Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 09/09/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Donald Trump đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Taliban tại Trại David, vốn theo lịch sẽ diễn ra vào ngày hôm qua. Ông Trump cáo buộc nhóm phiến quân Afghanistan cố gắng sử dụng “lợi thế giả” sau khi họ nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gần đây khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm một lính Mỹ. Ông Trump cũng dự kiến gặp Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan.
Amber Rudd đã rút khỏi chính phủ của ông Boris Johnson. Quốc vụ khanh phụ trách việc làm và lương hưu cho biết thủ tướng đã không làm việc nghiêm túc nhằm đảm bảo một thỏa thuận Brexit và chỉ trích việc ông thanh trừng các nghị sĩ Bảo thủ chống đối. Tuần trước, em trai Thủ tướng cũng đã từ chức Quốc vụ khanh phụ trách mảng đại học. Trong khi đó, chính phủ cho biết họ sẽ “thách thức đến giới hạn cuối cùng” bất kỳ đạo luật nào yêu cầu họ phải gia hạn Brexit.
Vua Salman của Ả Rập Saudi đã đưa một trong các con trai của mình lên làm Bộ trưởng năng lượng mới của đất nước. Khalid al-Falih, người trước đây giữ vị trí này, dường như đã bị trừng phạt vì giá dầu thấp liên tục, không đủ cao để vương quốc cân bằng ngân sách. Hoàng tử Abdulaziz bin Salman sẽ là thành viên hoàng gia đầu tiên giữ chức vụ này.
Joichi Ito, người đứng đầu MIT’s Media Lab (một viện nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts MIT), đã từ chức sau những tiết lộ về các giao dịch với Jeffrey Epstein, một nhà tài chính đã tự sát vào tháng trước trong khi đang chờ xét xử vì cáo buộc buôn người phục vụ các hoạt động tình dục. Ông Ito được cho là đã cố gắng che giấu khoản quyên góp 1,7 triệu đô la cho trung tâm học thuật này. Hiệu trưởng MIT cho biết việc nhận khoản tiền này là một “sai lầm trong việc đánh giá”.
Tình trạng bất ổn ở Hồng Kông bước vào tuần thứ 14 khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ quanh Vịnh Causeway. Động thái rút bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi, vốn là nguyên nhân ban đầu gây nên bất ổn, đã không xoa dịu được người biểu tình. Số người xuống đường đòi các quyền dân chủ lớn hơn, trong khi một số người hát Quốc ca Hoa Kỳ và kêu gọi Donald Trump giúp đỡ.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 1% trong tháng 8 so với năm ngoái, trong bối cảnh cuộc thương chiến giữa nước này với Mỹ tiếp tục gay gắt. Hầu hết các nhà phân tích đều đã dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Trong khi đó, nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 5,6%. Mức thuế 15% mới nhất của Mỹ đối với nhiều hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực vào tuần trước; và mức thuế đáp trả của Trung Quốc sẽ theo sau.
Ukraine và Nga đã trao đổi hàng chục tù nhân trong nỗ lực khởi đầu một mối quan hệ tốt hơn. Cuộc xung đột ở miền đông Ukraine giữa quân đội Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn đã giết chết 13.000 người trong 5 năm qua. Đặc biệt, một trong những người được thả là các nghi can có liên quan đến vụ bắn hạ chiếc máy bay của hãng Malaysian Airlines.
TIÊU ĐIỂM
Cuộc chiến kì lạ của Boris Johnson
Chính phủ của ông Boris Johnson vừa vụn vỡ vừa dẫn đầu các cuộc thăm dò. Nhưng làm sao có thể như vậy được? Tuần trước, thủ tướng đã mất quyền kiểm soát chính sách Brexit vào tay Quốc hội, vốn đã thông qua dự luật buộc ông phải yêu cầu trì hoãn Brexit được dự định vào ngày 31 tháng 10. Dự luật này sẽ có hiệu lực vào hôm nay, mặc dù chính phủ nói rằng họ sẽ tìm cách lách luật. 21 nghị sĩ Bảo thủ đã bị cách chức vì nổi loạn; những người khác sau đó đã từ chức để phản đối, bao gồm hai thành viên chính phủ.
Ông Johnson muốn một cuộc bầu cử sớm nhưng Hạ Viện đã chặn ý tưởng này vào tuần trước và sẽ thực hiện lại điều đó vào hôm nay. Tuy nhiên, bất chấp các thất bại nối tiếp của mình, đảng Bảo thủ vẫn đang dẫn trước Công đảng mười điểm. Điều đó một phần là bởi lãnh đạo Jeremy Corbyn của Công đảng đã không đáp ứng được kì vọng của cử tri. Nhưng các cuộc đấu tranh của Johnson có lẽ đang củng cố thông điệp cốt yếu của ông dành cho cử tri: chỉ có ông sẽ đứng lên vì một Brexit không bị xáo trộn và đúng hẹn, chống lại giới tinh hoa sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hủy hoại nó.
Đề cử các ủy viên Ủy ban Châu Âu
Ursula von der Leyen trở thành chủ tịch của Ủy ban châu Âu chỉ bởi vì các nhà lãnh đạo quốc gia không thể tìm ra một lựa chọn khác. Do đó, vào hôm nay và ngày mai, khi mà cựu bộ trưởng quốc phòng trung dung người Đức này đề cử 26 ủy viên Ủy ban Châu Âu, một số có thể nghi ngờ thẩm quyền của bà. Bà von der Leyen sẽ chính thức nắm quyền điều hành EU từ ngày 1 tháng 11, khi nước Anh vừa rời khỏi khối. Trong bối cảnh một cuộc suy thoái kinh tế, tranh chấp về ngân sách EU và các mối đe dọa của Mỹ đối với thương mại, bà sẽ phải đối mặt với một khởi đầu khó khăn.
Tuy nhiên, bà von der Leyen có những kế hoạch lớn. Bà đã nhấn mạnh việc có nhiều ủy viên nữ hơn. Bà muốn trao cho các phó chủ tịch thẩm quyền lớn hơn về các vấn đề như biến đổi khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số. Bà dự định sẽ ký “luật xanh mới” và đề ra các biện pháp bảo vệ lương tối thiểu, bên cạnh những chính sách khác. Song, đây là EU, do đó nhiệm kỳ của bà có lẽ sẽ được xác định rõ nhất qua cách bà phản ứng với những khủng hoảng bất ngờ.
Một quyển sách mới về vụ án của Harvey Weistein
Một cuốn sách rất được mong đợi, bị cản trở gắt gao sẽ lên kệ trong tuần này; cuốn sách được viết bởi hai phóng viên của New York Times, những người đã đưa Harvey Weinstein ra ánh sáng hồi năm 2017. Nó hứa hẹn sẽ là một cuốn sách “đầy những khám phá mới,” những từ ngữ sẽ khiến nhà sản xuất phim và các cộng sự của ông lo lắng. “She Said” ra mắt ngay sau “Untouchable,” một bộ phim tài liệu được phát sóng cách đây một tuần kể về các cáo buộc lạm dụng tình dục và quyền lực của ông Weinstein. (Ông phủ nhận tất cả các cáo buộc hình sự hay hãm hiếp).
Ông Weinstein, người phải đối mặt với một số vụ kiện dân sự cũng như các cáo buộc hình sự, bao gồm cưỡng hiếp và tấn công tình dục, gần đây đã yêu cầu đưa vụ xét xử của ông ra một tòa án bên ngoài thành phố New York. Ông tuyên bố bất kỳ bồi thẩm đoàn nào từ New York cũng sẽ bị tác động bởi khối lượng phủ sóng truyền thông tiêu cực. Phiên tòa bị trì hoãn nhiều lần của ông giờ đây sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2020. Ông Weinstein chắc chắn sẽ phàn nàn rằng “She Said” làm tổn hại đến cơ hội được điều trần công bằng của ông.
Sốt rét vẫn còn dai dẳng ở hạ Sahara
Bệnh này đã tồn tại hơn 3.500 năm. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ quyết tâm xóa sổ “mọi ký sinh trùng sốt rét trên bề mặt hành tinh.” Để thực hiện điều ấy, theo một báo cáo mới của WHO, tổ chức này phải tập trung nỗ lực vào khu vực hạ Sahara của châu Phi, nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất của căn bệnh. Khu vực này, bị bỏ ngoài chương trình loại trừ sốt rét toàn cầu đầu tiên từ năm 1955 đến 1969, hiện là nguồn gốc của hơn 90% trong số 400.000 ca tử vong mỗi năm.
Các tác giả (của bản báo cáo) cảnh báo rằng chỉ dựa vào các biện pháp phòng ngừa hiện có, chẳng hạn như dùng thuốc diệt côn trùng, vắc-xin và xét nghiệm chẩn đoán nhanh, thì vẫn sẽ có “trên 11 triệu ca sốt rét ở châu Phi vào năm 2050.” Song không phải là không có cách nào. Các nhà khoa học ở Kenya đã thực hiện thành công thử nghiệm trên người đối với các loại thuốc chống sốt rét làm cho máu người trở nên độc hại với muỗi. Phương pháp điều trị này có thể sẽ được áp dụng cho công chúng trong vòng hai năm tới.
Các phi công của British Airways đình công
Vào tháng 2, IAG, chủ sở hữu BA, đã công bố lợi nhuận kỷ lục 3,2 tỷ euro (3,5 tỷ đô la Mỹ). Nhưng kể từ đó hãng hàng không của Anh đã bị bao vây bởi dư luận xấu. Hồi tháng 7, họ bị nhà chức trách phạt 183 triệu euro (229 triệu đô la) vì để tin tặc đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của khoảng 500.000 khách hàng. Sau đó vào tháng 8, hệ thống máy tính của họ bị sập, dẫn đến hơn 500 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy. Hôm nay, mùa hè của những rắc rối sẽ tiếp diễn khi hơn 4.000 phi công của họ tiến hành đình công hai ngày, có thể buộc hãng phải hủy tới 1.700 chuyến bay.
Tuy nhiên, CEO của hãng, ông Alex Cruz, vẫn không có động tĩnh gì. Mặc dù việc tăng lương cho các phi công sẽ chỉ tốn 50 triệu bảng mỗi năm, nhưng ông lo ngại các công đoàn khác đại diện cho phi hành đoàn và nhân viên mặt đất rồi sẽ theo chân các phi công. Với việc lợi nhuận của các hãng hàng không châu Âu suy giảm do nhu cầu yếu và cạnh tranh ngày càng tăng, BA phải vạch rõ các giới hạn đối với đòi hỏi của nhân viên. Vì vậy hãy sẵn sàng cho các rắc rối khác nữa.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 09/09/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Donald Trump đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Taliban tại Trại David, vốn theo lịch sẽ diễn ra vào ngày hôm qua. Ông Trump cáo buộc nhóm phiến quân Afghanistan cố gắng sử dụng “lợi thế giả” sau khi họ nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gần đây khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm một lính Mỹ. Ông Trump cũng dự kiến gặp Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan.
Amber Rudd đã rút khỏi chính phủ của ông Boris Johnson. Quốc vụ khanh phụ trách việc làm và lương hưu cho biết thủ tướng đã không làm việc nghiêm túc nhằm đảm bảo một thỏa thuận Brexit và chỉ trích việc ông thanh trừng các nghị sĩ Bảo thủ chống đối. Tuần trước, em trai Thủ tướng cũng đã từ chức Quốc vụ khanh phụ trách mảng đại học. Trong khi đó, chính phủ cho biết họ sẽ “thách thức đến giới hạn cuối cùng” bất kỳ đạo luật nào yêu cầu họ phải gia hạn Brexit.
Vua Salman của Ả Rập Saudi đã đưa một trong các con trai của mình lên làm Bộ trưởng năng lượng mới của đất nước. Khalid al-Falih, người trước đây giữ vị trí này, dường như đã bị trừng phạt vì giá dầu thấp liên tục, không đủ cao để vương quốc cân bằng ngân sách. Hoàng tử Abdulaziz bin Salman sẽ là thành viên hoàng gia đầu tiên giữ chức vụ này.
Joichi Ito, người đứng đầu MIT’s Media Lab (một viện nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts MIT), đã từ chức sau những tiết lộ về các giao dịch với Jeffrey Epstein, một nhà tài chính đã tự sát vào tháng trước trong khi đang chờ xét xử vì cáo buộc buôn người phục vụ các hoạt động tình dục. Ông Ito được cho là đã cố gắng che giấu khoản quyên góp 1,7 triệu đô la cho trung tâm học thuật này. Hiệu trưởng MIT cho biết việc nhận khoản tiền này là một “sai lầm trong việc đánh giá”.
Tình trạng bất ổn ở Hồng Kông bước vào tuần thứ 14 khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ quanh Vịnh Causeway. Động thái rút bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi, vốn là nguyên nhân ban đầu gây nên bất ổn, đã không xoa dịu được người biểu tình. Số người xuống đường đòi các quyền dân chủ lớn hơn, trong khi một số người hát Quốc ca Hoa Kỳ và kêu gọi Donald Trump giúp đỡ.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 1% trong tháng 8 so với năm ngoái, trong bối cảnh cuộc thương chiến giữa nước này với Mỹ tiếp tục gay gắt. Hầu hết các nhà phân tích đều đã dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Trong khi đó, nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 5,6%. Mức thuế 15% mới nhất của Mỹ đối với nhiều hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực vào tuần trước; và mức thuế đáp trả của Trung Quốc sẽ theo sau.
Ukraine và Nga đã trao đổi hàng chục tù nhân trong nỗ lực khởi đầu một mối quan hệ tốt hơn. Cuộc xung đột ở miền đông Ukraine giữa quân đội Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn đã giết chết 13.000 người trong 5 năm qua. Đặc biệt, một trong những người được thả là các nghi can có liên quan đến vụ bắn hạ chiếc máy bay của hãng Malaysian Airlines.
TIÊU ĐIỂM
Cuộc chiến kì lạ của Boris Johnson
Chính phủ của ông Boris Johnson vừa vụn vỡ vừa dẫn đầu các cuộc thăm dò. Nhưng làm sao có thể như vậy được? Tuần trước, thủ tướng đã mất quyền kiểm soát chính sách Brexit vào tay Quốc hội, vốn đã thông qua dự luật buộc ông phải yêu cầu trì hoãn Brexit được dự định vào ngày 31 tháng 10. Dự luật này sẽ có hiệu lực vào hôm nay, mặc dù chính phủ nói rằng họ sẽ tìm cách lách luật. 21 nghị sĩ Bảo thủ đã bị cách chức vì nổi loạn; những người khác sau đó đã từ chức để phản đối, bao gồm hai thành viên chính phủ.
Ông Johnson muốn một cuộc bầu cử sớm nhưng Hạ Viện đã chặn ý tưởng này vào tuần trước và sẽ thực hiện lại điều đó vào hôm nay. Tuy nhiên, bất chấp các thất bại nối tiếp của mình, đảng Bảo thủ vẫn đang dẫn trước Công đảng mười điểm. Điều đó một phần là bởi lãnh đạo Jeremy Corbyn của Công đảng đã không đáp ứng được kì vọng của cử tri. Nhưng các cuộc đấu tranh của Johnson có lẽ đang củng cố thông điệp cốt yếu của ông dành cho cử tri: chỉ có ông sẽ đứng lên vì một Brexit không bị xáo trộn và đúng hẹn, chống lại giới tinh hoa sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hủy hoại nó.
Đề cử các ủy viên Ủy ban Châu Âu
Ursula von der Leyen trở thành chủ tịch của Ủy ban châu Âu chỉ bởi vì các nhà lãnh đạo quốc gia không thể tìm ra một lựa chọn khác. Do đó, vào hôm nay và ngày mai, khi mà cựu bộ trưởng quốc phòng trung dung người Đức này đề cử 26 ủy viên Ủy ban Châu Âu, một số có thể nghi ngờ thẩm quyền của bà. Bà von der Leyen sẽ chính thức nắm quyền điều hành EU từ ngày 1 tháng 11, khi nước Anh vừa rời khỏi khối. Trong bối cảnh một cuộc suy thoái kinh tế, tranh chấp về ngân sách EU và các mối đe dọa của Mỹ đối với thương mại, bà sẽ phải đối mặt với một khởi đầu khó khăn.
Tuy nhiên, bà von der Leyen có những kế hoạch lớn. Bà đã nhấn mạnh việc có nhiều ủy viên nữ hơn. Bà muốn trao cho các phó chủ tịch thẩm quyền lớn hơn về các vấn đề như biến đổi khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số. Bà dự định sẽ ký “luật xanh mới” và đề ra các biện pháp bảo vệ lương tối thiểu, bên cạnh những chính sách khác. Song, đây là EU, do đó nhiệm kỳ của bà có lẽ sẽ được xác định rõ nhất qua cách bà phản ứng với những khủng hoảng bất ngờ.
Một quyển sách mới về vụ án của Harvey Weistein
Một cuốn sách rất được mong đợi, bị cản trở gắt gao sẽ lên kệ trong tuần này; cuốn sách được viết bởi hai phóng viên của New York Times, những người đã đưa Harvey Weinstein ra ánh sáng hồi năm 2017. Nó hứa hẹn sẽ là một cuốn sách “đầy những khám phá mới,” những từ ngữ sẽ khiến nhà sản xuất phim và các cộng sự của ông lo lắng. “She Said” ra mắt ngay sau “Untouchable,” một bộ phim tài liệu được phát sóng cách đây một tuần kể về các cáo buộc lạm dụng tình dục và quyền lực của ông Weinstein. (Ông phủ nhận tất cả các cáo buộc hình sự hay hãm hiếp).
Ông Weinstein, người phải đối mặt với một số vụ kiện dân sự cũng như các cáo buộc hình sự, bao gồm cưỡng hiếp và tấn công tình dục, gần đây đã yêu cầu đưa vụ xét xử của ông ra một tòa án bên ngoài thành phố New York. Ông tuyên bố bất kỳ bồi thẩm đoàn nào từ New York cũng sẽ bị tác động bởi khối lượng phủ sóng truyền thông tiêu cực. Phiên tòa bị trì hoãn nhiều lần của ông giờ đây sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2020. Ông Weinstein chắc chắn sẽ phàn nàn rằng “She Said” làm tổn hại đến cơ hội được điều trần công bằng của ông.
Sốt rét vẫn còn dai dẳng ở hạ Sahara
Bệnh này đã tồn tại hơn 3.500 năm. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ quyết tâm xóa sổ “mọi ký sinh trùng sốt rét trên bề mặt hành tinh.” Để thực hiện điều ấy, theo một báo cáo mới của WHO, tổ chức này phải tập trung nỗ lực vào khu vực hạ Sahara của châu Phi, nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất của căn bệnh. Khu vực này, bị bỏ ngoài chương trình loại trừ sốt rét toàn cầu đầu tiên từ năm 1955 đến 1969, hiện là nguồn gốc của hơn 90% trong số 400.000 ca tử vong mỗi năm.
Các tác giả (của bản báo cáo) cảnh báo rằng chỉ dựa vào các biện pháp phòng ngừa hiện có, chẳng hạn như dùng thuốc diệt côn trùng, vắc-xin và xét nghiệm chẩn đoán nhanh, thì vẫn sẽ có “trên 11 triệu ca sốt rét ở châu Phi vào năm 2050.” Song không phải là không có cách nào. Các nhà khoa học ở Kenya đã thực hiện thành công thử nghiệm trên người đối với các loại thuốc chống sốt rét làm cho máu người trở nên độc hại với muỗi. Phương pháp điều trị này có thể sẽ được áp dụng cho công chúng trong vòng hai năm tới.
Các phi công của British Airways đình công
Vào tháng 2, IAG, chủ sở hữu BA, đã công bố lợi nhuận kỷ lục 3,2 tỷ euro (3,5 tỷ đô la Mỹ). Nhưng kể từ đó hãng hàng không của Anh đã bị bao vây bởi dư luận xấu. Hồi tháng 7, họ bị nhà chức trách phạt 183 triệu euro (229 triệu đô la) vì để tin tặc đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của khoảng 500.000 khách hàng. Sau đó vào tháng 8, hệ thống máy tính của họ bị sập, dẫn đến hơn 500 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy. Hôm nay, mùa hè của những rắc rối sẽ tiếp diễn khi hơn 4.000 phi công của họ tiến hành đình công hai ngày, có thể buộc hãng phải hủy tới 1.700 chuyến bay.
Tuy nhiên, CEO của hãng, ông Alex Cruz, vẫn không có động tĩnh gì. Mặc dù việc tăng lương cho các phi công sẽ chỉ tốn 50 triệu bảng mỗi năm, nhưng ông lo ngại các công đoàn khác đại diện cho phi hành đoàn và nhân viên mặt đất rồi sẽ theo chân các phi công. Với việc lợi nhuận của các hãng hàng không châu Âu suy giảm do nhu cầu yếu và cạnh tranh ngày càng tăng, BA phải vạch rõ các giới hạn đối với đòi hỏi của nhân viên. Vì vậy hãy sẵn sàng cho các rắc rối khác nữa.