Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 05/02/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Các cử tri Dân chủ Mỹ nín thở chờ đợi khi bang Iowa bát nháo kiểm đếm kết quả cuộc bỏ phiếu kín hôm thứ Hai, cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống kéo dài hàng tháng của Đảng Dân chủ. Một trục trặc trong ứng dụng được dùng để truyền tải kết quả kiểm phiếu được cho là một phần nguyên nhân. Đà tiến thường thấy của người thắng cuộc có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Dominic Raab, bộ trưởng ngoại giao Anh, yêu cầu người Anh rời khỏi Trung Quốc nếu có thể, và chỉ khuyến nghị chỉ tiến hành “các chuyến đi thiết yếu đến Trung Quốc đại lục”, nhằm tránh tiếp xúc với coronavirus Vũ Hán. Lời khuyên được đưa ra sau khi hàng chục chính phủ cố tìm cách di tản công dân của mình. Hiện tại, chủng virus này đã giết chết ít nhất 425 người ở Trung Quốc, cũng như hai người ở nước ngoài; trong khi lây nhiễm cho hơn 20.000 người.
Tòa án tối cao Iran kết án tử hình một người đàn ông vì làm gián điệp cho CIA. Tòa cho biết người này đã chuyển thông tin về chương trình hạt nhân Iran (mà chế độ khẳng định là vì mục tiêu hòa bình) cho cơ quan gián điệp của Mỹ. Bản án được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước sau khi Mỹ giết chết tướng Qassem Suleimani trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi tháng trước.
Chín người đã bị giết hôm thứ Hai trong một khu vui chơi giải trí ở Uruapan, thành phố thuộc bang Michoacán ở phía tây Mexico. Điều này xảy ra sau cái chết gần đây của hai nhà hoạt động cam kết cứu loài bướm Monarch của nước này khỏi những kẻ buôn gỗ lậu, cũng trong cùng một tiểu bang. Các vụ giết người được cho là có liên quan đến băng đảng. Mexico đã chứng kiến số vụ giết người lên mức kỷ lục vào năm 2019.
Việc bán xe chạy xăng, chạy dầu diesel và xe hybrid mới sẽ bị cấm ở Anh từ năm 2035 – sớm hơn năm năm so với dự kiến ban đầu. Quốc gia này sẽ tổ chức COP26, hội nghị thượng đỉnh lớn tiếp theo về khí hậu của Liên Hợp Quốc, vào cuối năm nay và rất muốn khẳng định các cam kết về môi trường của mình. Anh cũng đã cam kết thực hiện mục tiêu phát thải carbon bằng không vào năm 2050.
Giá cổ phiếu Alphabet giảm sau khi gã khổng lồ công nghệ báo cáo doanh thu 46,1 tỷ đô la trong quý cuối năm 2019, thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích là 46,9 tỷ đô la. Khoảng trống này gần như hoàn toàn là do hiệu suất đáng thất vọng của mảng doanh thu phi quảng cáo của Google. Tăng trưởng từ các hoạt động này, bao gồm bộ phận điện toán đám mây và cửa hàng ứng dụng, đã giảm xuống 22% từ 39% của ba tháng trước đó.
Trong ngày cuối cùng của giám đốc điều hành Bob Dudley, BP, gã khổng lồ dầu mỏ Anh, đã công bố thu nhập tốt hơn mong đợi. Mặc dù báo cáo lợi nhuận giảm 26% trong quý cuối năm, mức tăng doanh thu cũng dễ dàng đánh bại mọi dự báo. Lượng tiền mặt của BP, nguồn trả cổ tức và mua lại cổ phần, cũng tăng 10%.
TIÊU ĐIỂM
Phiên tòa luận tội Trump đi đến hồi kết
Phiên tòa luận tội tổng thống lần thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ sẽ kết thúc hôm nay khi Thượng viện bỏ phiếu tha bổng Donald Trump về tội lạm quyền và cản trở Quốc hội. Kết quả này đã được định trước từ lâu khi Đảng Cộng hòa hiện nắm đa số ở Thượng viện. Ngay cả hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu để nghe điều trần từ các nhân chứng như John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, người (nếu Thượng viện đồng ý) có thể đã làm chứng rằng tổng thống đóng vai trò trung tâm trong việc gây áp lực Ukraine phải điều tra một đối thủ chính trị, cũng sẽ không bỏ phiếu chống lại ông.
