Cõi Người Ta
Tìm thấy nhật ký Đức quốc xã
Chính phủ Mỹ mới phát hiện 400 trang nhật ký bị thất lạc từ lâu của Alfred Rosenberg, một tay chân tâm phúc của Adolf Hitler
Rosenberg bị kết tội phạm các tội ác chống lại loài người và là 1 trong 12 nhân vật Đức quốc xã cấp cao bị hành quyết vào tháng 10-1946 ở Nuremberg.
Alfred Rosenberg trong xà lim năm 1946 Ảnh: TRIALRUN.COM
Tài liệu lịch sử quan trọng
Cuốn nhật ký vừa tìm thấy cung cấp nhiều chi tiết về các cuộc họp giữa Rosenberg với Hitler và các nhân vật có thế lực hàng đầu khác của Đức quốc xã, trong đó có Heinrich Himmler, chỉ huy trưởng lực lượng SS và Herman Goering, từng được coi là nhân vật số 2 của Đức quốc xã. Người ta có thể đọc thấy trong nhật ký kế hoạch xâm chiếm Liên Xô của người Đức cũng như âm mưu thảm sát hàng loạt người Do Thái và người dân các nước Đông Âu. Ngoài ra, nhật ký còn phơi bày nhiều nội tình về sự căng thẳng trong Bộ Tư lệnh tối cao của Đức quốc xã và nạn trộm tranh khắp châu Âu.
Viện Bảo tàng kỷ niệm cuộc tàn sát người Do Thái thời Hitler ở Washington đã đưa ra đánh giá: "Tài liệu này có một tầm quan trọng đáng kể trong việc nghiên cứu về thời kỳ Đức quốc xã, trong đó có lịch sử cuộc tàn sát đẫm máu người Do Thái. Phân tích cuốn nhật ký có thể giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách của đế chế thứ ba. Nó là nguồn thông tin quan trọng đối với các nhà sử học".
Hiện vẫn chưa rõ các trang viết của Rosenberg có thể mâu thuẫn ra sao nếu đem so sánh với những gì mà các nhà sử học tin là đúng. Hãng tin Reuters cho biết nhà chức trách nhiều khả năng sẽ không công bố thêm các chi tiết trong nhật ký, trong khi một quan chức chính phủ Mỹ nhấn mạnh viện bảo tàng chỉ mới có những phân tích sơ bộ mà thôi.
67 năm thất lạc
Theo bản phân tích của viện bảo tàng, cuốn nhật ký là hồi ức của Rosenberg từ mùa xuân 1936 đến mùa đông 1944. Một số ghi chép của y về Hitler đã được đưa ra làm chứng cứ tại các phiên tòa Nuremberg năm 1946. Rosenberg chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Reichsleiter Rosenberg của Đức quốc xã chuyên trộm tranh, cướp các tài sản tôn giáo và văn hóa có hệ thống khắp châu Âu. Cuốn nhật ký của y từng được các công tố viên gìn giữ như bằng chứng tội ác đã biến mất bí ẩn sau phiên tòa đó.
Ông Robert Kempner, một công tố viên tại tòa án Nuremberg, bị các giới chức Mỹ nghi ngờ lén mang cuốn nhật ký về Mỹ. Ông này sinh ở Đức nhưng đến Mỹ vào thập niên 1930 để chạy trốn Đức quốc xã và trở về Đức sau khi diễn ra các phiên tòa thời hậu chiến. Trong hồi ký của mình, ông Kempner đã trích dẫn một số đoạn nhật ký Rosenberg. Vào năm 1950, một nhà sử học Đức đã công bố phần nhật ký từ năm 1939 đến 1940 nhưng phần chính của nó vẫn chưa xuất đầu lộ diện.
Sau khi ông Kempner qua đời năm 1993 ở tuổi 93, giữa các con ông, cựu thư ký của ông và Viện Bảo tàng kỷ niệm cuộc tàn sát người Do Thái đã diễn ra tranh chấp pháp lý quyết liệt để sở hữu số tài liệu của người quá cố. Sau đó, các con ông đồng ý trao cho viện bảo tàng số tài liệu đó nhưng khi các nhân viên bảo tàng đến nhà ông vào năm 1999, họ phát hiện rất nhiều tài liệu đã bị mất, trong đó có nhật ký của Rosenberg…
Đầu năm nay, nhân viên bảo tàng và đặc vụ thuộc Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ đã tìm ra dấu vết cuốn nhật ký tại nhà của viện sĩ Herbert Richardson ở thành phố Buffalo, bang New York. Tuy nhiên, ông Richardson vẫn chưa bình luận gì về cuốn nhật ký.
Bàn ra tán vào (0)
Tìm thấy nhật ký Đức quốc xã
Chính phủ Mỹ mới phát hiện 400 trang nhật ký bị thất lạc từ lâu của Alfred Rosenberg, một tay chân tâm phúc của Adolf Hitler
Rosenberg bị kết tội phạm các tội ác chống lại loài người và là 1 trong 12 nhân vật Đức quốc xã cấp cao bị hành quyết vào tháng 10-1946 ở Nuremberg.
Alfred Rosenberg trong xà lim năm 1946 Ảnh: TRIALRUN.COM
Tài liệu lịch sử quan trọng
Cuốn nhật ký vừa tìm thấy cung cấp nhiều chi tiết về các cuộc họp giữa Rosenberg với Hitler và các nhân vật có thế lực hàng đầu khác của Đức quốc xã, trong đó có Heinrich Himmler, chỉ huy trưởng lực lượng SS và Herman Goering, từng được coi là nhân vật số 2 của Đức quốc xã. Người ta có thể đọc thấy trong nhật ký kế hoạch xâm chiếm Liên Xô của người Đức cũng như âm mưu thảm sát hàng loạt người Do Thái và người dân các nước Đông Âu. Ngoài ra, nhật ký còn phơi bày nhiều nội tình về sự căng thẳng trong Bộ Tư lệnh tối cao của Đức quốc xã và nạn trộm tranh khắp châu Âu.
Viện Bảo tàng kỷ niệm cuộc tàn sát người Do Thái thời Hitler ở Washington đã đưa ra đánh giá: "Tài liệu này có một tầm quan trọng đáng kể trong việc nghiên cứu về thời kỳ Đức quốc xã, trong đó có lịch sử cuộc tàn sát đẫm máu người Do Thái. Phân tích cuốn nhật ký có thể giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách của đế chế thứ ba. Nó là nguồn thông tin quan trọng đối với các nhà sử học".
Hiện vẫn chưa rõ các trang viết của Rosenberg có thể mâu thuẫn ra sao nếu đem so sánh với những gì mà các nhà sử học tin là đúng. Hãng tin Reuters cho biết nhà chức trách nhiều khả năng sẽ không công bố thêm các chi tiết trong nhật ký, trong khi một quan chức chính phủ Mỹ nhấn mạnh viện bảo tàng chỉ mới có những phân tích sơ bộ mà thôi.
67 năm thất lạc
Theo bản phân tích của viện bảo tàng, cuốn nhật ký là hồi ức của Rosenberg từ mùa xuân 1936 đến mùa đông 1944. Một số ghi chép của y về Hitler đã được đưa ra làm chứng cứ tại các phiên tòa Nuremberg năm 1946. Rosenberg chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Reichsleiter Rosenberg của Đức quốc xã chuyên trộm tranh, cướp các tài sản tôn giáo và văn hóa có hệ thống khắp châu Âu. Cuốn nhật ký của y từng được các công tố viên gìn giữ như bằng chứng tội ác đã biến mất bí ẩn sau phiên tòa đó.
Ông Robert Kempner, một công tố viên tại tòa án Nuremberg, bị các giới chức Mỹ nghi ngờ lén mang cuốn nhật ký về Mỹ. Ông này sinh ở Đức nhưng đến Mỹ vào thập niên 1930 để chạy trốn Đức quốc xã và trở về Đức sau khi diễn ra các phiên tòa thời hậu chiến. Trong hồi ký của mình, ông Kempner đã trích dẫn một số đoạn nhật ký Rosenberg. Vào năm 1950, một nhà sử học Đức đã công bố phần nhật ký từ năm 1939 đến 1940 nhưng phần chính của nó vẫn chưa xuất đầu lộ diện.
Sau khi ông Kempner qua đời năm 1993 ở tuổi 93, giữa các con ông, cựu thư ký của ông và Viện Bảo tàng kỷ niệm cuộc tàn sát người Do Thái đã diễn ra tranh chấp pháp lý quyết liệt để sở hữu số tài liệu của người quá cố. Sau đó, các con ông đồng ý trao cho viện bảo tàng số tài liệu đó nhưng khi các nhân viên bảo tàng đến nhà ông vào năm 1999, họ phát hiện rất nhiều tài liệu đã bị mất, trong đó có nhật ký của Rosenberg…
Đầu năm nay, nhân viên bảo tàng và đặc vụ thuộc Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ đã tìm ra dấu vết cuốn nhật ký tại nhà của viện sĩ Herbert Richardson ở thành phố Buffalo, bang New York. Tuy nhiên, ông Richardson vẫn chưa bình luận gì về cuốn nhật ký.