Sức khỏe và đời sống
Tại sao cần vitamin D?
2017-02-06
Tại sao cần vitamin D? câu hỏi dường như nghe khá là ngô nghê với nhiều người thực ra ẩn chứa rất nhiều thông tin cần tìm hiểu vì vitamin D không chỉ quan trọng đối với xương của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung. Khoa học đã chứng minh thiếu vitamin D có thể dẫn đến nhiều loại bệnh bao gồm cả các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Vậy làm sao để biết mình có thiếu vitamin D hay không và làm thế nào để đảm bảo đủ lượng vitamin D cho cơ thể?
Tại sao vitamin D quan trọng?
Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo, dễ cáu bẳn mà không rõ nguyên nhân? Thậm chí bạn còn bị mất ngủ thường xuyên và hay bị viêm nhiễm lặt vặt? Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh nhưng cũng có thể chỉ đơn thuần là dấu hiệu của thiếu vitamin D.
Thông thường mọi người thường hiểu vitamin D là có lợi cho xương. Nếu người nào đó tìm hiểu kỹ hơn thì sẽ biết được vitamin D có tác dụng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi, thành phần quan trọng của xương. Vitamin D giúp cho xương và răng phát triển. Điều này lý giải người bị bệnh loãng xương thường được kê đơn vitamin D. Tuy nhiên vitamin D có nhiều tác dụng hơn là việc giúp cơ thể hấp thụ canxi. Vitamin D còn giúp hệ miễn dịch hoạt động ổn định và do đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật. Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan, trưởng khoa Cơ xương khớp bệnh viện Nhân Dân 115, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:
Khi thiếu vitamin D thì ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh lý. Nó làm cho tình trạng sức khỏe giảm nhiều. Từ chỗ cảm giác mệt mỏi cho tới thiếu nhiều thì sẽ làm tăng nguy cơ của gần như tất cả các bệnh, bệnh lý ung thư, bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý tự miễn. Nó làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể, ngay cả bệnh nhiễm trùng. Mình cũng cần phải thử máu để mọi người ý thức làm sao tránh không bị thiếu vitamin D, để giữ sức khỏe tốt nhất.
Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan là người có những nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D của người Việt.
Khi thiếu vitamin D thì ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh lý. Nó làm cho tình trạng sức khỏe giảm nhiều.
- Bs. Phạm Hồ Thục Lan
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy vitamin D giúp giảm đến 30% nguy cơ bị cao huyết háp. Nồng độ vitamin D trong máu cao sẽ làm giảm khoảng 38% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Viện Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do ung thư cũng giảm ở những người có lượng vitamin D trong máu cao. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa vitamin D và nguy cơ bị ung thư. Dường như vitamin D có khả năng làm chậm hoặc chống lại sự phát triển của ung thư. Đã có một số nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng nồng độ vitamin D trong máu cao giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Vì sao bạn thiếu vitamin D?
Một nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở Sài Gòn được công bố gần đây của bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan cho thấy có đến gần 50% phụ nữ thiếu vitamin D. Tỷ lệ này ở nam giới là 20%. Theo bác sĩ Lan, con số người thiếu vitamin D vào mùa đông còn lên tới gần 90%.
Một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng Quốc gia hồi năm 2010 ở 19 tỉnh của Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ thành thị là 59.3%, và ở phụ nữ nông thôn là 56,2%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ ở thành thị là hơn 62%.
Vậy định nghĩa thế nào là thiếu vitamin D? bác sĩ Lan cho biết:
Thiệt ra định nghĩa về tình trạng thiếu vitamin D thay đổi rất nhiều. Nó tùy theo ở mỗi quốc gia. Ví dụ ở Anh định nghĩa thiếu vitamin D khi vitamin D trong cơ thể rất thấp, ở Mỹ định nghĩa khác hơn, tức là ở mức độ cao hơn. Ở Việt Nam mình con số dùng là dưới 20 nanogam trên ml hoặc dưới 15 nanogam trên ml. Của mình so với một số vùng ôn đới khác thì mình có thiếu vitamin D nhưng nó không có quá nặng nề, quá nhiều tới 70 hay 80% như ở các nước ôn đới…. Ngoài ra nhu cầu vitamin D hàng ngày cho người bình thường, những người không bị thiếu vitamin D chút nào là 800 đến 1000 đơn vị một ngày.
Không giống như những vitamin và khoáng chất khác mà con người có thể hấp thụ được từ thực phẩm ăn vào hàng ngày, vitamin D hấp thụ từ thực phẩm rất ít. Nguồn vitamin D chủ yếu là từ ánh nắng mặt trời. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ người thiếu vitamin D ở các nước ôn đới thường cao hơn so với người dân sống ở vùng nhiệt đới, và tỷ lệ người bị thiếu vitamin D vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Theo bác sĩ Lan, vitamin D hấp thụ từ thức ăn hàng ngày chỉ khoảng 5%, trong khi đó vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời chiếm đến 95% nhu cầu hàng ngày của mỗi người.
Rất rất ít trong đồ ăn, lượng trong đồ ăn rất thấp. Nó chỉ có trong mỡ cá, những con cá lớn, cá béo như cá ngư, cá hồi, mình ăn cũng phải là nửa ký chứ ăn vài trăm gram thì cũng không đáng kể gì. Hai là có thể có trong một ít sữa. Ở nước ngoài sữa có bỏ thêm vitamin D vào thì mới đủ, nếu không thì rất là thấp. Nó có trong gan, gan có một ít. Nhưng mình cũng phải ăn đến nửa ký gan mới có đủ đến 600 hay 800 đơn vị một ngày cho nên điều này rất khó thực hiện. Trong khi mình ra phơi nắng thì rất là dễ. Mình chỉ cần 5 phút khi nắng mặt trời tia chiếu thẳng vào cơ thể. Tức là phơi nắng vào 9 hay 10 giờ sáng. Vào khoảng 7 hay 8 giờ thì nắng mặt trời mới lên, tia còn đi xéo thì nó chuyển tải không nhiều thì lúc đó phơi nắng hoàn toàn không hiệu quả. Ánh nắng phải đủ năng lượng thì mới xuyên qua daể chuyển hóa vitamin D được.
Theo bác sĩ Lan, thực tế ở Việt Nam nhiều người ra đường vẫn sợ đen da nên thường che kín mít. Điều này có hại hơn là có lợi vì quần áo, khẩu trang kín mít đã cản trở tia nắng mặt trời chiếu vào da, dẫn đến thiếu vitamin D.
Trong khi mình ra phơi nắng thì rất là dễ. Mình chỉ cần 5 phút khi nắng mặt trời tia chiếu thẳng vào cơ thể.
- Bs. Phạm Hồ Thục La
Tuy nhiên, cũng có những quan ngại nhất định liên quan đến vấn đề ung thư da khi đứng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Theo bác sĩ Lan, vì lo ngại này, mỗi người không nên ra nắng vào giữa trưa và cũng không cần có nhiều hơn 10 phút phơi nắng mỗi ngày. Để đảm bảo ánh nắng rọi đủ vào người và vitamin D được tổng hợp tốt dưới da, lời khuyên của các bác sĩ đối với mọi người khi phơi nắng là phải phơi đủ cả mặt, hai tay và hai chân dưới ánh nắng vào giữa giờ sáng trong khoảng 5 đến 10 phút.
Có nên uống bổ sung vitamin D?
Vậy nếu bạn thiếu vitamin D và cho rằng mình không thể phơi nắng hàng ngày như lời khuyên của bác sĩ, liệu bạn có nên uống vitamin D bổ sung? Câu trả lời của các bác sĩ là bạn nên dùng vitamin D khi cơ thể bị thiếu. Mỗi người có thể biết được mình có bị thiếu vitamin D hay không khi đi thử máu kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan cho biết:
Nếu mình tự đánh giá mình không thể làm thế được, thứ hai mình đi thử máu thấy thiếu vitamin D thì mình phải tự bổ sung vitamin D. Nhu cầu hàng ngày đó là thường xuyên từ 800 đến 1000 đơn vị môt ngày. Đó là nhu cầu vitamin D đủ để cho cơ thể hoạt động. Người ta nói cũng chỉ cần thế thôi chứ không cần quá cao. Nhưng liều điều trị thì khác. Nếu mình thử ra và thấy là mình đã thiếu vitamin D rồi thì mình phải dùng liều điều trị phải cao hơn. Mình dùng liều điều trị khoảng 3 tháng thì vitamin D trở về bình thường thì mình lại giảm xuống thành nhu cầu hàng ngày.
Cũng có một số lo ngại gần đây về việc dùng quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc hay tác dụng phụ. Tuy nhiên theo bác sĩ Lan, vitamin D hầu như không có tác dụng phụ và cực hiếm có ngộ độc.
Năm 2013, nhóm làm việc đặc biệt về phòng chống bệnh của chính phủ Mỹ đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ lớn tuổi không nên uống bổ sung canxi và vitamin D để chống gãy xương. Theo nhóm làm việc này thì ở người lớn tuổi, việc uống bổ sung canxi và vitamin D với liều thấp không có hiệu quả, còn liều cao thì chưa có kết quả rõ ràng. Báo cáo của nhóm làm việc được công bố trên tạp chí Internal medicine hồi tháng 2 năm 2013 cho thấy việc uống bổ sung vitamin D ở liều 400 đơn vị và uống bổ sung 1,000 mg canxi một ngày ở phụ nữ mãn kinh là không có tác dụng. Đối với phụ nữ và đàn ông có độ tuổi dưới 50, nhóm làm việc cũng không tìm thấy đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc dùng thuốc bổ sung.
Công bố này ngay sau đó đã gặp phải một loạt những phản bác của các chuyên gia dinh dưỡng vì họ cho rằng kết quả này chưa đủ sức thuyết phục và vẫn cần phải có thêm những nghiên cứu khác.
Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan cho biết, đến bây giờ các viện dinh dưỡng lớn có uy tín tại Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục kết luận vitamin D là quan trọng cho cơ thể. Vì vậy bác sĩ Lan khuyến cáo mọi người nên kiểm tra máu định kỳ để biết được lượng vitamin D trong cơ thể, kịp thời uống bổ sung vitamin khi bị thiếu.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Tại sao cần vitamin D?
2017-02-06
Tại sao cần vitamin D? câu hỏi dường như nghe khá là ngô nghê với nhiều người thực ra ẩn chứa rất nhiều thông tin cần tìm hiểu vì vitamin D không chỉ quan trọng đối với xương của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung. Khoa học đã chứng minh thiếu vitamin D có thể dẫn đến nhiều loại bệnh bao gồm cả các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Vậy làm sao để biết mình có thiếu vitamin D hay không và làm thế nào để đảm bảo đủ lượng vitamin D cho cơ thể?
Tại sao vitamin D quan trọng?
Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo, dễ cáu bẳn mà không rõ nguyên nhân? Thậm chí bạn còn bị mất ngủ thường xuyên và hay bị viêm nhiễm lặt vặt? Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh nhưng cũng có thể chỉ đơn thuần là dấu hiệu của thiếu vitamin D.
Thông thường mọi người thường hiểu vitamin D là có lợi cho xương. Nếu người nào đó tìm hiểu kỹ hơn thì sẽ biết được vitamin D có tác dụng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi, thành phần quan trọng của xương. Vitamin D giúp cho xương và răng phát triển. Điều này lý giải người bị bệnh loãng xương thường được kê đơn vitamin D. Tuy nhiên vitamin D có nhiều tác dụng hơn là việc giúp cơ thể hấp thụ canxi. Vitamin D còn giúp hệ miễn dịch hoạt động ổn định và do đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật. Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan, trưởng khoa Cơ xương khớp bệnh viện Nhân Dân 115, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:
Khi thiếu vitamin D thì ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh lý. Nó làm cho tình trạng sức khỏe giảm nhiều. Từ chỗ cảm giác mệt mỏi cho tới thiếu nhiều thì sẽ làm tăng nguy cơ của gần như tất cả các bệnh, bệnh lý ung thư, bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý tự miễn. Nó làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể, ngay cả bệnh nhiễm trùng. Mình cũng cần phải thử máu để mọi người ý thức làm sao tránh không bị thiếu vitamin D, để giữ sức khỏe tốt nhất.
Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan là người có những nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D của người Việt.
Khi thiếu vitamin D thì ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh lý. Nó làm cho tình trạng sức khỏe giảm nhiều.
- Bs. Phạm Hồ Thục Lan
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy vitamin D giúp giảm đến 30% nguy cơ bị cao huyết háp. Nồng độ vitamin D trong máu cao sẽ làm giảm khoảng 38% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Viện Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do ung thư cũng giảm ở những người có lượng vitamin D trong máu cao. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa vitamin D và nguy cơ bị ung thư. Dường như vitamin D có khả năng làm chậm hoặc chống lại sự phát triển của ung thư. Đã có một số nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng nồng độ vitamin D trong máu cao giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Vì sao bạn thiếu vitamin D?
Một nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở Sài Gòn được công bố gần đây của bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan cho thấy có đến gần 50% phụ nữ thiếu vitamin D. Tỷ lệ này ở nam giới là 20%. Theo bác sĩ Lan, con số người thiếu vitamin D vào mùa đông còn lên tới gần 90%.
Một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng Quốc gia hồi năm 2010 ở 19 tỉnh của Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ thành thị là 59.3%, và ở phụ nữ nông thôn là 56,2%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ ở thành thị là hơn 62%.
Vậy định nghĩa thế nào là thiếu vitamin D? bác sĩ Lan cho biết:
Thiệt ra định nghĩa về tình trạng thiếu vitamin D thay đổi rất nhiều. Nó tùy theo ở mỗi quốc gia. Ví dụ ở Anh định nghĩa thiếu vitamin D khi vitamin D trong cơ thể rất thấp, ở Mỹ định nghĩa khác hơn, tức là ở mức độ cao hơn. Ở Việt Nam mình con số dùng là dưới 20 nanogam trên ml hoặc dưới 15 nanogam trên ml. Của mình so với một số vùng ôn đới khác thì mình có thiếu vitamin D nhưng nó không có quá nặng nề, quá nhiều tới 70 hay 80% như ở các nước ôn đới…. Ngoài ra nhu cầu vitamin D hàng ngày cho người bình thường, những người không bị thiếu vitamin D chút nào là 800 đến 1000 đơn vị một ngày.
Không giống như những vitamin và khoáng chất khác mà con người có thể hấp thụ được từ thực phẩm ăn vào hàng ngày, vitamin D hấp thụ từ thực phẩm rất ít. Nguồn vitamin D chủ yếu là từ ánh nắng mặt trời. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ người thiếu vitamin D ở các nước ôn đới thường cao hơn so với người dân sống ở vùng nhiệt đới, và tỷ lệ người bị thiếu vitamin D vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Theo bác sĩ Lan, vitamin D hấp thụ từ thức ăn hàng ngày chỉ khoảng 5%, trong khi đó vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời chiếm đến 95% nhu cầu hàng ngày của mỗi người.
Rất rất ít trong đồ ăn, lượng trong đồ ăn rất thấp. Nó chỉ có trong mỡ cá, những con cá lớn, cá béo như cá ngư, cá hồi, mình ăn cũng phải là nửa ký chứ ăn vài trăm gram thì cũng không đáng kể gì. Hai là có thể có trong một ít sữa. Ở nước ngoài sữa có bỏ thêm vitamin D vào thì mới đủ, nếu không thì rất là thấp. Nó có trong gan, gan có một ít. Nhưng mình cũng phải ăn đến nửa ký gan mới có đủ đến 600 hay 800 đơn vị một ngày cho nên điều này rất khó thực hiện. Trong khi mình ra phơi nắng thì rất là dễ. Mình chỉ cần 5 phút khi nắng mặt trời tia chiếu thẳng vào cơ thể. Tức là phơi nắng vào 9 hay 10 giờ sáng. Vào khoảng 7 hay 8 giờ thì nắng mặt trời mới lên, tia còn đi xéo thì nó chuyển tải không nhiều thì lúc đó phơi nắng hoàn toàn không hiệu quả. Ánh nắng phải đủ năng lượng thì mới xuyên qua daể chuyển hóa vitamin D được.
Theo bác sĩ Lan, thực tế ở Việt Nam nhiều người ra đường vẫn sợ đen da nên thường che kín mít. Điều này có hại hơn là có lợi vì quần áo, khẩu trang kín mít đã cản trở tia nắng mặt trời chiếu vào da, dẫn đến thiếu vitamin D.
Trong khi mình ra phơi nắng thì rất là dễ. Mình chỉ cần 5 phút khi nắng mặt trời tia chiếu thẳng vào cơ thể.
- Bs. Phạm Hồ Thục La
Tuy nhiên, cũng có những quan ngại nhất định liên quan đến vấn đề ung thư da khi đứng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Theo bác sĩ Lan, vì lo ngại này, mỗi người không nên ra nắng vào giữa trưa và cũng không cần có nhiều hơn 10 phút phơi nắng mỗi ngày. Để đảm bảo ánh nắng rọi đủ vào người và vitamin D được tổng hợp tốt dưới da, lời khuyên của các bác sĩ đối với mọi người khi phơi nắng là phải phơi đủ cả mặt, hai tay và hai chân dưới ánh nắng vào giữa giờ sáng trong khoảng 5 đến 10 phút.
Có nên uống bổ sung vitamin D?
Vậy nếu bạn thiếu vitamin D và cho rằng mình không thể phơi nắng hàng ngày như lời khuyên của bác sĩ, liệu bạn có nên uống vitamin D bổ sung? Câu trả lời của các bác sĩ là bạn nên dùng vitamin D khi cơ thể bị thiếu. Mỗi người có thể biết được mình có bị thiếu vitamin D hay không khi đi thử máu kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan cho biết:
Nếu mình tự đánh giá mình không thể làm thế được, thứ hai mình đi thử máu thấy thiếu vitamin D thì mình phải tự bổ sung vitamin D. Nhu cầu hàng ngày đó là thường xuyên từ 800 đến 1000 đơn vị môt ngày. Đó là nhu cầu vitamin D đủ để cho cơ thể hoạt động. Người ta nói cũng chỉ cần thế thôi chứ không cần quá cao. Nhưng liều điều trị thì khác. Nếu mình thử ra và thấy là mình đã thiếu vitamin D rồi thì mình phải dùng liều điều trị phải cao hơn. Mình dùng liều điều trị khoảng 3 tháng thì vitamin D trở về bình thường thì mình lại giảm xuống thành nhu cầu hàng ngày.
Cũng có một số lo ngại gần đây về việc dùng quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc hay tác dụng phụ. Tuy nhiên theo bác sĩ Lan, vitamin D hầu như không có tác dụng phụ và cực hiếm có ngộ độc.
Năm 2013, nhóm làm việc đặc biệt về phòng chống bệnh của chính phủ Mỹ đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ lớn tuổi không nên uống bổ sung canxi và vitamin D để chống gãy xương. Theo nhóm làm việc này thì ở người lớn tuổi, việc uống bổ sung canxi và vitamin D với liều thấp không có hiệu quả, còn liều cao thì chưa có kết quả rõ ràng. Báo cáo của nhóm làm việc được công bố trên tạp chí Internal medicine hồi tháng 2 năm 2013 cho thấy việc uống bổ sung vitamin D ở liều 400 đơn vị và uống bổ sung 1,000 mg canxi một ngày ở phụ nữ mãn kinh là không có tác dụng. Đối với phụ nữ và đàn ông có độ tuổi dưới 50, nhóm làm việc cũng không tìm thấy đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc dùng thuốc bổ sung.
Công bố này ngay sau đó đã gặp phải một loạt những phản bác của các chuyên gia dinh dưỡng vì họ cho rằng kết quả này chưa đủ sức thuyết phục và vẫn cần phải có thêm những nghiên cứu khác.
Bác sĩ Phạm Hồ Thục Lan cho biết, đến bây giờ các viện dinh dưỡng lớn có uy tín tại Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục kết luận vitamin D là quan trọng cho cơ thể. Vì vậy bác sĩ Lan khuyến cáo mọi người nên kiểm tra máu định kỳ để biết được lượng vitamin D trong cơ thể, kịp thời uống bổ sung vitamin khi bị thiếu.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa