Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Thế kỷ 21 và cuộc chạy đua vào vũ trụ
Nếu hồ sơ của L’Express tuần này chú trọng đến nội tâm con người, giới thiệu những phương cách để vực dậy sau một cú sốc, thì L’Obs hướng lên không trung, nói về « Cuộc chạy đua vào vũ trụ »
Phi thuyền Apollo 11 của Mỹ đáp xuống Mặt Trăng năm 1969.
Thế kỷ 21 và cuộc chạy đua vào vũ trụ
Sau
khi Đức quốc xã bại trận, các cường quốc tranh giành các chuyên gia
thượng thặng về hỏa tiễn của Đức, không chỉ để sản xuất tên lửa mà nhắm
đến mục tiêu cao hơn. Liên Xô ghi điểm với vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Spoutnik 1, Youri Gagarine là người đầu tiên đi bộ trong không gian.
Nhưng Hoa Kỳ nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với đầu tư chưa từng thấy,
và đỉnh điểm là chuyến bay của phi thuyền Apollo 11.
Robot thay chân các phi hành gia
Nếu
hồ sơ của L’Express tuần này chú trọng đến nội tâm con người, giới
thiệu những phương cách để vực dậy sau một cú sốc, thì L’Obs hướng lên
không trung, nói về « Cuộc chạy đua vào vũ trụ ». Theo tuần báo
Pháp, thế kỷ 21 là thế kỷ của không gian. Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ân Độ,
Châu Âu cùng cạnh tranh như thời Spoutnik và Apollo trong thế kỷ trước.
Tờ
báo hình dung ra một cảnh vào năm 2029, một tàu thăm dò của NASA đáp
xuống một cánh đồng Hỏa Tinh. Tại mũi Canaveral, tổng thống Hoa Kỳ -
người kế nhiệm rất xa của ông Trump hoặc bà Clinton, chào mừng sự kiện.
Sau sáu tháng du hành, bốn phi hành gia chuẩn bị đặt chân xuống mặt đất
đầy bụi bặm của Sao Hỏa.
Thêm một bước chân vĩ đại của nhân loại
chăng ? Thực ra NASA đã bị tư nhân qua mặt. Trước đó ba năm công ty
SpaceX của nhà tỉ phú Elon Musk đã đưa người lên Hỏa Tinh rồi. Một hành
tinh với bầu khí quyển không thể thở được vì đầy carbonic, nhiệt độ ban
đêm xuống -50°C, rau quả trồng trên mặt đất đầy kim loại nặng…
Phi hành gia Mỹ Edwin E. Aldrin Jr. đi bộ trên Mặt Trăng ngày 20/07/1969. |
Hôm 20 tháng
Bảy năm 1969, những cư dân Địa Cầu sở hữu máy truyền hình đều dán mắt
vào những bước chân đầu tiên của phi hành gia Mỹ Neil Amstrong. « Chưa
có dự án nào vào thời kỳ này lại ấn tượng như thế đối với nhân loại,
quan trọng như thế đối với thám hiểm không gian, khó khăn và tốn kém như
thế để thực hiện ». Lời hứa của tổng thống Kennedy trước Quốc hội Hoa
Kỳ tháng 5/1961 đến nay vẫn mang tính thời sự.
Nhưng Washington
hiểu rằng Matxcơva sẽ không chạy đua lên thăm Chị Hằng, mà các trạm
không gian sẽ đóng vai trò quan trọng. Chương trình Apollo kết thúc năm
1972, và phi hành gia Eugene Cernan là người cuối cùng của Trái Đất đi
bộ lên Mặt Trăng, năm 1971.
Đưa người vào vũ trụ rất tốn kém, các robot sẽ làm công việc lấy mẫu này. |
Các
nhà du hành vũ trụ phải nhường chỗ cho các robot đi thám hiểm Thái
Dương Hệ : Luna, Mars, Verena của Liên Xô, Viking và Voyager của Mỹ.
Cuộc song đấu Mỹ-Nga đã chấm dứt. Cơ quan Không gian Châu Âu cũng tham
gia, Nhật Bản đã hai lần phóng vệ tinh thăm dò một thiên thể, Trung Quốc
có thể là nước đầu tiên có robot hạ cánh xuống góc khuất của Mặt Trăng,
vệ tinh low-cost Mangalyaan của Ấn Độ bay quanh Hỏa Tinh từ tháng
9/2014.
Tài chính là chủ yếu trong cuộc chiến này. Hoa Kỳ luôn là
quốc gia chi ra nhiều nhất so với tổng số các nước khác gộp lại. Ngân
sách của NASA năm 1966 chiếm 4,4% ngân sách liên bang, nhưng nay chỉ còn
0,5%, khoảng 17 tỉ euro. Phía tư nhân có các nhà tỉ phú Elon Musk, Jeff
Bezos (Mỹ), Richard Branson (Anh), Youri Milner (Nga) với các dự án
chinh phục không gian. Điểm khác biệt là các cơ quan không gian của nhà
nước muốn bảo đảm sinh mạng các phi hành gia bằng mọi giá, còn tư nhân
chấp nhận rủi ro.
Chi phí ước tính cho phi vụ « Red Dragon »
mà tỉ phú Elon Musk dự định phóng lên Hỏa Tinh năm 2018 khoảng 300
triệu đô la, tương đương với phí tổn sản xuất các siêu phẩm điện ảnh « Interstellar » (Hố đen tử thần) và « Star Trek beyond ». Liệu những giấc mơ rồi sẽ trở thành hiện thực ?
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/melania-trump-james-bond-girl-xu-lanh.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/melania-trump-james-bond-girl-xu-lanh.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Thế kỷ 21 và cuộc chạy đua vào vũ trụ
Nếu hồ sơ của L’Express tuần này chú trọng đến nội tâm con người, giới thiệu những phương cách để vực dậy sau một cú sốc, thì L’Obs hướng lên không trung, nói về « Cuộc chạy đua vào vũ trụ »
Nếu
hồ sơ của L’Express tuần này chú trọng đến nội tâm con người, giới
thiệu những phương cách để vực dậy sau một cú sốc, thì L’Obs hướng lên
không trung, nói về « Cuộc chạy đua vào vũ trụ ». Theo tuần báo
Pháp, thế kỷ 21 là thế kỷ của không gian. Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ân Độ,
Châu Âu cùng cạnh tranh như thời Spoutnik và Apollo trong thế kỷ trước.
Tờ
báo hình dung ra một cảnh vào năm 2029, một tàu thăm dò của NASA đáp
xuống một cánh đồng Hỏa Tinh. Tại mũi Canaveral, tổng thống Hoa Kỳ -
người kế nhiệm rất xa của ông Trump hoặc bà Clinton, chào mừng sự kiện.
Sau sáu tháng du hành, bốn phi hành gia chuẩn bị đặt chân xuống mặt đất
đầy bụi bặm của Sao Hỏa.
Thêm một bước chân vĩ đại của nhân loại
chăng ? Thực ra NASA đã bị tư nhân qua mặt. Trước đó ba năm công ty
SpaceX của nhà tỉ phú Elon Musk đã đưa người lên Hỏa Tinh rồi. Một hành
tinh với bầu khí quyển không thể thở được vì đầy carbonic, nhiệt độ ban
đêm xuống -50°C, rau quả trồng trên mặt đất đầy kim loại nặng…
Phi hành gia Mỹ Edwin E. Aldrin Jr. đi bộ trên Mặt Trăng ngày 20/07/1969. |
Hôm 20 tháng
Bảy năm 1969, những cư dân Địa Cầu sở hữu máy truyền hình đều dán mắt
vào những bước chân đầu tiên của phi hành gia Mỹ Neil Amstrong. « Chưa
có dự án nào vào thời kỳ này lại ấn tượng như thế đối với nhân loại,
quan trọng như thế đối với thám hiểm không gian, khó khăn và tốn kém như
thế để thực hiện ». Lời hứa của tổng thống Kennedy trước Quốc hội Hoa
Kỳ tháng 5/1961 đến nay vẫn mang tính thời sự.
Nhưng Washington
hiểu rằng Matxcơva sẽ không chạy đua lên thăm Chị Hằng, mà các trạm
không gian sẽ đóng vai trò quan trọng. Chương trình Apollo kết thúc năm
1972, và phi hành gia Eugene Cernan là người cuối cùng của Trái Đất đi
bộ lên Mặt Trăng, năm 1971.
Đưa người vào vũ trụ rất tốn kém, các robot sẽ làm công việc lấy mẫu này. |
Các
nhà du hành vũ trụ phải nhường chỗ cho các robot đi thám hiểm Thái
Dương Hệ : Luna, Mars, Verena của Liên Xô, Viking và Voyager của Mỹ.
Cuộc song đấu Mỹ-Nga đã chấm dứt. Cơ quan Không gian Châu Âu cũng tham
gia, Nhật Bản đã hai lần phóng vệ tinh thăm dò một thiên thể, Trung Quốc
có thể là nước đầu tiên có robot hạ cánh xuống góc khuất của Mặt Trăng,
vệ tinh low-cost Mangalyaan của Ấn Độ bay quanh Hỏa Tinh từ tháng
9/2014.
Tài chính là chủ yếu trong cuộc chiến này. Hoa Kỳ luôn là
quốc gia chi ra nhiều nhất so với tổng số các nước khác gộp lại. Ngân
sách của NASA năm 1966 chiếm 4,4% ngân sách liên bang, nhưng nay chỉ còn
0,5%, khoảng 17 tỉ euro. Phía tư nhân có các nhà tỉ phú Elon Musk, Jeff
Bezos (Mỹ), Richard Branson (Anh), Youri Milner (Nga) với các dự án
chinh phục không gian. Điểm khác biệt là các cơ quan không gian của nhà
nước muốn bảo đảm sinh mạng các phi hành gia bằng mọi giá, còn tư nhân
chấp nhận rủi ro.
Chi phí ước tính cho phi vụ « Red Dragon »
mà tỉ phú Elon Musk dự định phóng lên Hỏa Tinh năm 2018 khoảng 300
triệu đô la, tương đương với phí tổn sản xuất các siêu phẩm điện ảnh « Interstellar » (Hố đen tử thần) và « Star Trek beyond ». Liệu những giấc mơ rồi sẽ trở thành hiện thực ?
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/melania-trump-james-bond-girl-xu-lanh.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/melania-trump-james-bond-girl-xu-lanh.html