Đảng Dân chủ vẫn có thể nuôi hy vọng dài hạn rằng các thượng nghị sĩ Cộng hòa đang ở thế yếu, những người sẽ tái tranh cử vào tháng 11, có thể bị tổn hại khi ủng hộ ông Trump. Nhưng hiện tại, người chiến thắng là tổng thống. Phiên tòa đã thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với đảng mình và làm nghiêng mạnh cán cân quyền lực từ Quốc hội về phía tổng thống. Tác hại có thể kéo dài ngay cả sau khi ông Trump mãn nhiệm.
Bất đồng giữa các nước về Sông Mekong
Ủy ban Sông Mekong hôm nay bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại Lào nhằm cân nhắc về một con đập khác và tương lai của dòng sông. Sông Mekong dài 4.350km (2.700 dặm) chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, cung cấp nước cho khoảng 70 triệu người. Đa dạng sinh học của lưu vực sông đứng thứ hai chỉ sau mỗi Amazon. Cuộc họp diễn ra khi các tổn thất môi trường do sự bùng nổ các con đập, đánh bắt quá mức, và khai thác cát đang tăng cao. Năm ngoái, mực nước sông đã giảm xuống mức thấp nhất trong 100 năm qua.
Ở Campuchia, hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, gần như cạn nước. Ở Thái Lan, màu sô cô la thường thấy của nhiều đoạn sông đã chuyển sang màu ngọc lam (tức bị mất trầm tích, sau khi đập Xayaburi đi vào vận hành). Và tại Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long đang chìm dần xuống biển. Rắc rối hơn, không việc nào trong số này có thể làm các nước thượng nguồn, đặc biệt là Trung Quốc và Lào, xiêu lòng và chịu hợp tác với các nước láng giềng ở hạ lưu.
Argentina và IMF đàm phán nợ ở Vatican
Một địa điểm lạ lùng, nhưng hôm nay Giáo hoàng Francis sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về “hòa nhập, hội nhập và đổi mới”, nơi cũng sẽ diễn ra đàm phán về các khoản nợ của đất nước quê hương ông. Tại Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng của Vatican, bà Kristalina Georgieva, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và Bộ trưởng Tài chính Argentina ông Martín Guzmán, sẽ gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi ông này lên lèo lái một nền kinh tế đứng trước suy thoái, lạm phát hơn 50% và một khoản vay IMF kỷ lục.
Cả hai bên đều bước đi thận trọng. Người đứng đầu IMF nhấn mạnh mong muốn của bà nhằm “giải quyết nghèo đói” ở Argentina, đây đồng thời là một nhiệm vụ của chính phủ mới. Ông Guzmán khẳng định nước này muốn trả khoản nợ IMF trị giá 44 tỷ đô la, nhưng cần có thời gian, và gọi khoản vay được đàm phán bởi chính phủ trước đó là “một thất bại lớn”. Joseph Stiglitz, chủ nhân Nobel kinh tế học, cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới và là cố vấn cho ông Guzmán, sẽ đóng vai trò trung gian. Gần đây, ông Stiglitz cảnh báo rằng các chủ nợ của Argentina phải chuẩn bị cho một mức “xóa nợ quan trọng”.
Chính trị Đức bị phân mảnh
Trong những năm 1970, hai đảng chính của Tây Đức, một trung tả, một trung hữu, cùng chiếm hơn 90% số phiếu. Ngày nay, họ nằm trong số nửa tá các đảng cùng cạnh tranh phiếu bầu của người Đức. Sự phân mảnh như vậy làm phức tạp quá trình thành lập các chính phủ. Các cử tri hồi tháng 10 năm ngoái ở bang miền đông Thuringia đã tạo ra một kết quả đặc biệt phức tạp, tước bỏ thế đa số trong chính quyền bang do Bodo Ramelow, người đứng đầu khu vực của Đảng Cánh tả, lãnh đạo. Liên minh ba đảng cánh tả của ông chỉ giành được 42 trên 90 ghế.
Nhưng hôm nay, ông Ramelow hy vọng rằng quốc hội mới đầy rạn nứt sẽ bỏ phiếu để tái xác nhận ông giữ nhiệm kỳ thứ hai với tư cách thống đốc bang. Các chính phủ thiểu số ở Đức hiếm khi tồn tại lâu, vì vậy việc ông Ramelow đang làm là bất thường: hợp tác với các đảng tự do hoặc bảo thủ nhằm tồn tại qua hết nhiệm kỳ. Bài kiểm tra đầu tiên có thể cũng là bài kiểm tra khó nhất của ông. Phe đối lập không loại trừ khả năng hợp tác với ông trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nhưng họ sẽ bỏ phiếu chống lại ông vào hôm nay.
Giám đốc Siemens bị chỉ trích vì vấn đề môi trường
Hôm nay, hội nghị cổ đông ở Munich có thể là hội nghị lần cuối cùng tại Siemens của Joe Kaeser. Giám đốc điều hành của tập đoàn có thể được thay thế ngay trong mùa hè này. Kết quả kinh doanh quý đầu tiên trong năm tài chính của Siemens sẽ rất vững chải, song hình ảnh của ông Kaeser đã bị ảnh hưởng trong những tuần gần đây. Lý do là thỏa thuận 18 triệu euro (19,9 triệu đô la) của tập đoàn này với Adani, tập đoàn Ấn Độ đang phát triển một mỏ than ở Queensland, nơi trở thành mục tiêu chỉ trích của các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh cháy rừng tàn phá Australia.
Các nhà môi trường, bao gồm Greta Thunberg, nhà vận động trẻ người Thụy Điển, đã trực tiếp gửi lời kêu gọi đến ông Kaeser, người đến lượt mình đáp lại bằng cách mời một nhà hoạt động người Đức, Luisa Neubauer, ngồi vào ban kiểm soát của công ty. Bà Neubauer từ chối lời đề nghị và thay vào đó đến Davos để chỉ trích Siemens. Bà đang lên kế hoạch phản đối tại hội nghị, có khả năng sẽ kịch liệt hơn bình thường trong năm nay.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 05/02/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Các cử tri Dân chủ Mỹ nín thở chờ đợi khi bang Iowa bát nháo kiểm đếm kết quả cuộc bỏ phiếu kín hôm thứ Hai, cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống kéo dài hàng tháng của Đảng Dân chủ. Một trục trặc trong ứng dụng được dùng để truyền tải kết quả kiểm phiếu được cho là một phần nguyên nhân. Đà tiến thường thấy của người thắng cuộc có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Dominic Raab, bộ trưởng ngoại giao Anh, yêu cầu người Anh rời khỏi Trung Quốc nếu có thể, và chỉ khuyến nghị chỉ tiến hành “các chuyến đi thiết yếu đến Trung Quốc đại lục”, nhằm tránh tiếp xúc với coronavirus Vũ Hán. Lời khuyên được đưa ra sau khi hàng chục chính phủ cố tìm cách di tản công dân của mình. Hiện tại, chủng virus này đã giết chết ít nhất 425 người ở Trung Quốc, cũng như hai người ở nước ngoài; trong khi lây nhiễm cho hơn 20.000 người.
Tòa án tối cao Iran kết án tử hình một người đàn ông vì làm gián điệp cho CIA. Tòa cho biết người này đã chuyển thông tin về chương trình hạt nhân Iran (mà chế độ khẳng định là vì mục tiêu hòa bình) cho cơ quan gián điệp của Mỹ. Bản án được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước sau khi Mỹ giết chết tướng Qassem Suleimani trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi tháng trước.
Chín người đã bị giết hôm thứ Hai trong một khu vui chơi giải trí ở Uruapan, thành phố thuộc bang Michoacán ở phía tây Mexico. Điều này xảy ra sau cái chết gần đây của hai nhà hoạt động cam kết cứu loài bướm Monarch của nước này khỏi những kẻ buôn gỗ lậu, cũng trong cùng một tiểu bang. Các vụ giết người được cho là có liên quan đến băng đảng. Mexico đã chứng kiến số vụ giết người lên mức kỷ lục vào năm 2019.
Việc bán xe chạy xăng, chạy dầu diesel và xe hybrid mới sẽ bị cấm ở Anh từ năm 2035 – sớm hơn năm năm so với dự kiến ban đầu. Quốc gia này sẽ tổ chức COP26, hội nghị thượng đỉnh lớn tiếp theo về khí hậu của Liên Hợp Quốc, vào cuối năm nay và rất muốn khẳng định các cam kết về môi trường của mình. Anh cũng đã cam kết thực hiện mục tiêu phát thải carbon bằng không vào năm 2050.
Giá cổ phiếu Alphabet giảm sau khi gã khổng lồ công nghệ báo cáo doanh thu 46,1 tỷ đô la trong quý cuối năm 2019, thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích là 46,9 tỷ đô la. Khoảng trống này gần như hoàn toàn là do hiệu suất đáng thất vọng của mảng doanh thu phi quảng cáo của Google. Tăng trưởng từ các hoạt động này, bao gồm bộ phận điện toán đám mây và cửa hàng ứng dụng, đã giảm xuống 22% từ 39% của ba tháng trước đó.
Trong ngày cuối cùng của giám đốc điều hành Bob Dudley, BP, gã khổng lồ dầu mỏ Anh, đã công bố thu nhập tốt hơn mong đợi. Mặc dù báo cáo lợi nhuận giảm 26% trong quý cuối năm, mức tăng doanh thu cũng dễ dàng đánh bại mọi dự báo. Lượng tiền mặt của BP, nguồn trả cổ tức và mua lại cổ phần, cũng tăng 10%.
TIÊU ĐIỂM
Phiên tòa luận tội Trump đi đến hồi kết
Phiên tòa luận tội tổng thống lần thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ sẽ kết thúc hôm nay khi Thượng viện bỏ phiếu tha bổng Donald Trump về tội lạm quyền và cản trở Quốc hội. Kết quả này đã được định trước từ lâu khi Đảng Cộng hòa hiện nắm đa số ở Thượng viện. Ngay cả hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu để nghe điều trần từ các nhân chứng như John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, người (nếu Thượng viện đồng ý) có thể đã làm chứng rằng tổng thống đóng vai trò trung tâm trong việc gây áp lực Ukraine phải điều tra một đối thủ chính trị, cũng sẽ không bỏ phiếu chống lại ông.
Đảng Dân chủ vẫn có thể nuôi hy vọng dài hạn rằng các thượng nghị sĩ Cộng hòa đang ở thế yếu, những người sẽ tái tranh cử vào tháng 11, có thể bị tổn hại khi ủng hộ ông Trump. Nhưng hiện tại, người chiến thắng là tổng thống. Phiên tòa đã thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với đảng mình và làm nghiêng mạnh cán cân quyền lực từ Quốc hội về phía tổng thống. Tác hại có thể kéo dài ngay cả sau khi ông Trump mãn nhiệm.
Bất đồng giữa các nước về Sông Mekong
Ủy ban Sông Mekong hôm nay bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại Lào nhằm cân nhắc về một con đập khác và tương lai của dòng sông. Sông Mekong dài 4.350km (2.700 dặm) chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, cung cấp nước cho khoảng 70 triệu người. Đa dạng sinh học của lưu vực sông đứng thứ hai chỉ sau mỗi Amazon. Cuộc họp diễn ra khi các tổn thất môi trường do sự bùng nổ các con đập, đánh bắt quá mức, và khai thác cát đang tăng cao. Năm ngoái, mực nước sông đã giảm xuống mức thấp nhất trong 100 năm qua.
Ở Campuchia, hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, gần như cạn nước. Ở Thái Lan, màu sô cô la thường thấy của nhiều đoạn sông đã chuyển sang màu ngọc lam (tức bị mất trầm tích, sau khi đập Xayaburi đi vào vận hành). Và tại Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long đang chìm dần xuống biển. Rắc rối hơn, không việc nào trong số này có thể làm các nước thượng nguồn, đặc biệt là Trung Quốc và Lào, xiêu lòng và chịu hợp tác với các nước láng giềng ở hạ lưu.
Argentina và IMF đàm phán nợ ở Vatican
Một địa điểm lạ lùng, nhưng hôm nay Giáo hoàng Francis sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về “hòa nhập, hội nhập và đổi mới”, nơi cũng sẽ diễn ra đàm phán về các khoản nợ của đất nước quê hương ông. Tại Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng của Vatican, bà Kristalina Georgieva, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và Bộ trưởng Tài chính Argentina ông Martín Guzmán, sẽ gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi ông này lên lèo lái một nền kinh tế đứng trước suy thoái, lạm phát hơn 50% và một khoản vay IMF kỷ lục.
Cả hai bên đều bước đi thận trọng. Người đứng đầu IMF nhấn mạnh mong muốn của bà nhằm “giải quyết nghèo đói” ở Argentina, đây đồng thời là một nhiệm vụ của chính phủ mới. Ông Guzmán khẳng định nước này muốn trả khoản nợ IMF trị giá 44 tỷ đô la, nhưng cần có thời gian, và gọi khoản vay được đàm phán bởi chính phủ trước đó là “một thất bại lớn”. Joseph Stiglitz, chủ nhân Nobel kinh tế học, cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới và là cố vấn cho ông Guzmán, sẽ đóng vai trò trung gian. Gần đây, ông Stiglitz cảnh báo rằng các chủ nợ của Argentina phải chuẩn bị cho một mức “xóa nợ quan trọng”.
Chính trị Đức bị phân mảnh
Trong những năm 1970, hai đảng chính của Tây Đức, một trung tả, một trung hữu, cùng chiếm hơn 90% số phiếu. Ngày nay, họ nằm trong số nửa tá các đảng cùng cạnh tranh phiếu bầu của người Đức. Sự phân mảnh như vậy làm phức tạp quá trình thành lập các chính phủ. Các cử tri hồi tháng 10 năm ngoái ở bang miền đông Thuringia đã tạo ra một kết quả đặc biệt phức tạp, tước bỏ thế đa số trong chính quyền bang do Bodo Ramelow, người đứng đầu khu vực của Đảng Cánh tả, lãnh đạo. Liên minh ba đảng cánh tả của ông chỉ giành được 42 trên 90 ghế.
Nhưng hôm nay, ông Ramelow hy vọng rằng quốc hội mới đầy rạn nứt sẽ bỏ phiếu để tái xác nhận ông giữ nhiệm kỳ thứ hai với tư cách thống đốc bang. Các chính phủ thiểu số ở Đức hiếm khi tồn tại lâu, vì vậy việc ông Ramelow đang làm là bất thường: hợp tác với các đảng tự do hoặc bảo thủ nhằm tồn tại qua hết nhiệm kỳ. Bài kiểm tra đầu tiên có thể cũng là bài kiểm tra khó nhất của ông. Phe đối lập không loại trừ khả năng hợp tác với ông trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nhưng họ sẽ bỏ phiếu chống lại ông vào hôm nay.
Giám đốc Siemens bị chỉ trích vì vấn đề môi trường
Hôm nay, hội nghị cổ đông ở Munich có thể là hội nghị lần cuối cùng tại Siemens của Joe Kaeser. Giám đốc điều hành của tập đoàn có thể được thay thế ngay trong mùa hè này. Kết quả kinh doanh quý đầu tiên trong năm tài chính của Siemens sẽ rất vững chải, song hình ảnh của ông Kaeser đã bị ảnh hưởng trong những tuần gần đây. Lý do là thỏa thuận 18 triệu euro (19,9 triệu đô la) của tập đoàn này với Adani, tập đoàn Ấn Độ đang phát triển một mỏ than ở Queensland, nơi trở thành mục tiêu chỉ trích của các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh cháy rừng tàn phá Australia.
Các nhà môi trường, bao gồm Greta Thunberg, nhà vận động trẻ người Thụy Điển, đã trực tiếp gửi lời kêu gọi đến ông Kaeser, người đến lượt mình đáp lại bằng cách mời một nhà hoạt động người Đức, Luisa Neubauer, ngồi vào ban kiểm soát của công ty. Bà Neubauer từ chối lời đề nghị và thay vào đó đến Davos để chỉ trích Siemens. Bà đang lên kế hoạch phản đối tại hội nghị, có khả năng sẽ kịch liệt hơn bình thường trong năm nay.