Cõi Người Ta
Tản mạn cây Bồ Đề
Tôi đi thăm các chùa chiền ở Việt Nam, nhất là chùa mới xây như Bái Đính, khu du lịch Tràng An, chỗ nào cũng thấy vài cây Bồ Đề do các vị lãnh đạo cao cấp VN trồng kỷ niệm. Xây dựng CNXH thành công cũng như là tu thành chính quả trong đạo Phật.
Đến nhà người quen khá giầu ở Hà Nội, trong vườn cũng có cây Bồ Đề, tôi hỏi anh, tưởng cây này chỉ trồng trong chùa chứ. Không, bây giờ họ mang cả về nhà trồng, mong ước được như Thích Ca Mâu Ni.
Vị cao tăng này có tên là Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây Pippala (Tất Bát La) thiền định trong 7 tuần liền (49 ngày) mà thành Phật Như Lai. Đắc đạo, thông suốt chân lý nên được gọi là Bồ Đề (Bodhi). Cái cây mà nơi tu sỹ kia thành Phật được gọi là Bồ Đề.
Người trồng Bồ Đề mong bản thân và người ngắm phải diệt hết phiền não, bỏ mọi tham sân si để đoạn tuyệt với các nghiệp chướng, không còn bị ràng buộc trong luần hồi sinh tử.
Nhưng xem trong nhà anh thấy đủ các loại thú nhồi làm cảnh, rượu rắn đủ loại, cả một hũ rượu chứa khỉ, tê tê, chân gấu. Muốn tu chính quả, trồng Bồ Đề nhưng lại sát sinh. Lạ cho đức tin Phật giáo thời @.
Theo sách Phật, cây Bồ Đề tượng trưng cho Phật giáo, sự thiêng liêng của chân thiện mỹ, mỗi người vào thăm cửa chùa nhìn cây này, đểu thấy phải sống trong sạch như tiên, như phật. Đó chính là nét đẹp của đức tin tôn giáo.
Xem phim Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh hay vào chùa, thường thấy các vị sư cao tăng lần tràng hạt. Chuỗi này có 108 hạt, khi lầm rầm tụng kinh, các vị lần đủ số hạt mới xong một lượt. Nếu các chuỗi hạt đeo tay thì có 4 chuỗi, mỗi chuỗi 27 hat, tổng cũng là 108. Không biết 108 anh hùng Lương Sơn Bạc có liên quan đến 108 hạt này không.
Ý nghĩa 108 hạt như sau. Mỗi người có 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. 6 căn này đi theo 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp tạo ra 6 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức lại tạo ra thiện hoặc ác vì 6 phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. 6 thứ này ở trong mỗi người.
Bài toán cộng và nhân hết sức đơn giản của nhà Phật như sau: Mỗi thức tương tác với 6 sự phiền não, 6 thức * 6 phiền não = 36 thứ nghiệp khác nhau. Một kiếp người có quá khứ, hiện tại và tương lai (3) đều có 36 thứ nghiệp này cộng lại. Thế là thành 36 * 3= 108.
Để mong tới chính quả Bồ Đề, mỗi lần tụng kinh phải lần hết 36 nghiệp qua ba kiếp luân hồi, nghĩa là phải hết 108 hạt. Đó chính là biểu tượng đạt tới chân thiện mỹ, con người ta phải trải qua rất nhiều gian nan vất vả, phải vượt lên mọi tham sân si nghi ác kiến.
Tiếc thay, không hiểu đạo Phật xứ ta bây giờ bị mai một hay biến chứng mà bỗng nhiên sư sãi có nhiều chuyện đáng bàn. Nào là sư khóa môi Đàm Vĩnh Hưng trên sân khấu, chùa bỗng nhiên mất hết đổ cồ, rồi cháy rụi, sư đi xe xịn, chơi hơn cả teen.
Người vào chùa thay vì cầu mong cho tâm trong sạch thì quay sang “hối lộ” thần linh để mong thăng quan tiến chức, tiền của nhiều như nước, thi cử đổ đạt. Mà chùa và Phật đâu có giáo dục con người tham sân si như thế.
Mới đây tại chùa Bồ Đề bên Gia Lâm lại có chuyện lạ hơn. Cơ sở mang danh từ thiện này đang bị nghi có dính dáng đến đường dây buôn bán trẻ em. Nếu có thật thì đây là tín hiệu xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức và lối sống của xã hội.
Các vị lãnh đạo trồng cây Bồ Đề khắp nơi vì muốn dân chúng theo đạo Phật, hướng tới Bồ Đề tâm – là Tâm Giác Ngộ hay còn gọi là Tâm hướng về Đạo như các vị trị vì đất nước đang tiến tới thiên đường. Một ngôi chùa đặt tên là Bồ Đề cũng mong muốn như thế.
Đương nhiên một con người bình thường khó ai có thể tu chính quả, vượt 108 bước như đạo Phật đề ra, nhưng dọc đường đời, đức tin không thể bị đánh cắp.
Vì thế, dù người trồng Bồ Đề mong ước cao sang, nhưng lại để xã hội với đức tin tôn giáo bị méo mó, tâm người chỉ có tham sân si ngự trị, khó nói đến chuyện CNXH tu thành chính quả.
HM. 6-8-2014
http://hieuminh.org/2014/08/07/chuyen-gia-it-tan-chuyen-bo-de/Bàn ra tán vào (0)
Tản mạn cây Bồ Đề
Tôi đi thăm các chùa chiền ở Việt Nam, nhất là chùa mới xây như Bái Đính, khu du lịch Tràng An, chỗ nào cũng thấy vài cây Bồ Đề do các vị lãnh đạo cao cấp VN trồng kỷ niệm. Xây dựng CNXH thành công cũng như là tu thành chính quả trong đạo Phật.
Đến nhà người quen khá giầu ở Hà Nội, trong vườn cũng có cây Bồ Đề, tôi hỏi anh, tưởng cây này chỉ trồng trong chùa chứ. Không, bây giờ họ mang cả về nhà trồng, mong ước được như Thích Ca Mâu Ni.
Vị cao tăng này có tên là Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây Pippala (Tất Bát La) thiền định trong 7 tuần liền (49 ngày) mà thành Phật Như Lai. Đắc đạo, thông suốt chân lý nên được gọi là Bồ Đề (Bodhi). Cái cây mà nơi tu sỹ kia thành Phật được gọi là Bồ Đề.
Người trồng Bồ Đề mong bản thân và người ngắm phải diệt hết phiền não, bỏ mọi tham sân si để đoạn tuyệt với các nghiệp chướng, không còn bị ràng buộc trong luần hồi sinh tử.
Nhưng xem trong nhà anh thấy đủ các loại thú nhồi làm cảnh, rượu rắn đủ loại, cả một hũ rượu chứa khỉ, tê tê, chân gấu. Muốn tu chính quả, trồng Bồ Đề nhưng lại sát sinh. Lạ cho đức tin Phật giáo thời @.
Theo sách Phật, cây Bồ Đề tượng trưng cho Phật giáo, sự thiêng liêng của chân thiện mỹ, mỗi người vào thăm cửa chùa nhìn cây này, đểu thấy phải sống trong sạch như tiên, như phật. Đó chính là nét đẹp của đức tin tôn giáo.
Xem phim Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh hay vào chùa, thường thấy các vị sư cao tăng lần tràng hạt. Chuỗi này có 108 hạt, khi lầm rầm tụng kinh, các vị lần đủ số hạt mới xong một lượt. Nếu các chuỗi hạt đeo tay thì có 4 chuỗi, mỗi chuỗi 27 hat, tổng cũng là 108. Không biết 108 anh hùng Lương Sơn Bạc có liên quan đến 108 hạt này không.
Ý nghĩa 108 hạt như sau. Mỗi người có 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. 6 căn này đi theo 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp tạo ra 6 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức lại tạo ra thiện hoặc ác vì 6 phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. 6 thứ này ở trong mỗi người.
Bài toán cộng và nhân hết sức đơn giản của nhà Phật như sau: Mỗi thức tương tác với 6 sự phiền não, 6 thức * 6 phiền não = 36 thứ nghiệp khác nhau. Một kiếp người có quá khứ, hiện tại và tương lai (3) đều có 36 thứ nghiệp này cộng lại. Thế là thành 36 * 3= 108.
Để mong tới chính quả Bồ Đề, mỗi lần tụng kinh phải lần hết 36 nghiệp qua ba kiếp luân hồi, nghĩa là phải hết 108 hạt. Đó chính là biểu tượng đạt tới chân thiện mỹ, con người ta phải trải qua rất nhiều gian nan vất vả, phải vượt lên mọi tham sân si nghi ác kiến.
Tiếc thay, không hiểu đạo Phật xứ ta bây giờ bị mai một hay biến chứng mà bỗng nhiên sư sãi có nhiều chuyện đáng bàn. Nào là sư khóa môi Đàm Vĩnh Hưng trên sân khấu, chùa bỗng nhiên mất hết đổ cồ, rồi cháy rụi, sư đi xe xịn, chơi hơn cả teen.
Người vào chùa thay vì cầu mong cho tâm trong sạch thì quay sang “hối lộ” thần linh để mong thăng quan tiến chức, tiền của nhiều như nước, thi cử đổ đạt. Mà chùa và Phật đâu có giáo dục con người tham sân si như thế.
Mới đây tại chùa Bồ Đề bên Gia Lâm lại có chuyện lạ hơn. Cơ sở mang danh từ thiện này đang bị nghi có dính dáng đến đường dây buôn bán trẻ em. Nếu có thật thì đây là tín hiệu xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức và lối sống của xã hội.
Các vị lãnh đạo trồng cây Bồ Đề khắp nơi vì muốn dân chúng theo đạo Phật, hướng tới Bồ Đề tâm – là Tâm Giác Ngộ hay còn gọi là Tâm hướng về Đạo như các vị trị vì đất nước đang tiến tới thiên đường. Một ngôi chùa đặt tên là Bồ Đề cũng mong muốn như thế.
Đương nhiên một con người bình thường khó ai có thể tu chính quả, vượt 108 bước như đạo Phật đề ra, nhưng dọc đường đời, đức tin không thể bị đánh cắp.
Vì thế, dù người trồng Bồ Đề mong ước cao sang, nhưng lại để xã hội với đức tin tôn giáo bị méo mó, tâm người chỉ có tham sân si ngự trị, khó nói đến chuyện CNXH tu thành chính quả.
HM. 6-8-2014
http://hieuminh.org/2014/08/07/chuyen-gia-it-tan-chuyen-bo-de/