Cõi Người Ta

Thư gửi một nhân viên an ninh ( 1,2 ) - Đoan Trang

Chị vốn không thích nước Mỹ, có thể vì một mặc cảm tự ti và ghen tị thầm kín trong lòng: Tại sao cũng là con người mà dân Mỹ không phải trầy trật... học tiếng Anh, lại có thể cầm hộ chiếu đi lại thoải mái khắp thế giớ

Thư gửi một nhân viên an ninh

Em thân mến,

Chị không gọi tên em, nhưng em biết thư này chị gửi em, phải không?

Chị đang ở châu Âu, trong một chuyến đi ngắn ngày để tham gia các sự kiện bên lề phiên Kiểm điểm Định kỳ (UPR) của Việt Nam ngày 5/2/2014. Các sự kiện đó là những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các phái đoàn đại diện ngoại giao của một số nước, và một số tổ chức quốc tế. Nội dung trao đổi là về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Những thông tin ấy các thành viên trong đoàn, trong đó có chị, đều đã phát biểu công khai trên một vài cơ quan truyền thông đại chúng – tất nhiên là ''lề trái'' như Dân Làm Báo, hoặc ''hải ngoại, tư bản'' như BBC, VOA, RFA. Nhưng những lời trong thư này thì chị chưa từng nói với ai, và em biết không, em là người chị muốn chia sẻ những suy nghĩ đó hơn cả.

Em có tin là, khi ở trong nước và cả ở nước ngoài, đã nhiều lần chị phải cắn môi, bám chặt tay vào mép bàn... để không bấm số của em, gọi điện cho em? Chị muốn gọi để nói thẳng với em những việc chị đang làm, những suy nghĩ của chị về em và về cuộc sống của mỗi chúng ta, thẳng thắn và rõ ràng, hy vọng ''sự thật sẽ giải phóng chúng ta''. Quả thật, đã có lần chị nháy vào số của em rồi, nhưng rồi lại dập máy trước khi em trả lời. Vì... chị sợ. Không phải sợ em, mà vì chị sợ sẽ không đủ khả năng để diễn đạt hết những điều chất chứa trong lòng bấy lâu nay, mà đến khi ra bên ngoài, chứng kiến một xã hội khác, một thế giới khác, những điều ấy càng quay cuồng trong đầu chị nhiều hơn.

Cái xã hội ấy, thế giới ấy khác với nơi chúng ta đang sống biết bao nhiêu, em ạ.

Em có nhớ tháng 11/2012, khi chị trở về Việt Nam sau một tuần sang Bangkok học (em chắc biết chị vẫn đang theo học cao học ngành quản trị), chị tặng em một hộp kem đánh móng tay? Chị vẫn nhớ vẻ mặt em lúc ấy: Gương mặt em rực sáng lên, với một nụ cười đầy ngỡ ngàng, vui thích – vẻ mặt mà chị không bao giờ quên được. Chừng như em cảm động, vì chưa bao giờ nghĩ một ''thành phần phức tạp'' như chị lại có thể tặng quà cho em. Chị cũng vậy, vì ngay lúc đó, chị cảm nhận rằng em giống chị ở một điểm: không biết ăn diện. Sau này nhiều lúc nghĩ lại, chị vẫn tự trách mình đã tặng em kem đánh móng tay. Lẽ ra nên là một thứ khác thực tế hơn, ví dụ đồ chơi cho con em, hoặc cái quần, cái áo gì đó. Vì người như chúng ta, có bao giờ dùng kem đánh móng tay đâu. Với cách trang phục giản dị, thậm chí xuềnh xoàng, của em và chị mà móng tay lại màu hồng bóng thì quả thật là không hợp.

Chị luôn nghĩ, nếu không có cái rào cản ''an ninh quốc gia'', hay nói đúng hơn, ''lợi ích của Đảng và Nhà nước'' ngăn trở, rất có thể chúng ta sẽ là hai chị em rất thân. Vì chúng ta giống nhau: nghèo, tiết kiệm, không biết ăn diện, và có lẽ cả hai đều có tinh thần trách nhiệm ngang nhau đối với công việc. Chúng ta sẽ nói với nhau những chuyện hay hơn nhiều so với các chuyện chúng ta vẫn từng phải trao đổi. Em sẽ hướng dẫn chị dùng sữa chua để làm sạch da mặt, sẽ khoe với chị thằng cu con khỏe mạnh, thông minh; còn chị sẽ kể với em những cuộc đi phỏng vấn với các nhân vật thật là hài hước, sẽ chia sẻ với em thông tin về giới văn nghệ sĩ, nhà khoa học, trí thức – một thế giới đa dạng và sinh động – mà bọn phóng viên thì thường thích kể về công việc phỏng vấn và nhân vật được chúng phỏng vấn lắm.

Cũng như bây giờ chị muốn kể với em về thế giới bên ngoài này biết bao.

Em biết không, có một chuyện cười: Hôm vào Hạ viện Mỹ, chị khụng khiệng trên đôi giày cao gót dọc một hành lang để vào phòng hội nghị. Vì không quen đi giày cao gót nên chị trượt chân ngã lăn quay trên thảm. Nghe tiếng ''huỵch'' rõ to, cả đám bảo vệ đứng ngoài cổng và quan chức phía trong phòng họp đều đổ xô ra. Khi thấy người gây ra tiếng động là một cô gái châu Á vừa bị ngã, đang lập cập ngồi lên, họ lao cả đến để... đỡ chị dậy. Ai cũng hỏi ''bạn có sao không'' một cách nhẹ nhàng, lịch sự và nhân ái đến mức chị đã bối rối lại càng bối rối. Họ hỏi rất thật lòng và cố gắng để mình không có cảm giác ngượng ngùng. Và ngay lúc ấy chị nghĩ, nếu ta đang ở Việt Nam mà bị ngã như thế thì sao? Chắc là sẽ có ngay hàng tràng cười hô hố: ''Chưa đến giường cơ mà em ơi'', ''thọt chân à em''...

Sự tôn trọng con người, nó thể hiện ở những điều nhỏ nhặt như thế. Nhân quyền đâu phải cái gì xa xôi đâu em, nó chỉ đơn giản là ''treat people with equal respect'', tất cả mọi người đều được đối xử với sự tôn trọng mà thôi.

Bảo vệ, vệ sĩ, và cả công an ở Việt Nam, có bao giờ có được thái độ trân trọng với từng con người, từng công dân như thế đâu, phải không em?

Giờ này chị đang ở châu Âu. Chị đã đến Stockholm, Brussels, Budapest, và Geneva. Những thành phố thanh bình, bồ câu và quạ bay rợp trời, thiên nga bơi lấp lánh trắng mặt hồ. Lần đầu tiên chị thấy ''Danube lơ'' êm đềm như thế nào, và nó lại gợi cho chị nhớ tới những lời ca mẹ chị vẫn hát ngày xưa, về một dòng sông khác ở châu Âu, Volga:

''Nép bên nhau, thiết tha lời ân tình
Bờ cỏ vắng, bóng đêm dần buông.
Họa mi hót khúc ca rừng êm đềm
hòa theo tiếng sóng vỗ dạt dào.
Sông Volga, những đêm thơ mộng ơi
Thời gian hỡi, hãy khoan, ngừng trôi''.

