Cõi Người Ta
Thấy gì ở ngày chủ nhật vừa qua
Không có cảnh bắt bớ thô bạo, chỉ có những hoạt động văn hóa trá hình phá hoại cuộc tưởng niệm ý nghĩa ngày 17/2 của những người dân Việt yêu nước.
Một sân khấu dựng
lên dang dở để chiếm lấy khoảng không. Một đám thanh niên tình nguyện
hát một bài hát nhí nhảnh. Một đám sồn sồn rửng mỡ nhảy nhót trong nền
nhạc Tàu. Một gã lùn rao giảng về chiến tranh và hòa bình. Cùng lô xích
xông mật vụ đứng quay phim....
Không có cảnh bắt bớ thô bạo, chỉ có những hoạt động văn hóa trá hình
phá hoại cuộc tưởng niệm ý nghĩa ngày 17/2 của những người dân Việt yêu
nước. Một tinh thần thiêng liêng bị một văn hóa tinh thần nhộm nhoạm tấn
công ngay giữa trung tâm thủ đô.
Cơ quan an ninh, cảnh sát không ghi dấu ấn nhiều vào ngày chủ nhật này. Các tin
tức trước ngày chủ nhật cho thấy không nhiều người hay đi biểu tình bị
sách nhiễu, hoặc sự sách nhiễu không đến mức căng thẳng như mọi lần.
Ngay trong ngày chủ nhật bóng dáng của những kẻ trấn áp, gây sự mọi khi
đã đứng xa ống kính người dân, nhường chỗ cho một bọn mới tung hoành. Đó
là bọn nhảy nhót, ca hát, luyên thuyên về hòa bình, xây dựng đất nước.
Điều đó cho thấy rằng, cơ quan văn hóa truyền thông, tuyên huấn...đứng
đằng sau đạo diễn chính kịch bản cuộc phá hoại buổi tưởng niệm ngày chủ
nhật vừa qua.
Kịch bản nhảy nhót đàng điếm của bọn sồn sồn và nhí nhố của lũ choai
choai chắc chắn hài lòng Trung Quốc gấp bội lần kịch bản bắt về trại Lộc
Hà hỏi cung qua quýt cho hết thời gian rồi thả về. Người bị bắt ra khỏi
trại Lộc Hà với tinh thần khác hẳn với người tưởng niệm hôm chủ nhật
vừa qua ra về. Lúc trước họ bị xúc phạm về thân thể, nếu có sự xúc phạm
về nhân phẩm chỉ là đôi co lời qua tiếng lại giữa một vài cảnh sát trẻ
thiếu kinh nghiệm. Sự xúc phạm ấy không nặng nề bằng sự xúc phạm ngày
chủ nhật 16/2 vừa qua.
Sự xúc phạm vừa qua do những kẻ có nghề văn hóa đạo diễn, viết kịch bản.
Bởi thế nó cay đắng cho cả dân tộc chứ không phải riêng cho những người
đi tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống ở biên giới phía Bắc năm 1979
trước mũi súng xâm lược của quân bành trướng Bắc Kinh. Cả một thời điểm
lịch sử hào hùng chống ngoại xâm đã bị chế nhạo, có lẽ trong mấy ngìn
năm chống phương Bắc, chưa một triều đại nào xỉ nhục hình ảnh những người ngã xuống trong công cuộc chống ngoại xâm ấy như bây giờ.
Phải một tay tổ ngành tuyên giáo, tuyên huấn mới nghĩ ra được chiêu thâm
độc đánh thẳng vào lịch sử dân tộc như vậy. Biến một ngày đau thương,
mất mát thiêng liêng và ý nghĩa ấy của cả dân tộc bằng những trò rẻ
tiền, kệch cỡm nhằm chế nhạo, giễu cợt. Đòn đánh thật hiểm và sâu. Vài
cái đánh, đạp của cảnh sát chỉ thoáng qua trong lòng người biểu tình từ
buổi trước đến buổi sau là quên béng. Nhưng đòn đánh tinh thần này bản
thân người đi tưởng niệm ngày 17/2 vừa qua nói riêng và cả dân tộc nói
chung không dễ nhận thấy. Nó là một đòn đánh về tinh thần rất khó nhận,
tưởng chỉ là mấy trò nhảy nhót , múa may để ngăn chặn, chiếm không gian
của người tưởng niệm thôi. Nhưng thực ra nó còn ghê gớm hơn thế rất
nhiều, nó làm cho người dân cảm nhận thấy những hy sinh của những người
lính Việt Nam chống TQ khi xưa chả có nghĩa lý gì, cái sự cảm nhận đến
mà chính người dân không biết nó đến lúc nào, đến từ đâu. Nó thấm vào
trong đầu người dân lúc nào không biết, để họ không thiết tha gì với
những nhắc nhở đau thương của lịch sử một thời.
Đây mới chính là '' diễn biến hòa bình '' trên mặt trận tư tưởng. Bởi sự
thủ đoạn thâm độc nhằm xâm nhập tàn phá dần tư tưởng chống ngoại xâm (
phương Bắc ) của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta hãy đặt địa vị mình là người Trung Quốc, có gì hả hê và khoái
trá hơn khi nhìn thấy những trò nhảy múa nhí nhố, nhăng nhít ấy chiếm
chỗ của cuộc tưởng niệm ngày 17/2.
Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan báo chí quốc tế họ đưa hình ảnh
nhảy nhót đàng điếm ấy. Họ đọc được đằng sau những trò lố bịch ấy. Đó là
cả một âm mưu có chiều sâu, có kế hoạch, có bài bản, chiến lược trong
mặt trận văn hóa tư tưởng đánh vào tinh thần nhân dân Việt Nam. Nhằm xóa
nhòa cuộc xâm lược phi nghĩa của bọn bành trướng Bắc Kinh trong ý thức
hệ nhân dân Việt Nam.
Khi tinh thần đã bị hủy hoại, đương nhiên ý chí sẽ không còn.
Khi lời ca Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng, Tình Ca Mùa Xuân, Những Đôi Mắt Mang
Hình Viên Đạn bị mất hút, thay vào đó là Con Bướm Xuân, Cha Cha Cha,
Trống Cơm gào lên trong ngày lịch sử chống Trung Quốc.
Khi đó chúng ta phải học lại bài học lịch sử nguyên sơ,lúc An Dương
Vương trên đường trốn chạy gặp lại thần Kim Quy. Nàng Mỵ Châu dù sao
cũng là nữ nhi, tình cảm lấn đề ý chí. Còn những kẻ ngày nay đang mở
cuộc tấn công tinh thần này, chắc hẳn chúng không hề có tình cảm nào
hết.
Kẻ bán rẻ tài nguyên còn nhìn thấy, kẻ bán rẻ con người cũng dễ nhìn
thấy. Nhưng kẻ bán tinh thần , văn hóa dân tộc rất khó nhận. Cũng như
kẻ xốc nách bạn quẳng lên xe buýt cũng dễ nhận thấy, nhưng kẻ bắt tâm
hồn của bạn mang đi rất khó nhận ra.
Bởi chúng nham hiểm hơn những kẻ xốc nách bạn rất nhiều. Bạn có nhận ra điều ấy trong ngày chủ nhật vừa qua?
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/02/thay-gi-o-ngay-chu-nhat-vua-qua.html
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/02/thay-gi-o-ngay-chu-nhat-vua-qua.html
Bàn ra tán vào (0)
Thấy gì ở ngày chủ nhật vừa qua
Không có cảnh bắt bớ thô bạo, chỉ có những hoạt động văn hóa trá hình phá hoại cuộc tưởng niệm ý nghĩa ngày 17/2 của những người dân Việt yêu nước.
Một sân khấu dựng
lên dang dở để chiếm lấy khoảng không. Một đám thanh niên tình nguyện
hát một bài hát nhí nhảnh. Một đám sồn sồn rửng mỡ nhảy nhót trong nền
nhạc Tàu. Một gã lùn rao giảng về chiến tranh và hòa bình. Cùng lô xích
xông mật vụ đứng quay phim....
Không có cảnh bắt bớ thô bạo, chỉ có những hoạt động văn hóa trá hình
phá hoại cuộc tưởng niệm ý nghĩa ngày 17/2 của những người dân Việt yêu
nước. Một tinh thần thiêng liêng bị một văn hóa tinh thần nhộm nhoạm tấn
công ngay giữa trung tâm thủ đô.
Cơ quan an ninh, cảnh sát không ghi dấu ấn nhiều vào ngày chủ nhật này. Các tin
tức trước ngày chủ nhật cho thấy không nhiều người hay đi biểu tình bị
sách nhiễu, hoặc sự sách nhiễu không đến mức căng thẳng như mọi lần.
Ngay trong ngày chủ nhật bóng dáng của những kẻ trấn áp, gây sự mọi khi
đã đứng xa ống kính người dân, nhường chỗ cho một bọn mới tung hoành. Đó
là bọn nhảy nhót, ca hát, luyên thuyên về hòa bình, xây dựng đất nước.
Điều đó cho thấy rằng, cơ quan văn hóa truyền thông, tuyên huấn...đứng
đằng sau đạo diễn chính kịch bản cuộc phá hoại buổi tưởng niệm ngày chủ
nhật vừa qua.
Kịch bản nhảy nhót đàng điếm của bọn sồn sồn và nhí nhố của lũ choai
choai chắc chắn hài lòng Trung Quốc gấp bội lần kịch bản bắt về trại Lộc
Hà hỏi cung qua quýt cho hết thời gian rồi thả về. Người bị bắt ra khỏi
trại Lộc Hà với tinh thần khác hẳn với người tưởng niệm hôm chủ nhật
vừa qua ra về. Lúc trước họ bị xúc phạm về thân thể, nếu có sự xúc phạm
về nhân phẩm chỉ là đôi co lời qua tiếng lại giữa một vài cảnh sát trẻ
thiếu kinh nghiệm. Sự xúc phạm ấy không nặng nề bằng sự xúc phạm ngày
chủ nhật 16/2 vừa qua.
