Xe cán chó
Thảo luận về quan hệ Việt-Mỹ với Đại sứ Ted Osius ( Người thiên Cộng đề cao Đại sứ...Mê Cộng )
Bùi Văn Phú
Chiều hôm 1/10 tại Đại học Berkeley, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã nói chuyện và thảo luận về chủ đề “Vietnam-USA : A New Journey” (Việt Nam-Hoa Kỳ : Một hành trình mới). Berkeley Forum, một hội sinh viên của trường, đứng ra tổ chức và đã thu hút hơn 100 khách, đa số là sinh viên.
Trong phần mở đầu, Đại sứ Osius trình bày những bước phát triển chính trong quan hệ giữa hai nước trong 21 năm qua, mà ông gọi là “Một hành trình mới”, như ghi trong huy hiệu ông cài trên áo.
Đại sứ Osius từng đảm nhận những chức vụ ngoại giao tại Việt Nam từ khi hai nước nối lại quan hệ vào năm 1995. Ông hiểu tiếng Việt, thường đạp xe qua nhiều tỉnh thành theo phong cách “ngoại giao xe đạp”, nên ông đã chính mắt nhìn thấy sự phát triển kinh tế cùng mong ước của đại đa số dân Việt là bỏ qua quá khứ đau thương, muốn nước Mỹ là bạn của Việt Nam. Con số giao thương giữa hai nước tăng vọt trong hai thập niên qua chứng minh quan hệ kinh tế song phương đã phát triển nhanh, từ 500 triệu đôla lên đến 45 tỉ đôla.
Ông nói kinh tế Việt Nam là một trong vài nước có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực và chỉ trong một thời gian ngắn đã đưa Việt Nam vào số những nước có thu nhập trung bình. Vài thập niên trước số người dân sống dưới mức nghèo là 50%, nay còn chưa đến 3%.
Sinh viên của Berkeley Forum điều hợp buổi thảo luận với Đại sứ Ted Osius. Ảnh Bùi Văn Phú
Hiện nay, cơ sở cho việc gia tăng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như với các nước ven Thái Bình Dương là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam, Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác ký kết và đang chờ Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên Đại sứ Osius thừa nhận rằng hiệp định này không được sự ủng hộ của đa số sinh viên tại đây và đang vấp phải những phản ứng bất lợi từ nhiều vị dân cử trong Quốc hội, kể cả hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton.
Nhắc đến lịch sử phát triển của Việt Nam, đại sứ dẫn lời của nhà bác học Lê Quý Đôn để nói lên những đóng góp quan trọng của các giới sĩ, nông, công, thương vào việc phát triển đất nước: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạch, phi trí bất hưng”. Ông cho rằng chủ trương đó ngày nay vẫn đúng, nếu Việt Nam biết tận dụng tiềm năng để phát triển.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang ngày càng gia tăng hợp tác qua Quan hệ Đối tác Toàn diện đã được lãnh đạo hai nước đặt ra, ngoài trao đổi thương mại còn phát triển hợp tác trong các vấn đề an ninh, giáo dục, biến đổi khí hậu, bài trừ nạn buôn người và gia tăng giao tiếp giữa nhân dân hai nước.
Trong lãnh vực giáo dục, thành quả là con số sinh viên Việt Nam tại các đại học Mỹ hiện nay gần 20.000 và nhiều sinh viên Mỹ du học Việt Nam.
Đại sứ Osius nhắc đến hợp tác giáo dục mới nhất hai bên vừa đạt được trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua của Tổng thống Barack Obama, là Hoa Kỳ sẽ gửi tình nguyện viên Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) đến Việt Nam và việc khai sinh Đại học Fulbright, là một đại học tư, phi lợi nhuận được điều hành như các trường đại học Mỹ.
Tôi hỏi Đại sứ Osius về tiến độ thực hiện hai dự án giáo dục nói trên như đang bị chậm lại, ông cho biết khi ký kết văn bản để đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam, ông dự định là năm 2018 sẽ có tình nguyện viên đầu tiên đến dạy Anh ngữ, nhưng phía nhà nước Việt Nam nói họ muốn càng sớm càng tốt. Theo lời ông, Peace Corps đang tiến hành như dự định và bà giám đốc cơ quan này sẽ đến Việt Nam vào tháng 10 này để triển khai chương trình.
Còn Đại học Fulbright bao giờ sẽ chính thức tuyển lớp sinh viên đầu tiên? Đại sứ Osius hy vọng là niên học 2017. Ông nói chương trình giảng dạy kinh tế ban cao học của đại học này không có vấn đề gì, khó khăn là chương trình cử nhân. Thừa nhận đã có những tranh cãi về thành viên trong hội đồng quản trị đại học, tuy nhiên ông hy vọng cả hai chương trình Peace Corps và Đại học Fulbright sẽ bước vào hoạt động trong thời gian ông làm đại sứ ở đây.
Sinh viên điều hợp chương trình và nhiều bạn khác đã đặt câu hỏi, đa số xoay quanh Hiệp định TPP, tệ nạn buôn người, biến đổi khí hậu và việc nước mặn xâm thực vào vùng đồng bằng sông Mekong.
Qua các câu trả lời của ông đại sứ, nói chung Hoa Kỳ luôn hỗ trợ Việt Nam gia nhập cộng đồng thế giới để phát triển, qua TPP, hay giúp bài trừ tệ nạn buôn người mà cơ quan USAID đã hỗ trợ những tổ chức như Blue Dragon, Pacific Links để giúp đỡ nạn nhân cũng như truy tố những kẻ tổ chức ra toà.
Đại sứ Osius nhắc đến hợp tác giáo dục mới nhất hai bên vừa đạt được trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua của Tổng thống Barack Obama, là Hoa Kỳ sẽ gửi tình nguyện viên Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) đến Việt Nam và việc khai sinh Đại học Fulbright, là một đại học tư, phi lợi nhuận được điều hành như các trường đại học Mỹ.
Tôi hỏi Đại sứ Osius về tiến độ thực hiện hai dự án giáo dục nói trên như đang bị chậm lại, ông cho biết khi ký kết văn bản để đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam, ông dự định là năm 2018 sẽ có tình nguyện viên đầu tiên đến dạy Anh ngữ, nhưng phía nhà nước Việt Nam nói họ muốn càng sớm càng tốt. Theo lời ông, Peace Corps đang tiến hành như dự định và bà giám đốc cơ quan này sẽ đến Việt Nam vào tháng 10 này để triển khai chương trình.
Còn Đại học Fulbright bao giờ sẽ chính thức tuyển lớp sinh viên đầu tiên? Đại sứ Osius hy vọng là niên học 2017. Ông nói chương trình giảng dạy kinh tế ban cao học của đại học này không có vấn đề gì, khó khăn là chương trình cử nhân. Thừa nhận đã có những tranh cãi về thành viên trong hội đồng quản trị đại học, tuy nhiên ông hy vọng cả hai chương trình Peace Corps và Đại học Fulbright sẽ bước vào hoạt động trong thời gian ông làm đại sứ ở đây.
Sinh viên điều hợp chương trình và nhiều bạn khác đã đặt câu hỏi, đa số xoay quanh Hiệp định TPP, tệ nạn buôn người, biến đổi khí hậu và việc nước mặn xâm thực vào vùng đồng bằng sông Mekong.
Qua các câu trả lời của ông đại sứ, nói chung Hoa Kỳ luôn hỗ trợ Việt Nam gia nhập cộng đồng thế giới để phát triển, qua TPP, hay giúp bài trừ tệ nạn buôn người mà cơ quan USAID đã hỗ trợ những tổ chức như Blue Dragon, Pacific Links để giúp đỡ nạn nhân cũng như truy tố những kẻ tổ chức ra toà.
Đại sứ Ted Osius trò chuyện với sinh viên. Ảnh Bùi Văn Phú.
