Đoạn Đường Chiến Binh
Thảy Lỗ — Hồ viết Yên
Thảy Lỗ là danh từ quen thuộc của các chàng Phi Công Trực Thăng, nhứt là các Phi Công H-34 và UH-1 và nổi tiếng nhất là PĐ219. Nhưng từ lúc nào các chàng Phi Công CH-47 Chinook khổng lồ bắt đầu chơi trò thảy lỗ ? và ai đã dạy các chàng Phi Công Chinook này thảy cho đúng lỗ ?.
Chúng tôi 11 người Hoa tiêu đầu tiên sau khi mãn khoá trực thăng UH-1 từ trường bay Fort Hunter, Atlanta, Georgia được gởi qua trường bay Fort Rucker, Albama để học bay Chinook cùng với những hoa tiêu đàn anh với nhiều giờ bay và khinh nghiệm chiến trường đến từ VN và thêm các Sĩ Quan Liên Lạc tại các trường bay đã hết nhiệm kỳ.
Tôi và Đ/uý Nguyễn văn Hoa học Chinook cùng 1 Flight Instructor. Vì anh Hoa là 1 hoa tiêu với nhiều giờ bay và nhiều kinh nghiệm chiến trường nên trong lúc rảnh rổi anh hay kể lại những phi vụ từ thời anh còn bay H-34 cho đến lúc bay UH-1. Anh có biệt tài nói chuyện rất hay và rất lôi cuốn. Sau này khi về nước anh làm Trưởng Phòng Hành Quân của PĐ237. Lúc chúng tôi còn ở phi trường Phú Lợi, tỉnh Bình Dương trong khi đợi quân đội Mỹ bàn giao máy bay Chinook, trong những giờ rãnh rỗi anh giúp cho nhiều anh em học lái xe và những lúc anh em quây quần, vui chơi với nhau anh hay kể những chuyện tiếu lâm, hay những chuyện bay bổng của các bậc đàn anh, qua những câu chuyện anh kể đó có câu chuyện của những phi vụ H34 và UH1 Thảy Lỗ. Anh vừa kể chuyện, anh vừa diễn tả nên câu chuyện rất hấp dẩn, có nhiều lúc anh đi sâu vào nhiều chi tiết của cách thảy lỗ và cũng có nhiều lúc tay chân anh đưa lên, đưa xuống như đang điều khiển phi cơ. Câu chuyện đó cũng như nhiều câu chuyện khác mà anh kể gần như không ai còn nhớ. Riêng tôi không biết từ lúc nào câu chuyện này và những chi tiết mà anh diễn tả đã in sâu trong trí của tôi.
Chúng tôi là những phi công trẻ, mới từ Mỹ về nước thì bước ngay vào những phi vụ tiếp tế, đỗ bộ, từ Tây Ninh qua căn cứ Thiện Ngôn và qua tận những vùng sâu trong đất Miên, có nhiều phi vụ chúng tôi phải qua đến tận thủ đô Nam Vang của Campuchia. Những phi vụ bay đỗ bộ các lính thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắt thình lình xuống để tiêu diệt những căn cứ hậu cần và tiếp liệu của Việt Cộng đã được đặt sâu trong đất Miên mang về nhiều chiến thắng cùng các chiến lợi phẩm, súng ống, đạn dược v.v. tịch thu được từ chiến trường Campuchia, cũng như bắt sống được nhiều tù binh Việt Cộng. Chúng tôi hãnh diện và hăng say hơn trong các phi vụ vượt biên giới qua Miên và tin chiến thắng từ khắp các mật trận được gởi về hằng ngày. Nhưng thật không may và buồn cho vận nước đó là Đại Tướng Đỗ Cao Trí, vị chỉ huy trưởng mật trận, bị tử nạn máy bay ở Tây Ninh mà trong phi hành đoàn có 1 người bạn cùng khoá trực thăng UH1 với tôi và cuộc hành quân lùng soát và tiêu diệt Việt Cộng trên phần đất Campuchia cũng chấm dứt. Sau đó 1 thời gian không lâu Việt Cộng đã bố trí lại khá nhiều phòng không suốt đoạn đường từ Tây Ninh đến biên giới Việt-Miên. Phi trường Thiện Ngôn ngắn và nhỏ nằm trên đoạn đường này và do bộ tư lệnh của Lữ Đoàn Nhảy Dù đóng giữ. Phía Tây Bắc của Thiện Ngôn là căn cứ A (alpha). Nơi đây Th/uý Trịnh tiến Khang đã bị trúng đạn ở cao độ và Khang là hoa tiêu đầu tiên của PĐ237 hy sinh cho Tổ Quốc. Từ đó mỗi khi phải tiếp tế cho căn cứ A hoặc biên giới Việt-Miên chúng tôi bắt đầu xử dụng phương cách đáp theo kiểu thảy lỗ được học hàm thụ qua câu chuyện của Đ/uý Hoa kể. Nhưng cái khó khăn và khác biệt rất lớn với loại trực thăng H-34 và UH-1 là Chinook mang 1 kiện hàng 4 tấn phía ngoài máy bay nằm dưới bụng. Đáp bình thường mà không khéo bị đập tàu như chơi, nhẹ nhất cũng lủng bụng, huống chi chơi trò thảy lỗ. Chúng tôi nghiên cứu kiểu đáp, thực tập và bắt đầu áp dụng vào các phi vụ. Lối đáp không sách vở này muốn thực hiện thì điều kiện cần thiết là người Co-Pilot phải giữ BEEP cho thật nhuyễn vì beep không kịp mà để mất vòng quay thì vong mạng còn beep lẹ quá thì bị over torque, hư máy, Trưởng Phi Cơ sẽ bị khiển trách nặng nề, chưa nói đến thời gian và tốn kém để thay thế 2 động cơ mới. Trong Phi Đội của tôi ĐB Tạ văn Sáu (mà chúng tôi hay gọi là chị Sáu) giữ beep cho kiểu đáp này là số 1. Muốn đáp kiểu này cho an toàn thì người Trưởng Phi Cơ và người Co-pilot phải ăn khớp với nhau trong nhiều động tác.
Từ đó mỗi ngày chúng tôi cất cánh từ Tây Ninh để tiếp tế cho căn cứ A hay tiền đồn ngay trên biên giới Việt-Miên. Chúng tôi bay ở cao độ 8.000 tới 10.000 bộ cho những ngày quang đảng không mây hoặc ngày có mây thì chúng tôi bay trên mây cho tới khi căn cứ bạn nằm ngay dưới bụng thì chúng tôi mới thay phiên nhau xuống theo kiểu trôn ốc, xoáy tròn 360 độ, vòng tròn càng chật thì càng an toàn, còn vòng tròn rộng thì dể lãnh đạn. Chinook nặng, kiện hàng tòng teng phía ngoài cũng nặng cho nên tốc độ rơi xuống rất nhanh, kìm hãm chiếc Chinook lại trên bãi đáp đã được ấn định là cả 1 nghệ thuật, đến khi đáp làm sao đặt được kiện hàng an toàn, nhẹ nhàng vào chổ quân bạn muốn thì phi vụ mới được coi như hoàn tất. Có nhiều lúc đáp xuống chưa kịp thả hàng thì đã bị Việt Cộng pháo kích cho nên nhiều khi tìm hoài mà không thấy bóng quân bạn đâu cả, hỏi ra thì họ đang nằm dưới những hố cá nhân vì sợ bị Việt Cộng pháo kích bất ngờ và ngay cả nhiều khi xin trái khói để biết hướng gió và chổ thả hàng mà quân bạn cũng từ chối. Thấy như thế mình mới thương cho đời lính. Cũng vậy, khi cất cánh lên trở về, chúng tôi cũng theo kiểu trôn ốc 360 độ bay lên cho tới khi lấy đủ cao độ mới lấy hướng bay về.
Theo thời gian quen dần chúng tôi đã thành những Phi Công thảy Lỗ nghề nghiệp. Từ đó trở đi trên khắp 4 vùng chiến thuật, từ mũi Cà Mau cho tới Bến Hải, chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng, khi quân bạn yêu cầu giúp đỡ, dầu từ trên nhìn xuống lỗ có nhỏ chúng tôi cũng cố gắng thảy vào lỗ cho bằng được một cách nhẹ nhàng và êm đẹp để tiếp tế, cung ứng, những nhu yếu và cũng để thỏa mãn những nhu cầu khi quân bạn mong đợi.
Tôi muốn ghi lại kỷ niệm này để nhớ lại 1 vị Tướng anh hùng không may tử nạn, 2 ngưòi bạn đồng đội đã hy sinh cho Tổ Quốc và 1 người đàn anh dễ thương, vui tính, hiền hoà và lúc nào cũng cười.
Chúc các bạn CH-47 Chinook vui, trẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hồ viết Yên
http://trangnhachinook.com/archives/462
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Thảy Lỗ — Hồ viết Yên
Thảy Lỗ là danh từ quen thuộc của các chàng Phi Công Trực Thăng, nhứt là các Phi Công H-34 và UH-1 và nổi tiếng nhất là PĐ219. Nhưng từ lúc nào các chàng Phi Công CH-47 Chinook khổng lồ bắt đầu chơi trò thảy lỗ ? và ai đã dạy các chàng Phi Công Chinook này thảy cho đúng lỗ ?.
Chúng tôi 11 người Hoa tiêu đầu tiên sau khi mãn khoá trực thăng UH-1 từ trường bay Fort Hunter, Atlanta, Georgia được gởi qua trường bay Fort Rucker, Albama để học bay Chinook cùng với những hoa tiêu đàn anh với nhiều giờ bay và khinh nghiệm chiến trường đến từ VN và thêm các Sĩ Quan Liên Lạc tại các trường bay đã hết nhiệm kỳ.
Tôi và Đ/uý Nguyễn văn Hoa học Chinook cùng 1 Flight Instructor. Vì anh Hoa là 1 hoa tiêu với nhiều giờ bay và nhiều kinh nghiệm chiến trường nên trong lúc rảnh rổi anh hay kể lại những phi vụ từ thời anh còn bay H-34 cho đến lúc bay UH-1. Anh có biệt tài nói chuyện rất hay và rất lôi cuốn. Sau này khi về nước anh làm Trưởng Phòng Hành Quân của PĐ237. Lúc chúng tôi còn ở phi trường Phú Lợi, tỉnh Bình Dương trong khi đợi quân đội Mỹ bàn giao máy bay Chinook, trong những giờ rãnh rỗi anh giúp cho nhiều anh em học lái xe và những lúc anh em quây quần, vui chơi với nhau anh hay kể những chuyện tiếu lâm, hay những chuyện bay bổng của các bậc đàn anh, qua những câu chuyện anh kể đó có câu chuyện của những phi vụ H34 và UH1 Thảy Lỗ. Anh vừa kể chuyện, anh vừa diễn tả nên câu chuyện rất hấp dẩn, có nhiều lúc anh đi sâu vào nhiều chi tiết của cách thảy lỗ và cũng có nhiều lúc tay chân anh đưa lên, đưa xuống như đang điều khiển phi cơ. Câu chuyện đó cũng như nhiều câu chuyện khác mà anh kể gần như không ai còn nhớ. Riêng tôi không biết từ lúc nào câu chuyện này và những chi tiết mà anh diễn tả đã in sâu trong trí của tôi.
Chúng tôi là những phi công trẻ, mới từ Mỹ về nước thì bước ngay vào những phi vụ tiếp tế, đỗ bộ, từ Tây Ninh qua căn cứ Thiện Ngôn và qua tận những vùng sâu trong đất Miên, có nhiều phi vụ chúng tôi phải qua đến tận thủ đô Nam Vang của Campuchia. Những phi vụ bay đỗ bộ các lính thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắt thình lình xuống để tiêu diệt những căn cứ hậu cần và tiếp liệu của Việt Cộng đã được đặt sâu trong đất Miên mang về nhiều chiến thắng cùng các chiến lợi phẩm, súng ống, đạn dược v.v. tịch thu được từ chiến trường Campuchia, cũng như bắt sống được nhiều tù binh Việt Cộng. Chúng tôi hãnh diện và hăng say hơn trong các phi vụ vượt biên giới qua Miên và tin chiến thắng từ khắp các mật trận được gởi về hằng ngày. Nhưng thật không may và buồn cho vận nước đó là Đại Tướng Đỗ Cao Trí, vị chỉ huy trưởng mật trận, bị tử nạn máy bay ở Tây Ninh mà trong phi hành đoàn có 1 người bạn cùng khoá trực thăng UH1 với tôi và cuộc hành quân lùng soát và tiêu diệt Việt Cộng trên phần đất Campuchia cũng chấm dứt. Sau đó 1 thời gian không lâu Việt Cộng đã bố trí lại khá nhiều phòng không suốt đoạn đường từ Tây Ninh đến biên giới Việt-Miên. Phi trường Thiện Ngôn ngắn và nhỏ nằm trên đoạn đường này và do bộ tư lệnh của Lữ Đoàn Nhảy Dù đóng giữ. Phía Tây Bắc của Thiện Ngôn là căn cứ A (alpha). Nơi đây Th/uý Trịnh tiến Khang đã bị trúng đạn ở cao độ và Khang là hoa tiêu đầu tiên của PĐ237 hy sinh cho Tổ Quốc. Từ đó mỗi khi phải tiếp tế cho căn cứ A hoặc biên giới Việt-Miên chúng tôi bắt đầu xử dụng phương cách đáp theo kiểu thảy lỗ được học hàm thụ qua câu chuyện của Đ/uý Hoa kể. Nhưng cái khó khăn và khác biệt rất lớn với loại trực thăng H-34 và UH-1 là Chinook mang 1 kiện hàng 4 tấn phía ngoài máy bay nằm dưới bụng. Đáp bình thường mà không khéo bị đập tàu như chơi, nhẹ nhất cũng lủng bụng, huống chi chơi trò thảy lỗ. Chúng tôi nghiên cứu kiểu đáp, thực tập và bắt đầu áp dụng vào các phi vụ. Lối đáp không sách vở này muốn thực hiện thì điều kiện cần thiết là người Co-Pilot phải giữ BEEP cho thật nhuyễn vì beep không kịp mà để mất vòng quay thì vong mạng còn beep lẹ quá thì bị over torque, hư máy, Trưởng Phi Cơ sẽ bị khiển trách nặng nề, chưa nói đến thời gian và tốn kém để thay thế 2 động cơ mới. Trong Phi Đội của tôi ĐB Tạ văn Sáu (mà chúng tôi hay gọi là chị Sáu) giữ beep cho kiểu đáp này là số 1. Muốn đáp kiểu này cho an toàn thì người Trưởng Phi Cơ và người Co-pilot phải ăn khớp với nhau trong nhiều động tác.
Từ đó mỗi ngày chúng tôi cất cánh từ Tây Ninh để tiếp tế cho căn cứ A hay tiền đồn ngay trên biên giới Việt-Miên. Chúng tôi bay ở cao độ 8.000 tới 10.000 bộ cho những ngày quang đảng không mây hoặc ngày có mây thì chúng tôi bay trên mây cho tới khi căn cứ bạn nằm ngay dưới bụng thì chúng tôi mới thay phiên nhau xuống theo kiểu trôn ốc, xoáy tròn 360 độ, vòng tròn càng chật thì càng an toàn, còn vòng tròn rộng thì dể lãnh đạn. Chinook nặng, kiện hàng tòng teng phía ngoài cũng nặng cho nên tốc độ rơi xuống rất nhanh, kìm hãm chiếc Chinook lại trên bãi đáp đã được ấn định là cả 1 nghệ thuật, đến khi đáp làm sao đặt được kiện hàng an toàn, nhẹ nhàng vào chổ quân bạn muốn thì phi vụ mới được coi như hoàn tất. Có nhiều lúc đáp xuống chưa kịp thả hàng thì đã bị Việt Cộng pháo kích cho nên nhiều khi tìm hoài mà không thấy bóng quân bạn đâu cả, hỏi ra thì họ đang nằm dưới những hố cá nhân vì sợ bị Việt Cộng pháo kích bất ngờ và ngay cả nhiều khi xin trái khói để biết hướng gió và chổ thả hàng mà quân bạn cũng từ chối. Thấy như thế mình mới thương cho đời lính. Cũng vậy, khi cất cánh lên trở về, chúng tôi cũng theo kiểu trôn ốc 360 độ bay lên cho tới khi lấy đủ cao độ mới lấy hướng bay về.
Theo thời gian quen dần chúng tôi đã thành những Phi Công thảy Lỗ nghề nghiệp. Từ đó trở đi trên khắp 4 vùng chiến thuật, từ mũi Cà Mau cho tới Bến Hải, chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng, khi quân bạn yêu cầu giúp đỡ, dầu từ trên nhìn xuống lỗ có nhỏ chúng tôi cũng cố gắng thảy vào lỗ cho bằng được một cách nhẹ nhàng và êm đẹp để tiếp tế, cung ứng, những nhu yếu và cũng để thỏa mãn những nhu cầu khi quân bạn mong đợi.
Tôi muốn ghi lại kỷ niệm này để nhớ lại 1 vị Tướng anh hùng không may tử nạn, 2 ngưòi bạn đồng đội đã hy sinh cho Tổ Quốc và 1 người đàn anh dễ thương, vui tính, hiền hoà và lúc nào cũng cười.
Chúc các bạn CH-47 Chinook vui, trẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hồ viết Yên
http://trangnhachinook.com/archives/462
Sinh Tồn chuyển