Văn Học & Nghệ Thuật

Tháng Tư xem lại “Last Days in Vietnam”

Last Days in Vietnam” là bộ phim tài liệu của Mỹ được sản xuất năm 2014, đạo diễn là Rory Kennedy, con gái út của Cố Nghị sĩ Robert Kennedy, em trai Cố Tổng thống John F. Kennedy. Bộ phim đã được chiếu ra mắt

baotreonline.com

Tháng Tư xem lại “Last Days in Vietnam”

Song Chi

lastdaysinvietnam

“Last Days in Vietnam” là bộ phim tài liệu của Mỹ được sản xuất năm 2014, đạo diễn là Rory Kennedy, con gái út của Cố Nghị sĩ  Robert Kennedy, em trai Cố Tổng thống John F. Kennedy. Bộ phim đã được chiếu ra mắt tại Liên hoan phim Sundance tháng 1. 2014, nhận được rất nhiều lời khen từ người xem lẫn các nhà phê bình, sau đó được đề cử giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Feature) tại Oscars lần thứ 87, năm 2014.

Dù đã được sản xuất cách đây 3 năm, nhưng cho tới thời điểm này đây vẫn là một trong những bộ phim làm về chiến tranh VN gần đây nhất và hay nhất.

Khi Rory Kennedy bắt tay vào làm bộ phim tài liệu này, đã có quá nhiều phim tài liệu lẫn phim truyện làm về chiến tranh VN, đến mức người ta tự hỏi liệu có thể khai thác gì mới hơn nữa không. Ngược lại, yếu tố thời gian-độ lùi gần 40 năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc lại là một lợi thế, những người làm phim hay những người được phỏng vấn, những nhân chứng trực tiếp vào những ngày cuối cùng đó ở VN, đã có thể nhìn lại mọi chuyện một cách sâu sắc hơn, sáng rõ hơn.

Nữ đạo diễn Rory Kennedy.  nguồn trbimg.comSC.
Nữ đạo diễn Rory Kennedy.
nguồn trbimg.comSC.

Không có tham vọng nhìn lại những ngày cuối cùng của cả một cuộc chiến hay của cả một chính thể VNCH, Rory Kennedy đã chọn cách nhìn “Last Days in Vietnam” ở đây cụ thể là những ngày cuối cùng của người Mỹ, giới chức Mỹ ở VN và ở SG, của Tòa đại sứ Mỹ.

Khi vấn đề di tản người Mỹ khỏi VN bắt đầu được đặt ra và sau đó là cả một chiến dịch di tản có tên Operation Frequent Wind được khai triển, các nhà ngoại giao, giới chức Mỹ phải đối mặt với câu hỏi mang tính đạo đức, lương tri: ai sẽ đi và ai sẽ bị bỏ lại, đối mặt giữa việc tuân lệnh chính phủ Mỹ chỉ đưa người Mỹ đi hay bất tuân để cố gắng cứu càng nhiều người VN càng tốt.

Dưới góc nhìn đó, cả một cuộc chiến vào những ngày cuối cùng không được thể hiện nhiều, nhưng vẫn thấp thoáng trong hình ảnh một vài trận giao tranh, hình ảnh bản đồ VN bị nhuộm đỏ dần trước sức tiến công ào ào của quân đội Bắc Việt, và quan trọng nhất,  trong sự hoảng loạn, tuyệt vọng bao trùm của hàng ngàn, hàng trăm ngàn người dân miền Nam tìm mọi cách để chạy trốn cộng sản, chạy về Sài Gòn và khi Sài Gòn sắp mất thì tìm mọi cách rời khỏi Sài Gòn.

Người Việt Nam tuyệt vọng trèo vào Tòa Đại Sứ Mỹ Sài Gòn - nguồn  Ticket - Sarasota Herald-Tribune
Người Việt Nam tuyệt vọng trèo vào Tòa Đại Sứ Mỹ Sài Gòn – nguồn Ticket – Sarasota Herald-Tribune

Nữ đạo diễn Rory Kennedy đã cho người xem thấy một bộ phim tài liệu không chỉ có thể tái hiện sự thật về những ngày cuối cùng một cách sinh động từ trong mớ tài liệu khổng lồ về chiến tranh VN, mà còn miêu tả sắc nét tâm trạng của từng con người xuất hiện hay được phỏng vấn trong phim. Tất cả đều có chung một tâm trạng đau buồn, ngay vào thời điểm đó, hay sau 40 năm, nhìn lại.

Ngài Ðại sứ Graham Martin, người đã có một người con nuôi hy sinh trong cuộc chiến VN và đã có mặt, đóng góp sức mình cho đất nước này đến mức không muốn nghĩ đến sự sụp đổ của nó, không muốn nghĩ đến hai chữ di tản, cho đến khi buộc phải nhìn thấy thực tế là không còn hy vọng gì nữa, thì ông đã muốn kéo càng dài cuộc di tản càng tốt để giải thoát thêm nhiều người.

