Quán Bên Đường
Thành Tích L-19
Thành Tích L-19
Thành tích của một phi cơ có thể phân chia làm hai loại: thành tích kỷ thuật và thành tích chiến đấu. Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong 21 năm chiến tranh đã sử dụng trên 30 loại phi cơ khác nhau. Khu Trục, Vận Tải, Trực Thăng, mỗi ngành có bốn năm loại phi cơ dể chia sẻ công tác và hổ trợ cho nhau. Riêng ngành Quan Sát có 4 loại phi cơ : U-6 hay là L-20, U-17, O-2 và O-1 hay L-19. Phi cơ U-6 và O-2 chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, chỉ còn lại U-17 và L-19 hoạt động cho tới ngày cuối cùng. Nhưng L-19 có trước, từ năm 1955, tính ra đúng 20 năm hiện diện trên chiến trường Việt Nam, lâu hơn bất cứ loại phi cơ nào của Không Lực Việt Nam, cũng đã xứng đáng đứng đầu về thành tích kỷ thuật, máy móc tốt, khung phòng dẻo dai. Riêng về thành tích chiến đấu, L-19 nổi bật hơn nữa, không vì có hỏa lực mạnh, nhưng địch mỗi khi nhìn thấy xuất hiện, đều kinh hồn thất đởm vì đây mới là tai họa chính của những trận bom hay trọng pháo giáng lên đầu địch. Nhưng thành tích duới đây có vẻ khác thường.
Đầu tháng 7 năm 1990, chúng tôi được mời gắn cánh bay cho con chúng tôi tốt nghiệp Trường Bay tại Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Pensacola, Florida. Sau phần lể lạc và tiệc tùng mừng mản khóa, gia đình chúng tôi đi thăm viếng Bảo Tàn Viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Aviation Museum) ở gần đó.
Tôi hết sức sửng sốt khi nhìn thấy ở giữa rừng phi cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đủ loại, lại xuất hiện một chiếc phi cơ L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam treo lủng lẳng trên trần nhà, bên cạnh những phi cơ khổng lồ (đối với hình thù nhỏ bé của L-19) F-14, F-15. Chiếc L-19 này màu trắng, phần đuôi của thân phi cơ sơn các ô vuông (domino) đen vàng, mang danh hiệu FDD. Bản ghi chú sơ lược ở dưới đất không đủ giải tỏa mọi thắc mắc trong lòng tôi. Vì theo như tôi biết và chứng kiến nữa, các phi cơ của Không Lực Việt Nam khi đáp ở các Căn Cứ Không Quân Hoa Kỳ trên lảnh thổ Thái Lan, đều tức khắc bị xóa ngay các phù hiệu trên thân phi cơ. Nếu đáp trên các tàu chiến Hoa Kỳ thì đều được đẩy xuống biển, để dành chỗ đáp cho những phi cơ khác. Nhưng tại sao L-19 này lại còn nguyên vẹn màu sơn và phù hiệu?
Trên bước đường chạy loạn, khi tôi nằm duới hầm tàu Miller thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang lênh đênh trên mặt bể vào những ngày cuối tháng Tư đầu tháng 5 năm 1975, tôi có nghe nói có một L-19 đáp trên Hàng Không Mẩu Hạm Hoa Kỳ, còn mọi chi tiết khác thì mù tịt, nên thắc mắc mãi.
Năm 1991 tôi có dịp đọc bài báo dưới đây, đăng ở báo địa phương Houston Chronicle, tôi đã hiểu gần hết câu chuyện, khi sực nhớ lại chiếc L-19 của Viện Bảo Tãn Hải Quân Hoa Kỳ, ở Pensacola.
FAMILY, EX-OFFICER RECALL $10 MILLION RESCUE
Associated Press
PENSACOLA, Fla. - Members of a Vietnamese family were reunited with the U.S. Admiral who saved their lives by dumping $10 million worth of helicopters in the sea so they could land a small plane on the deck of his aircraft carrier.
South Vietnamese Major Bung Lee, his wife and their five children had crammed into a single-seat Cessna O-1 Bird Dog to escape from their homeland as it was overrun by communist forces in April 1975.
It appeared they would be unable to land on the USS Midway in the South China Sea because its flight deck was filled with helicopters used to evacuate Saigon. Rear Admiral Lawrence Chambers, now retired, ordered the deck cleared.
Lee and Chambers reminisced about the landing at the U.S. Naval Aviation Museum, where the tiny plane was on display Friday.
Another retired Admiral, Magruder Tuttle, bought the plane for an undisclosed price 13 years ago and donated to the Museum at Pensacola Naval Air Station.
Lee, now a waiter at a Polynesian restaurant at Walt Disney World; his wife Van, an electronic worker, and four of their five children came from their Winter Park home for the dedication ceremony.
Lee had flown through Viet Cong fire in dense fog, heading out to sea without knowing what was a head. The plane was miles from shores and running low on fuel when he spotted the Midway.
Lee had no radio, so he attempted to drop a note onto the deck asking permission to land. He said he was afraid to fly too low for fear the crew might think it was under attack and shoot down the plane.
Three times he dropped notes attached to a knife, a boot and a key chain, but it was too light and blew away.
On the fourth attempt, a note tied to Lee,s survival pistol hit the carrier,s deck. It read.
* Can you move these helicopters to the other side, I can land on your runway, I can fly one hour more, we have enough time to move. Please rescue me, Major Bung-Ly, wife and 5 children *.
Chambers said there was not space to move the UH-1 Huey helicopters, so he ordered them pushed overboard. The single-engine plane touched down once, bounced and rolled to a stop.
Tôi nghĩ rằng ai cũng hiểu được nội dung của bài báo này. Tôi e rằng dịch ra Việt ngữ sẽ mất tính chất trung thực của câu chuyện.
Đúng là chiếc phi cơ L-19 do hoa tiêu LEE BUNG lái, Nhưng anh này là ai? Vì theo báo Hoa Kỳ đăng tên không có dấu, nên khó có thể đoan chắc 100% được.
Tình cờ vài tháng sau, một ông bạn không phi hành đã đưa cho tôi xem một tấm hình và nhờ tôi nhận diện người trong hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là hình của cựu Thiếu Tá LÝ BỬNG với bộ điệu đang nói chuyện, đứng bên cạnh một chiếc L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam.
Anh Lý Bửng với tôi một thời gian cùng phục vụ chung tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, Nha Trang. Anh là huấn luyện viên giỏi của Trường Phi Hành T-41, rất vui tánh và gan lì. Những ai là huấn luyện viên cùng thời sẽ không bao giờ quên được tai nạn phi cơ của anh Lý Bửng xảy ra ở gần đèo Rù Ri, Nha Trang năm xưa. Thời gian đó việc cứu cấp gặp trở ngại vì thời tiết xấu; mãi một tuần lể sau mới tìm kiếm được. Khi đưa anh Lý Bửng trở về đơn vị, mặt mày và giáng diệu của anh ta rất bình thản, như tuồng không có chuyện gì xảy ra, mặc dầu anh ta đã chịu đói rét và có lẽ cả sợ hãi nữa trong mấy ngày qua.
Đọc bài báo trên đây, tôi rất cảm mến cựu Đề Đốc (ex Rear Admiral) Lawrence Chambers của Hải Quân Hoa Kỳ đã có quyết định hết sức nhân đạo và sáng suốt, bằng cách đẩy một số phi cơ trị giá 10 triệu đô la, để có chỗ cho L-19 trên có 7 mạng người đáp xuống.
Trước kia tôi đã từng chở 4 người cất cánh ở phi đạo ngắn A Luoi, vùng núi, tưởng rằng mình ngon lành, nay qua sự việc này tôi thấy mình kém xa, nên cảm phục anh Lý Bửng sát đất về sự quyết tâm gan dạ cũng như tài nghệ của anh đã tạo nên một thành tích hi hữu, có một không hai từ trước tới nay, không những trong lịch sử Không Quân Việt Nam mà kể cả Không Quân thế giới nữa, là:
L-19 CHỞ 7 NGƯỜI VÀ ĐÁP AN TOÀN TRÊN HÀNG KHÔNG MẨU HAM.
Thành tích này đáng liệt vào chuyện có thật nhưng khó tin.
Ngày 20 tháng 3 năm 2002.
Mệ
Biên Hùng chuyển
Thành Tích L-19
Thành Tích L-19
Thành tích của một phi cơ có thể phân chia làm hai loại: thành tích kỷ thuật và thành tích chiến đấu. Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong 21 năm chiến tranh đã sử dụng trên 30 loại phi cơ khác nhau. Khu Trục, Vận Tải, Trực Thăng, mỗi ngành có bốn năm loại phi cơ dể chia sẻ công tác và hổ trợ cho nhau. Riêng ngành Quan Sát có 4 loại phi cơ : U-6 hay là L-20, U-17, O-2 và O-1 hay L-19. Phi cơ U-6 và O-2 chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, chỉ còn lại U-17 và L-19 hoạt động cho tới ngày cuối cùng. Nhưng L-19 có trước, từ năm 1955, tính ra đúng 20 năm hiện diện trên chiến trường Việt Nam, lâu hơn bất cứ loại phi cơ nào của Không Lực Việt Nam, cũng đã xứng đáng đứng đầu về thành tích kỷ thuật, máy móc tốt, khung phòng dẻo dai. Riêng về thành tích chiến đấu, L-19 nổi bật hơn nữa, không vì có hỏa lực mạnh, nhưng địch mỗi khi nhìn thấy xuất hiện, đều kinh hồn thất đởm vì đây mới là tai họa chính của những trận bom hay trọng pháo giáng lên đầu địch. Nhưng thành tích duới đây có vẻ khác thường.
Đầu tháng 7 năm 1990, chúng tôi được mời gắn cánh bay cho con chúng tôi tốt nghiệp Trường Bay tại Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Pensacola, Florida. Sau phần lể lạc và tiệc tùng mừng mản khóa, gia đình chúng tôi đi thăm viếng Bảo Tàn Viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Aviation Museum) ở gần đó.
Tôi hết sức sửng sốt khi nhìn thấy ở giữa rừng phi cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đủ loại, lại xuất hiện một chiếc phi cơ L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam treo lủng lẳng trên trần nhà, bên cạnh những phi cơ khổng lồ (đối với hình thù nhỏ bé của L-19) F-14, F-15. Chiếc L-19 này màu trắng, phần đuôi của thân phi cơ sơn các ô vuông (domino) đen vàng, mang danh hiệu FDD. Bản ghi chú sơ lược ở dưới đất không đủ giải tỏa mọi thắc mắc trong lòng tôi. Vì theo như tôi biết và chứng kiến nữa, các phi cơ của Không Lực Việt Nam khi đáp ở các Căn Cứ Không Quân Hoa Kỳ trên lảnh thổ Thái Lan, đều tức khắc bị xóa ngay các phù hiệu trên thân phi cơ. Nếu đáp trên các tàu chiến Hoa Kỳ thì đều được đẩy xuống biển, để dành chỗ đáp cho những phi cơ khác. Nhưng tại sao L-19 này lại còn nguyên vẹn màu sơn và phù hiệu?
Trên bước đường chạy loạn, khi tôi nằm duới hầm tàu Miller thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang lênh đênh trên mặt bể vào những ngày cuối tháng Tư đầu tháng 5 năm 1975, tôi có nghe nói có một L-19 đáp trên Hàng Không Mẩu Hạm Hoa Kỳ, còn mọi chi tiết khác thì mù tịt, nên thắc mắc mãi.
Năm 1991 tôi có dịp đọc bài báo dưới đây, đăng ở báo địa phương Houston Chronicle, tôi đã hiểu gần hết câu chuyện, khi sực nhớ lại chiếc L-19 của Viện Bảo Tãn Hải Quân Hoa Kỳ, ở Pensacola.
FAMILY, EX-OFFICER RECALL $10 MILLION RESCUE
Associated Press
PENSACOLA, Fla. - Members of a Vietnamese family were reunited with the U.S. Admiral who saved their lives by dumping $10 million worth of helicopters in the sea so they could land a small plane on the deck of his aircraft carrier.
South Vietnamese Major Bung Lee, his wife and their five children had crammed into a single-seat Cessna O-1 Bird Dog to escape from their homeland as it was overrun by communist forces in April 1975.
It appeared they would be unable to land on the USS Midway in the South China Sea because its flight deck was filled with helicopters used to evacuate Saigon. Rear Admiral Lawrence Chambers, now retired, ordered the deck cleared.
Lee and Chambers reminisced about the landing at the U.S. Naval Aviation Museum, where the tiny plane was on display Friday.
Another retired Admiral, Magruder Tuttle, bought the plane for an undisclosed price 13 years ago and donated to the Museum at Pensacola Naval Air Station.
Lee, now a waiter at a Polynesian restaurant at Walt Disney World; his wife Van, an electronic worker, and four of their five children came from their Winter Park home for the dedication ceremony.
Lee had flown through Viet Cong fire in dense fog, heading out to sea without knowing what was a head. The plane was miles from shores and running low on fuel when he spotted the Midway.
Lee had no radio, so he attempted to drop a note onto the deck asking permission to land. He said he was afraid to fly too low for fear the crew might think it was under attack and shoot down the plane.
Three times he dropped notes attached to a knife, a boot and a key chain, but it was too light and blew away.
On the fourth attempt, a note tied to Lee,s survival pistol hit the carrier,s deck. It read.
* Can you move these helicopters to the other side, I can land on your runway, I can fly one hour more, we have enough time to move. Please rescue me, Major Bung-Ly, wife and 5 children *.
Chambers said there was not space to move the UH-1 Huey helicopters, so he ordered them pushed overboard. The single-engine plane touched down once, bounced and rolled to a stop.
Tôi nghĩ rằng ai cũng hiểu được nội dung của bài báo này. Tôi e rằng dịch ra Việt ngữ sẽ mất tính chất trung thực của câu chuyện.
Đúng là chiếc phi cơ L-19 do hoa tiêu LEE BUNG lái, Nhưng anh này là ai? Vì theo báo Hoa Kỳ đăng tên không có dấu, nên khó có thể đoan chắc 100% được.
Tình cờ vài tháng sau, một ông bạn không phi hành đã đưa cho tôi xem một tấm hình và nhờ tôi nhận diện người trong hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là hình của cựu Thiếu Tá LÝ BỬNG với bộ điệu đang nói chuyện, đứng bên cạnh một chiếc L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam.
Anh Lý Bửng với tôi một thời gian cùng phục vụ chung tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, Nha Trang. Anh là huấn luyện viên giỏi của Trường Phi Hành T-41, rất vui tánh và gan lì. Những ai là huấn luyện viên cùng thời sẽ không bao giờ quên được tai nạn phi cơ của anh Lý Bửng xảy ra ở gần đèo Rù Ri, Nha Trang năm xưa. Thời gian đó việc cứu cấp gặp trở ngại vì thời tiết xấu; mãi một tuần lể sau mới tìm kiếm được. Khi đưa anh Lý Bửng trở về đơn vị, mặt mày và giáng diệu của anh ta rất bình thản, như tuồng không có chuyện gì xảy ra, mặc dầu anh ta đã chịu đói rét và có lẽ cả sợ hãi nữa trong mấy ngày qua.
Đọc bài báo trên đây, tôi rất cảm mến cựu Đề Đốc (ex Rear Admiral) Lawrence Chambers của Hải Quân Hoa Kỳ đã có quyết định hết sức nhân đạo và sáng suốt, bằng cách đẩy một số phi cơ trị giá 10 triệu đô la, để có chỗ cho L-19 trên có 7 mạng người đáp xuống.
Trước kia tôi đã từng chở 4 người cất cánh ở phi đạo ngắn A Luoi, vùng núi, tưởng rằng mình ngon lành, nay qua sự việc này tôi thấy mình kém xa, nên cảm phục anh Lý Bửng sát đất về sự quyết tâm gan dạ cũng như tài nghệ của anh đã tạo nên một thành tích hi hữu, có một không hai từ trước tới nay, không những trong lịch sử Không Quân Việt Nam mà kể cả Không Quân thế giới nữa, là:
L-19 CHỞ 7 NGƯỜI VÀ ĐÁP AN TOÀN TRÊN HÀNG KHÔNG MẨU HAM.
Thành tích này đáng liệt vào chuyện có thật nhưng khó tin.
Ngày 20 tháng 3 năm 2002.
Mệ
Biên Hùng chuyển