Cõi Người Ta
Tiệm Nail trước Những Vụ Kiểm Toán của Cơ Quan Lao Động
* Tom Huỳnh, J.D.
T.Huynh@1stcounsel.com
Từ năm 2012 vừa qua, Bộ Lao Động liên bang Hoa Kỳ đã phát động chiến dịch mở những cuộc kiểm tra không báo trước nhắm vào tiệm Nail trên nước Mỹ, và chọn vùng Seattle của tiểu bang Washington làm nơi xuất phát. Cùng lúc đó, dựa vào thỏa thuận ký kết với Bộ Lao Động liên bang, cơ quan phụ trách vấn đề lao động tại các tiểu bang cũng đã gia tăng kiểm tra và kiểm toán tiệm Nail nhằm mục đích bảo đảm việc thi hành những quy định của Đạo luật Tiêu Chuẩn Lao Động Công Bằng (FLSA), và cũng để truy thâu các khoản thuế liên quan đến vấn đề thuê mướn nhân viên. Qua những vụ kiểm toán của cơ quan lao động như vừa kể trên, rất nhiều tiệm Nail do người Việt làm chủ ở khắp các tiểu bang đã bị phạt vạ khá nặng nề vì vi phạm luật FLSA, hoặc vì đã không trả đủ các khoản thuế khi có thuê nhân viên. Tin tức về sự kiện này đang gây rúng động trong giới chủ tiệm Nail người Việt ở Mỹ mà hầu hết vẫn may mắn làm ăn suôn sẻ không bị kiểm toán hay phạt vạ trong suốt bao năm qua.
Theo sự tìm hiểu và thăm dò của chúng tôi thì tiệm Nail bị kiểm toán và phạt vạ gần đây thường là những tiệm có hơn 4 hay 5 người thợ Nail làm việc full-time hoặc part-time, nhưng có những tiệm làm theo lối gia đình với vài ba người thợ cũng vẫn là đối tượng kiểm toán và bị phạt bởi cơ quan lao động. Số tiền phạt do cơ quan lao động ấn định có thể lên đến hàng chục ngàn Mỹ kim hoặc nhiều hơn nữa, tùy theo khung thời gian bị kiểm toán và tổng số vi phạm được tìm thấy. Và khi quyết định phạt đã trở thành chung cuộc, tiểu bang sẽ áp đặt quyền cầm giữ (State Tax Lien) trên chủ quyền mọi thứ tài sản cá nhân của chủ tiệm Nail cho đến khi thâu đủ các khoản tiền phạt cộng với lãi xuất.
Thật ra thì đạo luật FLSA đã có từ năm 1938. Mọi doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nếu có thuê mướn công nhân viên đều bị chi phối bởi luật FLSA, đồng thời phải đóng các khoản thuế liên hệ. Tiệm Nail của người Việt bị phạt vạ gần đây là bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng chính yếu là vì giới chủ tiệm bấy lâu nay rất ít khi bị các cơ quan lao động hỏi thăm nên chỉ lo làm giàu, chẳng mấy ai quan tâm tìm hiểu để áp dụng đúng đắn các quy định của luật lệ hiện hành. Hầu hết đều suy nghĩ đơn giản rằng tiệm mình cũng làm giống như bao nhiêu tiệm khác, ai sao mình vậy có gì mà phải bận tâm? Nhiều chủ tiệm vốn may mắn chưa gặp rắc rối với cơ quan lao động, gần đây cũng cảm thấy lo lắng khi biết nhiều tiệm Nail khắp nơi đã bị phạt vì phạm luật, nhưng vẫn không chịu tìm hiểu luật lệ mà cứ phó mặc cho sự may rủi, đến khi bị phạt rồi hối tiếc thì đã quá muộn. Mặt khác lại có những chủ tiệm Nail tự diễn giải luật lệ theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, hoặc nghe theo chỉ dẫn của người không am tường các luật lệ phức tạp, rồi cứ thế mà tự cho rằng mình đã hiểu rõ và làm đúng luật. Nhiều chủ tiệm trong số này khi bị kiểm toán và bị phạt, vẫn không biết vì sao mình lại bị phạt? Ngoài ra, thành kiến không mấy tốt đẹp của nhiều thành phần trong xã hội Hoa Kỳ đối với người Việt làm nghề Nail cũng phải được xem là một nguyên nhân thầm lặng khiến cho tiệm Nail của người Việt trở thành mục tiêu của một số trường hợp kiểm toán và phạt vạ bừa bãi trong thời gian gần đây. Nhưng bất luận vì lý do gì mà một tiệm Nail bị kiểm toán và phạt vạ bởi cơ quan lao động, và bất kể là có thật sự đã phạm luật hay không, luật pháp Hoa Kỳ vẫn dành cho người chủ tiệm đó những quyền về mặt pháp lý mà cơ quan lao động bắt buộc phải tuyệt đối tôn trọng.
Quyền pháp lý của tiệm Nail khi bị kiểm toán bởi cơ quan lao động
Trong thời gian qua, vì không hiểu rõ những quyền pháp lý của mình, hầu hết chủ tiệm Nail sau khi bị phạt thường nghĩ rằng phải chịu vậy mà đóng phạt, rồi nếu số tiền phạt quá nhiều thì cơ quan lao động cũng sẵn sàng cho trả góp dài hạn. Tiếc thay, quan niệm sai lầm và mang tánh tiêu cực này có thể đã là nguyên nhân tạo ra sự lạm quyền từ một vài viên chức phụ trách phần vụ kiểm toán của cơ quan lao động vốn có sẵn thành kiến không đẹp với nghề Nail của người gốc Việt. Cụ thể là gần đây tại miền Nam California có trường hợp kiểm toán viên của cơ quan lao động EDD sau khi phỏng vấn người chủ của một tiệm Nail chỉ có vài thợ làm việc part-time và xem qua ít giấy tờ của tiệm này, đã ra quyết định chính thức ấn định số tiền phạt vạ trên ba chục ngàn Mỹ kim, không cho chủ tiệm thời gian và cơ hội được thảo luận chi tiết của vụ kiểm toán với viên chức giám sát theo đúng quy định của EDD.
Tu Chính Án thứ 5 và thứ 14 của Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm rằng chánh quyền liên bang và tiểu bang không thể lấy đi sự sống, tự do hoặc tài sản của một người mà không theo đúng các thủ tục pháp lý (Due Process of Law). Và dựa trên hiến pháp Hoa Kỳ cũng như hiến pháp của mọi tiểu bang, cơ quan công quyền khắp nước Mỹ bắt buộc phải đề ra và tuân theo những quy định nhằm tôn trọng quyền được hưởng các thủ tục pháp lý của người dân khi bị cơ quan này phạt vạ có thể ảnh hưởng đến sự sống, tự do hay tài sản của người đó.
Quyền “Due Process of Law” cũng được áp dụng cho người chủ tiệm Nail trong trường hợp bị cơ quan lao động phạt vạ sau khi kiểm toán. Điều này có nghĩa rằng cơ quan lao động không thể tùy tiện áp đặt các khoản tiền phạt sau khi kiểm toán tiệm Nail. Trái lại, trước khi cơ quan lao động chính thức ra quyết định phạt đối với tiệm Nail, người chủ tiệm Nail đó ít nhất cũng phải có quyền được sự kiểm toán công bằng, quyền được phản đối quyết định của kiểm toán viên, và quyền được trình bày hoặc bổ túc những thông tin hay dữ kiện và gọi nhân chứng cần thiết. Với quyền “Due Process of Law,” chủ tiệm Nail ngay sau khi bị phạt có quyền trực tiếp hoặc đề cử người đại diện về mặt pháp lý có khả năng chuyên môn để tiếp xúc ngay với kiểm toán viên và viên chức giám sát của cơ quan lao động, hầu có được sự giải thích cụ thể về nguyên nhân và cơ sở pháp lý của quyết định phạt, hoặc để phản đối hay yêu cầu điều chỉnh số tiền phạt sao cho hợp lý. Nếu không đồng ý với quyết định phạt của cơ quan lao động do kiểm toán viên đưa ra, chủ tiệm Nail có quyền làm thủ tục kháng cáo trong thời hạn luật định và qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thủ tục kháng cáo thường đòi hỏi phải có sự trợ giúp của người am tường các quy luật và điều lệ của cơ quan lao động. Nhưng khi chủ tiệm Nail kháng cáo và chứng minh được rằng quyết định phạt của cơ quan lao động là không có cơ sở pháp lý, quyết định đó sẽ bị hũy bỏ hoặc điều chỉnh lại cho đúng luật. Nếu sử dụng quyền kháng cáo, chủ tiệm Nail chỉ buộc phải trả, và cơ quan lao động chỉ có thể truy thâu tiền phạt, sau khi có phán quyết chung cuộc xác định có sự vi phạm và công nhận quyết định phạt vạ của cơ quan lao động là có đủ căn bản pháp lý.
Phải làm sao để tồn tại?
Trước những cuộc kiểm tra khá ồ ạt của cơ quan lao động nhắm vào tiệm Nail đang diễn ra khắp Hoa Kỳ, tiệm Nail nếu muốn tồn tại thì bắt buộc phải chấp nhận lối làm ăn theo dòng chính của xã hội Mỹ bằng cách tìm hiểu rõ ràng những luật lệ lao động và thuế vụ đang chi phối nghề Nail, đồng thời áp dụng đúng đắn các luật này. Không nên vì lợi nhuận trước mắt để rồi phải chịu những hệ lụy rất đáng tiếc. Cũng cần biết rằng hiện nay cơ quan lao động của các tiểu bang đều có thỏa thuận trao đổi thông tin với sở thuế liên bang IRS, và kết quả kiểm toán của các tiệm Nail luôn được cơ quan lao động thông báo đầy đủ đến IRS. Vì vậy, tiệm Nail sau khi bị kiểm toán và phạt vạ bởi cơ quan lao động, cũng sẽ có thể trở thành đối tượng bị kiểm toán trong vấn đề thuế vụ bởi sở thuế IRS.
Ngoài ra, tin tức nhận được gần đây cho biết đã xảy ra trường hợp lạm quyền của một số kiểm toán viên cơ quan lao động tại nhiều tiểu bang trong tiến trình kiểm toán các tiệm Nail do người Việt làm chủ. Sự kiện đáng buồn này bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp, cộng với tánh thụ động của giới chủ tiệm Nail gốc Việt, và sẽ có cơ trở thành một tiền lệ khiến nhiều tiệm Nail của người Việt có thể phải chịu sự bất công oan ức trong các vụ kiểm toán của cơ quan lao động đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Vì vậy, để tránh bị áp đặt những khoản phạt vạ thiếu sự vô tư hay thậm chí là không đủ căn bản pháp lý, chủ tiệm Nail ngoài việc tìm hiểu và áp dụng luật lệ lao động một cách đúng đắn, cũng cần phải sẵn sàng thực thi các quyền về mặt pháp lý của mình trong trường hợp bị kiểm toán và phạt vạ không công bằng bởi cơ quan lao động.
Cần thêm thông tin, có thể liên lạc với Tiến Sĩ Luật Khoa Tom Huỳnh qua điện thoại số (949) 943-4396.
Tác giả gửi HNPD
Bàn ra tán vào (0)
Tiệm Nail trước Những Vụ Kiểm Toán của Cơ Quan Lao Động
* Tom Huỳnh, J.D.
T.Huynh@1stcounsel.com
Từ năm 2012 vừa qua, Bộ Lao Động liên bang Hoa Kỳ đã phát động chiến dịch mở những cuộc kiểm tra không báo trước nhắm vào tiệm Nail trên nước Mỹ, và chọn vùng Seattle của tiểu bang Washington làm nơi xuất phát. Cùng lúc đó, dựa vào thỏa thuận ký kết với Bộ Lao Động liên bang, cơ quan phụ trách vấn đề lao động tại các tiểu bang cũng đã gia tăng kiểm tra và kiểm toán tiệm Nail nhằm mục đích bảo đảm việc thi hành những quy định của Đạo luật Tiêu Chuẩn Lao Động Công Bằng (FLSA), và cũng để truy thâu các khoản thuế liên quan đến vấn đề thuê mướn nhân viên. Qua những vụ kiểm toán của cơ quan lao động như vừa kể trên, rất nhiều tiệm Nail do người Việt làm chủ ở khắp các tiểu bang đã bị phạt vạ khá nặng nề vì vi phạm luật FLSA, hoặc vì đã không trả đủ các khoản thuế khi có thuê nhân viên. Tin tức về sự kiện này đang gây rúng động trong giới chủ tiệm Nail người Việt ở Mỹ mà hầu hết vẫn may mắn làm ăn suôn sẻ không bị kiểm toán hay phạt vạ trong suốt bao năm qua.
Theo sự tìm hiểu và thăm dò của chúng tôi thì tiệm Nail bị kiểm toán và phạt vạ gần đây thường là những tiệm có hơn 4 hay 5 người thợ Nail làm việc full-time hoặc part-time, nhưng có những tiệm làm theo lối gia đình với vài ba người thợ cũng vẫn là đối tượng kiểm toán và bị phạt bởi cơ quan lao động. Số tiền phạt do cơ quan lao động ấn định có thể lên đến hàng chục ngàn Mỹ kim hoặc nhiều hơn nữa, tùy theo khung thời gian bị kiểm toán và tổng số vi phạm được tìm thấy. Và khi quyết định phạt đã trở thành chung cuộc, tiểu bang sẽ áp đặt quyền cầm giữ (State Tax Lien) trên chủ quyền mọi thứ tài sản cá nhân của chủ tiệm Nail cho đến khi thâu đủ các khoản tiền phạt cộng với lãi xuất.
Thật ra thì đạo luật FLSA đã có từ năm 1938. Mọi doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nếu có thuê mướn công nhân viên đều bị chi phối bởi luật FLSA, đồng thời phải đóng các khoản thuế liên hệ. Tiệm Nail của người Việt bị phạt vạ gần đây là bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng chính yếu là vì giới chủ tiệm bấy lâu nay rất ít khi bị các cơ quan lao động hỏi thăm nên chỉ lo làm giàu, chẳng mấy ai quan tâm tìm hiểu để áp dụng đúng đắn các quy định của luật lệ hiện hành. Hầu hết đều suy nghĩ đơn giản rằng tiệm mình cũng làm giống như bao nhiêu tiệm khác, ai sao mình vậy có gì mà phải bận tâm? Nhiều chủ tiệm vốn may mắn chưa gặp rắc rối với cơ quan lao động, gần đây cũng cảm thấy lo lắng khi biết nhiều tiệm Nail khắp nơi đã bị phạt vì phạm luật, nhưng vẫn không chịu tìm hiểu luật lệ mà cứ phó mặc cho sự may rủi, đến khi bị phạt rồi hối tiếc thì đã quá muộn. Mặt khác lại có những chủ tiệm Nail tự diễn giải luật lệ theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, hoặc nghe theo chỉ dẫn của người không am tường các luật lệ phức tạp, rồi cứ thế mà tự cho rằng mình đã hiểu rõ và làm đúng luật. Nhiều chủ tiệm trong số này khi bị kiểm toán và bị phạt, vẫn không biết vì sao mình lại bị phạt? Ngoài ra, thành kiến không mấy tốt đẹp của nhiều thành phần trong xã hội Hoa Kỳ đối với người Việt làm nghề Nail cũng phải được xem là một nguyên nhân thầm lặng khiến cho tiệm Nail của người Việt trở thành mục tiêu của một số trường hợp kiểm toán và phạt vạ bừa bãi trong thời gian gần đây. Nhưng bất luận vì lý do gì mà một tiệm Nail bị kiểm toán và phạt vạ bởi cơ quan lao động, và bất kể là có thật sự đã phạm luật hay không, luật pháp Hoa Kỳ vẫn dành cho người chủ tiệm đó những quyền về mặt pháp lý mà cơ quan lao động bắt buộc phải tuyệt đối tôn trọng.
Quyền pháp lý của tiệm Nail khi bị kiểm toán bởi cơ quan lao động
Trong thời gian qua, vì không hiểu rõ những quyền pháp lý của mình, hầu hết chủ tiệm Nail sau khi bị phạt thường nghĩ rằng phải chịu vậy mà đóng phạt, rồi nếu số tiền phạt quá nhiều thì cơ quan lao động cũng sẵn sàng cho trả góp dài hạn. Tiếc thay, quan niệm sai lầm và mang tánh tiêu cực này có thể đã là nguyên nhân tạo ra sự lạm quyền từ một vài viên chức phụ trách phần vụ kiểm toán của cơ quan lao động vốn có sẵn thành kiến không đẹp với nghề Nail của người gốc Việt. Cụ thể là gần đây tại miền Nam California có trường hợp kiểm toán viên của cơ quan lao động EDD sau khi phỏng vấn người chủ của một tiệm Nail chỉ có vài thợ làm việc part-time và xem qua ít giấy tờ của tiệm này, đã ra quyết định chính thức ấn định số tiền phạt vạ trên ba chục ngàn Mỹ kim, không cho chủ tiệm thời gian và cơ hội được thảo luận chi tiết của vụ kiểm toán với viên chức giám sát theo đúng quy định của EDD.
Tu Chính Án thứ 5 và thứ 14 của Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm rằng chánh quyền liên bang và tiểu bang không thể lấy đi sự sống, tự do hoặc tài sản của một người mà không theo đúng các thủ tục pháp lý (Due Process of Law). Và dựa trên hiến pháp Hoa Kỳ cũng như hiến pháp của mọi tiểu bang, cơ quan công quyền khắp nước Mỹ bắt buộc phải đề ra và tuân theo những quy định nhằm tôn trọng quyền được hưởng các thủ tục pháp lý của người dân khi bị cơ quan này phạt vạ có thể ảnh hưởng đến sự sống, tự do hay tài sản của người đó.
Quyền “Due Process of Law” cũng được áp dụng cho người chủ tiệm Nail trong trường hợp bị cơ quan lao động phạt vạ sau khi kiểm toán. Điều này có nghĩa rằng cơ quan lao động không thể tùy tiện áp đặt các khoản tiền phạt sau khi kiểm toán tiệm Nail. Trái lại, trước khi cơ quan lao động chính thức ra quyết định phạt đối với tiệm Nail, người chủ tiệm Nail đó ít nhất cũng phải có quyền được sự kiểm toán công bằng, quyền được phản đối quyết định của kiểm toán viên, và quyền được trình bày hoặc bổ túc những thông tin hay dữ kiện và gọi nhân chứng cần thiết. Với quyền “Due Process of Law,” chủ tiệm Nail ngay sau khi bị phạt có quyền trực tiếp hoặc đề cử người đại diện về mặt pháp lý có khả năng chuyên môn để tiếp xúc ngay với kiểm toán viên và viên chức giám sát của cơ quan lao động, hầu có được sự giải thích cụ thể về nguyên nhân và cơ sở pháp lý của quyết định phạt, hoặc để phản đối hay yêu cầu điều chỉnh số tiền phạt sao cho hợp lý. Nếu không đồng ý với quyết định phạt của cơ quan lao động do kiểm toán viên đưa ra, chủ tiệm Nail có quyền làm thủ tục kháng cáo trong thời hạn luật định và qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thủ tục kháng cáo thường đòi hỏi phải có sự trợ giúp của người am tường các quy luật và điều lệ của cơ quan lao động. Nhưng khi chủ tiệm Nail kháng cáo và chứng minh được rằng quyết định phạt của cơ quan lao động là không có cơ sở pháp lý, quyết định đó sẽ bị hũy bỏ hoặc điều chỉnh lại cho đúng luật. Nếu sử dụng quyền kháng cáo, chủ tiệm Nail chỉ buộc phải trả, và cơ quan lao động chỉ có thể truy thâu tiền phạt, sau khi có phán quyết chung cuộc xác định có sự vi phạm và công nhận quyết định phạt vạ của cơ quan lao động là có đủ căn bản pháp lý.
Phải làm sao để tồn tại?
Trước những cuộc kiểm tra khá ồ ạt của cơ quan lao động nhắm vào tiệm Nail đang diễn ra khắp Hoa Kỳ, tiệm Nail nếu muốn tồn tại thì bắt buộc phải chấp nhận lối làm ăn theo dòng chính của xã hội Mỹ bằng cách tìm hiểu rõ ràng những luật lệ lao động và thuế vụ đang chi phối nghề Nail, đồng thời áp dụng đúng đắn các luật này. Không nên vì lợi nhuận trước mắt để rồi phải chịu những hệ lụy rất đáng tiếc. Cũng cần biết rằng hiện nay cơ quan lao động của các tiểu bang đều có thỏa thuận trao đổi thông tin với sở thuế liên bang IRS, và kết quả kiểm toán của các tiệm Nail luôn được cơ quan lao động thông báo đầy đủ đến IRS. Vì vậy, tiệm Nail sau khi bị kiểm toán và phạt vạ bởi cơ quan lao động, cũng sẽ có thể trở thành đối tượng bị kiểm toán trong vấn đề thuế vụ bởi sở thuế IRS.
Ngoài ra, tin tức nhận được gần đây cho biết đã xảy ra trường hợp lạm quyền của một số kiểm toán viên cơ quan lao động tại nhiều tiểu bang trong tiến trình kiểm toán các tiệm Nail do người Việt làm chủ. Sự kiện đáng buồn này bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp, cộng với tánh thụ động của giới chủ tiệm Nail gốc Việt, và sẽ có cơ trở thành một tiền lệ khiến nhiều tiệm Nail của người Việt có thể phải chịu sự bất công oan ức trong các vụ kiểm toán của cơ quan lao động đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Vì vậy, để tránh bị áp đặt những khoản phạt vạ thiếu sự vô tư hay thậm chí là không đủ căn bản pháp lý, chủ tiệm Nail ngoài việc tìm hiểu và áp dụng luật lệ lao động một cách đúng đắn, cũng cần phải sẵn sàng thực thi các quyền về mặt pháp lý của mình trong trường hợp bị kiểm toán và phạt vạ không công bằng bởi cơ quan lao động.
Cần thêm thông tin, có thể liên lạc với Tiến Sĩ Luật Khoa Tom Huỳnh qua điện thoại số (949) 943-4396.
Tác giả gửi HNPD