Về xung đột Biển Đông với Trung Quốc, Đại sứ Mỹ nhắc lại chính sách của Hoa Kỳ đã có từ hàng trăm năm trước là sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do không lưu trên không phận và trong hải phận quốc tế ở bất cứ đâu trên toàn cầu. Nếu Trung Quốc lấn tới, muốn biến biển Đông thành ao nhà của họ thì sẽ phải tốn kém trả giả cho hành động đó. Đại sứ Osius nói Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tranh chấp ai làm chủ những hòn đảo hay bãi đá trong Biển Đông và mong muốn những tranh chấp đó được giải quyết theo luật pháp và các thông lệ quốc tế.
Đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua bài nói chuyện, Đại sứ Ted Osius nhắc đến tiến trình hoà giải với chính quyền cộng sản Việt Nam còn khó khăn vì quá khứ đau buồn giữa người Việt ở hai bên chiến tuyến. Điều này làm cho quan hệ hai nước có những hạn chế. Ông nói phái bộ ngoại giao Mỹ muốn làm cầu nối để có những cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa người Mỹ gốc Việt và nhà nước Việt Nam, nhưng để đạt được điều này, hai bên phải tôn trọng quá khứ của nhau và có tinh thần hoà giải. Trong thời gian ở Hoa Kỳ ông sẽ đi đến những nơi có đông người Mỹ gốc Việt để thúc đẩy tiến trình này.
Trong buổi nói chuyện ở Đại học Stanford, vào trưa ngày 30/6, cũng về quan hệ Việt-Mỹ, sau khi nghe Đại sứ Osius nói về khó khăn trong việc hoà giải giữa người Việt ở Mỹ với người trong nước và với nhà nước Việt Nam, một người Việt đã phát biểu rằng vấn đề hoà giải không là phải là giữa người Việt trong và ngoài nước, mà là giữa người Việt trong ngoài nước với chính quyền Việt Nam. Người Mỹ cũng như người Mỹ gốc Việt không có vấn đề gì với người Việt ở Việt Nam.
Giáo sư Peter Zinoman thuộc khoa sử của Đại học Berkeley đã đặt câu hỏi về sự kiện một số người hoạt động xã hội dân sự bị ngăn cản không cho đến gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 5 vừa qua, và giáo sư muốn biết về hiện tình nhân quyền tại Việt Nam. Đại sứ Osius nói rằng trước khi những nhà hoạt động xã hội dân sự đến gặp Tổng thống Obama, ông được giới chức Việt Nam bảo đảm rằng những người được mời sẽ không có ai bị cấm cản đến gặp tổng thống, nhưng giờ chót đã có 3 trong số 9 người được mời không thể đến.
Nói chung tình hình nhân quyền tại Việt Nam không sáng sủa lắm, theo lời đại sứ, đặc biệt là trong lãnh vực tự do biểu đạt vì có những người bị giam tù vì họ chỉ nói lên suy nghĩ của mình và tự do tôn giáo không được phát triển đồng bộ tại các địa phương khác nhau.
Trong phần kết bài nói chuyện, Đại sứ Osius nhắc rằng để đạt được những tiến bộ hơn nữa trong phát triển kinh tế, Việt Nam cần cải cách doanh nghiệp nhà nước, cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân được cạnh tranh công bằng. Với TPP, Việt Nam phải bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty nước ngoài vào đầu tư, cho phép thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi công nhân.
Ông nhấn mạnh, để Việt Nam có thể phát triển tiềm năng tối đa, người dân cần có tự do thành lập những tổ chức xã hội dân sự, được tự do trao đổi thông tin và tham gia vào việc hoạch định các chính sách quốc gia.
Nói về nhân quyền, Đại sứ Osius nhận xét Hiến pháp 2013 có nhiều tiến bộ khi đề cập đến dân chủ, nhân quyền và Hoa Kỳ đang làm việc với Việt Nam trong những cải cách pháp luật để bảo đảm cho người dân những quyền căn bản như ghi trong Hiến pháp.
Ông nói Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và sẽ không có âm mưu lật đổ chính phủ, vì trong quá khứ việc làm như thế đã đưa đến thất bại cho người Mỹ.
