Sức khỏe và đời sống
Tại sao các cuộc điện đàm của ông Trump liên tục bị rò rỉ?
TTO - Bạch Ốc đang tìm hiểu bí ẩn về việc các cuộc điện đàm của Tổng thống Donald Trump với các nhà lãnh đạo khác liên tục xuất hiện trên mặt báo.
TTO - Nhà Trắng
đang tìm hiểu bí ẩn về việc các cuộc điện đàm của Tổng thống Donald
Trump với các nhà lãnh đạo khác liên tục xuất hiện trên mặt báo.
Ông Trump nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin qua điện thoại ngày 28-1 - Ảnh: Bloomberg |
“Gián điệp” trong Nhà Trắng?
Cùng ngày diễn
ra cuộc gọi với ông Putin (28-1), báo Washington Post đăng bài tường
thuật nội dung cuộc nói chuyện giữa ông Trump và Thủ tướng Úc Malcolm
Turnbull, trong đó ông Trump chỉ trích một thỏa thuận trao đỏi người tị
nạn thời Obama và dập máy ngang xương!
Trước đó một
ngày là một cuộc gọi khác của ông Trump (cũng căng thẳng không kém) với
Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto. Trong cả ba cuộc gọi, ông Trump
được mô tả là đã tranh thủ "tự sướng" tâng bốc thành quả chính trị và sự
nổi tiếng của mình.
Sau các bản tin
về cuộc gọi sang Úc và Mexico, ông Trump xuất hiện trên kênh Fox News
và gọi các vụ rò rỉ là “xấu hổ”. Ông cáo buộc “người của Obama” trong
Nhà Trắng đang tuồn tin tức ra ngoài cho truyền thông.
Trong cuộc gọi
giữa ông Trump và ông Putin, nhà lãnh đạo Nga đặt ra khả năng nối lại
đàm phán với Mỹ trong một loạt vấn đề, trong đó gồm gia hạn hiệp ước cắt
giảm vũ khí hạt nhân (START) mới. Hãng Reuters đưa tin ông Trump đã
ngừng lại để hỏi trợ lý về hiệp ước ông Putin đề cập trước khi phản đối,
cho rằng nó có lợi cho Nga nhiều hơn.
Thư ký báo chí
Nhà Trắng Spicer không bình luận về chi tiết cuộc gọi nhưng phủ nhận
việc ông Trump không rành về hiệp ước với Nga. Ông này cho rằng Tổng
thống đơn thuần chỉ tham khảo ý kiến một cố vấn trong cuộc nói chuyện
vốn thực hiện qua phiên dịch.
Ông Spicer
khẳng định Tổng thống Trump “rất quan tâm” tới các vụ rò rỉ tin tức, vốn
theo đánh giá của ông là vi phạm các giao thức và luật pháp. Và người
hưởng lợi từ các vụ rò rỉ trước tiên là truyền thông Mỹ, không dễ gì để
nhóm này tiếp cận những tin tức “thâm cung bí sử” dưới thời ông Obama.
Nội bộ lục đục?
Với những người
ủng hộ ông Trump thì mọi thứ lại khác. “Đã có hàng khối thứ bị rò rỉ.
Cứ như mọi người ai cũng làm điều đó (tiết lộ thông tin). Tôi không biết
nó ảnh hưởng đến tinh thần ra sao nhưng rõ ràng là gây phân tán” - một
người ủng hộ ông Trump làm việc bên ngoài Nhà Trắng bày tỏ quan ngại
Theo báo The
Hill, nguồn tin này nhận định các vụ rò rỉ đang làm ảnh hưởng đến chính
phủ, buộc các quan chức Nhà Trắng phải đối phó với rắc rối nội bộ thay
vì các đối thủ khác bên ngoài.
Những đồn đoán
về sự lục đục trong dàn cố vấn của ông Trump sẽ không biến mất trong một
sớm một chiều. Cứ mỗi thông tin bị tiết lộ ra ngoài sẽ lập tức bị phân
tích xem ai là người đứng sau cũng như mục tiêu bị công kích là ai.
Thuyết âm mưu
tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa Stephen Bannon, cựu lãnh đạo
trang Breitbart News hiện là cố vấn cao cấp của Tổng thống, và cựu chủ
tịch Ủy ban quốc gia Đảng Cộng hòa Reince Priebus, hiện là Chánh văn
phòng Nhà Trắng.
Ông Trump bổ
nhiệm hai nhân vật này cùng lúc và dư luận lúc đó đã cho rằng họ có khả
năng xung đột nhau. Bannon là người chống lại hệ thống chính trị kiểu cũ
trong khi Priebus là biểu tượng của hệ thống đó.
Tuy nhiên cũng
có ý kiến cho rằng lời giải thích nội bộ Nhà Trắng chia làm hai phe là
quá đơn giản, ông Bannon và Priebus có thể thỏa hiệp nhiều hơn người ta
nghĩ.
Bên cạnh đó,
một số người khác lưu ý vẫn còn những tay chơi lớn bên trong Nhà Trắng
với vai trò không đơn thuần là lính lác của hai phe Bannon và Priebus.
Hai cái tên thường được nhắc đến là cố vấn Tổng thống Kellyanne Conway
và con rể ông Trump - Jared Kushner.
Mai Anh chuyển
Mai Anh chuyển
Tại sao các cuộc điện đàm của ông Trump liên tục bị rò rỉ?
TTO - Bạch Ốc đang tìm hiểu bí ẩn về việc các cuộc điện đàm của Tổng thống Donald Trump với các nhà lãnh đạo khác liên tục xuất hiện trên mặt báo.
TTO - Nhà Trắng
đang tìm hiểu bí ẩn về việc các cuộc điện đàm của Tổng thống Donald
Trump với các nhà lãnh đạo khác liên tục xuất hiện trên mặt báo.
Ông Trump nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin qua điện thoại ngày 28-1 - Ảnh: Bloomberg |
“Gián điệp” trong Nhà Trắng?
Cùng ngày diễn
ra cuộc gọi với ông Putin (28-1), báo Washington Post đăng bài tường
thuật nội dung cuộc nói chuyện giữa ông Trump và Thủ tướng Úc Malcolm
Turnbull, trong đó ông Trump chỉ trích một thỏa thuận trao đỏi người tị
nạn thời Obama và dập máy ngang xương!
Trước đó một
ngày là một cuộc gọi khác của ông Trump (cũng căng thẳng không kém) với
Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto. Trong cả ba cuộc gọi, ông Trump
được mô tả là đã tranh thủ "tự sướng" tâng bốc thành quả chính trị và sự
nổi tiếng của mình.
Sau các bản tin
về cuộc gọi sang Úc và Mexico, ông Trump xuất hiện trên kênh Fox News
và gọi các vụ rò rỉ là “xấu hổ”. Ông cáo buộc “người của Obama” trong
Nhà Trắng đang tuồn tin tức ra ngoài cho truyền thông.
Trong cuộc gọi
giữa ông Trump và ông Putin, nhà lãnh đạo Nga đặt ra khả năng nối lại
đàm phán với Mỹ trong một loạt vấn đề, trong đó gồm gia hạn hiệp ước cắt
giảm vũ khí hạt nhân (START) mới. Hãng Reuters đưa tin ông Trump đã
ngừng lại để hỏi trợ lý về hiệp ước ông Putin đề cập trước khi phản đối,
cho rằng nó có lợi cho Nga nhiều hơn.
Thư ký báo chí
Nhà Trắng Spicer không bình luận về chi tiết cuộc gọi nhưng phủ nhận
việc ông Trump không rành về hiệp ước với Nga. Ông này cho rằng Tổng
thống đơn thuần chỉ tham khảo ý kiến một cố vấn trong cuộc nói chuyện
vốn thực hiện qua phiên dịch.
Ông Spicer
khẳng định Tổng thống Trump “rất quan tâm” tới các vụ rò rỉ tin tức, vốn
theo đánh giá của ông là vi phạm các giao thức và luật pháp. Và người
hưởng lợi từ các vụ rò rỉ trước tiên là truyền thông Mỹ, không dễ gì để
nhóm này tiếp cận những tin tức “thâm cung bí sử” dưới thời ông Obama.
Nội bộ lục đục?
Với những người
ủng hộ ông Trump thì mọi thứ lại khác. “Đã có hàng khối thứ bị rò rỉ.
Cứ như mọi người ai cũng làm điều đó (tiết lộ thông tin). Tôi không biết
nó ảnh hưởng đến tinh thần ra sao nhưng rõ ràng là gây phân tán” - một
người ủng hộ ông Trump làm việc bên ngoài Nhà Trắng bày tỏ quan ngại
Theo báo The
Hill, nguồn tin này nhận định các vụ rò rỉ đang làm ảnh hưởng đến chính
phủ, buộc các quan chức Nhà Trắng phải đối phó với rắc rối nội bộ thay
vì các đối thủ khác bên ngoài.
Những đồn đoán
về sự lục đục trong dàn cố vấn của ông Trump sẽ không biến mất trong một
sớm một chiều. Cứ mỗi thông tin bị tiết lộ ra ngoài sẽ lập tức bị phân
tích xem ai là người đứng sau cũng như mục tiêu bị công kích là ai.
Thuyết âm mưu
tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa Stephen Bannon, cựu lãnh đạo
trang Breitbart News hiện là cố vấn cao cấp của Tổng thống, và cựu chủ
tịch Ủy ban quốc gia Đảng Cộng hòa Reince Priebus, hiện là Chánh văn
phòng Nhà Trắng.
Ông Trump bổ
nhiệm hai nhân vật này cùng lúc và dư luận lúc đó đã cho rằng họ có khả
năng xung đột nhau. Bannon là người chống lại hệ thống chính trị kiểu cũ
trong khi Priebus là biểu tượng của hệ thống đó.
Tuy nhiên cũng
có ý kiến cho rằng lời giải thích nội bộ Nhà Trắng chia làm hai phe là
quá đơn giản, ông Bannon và Priebus có thể thỏa hiệp nhiều hơn người ta
nghĩ.
Bên cạnh đó,
một số người khác lưu ý vẫn còn những tay chơi lớn bên trong Nhà Trắng
với vai trò không đơn thuần là lính lác của hai phe Bannon và Priebus.
Hai cái tên thường được nhắc đến là cố vấn Tổng thống Kellyanne Conway
và con rể ông Trump - Jared Kushner.
Mai Anh chuyển
Mai Anh chuyển