Sức khỏe và đời sống
Tại sao càng gãi càng ngứa?
Các nhà khoa học tuyên bố, họ rốt cuộc đã giải mã được bí ẩn tại sao việc gãi ngứa luôn khiến cho chúng ta cảm thấy ngứa ngáy hơn nữa.
Hiện tượng càng gãi càng ngứa khá phổ biến với nhiều người. Ảnh minh họa: Corbis |
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ phát hiện, gãi ngứa khiến bộ não giải phóng serotonin, chất tăng cường cảm giác ngứa. Khám phá này được cho là có thể cung cấp bằng chứng giúp phá vỡ chu kỳ ngứa - gãi ngứa xảy ra ở người, đặc biệt ở những đối tượng bị ngứa mạn tính.
Từ cách đây vài thập niên, các nhà khoa học đã biết rằng, hành động gãi ngứa tạo ra cơn đau nhẹ trên da. Tiến sĩ Zhou-Feng Chen, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh ngứa thuộc Đại học Washington (Mỹ), cho biết, cơn đau đó có thể xen vào tình trạng ngứa, ít nhất mang tính tạm thời, bằng cách khiến các tế bào thần kinh trong tủy sống chuyển tải các tín hiệu về cơn đau, thay vì các tín hiệu ngứa, tới bộ não.
"Vấn đề là, khi bộ não nhận các tín hiệu về cơn đau như trên, nó phản ứng bằng cách sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin nhằm giúp kiểm soát cơn đau đó. Khi serotonin lan truyền từ não vào tủy sống, hóa chất này có thể 'chệch khỏi đường ray', di chuyển từ các tế bào thần kinh cảm nhận cơn đau tới các tế bào thần kinh tác động đến cường độ ngứa", tiến sĩ Chen giải thích.
Theo tiến sĩ Chen, các nhà khoa học đã khám phá ra vai trò của serotonin trong việc kiểm soát cơn đau từ nhiều thập niên qua, nhưng đây là lần đầu tiên việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh này từ bộ não được phát hiện có liên quan đến tình trạng ngứa.
Sơ đồ mô phỏng chu kỳ ngứa - gãi ngứa với sự ảnh hưởng của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Ảnh: Daily Mail |
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tạo ra một giống chuột thiếu các gen sản sinh serotonin. Khi những con chuột biến đổi gen này được tiêm một chất bình thường vẫn khiến da bị ngứa ngáy, chúng không gãi nhiều như những cá thể cùng loài bình thường khác.
Tuy nhiên, khi những con chuột biến đổi gen được tiêm serotonin vào cơ thể, chúng đã gãi nhiều như phản ứng thường thấy với chất kích thích ngứa.
Tiến sĩ Chen nói, điều này phù hợp với quan điểm rằng, các tín hiệu về ngứa và cơn đau được truyền dẫn qua các con đường khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Gãi ngứa có thể giảm tình trạng ngứa ngáy bằng cách tạo ra cơn đau nhẹ. Nhưng khi cơ thể phản ứng với các tín hiệu về cơn đau, phản ứng đó thực sự có thể làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
Tại sao càng gãi càng ngứa?
Các nhà khoa học tuyên bố, họ rốt cuộc đã giải mã được bí ẩn tại sao việc gãi ngứa luôn khiến cho chúng ta cảm thấy ngứa ngáy hơn nữa.
Hiện tượng càng gãi càng ngứa khá phổ biến với nhiều người. Ảnh minh họa: Corbis |
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ phát hiện, gãi ngứa khiến bộ não giải phóng serotonin, chất tăng cường cảm giác ngứa. Khám phá này được cho là có thể cung cấp bằng chứng giúp phá vỡ chu kỳ ngứa - gãi ngứa xảy ra ở người, đặc biệt ở những đối tượng bị ngứa mạn tính.
Từ cách đây vài thập niên, các nhà khoa học đã biết rằng, hành động gãi ngứa tạo ra cơn đau nhẹ trên da. Tiến sĩ Zhou-Feng Chen, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh ngứa thuộc Đại học Washington (Mỹ), cho biết, cơn đau đó có thể xen vào tình trạng ngứa, ít nhất mang tính tạm thời, bằng cách khiến các tế bào thần kinh trong tủy sống chuyển tải các tín hiệu về cơn đau, thay vì các tín hiệu ngứa, tới bộ não.
"Vấn đề là, khi bộ não nhận các tín hiệu về cơn đau như trên, nó phản ứng bằng cách sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin nhằm giúp kiểm soát cơn đau đó. Khi serotonin lan truyền từ não vào tủy sống, hóa chất này có thể 'chệch khỏi đường ray', di chuyển từ các tế bào thần kinh cảm nhận cơn đau tới các tế bào thần kinh tác động đến cường độ ngứa", tiến sĩ Chen giải thích.
Theo tiến sĩ Chen, các nhà khoa học đã khám phá ra vai trò của serotonin trong việc kiểm soát cơn đau từ nhiều thập niên qua, nhưng đây là lần đầu tiên việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh này từ bộ não được phát hiện có liên quan đến tình trạng ngứa.
Sơ đồ mô phỏng chu kỳ ngứa - gãi ngứa với sự ảnh hưởng của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Ảnh: Daily Mail |
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tạo ra một giống chuột thiếu các gen sản sinh serotonin. Khi những con chuột biến đổi gen này được tiêm một chất bình thường vẫn khiến da bị ngứa ngáy, chúng không gãi nhiều như những cá thể cùng loài bình thường khác.
Tuy nhiên, khi những con chuột biến đổi gen được tiêm serotonin vào cơ thể, chúng đã gãi nhiều như phản ứng thường thấy với chất kích thích ngứa.
Tiến sĩ Chen nói, điều này phù hợp với quan điểm rằng, các tín hiệu về ngứa và cơn đau được truyền dẫn qua các con đường khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Gãi ngứa có thể giảm tình trạng ngứa ngáy bằng cách tạo ra cơn đau nhẹ. Nhưng khi cơ thể phản ứng với các tín hiệu về cơn đau, phản ứng đó thực sự có thể làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)