Hoa Kỳ muốn thấy một nước Việt Nam phát triển và thịnh vượng, vì đó là điều đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, Đại sứ Ted Osius phát biểu.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Thảo luận về quan hệ Việt-Mỹ với Đại sứ Ted Osius ( Người thiên Cộng đề cao Đại sứ...Mê Cộng )
Bùi Văn Phú
Chiều hôm 1/10 tại Đại học Berkeley, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã nói chuyện và thảo luận về chủ đề “Vietnam-USA : A New Journey” (Việt Nam-Hoa Kỳ : Một hành trình mới). Berkeley Forum, một hội sinh viên của trường, đứng ra tổ chức và đã thu hút hơn 100 khách, đa số là sinh viên.
Trong phần mở đầu, Đại sứ Osius trình bày những bước phát triển chính trong quan hệ giữa hai nước trong 21 năm qua, mà ông gọi là “Một hành trình mới”, như ghi trong huy hiệu ông cài trên áo.
Đại sứ Osius từng đảm nhận những chức vụ ngoại giao tại Việt Nam từ khi hai nước nối lại quan hệ vào năm 1995. Ông hiểu tiếng Việt, thường đạp xe qua nhiều tỉnh thành theo phong cách “ngoại giao xe đạp”, nên ông đã chính mắt nhìn thấy sự phát triển kinh tế cùng mong ước của đại đa số dân Việt là bỏ qua quá khứ đau thương, muốn nước Mỹ là bạn của Việt Nam. Con số giao thương giữa hai nước tăng vọt trong hai thập niên qua chứng minh quan hệ kinh tế song phương đã phát triển nhanh, từ 500 triệu đôla lên đến 45 tỉ đôla.
Ông nói kinh tế Việt Nam là một trong vài nước có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực và chỉ trong một thời gian ngắn đã đưa Việt Nam vào số những nước có thu nhập trung bình. Vài thập niên trước số người dân sống dưới mức nghèo là 50%, nay còn chưa đến 3%.
Sinh viên của Berkeley Forum điều hợp buổi thảo luận với Đại sứ Ted Osius. Ảnh Bùi Văn Phú
Hiện nay, cơ sở cho việc gia tăng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như với các nước ven Thái Bình Dương là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam, Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác ký kết và đang chờ Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên Đại sứ Osius thừa nhận rằng hiệp định này không được sự ủng hộ của đa số sinh viên tại đây và đang vấp phải những phản ứng bất lợi từ nhiều vị dân cử trong Quốc hội, kể cả hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton.
Nhắc đến lịch sử phát triển của Việt Nam, đại sứ dẫn lời của nhà bác học Lê Quý Đôn để nói lên những đóng góp quan trọng của các giới sĩ, nông, công, thương vào việc phát triển đất nước: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạch, phi trí bất hưng”. Ông cho rằng chủ trương đó ngày nay vẫn đúng, nếu Việt Nam biết tận dụng tiềm năng để phát triển.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang ngày càng gia tăng hợp tác qua Quan hệ Đối tác Toàn diện đã được lãnh đạo hai nước đặt ra, ngoài trao đổi thương mại còn phát triển hợp tác trong các vấn đề an ninh, giáo dục, biến đổi khí hậu, bài trừ nạn buôn người và gia tăng giao tiếp giữa nhân dân hai nước.
Trong lãnh vực giáo dục, thành quả là con số sinh viên Việt Nam tại các đại học Mỹ hiện nay gần 20.000 và nhiều sinh viên Mỹ du học Việt Nam.
Đại sứ Osius nhắc đến hợp tác giáo dục mới nhất hai bên vừa đạt được trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua của Tổng thống Barack Obama, là Hoa Kỳ sẽ gửi tình nguyện viên Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) đến Việt Nam và việc khai sinh Đại học Fulbright, là một đại học tư, phi lợi nhuận được điều hành như các trường đại học Mỹ.
Tôi hỏi Đại sứ Osius về tiến độ thực hiện hai dự án giáo dục nói trên như đang bị chậm lại, ông cho biết khi ký kết văn bản để đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam, ông dự định là năm 2018 sẽ có tình nguyện viên đầu tiên đến dạy Anh ngữ, nhưng phía nhà nước Việt Nam nói họ muốn càng sớm càng tốt. Theo lời ông, Peace Corps đang tiến hành như dự định và bà giám đốc cơ quan này sẽ đến Việt Nam vào tháng 10 này để triển khai chương trình.
Còn Đại học Fulbright bao giờ sẽ chính thức tuyển lớp sinh viên đầu tiên? Đại sứ Osius hy vọng là niên học 2017. Ông nói chương trình giảng dạy kinh tế ban cao học của đại học này không có vấn đề gì, khó khăn là chương trình cử nhân. Thừa nhận đã có những tranh cãi về thành viên trong hội đồng quản trị đại học, tuy nhiên ông hy vọng cả hai chương trình Peace Corps và Đại học Fulbright sẽ bước vào hoạt động trong thời gian ông làm đại sứ ở đây.
Sinh viên điều hợp chương trình và nhiều bạn khác đã đặt câu hỏi, đa số xoay quanh Hiệp định TPP, tệ nạn buôn người, biến đổi khí hậu và việc nước mặn xâm thực vào vùng đồng bằng sông Mekong.
Qua các câu trả lời của ông đại sứ, nói chung Hoa Kỳ luôn hỗ trợ Việt Nam gia nhập cộng đồng thế giới để phát triển, qua TPP, hay giúp bài trừ tệ nạn buôn người mà cơ quan USAID đã hỗ trợ những tổ chức như Blue Dragon, Pacific Links để giúp đỡ nạn nhân cũng như truy tố những kẻ tổ chức ra toà.
Đại sứ Osius nhắc đến hợp tác giáo dục mới nhất hai bên vừa đạt được trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua của Tổng thống Barack Obama, là Hoa Kỳ sẽ gửi tình nguyện viên Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) đến Việt Nam và việc khai sinh Đại học Fulbright, là một đại học tư, phi lợi nhuận được điều hành như các trường đại học Mỹ.
Tôi hỏi Đại sứ Osius về tiến độ thực hiện hai dự án giáo dục nói trên như đang bị chậm lại, ông cho biết khi ký kết văn bản để đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam, ông dự định là năm 2018 sẽ có tình nguyện viên đầu tiên đến dạy Anh ngữ, nhưng phía nhà nước Việt Nam nói họ muốn càng sớm càng tốt. Theo lời ông, Peace Corps đang tiến hành như dự định và bà giám đốc cơ quan này sẽ đến Việt Nam vào tháng 10 này để triển khai chương trình.
Còn Đại học Fulbright bao giờ sẽ chính thức tuyển lớp sinh viên đầu tiên? Đại sứ Osius hy vọng là niên học 2017. Ông nói chương trình giảng dạy kinh tế ban cao học của đại học này không có vấn đề gì, khó khăn là chương trình cử nhân. Thừa nhận đã có những tranh cãi về thành viên trong hội đồng quản trị đại học, tuy nhiên ông hy vọng cả hai chương trình Peace Corps và Đại học Fulbright sẽ bước vào hoạt động trong thời gian ông làm đại sứ ở đây.
Sinh viên điều hợp chương trình và nhiều bạn khác đã đặt câu hỏi, đa số xoay quanh Hiệp định TPP, tệ nạn buôn người, biến đổi khí hậu và việc nước mặn xâm thực vào vùng đồng bằng sông Mekong.
Qua các câu trả lời của ông đại sứ, nói chung Hoa Kỳ luôn hỗ trợ Việt Nam gia nhập cộng đồng thế giới để phát triển, qua TPP, hay giúp bài trừ tệ nạn buôn người mà cơ quan USAID đã hỗ trợ những tổ chức như Blue Dragon, Pacific Links để giúp đỡ nạn nhân cũng như truy tố những kẻ tổ chức ra toà.
Đại sứ Ted Osius trò chuyện với sinh viên. Ảnh Bùi Văn Phú.
Về xung đột Biển Đông với Trung Quốc, Đại sứ Mỹ nhắc lại chính sách của Hoa Kỳ đã có từ hàng trăm năm trước là sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do không lưu trên không phận và trong hải phận quốc tế ở bất cứ đâu trên toàn cầu. Nếu Trung Quốc lấn tới, muốn biến biển Đông thành ao nhà của họ thì sẽ phải tốn kém trả giả cho hành động đó. Đại sứ Osius nói Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tranh chấp ai làm chủ những hòn đảo hay bãi đá trong Biển Đông và mong muốn những tranh chấp đó được giải quyết theo luật pháp và các thông lệ quốc tế.
Đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua bài nói chuyện, Đại sứ Ted Osius nhắc đến tiến trình hoà giải với chính quyền cộng sản Việt Nam còn khó khăn vì quá khứ đau buồn giữa người Việt ở hai bên chiến tuyến. Điều này làm cho quan hệ hai nước có những hạn chế. Ông nói phái bộ ngoại giao Mỹ muốn làm cầu nối để có những cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa người Mỹ gốc Việt và nhà nước Việt Nam, nhưng để đạt được điều này, hai bên phải tôn trọng quá khứ của nhau và có tinh thần hoà giải. Trong thời gian ở Hoa Kỳ ông sẽ đi đến những nơi có đông người Mỹ gốc Việt để thúc đẩy tiến trình này.
Trong buổi nói chuyện ở Đại học Stanford, vào trưa ngày 30/6, cũng về quan hệ Việt-Mỹ, sau khi nghe Đại sứ Osius nói về khó khăn trong việc hoà giải giữa người Việt ở Mỹ với người trong nước và với nhà nước Việt Nam, một người Việt đã phát biểu rằng vấn đề hoà giải không là phải là giữa người Việt trong và ngoài nước, mà là giữa người Việt trong ngoài nước với chính quyền Việt Nam. Người Mỹ cũng như người Mỹ gốc Việt không có vấn đề gì với người Việt ở Việt Nam.
Giáo sư Peter Zinoman thuộc khoa sử của Đại học Berkeley đã đặt câu hỏi về sự kiện một số người hoạt động xã hội dân sự bị ngăn cản không cho đến gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 5 vừa qua, và giáo sư muốn biết về hiện tình nhân quyền tại Việt Nam. Đại sứ Osius nói rằng trước khi những nhà hoạt động xã hội dân sự đến gặp Tổng thống Obama, ông được giới chức Việt Nam bảo đảm rằng những người được mời sẽ không có ai bị cấm cản đến gặp tổng thống, nhưng giờ chót đã có 3 trong số 9 người được mời không thể đến.
Nói chung tình hình nhân quyền tại Việt Nam không sáng sủa lắm, theo lời đại sứ, đặc biệt là trong lãnh vực tự do biểu đạt vì có những người bị giam tù vì họ chỉ nói lên suy nghĩ của mình và tự do tôn giáo không được phát triển đồng bộ tại các địa phương khác nhau.
Trong phần kết bài nói chuyện, Đại sứ Osius nhắc rằng để đạt được những tiến bộ hơn nữa trong phát triển kinh tế, Việt Nam cần cải cách doanh nghiệp nhà nước, cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân được cạnh tranh công bằng. Với TPP, Việt Nam phải bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty nước ngoài vào đầu tư, cho phép thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi công nhân.
Ông nhấn mạnh, để Việt Nam có thể phát triển tiềm năng tối đa, người dân cần có tự do thành lập những tổ chức xã hội dân sự, được tự do trao đổi thông tin và tham gia vào việc hoạch định các chính sách quốc gia.
Nói về nhân quyền, Đại sứ Osius nhận xét Hiến pháp 2013 có nhiều tiến bộ khi đề cập đến dân chủ, nhân quyền và Hoa Kỳ đang làm việc với Việt Nam trong những cải cách pháp luật để bảo đảm cho người dân những quyền căn bản như ghi trong Hiến pháp.
Ông nói Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và sẽ không có âm mưu lật đổ chính phủ, vì trong quá khứ việc làm như thế đã đưa đến thất bại cho người Mỹ.
Hoa Kỳ muốn thấy một nước Việt Nam phát triển và thịnh vượng, vì đó là điều đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, Đại sứ Ted Osius phát biểu.