Sự xúc phạm vừa qua do những kẻ có nghề văn hóa đạo diễn, viết kịch bản.
Bởi thế nó cay đắng cho cả dân tộc chứ không phải riêng cho những người
đi tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống ở biên giới phía Bắc năm 1979
trước mũi súng xâm lược của quân bành trướng Bắc Kinh. Cả một thời điểm
lịch sử hào hùng chống ngoại xâm đã bị chế nhạo, có lẽ trong mấy ngìn
năm chống phương Bắc, chưa một triều đại nào xỉ nhục hình ảnh những người ngã xuống trong công cuộc chống ngoại xâm ấy như bây giờ.
Phải một tay tổ ngành tuyên giáo, tuyên huấn mới nghĩ ra được chiêu thâm
độc đánh thẳng vào lịch sử dân tộc như vậy. Biến một ngày đau thương,
mất mát thiêng liêng và ý nghĩa ấy của cả dân tộc bằng những trò rẻ
tiền, kệch cỡm nhằm chế nhạo, giễu cợt. Đòn đánh thật hiểm và sâu. Vài
cái đánh, đạp của cảnh sát chỉ thoáng qua trong lòng người biểu tình từ
buổi trước đến buổi sau là quên béng. Nhưng đòn đánh tinh thần này bản
thân người đi tưởng niệm ngày 17/2 vừa qua nói riêng và cả dân tộc nói
chung không dễ nhận thấy. Nó là một đòn đánh về tinh thần rất khó nhận,
tưởng chỉ là mấy trò nhảy nhót , múa may để ngăn chặn, chiếm không gian
của người tưởng niệm thôi. Nhưng thực ra nó còn ghê gớm hơn thế rất
nhiều, nó làm cho người dân cảm nhận thấy những hy sinh của những người
lính Việt Nam chống TQ khi xưa chả có nghĩa lý gì, cái sự cảm nhận đến
mà chính người dân không biết nó đến lúc nào, đến từ đâu. Nó thấm vào
trong đầu người dân lúc nào không biết, để họ không thiết tha gì với
những nhắc nhở đau thương của lịch sử một thời.
Đây mới chính là '' diễn biến hòa bình '' trên mặt trận tư tưởng. Bởi sự
thủ đoạn thâm độc nhằm xâm nhập tàn phá dần tư tưởng chống ngoại xâm (
phương Bắc ) của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta hãy đặt địa vị mình là người Trung Quốc, có gì hả hê và khoái
trá hơn khi nhìn thấy những trò nhảy múa nhí nhố, nhăng nhít ấy chiếm
chỗ của cuộc tưởng niệm ngày 17/2.
Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan báo chí quốc tế họ đưa hình ảnh
nhảy nhót đàng điếm ấy. Họ đọc được đằng sau những trò lố bịch ấy. Đó là
cả một âm mưu có chiều sâu, có kế hoạch, có bài bản, chiến lược trong
mặt trận văn hóa tư tưởng đánh vào tinh thần nhân dân Việt Nam. Nhằm xóa
nhòa cuộc xâm lược phi nghĩa của bọn bành trướng Bắc Kinh trong ý thức
hệ nhân dân Việt Nam.
Khi tinh thần đã bị hủy hoại, đương nhiên ý chí sẽ không còn.
Khi lời ca Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng, Tình Ca Mùa Xuân, Những Đôi Mắt Mang
Hình Viên Đạn bị mất hút, thay vào đó là Con Bướm Xuân, Cha Cha Cha,
Trống Cơm gào lên trong ngày lịch sử chống Trung Quốc.
Khi đó chúng ta phải học lại bài học lịch sử nguyên sơ,lúc An Dương
Vương trên đường trốn chạy gặp lại thần Kim Quy. Nàng Mỵ Châu dù sao
cũng là nữ nhi, tình cảm lấn đề ý chí. Còn những kẻ ngày nay đang mở
cuộc tấn công tinh thần này, chắc hẳn chúng không hề có tình cảm nào
hết.
Kẻ bán rẻ tài nguyên còn nhìn thấy, kẻ bán rẻ con người cũng dễ nhìn
thấy. Nhưng kẻ bán tinh thần , văn hóa dân tộc rất khó nhận. Cũng như
kẻ xốc nách bạn quẳng lên xe buýt cũng dễ nhận thấy, nhưng kẻ bắt tâm
hồn của bạn mang đi rất khó nhận ra.
Bởi chúng nham hiểm hơn những kẻ xốc nách bạn rất nhiều. Bạn có nhận ra điều ấy trong ngày chủ nhật vừa qua?
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/02/thay-gi-o-ngay-chu-nhat-vua-qua.html
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/02/thay-gi-o-ngay-chu-nhat-vua-qua.html