Thật sự là có những giây phút chị chỉ mong thời gian ngừng trôi.

Đường sồi.

Cuộc sống thanh bình đến mức những người như chúng ta, nếu cứ giữ mãi cái nhìn trước nay của chúng ta, với tư duy rõ ràng về ''thế lực thù địch chống phá Nhà nước'', thì sẽ chẳng thể hiểu nổi vì sao ''bọn tư bản giãy chết'' lại cứ phải quan tâm đến ''công việc nội bộ'' của một nước xa xôi, nghèo, chậm phát triển, như Việt Nam, dưới ''chiêu bài'' nhân quyền.

Họ quan tâm để làm gì? Có rất nhiều lý do vụn vặt, nhưng lý do bản chất của sự quan tâm ấy, là vì họ ở một xã hội văn minh, nơi mà người ta tin rằng nhân quyền là một giá trị phổ quát, dù là của người châu Âu, châu Á hay châu Phi, dù là của công dân Mỹ, Thụy Sĩ hay Việt Nam.

Còn chuyện ''nhân quyền và chủ quyền, cái nào cao hơn'' thì dài lắm, chị sẽ nói nhiều về nó ở một bài viết nào đấy sau.

Điều mà bây giờ chị muốn nói bây giờ, là càng đi xa, chỉ càng thấy nhớ và thương Việt Nam hơn.

Chị vốn không thích nước Mỹ, có thể vì một mặc cảm tự ti và ghen tị thầm kín trong lòng: Tại sao cũng là con người mà dân Mỹ không phải trầy trật... học tiếng Anh, lại có thể cầm hộ chiếu đi lại thoải mái khắp thế giới, không như công dân Việt Nam đi đâu cũng bị dò xét, nghi ngờ, bị ách lại hỏi giấy tờ, làm khó dễ, v.v. Nhưng khi ở Mỹ, chị cũng phải thừa nhận, những người Mỹ tạo nên một cộng đồng thân thiện và yêu nước – theo cái nghĩa, họ tự hào về quốc gia của họ. Và đặc biệt là sự thân thiện. Ở đó, dù là anh gác cổng người da đen hay chú bồi bàn da trắng tóc vàng, hay cô bán hàng gốc Á trong siêu thị, tất cả đều cởi mở và lịch thiệp với khách. Họ chẳng tiếc gì một nụ cười với khách, đến mức có lúc chị nghĩ hay đó là sự chuyên nghiệp mà họ học được, tức là họ được huấn luyện để lúc nào cũng tươi cười như vậy? Chứ chẳng nhẽ họ yêu công việc của họ, trân trọng khách hàng của họ đến thế được?

Song có lẽ cách hành xử hòa nhã ấy là thật, xuất phát từ thái độ của họ đối với công việc và con người, chứ không phải họ tập được.

Ngay ở Hungary, một xứ Đông Âu mà dân trong nước lâu nay vẫn nhiều người bảo là ''nghèo'', thì gia đình người Việt nào chị gặp cũng có xe hơi riêng và nơi ở, nếu không phải một ngôi nhà đẹp như biệt thự với vườn cây xanh mướt vào mùa hè, thì cũng là một căn hộ chung cư xinh xắn, ấm áp suốt cả mùa đông. Dân Hung cũng cởi mở, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ như dân Mỹ, Bỉ hay Thụy Điển. Hôm ở Thụy Điển, chị bước vào xe buýt và ngồi đúng vào hàng ghế dành cho người cao tuổi (hình như vậy). Khi một bà già tóc trắng như cước lại gần, quen phản xạ của người Việt Nam là cứ thấy ai bước tới là phải cảnh giác, chị suýt đứng dậy... bỏ chạy, thì bà già đã kêu lên: ''Ấy ấy, bạn cứ ngồi. Tôi chỉ định chỉ đường cho bạn đi thôi. Vừa nãy tôi có nghe thấy bạn hỏi đường mà''.

Em ơi, bao giờ thì người Việt Nam đối xử với nhau thân ái được như vậy?

Chị thấy xót xa cho thế hệ bố mẹ của chúng ta – những người sống trải qua bao năm tháng chiến tranh bom đạn, rồi tới thời bao cấp đói khổ, và trên tất cả, cứ sống mãi trong một xã hội người với người đối xử với nhau hung hãn như chó sói. Chị thấy xót xa cho những bạn trẻ Việt Nam thế hệ 7x, 8x, 9x – những người mà, như chị nói, đã không bao giờ có cơ hội được đào tạo đàng hoàng, tử tế trong môi trường giáo dục ở Việt Nam, để đến nỗi giờ này khoảng cách về kiến thức và kỹ năng giữa họ và người trẻ ở các nước khác, ngay cả trong khu vực, đã là quá xa.

Và chị thấy xót xa cho những người như em.

Chị vẫn nhớ câu chuyện em kể cho chị, về những đêm em giả làm người đi đường để rình bắt cướp ở Hải Phòng. Em bảo, dù biết có đồng đội ở quanh đó yểm trợ, nhưng em vẫn ''sợ chết đi được''. Chị nhớ đôi mắt em sáng ngời, vui thích, khi cầm hộp kem đánh móng tay chị tặng. Chị nhớ vẻ mặt bực bội của em nhìn chị, khi em phải hy sinh ngày chủ nhật cùng chồng đưa con trai đi chơi công viên, chỉ để phải gặp ''con mụ phản động'' là chị. Chị nhớ em thật thà bảo, lương thưởng của em, tính tổng cộng tất cả lại, chỉ có 8 triệu đồng thôi – mà là ''em vừa được tăng đấy nhé''. Và chị bảo, ô cao thế, vẫn còn hơn chị đến 2-3 triệu.

Một quán cafe ở Budapest.
Em à,

Bao giờ thì chúng ta có thể nói chuyện với nhau bình thường như hai người bạn, như hai chị em? Bao giờ thì chúng ta không còn bị những cơm, áo, gạo, tiền ám ảnh? Không còn những đề tài chị phải viết để có tiền nhuận bút, những dự án ''chống phản động'' em phải tham gia, những gương mặt phản động em phải gặp? Bao giờ cái thế giới của chúng ta được thanh bình, hay là bình thường hóa, để không còn vô vàn hình ảnh đen tối loang loáng trong đầu mỗi ngày đêm: an ninh quốc gia, phản động, dư luận viên, thế lực thù địch, chống phá...?

Bao giờ em có thể cầm cuốn hộ chiếu của em ra nước ngoài, đến Mỹ và châu Âu, để nhìn những dòng sông lững lờ trôi, với đàn thiên nga như rắc hoa trắng trên mặt nước?

Điều làm chị xót xa hơn cả khi nghĩ về em, là trong những đêm năm xưa em đi bắt cướp, hay trong những lần em phải bỏ chồng con ở nhà để đi làm việc ngoài giờ, để đấu tranh với bọn phản động, và chẳng bao giờ có hy vọng đi sang Mỹ hay châu Âu, thì vẫn có những vị tướng công an đi nước ngoài như đi chợ, thậm chí còn dư tiền tậu nhà cửa, xe hơi ở Mỹ. Con cái họ được du học tại trường xịn, tương lai được đảm bảo. Nếu họ có lo gì, chắc chỉ là phải lo làm sao cho chế độ ăn uống của họ được ''healthy'', nghĩa là ăn sạch uống sạch, đầy đủ chất, không gây tiểu đường, ung thư, xơ gan, suy thận... Kể ra điều này cũng hơi khó thực hiện ở nước ta, nhưng biết đâu đấy, có khi bọn mình quen tư duy kiểu dân nghèo nên tưởng thế thôi, chứ nhiều tiền thì mua tiên cũng được, kể cả mua sừng tê giác, vây cá mập, tay gấu ở Việt Nam.

Một góc thư viện công ở New York.

Bây giờ, viết đến những dòng này, chị cũng lại cảm thấy lo sợ: Biết đâu lá thư này của chị lại sẽ làm hại em? Có thể đồng nghiệp, rồi cấp trên của em, sẽ đánh giá em là thân thiết với ''con phản động'' quá, sơ hở quá, mất cảnh giác quá.

Nhưng chị hy vọng họ sẽ hiểu đây là những suy nghĩ thật lòng của chị, và nếu họ ''xử lý'', nhắc nhở hay có lời này nọ về em chỉ vì em là người được chị gửi lá thư này, thì chị thấy họ không có tư cách để làm đồng nghiệp hay cấp trên của em. Tuy nhiên, chị tin là họ không ngu ngốc như thế.

Chị mong sớm gặp lại em, em yêu mến.

Đoan Trang - Thư gửi một nhân viên an ninh (2)

Những người đi biểu tình ở Hà Nội, không biết có để ý đến ngày 5/8/2012? Đó là ngày đầu tiên lực lượng “chống phản động” (bao gồm cả an ninh, công an và dân phòng) có sáng kiến bắt người biểu tình, gom về trại lưu trú, tức trung tâm phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ngoại thành Hà Nội.

Riêng tôi, tôi rất nhớ 5/8/2012 là một ngày hè nóng bức, nắng vàng ong ong và mọi người – cả công an lẫn người bị bắt, lẫn những người đứng chờ ngoài cổng trại – đều nhễ nhại mồ hôi. Và tôi rất nhớ ánh mắt mệt mỏi của một anh công an trẻ, ngồi ở một góc phòng hỏi cung, trong lúc “đám biểu tình” đang bị “làm việc” đồng loạt. Khi buổi thẩm vấn tập thể kết thúc, căn phòng trở lại yên ắng. Nắng chiều đổ vào chỗ anh ta ngồi, nóng gay gắt. Anh bỏ mũ xuống cái bàn trước mặt, gục xuống một lúc rồi lại ngồi thẳng lên, ngáp dài, đôi mắt đỏ ngầu thiếu ngủ.

- Anh có mệt lắm không? – Tôi hỏi.

- Mệt mỏi lắm chị Trang ơi! Đấy chị xem, tuần nào cũng thế này. Tuần nào mấy người cũng đi biểu tình. Mà có thấy thằng Trung Quốc nào đâu cơ chứ…

Tôi cũng chỉ biết mỉm cười. Thật khó nói để anh hiểu, rằng việc người dân biểu tình ôn hòa chống những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông là việc làm tốt, thể hiện lòng yêu nước, chính kiến của người dân, hình thành một mặt trận ngoại giao nhân dân, cùng với nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngay kể cả nó không có mục đích ấy, hoặc không đạt được mục đích ấy đi chăng nữa, thì biểu tình, tự do tập hợp và biểu đạt chính kiến, vẫn là quyền tự do căn bản của công dân; và nhiệm vụ của lực lượng công an là phải bảo vệ biểu tình chứ không phải là đánh đập, bắt bớ người biểu tình, rồi còn có các biện pháp “đánh nguội” sau đó như đe dọa, miệt thị, bôi nhọ họ trên truyền thông.

Nhưng, nói sao anh hiểu? Suy cho cùng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia chính trị, v.v. của người dân là những khái niệm hoàn toàn xa lạ với anh và những công an viên như anh. Còn trước mắt là chuyện tuần nào anh cũng phải ra đường bêu nắng, chụp bắt và sau đó “làm việc” với những người mà cấp trên của anh (đại diện cho “Nhà nước”) luôn bảo là phản động, là Việt Tân trá hình, lợi dụng lòng yêu nước để gây rối trật tự công cộng và chống phá chế độ.

“Tuần nào cũng thế này!”. Nghĩa là chủ nhật tuần nào, anh cũng phải bỏ vợ con, gia đình ở nhà, lếch thếch ra đường đấu tranh với “bọn biểu tình”, trong cái nóng nực, trong sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Rồi phải bắt chúng lên xe buýt, đưa về đồn hoặc về trại phục hồi nhân phẩm, nghe chúng chửi mắng, rồi cũng không quyết định được gì cả, hơi một tí lại phải gọi điện báo cáo, chờ cấp trên cho chỉ thị…

Nghĩ như vậy, làm sao không thấy thương anh?



Nếu là người yêu nước đi biểu tình mà bị đối xử thế này, bạn có ôn hòa được không?

Truyền thống của ngành an ninh

Nhưng thành thực mà nói, lực lượng an ninh-công an Việt Nam có một đặc điểm kỳ lạ, là: Đối với họ, không hiểu sao, có muốn thương cũng không được.

Từ lâu nay ở Việt Nam, vẫn có một lực lượng đông đảo những người mà tôi gọi là “thành phần thứ ba” hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Đó là những người hiểu về các giá trị của dân chủ, hiểu rằng chính thể hiện nay của Việt Nam là một chính quyền tồi tệ, được lãnh đạo bởi một đảng độc tài tồi tệ. Nhưng họ hoàn toàn ngờ vực, không tin, thậm chí ghét bỏ những người đấu tranh cho dân chủ hay nói chung là “phong trào đối lập”, vì thấy phe đối lập có quá nhiều điều bất ổn. Một trong những điểm bất ổn là sự đối đầu gay gắt với lực lượng bảo vệ chế độ và bạ ai, bạ cái gì cũng chửi; ví dụ, gọi công an là “chó”, “lợn”, gọi đảng cộng sản là “bọn bán nước”, “tay sai Bắc Kinh”, v.v.

Nhưng có một điều khổ tâm cho phe đối lập, mà “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” không hiểu cho: Ấy là, với lực lượng an ninh, thật sự có muốn thương yêu, muốn nghĩ tốt về họ, muốn ôn hòa với họ, cũng rất khó. Xin lưu ý là điều này đặc biệt đúng với những cán bộ an ninh cấp cao, những đồng chí ngồi ở vị trí lãnh đạo và/hoặc tham mưu cho lãnh đạo. Chứ còn những người đã phải ra đường trực tiếp “đấu tranh với bọn phản động” thì là cấp thấp rồi, không hẳn đại diện cho bộ mặt của an ninh Việt Nam.

Dẫu ta có ôn hòa, lịch thiệp với họ, thì cũng chỉ được vài câu là lại thấy cái đặc thù công an Việt Nam ở họ bộc lộ: Lại là giọng khiêu khích, mỉa mai, châm chọc, kiểu: “Thế nào, đi biểu tình được bao nhiêu tiền”, “Bây giờ cho ra Hoàng Sa chiến đấu bảo vệ đất nước nhé”, “Được giải nhân quyền vui chứ hả, anh em bạn bè chúc mừng chưa”… Lại là giọng răn dạy, “định hướng”, tóm lại là muốn “quản lý” dân, coi dân như lũ ngu, không có thông tin, chẳng biết gì, chứ không thèm đối thoại, càng không cần nghe. Lại là giọng nói xấu, “dìm hàng”, bôi nhọ người thứ ba (vắng mặt):

- Lúc bắt đầu biểu tình, thấy H. hô hào to lắm. Đến lúc thấy công an đến, H. lại chạy ra một chỗ khuất giả vờ gọi điện thoại, hí hí… Bỏ mặc anh em, hí hí…

- Tay T. đó bọn tôi lạ gì. Trình độ văn hóa lớp 3, chữ không đầy cái lá mít mà viết lách gì.

- Bà đó làm ăn thua lỗ, mất tiền, sinh ra điên điên dở dở thế rồi đi biểu tình, rồi được bọn trên mạng nó bơm lên thôi. Khổ…

Trong mắt họ, đặc biệt là các cán bộ của ngành an ninh, dường như ngoài lãnh đạo Đảng, lãnh đạo ngành ra, chẳng còn ai là người tốt, phàm là dân thì ai cũng xấu xa, nhất là “phản động” thì còn xấu nữa. Người nào cũng bần tiện, lưu manh, ít hiểu biết, còn nếu có chút kiến thức hay bằng cấp thì lại là phường cơ hội, háo danh, hoặc hoang tưởng.

Nói về luật sư Trịnh Hội, người có bằng thạc sĩ luật nhân quyền ở ĐH Oxford, một tờ báo của ngành công an viết: “Đó là những danh xưng hão, nhiều kẻ học đòi nghe lớp lý lịch của Hội thì át vía chứ chẳng tài cán gì. Cái danh ấy có được chủ yếu cũng đến từ “ngoại” – như cái cách mà Hội làm ở hải ngoại, ấy là nấp dưới mác bố vợ Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống ngụy”. Than ôi, họ tưởng Oxford cũng giống như trường đại học ở Việt Nam, có thể nhận “chỉ đạo” từ ông Nguyễn Cao Kỳ, gửi gắm con cái vào học hay sao? Họ tưởng các đại học ở phương Tây đều giống như ĐH Kiến trúc TP.HCM, nơi Ban Giám hiệu “giật mình” khi biết “có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình” ư?

Khi tôi viết những dòng này, tôi biết rằng nếu có đọc được, họ sẽ lại ngay lập tức bật cái cơ chế tự động nói xấu và bôi nhọ người khác trong não của họ lên, để bảo rằng “Đoan Trang viết bài bênh vực cho quan thầy Trịnh Hội, ông chủ của Trang ở Việt Tân”. Nói sao để họ hiểu?

Quen lối suy nghĩ xấu xa về người dân, về xã hội, làm sao họ tin được trên đời này, có những người đi biểu tình thực sự vì yêu nước? Có những người bỏ công việc trị giá vài nghìn USD mỗi tháng để dấn thân vào con đường xây dựng xã hội dân sự, tạo nền móng cho một nền dân chủ bền vững ở Việt Nam trong tương lai? Làm sao họ hiểu được xã hội dân sự thực chất là gì, nhân quyền là gì, tự do-dân chủ là gì?

Đã thành một thứ truyền thống của ngành, đó là: An ninh Việt Nam không bao giờ nghĩ được cái gì tốt đẹp. Không bao giờ.



Anh ấy du học ở một nước phương Tây.

Và anh ấy được báo chí quốc doanh ca ngợi là "đi lên bằng chính đôi chân mình".

Ai cần tình thương yêu?

Điều khủng khiếp mà tôi nhận ra trong quá trình cố gắng tìm hiểu lực lượng an ninh và thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là: Chính quyền công an trị ở Việt Nam không cần người dân yêu thương họ, mà thật ra cũng không cần người dân thương yêu ai cả. Đối với chính quyền, tốt nhất là dân chúng Việt Nam đừng yêu thương ai/cái gì hết, kể cả yêu Đảng Cộng sản, bởi vì yêu Đảng rồi lại ý kiến ý cò, đòi Đảng phải cải cách, phải đổi mới, phải làm cái nọ cái kia để xứng đáng với tình yêu ấy, phức tạp lắm, mệt lắm.

Bản thân lực lượng an ninh cũng có nhiệm vụ khiêu khích, chọc ngoáy, cốt làm sao cho các gương mặt đối lập “nổi điên” lên, phản ứng lại, mà tất nhiên là chẳng làm gì được, rồi thành ra ức chế, bí bức và rốt cục là sống trong thù hằn. Nói cách khác, chính quyền chỉ sợ các nhà đấu tranh trở thành những nhân cách lớn, tràn đầy tình yêu thương, cao thượng, thu hút quần chúng; chứ sợ gì những kẻ hằn học, bất mãn, thất bại.

Dân ghét Đảng ư? Tốt, không cần dân yêu, chỉ cần nghe lời – tức là chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng – là được.

Dân ghét “phong trào dân chủ”, “lực lượng đối lập” ư? Quá tốt.

Dân ghét nhau ư? Càng tốt, để khỏi “chung tay xây dựng xã hội dân sự”, khỏi thành lập những “No-U xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ quốc”, “Cơm có thịt”, “Hội bầu bí tương thân”, v.v.

Cái khó đối với chúng ta bây giờ, là phải làm gì trong một xã hội có một chính quyền và một lực lượng an ninh chỉ chăm chăm gieo rắc những suy nghĩ xấu xa và lòng thù hận như thế? Mà chúng ta thì không phải là thánh để có thể đem yêu thương đối đãi hận thù…

Bài liên quan: Thư gửi một nhân viên an ninh
 
Đoan Trang
 
(Blog Đoan Trang)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thư gửi một nhân viên an ninh ( 1,2 ) - Đoan Trang

Chị vốn không thích nước Mỹ, có thể vì một mặc cảm tự ti và ghen tị thầm kín trong lòng: Tại sao cũng là con người mà dân Mỹ không phải trầy trật... học tiếng Anh, lại có thể cầm hộ chiếu đi lại thoải mái khắp thế giớ

Thư gửi một nhân viên an ninh

Em thân mến,

Chị không gọi tên em, nhưng em biết thư này chị gửi em, phải không?

Chị đang ở châu Âu, trong một chuyến đi ngắn ngày để tham gia các sự kiện bên lề phiên Kiểm điểm Định kỳ (UPR) của Việt Nam ngày 5/2/2014. Các sự kiện đó là những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các phái đoàn đại diện ngoại giao của một số nước, và một số tổ chức quốc tế. Nội dung trao đổi là về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Những thông tin ấy các thành viên trong đoàn, trong đó có chị, đều đã phát biểu công khai trên một vài cơ quan truyền thông đại chúng – tất nhiên là ''lề trái'' như Dân Làm Báo, hoặc ''hải ngoại, tư bản'' như BBC, VOA, RFA. Nhưng những lời trong thư này thì chị chưa từng nói với ai, và em biết không, em là người chị muốn chia sẻ những suy nghĩ đó hơn cả.

Em có tin là, khi ở trong nước và cả ở nước ngoài, đã nhiều lần chị phải cắn môi, bám chặt tay vào mép bàn... để không bấm số của em, gọi điện cho em? Chị muốn gọi để nói thẳng với em những việc chị đang làm, những suy nghĩ của chị về em và về cuộc sống của mỗi chúng ta, thẳng thắn và rõ ràng, hy vọng ''sự thật sẽ giải phóng chúng ta''. Quả thật, đã có lần chị nháy vào số của em rồi, nhưng rồi lại dập máy trước khi em trả lời. Vì... chị sợ. Không phải sợ em, mà vì chị sợ sẽ không đủ khả năng để diễn đạt hết những điều chất chứa trong lòng bấy lâu nay, mà đến khi ra bên ngoài, chứng kiến một xã hội khác, một thế giới khác, những điều ấy càng quay cuồng trong đầu chị nhiều hơn.

Cái xã hội ấy, thế giới ấy khác với nơi chúng ta đang sống biết bao nhiêu, em ạ.

Em có nhớ tháng 11/2012, khi chị trở về Việt Nam sau một tuần sang Bangkok học (em chắc biết chị vẫn đang theo học cao học ngành quản trị), chị tặng em một hộp kem đánh móng tay? Chị vẫn nhớ vẻ mặt em lúc ấy: Gương mặt em rực sáng lên, với một nụ cười đầy ngỡ ngàng, vui thích – vẻ mặt mà chị không bao giờ quên được. Chừng như em cảm động, vì chưa bao giờ nghĩ một ''thành phần phức tạp'' như chị lại có thể tặng quà cho em. Chị cũng vậy, vì ngay lúc đó, chị cảm nhận rằng em giống chị ở một điểm: không biết ăn diện. Sau này nhiều lúc nghĩ lại, chị vẫn tự trách mình đã tặng em kem đánh móng tay. Lẽ ra nên là một thứ khác thực tế hơn, ví dụ đồ chơi cho con em, hoặc cái quần, cái áo gì đó. Vì người như chúng ta, có bao giờ dùng kem đánh móng tay đâu. Với cách trang phục giản dị, thậm chí xuềnh xoàng, của em và chị mà móng tay lại màu hồng bóng thì quả thật là không hợp.

Chị luôn nghĩ, nếu không có cái rào cản ''an ninh quốc gia'', hay nói đúng hơn, ''lợi ích của Đảng và Nhà nước'' ngăn trở, rất có thể chúng ta sẽ là hai chị em rất thân. Vì chúng ta giống nhau: nghèo, tiết kiệm, không biết ăn diện, và có lẽ cả hai đều có tinh thần trách nhiệm ngang nhau đối với công việc. Chúng ta sẽ nói với nhau những chuyện hay hơn nhiều so với các chuyện chúng ta vẫn từng phải trao đổi. Em sẽ hướng dẫn chị dùng sữa chua để làm sạch da mặt, sẽ khoe với chị thằng cu con khỏe mạnh, thông minh; còn chị sẽ kể với em những cuộc đi phỏng vấn với các nhân vật thật là hài hước, sẽ chia sẻ với em thông tin về giới văn nghệ sĩ, nhà khoa học, trí thức – một thế giới đa dạng và sinh động – mà bọn phóng viên thì thường thích kể về công việc phỏng vấn và nhân vật được chúng phỏng vấn lắm.

Cũng như bây giờ chị muốn kể với em về thế giới bên ngoài này biết bao.

Em biết không, có một chuyện cười: Hôm vào Hạ viện Mỹ, chị khụng khiệng trên đôi giày cao gót dọc một hành lang để vào phòng hội nghị. Vì không quen đi giày cao gót nên chị trượt chân ngã lăn quay trên thảm. Nghe tiếng ''huỵch'' rõ to, cả đám bảo vệ đứng ngoài cổng và quan chức phía trong phòng họp đều đổ xô ra. Khi thấy người gây ra tiếng động là một cô gái châu Á vừa bị ngã, đang lập cập ngồi lên, họ lao cả đến để... đỡ chị dậy. Ai cũng hỏi ''bạn có sao không'' một cách nhẹ nhàng, lịch sự và nhân ái đến mức chị đã bối rối lại càng bối rối. Họ hỏi rất thật lòng và cố gắng để mình không có cảm giác ngượng ngùng. Và ngay lúc ấy chị nghĩ, nếu ta đang ở Việt Nam mà bị ngã như thế thì sao? Chắc là sẽ có ngay hàng tràng cười hô hố: ''Chưa đến giường cơ mà em ơi'', ''thọt chân à em''...

Sự tôn trọng con người, nó thể hiện ở những điều nhỏ nhặt như thế. Nhân quyền đâu phải cái gì xa xôi đâu em, nó chỉ đơn giản là ''treat people with equal respect'', tất cả mọi người đều được đối xử với sự tôn trọng mà thôi.

Bảo vệ, vệ sĩ, và cả công an ở Việt Nam, có bao giờ có được thái độ trân trọng với từng con người, từng công dân như thế đâu, phải không em?

Giờ này chị đang ở châu Âu. Chị đã đến Stockholm, Brussels, Budapest, và Geneva. Những thành phố thanh bình, bồ câu và quạ bay rợp trời, thiên nga bơi lấp lánh trắng mặt hồ. Lần đầu tiên chị thấy ''Danube lơ'' êm đềm như thế nào, và nó lại gợi cho chị nhớ tới những lời ca mẹ chị vẫn hát ngày xưa, về một dòng sông khác ở châu Âu, Volga:

''Nép bên nhau, thiết tha lời ân tình
Bờ cỏ vắng, bóng đêm dần buông.
Họa mi hót khúc ca rừng êm đềm
hòa theo tiếng sóng vỗ dạt dào.
Sông Volga, những đêm thơ mộng ơi
Thời gian hỡi, hãy khoan, ngừng trôi''.

Thật sự là có những giây phút chị chỉ mong thời gian ngừng trôi.

Đường sồi.

Cuộc sống thanh bình đến mức những người như chúng ta, nếu cứ giữ mãi cái nhìn trước nay của chúng ta, với tư duy rõ ràng về ''thế lực thù địch chống phá Nhà nước'', thì sẽ chẳng thể hiểu nổi vì sao ''bọn tư bản giãy chết'' lại cứ phải quan tâm đến ''công việc nội bộ'' của một nước xa xôi, nghèo, chậm phát triển, như Việt Nam, dưới ''chiêu bài'' nhân quyền.

Họ quan tâm để làm gì? Có rất nhiều lý do vụn vặt, nhưng lý do bản chất của sự quan tâm ấy, là vì họ ở một xã hội văn minh, nơi mà người ta tin rằng nhân quyền là một giá trị phổ quát, dù là của người châu Âu, châu Á hay châu Phi, dù là của công dân Mỹ, Thụy Sĩ hay Việt Nam.

Còn chuyện ''nhân quyền và chủ quyền, cái nào cao hơn'' thì dài lắm, chị sẽ nói nhiều về nó ở một bài viết nào đấy sau.

Điều mà bây giờ chị muốn nói bây giờ, là càng đi xa, chỉ càng thấy nhớ và thương Việt Nam hơn.

Chị vốn không thích nước Mỹ, có thể vì một mặc cảm tự ti và ghen tị thầm kín trong lòng: Tại sao cũng là con người mà dân Mỹ không phải trầy trật... học tiếng Anh, lại có thể cầm hộ chiếu đi lại thoải mái khắp thế giới, không như công dân Việt Nam đi đâu cũng bị dò xét, nghi ngờ, bị ách lại hỏi giấy tờ, làm khó dễ, v.v. Nhưng khi ở Mỹ, chị cũng phải thừa nhận, những người Mỹ tạo nên một cộng đồng thân thiện và yêu nước – theo cái nghĩa, họ tự hào về quốc gia của họ. Và đặc biệt là sự thân thiện. Ở đó, dù là anh gác cổng người da đen hay chú bồi bàn da trắng tóc vàng, hay cô bán hàng gốc Á trong siêu thị, tất cả đều cởi mở và lịch thiệp với khách. Họ chẳng tiếc gì một nụ cười với khách, đến mức có lúc chị nghĩ hay đó là sự chuyên nghiệp mà họ học được, tức là họ được huấn luyện để lúc nào cũng tươi cười như vậy? Chứ chẳng nhẽ họ yêu công việc của họ, trân trọng khách hàng của họ đến thế được?

Song có lẽ cách hành xử hòa nhã ấy là thật, xuất phát từ thái độ của họ đối với công việc và con người, chứ không phải họ tập được.

Ngay ở Hungary, một xứ Đông Âu mà dân trong nước lâu nay vẫn nhiều người bảo là ''nghèo'', thì gia đình người Việt nào chị gặp cũng có xe hơi riêng và nơi ở, nếu không phải một ngôi nhà đẹp như biệt thự với vườn cây xanh mướt vào mùa hè, thì cũng là một căn hộ chung cư xinh xắn, ấm áp suốt cả mùa đông. Dân Hung cũng cởi mở, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ như dân Mỹ, Bỉ hay Thụy Điển. Hôm ở Thụy Điển, chị bước vào xe buýt và ngồi đúng vào hàng ghế dành cho người cao tuổi (hình như vậy). Khi một bà già tóc trắng như cước lại gần, quen phản xạ của người Việt Nam là cứ thấy ai bước tới là phải cảnh giác, chị suýt đứng dậy... bỏ chạy, thì bà già đã kêu lên: ''Ấy ấy, bạn cứ ngồi. Tôi chỉ định chỉ đường cho bạn đi thôi. Vừa nãy tôi có nghe thấy bạn hỏi đường mà''.

Em ơi, bao giờ thì người Việt Nam đối xử với nhau thân ái được như vậy?

Chị thấy xót xa cho thế hệ bố mẹ của chúng ta – những người sống trải qua bao năm tháng chiến tranh bom đạn, rồi tới thời bao cấp đói khổ, và trên tất cả, cứ sống mãi trong một xã hội người với người đối xử với nhau hung hãn như chó sói. Chị thấy xót xa cho những bạn trẻ Việt Nam thế hệ 7x, 8x, 9x – những người mà, như chị nói, đã không bao giờ có cơ hội được đào tạo đàng hoàng, tử tế trong môi trường giáo dục ở Việt Nam, để đến nỗi giờ này khoảng cách về kiến thức và kỹ năng giữa họ và người trẻ ở các nước khác, ngay cả trong khu vực, đã là quá xa.

Và chị thấy xót xa cho những người như em.

Chị vẫn nhớ câu chuyện em kể cho chị, về những đêm em giả làm người đi đường để rình bắt cướp ở Hải Phòng. Em bảo, dù biết có đồng đội ở quanh đó yểm trợ, nhưng em vẫn ''sợ chết đi được''. Chị nhớ đôi mắt em sáng ngời, vui thích, khi cầm hộp kem đánh móng tay chị tặng. Chị nhớ vẻ mặt bực bội của em nhìn chị, khi em phải hy sinh ngày chủ nhật cùng chồng đưa con trai đi chơi công viên, chỉ để phải gặp ''con mụ phản động'' là chị. Chị nhớ em thật thà bảo, lương thưởng của em, tính tổng cộng tất cả lại, chỉ có 8 triệu đồng thôi – mà là ''em vừa được tăng đấy nhé''. Và chị bảo, ô cao thế, vẫn còn hơn chị đến 2-3 triệu.

Một quán cafe ở Budapest.
Em à,

Bao giờ thì chúng ta có thể nói chuyện với nhau bình thường như hai người bạn, như hai chị em? Bao giờ thì chúng ta không còn bị những cơm, áo, gạo, tiền ám ảnh? Không còn những đề tài chị phải viết để có tiền nhuận bút, những dự án ''chống phản động'' em phải tham gia, những gương mặt phản động em phải gặp? Bao giờ cái thế giới của chúng ta được thanh bình, hay là bình thường hóa, để không còn vô vàn hình ảnh đen tối loang loáng trong đầu mỗi ngày đêm: an ninh quốc gia, phản động, dư luận viên, thế lực thù địch, chống phá...?

Bao giờ em có thể cầm cuốn hộ chiếu của em ra nước ngoài, đến Mỹ và châu Âu, để nhìn những dòng sông lững lờ trôi, với đàn thiên nga như rắc hoa trắng trên mặt nước?

Điều làm chị xót xa hơn cả khi nghĩ về em, là trong những đêm năm xưa em đi bắt cướp, hay trong những lần em phải bỏ chồng con ở nhà để đi làm việc ngoài giờ, để đấu tranh với bọn phản động, và chẳng bao giờ có hy vọng đi sang Mỹ hay châu Âu, thì vẫn có những vị tướng công an đi nước ngoài như đi chợ, thậm chí còn dư tiền tậu nhà cửa, xe hơi ở Mỹ. Con cái họ được du học tại trường xịn, tương lai được đảm bảo. Nếu họ có lo gì, chắc chỉ là phải lo làm sao cho chế độ ăn uống của họ được ''healthy'', nghĩa là ăn sạch uống sạch, đầy đủ chất, không gây tiểu đường, ung thư, xơ gan, suy thận... Kể ra điều này cũng hơi khó thực hiện ở nước ta, nhưng biết đâu đấy, có khi bọn mình quen tư duy kiểu dân nghèo nên tưởng thế thôi, chứ nhiều tiền thì mua tiên cũng được, kể cả mua sừng tê giác, vây cá mập, tay gấu ở Việt Nam.

Một góc thư viện công ở New York.

Bây giờ, viết đến những dòng này, chị cũng lại cảm thấy lo sợ: Biết đâu lá thư này của chị lại sẽ làm hại em? Có thể đồng nghiệp, rồi cấp trên của em, sẽ đánh giá em là thân thiết với ''con phản động'' quá, sơ hở quá, mất cảnh giác quá.

Nhưng chị hy vọng họ sẽ hiểu đây là những suy nghĩ thật lòng của chị, và nếu họ ''xử lý'', nhắc nhở hay có lời này nọ về em chỉ vì em là người được chị gửi lá thư này, thì chị thấy họ không có tư cách để làm đồng nghiệp hay cấp trên của em. Tuy nhiên, chị tin là họ không ngu ngốc như thế.

Chị mong sớm gặp lại em, em yêu mến.

Đoan Trang - Thư gửi một nhân viên an ninh (2)

Những người đi biểu tình ở Hà Nội, không biết có để ý đến ngày 5/8/2012? Đó là ngày đầu tiên lực lượng “chống phản động” (bao gồm cả an ninh, công an và dân phòng) có sáng kiến bắt người biểu tình, gom về trại lưu trú, tức trung tâm phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ngoại thành Hà Nội.

Riêng tôi, tôi rất nhớ 5/8/2012 là một ngày hè nóng bức, nắng vàng ong ong và mọi người – cả công an lẫn người bị bắt, lẫn những người đứng chờ ngoài cổng trại – đều nhễ nhại mồ hôi. Và tôi rất nhớ ánh mắt mệt mỏi của một anh công an trẻ, ngồi ở một góc phòng hỏi cung, trong lúc “đám biểu tình” đang bị “làm việc” đồng loạt. Khi buổi thẩm vấn tập thể kết thúc, căn phòng trở lại yên ắng. Nắng chiều đổ vào chỗ anh ta ngồi, nóng gay gắt. Anh bỏ mũ xuống cái bàn trước mặt, gục xuống một lúc rồi lại ngồi thẳng lên, ngáp dài, đôi mắt đỏ ngầu thiếu ngủ.

- Anh có mệt lắm không? – Tôi hỏi.

- Mệt mỏi lắm chị Trang ơi! Đấy chị xem, tuần nào cũng thế này. Tuần nào mấy người cũng đi biểu tình. Mà có thấy thằng Trung Quốc nào đâu cơ chứ…

Tôi cũng chỉ biết mỉm cười. Thật khó nói để anh hiểu, rằng việc người dân biểu tình ôn hòa chống những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông là việc làm tốt, thể hiện lòng yêu nước, chính kiến của người dân, hình thành một mặt trận ngoại giao nhân dân, cùng với nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngay kể cả nó không có mục đích ấy, hoặc không đạt được mục đích ấy đi chăng nữa, thì biểu tình, tự do tập hợp và biểu đạt chính kiến, vẫn là quyền tự do căn bản của công dân; và nhiệm vụ của lực lượng công an là phải bảo vệ biểu tình chứ không phải là đánh đập, bắt bớ người biểu tình, rồi còn có các biện pháp “đánh nguội” sau đó như đe dọa, miệt thị, bôi nhọ họ trên truyền thông.

Nhưng, nói sao anh hiểu? Suy cho cùng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia chính trị, v.v. của người dân là những khái niệm hoàn toàn xa lạ với anh và những công an viên như anh. Còn trước mắt là chuyện tuần nào anh cũng phải ra đường bêu nắng, chụp bắt và sau đó “làm việc” với những người mà cấp trên của anh (đại diện cho “Nhà nước”) luôn bảo là phản động, là Việt Tân trá hình, lợi dụng lòng yêu nước để gây rối trật tự công cộng và chống phá chế độ.

“Tuần nào cũng thế này!”. Nghĩa là chủ nhật tuần nào, anh cũng phải bỏ vợ con, gia đình ở nhà, lếch thếch ra đường đấu tranh với “bọn biểu tình”, trong cái nóng nực, trong sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Rồi phải bắt chúng lên xe buýt, đưa về đồn hoặc về trại phục hồi nhân phẩm, nghe chúng chửi mắng, rồi cũng không quyết định được gì cả, hơi một tí lại phải gọi điện báo cáo, chờ cấp trên cho chỉ thị…

Nghĩ như vậy, làm sao không thấy thương anh?



Nếu là người yêu nước đi biểu tình mà bị đối xử thế này, bạn có ôn hòa được không?

Truyền thống của ngành an ninh

Nhưng thành thực mà nói, lực lượng an ninh-công an Việt Nam có một đặc điểm kỳ lạ, là: Đối với họ, không hiểu sao, có muốn thương cũng không được.

Từ lâu nay ở Việt Nam, vẫn có một lực lượng đông đảo những người mà tôi gọi là “thành phần thứ ba” hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Đó là những người hiểu về các giá trị của dân chủ, hiểu rằng chính thể hiện nay của Việt Nam là một chính quyền tồi tệ, được lãnh đạo bởi một đảng độc tài tồi tệ. Nhưng họ hoàn toàn ngờ vực, không tin, thậm chí ghét bỏ những người đấu tranh cho dân chủ hay nói chung là “phong trào đối lập”, vì thấy phe đối lập có quá nhiều điều bất ổn. Một trong những điểm bất ổn là sự đối đầu gay gắt với lực lượng bảo vệ chế độ và bạ ai, bạ cái gì cũng chửi; ví dụ, gọi công an là “chó”, “lợn”, gọi đảng cộng sản là “bọn bán nước”, “tay sai Bắc Kinh”, v.v.

Nhưng có một điều khổ tâm cho phe đối lập, mà “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” không hiểu cho: Ấy là, với lực lượng an ninh, thật sự có muốn thương yêu, muốn nghĩ tốt về họ, muốn ôn hòa với họ, cũng rất khó. Xin lưu ý là điều này đặc biệt đúng với những cán bộ an ninh cấp cao, những đồng chí ngồi ở vị trí lãnh đạo và/hoặc tham mưu cho lãnh đạo. Chứ còn những người đã phải ra đường trực tiếp “đấu tranh với bọn phản động” thì là cấp thấp rồi, không hẳn đại diện cho bộ mặt của an ninh Việt Nam.

Dẫu ta có ôn hòa, lịch thiệp với họ, thì cũng chỉ được vài câu là lại thấy cái đặc thù công an Việt Nam ở họ bộc lộ: Lại là giọng khiêu khích, mỉa mai, châm chọc, kiểu: “Thế nào, đi biểu tình được bao nhiêu tiền”, “Bây giờ cho ra Hoàng Sa chiến đấu bảo vệ đất nước nhé”, “Được giải nhân quyền vui chứ hả, anh em bạn bè chúc mừng chưa”… Lại là giọng răn dạy, “định hướng”, tóm lại là muốn “quản lý” dân, coi dân như lũ ngu, không có thông tin, chẳng biết gì, chứ không thèm đối thoại, càng không cần nghe. Lại là giọng nói xấu, “dìm hàng”, bôi nhọ người thứ ba (vắng mặt):

- Lúc bắt đầu biểu tình, thấy H. hô hào to lắm. Đến lúc thấy công an đến, H. lại chạy ra một chỗ khuất giả vờ gọi điện thoại, hí hí… Bỏ mặc anh em, hí hí…

- Tay T. đó bọn tôi lạ gì. Trình độ văn hóa lớp 3, chữ không đầy cái lá mít mà viết lách gì.

- Bà đó làm ăn thua lỗ, mất tiền, sinh ra điên điên dở dở thế rồi đi biểu tình, rồi được bọn trên mạng nó bơm lên thôi. Khổ…

Trong mắt họ, đặc biệt là các cán bộ của ngành an ninh, dường như ngoài lãnh đạo Đảng, lãnh đạo ngành ra, chẳng còn ai là người tốt, phàm là dân thì ai cũng xấu xa, nhất là “phản động” thì còn xấu nữa. Người nào cũng bần tiện, lưu manh, ít hiểu biết, còn nếu có chút kiến thức hay bằng cấp thì lại là phường cơ hội, háo danh, hoặc hoang tưởng.

Nói về luật sư Trịnh Hội, người có bằng thạc sĩ luật nhân quyền ở ĐH Oxford, một tờ báo của ngành công an viết: “Đó là những danh xưng hão, nhiều kẻ học đòi nghe lớp lý lịch của Hội thì át vía chứ chẳng tài cán gì. Cái danh ấy có được chủ yếu cũng đến từ “ngoại” – như cái cách mà Hội làm ở hải ngoại, ấy là nấp dưới mác bố vợ Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống ngụy”. Than ôi, họ tưởng Oxford cũng giống như trường đại học ở Việt Nam, có thể nhận “chỉ đạo” từ ông Nguyễn Cao Kỳ, gửi gắm con cái vào học hay sao? Họ tưởng các đại học ở phương Tây đều giống như ĐH Kiến trúc TP.HCM, nơi Ban Giám hiệu “giật mình” khi biết “có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình” ư?

Khi tôi viết những dòng này, tôi biết rằng nếu có đọc được, họ sẽ lại ngay lập tức bật cái cơ chế tự động nói xấu và bôi nhọ người khác trong não của họ lên, để bảo rằng “Đoan Trang viết bài bênh vực cho quan thầy Trịnh Hội, ông chủ của Trang ở Việt Tân”. Nói sao để họ hiểu?

Quen lối suy nghĩ xấu xa về người dân, về xã hội, làm sao họ tin được trên đời này, có những người đi biểu tình thực sự vì yêu nước? Có những người bỏ công việc trị giá vài nghìn USD mỗi tháng để dấn thân vào con đường xây dựng xã hội dân sự, tạo nền móng cho một nền dân chủ bền vững ở Việt Nam trong tương lai? Làm sao họ hiểu được xã hội dân sự thực chất là gì, nhân quyền là gì, tự do-dân chủ là gì?

Đã thành một thứ truyền thống của ngành, đó là: An ninh Việt Nam không bao giờ nghĩ được cái gì tốt đẹp. Không bao giờ.



Anh ấy du học ở một nước phương Tây.

Và anh ấy được báo chí quốc doanh ca ngợi là "đi lên bằng chính đôi chân mình".

Ai cần tình thương yêu?

Điều khủng khiếp mà tôi nhận ra trong quá trình cố gắng tìm hiểu lực lượng an ninh và thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là: Chính quyền công an trị ở Việt Nam không cần người dân yêu thương họ, mà thật ra cũng không cần người dân thương yêu ai cả. Đối với chính quyền, tốt nhất là dân chúng Việt Nam đừng yêu thương ai/cái gì hết, kể cả yêu Đảng Cộng sản, bởi vì yêu Đảng rồi lại ý kiến ý cò, đòi Đảng phải cải cách, phải đổi mới, phải làm cái nọ cái kia để xứng đáng với tình yêu ấy, phức tạp lắm, mệt lắm.

Bản thân lực lượng an ninh cũng có nhiệm vụ khiêu khích, chọc ngoáy, cốt làm sao cho các gương mặt đối lập “nổi điên” lên, phản ứng lại, mà tất nhiên là chẳng làm gì được, rồi thành ra ức chế, bí bức và rốt cục là sống trong thù hằn. Nói cách khác, chính quyền chỉ sợ các nhà đấu tranh trở thành những nhân cách lớn, tràn đầy tình yêu thương, cao thượng, thu hút quần chúng; chứ sợ gì những kẻ hằn học, bất mãn, thất bại.

Dân ghét Đảng ư? Tốt, không cần dân yêu, chỉ cần nghe lời – tức là chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng – là được.

Dân ghét “phong trào dân chủ”, “lực lượng đối lập” ư? Quá tốt.

Dân ghét nhau ư? Càng tốt, để khỏi “chung tay xây dựng xã hội dân sự”, khỏi thành lập những “No-U xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ quốc”, “Cơm có thịt”, “Hội bầu bí tương thân”, v.v.

Cái khó đối với chúng ta bây giờ, là phải làm gì trong một xã hội có một chính quyền và một lực lượng an ninh chỉ chăm chăm gieo rắc những suy nghĩ xấu xa và lòng thù hận như thế? Mà chúng ta thì không phải là thánh để có thể đem yêu thương đối đãi hận thù…

Bài liên quan: Thư gửi một nhân viên an ninh
 
Đoan Trang
 
(Blog Đoan Trang)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm