Đoạn Đường Chiến Binh

Tiểu Phúc

Chẳng biết vì lý do gì mà cha mẹ của bạn tôi lại nỡ đặt cho anh cái tên mang ý nghĩa thật khiêm nhường. Thông thường các bậc sinh thành ai cũng muốn tương

(Viết cho hương hồn bạn tôi, nạn nhân của cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế)

       Chẳng biết vì lý do gì mà cha mẹ của bạn tôi lại nỡ đặt cho anh cái tên mang ý nghĩa thật khiêm nhường.  Thông thường các bậc sinh thành ai cũng muốn tương lai con mình rạng rỡ hay ít ra cũng hy vọng con mình sau này ăn nên làm ra, giàu sang phú quý, nên thường đặt cho con những cái tên thật "kêu" chẳng hạn như: Huy Hoàng, Vinh Quang, Tiến Dũng hay Đại Phúc vv...  Con gái thì ôi thôi, mang nhiều cái tên đọc lên là cả một trời tưởng tượng, nói lên không biết cơ man nào là ước mơ về công dung, ngôn hạnh, văn chương, thi phú lãng mạn, trữ tình... nào là Hằng Nga, Diễm Kiều, Nhân Đức, Thục Trinh, Hoàng Lan, Thu Phong vv...  Kể sao cho xiết!  Thế mà bạn tôi lại mang tên Tiểu Phúc! 
       Bạn tôi, dù là một triết nhân, xem đời như hư vô nhưng vẫn thường tâm sự với tôi rằng anh linh cảm đời anh sẽ thiếu hạnh phúc, do cái tên mang điềm gở này sẽ vận vào đời anh.  Thật ra tên của anh, nôm na, mộc mạc và đơn giản hơn nhiều, một cái tên thật bình dân nhưng vì nay anh đã ra người thiên cổ nên tôi không muốn nêu đích danh tên cúng cơm của anh ra trong câu chuyện về đời anh, hay nói đúng hơn là câu chuyện của một quãng đời của anh mà tôi biết được, trong thời gian chúng tôi tình cờ quen nhau trong một thành phố nhỏ bé miền Trung của quê hương Việt Nam yêu dấu.  Tôi đã nhiều lần, nửa đùa, nửa thật bảo anh nên về Huế tìm đến một chiêm tinh gia, bỗng một thời nổi tiếng nhờ tài tiên tri, bói toán, xem vận số con người và phong thủy thật linh nghiệm để nhờ ông ta gieo quẻ, phù phép và đổi tên cho đời lên hương.
       Ông "Ma y thần tướng " này vốn là một nhà giáo.  chẳng biết hồn ma, bóng quế nào nhập vào người ông mà một sớm, một chiều ông nổi danh là chiêm tinh gia, nói đâu, trúng đó, đã giúp cho nhiều thân chủ ăn nên, làm ra và tránh được nhiều tai nạn hi hữu.  Đặc biệt ông ta lúc xem quẻ thay vì hỏi tuổi tác của thân chủ như những vị lốc cốc tử khác, thì ông ta lại "văn minh" hơn nên bao giờ cũng hỏi tên họ của khách hàng.  Và rất ít khi ông ta bằng lòng với cái tên của khách hàng, ông luôn luôn khuyên khách hàng nên về nhà sắm sanh lễ vật, mua cua trứng để thay tên, dĩ nhiên họ thì vẫn giữ y nguyên không thể thay đổi được.  Báo hại nhiều người vì quá tin tài của ông ta nên phải tốn công, tốn của, ra "ba tòa ông lớn" xin làm lại giấy khai sanh và do đó phải đổi tên trên tất cả bằng cấp nếu có và những giấy tờ linh tinh liên quan đến tên cũ quá xấu của mình.  Hình như cũng có không ít trường hợp nhờ đổi tên mà tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt.  Những cái tên như Nguyễn Tử Thương hay Lê Thường Quỵ nếu là dân nhà binh thì dù không tin thầy tướng số, tôi nghĩ cũng nên chịu khó đổi tên để khỏi phải ngã quỵ trên chiến trường.  Cụ Nguyễn Du đã từng phán rằng: "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" mà lị!
       Có nhiều cái tên dù không tin dị đoan nhưng thấy nó vận y boong vào cuộc đời.  Tôi biết có một cô giáo, chẳng biết tại làm răng mà cha mẹ lại đặt tên là Chồn và sau này lại bền duyên giai ngẫu với một ông thuộc ngành mô phạm tên là Cáo.  Quý vị có thấy là duyên tiền định hay không?  Chồn thì kết phu phụ với cáo là quá đúng với luật tồn sinh của tạo hóa rồi, không sai chạy đi đâu được hết.  Có những kết hợp thật lạ kỳ không thể nào giải thích được ngoài thuyết số mạng tiền định.  Chẳng hạn một trường hợp ly kỳ khác mang tính chất khôi hài nhưng có thật một trăm phần trăm mà trong lứa tuổi của tôi nơi quê hương Núi Ngự sông Hương, rất nhiều người biết đến: Một Cô (nay thì đã thành Bà vì đã ngoài bảy mươi hay tám mươi gì rồi) tên là Ngọc Cầu hay Nguyệt Cầu gì đó, tên thật đẹp thế mà Nguyệt Lão lại xe tơ cùng với một ông tên là Tiêu.  Hai tên này ghép vào nhau thì thật chẳng thơm tho tí nào!  Xin quý vị đương sự niệm tình tha cho tôi cái lỗi đã đưa quý vị vào một sự kiện gần như là lịch sử này, không ngoài mục đích nói lên một ngẫu nhiên tiền định trong cõi ta bà này.  Mà tôi thì lại rất tin vào thuyết số mạng!
       Bạn tôi vốn là một triết gia, thấm nhuần lẽ vô thường trong quan niệm hư vô của Phật giáo, nên vẫn giữ y nguyên tên móc nôi không chịu thay đổi.  Cuộc đời của Tiểu Phúc từ nhỏ cho đến khi tốt nghiệp Đại Học vẫn êm đềm trôi xuôi, bình lặng những ngày Xuân, tháng Hạ.  Tiểu Phúc tuy là dân gốc Thần Kinh, chốn đế đô ngàn năm văn vật, nhưng anh chẳng biết gì về Huế, vì ngay từ thuở ấu thơ, cha mẹ anh đã đem anh lên sinh sống tại Đà Lạt, nơi còn được gọi là "Hoàng triều cương thổ."  Đời anh đã gắn liền với Huế như thế đó, xa Huế nhưng lại sống trong vùng đất của nhà vua. 
       Tôi quen anh thật tình cờ nhân một hôm quá nhàn rỗi, tôi muốn giết thì giờ nên vào một quán "Bar" nhâm nhi men rượu bên các kiều nữ chiêu đãi viên.  Chúng tôi đang ở trong một thành phố nhỏ miền Trung, nơi đặt bộ tư lệnh của Sư đoàn 25 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa.  Tuy là một thành phố nhỏ được người dân ở đây đặt một cái tên khá khôi hài là "Thành phố chữ thập", vì chỉ có hai con đường lớn cắt nhau thẳng góc thành hình chữ thập, nhưng chẳng thiếu món du hí nào nhất là sinh hoạt của các "bar" lại khá tấp nập chẳng thua bất cứ một thành phố lớn xô bồ nào của miền nam nước Việt.  Lý do chính là nơi đây đã từng xảy ra những cuộc hành quân quy mô chiến lược, những chiến trận khốc liệt vang danh như Đỗ Xá, Ba Gia, Thạch Trụ. Hai địa danh sau là nơi các anh hùng mũ nâu đã từng nêu cao màu cờ sắc áo của binh chủng kiêu hùng Biệt Động Quân.  Sau những ngày hành quân gian khổ, các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thường đến tìm vui như một hình thức khao quân trong các "bar" để hoặc kể cho nhau nghe những chiến thắng oai hùng hoặc để nhận chìm trong men rượu nổi đau đớn, mất mát các chiến hữu thân yêu. 
       "Bar" dường như là đất dụng võ, đặc biệt dành riêng cho giới "nhà banh".  Dân "civil" muốn đến đây, thường phải đi kèm với dân "kaki" hoặc dân "áo hoa rừng rằn ri" thì lại càng tốt để có thể tránh khỏi những trận ẩu đả, thường khi vô cớ, hậu quả của những cơn buồn phiền, uất nghẹn hay những niềm hân hoan quá độ, không thể đè nén được khi con người từ cõi chết trở về, những con người đôi lúc kiêu hãnh trong nỗi niềm chua chát mỉa mai, tự cho mình là "Người về từ rừng núi".  Thật vậy, họ là những quân nhân xông pha chiến trận, ở mãi tận rừng sâu vắng bóng đời sống văn minh của phố thị xa hoa.  Họ trở về thành phố với thương tích bầm dập trên thể xác và trong tâm hồn.  Họ trở thành những người hùng cô đơn, đôi khi "tàn ác" vì bi phẫn, vì bất mãn, vì đau thương đang tràn ngập cõi lòng.  Họ sẵn sàng xem căn phòng nhỏ dưới ánh đèn mờ ảo của các "bar" như một trận địa mới.  Chỉ cần một câu nói không vừa lỗ tai, một hành vi xốn mắt của tha nhân là cơn cuồng nộ bùng nổ, thật vô lý nhưng rất dễ giải thích, đưa đến những tranh đua, những ẩu đả thật đáng tiếc.
       "Bar" là đất của các "yên hùng"!  Thế mà hôm đó, trong lúc tôi đang ba hoa chích chòe, cả mồm miệng lẫn tay chân bên cạnh một nữ chiêu đãi viên duyên dáng, thì một anh chàng trang phục dân sự, dáng đi khật khà, khật khưỡng, xiêu vẹo, người như chồm hẳn về phía trước, mắt đeo kính cận, tóc bù rối rất nghệ sĩ, môi cười khinh bạc đượm nét phong trần của kẻ cóc cần đời, tà tà bước vào "bar".  Vừa trông thấy anh chàng, tôi đã thấy toát ra từ vóc dáng ấy chất gàn bướng của "cuồng sĩ", của triết gia xem thường thế sự.  Trong "bar" lúc bấy giờ không còn bàn trống, anh chàng đưa mắt nhìn quanh, bình thản, nếu không muốn nói là phong cách đượm mùi "anh chị", anh từ từ tiến về phía tôi, rất lịch sự xin được phép ngồi cùng bàn và tự giới thiệu: "Tôi là Tiểu Phúc, anh cứ gọi tôi là Sáu Phúc cho thân mật, rất hân hạnh được quen anh!"  Thật là tác phong giang hồ!  Ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ, tôi đã có cảm tình với ông bạn mới. 
       Qua một lúc chuyện trò, tôi được biết Tiểu Phúc và tôi cùng là con dân xứ Huế.  Sáu Phúc thật phóng khoáng, nhiều khôi hài tính, anh cho tôi biết anh hiện là giáo sư môn Triết của trường trung học công lập tỉnh lỵ.  Tôi cười bảo anh thảo nào khi trông thấy anh, tôi đã mường tượng hình ảnh của triết gia Diogene đang cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm "Người".  Anh khoái chí cất tiếng cười dòn tan, thật sảng khoái như chung quanh chẳng có ai ngoài anh và tôi.  Tôi giật thót mình khi thấy những ánh mắt thoáng vẻ bất bình của các quân nhân hiện diện trong "bar".  Cũng may là mọi người đang mãi tíu tít bên cạnh các nữ chiêu đãi viên nên đã không có ai nổi máu yên hùng vì không ai thừa thãi tay chân để động võ, chiến trường của họ hiện giờ là những đường cong nẩy lửa của các người đẹp mà họ đang say sưa thám thính và chinh phục những đồi núi và thung lũng, suối khe phì nhiêu căng tràn sức sống.  Hơn nữa bên cạnh chúng tôi lúc bấy giờ cũng có vài ba ông bạn áo hoa rừng, mũ nâu nên vấn đề "an ninh" khá an toàn trong chốn yên hoa này.
        Kể từ hôm hội ngộ trong "bar", tôi thường lui tới nhà Tiểu Phúc để nghe anh ta nói về triết thuyết này, phê bình triết thuyết nọ.  Sáu Phúc thuê một căn phòng nhỏ trong một dãy phố gồm 5 căn do một ông Ba Tàu làm chủ để cho các anh chàng độc thân thuê mướn.  Kích thước căn phòng chỉ vừa đủ chỗ để kê 1 cái giường và một cái bàn cùng vài chiếc ghế.  Trong phòng có một vòi nước nhưng không có "lavabo".  Người thuê phòng phải mua một chiếc thau đặt trên một chiếc ghế cao ngay dưới vòi nước để hứng nước làm vệ sinh cá nhân buổi sáng.  Có hai phòng tắm ở ngay sau dãy phố dùng chung cho cả 5 người thuê phòng. Kể cũng khá đầy đủ tiện nghi trong một thành phố nhỏ không nhiều dân cư tứ xứ về đây sinh sống. Trước 5 căn phòng là một hành lang dài, khá rộng, có cửa sắt ra vào, ngăn cách với cuộc sống bên ngoài đường phố nên người thuê phòng như bạn tôi cũng hưởng được một đời sống riêng tư, thoải mái và tự do.
       Chúng tôi mến nhau vì có cùng một quan niệm sống phóng túng, không câu chấp những nghi tiết, những ràng buộc đạo đức khắc khe. Chúng tôi sống thật hồn nhiên và cởi mở trong cảnh "xa quê hương nhớ Mẹ già".  Bạn tôi sống bình dị như một triết nhân. Tôi thì ngông nghênh như một kẻ sĩ lạc đệ thời.  Tôi bị thuyên chuyển đến làm việc tại tỉnh lỵ nhỏ bé này vì đã dám chống lại một cuộc "đấu tố" Cần Lao, sau quốc biến 1963, mặc dù tôi chẳng có dây mơ rễ má gì với đảng Cần Lao Nhân vị.  Sự ra đi vĩnh viễn của vị Tổng Thống khả kính đã gây nên sự sụp đổ của những giá trị xã hội như tình nghĩa thầy trò, như tương quan giữa thượng cấp và thuộc cấp vv...  Vì thế, sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung, phong trào "đấu tố" kiểu VC đã bùng lên như nạn cháy rừng, lan tràn khắp nơi: Trò tố thầy, giáo sư kết tội hiệu trưởng, nhân viên buộc tội trưởng ty, trưởng ty tố cáo giám đốc là đảng viên Cần Lao vv...  Thật là một cảnh hỗn độn, bát nháo!  Lắm kẻ đã thừa nước đục thả câu, dùng chiếc mũ Cần Lao để trả thù cá nhân, một cách hèn hạ.  Vì nổi máu anh hùng kiểu các hiệp sĩ Tàu trong các truyện kiếm hiệp, tôi đã đứng lên bênh vực một bạn đồng nghiệp bị chụp mũ Cần Lao, nên đã chịu biện pháp kỷ luật thuyên chuyển đến tỉnh lỵ nhỏ bé này và may mắn gặp được bạn hiền Tiểu Phúc.
       Nhân có người trả lại căn phòng trong dãy phố Tiểu Phúc cư ngụ, tôi vội dọn ngay về ở đó, cạnh bạn tôi và nhờ thế, hôm nay tôi có thể viết lại một quảng đời của người bạn thân thiết từ lúc lọt lòng Mẹ đã mang một cái tên bất tường.
       Tiểu Phúc có rất nhiều đam mê và đam mê nào anh cũng dấn thân vào một cách độc đáo, khác hẳn thiên hạ.  Hành trang của anh khi đặt chân đến thành phố này, ngoài một số quần áo thật bình thường là một va li sách triết học, vừa ngoại ngữ, vừa quốc ngữ và một cây vĩ cầm xưa cũ, đã qua tay bao đời chủ, trước khi vào tay anh.  Lúc nổi hứng, bạn tôi có thể ngồi hút thuốc lá hết điếu này đến điếu khác, hút để trừ cơm và để có hứng thao thao bất tuỵệt giảng giải về Hiện Tượng Luận, về thuyết Hiện Sinh hay về Marxisme.  Học sinh của anh rất mến phục anh về kiến thức sâu rộng của anh cũng như về lối sống giản dị, xuề xòa, rất bình dân và dĩ nhiên rất dễ thân thiện của anh. 
       Tôi không thích Triết lý như một môn học, vì nó như là một món ăn khó tiêu hóa, lắm khi nghe bạn tôi giảng giải xuôi lọt, hấp dẫn lắm nhưng tôi chả hiểu gì, cứ nghe như vịt nghe sấm.  Nhưng tôi lại lấy làm thích thú khi có người như bạn tôi, đem mớ triết lý mà tôi cho là hỗn tạp đó áp dụng vào cuộc sống với những phong cách sống, những luận điệu, những hành xử "kỳ quái, điên điên, khùng khùng".  Những tư tưởng gàn ơi là gàn, nhưng lại rất ngộ nghĩnh, độc đáo và mang nhiều hài tính quả thật đã hấp dẫn tôi.  Chẳng hạn, một hôm, lúc nửa đêm, tôi đang ngủ say thì bạn tôi gõ cửa phòng đánh thức tôi dậy chỉ để bảo cho tôi biết là anh ta vừa khám phá ra một chân lý vừa điên khùng vừa hữu lý: " Tau biết vì sao mà đức Phật Thích Ca phải từ bỏ ngai vàng để đi tu.  Đấy chỉ là vì con người trong tư thế ngồi đại tiện (bạn tôi không văn chương hoa lá cành như tôi đâu, anh dùng ngay động từ nôm na, "bình dân học vụ", diễn tả đệ tứ khoái trong đời) trông thật xấu xí, tầm thường và đáng thương hại. 
       Than ôi!  Bạn tôi, một con người có đầu óc thật trào phúng, thật dễ thương như vậy mà lại đã sớm ra người thiên cổ!  Tôi nghĩ là nếu Tiểu phúc còn sống thì lúc VC cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam của chúng ta, trước những luận điệu ngốc nghếch, khờ khạo ấu trĩ của lũ cán bộ trả bài như con vẹt khi chúng lên lớp giảng dạy chính trị, ca tụng chủ nghĩa cộng sản, thế nào chúng cũng được nghe bạn tôi sửa lưng bằng những câu châm biếm, khôi hài ý nhị của một anh chàng cuồng triết, xem đời như một chuyến đi và về: "Sinh ký, tử quy, sống gửi thác về."  Tôi được kể lại rằng nhân một buổi học tập chính trị tại một trường trung học nọ vào những ngày đầu tháng Năm 1975, một giáo sư Triết đã phát biểu như sau: " Tôi không muốn ra ngoại quốc, tôi muốn ở lại trên quê hương không phải vì tôi đồng ý với các anh về những danh từ: Độc Lập, Tự Do, Hòa Bình, Hạnh Phúc mà vì tôi muốn nhìn lá me bay trên đường phố ,và làm thơ ca ngợi tình yêu".  Tôi rất khâm phục ông giáo sư này nhưng tôi lại nghĩ giá mà bạn tôi còn sống chắc anh đã có những ý nghĩ ngộ nghĩnh, gàn bướng và dễ thương hơn.
       Lại một hôm, Tiểu Phúc gọi tôi sang phòng anh ta và chỉ cho tôi xem một tấm hình của Chúa Giê Su qua nét vẻ thật xuất hồn của một họa sĩ tôi quên mất tên.  Anh gắn bức họa vào khung hình trước đây là một tấm ảnh của một đôi trai tài, gái sắc, nghệ sĩ, chàng đang say sưa kéo vĩ cầm và nàng đang đắm hồn trên phím dương cầm.  Tiểu Phúc rất thích bức ảnh nghệ thuật này này.  Nhưng không hiểu sau một chuyển biến tư tưởng nào, mà anh ta đã thay thế hình ảnh thơ mộng đó bằng bức họa Chúa Giê Su đóng đinh trên thánh giá.  Anh bảo tôi là anh linh cảm đời anh sẽ rất ngắn ngủi, anh sẽ không có con nối dõi tông đường và vì anh không thể viết di chúc cho ai, nên anh phải viết di chúc cho Chúa.  Do đó anh mang tranh của Chúa về gắn lên khung hình treo trên tường.  Di chúc này Tiểu Phúc đã thức nhiều đêm trắng để viết.  Nhưng, như đa số các nghệ sĩ sáng tác, họ không bao giờ hài lòng với tác phẩm của họ nên bạn tôi đã xé nát bản thảo di chúc và tôi đã không bao giờ được xem những gì anh viết trong di chúc để lại cho Chúa.
       Anh đam mê viết và anh cho biết là anh đang cưu mang một truyện dài thật độc đáo.  Thỉnh thoảng anh đọc cho tôi nghe một vài đoạn đắc ý từ tập bản thảo của anh, mà chỉ mới nhìn thoáng qua tôi đã choáng váng mặt mày, vì những giòng chữ xiêu vẹo không ngay hàng thẳng lối, nét chữ nhỏ li ti như phân muỗi trông thật kỳ dị.  Tôi không biết làm thế nào mà anh ta có thể đọc được những hàng chữ như thế trong khi mắt anh lại cận thị khá nặng.  Tôi không nhớ rõ anh đã tốn bao nhiêu thời giờ để hoàn tất cuốn truyện đầu tay của anh, vì đã có nhiều thời gian gián đoạn do nguồn hứng của anh chợt tắt, hoặc vì anh vướng mắc vào một nỗi đam mê khác.  Tôi nhớ là anh chưa kịp chép lại rõ ràng bản thảo và một hôm anh băn khoăn, nhăn nhó như khỉ ăn ớt, như người mắc bệnh trĩ, anh tìm tôi và cho biết anh đang do dự không biết chọn đoạn kết với nhân vật chính chết bất đắc kỳ tử, hay vẫn cho nhân vật này sống để có một "happy ending".  Tập truyện này đã chịu cùng một số phận với bản di chúc anh viết cho Chúa, một đống tro tàn trôi theo máng nước, được anh tiễn đưa với gương mặt thẫn thờ.
       Sáu Phúc đam mê âm nhạc nhưng anh không bao giờ dạo đàn giữa ban ngày.  Chẳng phải ngón đàn anh không điêu luyện, mà vì một lý do thầm kín tình cờ tôi khám phá được, nhân một đêm tôi chợt thức giấc và thoáng nghe tiếng vĩ cầm từ phòng Sáu Phúc vọng sang.  Tôi tò mò nhìn qua khe hở cửa phòng của bạn tôi và thấy anh trần truồng như nhộng, đang say sưa dạo đàn.  Tôi không nén nổi bật cười và mở cửa phòng bước vào.  Sáu Phúc thoáng cau mày và bỗng cười khà khà không chút ngượng ngùng.  Anh giải thích cho tôi nghe vì sao anh phải trang phục như Adam khi dạo đàn.  Theo anh, âm nhạc là một môn nghệ thuật của các bậc thánh nhân, nên khi ta muốn trình diễn thành công, đặc sắc, ta phải trở về nguồn gốc của con người, ta phải gột bỏ tất cả những dơ bẩn trần tục như áo quần giày dép, ta phải dẹp bỏ tất cả các tạp niệm trong lòng, để lắng hồn trong tiếng nhạc.  Vì thế, thời gian lúc quá nửa đêm, không gian thanh vắng đúng là lúc để ta say sưa với cung đàn, điệu nhạc và phục sức theo Adam, ấy là ta đã trở về nguồn cội.  Do đó tiếng đàn sẽ thấm đượm nét thanh cao, không nhuốm mùi tục lụy. 
       Trước đây tôi chỉ nghe rằng, trước khi dạo đàn, người xưa phải tắm gội sạch sẽ, ăn chay nằm đất 3 ngày và khăn áo tề chỉnh.  Nay bạn tôi lại giải thích khác hẳn, nhưng nghe ra cũng có phần hữu lý.  Lối lập luận của anh thật độc đáo và ngông cuồng, nhưng tôi không lấy gì làm la, vì anh hầu như không thể thích nghi với nếp sống văn minh, xô bồ, lệ thuộc vào cơ khí, nô lệ kỹ thuật.  Nhìn anh đứng bên vệ đường chờ cho giòng xe cộ ngưng hẳn để băng ngang qua đường trong dáng dấp khép nép, e dè, sợ sệt, mắt láo liên nhìn ngược, nhìn xuôi, thật khó thể nín cười và cũng không ngăn nổi lòng thương hại.  Đi với anh trên đường phố, lắm lúc mình qua bên kia lề đường từ hồi nào và quay sang bên cạnh để tiếp nối câu chuyện thì không thấy anh đâu, hóa ra là anh đang còn đứng bên kia đường và chưa dám băng qua mặt lộ.  Trông anh thật vụng về, tuy anh không nhỏ con, thân hình khá cao ráo, khuôn mặt thông minh, nhưng bị "phá tướng" vì đôi mắt lá răm nhỏ bé trông thật "đĩ".  Có lúc thấy các bạn láng giềng tập thể dục, nâng tạ vv... anh cũng hăng hái tập, còn hăng hơn cả các bạn khởi xướng, nhưng khốn nổi ngực anh là loại ngực rùa, nên dù cố gắng tập luyện mà ngực vẫn không thấy nở nang.
       Trong con người của Tiểu Phúc, luôn luôn hiện diện hai thái cực: Anh rất lãng mạn, lý tưởng và cũng rất bê tha, tứ đổ tường gồm đủ.  Anh chơi xì phé rất cừ, khó thể đoán được con bài tẩy của anh khi nhìn nét mắt lầm lì, đôi môi thâm rít thuốc liên hồi.  Anh có khả năng đoán được bài trong cọc, lắm lúc thật chính xác.  Anh chơi xì phé để mua cảm giác mạnh chứ không ham tiền.  Có hôm anh "gồm thâu thiên hạ", ăn sạch hết tiền của các con bạc, thế rồi anh lại cho họ mượn tiền để tiếp tục sát phạt cho đến khi gậy ông đập lưng ông, tiền anh cho mượn đã quật ngược lại đánh anh tơi bời hoa lá.  Anh biết anh vi phạm nguyên tắc sơ đẳng trong nghề cờ bạc là không cho mượn tiền trên chiếu bạc.  Nhưng anh cứ cười khà khà, rời chiếu bạc không một đồng dính túi với phong thái hào hoa rất chi là "triết".
       Đến cái màn ái tình của Tiểu Phúc mới thật là không giống ai!  Anh có một "người yêu bé nhỏ" như anh thổ lộ với chúng tôi.  Cô nàng có vóc dáng thật bé nhỏ, chỉ đứng ngang vai Tiểu Phúc.  Nét mặt thông minh, duyên dáng, mắt buồn diệu vợi, tóc thề tha thướt.  Nhìn dáng cô đi trông giống loài chim sẻ chúi mỏ mổ mồi, tướng đi không mấy khoan thai theo kiểu "số gian nan không giàu".  Nàng biết làm thơ và viết văn nên hai người gặp nhau qua mối duyên văn nghệ.  Sáu Phúc yêu cô nàng bằng một tình yêu thanh cao, thật lý tưởng, không vẩn đục một tơ hào nhục dục, một thứ tình yêu của người anh trai yêu cô em gái bé bỏng, ngây thơ.  Một hôm, tôi nghe từ phòng anh ta tiếng cười khà khà độc đáo biểu tỏ một niềm vui trong sáng ngất trời.  Tôi tò mò đi ngang phòng anh để được chứng kiến một hoạt cảnh "ly kỳ": (Cửa phòng anh bao giờ cũng mở rộng những khi người yêu bé nhỏ của anh đến thăm như để muốn chứng tỏ với mọi người mối tình thanh cao trong trắng của anh) Sáu Phúc đang ẵm cô em bé bỏng trên tay, đi loanh quanh trong căn phòng nhỏ giống hệt Mẹ ẵm con trong niềm vui pha lẩn kiêu hảnh vì đã tạo nên được một hình hài xinh đẹp dễ thương. 
       Bạn tôi là một cây tán gái thật bạo vì anh bất cần đời, coi thường tiểu tiết, nên anh thích gì là nói đó chẳng cần phải e dè, đắn đo, uốn lưỡi bảy lần như Tô Tần, Trương Nghi hai thuyết khách đời Xuân Thu bên Tàu.  Cũng may là anh chàng rất chi là nịnh đầm, nên dù táo bạo anh vẫn rất được lòng các bà, các cô.  Câu kinh nhật tụng của anh là: "Trong trái tim của bất cứ người đàn bà nào cũng có một góc nhỏ bé, trong đó chứa đựng tuổi đôi mươi".  Nhờ am hiểu tâm lý đàn bà như thế nên ngoài mối tình thanh cao với cô nàng thi sĩ của lòng anh, anh còn chinh phục được một thiếu phụ trung niên, tức là lớn tuổi hơn anh khá nhiều.  Cô nàng vẫn thường đến thăm anh và lần nào cũng thế, anh đóng kín cửa phòng và chúng tôi ai cũng thừa biết anh chàng buông thả cho đam mê ngút ngàn, giải tỏa những ẩn ức mà anh cố đè nén khi kề cận người yêu lý tưởng. 
       Chúng tôi tôn trọng tự do cá nhân nên không một lời bàn tán về mối tình trái cựa này.  Chẳng những thế mà chúng tôi còn bao che cho anh, khi người yêu bé bỏng của anh bất ngờ đến thăm trong lúc anh bận tiếp người tình phiêu lãng.  Dạo đó tôi nhớ đã nói đùa với anh: "Sáu Phúc, dạo này tau thấy mày đỏ da thắm thịt ra, nhờ gì vậy, âm dương hòa hợp à?"  Anh nhìn tôi bằng đôi mắt lá răm thật "đĩ" và hóm hỉnh bảo: "Tau áp dụng "Cunnilingus" và uống la de cùng cô đào già."  Như tôi đã nói, Sáu Phúc lắm lúc thật "cynique".  Anh nói tiếp thật đểu: "Tau nghĩ rằng chất "houblon của la de và chất "acide lonique" (một hóa chất do bạn tôi đặt tên, không có trong từ điển khoa học) đã tác dụng thật hữu hiệu làm cho sức khỏe gia tăng.  Tôi đã bật cười tán thưởng một từ ngữ lý thú do bạn tôi sáng tạo, nhờ cuộc tình nhục dục của anh và thiếu phụ đa tình. Nhưng cuộc tình vụng trộm này rồi cũng đã đến lúc phải chấm dứt, để bạn tôi đón người yêu bé nhỏ của anh về dưới mái ấm gia đình. 
       Một lễ cưới đơn sơ được cử hành chỉ vài tháng trước biến cố Mậu Thân.  Những ngày đầu năm Mậu Thân, anh theo vợ về Huế đón Xuân, gần vùng thượng thành kế cận cửa Đông Ba.  Chẳng may cho bạn tôi, vùng này là nơi VC pháo kích ào ạt lúc chúng bị quân lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bật ra khỏi Thành Nội Huế.  Bạn tôi và người vợ yêu dấu cùng thai nhi vừa tượng hình trong bụng mẹ đã là nạn nhân của những hỏa tiển 122 ly VC pháo kích bừa bãi vào khu dân cư trong dịp Tết Mậu Thân tại cổ thành Huế.  Bạn tôi với cái tên đinh mệnh Tiểu Phúc đã vĩnh viễn ra đi, thân xác không hề mang thương tích vì chỉ bị chấn động quá mạnh, khi một số hỏa tiển phát nổ bên trên căn hầm nơi gia đình anh trốn tránh đạn pháo kích. Gia đình vợ anh đã mai táng hai vợ chồng ngay trên thượng thành gần cửa Đông Ba. Sau này, tôi đã đến thắp nhiều nén hương trên phần mộ của Tiểu Phúc để sưởi ấm linh hồn anh trong những dịp Thanh Minh, thời gian tôi về lại Huế.
       Tôi đã ngậm ngùi thương tiếc một bằng hữu đã cùng tôi sống những chuỗi ngày đầy ắp kỷ niệm vui buồn khó thể mờ phai trong ký ức. Điều thật đau xót là bạn tôi đã linh cảm thấy cuộc đời ngắn ngủi khi ý thức được ý nghĩa bất tường của cái tên thiếu may mắn do cha mẹ đặt cho khi vừa mở mắt chào đời. Than ôi số mạng đã an bài!  Nhớ đến Tiểu Phúc, tôi không thể nào quên một chi tiết thật lý thú trong ngôn ngữ thường ngày của anh. Không hiểu do đâu mà anh ta lại rất khoái, hay nói cho đúng, là ngưỡng mộ binh chủng Biệt Động Quân.  Muốn diễn tả một cái gì hào hùng, bay bướm hay ngang tàng anh thường dùng từ ngữ Biệt Động Quân như một tiếng tĩnh từ. Chẳng hạn tôi bảo anh ta: "Mầy coi chừng hai lá phổi của mầy chứ tau thấy mầy dạo này "phum" như đầu máy xe lửa".Anh ta cười khà khà mà trả lời rằng: "Mi đừng lo, phổi tau là phổi Biệt Động Quân mà!"- Hắn chơi bời văng mạng, không bao giờ biết đến ông đại sứ Cabot Lodge. Tôi khuyên hắn nên cẩn thận vấn đề vệ sinh thì hắn lại vẫn cà khịa thật ngây thơ vô tội: "Súng ống của tau là vũ khí Biệt Động Quân, tụi VC còn cong đuôi chạy dài thì mấy con vi trùng nhỏ bé làm sao tấn công tau nổi!....." - Mà thật thế, hắn chưa bao giờ biết đến Penicilin là gì! 
       Tôi thường tự bảo, phải chi bạn tôi sống đến bây giờ, để được nhìn những chiến sĩ mũ nâu tái chiếm cổ thành Huế, để suýt xoa với những chiến công hiển hách của đàn cọp từ Nam ra Trung, để hân hoan chào đón những anh hùng binh chủng Biệt Động Quân mà bạn tôi từng yêu mến, nhắc nhở.  Hôm nay, nơi xứ lạ quê người, nhân mùa Quốc Nạn, chạnh nhớ đến bạn tôi, thay vì thắp ít nén hương sưởi ấm hương hồn bạn bên kia cõi chết, tôi viết tiểu truyện này để tưởng niệm bạn tôi và các người dân cố đô Huế, nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân, nạn nhân của những "đỉnh cao trí tuệ" sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, nạn nhân của chính những đứa con phản bội, trên quê hương Thần Kinh yêu dấu của tôi .....

 (Tháng Tư đen năm 2007)

Truyện ngắn của Hoàng Đức

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso20.htm

Sinh Tồn chuyển

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiểu Phúc

Chẳng biết vì lý do gì mà cha mẹ của bạn tôi lại nỡ đặt cho anh cái tên mang ý nghĩa thật khiêm nhường. Thông thường các bậc sinh thành ai cũng muốn tương

(Viết cho hương hồn bạn tôi, nạn nhân của cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế)

       Chẳng biết vì lý do gì mà cha mẹ của bạn tôi lại nỡ đặt cho anh cái tên mang ý nghĩa thật khiêm nhường.  Thông thường các bậc sinh thành ai cũng muốn tương lai con mình rạng rỡ hay ít ra cũng hy vọng con mình sau này ăn nên làm ra, giàu sang phú quý, nên thường đặt cho con những cái tên thật "kêu" chẳng hạn như: Huy Hoàng, Vinh Quang, Tiến Dũng hay Đại Phúc vv...  Con gái thì ôi thôi, mang nhiều cái tên đọc lên là cả một trời tưởng tượng, nói lên không biết cơ man nào là ước mơ về công dung, ngôn hạnh, văn chương, thi phú lãng mạn, trữ tình... nào là Hằng Nga, Diễm Kiều, Nhân Đức, Thục Trinh, Hoàng Lan, Thu Phong vv...  Kể sao cho xiết!  Thế mà bạn tôi lại mang tên Tiểu Phúc! 
       Bạn tôi, dù là một triết nhân, xem đời như hư vô nhưng vẫn thường tâm sự với tôi rằng anh linh cảm đời anh sẽ thiếu hạnh phúc, do cái tên mang điềm gở này sẽ vận vào đời anh.  Thật ra tên của anh, nôm na, mộc mạc và đơn giản hơn nhiều, một cái tên thật bình dân nhưng vì nay anh đã ra người thiên cổ nên tôi không muốn nêu đích danh tên cúng cơm của anh ra trong câu chuyện về đời anh, hay nói đúng hơn là câu chuyện của một quãng đời của anh mà tôi biết được, trong thời gian chúng tôi tình cờ quen nhau trong một thành phố nhỏ bé miền Trung của quê hương Việt Nam yêu dấu.  Tôi đã nhiều lần, nửa đùa, nửa thật bảo anh nên về Huế tìm đến một chiêm tinh gia, bỗng một thời nổi tiếng nhờ tài tiên tri, bói toán, xem vận số con người và phong thủy thật linh nghiệm để nhờ ông ta gieo quẻ, phù phép và đổi tên cho đời lên hương.
       Ông "Ma y thần tướng " này vốn là một nhà giáo.  chẳng biết hồn ma, bóng quế nào nhập vào người ông mà một sớm, một chiều ông nổi danh là chiêm tinh gia, nói đâu, trúng đó, đã giúp cho nhiều thân chủ ăn nên, làm ra và tránh được nhiều tai nạn hi hữu.  Đặc biệt ông ta lúc xem quẻ thay vì hỏi tuổi tác của thân chủ như những vị lốc cốc tử khác, thì ông ta lại "văn minh" hơn nên bao giờ cũng hỏi tên họ của khách hàng.  Và rất ít khi ông ta bằng lòng với cái tên của khách hàng, ông luôn luôn khuyên khách hàng nên về nhà sắm sanh lễ vật, mua cua trứng để thay tên, dĩ nhiên họ thì vẫn giữ y nguyên không thể thay đổi được.  Báo hại nhiều người vì quá tin tài của ông ta nên phải tốn công, tốn của, ra "ba tòa ông lớn" xin làm lại giấy khai sanh và do đó phải đổi tên trên tất cả bằng cấp nếu có và những giấy tờ linh tinh liên quan đến tên cũ quá xấu của mình.  Hình như cũng có không ít trường hợp nhờ đổi tên mà tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt.  Những cái tên như Nguyễn Tử Thương hay Lê Thường Quỵ nếu là dân nhà binh thì dù không tin thầy tướng số, tôi nghĩ cũng nên chịu khó đổi tên để khỏi phải ngã quỵ trên chiến trường.  Cụ Nguyễn Du đã từng phán rằng: "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" mà lị!
       Có nhiều cái tên dù không tin dị đoan nhưng thấy nó vận y boong vào cuộc đời.  Tôi biết có một cô giáo, chẳng biết tại làm răng mà cha mẹ lại đặt tên là Chồn và sau này lại bền duyên giai ngẫu với một ông thuộc ngành mô phạm tên là Cáo.  Quý vị có thấy là duyên tiền định hay không?  Chồn thì kết phu phụ với cáo là quá đúng với luật tồn sinh của tạo hóa rồi, không sai chạy đi đâu được hết.  Có những kết hợp thật lạ kỳ không thể nào giải thích được ngoài thuyết số mạng tiền định.  Chẳng hạn một trường hợp ly kỳ khác mang tính chất khôi hài nhưng có thật một trăm phần trăm mà trong lứa tuổi của tôi nơi quê hương Núi Ngự sông Hương, rất nhiều người biết đến: Một Cô (nay thì đã thành Bà vì đã ngoài bảy mươi hay tám mươi gì rồi) tên là Ngọc Cầu hay Nguyệt Cầu gì đó, tên thật đẹp thế mà Nguyệt Lão lại xe tơ cùng với một ông tên là Tiêu.  Hai tên này ghép vào nhau thì thật chẳng thơm tho tí nào!  Xin quý vị đương sự niệm tình tha cho tôi cái lỗi đã đưa quý vị vào một sự kiện gần như là lịch sử này, không ngoài mục đích nói lên một ngẫu nhiên tiền định trong cõi ta bà này.  Mà tôi thì lại rất tin vào thuyết số mạng!
       Bạn tôi vốn là một triết gia, thấm nhuần lẽ vô thường trong quan niệm hư vô của Phật giáo, nên vẫn giữ y nguyên tên móc nôi không chịu thay đổi.  Cuộc đời của Tiểu Phúc từ nhỏ cho đến khi tốt nghiệp Đại Học vẫn êm đềm trôi xuôi, bình lặng những ngày Xuân, tháng Hạ.  Tiểu Phúc tuy là dân gốc Thần Kinh, chốn đế đô ngàn năm văn vật, nhưng anh chẳng biết gì về Huế, vì ngay từ thuở ấu thơ, cha mẹ anh đã đem anh lên sinh sống tại Đà Lạt, nơi còn được gọi là "Hoàng triều cương thổ."  Đời anh đã gắn liền với Huế như thế đó, xa Huế nhưng lại sống trong vùng đất của nhà vua. 
       Tôi quen anh thật tình cờ nhân một hôm quá nhàn rỗi, tôi muốn giết thì giờ nên vào một quán "Bar" nhâm nhi men rượu bên các kiều nữ chiêu đãi viên.  Chúng tôi đang ở trong một thành phố nhỏ miền Trung, nơi đặt bộ tư lệnh của Sư đoàn 25 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa.  Tuy là một thành phố nhỏ được người dân ở đây đặt một cái tên khá khôi hài là "Thành phố chữ thập", vì chỉ có hai con đường lớn cắt nhau thẳng góc thành hình chữ thập, nhưng chẳng thiếu món du hí nào nhất là sinh hoạt của các "bar" lại khá tấp nập chẳng thua bất cứ một thành phố lớn xô bồ nào của miền nam nước Việt.  Lý do chính là nơi đây đã từng xảy ra những cuộc hành quân quy mô chiến lược, những chiến trận khốc liệt vang danh như Đỗ Xá, Ba Gia, Thạch Trụ. Hai địa danh sau là nơi các anh hùng mũ nâu đã từng nêu cao màu cờ sắc áo của binh chủng kiêu hùng Biệt Động Quân.  Sau những ngày hành quân gian khổ, các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thường đến tìm vui như một hình thức khao quân trong các "bar" để hoặc kể cho nhau nghe những chiến thắng oai hùng hoặc để nhận chìm trong men rượu nổi đau đớn, mất mát các chiến hữu thân yêu. 
       "Bar" dường như là đất dụng võ, đặc biệt dành riêng cho giới "nhà banh".  Dân "civil" muốn đến đây, thường phải đi kèm với dân "kaki" hoặc dân "áo hoa rừng rằn ri" thì lại càng tốt để có thể tránh khỏi những trận ẩu đả, thường khi vô cớ, hậu quả của những cơn buồn phiền, uất nghẹn hay những niềm hân hoan quá độ, không thể đè nén được khi con người từ cõi chết trở về, những con người đôi lúc kiêu hãnh trong nỗi niềm chua chát mỉa mai, tự cho mình là "Người về từ rừng núi".  Thật vậy, họ là những quân nhân xông pha chiến trận, ở mãi tận rừng sâu vắng bóng đời sống văn minh của phố thị xa hoa.  Họ trở về thành phố với thương tích bầm dập trên thể xác và trong tâm hồn.  Họ trở thành những người hùng cô đơn, đôi khi "tàn ác" vì bi phẫn, vì bất mãn, vì đau thương đang tràn ngập cõi lòng.  Họ sẵn sàng xem căn phòng nhỏ dưới ánh đèn mờ ảo của các "bar" như một trận địa mới.  Chỉ cần một câu nói không vừa lỗ tai, một hành vi xốn mắt của tha nhân là cơn cuồng nộ bùng nổ, thật vô lý nhưng rất dễ giải thích, đưa đến những tranh đua, những ẩu đả thật đáng tiếc.
       "Bar" là đất của các "yên hùng"!  Thế mà hôm đó, trong lúc tôi đang ba hoa chích chòe, cả mồm miệng lẫn tay chân bên cạnh một nữ chiêu đãi viên duyên dáng, thì một anh chàng trang phục dân sự, dáng đi khật khà, khật khưỡng, xiêu vẹo, người như chồm hẳn về phía trước, mắt đeo kính cận, tóc bù rối rất nghệ sĩ, môi cười khinh bạc đượm nét phong trần của kẻ cóc cần đời, tà tà bước vào "bar".  Vừa trông thấy anh chàng, tôi đã thấy toát ra từ vóc dáng ấy chất gàn bướng của "cuồng sĩ", của triết gia xem thường thế sự.  Trong "bar" lúc bấy giờ không còn bàn trống, anh chàng đưa mắt nhìn quanh, bình thản, nếu không muốn nói là phong cách đượm mùi "anh chị", anh từ từ tiến về phía tôi, rất lịch sự xin được phép ngồi cùng bàn và tự giới thiệu: "Tôi là Tiểu Phúc, anh cứ gọi tôi là Sáu Phúc cho thân mật, rất hân hạnh được quen anh!"  Thật là tác phong giang hồ!  Ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ, tôi đã có cảm tình với ông bạn mới. 
       Qua một lúc chuyện trò, tôi được biết Tiểu Phúc và tôi cùng là con dân xứ Huế.  Sáu Phúc thật phóng khoáng, nhiều khôi hài tính, anh cho tôi biết anh hiện là giáo sư môn Triết của trường trung học công lập tỉnh lỵ.  Tôi cười bảo anh thảo nào khi trông thấy anh, tôi đã mường tượng hình ảnh của triết gia Diogene đang cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm "Người".  Anh khoái chí cất tiếng cười dòn tan, thật sảng khoái như chung quanh chẳng có ai ngoài anh và tôi.  Tôi giật thót mình khi thấy những ánh mắt thoáng vẻ bất bình của các quân nhân hiện diện trong "bar".  Cũng may là mọi người đang mãi tíu tít bên cạnh các nữ chiêu đãi viên nên đã không có ai nổi máu yên hùng vì không ai thừa thãi tay chân để động võ, chiến trường của họ hiện giờ là những đường cong nẩy lửa của các người đẹp mà họ đang say sưa thám thính và chinh phục những đồi núi và thung lũng, suối khe phì nhiêu căng tràn sức sống.  Hơn nữa bên cạnh chúng tôi lúc bấy giờ cũng có vài ba ông bạn áo hoa rừng, mũ nâu nên vấn đề "an ninh" khá an toàn trong chốn yên hoa này.
        Kể từ hôm hội ngộ trong "bar", tôi thường lui tới nhà Tiểu Phúc để nghe anh ta nói về triết thuyết này, phê bình triết thuyết nọ.  Sáu Phúc thuê một căn phòng nhỏ trong một dãy phố gồm 5 căn do một ông Ba Tàu làm chủ để cho các anh chàng độc thân thuê mướn.  Kích thước căn phòng chỉ vừa đủ chỗ để kê 1 cái giường và một cái bàn cùng vài chiếc ghế.  Trong phòng có một vòi nước nhưng không có "lavabo".  Người thuê phòng phải mua một chiếc thau đặt trên một chiếc ghế cao ngay dưới vòi nước để hứng nước làm vệ sinh cá nhân buổi sáng.  Có hai phòng tắm ở ngay sau dãy phố dùng chung cho cả 5 người thuê phòng. Kể cũng khá đầy đủ tiện nghi trong một thành phố nhỏ không nhiều dân cư tứ xứ về đây sinh sống. Trước 5 căn phòng là một hành lang dài, khá rộng, có cửa sắt ra vào, ngăn cách với cuộc sống bên ngoài đường phố nên người thuê phòng như bạn tôi cũng hưởng được một đời sống riêng tư, thoải mái và tự do.
       Chúng tôi mến nhau vì có cùng một quan niệm sống phóng túng, không câu chấp những nghi tiết, những ràng buộc đạo đức khắc khe. Chúng tôi sống thật hồn nhiên và cởi mở trong cảnh "xa quê hương nhớ Mẹ già".  Bạn tôi sống bình dị như một triết nhân. Tôi thì ngông nghênh như một kẻ sĩ lạc đệ thời.  Tôi bị thuyên chuyển đến làm việc tại tỉnh lỵ nhỏ bé này vì đã dám chống lại một cuộc "đấu tố" Cần Lao, sau quốc biến 1963, mặc dù tôi chẳng có dây mơ rễ má gì với đảng Cần Lao Nhân vị.  Sự ra đi vĩnh viễn của vị Tổng Thống khả kính đã gây nên sự sụp đổ của những giá trị xã hội như tình nghĩa thầy trò, như tương quan giữa thượng cấp và thuộc cấp vv...  Vì thế, sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung, phong trào "đấu tố" kiểu VC đã bùng lên như nạn cháy rừng, lan tràn khắp nơi: Trò tố thầy, giáo sư kết tội hiệu trưởng, nhân viên buộc tội trưởng ty, trưởng ty tố cáo giám đốc là đảng viên Cần Lao vv...  Thật là một cảnh hỗn độn, bát nháo!  Lắm kẻ đã thừa nước đục thả câu, dùng chiếc mũ Cần Lao để trả thù cá nhân, một cách hèn hạ.  Vì nổi máu anh hùng kiểu các hiệp sĩ Tàu trong các truyện kiếm hiệp, tôi đã đứng lên bênh vực một bạn đồng nghiệp bị chụp mũ Cần Lao, nên đã chịu biện pháp kỷ luật thuyên chuyển đến tỉnh lỵ nhỏ bé này và may mắn gặp được bạn hiền Tiểu Phúc.
       Nhân có người trả lại căn phòng trong dãy phố Tiểu Phúc cư ngụ, tôi vội dọn ngay về ở đó, cạnh bạn tôi và nhờ thế, hôm nay tôi có thể viết lại một quảng đời của người bạn thân thiết từ lúc lọt lòng Mẹ đã mang một cái tên bất tường.
       Tiểu Phúc có rất nhiều đam mê và đam mê nào anh cũng dấn thân vào một cách độc đáo, khác hẳn thiên hạ.  Hành trang của anh khi đặt chân đến thành phố này, ngoài một số quần áo thật bình thường là một va li sách triết học, vừa ngoại ngữ, vừa quốc ngữ và một cây vĩ cầm xưa cũ, đã qua tay bao đời chủ, trước khi vào tay anh.  Lúc nổi hứng, bạn tôi có thể ngồi hút thuốc lá hết điếu này đến điếu khác, hút để trừ cơm và để có hứng thao thao bất tuỵệt giảng giải về Hiện Tượng Luận, về thuyết Hiện Sinh hay về Marxisme.  Học sinh của anh rất mến phục anh về kiến thức sâu rộng của anh cũng như về lối sống giản dị, xuề xòa, rất bình dân và dĩ nhiên rất dễ thân thiện của anh. 
       Tôi không thích Triết lý như một môn học, vì nó như là một món ăn khó tiêu hóa, lắm khi nghe bạn tôi giảng giải xuôi lọt, hấp dẫn lắm nhưng tôi chả hiểu gì, cứ nghe như vịt nghe sấm.  Nhưng tôi lại lấy làm thích thú khi có người như bạn tôi, đem mớ triết lý mà tôi cho là hỗn tạp đó áp dụng vào cuộc sống với những phong cách sống, những luận điệu, những hành xử "kỳ quái, điên điên, khùng khùng".  Những tư tưởng gàn ơi là gàn, nhưng lại rất ngộ nghĩnh, độc đáo và mang nhiều hài tính quả thật đã hấp dẫn tôi.  Chẳng hạn, một hôm, lúc nửa đêm, tôi đang ngủ say thì bạn tôi gõ cửa phòng đánh thức tôi dậy chỉ để bảo cho tôi biết là anh ta vừa khám phá ra một chân lý vừa điên khùng vừa hữu lý: " Tau biết vì sao mà đức Phật Thích Ca phải từ bỏ ngai vàng để đi tu.  Đấy chỉ là vì con người trong tư thế ngồi đại tiện (bạn tôi không văn chương hoa lá cành như tôi đâu, anh dùng ngay động từ nôm na, "bình dân học vụ", diễn tả đệ tứ khoái trong đời) trông thật xấu xí, tầm thường và đáng thương hại. 
       Than ôi!  Bạn tôi, một con người có đầu óc thật trào phúng, thật dễ thương như vậy mà lại đã sớm ra người thiên cổ!  Tôi nghĩ là nếu Tiểu phúc còn sống thì lúc VC cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam của chúng ta, trước những luận điệu ngốc nghếch, khờ khạo ấu trĩ của lũ cán bộ trả bài như con vẹt khi chúng lên lớp giảng dạy chính trị, ca tụng chủ nghĩa cộng sản, thế nào chúng cũng được nghe bạn tôi sửa lưng bằng những câu châm biếm, khôi hài ý nhị của một anh chàng cuồng triết, xem đời như một chuyến đi và về: "Sinh ký, tử quy, sống gửi thác về."  Tôi được kể lại rằng nhân một buổi học tập chính trị tại một trường trung học nọ vào những ngày đầu tháng Năm 1975, một giáo sư Triết đã phát biểu như sau: " Tôi không muốn ra ngoại quốc, tôi muốn ở lại trên quê hương không phải vì tôi đồng ý với các anh về những danh từ: Độc Lập, Tự Do, Hòa Bình, Hạnh Phúc mà vì tôi muốn nhìn lá me bay trên đường phố ,và làm thơ ca ngợi tình yêu".  Tôi rất khâm phục ông giáo sư này nhưng tôi lại nghĩ giá mà bạn tôi còn sống chắc anh đã có những ý nghĩ ngộ nghĩnh, gàn bướng và dễ thương hơn.
       Lại một hôm, Tiểu Phúc gọi tôi sang phòng anh ta và chỉ cho tôi xem một tấm hình của Chúa Giê Su qua nét vẻ thật xuất hồn của một họa sĩ tôi quên mất tên.  Anh gắn bức họa vào khung hình trước đây là một tấm ảnh của một đôi trai tài, gái sắc, nghệ sĩ, chàng đang say sưa kéo vĩ cầm và nàng đang đắm hồn trên phím dương cầm.  Tiểu Phúc rất thích bức ảnh nghệ thuật này này.  Nhưng không hiểu sau một chuyển biến tư tưởng nào, mà anh ta đã thay thế hình ảnh thơ mộng đó bằng bức họa Chúa Giê Su đóng đinh trên thánh giá.  Anh bảo tôi là anh linh cảm đời anh sẽ rất ngắn ngủi, anh sẽ không có con nối dõi tông đường và vì anh không thể viết di chúc cho ai, nên anh phải viết di chúc cho Chúa.  Do đó anh mang tranh của Chúa về gắn lên khung hình treo trên tường.  Di chúc này Tiểu Phúc đã thức nhiều đêm trắng để viết.  Nhưng, như đa số các nghệ sĩ sáng tác, họ không bao giờ hài lòng với tác phẩm của họ nên bạn tôi đã xé nát bản thảo di chúc và tôi đã không bao giờ được xem những gì anh viết trong di chúc để lại cho Chúa.
       Anh đam mê viết và anh cho biết là anh đang cưu mang một truyện dài thật độc đáo.  Thỉnh thoảng anh đọc cho tôi nghe một vài đoạn đắc ý từ tập bản thảo của anh, mà chỉ mới nhìn thoáng qua tôi đã choáng váng mặt mày, vì những giòng chữ xiêu vẹo không ngay hàng thẳng lối, nét chữ nhỏ li ti như phân muỗi trông thật kỳ dị.  Tôi không biết làm thế nào mà anh ta có thể đọc được những hàng chữ như thế trong khi mắt anh lại cận thị khá nặng.  Tôi không nhớ rõ anh đã tốn bao nhiêu thời giờ để hoàn tất cuốn truyện đầu tay của anh, vì đã có nhiều thời gian gián đoạn do nguồn hứng của anh chợt tắt, hoặc vì anh vướng mắc vào một nỗi đam mê khác.  Tôi nhớ là anh chưa kịp chép lại rõ ràng bản thảo và một hôm anh băn khoăn, nhăn nhó như khỉ ăn ớt, như người mắc bệnh trĩ, anh tìm tôi và cho biết anh đang do dự không biết chọn đoạn kết với nhân vật chính chết bất đắc kỳ tử, hay vẫn cho nhân vật này sống để có một "happy ending".  Tập truyện này đã chịu cùng một số phận với bản di chúc anh viết cho Chúa, một đống tro tàn trôi theo máng nước, được anh tiễn đưa với gương mặt thẫn thờ.
       Sáu Phúc đam mê âm nhạc nhưng anh không bao giờ dạo đàn giữa ban ngày.  Chẳng phải ngón đàn anh không điêu luyện, mà vì một lý do thầm kín tình cờ tôi khám phá được, nhân một đêm tôi chợt thức giấc và thoáng nghe tiếng vĩ cầm từ phòng Sáu Phúc vọng sang.  Tôi tò mò nhìn qua khe hở cửa phòng của bạn tôi và thấy anh trần truồng như nhộng, đang say sưa dạo đàn.  Tôi không nén nổi bật cười và mở cửa phòng bước vào.  Sáu Phúc thoáng cau mày và bỗng cười khà khà không chút ngượng ngùng.  Anh giải thích cho tôi nghe vì sao anh phải trang phục như Adam khi dạo đàn.  Theo anh, âm nhạc là một môn nghệ thuật của các bậc thánh nhân, nên khi ta muốn trình diễn thành công, đặc sắc, ta phải trở về nguồn gốc của con người, ta phải gột bỏ tất cả những dơ bẩn trần tục như áo quần giày dép, ta phải dẹp bỏ tất cả các tạp niệm trong lòng, để lắng hồn trong tiếng nhạc.  Vì thế, thời gian lúc quá nửa đêm, không gian thanh vắng đúng là lúc để ta say sưa với cung đàn, điệu nhạc và phục sức theo Adam, ấy là ta đã trở về nguồn cội.  Do đó tiếng đàn sẽ thấm đượm nét thanh cao, không nhuốm mùi tục lụy. 
       Trước đây tôi chỉ nghe rằng, trước khi dạo đàn, người xưa phải tắm gội sạch sẽ, ăn chay nằm đất 3 ngày và khăn áo tề chỉnh.  Nay bạn tôi lại giải thích khác hẳn, nhưng nghe ra cũng có phần hữu lý.  Lối lập luận của anh thật độc đáo và ngông cuồng, nhưng tôi không lấy gì làm la, vì anh hầu như không thể thích nghi với nếp sống văn minh, xô bồ, lệ thuộc vào cơ khí, nô lệ kỹ thuật.  Nhìn anh đứng bên vệ đường chờ cho giòng xe cộ ngưng hẳn để băng ngang qua đường trong dáng dấp khép nép, e dè, sợ sệt, mắt láo liên nhìn ngược, nhìn xuôi, thật khó thể nín cười và cũng không ngăn nổi lòng thương hại.  Đi với anh trên đường phố, lắm lúc mình qua bên kia lề đường từ hồi nào và quay sang bên cạnh để tiếp nối câu chuyện thì không thấy anh đâu, hóa ra là anh đang còn đứng bên kia đường và chưa dám băng qua mặt lộ.  Trông anh thật vụng về, tuy anh không nhỏ con, thân hình khá cao ráo, khuôn mặt thông minh, nhưng bị "phá tướng" vì đôi mắt lá răm nhỏ bé trông thật "đĩ".  Có lúc thấy các bạn láng giềng tập thể dục, nâng tạ vv... anh cũng hăng hái tập, còn hăng hơn cả các bạn khởi xướng, nhưng khốn nổi ngực anh là loại ngực rùa, nên dù cố gắng tập luyện mà ngực vẫn không thấy nở nang.
       Trong con người của Tiểu Phúc, luôn luôn hiện diện hai thái cực: Anh rất lãng mạn, lý tưởng và cũng rất bê tha, tứ đổ tường gồm đủ.  Anh chơi xì phé rất cừ, khó thể đoán được con bài tẩy của anh khi nhìn nét mắt lầm lì, đôi môi thâm rít thuốc liên hồi.  Anh có khả năng đoán được bài trong cọc, lắm lúc thật chính xác.  Anh chơi xì phé để mua cảm giác mạnh chứ không ham tiền.  Có hôm anh "gồm thâu thiên hạ", ăn sạch hết tiền của các con bạc, thế rồi anh lại cho họ mượn tiền để tiếp tục sát phạt cho đến khi gậy ông đập lưng ông, tiền anh cho mượn đã quật ngược lại đánh anh tơi bời hoa lá.  Anh biết anh vi phạm nguyên tắc sơ đẳng trong nghề cờ bạc là không cho mượn tiền trên chiếu bạc.  Nhưng anh cứ cười khà khà, rời chiếu bạc không một đồng dính túi với phong thái hào hoa rất chi là "triết".
       Đến cái màn ái tình của Tiểu Phúc mới thật là không giống ai!  Anh có một "người yêu bé nhỏ" như anh thổ lộ với chúng tôi.  Cô nàng có vóc dáng thật bé nhỏ, chỉ đứng ngang vai Tiểu Phúc.  Nét mặt thông minh, duyên dáng, mắt buồn diệu vợi, tóc thề tha thướt.  Nhìn dáng cô đi trông giống loài chim sẻ chúi mỏ mổ mồi, tướng đi không mấy khoan thai theo kiểu "số gian nan không giàu".  Nàng biết làm thơ và viết văn nên hai người gặp nhau qua mối duyên văn nghệ.  Sáu Phúc yêu cô nàng bằng một tình yêu thanh cao, thật lý tưởng, không vẩn đục một tơ hào nhục dục, một thứ tình yêu của người anh trai yêu cô em gái bé bỏng, ngây thơ.  Một hôm, tôi nghe từ phòng anh ta tiếng cười khà khà độc đáo biểu tỏ một niềm vui trong sáng ngất trời.  Tôi tò mò đi ngang phòng anh để được chứng kiến một hoạt cảnh "ly kỳ": (Cửa phòng anh bao giờ cũng mở rộng những khi người yêu bé nhỏ của anh đến thăm như để muốn chứng tỏ với mọi người mối tình thanh cao trong trắng của anh) Sáu Phúc đang ẵm cô em bé bỏng trên tay, đi loanh quanh trong căn phòng nhỏ giống hệt Mẹ ẵm con trong niềm vui pha lẩn kiêu hảnh vì đã tạo nên được một hình hài xinh đẹp dễ thương. 
       Bạn tôi là một cây tán gái thật bạo vì anh bất cần đời, coi thường tiểu tiết, nên anh thích gì là nói đó chẳng cần phải e dè, đắn đo, uốn lưỡi bảy lần như Tô Tần, Trương Nghi hai thuyết khách đời Xuân Thu bên Tàu.  Cũng may là anh chàng rất chi là nịnh đầm, nên dù táo bạo anh vẫn rất được lòng các bà, các cô.  Câu kinh nhật tụng của anh là: "Trong trái tim của bất cứ người đàn bà nào cũng có một góc nhỏ bé, trong đó chứa đựng tuổi đôi mươi".  Nhờ am hiểu tâm lý đàn bà như thế nên ngoài mối tình thanh cao với cô nàng thi sĩ của lòng anh, anh còn chinh phục được một thiếu phụ trung niên, tức là lớn tuổi hơn anh khá nhiều.  Cô nàng vẫn thường đến thăm anh và lần nào cũng thế, anh đóng kín cửa phòng và chúng tôi ai cũng thừa biết anh chàng buông thả cho đam mê ngút ngàn, giải tỏa những ẩn ức mà anh cố đè nén khi kề cận người yêu lý tưởng. 
       Chúng tôi tôn trọng tự do cá nhân nên không một lời bàn tán về mối tình trái cựa này.  Chẳng những thế mà chúng tôi còn bao che cho anh, khi người yêu bé bỏng của anh bất ngờ đến thăm trong lúc anh bận tiếp người tình phiêu lãng.  Dạo đó tôi nhớ đã nói đùa với anh: "Sáu Phúc, dạo này tau thấy mày đỏ da thắm thịt ra, nhờ gì vậy, âm dương hòa hợp à?"  Anh nhìn tôi bằng đôi mắt lá răm thật "đĩ" và hóm hỉnh bảo: "Tau áp dụng "Cunnilingus" và uống la de cùng cô đào già."  Như tôi đã nói, Sáu Phúc lắm lúc thật "cynique".  Anh nói tiếp thật đểu: "Tau nghĩ rằng chất "houblon của la de và chất "acide lonique" (một hóa chất do bạn tôi đặt tên, không có trong từ điển khoa học) đã tác dụng thật hữu hiệu làm cho sức khỏe gia tăng.  Tôi đã bật cười tán thưởng một từ ngữ lý thú do bạn tôi sáng tạo, nhờ cuộc tình nhục dục của anh và thiếu phụ đa tình. Nhưng cuộc tình vụng trộm này rồi cũng đã đến lúc phải chấm dứt, để bạn tôi đón người yêu bé nhỏ của anh về dưới mái ấm gia đình. 
       Một lễ cưới đơn sơ được cử hành chỉ vài tháng trước biến cố Mậu Thân.  Những ngày đầu năm Mậu Thân, anh theo vợ về Huế đón Xuân, gần vùng thượng thành kế cận cửa Đông Ba.  Chẳng may cho bạn tôi, vùng này là nơi VC pháo kích ào ạt lúc chúng bị quân lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bật ra khỏi Thành Nội Huế.  Bạn tôi và người vợ yêu dấu cùng thai nhi vừa tượng hình trong bụng mẹ đã là nạn nhân của những hỏa tiển 122 ly VC pháo kích bừa bãi vào khu dân cư trong dịp Tết Mậu Thân tại cổ thành Huế.  Bạn tôi với cái tên đinh mệnh Tiểu Phúc đã vĩnh viễn ra đi, thân xác không hề mang thương tích vì chỉ bị chấn động quá mạnh, khi một số hỏa tiển phát nổ bên trên căn hầm nơi gia đình anh trốn tránh đạn pháo kích. Gia đình vợ anh đã mai táng hai vợ chồng ngay trên thượng thành gần cửa Đông Ba. Sau này, tôi đã đến thắp nhiều nén hương trên phần mộ của Tiểu Phúc để sưởi ấm linh hồn anh trong những dịp Thanh Minh, thời gian tôi về lại Huế.
       Tôi đã ngậm ngùi thương tiếc một bằng hữu đã cùng tôi sống những chuỗi ngày đầy ắp kỷ niệm vui buồn khó thể mờ phai trong ký ức. Điều thật đau xót là bạn tôi đã linh cảm thấy cuộc đời ngắn ngủi khi ý thức được ý nghĩa bất tường của cái tên thiếu may mắn do cha mẹ đặt cho khi vừa mở mắt chào đời. Than ôi số mạng đã an bài!  Nhớ đến Tiểu Phúc, tôi không thể nào quên một chi tiết thật lý thú trong ngôn ngữ thường ngày của anh. Không hiểu do đâu mà anh ta lại rất khoái, hay nói cho đúng, là ngưỡng mộ binh chủng Biệt Động Quân.  Muốn diễn tả một cái gì hào hùng, bay bướm hay ngang tàng anh thường dùng từ ngữ Biệt Động Quân như một tiếng tĩnh từ. Chẳng hạn tôi bảo anh ta: "Mầy coi chừng hai lá phổi của mầy chứ tau thấy mầy dạo này "phum" như đầu máy xe lửa".Anh ta cười khà khà mà trả lời rằng: "Mi đừng lo, phổi tau là phổi Biệt Động Quân mà!"- Hắn chơi bời văng mạng, không bao giờ biết đến ông đại sứ Cabot Lodge. Tôi khuyên hắn nên cẩn thận vấn đề vệ sinh thì hắn lại vẫn cà khịa thật ngây thơ vô tội: "Súng ống của tau là vũ khí Biệt Động Quân, tụi VC còn cong đuôi chạy dài thì mấy con vi trùng nhỏ bé làm sao tấn công tau nổi!....." - Mà thật thế, hắn chưa bao giờ biết đến Penicilin là gì! 
       Tôi thường tự bảo, phải chi bạn tôi sống đến bây giờ, để được nhìn những chiến sĩ mũ nâu tái chiếm cổ thành Huế, để suýt xoa với những chiến công hiển hách của đàn cọp từ Nam ra Trung, để hân hoan chào đón những anh hùng binh chủng Biệt Động Quân mà bạn tôi từng yêu mến, nhắc nhở.  Hôm nay, nơi xứ lạ quê người, nhân mùa Quốc Nạn, chạnh nhớ đến bạn tôi, thay vì thắp ít nén hương sưởi ấm hương hồn bạn bên kia cõi chết, tôi viết tiểu truyện này để tưởng niệm bạn tôi và các người dân cố đô Huế, nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân, nạn nhân của những "đỉnh cao trí tuệ" sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm, nạn nhân của chính những đứa con phản bội, trên quê hương Thần Kinh yêu dấu của tôi .....

 (Tháng Tư đen năm 2007)

Truyện ngắn của Hoàng Đức

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso20.htm

Sinh Tồn chuyển

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm