo âu riêng tư khác. Anh thường tự cho là chỉ được giải trí và nghỉ ngơi khi Anh vác hành trang đi xuống hành quân theo các đơn vị tác chiến, để thay thế một đồng nghiệp đàn em đang khiếm khuyết, vì trong thời điểm Anh chỉ huy, số quân y sỹ dưới quyền của Anh còn rất thiếu hụt so với nhu cầu.
Anh là một con người đã say mê và chỉ vừa lòng với sự quá độ, quá độ trong công tác, quá độ trong sinh hoạt hàng ngày, quá độ trong ước mơ, quá độ trong học hỏi tăng tiến chuyên môn, quá độ trong sự hy sinh bản thân, quá độ trong việc đối xử với mọi người, quá độ trong tình cảm với bạn bè, thuộc hạ và đặc biệt với thương bệnh binh, và vì mải theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra, ngay cả trong những chi tiết, lúc nào Anh cũng cảm thấy chưa hoàn tất được việc gì mong ước và luôn luôn bị ám ảnh bởi những "Mộng Không Thành" đang còn tồn tại trong Anh cho đến ngày Anh nhắm mắt. Nói chung, vì trót tự đặt cho mình tiêu chuẩn quá độ nầy, Anh đã trở thành dưới mắt của mọi người một thứ siêu nhân, không biết mệt mỏi, lúc nào cũng âm thầm đối phó với thử thách, bám chặt vào vai trò của một biểu tượng gương mẩu, dấn thân vào kế hoạch đã được thiết kế và thách thức thi đua với kẻ đối nghịch.
Thành tích và sự hăng say của Anh đã đưa Anh đến một trách nhiệm quá phức tạp trong tình thế rất giao động của đất nước: trách nhiệm điều khiển và quản lý thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa, Đô Thành Sàigòn - Chợ Lón. Từ việc chỉ huy một đơn vị có kỹ luật, có khung cách phục vụ, gòm toàn là quân nhân tình nguyện tinh nhuệ, có lập trường quốc gia vững chắc, Anh đã can đảm đứng ra để chăm sóc cho sự sinh hoạt và phát triển của một cồng đồng tạp nhạp hơn 5 triệu người, phần đông là cư dân nghèo khổ của ngoại thành, hiển nhiên là có những thành phần quốc gia chống Cộng, nhưng cũng có thành phần chỉ biết lo trục lợi vì chiến tranh, thành phần đội lớp quốc gia thờ ma Cộng Sản, và thành phần Cộng Sản nằm vùng trà trộn vào dân chúng đô thị để phá hoại và khủng bố. Những biến cố quân sự và chính trị của thời gian Tết Mậu Thân đã biến Anh thành một phế nhân, trong lúc Anh đang thi hành nhiệm vụ Đô Trưởng, không còn đủ năng lực như xưa mặc dù nhiệt huyết phục vụ của Anh vẫn còn nguyên vẹn như độ nào.
Được đi chửa thương vong tại nước ngoài, thay vì nghỉ ngơi và chờ hồi phục, Anh đã lợi dụng thời gian chửa bệnh để ghi danh vào Đại Học Tulane, để lấy thêm tước vị Hậu Đại Học về Y Tế Công Cộng và khi về nước vẫn còn chiến tranh, Anh đã đem kiến thức của Anh để phục vụ ngành Y Tế dân sự cho đến những giây phút cuối cùng của sự xụp đổ miền Nam. Một lần nửa Anh lại thản nhiên vào tù Công Sản để đối phó với mọi cực hình mà Cộng Sản đã dành cho cựu nhân viên của Chính Phủ VNCH, và cũng như trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt mà Anh đã phải đương đầu trước đây, sức lực chịu đựng phi thường của Anh đã cho phép Anh tiếp tục sống và giử vững tinh thần, để đi tiếp đoạn đường còn lại của cuộc đời. Sự nghiệp thăng trầm đã qua của Anh, như Anh đã viết trong Hồi Ký "Mộng Không Thành", đã chứng tỏ lúc nào Anh cũng vượt qua thành công mọi nghịch cảnh mà Anh đã gặp phải, và Anh đã chứng minh một cách hùng hồn và hơn một lần cho chúng ta thấy rằng Anh đã điều khiển được cánh dù mở theo ý muốn, sau khi đã nhẩy ra khỏi phi cơ bay lượn tự do trên bầu trời bao la, cũng như Anh đã điều khiển được cuộc sống và sự nghiệp của Anh trở lại vùng tươi sáng hơn, sau khi bị chìm đấm khổ nhục trong những biến cố tâm tối của thời cuộc. Chúng ta đã mất đi một biểu tượng đàn anh, có một không hai và suy ngẩm lại, chúng ta rất tiếc giùm cho Anh Của đã quá hao tốn năng lượng vì đã hăng say theo duổi những "mộng không thành" trong thời còn sung sức, nên chưa được hưởng những gì vui nhất và nhàn hạ nhất của cuộc sống lúc về chiều. Những gì Anh Của lúc sinh thời đã làm, đã thực hiện, trong việc phục vụ quân lực, tham chính, học hỏi đổ đạt ở nước ngoài, phục vụ ngành y tế công cộng, nghiên cứu chửa bệnh bằng châm cứu, đều là nhửng "Mộng Đã Thành" của một người y sỹ đàn anh đáng kính và đáng khâm phục. Trong niềm thương tiếc Anh, những người đi sau Anh vẫn ghi mãi mãi trong ký ức hình ảnh của một biểu tượng đã dùng hết năng lực và trí óc của mình để phục vụ đất nước mà không hề nghỉ đến những điều lợi cho bản thân.
Một Quân Y sỹ của Nhóm QYND 08-17-03.
Tân Sơn Hòa chuyển