Đoạn Đường Chiến Binh

Tiễn Anh Đi - Đồi Bắc

Từ ngày quen Trang, Hoàng đều đón Trang đi chuyến tàu sớm nhất rời Biên Hòa mỗi tuần. Cả hai thường gặp nhau mỗi thứ Bẩy, Chủ Nhật, trừ phi Trang bận việc nhà.

(Chuyện bắt đầu đời binh nghiệp của một sinh viên MPC. Tên trong truyện không là tên thật, mọi sự trùng hợp ngoài ý tác giả.)

Tiếng còi xe lửa vừa kéo một hồi dài, Hoàng không cần nhìn, cũng biết chuyến tàu chợ buổi sáng đã tới đường Lê Lai, sắp vào ga Sai Gon. Hoàng đã quen, những tiếng còi: xin đường, vào ga, hoặc rời ga từ lâu. Từ ngày quen Trang, Hoàng đều đón Trang đi chuyến tàu sớm nhất rời Biên Hòa mỗi tuần. Cả hai thường gặp nhau mỗi thứ Bẩy, Chủ Nhật, trừ phi Trang bận việc nhà. Nhiều người xa lạ, chưa quen những chuyến tàu xuôi ngược, hành khách lên xuống nhộn nhịp, sẽ bỡ ngỡ, sợ lạc, sợ lên lộn tàu. Đối với Hoàng, chuyện đó không thể xảy ra. Đón người thân đã thành một niềm vui đối với chàng vì cá tính tính tò mò hay quan sát, tìm hiểu của Hoàng. Nhờ thế, Hoàng biết rất nhiều chuyện xoay quanh những chuyến tàu, đặc biệt tàu chợ (gọi thay cho tàu địa phương).

Hoàng không vội vã rời chỗ đang đứng gần mấy quán góc đường Lê Thánh Tôn, vì chàng biế chỉ một chút sau, chiếc đầu tàu sẽ ló ra khỏi chỗ khuất và từ từ vào ga. Người chờ đợi bắt đầu di chuyển nhộn nhịp, khách bắt đầu lên xuống, chẳng có thứ tự nào. Nhiều người đi Thủ Đức, Dĩ An, cố chen lấn để ngồi trên những hàng ghế gỗ, mà trên sàn xe còn đầy rẫy rác của khách hàng chuyến trước. Khách hàng đi xe hàng ngày cũng quen dần cái cảnh chen chúc. Chỉ sau vài phút, người lên, kẻ xuống đã yên, thì những người bán hàng rong bắt đầu đi từ toa này sang toa kia rao bán hàng. Thôi thì đủ loại, thuốc lá, trái cây, bánh kẹo... Những người bán hàng loại này theo từng chặng. Một nhóm lên ga Sài Gòn, bán cho tới ga Bình Triệu, thì xuống. Đợt người bán khác lại lên, bán tới ga Biên Hòa lại xuống. Họ chờ chuyến tàu trở lại, bắt đầu bán.

Người bán hàng rong cũng có quy luật và giang sơn của riêng. Với những người bán nước uống thì họ dùng danh từ “đổ nước”. Thật hay vì ai cũng hiểu “bán nước” là hành động xấu xa, ngay cả những người lao động binh thường kiếm cơm từng bữa còn biết tránh. Khu vực buôn bán của họ là giang sơn của họ. Họ không thể xâm chiếm khu vực khác, cũng như sẵn sàng bảo vệ khu vực của mình. Họ gọi nó là “Khu Giang” Họ hiểu giới hạn khu giang, khu ai được bán, và ai phải xuống . Một luật của giới giang hồ, ai cũng phải biết. Họ chia vùng để cùng sống. Xâm phạm khu giang là hành động nguy hiểm, nhẹ nhàng nhất là đổ nguyên những món hàng người đang bán, nặng hơn có thể bị đánh hội đồng, và chỉ còn cách bỏ nghề bán trên xe lửa.

Hoàng quen Trang từ những ngày học đệ nhị và đệ nhất tại Dalat. Trang, là cháu của thằng bạn thân, đặc biệt với giọng nói Sài Gòn. Trang sống ở Biên Hòa, cha mẹ vẫn còn, nhưng Trang lại sống cạnh bà ngoại. Hai đứa chỉ biết nhau qua thư từ và hình ảnh, cho đến khi thật sự gặp nhau khi Hoàng về học ở Sài Gòn. Trang thường xuyên lên xuống theo những chuyến tàu Biên Hòa, nhờ thế Hoàng trở thành quen thuộc với những chuyến tàu chạy ngang thành phố Sàigon, về ga cuối cùng gần chợ Bến Thành. Ga nằm sát cạnh chợ, gần nhiều đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, Lê Thánh Tôn. Cửa ga Sài Gòn nhìn ra đường Ngô Tùng Châu, Phan Chu Trinh, đoạn đường chuyên bán va li.

Ngăn chặn biểu tình tại Saigon, năm 1963Quen Trang là một ngẫu nhiên, Hoàng và Út, cậu của Trang cùng học một lớp. Khi Út trọ học tại Dalat, Hoàng thường sang nhà Út, học chung cho có bạn. Một hôm Út nhận được một cái thư từ Biên Hòa gởi lên, trong thư có hình một cô gái, áo dài trắng, đứng ngay bên bờ sông, cạnh một căn nhà, với dòng chữ, “Tặng cậu út, hình Trang chụp bên bến nước nhà ngoại”. Ngày đó, thường có mục bạn thư tín, mà nhiều người trong tuổi học trò thường hay tìm bạn để viết thư. Hoàng nói với Út muốn làm quen. Tưởng nói cho vui, ai ngờ, mùa hè năm đó, Út về thăm nhà, ghé Trang, và giới thiệu. Từ đó, Hoàng và Trang thường thư từ qua lại với nhau.

Đúng là thư từ, vì chỉ kể lăng nhăng, chuyện nơi mình ở, trường học ra sao. Những lá thư vậy là niềm vui với Hoàng. Vài tuần, không nhận được thư, Hoàng thấy thiêu thiếu chút gì. Nhiều khi Hoàng nhận được thư thật dầy, kèm theo một hai chiếc hình. Lần nào cũng vậy, mặt sau lá thư đều có dòng chữ “Đố anh, Trang đứng chỗ nào?“ Theo thời gian, khi hình lên tới cả chồng, Hoàng chỉ ra ngay vị trí Trang đang đứng.

Thời gian qua nhanh, Út và Hoàng cùng đậu Tú Tài 1. Như mọi lần, Út về Long Khánh nghỉ mấy tháng hè. Ngày nhập trường trở lại, không thấy Út, Hoàng buồn mất cả tuần. Một hôm đi học về, Hoàng nhận được lá thư của Út từ một KBC xa lạ. Hoàng vội vã bóc thư thì thấy một tấm hình của Út mặc quân phục sinh viên sĩ quan của trường Thủ Đức, với gù vai Alpha trên nền đen. À ra thế, Út đi lính. Hoàng bỗng nhớ bạn. Mới đây thôi hai đứa còn như hình với bóng, tuổi học trò, vô tư. Út tả sơ về đời lính, tất nhiên khác đời đi học. Hoàng say mê đọc thư mỗi khi nhận được. Tới đoạn tái bút, Út lúc nào cũng viết một vài câu về Trang, hoặc hỏi những câu bâng quơ về cô bé.

Nhận được cái đập nhẹ sau lưng, Hoàng không quay lại, cũng biết là Trang. Hôm nay, nàng không mặc áo dài, mà mặc chiếc quần may vừa vặn, một chiếc sơ mi có ren tay, trông mạnh và đẹp. Trang biết Hoàng nhìn, nhưng làm như không để ý, hỏi khẽ,

- Anh nhìn ai vậy?

- Mỗi lần em tới đều ngồi toa cuối dãy. Hoàng nói.

- Hôm nay xe nối thêm hai toa sau đuôi. Thành thử, tới đây, em dừng tuốt trên kia. Trang cười. Em thấy anh ngay khi còn trên tàu. Thương ôi là thương, anh lúc nào cũng đúng giờ, đúng hẹn, chỉ phải tội, không biết có nhiều hẹn, hay hẹn ai khác không. Chẳng gì cũng sinh viên đại học mà. Trông anh, ai mà nói học đại học, cùng lắm người ta cho anh học tới đệ nhị, đệ tam là hết rồi.

Trang giật nhẹ tay,

- Mới 10 giờ sáng, mình đi đâu anh?

Hoàng trả lời ngay,

- Mình vào vườn Tao Đàn. Anh mới nhận tiền của má gửi, nên hôm nay mình ăn sang một chút. Ăn xong trở ngược lại Pole Nord, rồi ra sông Sàigòn, cuối cùng mình đi xi-nê Casino, hôm nay có phim hay lắm.

Trang cười,

- Nghe anh nói, chưa gì đã muốn mỏi chân, và đổ mồ hôi rồi. Nàng vừa nói vừa nhìn xuống bộ quần áo.

Hoàng nịnh Trang,

- Em mặc nhẹ nhàng, đẹp ghê.

- Anh chỉ khéo nịnh.

Trang cười, rồi choàng tay lên vai Hoàng, quên cả mấy người qua lại. Trang chợt nhớ tới chiếc xe mới vào tuần tới,

- Em vừa được ba mẹ mau cho chiếc Velo. Em sẽ mang xe bỏ lên xe lửa, để hai đứa tha hồ đi.

Hoàng nghĩ tới vườn trái cây lớn thênh thang của ba má Trang, tại Biên Hòa. Khi được muà ba mẹ nàng có thể mua nhiếu thứ. Trang cầm tay Hoàng, theo thói quen, dung dăng như hai đứa trẻ con. Một chút sau, hai đứa tới quán bánh cuốn. Trang vừa ăn, vừa hít hà, khuôn mặt ửng hồng. Uống xong tách trà, Trang đề nghị - Hai đứa mình tới chiếc ghế dưới gốc cây bàng lớn kia ngồi một chút, hôm nay mình còn nhiều thì giờ mà.

Hoàng buồn cười, tuần nào gặp nhau, chương trình bắt đầu luôn dài, sau đó Trang cứ giảm lần lần, nhiều khi ngồi cả mấy giờ trong rạp hát hay dưới mấy chiếc ghế tại Sở Thú. Trang thường dựa đầu trên vai Hoàng, thủ thỉ nói chuyện, chẳng bao giờ thèm nhìn người qua lại, hay nhìn đồng hồ. Trang nói nhiều về chuyện về tương lai. Nhiều bữa lật đật, về ga vưà kịp chuyến tàu chót. Cũng may, nếu không kịp xe lửa, chạy qua Chợ Cũ, lên xe lam về Biên Hòa cũng được. Chuyến xe lam chót rời Saigon lúc 8 giờ tối, nên chẳng bao giờ Trang sợ.

Ngồi trên chiếc ghế, dưới gốc cây thật lớn, Trang duỗi hai bàn chân trắng muốt gác nhẹ trên chân Hoàng, rồi hỏi,

- Dạo này học hành ra sao, anh?

Hoàng nhỏ nhẹ,

- Hồi còn ở Trung Học, anh thấy học toán dễ dàng. Bây giờ lên đại học, nhất là MPC, anh mới thấy thật khó, em à.

Trang nhìn Hoàng,

- Khó anh cũng ráng nghe. Em không tin là khó đối với anh, vì anh thi đâu đậu đó. Mà học chứ phải đi chơi đâu, tất nhiên phải khó rồi. Em lúc nào cũng tin anh dư sức qua cầu.

Hoàng nhìn Trang cười. Cô bé thật yêu đời, mỗi lần nói chuyện, cô bé luôn vẽ một tương lai thật đẹp, thật hứa hẹn, thật dễ dàng, cứ như ru Hoàng trong giấc mộng.

- Ừ, rớt tại anh, còn đậu tại may mắn.

- Đậu tú tài xong, em cũng xin lên đây, thi vào sư phạm. Khi em xong túi tài, anh cũng sắp hết chương trình đại học. Vui biết mấy. Trang nói tiếp.

- Tất nhiên vui rồi, nhưng em không thấy, sinh viên biểu tình suốt ngày, trường học nay đóng cửa, mai đóng cửa, học hành chẳng được, bực mình ơi là bực. Anh ở xa tới, chỉ muốn học để có chút tương lai, nhưng xã hội thế này, biểu tình, chiến tranh, em thấy, mình thật khó yên như mình muốn.

Trang biết Hoàng suy nghĩ, cầm bàn tay Hoàng khẽ vuốt trên má mình, da cô bé mượt mà, ấm áp, rồi nói,

- Anh chưa tới tuổi phải đi lính mà, năm nào đậu, anh vẫn còn được ở lại trường. Một hay hai tuần, em xuống thăm anh rồi, tiếp tục học nghe anh. Mà bây giờ làm gì mới được chứ, chẳng lẽ anh về Dalat. Em không cho anh về lại Dà Lạt đâu. Về cũng học, ở cũng học, chi bằng cứ ở đây là xong.

Nghe Trang nói, Hoàng im lặng, lòng nặng trĩu. Từ khi Út bỏ ngang việc học hành đi Thủ Đức, rồi từ những ngày biểu tình, Hoàng như thấy mình thay đổi nhiều. Đã mấy lần Hoàng muốn nói cho Trang nghe ý mình muốn đi lính, nhưng đều bị nàng gạt đi.

- Em không muốn nghe chuyện lính tráng gì cả. Anh không phải bận tâm. Khi anh không còn cách nào khác, chẳng lựa với chọn được, nhưng lúc đó hãy hay.

Trang chợt nhắc tới Út,

- Em nhận được thư của cậu Út. Cậu ra trường Thủ Đức, đi Pháo Binh, anh biết Pháo Binh là gì không ?

Hoàng mù tịt,

- Anh cũng chẳng biết lính gì. Nghe nói Pháo Binh ở mãi đằng sau chiến trường để yểm trợ thôi, không phải lặn lội vào rừng như lính khác.

Trang lại bỏ lửng câu nói về Út,

- Thôi không nói tới lính nữa, anh lại mê ngay bây giờ. Vừa nói Trang vừa nói vừa nhìn Hoàng, rồi cười giả lả. Anh luôn mua khó khăn, sướng không muốn, muốn khổ. Tuần nào cũng có người yêu thăm. Vậy mà... Trang lại đột ngột đổi đề tài. Bây giờ mình đi đâu anh? Hay mình đi ngược lại ngã tư Hồng Thập Tự, lên xe bus đi Dakao vậy. Hôm nay mình ghé tiệm chè Hiển Khánh ở Dakao, rồi vào coi phim ở Casino Dakao cũng được. Trang cười dễ dãi. Đi đâu, miễn có anh là được.

Hoàng nhìn Trang, xuống giọng

- Đi lính được không?

Trang lấy tay bịt miệng Hoàng,

- Cấm anh không được nhắc tới lính tráng với em. Em không muốn anh xa em, không muốn anh xa Saigon

- Như vậy anh dọn lên Biên Hòa được không?

- Tất nhiên là được. Trang vui vẻ. Nếu anh muốn lên Biên Hòa, em lo cho. Trang khéo léo. Anh thì cái gì chẳng được, ham vui lắm, mai mốt thấy vui chỗ nào, xào chỗ đó, chắc em mệt lắm.

Hai đứa lững thững tới ngã tư Hồng Thập Tự, xe bus số 24 trờ tới, Khi xe chạy theo hướng Mạc Đỉnh Chi, vừa quẹo trái, Hoàng nắm tay Trang,

- Chuẩn bị xuống em.

Rạp bắt đầu chiếu phim tài liệu. Phần tin tức chiếu mấy đoạn học sinh biểu tình, rồi mấy cánh cửa trường kín mít, cũng lạ đúng ngay đại học Khoa Học, nơi Hoàng đang học. Hoàng nhắc khéo,

- Đó cưng thấy chưa, đi học làm sao, anh muốn lắm chứ, nhưng cứ cảnh này, ngày này qua ngày kia.

Trang im lặng, tay nắm bàn tay Hoàng, kéo lên ngực mình. Đoạn phim ngắn ngủi nhưng rất cần cho Hoàng vì có vậy Trang mới nhận ra thực tế, đâu phải muốn ngồi yên trong trường là học được. Trường học buồn thiu, lớp học không có sinh viên.

Hai đưa lên xe bus trở lại Sài Gòn. Chuyến tàu về Biên Hòa sắp chạy. Hoàng có thói quen, luôn ngồi với Trang, chờ chiếc xe ngang qua chợ Vườn Chuối, khi xe chạy thật chậm vì băng ngang đường xe hơi, lúc đó mới nhẩy xuống. Trang nhắc Hoàng,

- Thứ Bẩy, anh nhớ đón em nghe.

Hoàng nói bên tai,

- Tất nhiên rồi, không đón em, đón ai bây giờ. Cả tuần chỉ chờ có vậy mà không làm thì làm gì.

Trang cười sung sướng, kéo tay Hoàng, hai bàn tay trên ngực, nghe rõ tiếng thở phập phòng của lồng ngực. Trang nhắc,

- Anh chuẩn bị đi, xe tới chợ Vườn Chuối rồi.

Hoàng đã chuẩn bị, rút trong túi một cái thư, giúi vào tay cô bé. Nàbg ngạc nhiên, mắt mở to,

- Sao từ sáng tới giờ, anh không đưa em, mà đợi tới bây giờ? Có chuyện gì quan trọng, không anh?

Hoàng lắc đầu, hôn nhẹ lên trán Trang. Nàng không thể giữ Hoàng được nữa, tới chỗ chàng phải xuống rồi. Hoàng bước vội tới chỗ bực lên xuống, giữa hai toa tàu, hai tay cầm thành vịn, khẽ búng về phía sau xe, thật thành thạo, bàn chân chạm nhẹ xuống mặt đường nhựa. Trang chồm người ngó theo, tay còn cầm lá thư ngoắc ngoắc. Hoàng yên tâm, trong thư Hoàng viết cặn kẽ những gì mình muốn, dự định đi lính, đi Võ Bị. Không phải dễ dàng gì đối với Hoàng, khi phải quyết định một việc quan trọng vì xa Trang mà còn phải bỏ học. Trang nói đúng, “Anh chưa tới tuổi động viên, anh học giỏi, ráng mỗi năm, lên lớp, anh có thể ở Saigon tới khi lấy mảnh bằng cử nhân. Em chẳng biết anh nghĩ sao nữa. Đi lính khi không còn đường nữa, chứ ai lại lựa nghiệp lính, ai lại tình nguyện bao giờ.”

Ngày chủ nhật qua mau. Sáng thứ Hai, Hoàng cầm mấy quyển sách đi bộ tới trường vì gần nhà. Chàng đi dọc theo đường Hồng Thập Tự, ngang qua Cống Quỳnh, tới công trường có tượng Cảnh Sát, rẽ trái. Trường đại học mới xây, thật đẹp, nằm ngay trước mặt. Bước vào cổng, Hoàng thấy lác đác một số sinh viên, một số khác tụm năm, tụm ba, nói chuyện thời sự. Hoàng không nhập với những người này, mà gặp thằng bạn cùng học, vừa nói chuyện vừa bước vào giảng đường. Lớp học thưa thớt vì là ban toán MPC (Toán Lý Hoá), chỉ khó sau MG (Toán Đại Cương) mà thôi. Đại Học Khoa Học chỉ có một số sinh viên vừa phải, không giống những giảng đường Văn Khoa hay Luật Khoa, luôn đông nghẹt, thậm chí sinh viên phải đứng ở ngoài hành lang nghe giáo sư giảng bài qua máy phóng thanh. Lớp học qua mau, sau 3 giờ tại giảng đường, Hoàng bước vội ra ngoài, ngược đường buổi sáng, về nhà. Thứ Ba, thứ Tư vẫn như vậy, nhưng khi vừa về tới nhà, Hoàng nhận được thư của Trang do cháu gái đưa. Lá thư viết tối thứ hai, chắc Trang nôn nóng chờ thư trả lời lắm. Trong thư, Trang mở đầu thư bằng lời trách Hoàng,

“Em biết, trước sau gì, anh cũng theo đường anh chọn, tình yêu đối với anh đâu có gì quan trọng. Đoạn đường anh đi bên em mỗi tuần, mỗi chuyến tàu anh ngồi bên em chỉ là đoạn đường tạm bợ. Con tàu cuối cùng vẫn rời bến đậu, anh vẫn rời em. Em ở lại một mình, buồn vui chỉ một mình em chịu. Em suy nghĩ nhiều, không thể thay đổi anh. Tốt hơn hết, em phải theo anh, phải chiều anh. Em không muốn mất anh nhưng chắc chắn không chóng thì chầy, sẽ phải xa anh. Em phải tìm hiểu thêm về lính.

Ừ nhỉ, thư anh viết, “Có một chút thực tế. Đi lính không phải là lựa chọn tốt cho anh, nhưng chưa chắc không phải xấu, cũng chẳng là lỗi lầm, vì thiếu gì người thành công trong nghiệp lính.” Em biết trường Thủ Đức, vì khi cậu Út học, em có dịp thăm mấy lần. Mấy đứa bạn của em đều biết trường Hải Quân và Không Quân ở Nha Trang, nhưng chẳng ai biết trường Đà Lạt như anh viết trong thư.

Phượng, bạn em, có nhắc coi chừng anh có bạn mới ở Dalat, nên nói dối em đòi đi lính Đà Lạt, vì nó chẳng nghe ai nói tới bao giờ. Em nửa tin, nửa ngờ, nhưng em có nói là anh chẳng bao giờ nói dối với em. Phượng cười, nói em quá ngây thơ vì ai dại gì nói thật, nhất là nói thật chuyện bỏ em và theo người yêu mới. Đôi khi em lại tin nó, vì ai biết được. Hèn nào, mấy lần sau này, lúc nào anh cũng thấy không vui, như đang nghĩ chuyện gì...

Hoàng đọc thư, buồn cười, thầm nghĩ cô bé giàu tưởng tượng. Hoàng chỉ cần đưa Trang tới rạp Long Vân, đường Phan Thanh Giản hay rạp Nam Quang, ở Trần Quí Cáp là biết ngay, vì họ đang quảng cáo về trường Đa Lat. Hoàng chỉ sợ, Trang cứ nằng nặc, “Đừng nói chuyện lính tráng với em.“ Hoàng cảm thấy vui vui. Như vậy là chuyện bàn với Trang coi như xong. Chuyện nói với ba má Hoàng thì tính sau vì hai ông bà ở xa. Hơn nữa, mọi chuyện liên quan đến cuộc đời riêng của Hoàng đều do chàng định liệu. Hoàng còn nhiều thì giờ. Chuyện giấy tờ, Hoàng chỉ cần lên trung tâm nhập ngũ một ngày là yên. Nói như vậy, Hoàng vẫn tiếc những ngày đi học, những ngày ở trung học, bây giờ ở đại học, có lẽ là thời vàng son nhất của mọi người, chẳng riêng Hoàng hay Trang.

Sáng chủ nhật, như thường lệ, Hoàng tới ga Sài Gòn. Khi tầu gần tới, còi tàu vang lên từng hồi, khối người chờ đợi dưới sân ga bắt đầu nhốn nháo, nhưng Hoàng vẫn đứng tại cây trứng cá như thường lệ. Nhìn lên toa đang từ từ vào ga, thấy Trang chỉ về phiá trước, Hoàng chẳng hiểu ra sao, cũng đi ngược lại. Trang bước xuống, vẫn khuôn mặt rạng rỡ, nắm tay Hoàng,

- Anh tới toa hành lý, phụ em mang chiếc xe Velo, hai đứa mình hôm nay có xe mới rồi.

Hoàng phụ Trang đỡ chiếc xe xuống đất, Hoảng hỏi,

- Em làm sao mang lên được?

Trang cười, có anh ,

- Em nhờ phụ. Em chỉ cần chỉ chỏ là xong ngay, thiếu gì anh lịch sự trên đời.

Hoàng hiểu Trang nhờ mấy người khách giúp. Thế mới biết, đàn bà ai cũng có vũ khí, khi đi một mình. Chiếc xe màu đen bóng láng rời khỏi sàn tàu. Trang nói,

- Anh đi xe này rành rồi, em khỏi lo lắng gì, hôm nay anh muốn đi đâu thì đi.

Đã chuẩn bị, Hoàng nói nhỏ,

- Hôm nay mình vào sở thú. Với trời mùa này, ngồi dưới hàng ghế gần mấy cây cổ thụ, nói chuyện thì mát lạnh luôn.

Hoàng chở Trang vào quán cà phê đường Hai Bà Trưng, trước khi chạy vào sở thú. Sau khi kêu nước uống, cô bé hỏi liền,

- Anh nhận được thư em chưa, đọc kỹ chưa? Hiểu em nói gì không?

Hoàng lừng khừng trả lời, “Chưa“. Trang chúm chím,

- Sao lại chưa? Như vậy là anh nói láo em, chẳng có trường nào tên là Võ Bị ở Đà Lạt phải không?

Hoàng nhìn Trang,

- Em chưa biết, chưa nghe, không có nghĩa là chưa có, hay không có. Anh sẽ chứng minh cho em bằng hình ảnh đàng hoàng.

Trang bán tín bán nghi,

- Rõ ràng tụi bạn em, đứa nào cũng nói chưa nghe bao giờ.

- Thôi cô ơi, bạn cô chỉ loanh quanh ở Biên Hòa Saigon làm sao biết hết được.

Trang kéo Hoàng về phiá mình,

- Ừa, em ráng chờ. Hôm nay thôi đó, nếu không “đừng hòng đi đâu hết“.

Thật tình cờ, lời ca bản nhạc “Biệt Kinh Kỳ“do ca sĩ Duy Khánh hát nổi lên,trong tiếng loa thật lớn,

“Bạn ơi, mai này, ai hỏi đến tên tôi. Bạn ơi, hãy nói khoác chiến y rồi

Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên, giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền, có về là khi nước non vui bình yên.”

Trang nghe vừa khen,

- Em thích Duy Khánh, nhưng em không thích bài này. Anh nghe hoài phải không? Đúng ý anh quá mà, chẳng đúng ý em tí nào, em không muốn anh đi lính đâu.

Hoàng cầm ly ca cao đưa Trang,

- Em uống cho ấm, ca cao nóng mới ngon.

Trang biết ý Hoàng, nhưng cũng uống,

- Anh hay lắm, đi lính, xa em, bỏ học mà thấy anh vui như tết.

Hoàng an ủi,

- Em đâu hiểu được anh. Đêm qua, anh nghĩ đến em, lòng ngổn ngang, sung sướng gì.

Trang nghe nói, lòng như muốn khóc, vội quay mặt ra hướng khác. Bản nhạc vừa xong, lại tới Thanh Thúy,

“Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố cũ, đêm nao quen một người.. nửa đêm lạnh qua tim, giữa đường phố hoa đèn, có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến, mà nước mắt buồn thêm.

Trang nói, giọng lạc hẳn,

- Thôi anh, em hết chịu được rồi, mình đi thôi.

Hoàng lật đật trả tiền, bước cùng Trang ra chỗ để xe. Hoàng chở Trang tới đừng Trần Quí Cáp, vừa lái xe, vừa nói chuyện. Hoàng đề nghị,

- Anh và em ăn cơm Tấm, xong vào rạp Nam Quang coi phim nghe.

Trang đồng ý, chút sau, hai đứa đã tới tiệm cơm tấm.Trang rất thích nên ăn tận tình, khen ngon. Hoàng vui vẻ,

- Cơm ngon mà giá rất bình dân. Sinh viên, dân lao động thường tới đây. Quán này chỉ cách nhà anh một chút xíu thôi.

Ăn xong, hai đứa ghé rạp Nam Quang. Trong thâm tâm, Hoàng muốn cho Trang xem phim quảng cáo trường Võ Bị, vì thường mùa này, trường Võ Bị cho chiếu phim hoạt động của trường, cuộc sống của sinh viên để mở đầu chương trình tuyển sinh viên sĩ quan. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần chiếu phim chính, chương trình cũng bắt đầu bằng đoạn phim này. Đúng như dự tính của Hoàng, phim bắt đầu chiếu từ cổng trường võ bị, tới những phòng học văn hóa, phòng thí nghiệm, từ từ tới khu ở của sinh viên sĩ quan, cả phòng ngủ với hai chiếc giường trải drap trắng thẳng tắp, và mấy đôi giầy thẳng táp dưới hàng gạch, bóng như gương. Khi tới đoạn chiếu lúc sinh viên đi học văn hóa, mỗi người một chiếc cặp đen, quần áo khaki vàng thẳng thớm, Trang ngạc nhiên, ghé sát vào vai Hoàng,Một đơn vị TQLC đang hành quan lục soát.

- Em không ngờ, đi lính gì mà quần áo đẹp vậy, chỗ nào cũng đẹp hết.

Trang càng ngạc nhiên khi chiếu phòng học với bảng viết màu xanh khắp bốn phía bảng viết màu xanh, phòng lao học Anh ngữ..., khác hẳn với ngoài đời.

Trang trầm trồ, học khó như ở ngoài, hèn nào anh cứ muốn đi lính. Hoàng vẫn im lặng, hôn nhẹ trên má Trang, cô bé ghé sát má cho Hoàng. Hình ảnh tiếp tục tới đoạn tập quân sự, bắn súng. Rồi hình ảnh cuối cùng là lễ mãn khóa của SVSQ với quân phục đại lễ, đoạn sinh viên diễn hành, kèm theo lời giới thiệu, “Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là trường quân sự lớn nhất tại Đông Nam Á. Các sĩ quan tốt nghiệp sẵn sàng phục vụ khắp chiến trường với khẩu hiệu, “Chúng Tôi Không Cầu An Lạc Dễ Dàng Mà Chỉ Khát Khao Gió Mưa Cùng Nguy Hiểm.” Trang chồm người lên Hoàng, hôn Hoàng. Hoàng biết Trang thích những hình ảnh này rồi. Hoàng chỉ cần có vậy.

Đoạn phim chấm dứt, phim chính bắt đầu, Trang vẫn hỏi Hoàng,

- Đi lính có được về phép không anh?

Hoàng chẳng biết gì, trả lời đại,

- Có chứ em. Thứ Bẩy, Chủ Nhật khỏi nói, sinh viên được đi ra phố. Nhiều chàng có người yêu lên thăm, áo dài như Trang bên bộ quân phục dạo phố biến Đà Lạt thành ngày hội lớn. Em thấy, em thích liền hà.

Trang giật tay Hoàng,

- Sao anh biết, chưa chắc đâu. Em chỉ biết, anh đi xa, em mất anh là cái chắc.

Nói xong, Trang lại thở dài. Tâm lý đàn bà luôn vậy, sợ chia lìa, xa cách, nhưng rồi cũng quen đi. Trang lại hỏi,

- Sao cậu út không đi Dalat?

Hoàng không trả lời, chỉ nói xa xôi, Thủ Đức không tình nguyện, còn Dalat thì tình nguyện. Ra khỏi rạp, Trang vui vẻ,

- Em sắp phải về rồi. Thứ Năm này, anh lên Biên Hòa với em nghe, vì ngoại về quên ăn giỗ, em đi Sagon không được. Tới chủ nhật, anh hãy về vì nhà chỉ có mình em. Anh phải lên đó. Nếu anh không lên, anh khỏi đi lính, khỏi vô Võ Bị. Em sẽ chờ anh ngay ga Biên Hòa.

Thứ Năm, đúng hẹn, Hoàng đi chuyến tàu sớm. Khi chàng tới ga, Trang đã đứng chờ. Nhìn Hoàng, nàng chớp mắt,

- Bao giờ anh mới nộp giấy tờ? Còn khi nào đổi ý, nói em ngay nghe. Em nửa muốn anh đi lính, nửa muốn anh đi học. Em không hiểu em muốn gì nữa. Nhưng thôi, em không cản anh, làm con trai mà, bịn rịn nhiều khi hư việc.

Hoàng nắm tay Trang,

- Từ đây tới đó, mình còn thời gian nhiều lắm em à. Trước mắt, hai đứa về nhà ngoại, rồi buổi trưa hai đứa xuống bến nước cạnh nhà tắm sông nghe em.

Trang nguýt.

- Không, em tắm riêng, anh tắm riêng, khi em lên bờ, anh xuống nước. Nói tới đây, mặt cô bé ửng hồng. Nói cho anh biết, mình mà tắm chung, em dìm anh cho uống nước Đồng Nai, dòng sông này của em, vì em bơi khi còn chút xíu.

Chiều đó hai đứa ngồi bên dòng sông, đưới mấy hàng dừa nặng trái, Trang thủ thỉ,

- Từ tuần sau, mình luân phiên, em xuống Saigon chủ nhật, tuần sau đó, anh lên Biên Hòa chiều thứ Sáu, về Saigon chiều chủ nhật, như vậy mới huề. Trang vẫn liến thoắng. Anh ở trọ Saigon, còn em mới có nhà, nhà chỉ có em và ngoại, anh lên ở cho vui.

Hoàng lưỡng lự,

- Anh sợ ba má em biết,

- Anh đừng lo, em lo rồi. Má biết anh là bạn của cậu Út từ khuya rồi, ba má em thích anh lắm.

Mấy tháng sau Hoàng nhận lệnh lên Dalat để bắt đầu đời lính. Trang nghe tin, bàn với Hoàng,

- Em sẽ xuống Saigòn đưa anh đi.

Trang nói là làm, xuống Sài Gòn chiều thứ Sáu. Trang hớn hở khi hai đứa thuê xong phòng,

- Em ở với anh thứ bẩy, chủ nhật. Thứ hai em tiễn anh lên đường.

Suốt hai ngày, hai đứa đi chơi, rồi về phòng, ăn cơm ngay trong mấy quán cóc gần khách sạn, tối đến đi cà phê. Hoàng dẫn Trang đi nghe nhạc nhẹ tại phòng trà, vừa túi tiền hai đứa. Tối chủ nhật Trang bàn với Hoàng,

- Mình ăn cơm, về phòng nói chuyện, ngày mai anh đi rồi, biết bao giờ mình mới gặp lại.

Tối đó Trang nói chuyện thật khuya. Sáng hôm sau, Trang thức dậy lúc nào Hoàng cũng không biết, cô bé im lặng xuống dưới đường, mua ca phê, mua sôi, rồi mới gọi Hoàng. Tay Trang nóng hổi, kéo tay Hoàng,

- Ông lính ơi dậy đi.

Giật mình, khi thấy Trang cười thật tươi bên cạnh, Hoàng thấy thương Trang,

- Em dậy lâu chưa?

Trang nửa đùa nửa thật,

- Em có ngủ đâu mà hỏi dậy lâu chưa. Hôm qua nói chuyện, anh ngủ trên tay em làm em mỏi tay muốn chết.

Hoàng lật đật vào phòng rửa mặt, thay quần áo. Thấy Trang đang khuấy cà phê, Hoàng hôn phớt trên má cô bé. Nànhg hơi cảm động khẽ nói,

- Còn sớm chán. Em đã sắp xếp giấy tờ của anh đâu vào đó rồi. Ngồi với em chút nửa, em canh giờ cho anh. Đúng giờ, Trang ôm chặt Hoàng, không muốn Rời. Hoàng hối,

- Em thay quần áo nhanh lên, anh phải đi.

- Em không cho anh đi đâu nữa hết. Trang làm bộ.

Hoàng hốt hoảng, chưa biết phải làm gì, thì nàng mở chiếc sắc tay nhỏ, dúi vào tay chàng một ít tiền,

- Anh cầm đi đường, thể nào cũng có lúc dùng.

Hoàng đẩy trở lại,

- Em giữ lấy để mai mốt thăm anh.

Lúc này, Trang mới nói.

- Anh đi đi, em không đưa anh được, em không muốn mọi người thấy mình khóc, chẳng thà chỉ có anh thấy em khóc mà thôi. Trang thổn thức

Hoàng thật khổ sở, nói bên tai Trang,

- Thôi anh đi, nhớ viết thư, nhớ khi nào nghỉ lễ, hay Noel này, lên Dalat thăm anh nghe.

Trang gật đầu, òa lên nức nở, lồng ngực ép vào người Hoàng, phập phồng. Hoàng miễn cưỡng bước ra cửa, xuống đường, ngoắc chiếc Taxi vừa trờ tới. Trước khi lên xe, chàng quay đầu nhìn lại. Trang vẫn còn trong khung cửa sổ./.

bietdongquan.com

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiễn Anh Đi - Đồi Bắc

Từ ngày quen Trang, Hoàng đều đón Trang đi chuyến tàu sớm nhất rời Biên Hòa mỗi tuần. Cả hai thường gặp nhau mỗi thứ Bẩy, Chủ Nhật, trừ phi Trang bận việc nhà.

(Chuyện bắt đầu đời binh nghiệp của một sinh viên MPC. Tên trong truyện không là tên thật, mọi sự trùng hợp ngoài ý tác giả.)

Tiếng còi xe lửa vừa kéo một hồi dài, Hoàng không cần nhìn, cũng biết chuyến tàu chợ buổi sáng đã tới đường Lê Lai, sắp vào ga Sai Gon. Hoàng đã quen, những tiếng còi: xin đường, vào ga, hoặc rời ga từ lâu. Từ ngày quen Trang, Hoàng đều đón Trang đi chuyến tàu sớm nhất rời Biên Hòa mỗi tuần. Cả hai thường gặp nhau mỗi thứ Bẩy, Chủ Nhật, trừ phi Trang bận việc nhà. Nhiều người xa lạ, chưa quen những chuyến tàu xuôi ngược, hành khách lên xuống nhộn nhịp, sẽ bỡ ngỡ, sợ lạc, sợ lên lộn tàu. Đối với Hoàng, chuyện đó không thể xảy ra. Đón người thân đã thành một niềm vui đối với chàng vì cá tính tính tò mò hay quan sát, tìm hiểu của Hoàng. Nhờ thế, Hoàng biết rất nhiều chuyện xoay quanh những chuyến tàu, đặc biệt tàu chợ (gọi thay cho tàu địa phương).

Hoàng không vội vã rời chỗ đang đứng gần mấy quán góc đường Lê Thánh Tôn, vì chàng biế chỉ một chút sau, chiếc đầu tàu sẽ ló ra khỏi chỗ khuất và từ từ vào ga. Người chờ đợi bắt đầu di chuyển nhộn nhịp, khách bắt đầu lên xuống, chẳng có thứ tự nào. Nhiều người đi Thủ Đức, Dĩ An, cố chen lấn để ngồi trên những hàng ghế gỗ, mà trên sàn xe còn đầy rẫy rác của khách hàng chuyến trước. Khách hàng đi xe hàng ngày cũng quen dần cái cảnh chen chúc. Chỉ sau vài phút, người lên, kẻ xuống đã yên, thì những người bán hàng rong bắt đầu đi từ toa này sang toa kia rao bán hàng. Thôi thì đủ loại, thuốc lá, trái cây, bánh kẹo... Những người bán hàng loại này theo từng chặng. Một nhóm lên ga Sài Gòn, bán cho tới ga Bình Triệu, thì xuống. Đợt người bán khác lại lên, bán tới ga Biên Hòa lại xuống. Họ chờ chuyến tàu trở lại, bắt đầu bán.

Người bán hàng rong cũng có quy luật và giang sơn của riêng. Với những người bán nước uống thì họ dùng danh từ “đổ nước”. Thật hay vì ai cũng hiểu “bán nước” là hành động xấu xa, ngay cả những người lao động binh thường kiếm cơm từng bữa còn biết tránh. Khu vực buôn bán của họ là giang sơn của họ. Họ không thể xâm chiếm khu vực khác, cũng như sẵn sàng bảo vệ khu vực của mình. Họ gọi nó là “Khu Giang” Họ hiểu giới hạn khu giang, khu ai được bán, và ai phải xuống . Một luật của giới giang hồ, ai cũng phải biết. Họ chia vùng để cùng sống. Xâm phạm khu giang là hành động nguy hiểm, nhẹ nhàng nhất là đổ nguyên những món hàng người đang bán, nặng hơn có thể bị đánh hội đồng, và chỉ còn cách bỏ nghề bán trên xe lửa.

Hoàng quen Trang từ những ngày học đệ nhị và đệ nhất tại Dalat. Trang, là cháu của thằng bạn thân, đặc biệt với giọng nói Sài Gòn. Trang sống ở Biên Hòa, cha mẹ vẫn còn, nhưng Trang lại sống cạnh bà ngoại. Hai đứa chỉ biết nhau qua thư từ và hình ảnh, cho đến khi thật sự gặp nhau khi Hoàng về học ở Sài Gòn. Trang thường xuyên lên xuống theo những chuyến tàu Biên Hòa, nhờ thế Hoàng trở thành quen thuộc với những chuyến tàu chạy ngang thành phố Sàigon, về ga cuối cùng gần chợ Bến Thành. Ga nằm sát cạnh chợ, gần nhiều đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, Lê Thánh Tôn. Cửa ga Sài Gòn nhìn ra đường Ngô Tùng Châu, Phan Chu Trinh, đoạn đường chuyên bán va li.

Ngăn chặn biểu tình tại Saigon, năm 1963Quen Trang là một ngẫu nhiên, Hoàng và Út, cậu của Trang cùng học một lớp. Khi Út trọ học tại Dalat, Hoàng thường sang nhà Út, học chung cho có bạn. Một hôm Út nhận được một cái thư từ Biên Hòa gởi lên, trong thư có hình một cô gái, áo dài trắng, đứng ngay bên bờ sông, cạnh một căn nhà, với dòng chữ, “Tặng cậu út, hình Trang chụp bên bến nước nhà ngoại”. Ngày đó, thường có mục bạn thư tín, mà nhiều người trong tuổi học trò thường hay tìm bạn để viết thư. Hoàng nói với Út muốn làm quen. Tưởng nói cho vui, ai ngờ, mùa hè năm đó, Út về thăm nhà, ghé Trang, và giới thiệu. Từ đó, Hoàng và Trang thường thư từ qua lại với nhau.

Đúng là thư từ, vì chỉ kể lăng nhăng, chuyện nơi mình ở, trường học ra sao. Những lá thư vậy là niềm vui với Hoàng. Vài tuần, không nhận được thư, Hoàng thấy thiêu thiếu chút gì. Nhiều khi Hoàng nhận được thư thật dầy, kèm theo một hai chiếc hình. Lần nào cũng vậy, mặt sau lá thư đều có dòng chữ “Đố anh, Trang đứng chỗ nào?“ Theo thời gian, khi hình lên tới cả chồng, Hoàng chỉ ra ngay vị trí Trang đang đứng.

Thời gian qua nhanh, Út và Hoàng cùng đậu Tú Tài 1. Như mọi lần, Út về Long Khánh nghỉ mấy tháng hè. Ngày nhập trường trở lại, không thấy Út, Hoàng buồn mất cả tuần. Một hôm đi học về, Hoàng nhận được lá thư của Út từ một KBC xa lạ. Hoàng vội vã bóc thư thì thấy một tấm hình của Út mặc quân phục sinh viên sĩ quan của trường Thủ Đức, với gù vai Alpha trên nền đen. À ra thế, Út đi lính. Hoàng bỗng nhớ bạn. Mới đây thôi hai đứa còn như hình với bóng, tuổi học trò, vô tư. Út tả sơ về đời lính, tất nhiên khác đời đi học. Hoàng say mê đọc thư mỗi khi nhận được. Tới đoạn tái bút, Út lúc nào cũng viết một vài câu về Trang, hoặc hỏi những câu bâng quơ về cô bé.

Nhận được cái đập nhẹ sau lưng, Hoàng không quay lại, cũng biết là Trang. Hôm nay, nàng không mặc áo dài, mà mặc chiếc quần may vừa vặn, một chiếc sơ mi có ren tay, trông mạnh và đẹp. Trang biết Hoàng nhìn, nhưng làm như không để ý, hỏi khẽ,

- Anh nhìn ai vậy?

- Mỗi lần em tới đều ngồi toa cuối dãy. Hoàng nói.

- Hôm nay xe nối thêm hai toa sau đuôi. Thành thử, tới đây, em dừng tuốt trên kia. Trang cười. Em thấy anh ngay khi còn trên tàu. Thương ôi là thương, anh lúc nào cũng đúng giờ, đúng hẹn, chỉ phải tội, không biết có nhiều hẹn, hay hẹn ai khác không. Chẳng gì cũng sinh viên đại học mà. Trông anh, ai mà nói học đại học, cùng lắm người ta cho anh học tới đệ nhị, đệ tam là hết rồi.

Trang giật nhẹ tay,

- Mới 10 giờ sáng, mình đi đâu anh?

Hoàng trả lời ngay,

- Mình vào vườn Tao Đàn. Anh mới nhận tiền của má gửi, nên hôm nay mình ăn sang một chút. Ăn xong trở ngược lại Pole Nord, rồi ra sông Sàigòn, cuối cùng mình đi xi-nê Casino, hôm nay có phim hay lắm.

Trang cười,

- Nghe anh nói, chưa gì đã muốn mỏi chân, và đổ mồ hôi rồi. Nàng vừa nói vừa nhìn xuống bộ quần áo.

Hoàng nịnh Trang,

- Em mặc nhẹ nhàng, đẹp ghê.

- Anh chỉ khéo nịnh.

Trang cười, rồi choàng tay lên vai Hoàng, quên cả mấy người qua lại. Trang chợt nhớ tới chiếc xe mới vào tuần tới,

- Em vừa được ba mẹ mau cho chiếc Velo. Em sẽ mang xe bỏ lên xe lửa, để hai đứa tha hồ đi.

Hoàng nghĩ tới vườn trái cây lớn thênh thang của ba má Trang, tại Biên Hòa. Khi được muà ba mẹ nàng có thể mua nhiếu thứ. Trang cầm tay Hoàng, theo thói quen, dung dăng như hai đứa trẻ con. Một chút sau, hai đứa tới quán bánh cuốn. Trang vừa ăn, vừa hít hà, khuôn mặt ửng hồng. Uống xong tách trà, Trang đề nghị - Hai đứa mình tới chiếc ghế dưới gốc cây bàng lớn kia ngồi một chút, hôm nay mình còn nhiều thì giờ mà.

Hoàng buồn cười, tuần nào gặp nhau, chương trình bắt đầu luôn dài, sau đó Trang cứ giảm lần lần, nhiều khi ngồi cả mấy giờ trong rạp hát hay dưới mấy chiếc ghế tại Sở Thú. Trang thường dựa đầu trên vai Hoàng, thủ thỉ nói chuyện, chẳng bao giờ thèm nhìn người qua lại, hay nhìn đồng hồ. Trang nói nhiều về chuyện về tương lai. Nhiều bữa lật đật, về ga vưà kịp chuyến tàu chót. Cũng may, nếu không kịp xe lửa, chạy qua Chợ Cũ, lên xe lam về Biên Hòa cũng được. Chuyến xe lam chót rời Saigon lúc 8 giờ tối, nên chẳng bao giờ Trang sợ.

Ngồi trên chiếc ghế, dưới gốc cây thật lớn, Trang duỗi hai bàn chân trắng muốt gác nhẹ trên chân Hoàng, rồi hỏi,

- Dạo này học hành ra sao, anh?

Hoàng nhỏ nhẹ,

- Hồi còn ở Trung Học, anh thấy học toán dễ dàng. Bây giờ lên đại học, nhất là MPC, anh mới thấy thật khó, em à.

Trang nhìn Hoàng,

- Khó anh cũng ráng nghe. Em không tin là khó đối với anh, vì anh thi đâu đậu đó. Mà học chứ phải đi chơi đâu, tất nhiên phải khó rồi. Em lúc nào cũng tin anh dư sức qua cầu.

Hoàng nhìn Trang cười. Cô bé thật yêu đời, mỗi lần nói chuyện, cô bé luôn vẽ một tương lai thật đẹp, thật hứa hẹn, thật dễ dàng, cứ như ru Hoàng trong giấc mộng.

- Ừ, rớt tại anh, còn đậu tại may mắn.

- Đậu tú tài xong, em cũng xin lên đây, thi vào sư phạm. Khi em xong túi tài, anh cũng sắp hết chương trình đại học. Vui biết mấy. Trang nói tiếp.

- Tất nhiên vui rồi, nhưng em không thấy, sinh viên biểu tình suốt ngày, trường học nay đóng cửa, mai đóng cửa, học hành chẳng được, bực mình ơi là bực. Anh ở xa tới, chỉ muốn học để có chút tương lai, nhưng xã hội thế này, biểu tình, chiến tranh, em thấy, mình thật khó yên như mình muốn.

Trang biết Hoàng suy nghĩ, cầm bàn tay Hoàng khẽ vuốt trên má mình, da cô bé mượt mà, ấm áp, rồi nói,

- Anh chưa tới tuổi phải đi lính mà, năm nào đậu, anh vẫn còn được ở lại trường. Một hay hai tuần, em xuống thăm anh rồi, tiếp tục học nghe anh. Mà bây giờ làm gì mới được chứ, chẳng lẽ anh về Dalat. Em không cho anh về lại Dà Lạt đâu. Về cũng học, ở cũng học, chi bằng cứ ở đây là xong.

Nghe Trang nói, Hoàng im lặng, lòng nặng trĩu. Từ khi Út bỏ ngang việc học hành đi Thủ Đức, rồi từ những ngày biểu tình, Hoàng như thấy mình thay đổi nhiều. Đã mấy lần Hoàng muốn nói cho Trang nghe ý mình muốn đi lính, nhưng đều bị nàng gạt đi.

- Em không muốn nghe chuyện lính tráng gì cả. Anh không phải bận tâm. Khi anh không còn cách nào khác, chẳng lựa với chọn được, nhưng lúc đó hãy hay.

Trang chợt nhắc tới Út,

- Em nhận được thư của cậu Út. Cậu ra trường Thủ Đức, đi Pháo Binh, anh biết Pháo Binh là gì không ?

Hoàng mù tịt,

- Anh cũng chẳng biết lính gì. Nghe nói Pháo Binh ở mãi đằng sau chiến trường để yểm trợ thôi, không phải lặn lội vào rừng như lính khác.

Trang lại bỏ lửng câu nói về Út,

- Thôi không nói tới lính nữa, anh lại mê ngay bây giờ. Vừa nói Trang vừa nói vừa nhìn Hoàng, rồi cười giả lả. Anh luôn mua khó khăn, sướng không muốn, muốn khổ. Tuần nào cũng có người yêu thăm. Vậy mà... Trang lại đột ngột đổi đề tài. Bây giờ mình đi đâu anh? Hay mình đi ngược lại ngã tư Hồng Thập Tự, lên xe bus đi Dakao vậy. Hôm nay mình ghé tiệm chè Hiển Khánh ở Dakao, rồi vào coi phim ở Casino Dakao cũng được. Trang cười dễ dãi. Đi đâu, miễn có anh là được.

Hoàng nhìn Trang, xuống giọng

- Đi lính được không?

Trang lấy tay bịt miệng Hoàng,

- Cấm anh không được nhắc tới lính tráng với em. Em không muốn anh xa em, không muốn anh xa Saigon

- Như vậy anh dọn lên Biên Hòa được không?

- Tất nhiên là được. Trang vui vẻ. Nếu anh muốn lên Biên Hòa, em lo cho. Trang khéo léo. Anh thì cái gì chẳng được, ham vui lắm, mai mốt thấy vui chỗ nào, xào chỗ đó, chắc em mệt lắm.

Hai đứa lững thững tới ngã tư Hồng Thập Tự, xe bus số 24 trờ tới, Khi xe chạy theo hướng Mạc Đỉnh Chi, vừa quẹo trái, Hoàng nắm tay Trang,

- Chuẩn bị xuống em.

Rạp bắt đầu chiếu phim tài liệu. Phần tin tức chiếu mấy đoạn học sinh biểu tình, rồi mấy cánh cửa trường kín mít, cũng lạ đúng ngay đại học Khoa Học, nơi Hoàng đang học. Hoàng nhắc khéo,

- Đó cưng thấy chưa, đi học làm sao, anh muốn lắm chứ, nhưng cứ cảnh này, ngày này qua ngày kia.

Trang im lặng, tay nắm bàn tay Hoàng, kéo lên ngực mình. Đoạn phim ngắn ngủi nhưng rất cần cho Hoàng vì có vậy Trang mới nhận ra thực tế, đâu phải muốn ngồi yên trong trường là học được. Trường học buồn thiu, lớp học không có sinh viên.

Hai đưa lên xe bus trở lại Sài Gòn. Chuyến tàu về Biên Hòa sắp chạy. Hoàng có thói quen, luôn ngồi với Trang, chờ chiếc xe ngang qua chợ Vườn Chuối, khi xe chạy thật chậm vì băng ngang đường xe hơi, lúc đó mới nhẩy xuống. Trang nhắc Hoàng,

- Thứ Bẩy, anh nhớ đón em nghe.

Hoàng nói bên tai,

- Tất nhiên rồi, không đón em, đón ai bây giờ. Cả tuần chỉ chờ có vậy mà không làm thì làm gì.

Trang cười sung sướng, kéo tay Hoàng, hai bàn tay trên ngực, nghe rõ tiếng thở phập phòng của lồng ngực. Trang nhắc,

- Anh chuẩn bị đi, xe tới chợ Vườn Chuối rồi.

Hoàng đã chuẩn bị, rút trong túi một cái thư, giúi vào tay cô bé. Nàbg ngạc nhiên, mắt mở to,

- Sao từ sáng tới giờ, anh không đưa em, mà đợi tới bây giờ? Có chuyện gì quan trọng, không anh?

Hoàng lắc đầu, hôn nhẹ lên trán Trang. Nàng không thể giữ Hoàng được nữa, tới chỗ chàng phải xuống rồi. Hoàng bước vội tới chỗ bực lên xuống, giữa hai toa tàu, hai tay cầm thành vịn, khẽ búng về phía sau xe, thật thành thạo, bàn chân chạm nhẹ xuống mặt đường nhựa. Trang chồm người ngó theo, tay còn cầm lá thư ngoắc ngoắc. Hoàng yên tâm, trong thư Hoàng viết cặn kẽ những gì mình muốn, dự định đi lính, đi Võ Bị. Không phải dễ dàng gì đối với Hoàng, khi phải quyết định một việc quan trọng vì xa Trang mà còn phải bỏ học. Trang nói đúng, “Anh chưa tới tuổi động viên, anh học giỏi, ráng mỗi năm, lên lớp, anh có thể ở Saigon tới khi lấy mảnh bằng cử nhân. Em chẳng biết anh nghĩ sao nữa. Đi lính khi không còn đường nữa, chứ ai lại lựa nghiệp lính, ai lại tình nguyện bao giờ.”

Ngày chủ nhật qua mau. Sáng thứ Hai, Hoàng cầm mấy quyển sách đi bộ tới trường vì gần nhà. Chàng đi dọc theo đường Hồng Thập Tự, ngang qua Cống Quỳnh, tới công trường có tượng Cảnh Sát, rẽ trái. Trường đại học mới xây, thật đẹp, nằm ngay trước mặt. Bước vào cổng, Hoàng thấy lác đác một số sinh viên, một số khác tụm năm, tụm ba, nói chuyện thời sự. Hoàng không nhập với những người này, mà gặp thằng bạn cùng học, vừa nói chuyện vừa bước vào giảng đường. Lớp học thưa thớt vì là ban toán MPC (Toán Lý Hoá), chỉ khó sau MG (Toán Đại Cương) mà thôi. Đại Học Khoa Học chỉ có một số sinh viên vừa phải, không giống những giảng đường Văn Khoa hay Luật Khoa, luôn đông nghẹt, thậm chí sinh viên phải đứng ở ngoài hành lang nghe giáo sư giảng bài qua máy phóng thanh. Lớp học qua mau, sau 3 giờ tại giảng đường, Hoàng bước vội ra ngoài, ngược đường buổi sáng, về nhà. Thứ Ba, thứ Tư vẫn như vậy, nhưng khi vừa về tới nhà, Hoàng nhận được thư của Trang do cháu gái đưa. Lá thư viết tối thứ hai, chắc Trang nôn nóng chờ thư trả lời lắm. Trong thư, Trang mở đầu thư bằng lời trách Hoàng,

“Em biết, trước sau gì, anh cũng theo đường anh chọn, tình yêu đối với anh đâu có gì quan trọng. Đoạn đường anh đi bên em mỗi tuần, mỗi chuyến tàu anh ngồi bên em chỉ là đoạn đường tạm bợ. Con tàu cuối cùng vẫn rời bến đậu, anh vẫn rời em. Em ở lại một mình, buồn vui chỉ một mình em chịu. Em suy nghĩ nhiều, không thể thay đổi anh. Tốt hơn hết, em phải theo anh, phải chiều anh. Em không muốn mất anh nhưng chắc chắn không chóng thì chầy, sẽ phải xa anh. Em phải tìm hiểu thêm về lính.

Ừ nhỉ, thư anh viết, “Có một chút thực tế. Đi lính không phải là lựa chọn tốt cho anh, nhưng chưa chắc không phải xấu, cũng chẳng là lỗi lầm, vì thiếu gì người thành công trong nghiệp lính.” Em biết trường Thủ Đức, vì khi cậu Út học, em có dịp thăm mấy lần. Mấy đứa bạn của em đều biết trường Hải Quân và Không Quân ở Nha Trang, nhưng chẳng ai biết trường Đà Lạt như anh viết trong thư.

Phượng, bạn em, có nhắc coi chừng anh có bạn mới ở Dalat, nên nói dối em đòi đi lính Đà Lạt, vì nó chẳng nghe ai nói tới bao giờ. Em nửa tin, nửa ngờ, nhưng em có nói là anh chẳng bao giờ nói dối với em. Phượng cười, nói em quá ngây thơ vì ai dại gì nói thật, nhất là nói thật chuyện bỏ em và theo người yêu mới. Đôi khi em lại tin nó, vì ai biết được. Hèn nào, mấy lần sau này, lúc nào anh cũng thấy không vui, như đang nghĩ chuyện gì...

Hoàng đọc thư, buồn cười, thầm nghĩ cô bé giàu tưởng tượng. Hoàng chỉ cần đưa Trang tới rạp Long Vân, đường Phan Thanh Giản hay rạp Nam Quang, ở Trần Quí Cáp là biết ngay, vì họ đang quảng cáo về trường Đa Lat. Hoàng chỉ sợ, Trang cứ nằng nặc, “Đừng nói chuyện lính tráng với em.“ Hoàng cảm thấy vui vui. Như vậy là chuyện bàn với Trang coi như xong. Chuyện nói với ba má Hoàng thì tính sau vì hai ông bà ở xa. Hơn nữa, mọi chuyện liên quan đến cuộc đời riêng của Hoàng đều do chàng định liệu. Hoàng còn nhiều thì giờ. Chuyện giấy tờ, Hoàng chỉ cần lên trung tâm nhập ngũ một ngày là yên. Nói như vậy, Hoàng vẫn tiếc những ngày đi học, những ngày ở trung học, bây giờ ở đại học, có lẽ là thời vàng son nhất của mọi người, chẳng riêng Hoàng hay Trang.

Sáng chủ nhật, như thường lệ, Hoàng tới ga Sài Gòn. Khi tầu gần tới, còi tàu vang lên từng hồi, khối người chờ đợi dưới sân ga bắt đầu nhốn nháo, nhưng Hoàng vẫn đứng tại cây trứng cá như thường lệ. Nhìn lên toa đang từ từ vào ga, thấy Trang chỉ về phiá trước, Hoàng chẳng hiểu ra sao, cũng đi ngược lại. Trang bước xuống, vẫn khuôn mặt rạng rỡ, nắm tay Hoàng,

- Anh tới toa hành lý, phụ em mang chiếc xe Velo, hai đứa mình hôm nay có xe mới rồi.

Hoàng phụ Trang đỡ chiếc xe xuống đất, Hoảng hỏi,

- Em làm sao mang lên được?

Trang cười, có anh ,

- Em nhờ phụ. Em chỉ cần chỉ chỏ là xong ngay, thiếu gì anh lịch sự trên đời.

Hoàng hiểu Trang nhờ mấy người khách giúp. Thế mới biết, đàn bà ai cũng có vũ khí, khi đi một mình. Chiếc xe màu đen bóng láng rời khỏi sàn tàu. Trang nói,

- Anh đi xe này rành rồi, em khỏi lo lắng gì, hôm nay anh muốn đi đâu thì đi.

Đã chuẩn bị, Hoàng nói nhỏ,

- Hôm nay mình vào sở thú. Với trời mùa này, ngồi dưới hàng ghế gần mấy cây cổ thụ, nói chuyện thì mát lạnh luôn.

Hoàng chở Trang vào quán cà phê đường Hai Bà Trưng, trước khi chạy vào sở thú. Sau khi kêu nước uống, cô bé hỏi liền,

- Anh nhận được thư em chưa, đọc kỹ chưa? Hiểu em nói gì không?

Hoàng lừng khừng trả lời, “Chưa“. Trang chúm chím,

- Sao lại chưa? Như vậy là anh nói láo em, chẳng có trường nào tên là Võ Bị ở Đà Lạt phải không?

Hoàng nhìn Trang,

- Em chưa biết, chưa nghe, không có nghĩa là chưa có, hay không có. Anh sẽ chứng minh cho em bằng hình ảnh đàng hoàng.

Trang bán tín bán nghi,

- Rõ ràng tụi bạn em, đứa nào cũng nói chưa nghe bao giờ.

- Thôi cô ơi, bạn cô chỉ loanh quanh ở Biên Hòa Saigon làm sao biết hết được.

Trang kéo Hoàng về phiá mình,

- Ừa, em ráng chờ. Hôm nay thôi đó, nếu không “đừng hòng đi đâu hết“.

Thật tình cờ, lời ca bản nhạc “Biệt Kinh Kỳ“do ca sĩ Duy Khánh hát nổi lên,trong tiếng loa thật lớn,

“Bạn ơi, mai này, ai hỏi đến tên tôi. Bạn ơi, hãy nói khoác chiến y rồi

Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên, giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền, có về là khi nước non vui bình yên.”

Trang nghe vừa khen,

- Em thích Duy Khánh, nhưng em không thích bài này. Anh nghe hoài phải không? Đúng ý anh quá mà, chẳng đúng ý em tí nào, em không muốn anh đi lính đâu.

Hoàng cầm ly ca cao đưa Trang,

- Em uống cho ấm, ca cao nóng mới ngon.

Trang biết ý Hoàng, nhưng cũng uống,

- Anh hay lắm, đi lính, xa em, bỏ học mà thấy anh vui như tết.

Hoàng an ủi,

- Em đâu hiểu được anh. Đêm qua, anh nghĩ đến em, lòng ngổn ngang, sung sướng gì.

Trang nghe nói, lòng như muốn khóc, vội quay mặt ra hướng khác. Bản nhạc vừa xong, lại tới Thanh Thúy,

“Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố cũ, đêm nao quen một người.. nửa đêm lạnh qua tim, giữa đường phố hoa đèn, có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến, mà nước mắt buồn thêm.

Trang nói, giọng lạc hẳn,

- Thôi anh, em hết chịu được rồi, mình đi thôi.

Hoàng lật đật trả tiền, bước cùng Trang ra chỗ để xe. Hoàng chở Trang tới đừng Trần Quí Cáp, vừa lái xe, vừa nói chuyện. Hoàng đề nghị,

- Anh và em ăn cơm Tấm, xong vào rạp Nam Quang coi phim nghe.

Trang đồng ý, chút sau, hai đứa đã tới tiệm cơm tấm.Trang rất thích nên ăn tận tình, khen ngon. Hoàng vui vẻ,

- Cơm ngon mà giá rất bình dân. Sinh viên, dân lao động thường tới đây. Quán này chỉ cách nhà anh một chút xíu thôi.

Ăn xong, hai đứa ghé rạp Nam Quang. Trong thâm tâm, Hoàng muốn cho Trang xem phim quảng cáo trường Võ Bị, vì thường mùa này, trường Võ Bị cho chiếu phim hoạt động của trường, cuộc sống của sinh viên để mở đầu chương trình tuyển sinh viên sĩ quan. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần chiếu phim chính, chương trình cũng bắt đầu bằng đoạn phim này. Đúng như dự tính của Hoàng, phim bắt đầu chiếu từ cổng trường võ bị, tới những phòng học văn hóa, phòng thí nghiệm, từ từ tới khu ở của sinh viên sĩ quan, cả phòng ngủ với hai chiếc giường trải drap trắng thẳng tắp, và mấy đôi giầy thẳng táp dưới hàng gạch, bóng như gương. Khi tới đoạn chiếu lúc sinh viên đi học văn hóa, mỗi người một chiếc cặp đen, quần áo khaki vàng thẳng thớm, Trang ngạc nhiên, ghé sát vào vai Hoàng,Một đơn vị TQLC đang hành quan lục soát.

- Em không ngờ, đi lính gì mà quần áo đẹp vậy, chỗ nào cũng đẹp hết.

Trang càng ngạc nhiên khi chiếu phòng học với bảng viết màu xanh khắp bốn phía bảng viết màu xanh, phòng lao học Anh ngữ..., khác hẳn với ngoài đời.

Trang trầm trồ, học khó như ở ngoài, hèn nào anh cứ muốn đi lính. Hoàng vẫn im lặng, hôn nhẹ trên má Trang, cô bé ghé sát má cho Hoàng. Hình ảnh tiếp tục tới đoạn tập quân sự, bắn súng. Rồi hình ảnh cuối cùng là lễ mãn khóa của SVSQ với quân phục đại lễ, đoạn sinh viên diễn hành, kèm theo lời giới thiệu, “Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là trường quân sự lớn nhất tại Đông Nam Á. Các sĩ quan tốt nghiệp sẵn sàng phục vụ khắp chiến trường với khẩu hiệu, “Chúng Tôi Không Cầu An Lạc Dễ Dàng Mà Chỉ Khát Khao Gió Mưa Cùng Nguy Hiểm.” Trang chồm người lên Hoàng, hôn Hoàng. Hoàng biết Trang thích những hình ảnh này rồi. Hoàng chỉ cần có vậy.

Đoạn phim chấm dứt, phim chính bắt đầu, Trang vẫn hỏi Hoàng,

- Đi lính có được về phép không anh?

Hoàng chẳng biết gì, trả lời đại,

- Có chứ em. Thứ Bẩy, Chủ Nhật khỏi nói, sinh viên được đi ra phố. Nhiều chàng có người yêu lên thăm, áo dài như Trang bên bộ quân phục dạo phố biến Đà Lạt thành ngày hội lớn. Em thấy, em thích liền hà.

Trang giật tay Hoàng,

- Sao anh biết, chưa chắc đâu. Em chỉ biết, anh đi xa, em mất anh là cái chắc.

Nói xong, Trang lại thở dài. Tâm lý đàn bà luôn vậy, sợ chia lìa, xa cách, nhưng rồi cũng quen đi. Trang lại hỏi,

- Sao cậu út không đi Dalat?

Hoàng không trả lời, chỉ nói xa xôi, Thủ Đức không tình nguyện, còn Dalat thì tình nguyện. Ra khỏi rạp, Trang vui vẻ,

- Em sắp phải về rồi. Thứ Năm này, anh lên Biên Hòa với em nghe, vì ngoại về quên ăn giỗ, em đi Sagon không được. Tới chủ nhật, anh hãy về vì nhà chỉ có mình em. Anh phải lên đó. Nếu anh không lên, anh khỏi đi lính, khỏi vô Võ Bị. Em sẽ chờ anh ngay ga Biên Hòa.

Thứ Năm, đúng hẹn, Hoàng đi chuyến tàu sớm. Khi chàng tới ga, Trang đã đứng chờ. Nhìn Hoàng, nàng chớp mắt,

- Bao giờ anh mới nộp giấy tờ? Còn khi nào đổi ý, nói em ngay nghe. Em nửa muốn anh đi lính, nửa muốn anh đi học. Em không hiểu em muốn gì nữa. Nhưng thôi, em không cản anh, làm con trai mà, bịn rịn nhiều khi hư việc.

Hoàng nắm tay Trang,

- Từ đây tới đó, mình còn thời gian nhiều lắm em à. Trước mắt, hai đứa về nhà ngoại, rồi buổi trưa hai đứa xuống bến nước cạnh nhà tắm sông nghe em.

Trang nguýt.

- Không, em tắm riêng, anh tắm riêng, khi em lên bờ, anh xuống nước. Nói tới đây, mặt cô bé ửng hồng. Nói cho anh biết, mình mà tắm chung, em dìm anh cho uống nước Đồng Nai, dòng sông này của em, vì em bơi khi còn chút xíu.

Chiều đó hai đứa ngồi bên dòng sông, đưới mấy hàng dừa nặng trái, Trang thủ thỉ,

- Từ tuần sau, mình luân phiên, em xuống Saigon chủ nhật, tuần sau đó, anh lên Biên Hòa chiều thứ Sáu, về Saigon chiều chủ nhật, như vậy mới huề. Trang vẫn liến thoắng. Anh ở trọ Saigon, còn em mới có nhà, nhà chỉ có em và ngoại, anh lên ở cho vui.

Hoàng lưỡng lự,

- Anh sợ ba má em biết,

- Anh đừng lo, em lo rồi. Má biết anh là bạn của cậu Út từ khuya rồi, ba má em thích anh lắm.

Mấy tháng sau Hoàng nhận lệnh lên Dalat để bắt đầu đời lính. Trang nghe tin, bàn với Hoàng,

- Em sẽ xuống Saigòn đưa anh đi.

Trang nói là làm, xuống Sài Gòn chiều thứ Sáu. Trang hớn hở khi hai đứa thuê xong phòng,

- Em ở với anh thứ bẩy, chủ nhật. Thứ hai em tiễn anh lên đường.

Suốt hai ngày, hai đứa đi chơi, rồi về phòng, ăn cơm ngay trong mấy quán cóc gần khách sạn, tối đến đi cà phê. Hoàng dẫn Trang đi nghe nhạc nhẹ tại phòng trà, vừa túi tiền hai đứa. Tối chủ nhật Trang bàn với Hoàng,

- Mình ăn cơm, về phòng nói chuyện, ngày mai anh đi rồi, biết bao giờ mình mới gặp lại.

Tối đó Trang nói chuyện thật khuya. Sáng hôm sau, Trang thức dậy lúc nào Hoàng cũng không biết, cô bé im lặng xuống dưới đường, mua ca phê, mua sôi, rồi mới gọi Hoàng. Tay Trang nóng hổi, kéo tay Hoàng,

- Ông lính ơi dậy đi.

Giật mình, khi thấy Trang cười thật tươi bên cạnh, Hoàng thấy thương Trang,

- Em dậy lâu chưa?

Trang nửa đùa nửa thật,

- Em có ngủ đâu mà hỏi dậy lâu chưa. Hôm qua nói chuyện, anh ngủ trên tay em làm em mỏi tay muốn chết.

Hoàng lật đật vào phòng rửa mặt, thay quần áo. Thấy Trang đang khuấy cà phê, Hoàng hôn phớt trên má cô bé. Nànhg hơi cảm động khẽ nói,

- Còn sớm chán. Em đã sắp xếp giấy tờ của anh đâu vào đó rồi. Ngồi với em chút nửa, em canh giờ cho anh. Đúng giờ, Trang ôm chặt Hoàng, không muốn Rời. Hoàng hối,

- Em thay quần áo nhanh lên, anh phải đi.

- Em không cho anh đi đâu nữa hết. Trang làm bộ.

Hoàng hốt hoảng, chưa biết phải làm gì, thì nàng mở chiếc sắc tay nhỏ, dúi vào tay chàng một ít tiền,

- Anh cầm đi đường, thể nào cũng có lúc dùng.

Hoàng đẩy trở lại,

- Em giữ lấy để mai mốt thăm anh.

Lúc này, Trang mới nói.

- Anh đi đi, em không đưa anh được, em không muốn mọi người thấy mình khóc, chẳng thà chỉ có anh thấy em khóc mà thôi. Trang thổn thức

Hoàng thật khổ sở, nói bên tai Trang,

- Thôi anh đi, nhớ viết thư, nhớ khi nào nghỉ lễ, hay Noel này, lên Dalat thăm anh nghe.

Trang gật đầu, òa lên nức nở, lồng ngực ép vào người Hoàng, phập phồng. Hoàng miễn cưỡng bước ra cửa, xuống đường, ngoắc chiếc Taxi vừa trờ tới. Trước khi lên xe, chàng quay đầu nhìn lại. Trang vẫn còn trong khung cửa sổ./.

bietdongquan.com

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm