Cõi Người Ta
Tiếng guốc lao xao khua trên vỉa hè...
Tiếng guốc lao xao khua trên vỉa hè...
(Trái hay phải)- "Hà Nội ơi, nước hồ là ánh gương soi, nắng hè tô thắm lên môi, thanh bình tiếng guốc reo vui…”, người nhạc sĩ năm nay đã bước vào tuổi 80 vẫn lưu trong lòng mình những âm thanh xinh xẻo ấy. Dù cho phụ nữ Hà Nội giờ hầu như chẳng còn ai đi guốc nữa…
Guốc mộc |
Hôm tôi đến thăm ông, ở tuổi 80, nhạc sĩ Hoàng Dương, vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Ông- người viết ra một trong những bản tình ca hay nhất cho Hà Nội vẫn còn nhiều trăn trở, băn khoăn.
Ông bảo: “Các ca sĩ hát bài “Hướng về Hà Nội” của tôi hình như không hiểu chuyện xưa, nên họ cứ tự ý hồn nhiên đổi ca từ của tác giả đi, mình nghe thấy ấm ức lắm mà không biết làm thế nào”.
Trong tâm trí của nhạc sĩ Hoàng Dương, hình ảnh một người em gái Hà Nội gợi cảm hứng cho ông viết “Hướng về Hà Nội” sau gần 60 năm vẫn chưa bao giờ phai mờ, người ông chưa từng gặp lại kể từ khi bà theo chồng vào Nam ở cuộc di cư năm 1954.
Người con gái mà hễ nhớ đến là ông nghe bên tai mình “thanh bình tiếng guốc reo vui”, còn giờ đây, các ca sĩ trẻ hát đến câu ấy cứ tự động đổi thành “thanh bình tiếng hát reo vui” khiến nhạc sĩ bất bình mà không biết tỏ cùng ai.
Nhạc sĩ Hoàng Dương bảo, hồi xưa nữ sinh Hà thành mang guốc đi học chứ không đi dép. Vào những chiều tan trường, áo dài nữ sinh bay phấp phới, đẹp vô cùng. Hà Nội lúc ấy chỉ mười mấy vạn dân, cứ mỗi lần nghe ai hát, ông lại thấy không gian xưa trở về, vượt qua mọi cách trở thời gian.
Một nhạc sĩ khác, Song Ngọc, cũng yêu Hà Nội ngày tháng cũ với tiếng guốc mộc của các nữ sinh trên vỉa hè. Mà lạ cho một điều là Song Ngọc viết “Hà Nội ngày tháng cũ” khi ông chưa từng đặt chân đến Hà Nội, chỉ ôm mối hoài tưởng về những năm 1950, khi “Hà Nội ngày tháng cũ, có tiếng oanh ca bên bờ tường vi. Hà Nội ngày tháng cũ, có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều, tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè, mùa thu theo gió heo may”… Chỉ vậy thôi mà cũng đủ khiến cho bao người phải mơ màng, phải xốn xang.
Thi sĩ Phan Vũ- một người xa Hà Nội vào Nam sinh sống cũng mang hình ảnh đôi guốc của người con gái Hà thành vào thơ ông: “Em ơi! Hà Nội – Phố!Ta còn em ráng đỏ chiều hôm/Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ/Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá/Gã đầu trần thơ thẩn đường mưa…” như một kỷ niệm không dễ phai mờ.
Hà Nội hôm nay đã đi quá xa Hà Nội của tiếng guốc thanh bình một thuở, lúc mà các cô gái “con nhà” mỗi khi ra đường thường gửi gót son vào đôi guốc mộc, họ đi nhẹ nhàng, không kéo lê. Nếu có đạp xe thì đạp xe thật chậm, mũi guốc bao giờ cũng hướng vào trong, ý nhị và duyên dáng.
Giờ này những hàng bán guốc mộc ở Hà thành dường như cũng dần tiệt bóng. Hà Nội xưa có có hai làng chuyên đóng guốc là Kẻ Giày và làng Yên Xá, trong đó Yên Xá được ví như "kinh đô" của nghề guốc, nơi cung cấp một lượng guốc lớn cho khắp vùng Hà Đông, Hà Nội...
Những tinh xảo một thời đọng trong đôi guốc mộc được làm bằng gỗ vạng, bồ đề, xoan, gáo, thông, trong chiếc quai xinh xẻo tết bằng mây khuôn lấy bàn chân son. Tất cả được làm theo lối thủ công, người mang đôi guốc nhiều khi còn cảm nhận được hơi ấm bàn tay người thợ.
Tất nhiên chẳng ai bắt được phụ nữ Hà thành hôm nay cứ phải mang hoài một loại guốc mộc đơn sơ khi mà thị trường thời trang giày dép đang ê hề chồng chất khắp phố phường, khắp chợ cùng quê. Nhưng chợt thấy thương thương làm sao mỗi khi nhớ về tiếng guốc, nó vắng xa từ lúc nào, chẳng ai biết nữa.
Tiếng guốc lao xao trên vỉa hè, tiếng leng keng tàu điện, tiếng ve râm ran trên những hàng sấu tháng Năm… những thanh âm ấy đang rời xa Hà Nội, lặng lẽ và kiêu kỳ như phấn hương rời bỏ một người đàn bà đã qua thời xuân sắc. Có ai thấy buồn nhớ, có ai thấy tiếc thương?
Thôi thì đành mượn lời nhạc sĩ Hoàng Dương- người đã ngậm ngùi tự ru mình: “Hà Nội ơi, nỗi lòng gởi gấm cho nhau, nhớ hoài chỉ biết thương đau, đắm say chờ những kiếp sau…”
- Mi An
Bàn ra tán vào (0)
Tiếng guốc lao xao khua trên vỉa hè...
Tiếng guốc lao xao khua trên vỉa hè...
(Trái hay phải)- "Hà Nội ơi, nước hồ là ánh gương soi, nắng hè tô thắm lên môi, thanh bình tiếng guốc reo vui…”, người nhạc sĩ năm nay đã bước vào tuổi 80 vẫn lưu trong lòng mình những âm thanh xinh xẻo ấy. Dù cho phụ nữ Hà Nội giờ hầu như chẳng còn ai đi guốc nữa…
Guốc mộc |
Hôm tôi đến thăm ông, ở tuổi 80, nhạc sĩ Hoàng Dương, vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Ông- người viết ra một trong những bản tình ca hay nhất cho Hà Nội vẫn còn nhiều trăn trở, băn khoăn.
Ông bảo: “Các ca sĩ hát bài “Hướng về Hà Nội” của tôi hình như không hiểu chuyện xưa, nên họ cứ tự ý hồn nhiên đổi ca từ của tác giả đi, mình nghe thấy ấm ức lắm mà không biết làm thế nào”.
Trong tâm trí của nhạc sĩ Hoàng Dương, hình ảnh một người em gái Hà Nội gợi cảm hứng cho ông viết “Hướng về Hà Nội” sau gần 60 năm vẫn chưa bao giờ phai mờ, người ông chưa từng gặp lại kể từ khi bà theo chồng vào Nam ở cuộc di cư năm 1954.
Người con gái mà hễ nhớ đến là ông nghe bên tai mình “thanh bình tiếng guốc reo vui”, còn giờ đây, các ca sĩ trẻ hát đến câu ấy cứ tự động đổi thành “thanh bình tiếng hát reo vui” khiến nhạc sĩ bất bình mà không biết tỏ cùng ai.
Nhạc sĩ Hoàng Dương bảo, hồi xưa nữ sinh Hà thành mang guốc đi học chứ không đi dép. Vào những chiều tan trường, áo dài nữ sinh bay phấp phới, đẹp vô cùng. Hà Nội lúc ấy chỉ mười mấy vạn dân, cứ mỗi lần nghe ai hát, ông lại thấy không gian xưa trở về, vượt qua mọi cách trở thời gian.
Một nhạc sĩ khác, Song Ngọc, cũng yêu Hà Nội ngày tháng cũ với tiếng guốc mộc của các nữ sinh trên vỉa hè. Mà lạ cho một điều là Song Ngọc viết “Hà Nội ngày tháng cũ” khi ông chưa từng đặt chân đến Hà Nội, chỉ ôm mối hoài tưởng về những năm 1950, khi “Hà Nội ngày tháng cũ, có tiếng oanh ca bên bờ tường vi. Hà Nội ngày tháng cũ, có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều, tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè, mùa thu theo gió heo may”… Chỉ vậy thôi mà cũng đủ khiến cho bao người phải mơ màng, phải xốn xang.
Thi sĩ Phan Vũ- một người xa Hà Nội vào Nam sinh sống cũng mang hình ảnh đôi guốc của người con gái Hà thành vào thơ ông: “Em ơi! Hà Nội – Phố!Ta còn em ráng đỏ chiều hôm/Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ/Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá/Gã đầu trần thơ thẩn đường mưa…” như một kỷ niệm không dễ phai mờ.
Hà Nội hôm nay đã đi quá xa Hà Nội của tiếng guốc thanh bình một thuở, lúc mà các cô gái “con nhà” mỗi khi ra đường thường gửi gót son vào đôi guốc mộc, họ đi nhẹ nhàng, không kéo lê. Nếu có đạp xe thì đạp xe thật chậm, mũi guốc bao giờ cũng hướng vào trong, ý nhị và duyên dáng.
Giờ này những hàng bán guốc mộc ở Hà thành dường như cũng dần tiệt bóng. Hà Nội xưa có có hai làng chuyên đóng guốc là Kẻ Giày và làng Yên Xá, trong đó Yên Xá được ví như "kinh đô" của nghề guốc, nơi cung cấp một lượng guốc lớn cho khắp vùng Hà Đông, Hà Nội...
Những tinh xảo một thời đọng trong đôi guốc mộc được làm bằng gỗ vạng, bồ đề, xoan, gáo, thông, trong chiếc quai xinh xẻo tết bằng mây khuôn lấy bàn chân son. Tất cả được làm theo lối thủ công, người mang đôi guốc nhiều khi còn cảm nhận được hơi ấm bàn tay người thợ.
Tất nhiên chẳng ai bắt được phụ nữ Hà thành hôm nay cứ phải mang hoài một loại guốc mộc đơn sơ khi mà thị trường thời trang giày dép đang ê hề chồng chất khắp phố phường, khắp chợ cùng quê. Nhưng chợt thấy thương thương làm sao mỗi khi nhớ về tiếng guốc, nó vắng xa từ lúc nào, chẳng ai biết nữa.
Tiếng guốc lao xao trên vỉa hè, tiếng leng keng tàu điện, tiếng ve râm ran trên những hàng sấu tháng Năm… những thanh âm ấy đang rời xa Hà Nội, lặng lẽ và kiêu kỳ như phấn hương rời bỏ một người đàn bà đã qua thời xuân sắc. Có ai thấy buồn nhớ, có ai thấy tiếc thương?
Thôi thì đành mượn lời nhạc sĩ Hoàng Dương- người đã ngậm ngùi tự ru mình: “Hà Nội ơi, nỗi lòng gởi gấm cho nhau, nhớ hoài chỉ biết thương đau, đắm say chờ những kiếp sau…”
- Mi An