Stuart Arthur Herrington, lúc đó đang phục vụ tại tổ chức của Bộ Quốc Phòng ở Sài Gòn với tư cách là một sĩ quan tình báo thuộc phái đoàn Hoa Kỳ, Nhóm quân sự Bốn bên, cũng là một trong những người cuối cùng leo lên trực thăng rời khỏi mái nhà của Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại SG. Ông nhớ lại những giây phút khi ông nhận ra không thể đưa hết số người Việt còn ở trong Tòa đại sứ ra đi, ông đã phải lừa họ và khi chiếc CH-46 đậu trên mái nhà cất cánh, ông nhìn xuống và thấy 420 con người còn lại vẫn đang còn ở đó, cảm giác về một sự phản bội dằn vặt ông…

Hàng ngàn người chen chúc trên những con tàu rời VN.
Hàng ngàn người chen chúc trên những con tàu rời VN.

Trong phim có nhiều những chi tiết đắt, cảm động. Khi những người lính của miền Nam VNCH lái những chiếc trực thăng đáp xuống tàu sân bay Mỹ lúc đó đang đậu ngoài khơi, tàu không thể có chỗ và những chiếc trực thăng thì cứ tiếp tục bay tới, chờ được đáp xuống, những người trên tàu sân bay đã phải cùng nhau hất chiếc trực thăng giá hàng triệu đô la xuống biển để lấy chỗ cho chiếc khác và cứ thế….

Một người lính khác lái máy bay Chinook trong Không lực VNCH, chiếc Chinook quá lớn không thể hạ xuống tàu sân bay và ông quyết định bay thấp xuống để từng người trong gia đình, đầu tiên là đứa trẻ một tuổi được ném xuống, những đứa trẻ con nhảy xuống, người mẹ bế một đứa nhảy xuống… còn người cha hạ cánh xuống biển, tháo đồ bay và lao xuống nước, bơi vào bờ. Một cuộc đào thoát ngoạn mục, thành công nhờ vào sự bình tĩnh, dũng cảm của người lính, người chồng và người cha.

Một chi tiết rất đắt khác là ở trong bãi đậu xe của Ðại sứ quán có một cây me lớn, được Ngài Ðại sứ ví vững chắc như những thỏa thuận của Mỹ với VN. Khi không có chỗ cho máy bay đáp xuống, họ đã phải chặt bỏ nó. Như chính phủ Mỹ đã chặt bỏ những lời hứa của mình, với VNCH.

Chiếc máy bay Chinook tìm cách đáp xuống tàu sân bay.
Chiếc máy bay Chinook tìm cách đáp xuống tàu sân bay.

Lúc những chiếc tàu chở hàng ngàn người VN chồng chất như cá mòi đang rời khỏi VN để tiến vào Philippines, Sài Gòn đã sụp đổ. Những người Mỹ chịu trách nhiệm đưa những con tàu này rời khỏi VN đã phải bàn bạc với một Ðại tá hải quân người Việt có mặt trên tàu, quyết định hạ cờ VNCH xuống, treo cờ Mỹ lên để Philippines không e ngại và cho phép tàu đi vào lãnh hải. Khi hạ lá cờ và hát quốc ca, những người VN trên tàu đã khóc, lúc ấy cảm giác mất nước, mất tất cả mới thực sự rõ ràng, đau đớn…

Dù có chủ tâm hay không, bộ phim cũng có một ý biện minh cho những người Mỹ, khi chính phủ Mỹ không thể cứu được một quốc gia, khi họ đã phản bội lại đồng minh của mình, thì những người Mỹ có mặt ở SG lúc đó đã tìm cách cứu càng nhiều càng tốt những người VN khỏi một quốc gia vừa mới sụp đổ.

Đẩy trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác đáp xuống.
Đẩy trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác đáp xuống.

Còn với người VN, mỗi khi Tháng Tư về, mỗi khi đọc lại những cuốn sách hay xem lại những bộ phim về chiến tranh VN, là một lần nhai lại nỗi đau thân phận nước nhỏ trên bàn cờ chính trị thế giới, khi các nước lớn bàn bạc với nhau trên lưng nước khác. Ở đây là Mỹ, thông qua nhân vật đóng một vai trò rất quan trọng là Ngoại trưởng Henry Kissinger, đã hy sinh miền Nam VN, bắt tay với Trung Cộng để tập trung dồn lực đánh sập Liên Xô.

Bài học về số phận của miền Nam VNCH, bài học về cuộc chiến tranh, về những sai lầm, dù của phe này hay phe kia, dẫn đến biến cố ngày 30.4.1975 và thực trạng đất nước trong suốt 40 năm qua, liệu người Việt đã đủ thấm thía?

SC

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tháng Tư xem lại “Last Days in Vietnam”

Last Days in Vietnam” là bộ phim tài liệu của Mỹ được sản xuất năm 2014, đạo diễn là Rory Kennedy, con gái út của Cố Nghị sĩ Robert Kennedy, em trai Cố Tổng thống John F. Kennedy. Bộ phim đã được chiếu ra mắt

baotreonline.com

Tháng Tư xem lại “Last Days in Vietnam”

Song Chi

lastdaysinvietnam

“Last Days in Vietnam” là bộ phim tài liệu của Mỹ được sản xuất năm 2014, đạo diễn là Rory Kennedy, con gái út của Cố Nghị sĩ  Robert Kennedy, em trai Cố Tổng thống John F. Kennedy. Bộ phim đã được chiếu ra mắt tại Liên hoan phim Sundance tháng 1. 2014, nhận được rất nhiều lời khen từ người xem lẫn các nhà phê bình, sau đó được đề cử giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Feature) tại Oscars lần thứ 87, năm 2014.

Dù đã được sản xuất cách đây 3 năm, nhưng cho tới thời điểm này đây vẫn là một trong những bộ phim làm về chiến tranh VN gần đây nhất và hay nhất.

Khi Rory Kennedy bắt tay vào làm bộ phim tài liệu này, đã có quá nhiều phim tài liệu lẫn phim truyện làm về chiến tranh VN, đến mức người ta tự hỏi liệu có thể khai thác gì mới hơn nữa không. Ngược lại, yếu tố thời gian-độ lùi gần 40 năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc lại là một lợi thế, những người làm phim hay những người được phỏng vấn, những nhân chứng trực tiếp vào những ngày cuối cùng đó ở VN, đã có thể nhìn lại mọi chuyện một cách sâu sắc hơn, sáng rõ hơn.

Nữ đạo diễn Rory Kennedy.  nguồn trbimg.comSC.
Nữ đạo diễn Rory Kennedy.
nguồn trbimg.comSC.

Không có tham vọng nhìn lại những ngày cuối cùng của cả một cuộc chiến hay của cả một chính thể VNCH, Rory Kennedy đã chọn cách nhìn “Last Days in Vietnam” ở đây cụ thể là những ngày cuối cùng của người Mỹ, giới chức Mỹ ở VN và ở SG, của Tòa đại sứ Mỹ.

Khi vấn đề di tản người Mỹ khỏi VN bắt đầu được đặt ra và sau đó là cả một chiến dịch di tản có tên Operation Frequent Wind được khai triển, các nhà ngoại giao, giới chức Mỹ phải đối mặt với câu hỏi mang tính đạo đức, lương tri: ai sẽ đi và ai sẽ bị bỏ lại, đối mặt giữa việc tuân lệnh chính phủ Mỹ chỉ đưa người Mỹ đi hay bất tuân để cố gắng cứu càng nhiều người VN càng tốt.

Dưới góc nhìn đó, cả một cuộc chiến vào những ngày cuối cùng không được thể hiện nhiều, nhưng vẫn thấp thoáng trong hình ảnh một vài trận giao tranh, hình ảnh bản đồ VN bị nhuộm đỏ dần trước sức tiến công ào ào của quân đội Bắc Việt, và quan trọng nhất,  trong sự hoảng loạn, tuyệt vọng bao trùm của hàng ngàn, hàng trăm ngàn người dân miền Nam tìm mọi cách để chạy trốn cộng sản, chạy về Sài Gòn và khi Sài Gòn sắp mất thì tìm mọi cách rời khỏi Sài Gòn.

Người Việt Nam tuyệt vọng trèo vào Tòa Đại Sứ Mỹ Sài Gòn - nguồn  Ticket - Sarasota Herald-Tribune
Người Việt Nam tuyệt vọng trèo vào Tòa Đại Sứ Mỹ Sài Gòn – nguồn Ticket – Sarasota Herald-Tribune

Nữ đạo diễn Rory Kennedy đã cho người xem thấy một bộ phim tài liệu không chỉ có thể tái hiện sự thật về những ngày cuối cùng một cách sinh động từ trong mớ tài liệu khổng lồ về chiến tranh VN, mà còn miêu tả sắc nét tâm trạng của từng con người xuất hiện hay được phỏng vấn trong phim. Tất cả đều có chung một tâm trạng đau buồn, ngay vào thời điểm đó, hay sau 40 năm, nhìn lại.

Ngài Ðại sứ Graham Martin, người đã có một người con nuôi hy sinh trong cuộc chiến VN và đã có mặt, đóng góp sức mình cho đất nước này đến mức không muốn nghĩ đến sự sụp đổ của nó, không muốn nghĩ đến hai chữ di tản, cho đến khi buộc phải nhìn thấy thực tế là không còn hy vọng gì nữa, thì ông đã muốn kéo càng dài cuộc di tản càng tốt để giải thoát thêm nhiều người.

Stuart Arthur Herrington, lúc đó đang phục vụ tại tổ chức của Bộ Quốc Phòng ở Sài Gòn với tư cách là một sĩ quan tình báo thuộc phái đoàn Hoa Kỳ, Nhóm quân sự Bốn bên, cũng là một trong những người cuối cùng leo lên trực thăng rời khỏi mái nhà của Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại SG. Ông nhớ lại những giây phút khi ông nhận ra không thể đưa hết số người Việt còn ở trong Tòa đại sứ ra đi, ông đã phải lừa họ và khi chiếc CH-46 đậu trên mái nhà cất cánh, ông nhìn xuống và thấy 420 con người còn lại vẫn đang còn ở đó, cảm giác về một sự phản bội dằn vặt ông…

Hàng ngàn người chen chúc trên những con tàu rời VN.
Hàng ngàn người chen chúc trên những con tàu rời VN.

Trong phim có nhiều những chi tiết đắt, cảm động. Khi những người lính của miền Nam VNCH lái những chiếc trực thăng đáp xuống tàu sân bay Mỹ lúc đó đang đậu ngoài khơi, tàu không thể có chỗ và những chiếc trực thăng thì cứ tiếp tục bay tới, chờ được đáp xuống, những người trên tàu sân bay đã phải cùng nhau hất chiếc trực thăng giá hàng triệu đô la xuống biển để lấy chỗ cho chiếc khác và cứ thế….

Một người lính khác lái máy bay Chinook trong Không lực VNCH, chiếc Chinook quá lớn không thể hạ xuống tàu sân bay và ông quyết định bay thấp xuống để từng người trong gia đình, đầu tiên là đứa trẻ một tuổi được ném xuống, những đứa trẻ con nhảy xuống, người mẹ bế một đứa nhảy xuống… còn người cha hạ cánh xuống biển, tháo đồ bay và lao xuống nước, bơi vào bờ. Một cuộc đào thoát ngoạn mục, thành công nhờ vào sự bình tĩnh, dũng cảm của người lính, người chồng và người cha.

Một chi tiết rất đắt khác là ở trong bãi đậu xe của Ðại sứ quán có một cây me lớn, được Ngài Ðại sứ ví vững chắc như những thỏa thuận của Mỹ với VN. Khi không có chỗ cho máy bay đáp xuống, họ đã phải chặt bỏ nó. Như chính phủ Mỹ đã chặt bỏ những lời hứa của mình, với VNCH.

Chiếc máy bay Chinook tìm cách đáp xuống tàu sân bay.
Chiếc máy bay Chinook tìm cách đáp xuống tàu sân bay.

Lúc những chiếc tàu chở hàng ngàn người VN chồng chất như cá mòi đang rời khỏi VN để tiến vào Philippines, Sài Gòn đã sụp đổ. Những người Mỹ chịu trách nhiệm đưa những con tàu này rời khỏi VN đã phải bàn bạc với một Ðại tá hải quân người Việt có mặt trên tàu, quyết định hạ cờ VNCH xuống, treo cờ Mỹ lên để Philippines không e ngại và cho phép tàu đi vào lãnh hải. Khi hạ lá cờ và hát quốc ca, những người VN trên tàu đã khóc, lúc ấy cảm giác mất nước, mất tất cả mới thực sự rõ ràng, đau đớn…

Dù có chủ tâm hay không, bộ phim cũng có một ý biện minh cho những người Mỹ, khi chính phủ Mỹ không thể cứu được một quốc gia, khi họ đã phản bội lại đồng minh của mình, thì những người Mỹ có mặt ở SG lúc đó đã tìm cách cứu càng nhiều càng tốt những người VN khỏi một quốc gia vừa mới sụp đổ.

Đẩy trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác đáp xuống.
Đẩy trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho trực thăng khác đáp xuống.

Còn với người VN, mỗi khi Tháng Tư về, mỗi khi đọc lại những cuốn sách hay xem lại những bộ phim về chiến tranh VN, là một lần nhai lại nỗi đau thân phận nước nhỏ trên bàn cờ chính trị thế giới, khi các nước lớn bàn bạc với nhau trên lưng nước khác. Ở đây là Mỹ, thông qua nhân vật đóng một vai trò rất quan trọng là Ngoại trưởng Henry Kissinger, đã hy sinh miền Nam VN, bắt tay với Trung Cộng để tập trung dồn lực đánh sập Liên Xô.

Bài học về số phận của miền Nam VNCH, bài học về cuộc chiến tranh, về những sai lầm, dù của phe này hay phe kia, dẫn đến biến cố ngày 30.4.1975 và thực trạng đất nước trong suốt 40 năm qua, liệu người Việt đã đủ thấm thía?

SC

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm