Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 02 -5 -2024:

xxx

HoaLuc 5************

Ukraine giới thiệu 'phát ngôn viên AI' đầu tiên của Bộ Ngoại giao


Hôm nay 1-5, Ukraine giới thiệu đến công chúng phát ngôn viên mới của Bộ Ngoại giao Ukraine do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra với tên gọi Victoria Shi.

Victoria Shi, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Ukraine - Ảnh: KYIV POST

Victoria Shi, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Ukraine - Ảnh: KYIV POST

Theo Hãng tin AFP, bà Victoria Shi, phát ngôn viên đầu tiên trong lịch sử Ukraine được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức.

Trong bài phát biểu trên mạng xã hội, "nữ phát ngôn viên AI" diện bộ vest tối màu tự giới thiệu tên mình là Victoria Shi và là một người máy. Nhân vật này cử động tay và di chuyển đầu một cách tự nhiên khi nói chuyện.

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử họ sử dụng một phát ngôn viên "ảo" để đọc các tuyên bố chính thức của mình. Tuy nhiên, nội dung của các tuyên bố vẫn sẽ do con người soạn thảo.

"Victoria chỉ là phần hình ảnh mà công nghệ AI giúp chúng tôi tạo ra", bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Ukraine trả lời Hãng tin AFP khi được hỏi về việc nội dung của các tuyên bố sắp tới sẽ do ai soạn thảo.

Những người tạo ra Victoria là một nhóm công nghệ có tên The Game Changers. Những chuyên gia công nghệ trong nhóm này cũng là những người tạo ra các nội dung thực tế ảo liên quan đến chiến sự ở Ukraine.

Cái tên Victoria được đặt theo từ "chiến thắng" trong tiếng Ukraine. Ngoại hình và giọng nói của Victoria được mô phỏng dựa trên hình mẫu của Rosalie Nombre, một ca sĩ và cựu thí sinh trong chương trình hẹn hò The Bachelor (tựa Việt: Anh chàng độc thân) phiên bản Ukraine.

Nombre sinh ra ở thành phố Donetsk hiện do Nga kiểm soát tại miền đông Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhận xét người phát ngôn mới là một bước nhảy vọt về công nghệ mà chưa có cơ quan ngoại giao nào trên thế giới thực hiện.

Về lý do Victoria ra đời, ông Kuleba cho biết họ tạo ra "phát ngôn viên AI" để tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các nhà ngoại giao.


************

Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết đồng ý bắt giam bí thư tỉnh Bắc Giang

VOA Tiếng Việt

Hôm 1/5, Quốc hội Việt Nam thông báo rằng cơ quan chức năng đã bắt giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, “theo quy định của pháp luật”, nhưng không nêu rõ tội danh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành một nghị quyết từ hôm 26/4 theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV theo quy định của pháp luật, báo Nhân Dân loan tin.

Thông tin trên được ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam, phát thông cáo cho biết hôm 1/5.

Các trang mạng báo nhà nước không nói rõ ông Thái bị bắt ngày nào.

Truyền thông nhà nước tường thuật rằng nghị quyết ngày 26/4 cũng tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang kể từ ngày có quyết định khởi tố.

Ông Thái, 54 tuổi, giữ chức bí thư tỉnh Bắc Giang từ ngày 14/10/2020, là ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII từ tháng 7/2021 đến nay.

Cổng thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay ông Thái có bằng tiến sĩ kinh tế, vào đảng hồi tháng 12/1995.

Trước đó, hôm 15/4, Bộ Công an bắt giam 3 cán bộ tại tỉnh Bắc Giang do dính tới vụ án Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và 2 lãnh đạo của công ty này về các tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa, nhận hối lộ”.

Cũng liên quan đến công ty này, hôm 22/4, Bộ Công an đã bắt thêm ông Phạm Thái Hà, trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Vụ bắt này được cho là nguyên nhân đã dẫn đến việc ông Huệ phải từ chức vào tuần trước.


*************

Mỹ xúc tiến việc hạn chế các công ty viễn thông Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia

Reuters

Ủy ban Truyền thông Liên bang FCC của Mỹ đang xúc tiến việc ngăn chặn công ty Huawei, công ty ZTE, và các công ty nước ngoài vốn bị coi là đề ra quan ngại cho an ninh quốc gia Mỹ trong việc chứng nhận các thiết bị không dây, các quan chức cho hay ngày 1/5.

FCC có kế hoạch biểu quyết trong tháng này về một đề nghị lưỡng đảng nhằm đảm bảo rằng các cơ quan chứng nhận viễn thông và các phòng thử nghiệm chứng nhận thiết bị không dây cho thị trường Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi các công ty này.

Đề nghị mới này sẽ cấm vĩnh viễn Huawei và các công ty trong danh sách gây rủi ro an ninh quốc gia “có bất kỳ vai trò nào trong chương trình cấp phép thiết bị, đồng thời cung cấp cho FCC và các đối tác an ninh quốc gia của họ các công cụ cần thiết để bảo vệ quy trình quan trọng này”, FCC cho biết.

Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nói trong một tuyên bố rằng cơ quan này “phải đảm bảo rằng chương trình cấp phép thiết bị của chúng tôi và những người được giao phó quản lý chương trình này có thể đương đầu với thách thức đặt ra bởi các mối đe dọa chuỗi cung ứng và an ninh dai dẳng và luôn thay đổi”.

Giấy chứng nhận Huawei là một phòng thí nghiệm có uy tín hết hạn hôm 30/4 nhưng FCC đã từ chối yêu cầu của phòng thí nghiệm Huawei về việc gia hạn giấy chứng nhận. Huawei không trả lời yêu cầu bình luận.

FCC vào tháng 11 năm 2022 đã cấm việc chấp thuận thiết bị viễn thông mới của Huawei và ZTE cũng như thiết bị giám sát video và viễn thông của công ty viễn thông Hytera, công ty công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision và công ty công nghệ Chiết Giang Dahua.

Vào năm 2022, FCC đã bổ sung AO Kaspersky Lab của Nga, China Telecom, China Mobile International USA, Pacific Networks và China Unicom vào danh sách này, vốn bao gồm các công ty bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo luật năm 2019 nhằm bảo vệ mạng lưới thông tin liên lạc của Hoa Kỳ.

Huawei và Hikvision đã bị đưa vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2019, hạn chế hầu hết các nhà cung cấp Hoa Kỳ vận chuyển hàng hóa và công nghệ cho họ trừ khi được cấp giấy phép.

Vào năm 2020, FCC đã chỉ định Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với các mạng truyền thông - một tuyên bố cấm các công ty Hoa Kỳ dùng quỹ chính phủ trị giá 8,3 tỷ đô la để mua thiết bị từ các công ty này.


**********

Hàn Quốc : Biểu tình phản đối « chính sách bài người lao động » của TT Yoon Suk Yeol

Minh Anh

Tại Hàn Quốc, để đánh dấu Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5, hai công đoàn lớn lớn tổ chức các cuộc mít-tinh tại hai khu phố ở Seoul, kêu gọi khoảng 100 ngàn thành viên tham gia.

Đăng ngày:

2 phút

Kể từ khi tổng thống Yoon Suk Yeol lên cầm quyền, các nghiệp đoàn bị trấn áp mạnh mẽ vào lúc chính phủ có ý định điều chỉnh luật lao động. Nhiều trụ sở của các nghiệp đoàn bị khám xét. Hôm qua, trước ngày 1/5, tuy không phải là ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc, nhưng người lao dộng có thể được nghỉ tùy theo quyết định của chủ, người dân Hàn Quốc đã xuống đường.

Từ Seoul, thông tín viên đài RFI Nicolas Rocca tường thuật :

Vào buổi chiều ngày xuân hôm nay, hàng trăm viên chức đã kéo đến trước tòa thị chính Seoul. Là đối tượng bị quấy rối trên mạng, họ yêu cầu được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, theo Kim Dae Ryong, thuộc nghiệp đoàn công chức Hàn Quốc, thì việc huy động đã trở nên phức tạp.

Ông nói : « Tại Hàn Quốc, người lao động bị xem thường. Giới nhân viên văn phòng được đánh giá cao, nhưng người công nhân thì không được như thế. Chính vì thế nghiệp đoàn công chức của chúng tôi cố gắng nâng cao quyền và lợi ích của người lao động. »

Năm 2023, số lượng thành viên công đoàn đã tụt giảm lần đầu tiên trong vòng 13 năm. Đối với Kim Dae Ryong, điều này được giải thích bởi bầu không khí chính trị thù địch.

Ông giải thích tiếp : « Trong thời gian đảng Dân chủ cầm quyền, các nghiệp đoàn rất được tôn trọng, nhưng bây giờ, với ông Yoon Suk Yeol, chúng tôi phải chịu đựng chính sách bài người lao động, đó là lý do tại sao tôi tham gia biểu tình. »

Khám xét trụ sở, truy tố hình sự các đại diện nghiệp đoàn,ra lệnh trở lại làm việc nhằm phá vỡ các cuộc đình công, đường lối cứng rắn này của tổng thống trước các làn sóng xã hội đã bị cử tri trừng phạt trong cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 10/04.

Kim Dae Ryong nói thêm : « Giờ thì phe đối lập đã thắng cử và phe bảo thủ chiếm thiểu số Quốc Hội, tôi hy vọng rằng họ sẽ quan tâm đến quyền của người lao động. Tôi mong là tổng thống sẽ ý thức về thời đại mà chúng ta đang sống. »

Tổng thống Yoon Suk Yeol từng mong muốn giờ làm việc được linh hoạt hơn để người lao động có thể làm đến 69 giờ mỗi tuần. Nhưng trước sự phản đối của người dân, ông buộc phải lùi bước.


************

voatiengviet.com

Mỹ ban hành lệnh trừng phạt Nga, nhắm vào các công ty Trung Quốc

Reuters

Hoa Kỳ ngày 1/5 ban hành hàng trăm chế tài mới nhắm vào Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine để ngăn chặn việc Moscow né trừng phạt của phương Tây, bao gồm cả thông qua Trung Quốc.

Bộ Ngân khố Mỹ áp đặt chế tài đối với gần 200 mục tiêu, trong khi Bộ Ngoại giao chỉ định hơn 80 mục tiêu.

Hoa Kỳ đã áp đặt các chế tài đối với 20 công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong, sau những cảnh báo liên tục từ Washington về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với quân đội Nga, bao gồm cả các chuyến đi gần đây của Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen và Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc.

Sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho Nga là một trong nhiều vấn đề đe dọa làm xấu đi sự cải thiện gần đây trong quan hệ giữa Mỹ-Trung, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bà Yellen cho biết trong một tuyên bố: “Bộ Ngân khố đã liên tục cảnh báo rằng các công ty sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng kể khi cung cấp hỗ trợ vật chất cho cuộc chiến của Nga và hôm nay Mỹ đang áp đặt chúng lên gần 300 mục tiêu”.

Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt chế tài đối với hàng nghìn mục tiêu kể từ khi Nga xâm chiếm nước láng giềng Ukraine. Chiến tranh đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và các thành phố bị phá hủy.

Kể từ đó, Washington đã tìm cách trấn áp hành vi trốn tránh các biện pháp của phương Tây, bao gồm cả việc ban hành các chế tài đối với các công ty ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Công nghệ và thiết bị

Hành động của Bộ Ngân khố ngày 1/5 đã trừng phạt gần 60 mục tiêu ở Azerbaijan, Bỉ, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Slovakia mà họ cáo buộc đã tạo điều kiện cho Nga “có được công nghệ và thiết bị rất cần thiết từ nước ngoài”.

Động thái này bao gồm các biện pháp chống lại một công ty có trụ sở tại Trung Quốc mà Bộ Ngân khố cho biết đã xuất khẩu các mặt hàng để sản xuất máy bay không người lái - như cánh quạt, động cơ và cảm biến - cho một công ty ở Nga. Các nhà cung cấp công nghệ khác có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong cũng là mục tiêu.

Bộ Ngoại giao cũng áp đặt các chế tài đối với 4 công ty có trụ sở tại Trung Quốc mà họ cáo buộc hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga, bao gồm cả việc vận chuyển các mặt hàng quan trọng cho các thực thể bị Mỹ trừng phạt ở Nga, cũng như các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan và Malaysia mà họ cáo buộc vận chuyển mặt hàng ưu tiên cao của Nga.

Bộ Ngân khố cũng nhắm mục tiêu vào việc Nga mua lại tiền chất thuốc nổ mà Nga cần để tiếp tục sản xuất thuốc súng, thuốc phóng phi đạn và các chất nổ khác, bao gồm cả việc thông qua các chế tài đối với hai nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc gửi các chất này sang Nga.

Mỹ ngày 1/5 cũng cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm vũ khí hóa học toàn cầu khi liên tục triển khai chất gây nghẹt thở chloropicrin chống lại quân đội Ukraine và sử dụng chất kiểm soát bạo loạn “như một phương pháp chiến tranh” ở Ukraine.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng mở rộng mục tiêu về khả năng vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng, hay LNG, một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga, trong tương lai.

Bộ chỉ định hai nhà vận hành tàu liên quan đến công nghệ vận chuyển, bao gồm thiết bị kết cấu dựa trên trọng lực hoặc chân bê tông hỗ trợ các giàn khoan ngoài khơi, cho dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga.

Các chế tài trước đây của Mỹ đối với LNG 2 Bắc Cực vào tháng trước đã buộc Novatek, nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga, phải đình chỉ sản xuất tại dự án này, vốn đang thiếu tàu chở nhiên liệu.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cùng bị nhắm mục tiêu là các công ty con của công ty điện hạt nhân nhà nước Nga, Rosatom, cũng như 12 thực thể trong nhóm các công ty Sibanthracite, một trong những nhà sản xuất than luyện kim lớn nhất của Nga.

Washington cũng áp đặt chế tài đối với hãng hàng không Pobeda của Nga, một công ty con của hãng hàng không Aeroflot của Nga.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ trước đó đã bổ sung hơn 200 máy bay Boeing và Airbus do các hãng hàng không Nga vận hành vào danh sách kiểm soát xuất khẩu như một phần trong chế tài của chính quyền Biden đối với việc Nga xâm lược Ukraine.

Các chế tài về vụ ông Navanly

Bộ Ngoại giao cũng nhắm vào ba người liên quan đến cái chết của cố lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny, một tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Vladimir Putin. Ông chết vào tháng 2 trong một nhà tù ở Bắc Cực của Nga.

Chính quyền Nga cho biết ông chết vì nguyên nhân tự nhiên. Những người theo ông tin rằng ông đã bị chính quyền giết chết, điều mà Điện Kremlin phủ nhận.

Hành động ngày 1/5 nhắm vào giám đốc trại cải huấn ở Nga, nơi ông Navalny bị giam giữ trong phần lớn thời gian tù đày, cũng như người đứng đầu biệt giam và người đứng đầu đơn vị y tế tại nơi ông bị giam giữ trước khi chết.


************

'Tứ Trụ' Việt Nam: Cơ hội của bà Trương Thị Mai và tham vọng của Đại tướng Tô Lâm



Bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm
Chụp lại hình ảnh, Bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm, những nhân vật "trung tâm" trên chính trường Việt Nam hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chức chỉ cách nhau hơn một tháng. “Tứ Trụ” Việt Nam nay chỉ còn hai người, chính trường Việt Nam sẽ có những diễn biến thế nào?

Chủ tịch Quốc hội là một vị trí nằm trong “Tứ Trụ”, bên cạnh tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng.

Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí "vô cùng quan trọng cho tính chính danh của Đảng".

"Tôi nghĩ sẽ rất khó để đất nước vận hành mà không có chủ tịch Quốc hội khi mà luật và các quy định cần được thông qua. Việc không có chủ tịch Quốc hội sẽ gửi một tín hiệu rất xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài," ông Abuza nói.

Dựa trên Quy định 214-QĐ/TW 2020 về khung tiêu chuẩn cho các chức danh thì một trong những điều kiện để trở thành chủ tịch Quốc hội là phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Còn theo Hiến pháp, chủ tịch Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội.


Hiện những người thỏa mãn các yêu cầu này gồm có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm, bà Trương Thị Mai và ông Phạm Minh Chính.

Tuy nhiên, hiện ông Trọng đang là tổng bí thư và nắm giữ vị trí quyền lực nhất.

Còn ông Chính đang làm thủ tướng, một vị trí cũng nằm trong “Tứ Trụ”, nên không có khả năng hai người này sẽ thay thế ông Huệ.

Vì vậy, dựa trên Quy định 214 và Hiến pháp, có thể nói bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm là hai người có khả năng cao cho vị trí chủ tịch Quốc hội.

Cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ áp dụng ngoại lệ, trong trường hợp họ muốn cơ cấu người không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Quy định 214. Khi đó, sẽ có thêm các ứng viên khác, chẳng hạn ủy viên Bộ Chính trị chưa tham gia trọn một nhiệm kỳ.


Cơ hội của bà Trương Thị Mai


Từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói với BBC rằng, nguồn tin của ông, tất nhiên chỉ là tin đồn, cho biết bà Trương Thị Mai sẽ được bổ nhiệm làm chủ tịch Quốc hội.

"Và điều đó an toàn vì bà ấy từng cho biết mình muốn nghỉ hưu (vào năm 2026)," ông Thayer nói. Điều này nghĩa là bà Mai sẽ không tranh đua vị trí tổng bí thư.

Bà Trương Thị Mai sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Bình và đi lên từ con đường Đoàn Thanh niên. Bà từng nắm giữ nhiều chức vụ trong hệ thống Đoàn, nổi bật nhất có thể kể tới là vị trí Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giai đoạn 1994-2002.

Từ năm 2007-2016, bà Mai giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Giáo sư Abuza cho rằng bà Trương Thị Mai là người phù hợp nhất do bà có kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực, nhất là nhờ vào giai đoạn làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà bà có kinh nghiệm trong Quốc hội.

"Do đó, tôi nghĩ sớm thôi thì chúng ta sẽ thấy bà Mai tiếp quản vị trí chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên, vì có quá nhiều vị trí trống trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao, nếu bà Mai kế nhiệm chức chủ tịch Quốc hội, cần có người tiếp quản vị trí Thường trực Ban Bí thư," Giáo sư Abuza nhận định.

Chụp lại video, BÀ TRƯƠNG THỊ MAI THAY ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ?

Bà Trương Thị Mai là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, 13. Năm 2021, bà giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đến năm 2023, bà được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa 13, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Ở vị trí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, một trong những hoạt động thường xuyên của bà là đi trao quyết định bổ nhiệm nhân sự của Đảng, chẳng hạn bí thư các tỉnh thành hoặc ban ngành do Trung ương Đảng quản lý.

Vai trò của bà Mai tập trung chủ yếu về các công tác trong nội bộ Đảng Cộng sản. Người ta thường thấy bà xuất hiện bên cạnh và tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác.

Đơn cử, bà Trương Thị Mai nằm trong đoàn tháp tùng ông Trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2022.

Vào cuối tháng 9 năm 2022, hai tuần trước khi nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan bị bắt, bà Trương Thị Mai đã đi cùng ông Nguyễn Phú Trọng vào thăm và làm việc với Thành ủy TP HCM.

Vai trò của bà Trương Thị Mai không được nhiều người bên ngoài Đảng biết tới dù vị trí của bà là một chức vụ cao trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thường trực Ban Bí thư là một vị trí đầy quyền lực, về mặt đảng thì chỉ xếp sau Tổng Bí thư. Một số nhân vật quyền lực từng nắm giữ chức vụ này có thể kể đến là ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh.

Tuy nhiên, hai thường trực Ban Bí thư gần đây là ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai lại không quá nổi bật, bên cạnh một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đầy quyền lực.

Bà Mai là nữ thường trực Ban Bí thư đầu tiên trong số 21 người giữ chức danh thường trực Ban Bí thư kể từ năm 1976 tới nay.

Trong bối cảnh Việt Nam cố gắng đảm bảo tỷ lệ nữ trong bộ máy quyền lực, bà Mai được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho vị trí chủ tịch Quốc hội.

Chụp lại video, ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC: CHIẾN DỊCH ‘ĐỐT LÒ’ CỦA ÔNG TRỌNG THẤT BẠI?


Vị trí nào cho ông Tô Lâm?


Dù ông Tô Lâm đủ tiêu chuẩn cho vị trí chủ tịch Quốc hội, giới quan sát cho rằng vị tướng công an ưu tiên chiếc ghế tổng bí thư hơn.

Bởi lẽ, vị trí chủ tịch Quốc hội không có nhiều thực quyền nên những nhân vật vốn đã có sẵn quyền lực như ông Tô Lâm không mặn mà mấy.

Nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét với BBC:

"Tôi nghĩ đủ tiêu chuẩn nhất để vào ghế chủ tịch Quốc hội là bà Trương Thị Mai. Các ủy viên khác đều có khả năng, nhưng không tính mấy ông quốc phòng và công an.

"Nếu công an, quốc phòng vào thì danh nghĩa là được lên 'Tứ Trụ' nhưng quyền lực thì không bằng bên ngoài," ông Quang A nói.

Sau khi ông Võ Văn Thưởng rồi đến ông Vương Đình Huệ xin thôi chức chỉ cách nhau hơn một tháng, ông Tô Lâm trở thành tâm điểm của chú ý.

Một bài phân tích mới đây của hãng tin Bloomberg cho rằng ông Tô Lâm được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế nhiệm cho vị trí của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có vấn đề về sức khỏe.

Giáo sư Abuza nói rằng Bộ trưởng Công an Tô Lâm hẳn là người có mong muốn trở thành tổng bí thư kế nhiệm.

"Ông ấy là Bộ trưởng Bộ Công an. Cả đời ông ấy hoạt động trong ngành công an."

"Ông ấy có khả năng mà không đối thủ nào của ông ấy có, đó là quyền lực điều tra khổng lồ của Bộ Công an. Ông ấy có thể đào sâu vào các giao dịch kinh doanh của bất kì ai, có thể nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ," GS Abuza nói.

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đang là một trong những ứng viên sáng giá cho cả ghế chủ tịch nước và tổng bí thư

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đang là một trong những ứng viên sáng giá cho cả ghế chủ tịch nước và tổng bí thư

Sinh ra ở Hưng Yên vào năm 1957, cả đời ông Tô Lâm hoạt động trong ngành công an. Sau khi kinh qua các vị trí trong Tổng cục An ninh từ năm 1979 đến 2010, ông Tô Lâm đã trở thành thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam vào năm 2010.

Tháng 1/2016, ông Tô Lâm được bầu vào Bộ Chính trị khoá 12 vào ba tháng sau đó, ông nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Tháng 1/2019, ông Tô Lâm được ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thăng quân hàm Đại tướng.

Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và là Đại biểu Quốc hội khóa 15.

Hồi năm 2021, ông Tô Lâm từng tham gia bữa tiệc thịt bò dát vàng của đầu bếp Salt Bae tại Anh, sự kiện gây chú ý cả trong nước lẫn quốc tế. Ông Tô Lâm đã vấp phải làn sóng chỉ trích khi dự bữa tiệc đắt đỏ trong bối cảnh đất nước đang chống dịch Covid căng thẳng.

Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng về sự kiện này.

Trong một diễn biến khác, vào năm 2017, ông Tô Lâm từng có chuyến công du tới Slovakia. Bộ Nội vụ nước này sau đó đã quan ngại việc chuyến thăm có thể bị "lợi dụng" cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương.

Vụ việc diễn ra sau khi truyền thông Đức nói rằng Slovakia "có thể đã có dính líu" vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, hồi 7/2017 tại Berlin.

Chính phủ Đức khẳng định, sau 11 tháng đến Đức xin tỵ nạn, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23/7/2017 để đưa về Việt Nam.

Ông Tô Lâm chưa từng công khai thừa nhận có liên quan đến vụ việc. Nhà chức trách Việt Nam thì luôn khẳng định rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động về "đầu thú" tại Việt Nam.

Vụ bắt cóc đã gây ra căng thẳng ngoại giao, khi Đức tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với quốc gia Đông Nam Á, gọi vụ bắt cóc là “sự vi phạm trắng trợn và chưa từng có” đối với luật pháp Đức và quốc tế.

Chụp lại video, Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới


Cuộc đua trước Đại hội Đảng 14


Tờ New York Times viết rằng việc ông Vương Đình Huệ mất chức “rất có thể sẽ gây thêm nhiều lo lắng cho quan chức ở Việt Nam về một cuộc đấu đá quyền lực ngày càng gay gắt trước cuộc chuyển giao lãnh đạo sắp tới vào năm 2026”.

Tính từ tháng 12/2022, đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban Kinh tế Trung ương mất chức. Giờ đây, lại thêm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rời ghế.

Tức là đã có 6 lãnh đạo cấp cao, trong đó có 5 ủy viên Bộ Chính trị, mất chức chỉ trong vòng 17 tháng.

Các nhà quan sát mà BBC phỏng vấn đã đặt ra câu hỏi về công tác nhân sự của khóa 13. Cần lưu ý, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 (diễn ra vào đầu năm 2021). Giờ đây, ông tiếp tục là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 (dự kiến diễn ra đầu năm 2026).

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc diễn ra ngày 23/4/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó kiêm nhiệm vị trí chủ tịch nước đã nhấn mạnh về công tác nhân sự cho Đại hội Đảng 13:

"Đúng người thì nhân dân được nhờ, Cách mạng được nhờ và đất nước phát triển. Còn chọn sai người thì không biết sẽ sao."

Bên cạnh đó, vị tổng bí thư cũng nhấn mạnh phải có "con mắt tinh đời" trong việc giới thiệu, đánh giá, lựa chọn nhân sự.

Dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như thế, nhưng công tác nhân sự khóa 13 do ông dẫn dắt đã "hoàn toàn thất bại", theo các nhà phân tích mà BBC phỏng vấn.

Đánh giá này của các nhà phân tích dựa trên chính thông tin mà người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam chia sẻ.

Chỉ trong vòng hơn một tháng, hai nhân vật trong "Tứ trụ" đã xin thôi chức
Chụp lại hình ảnh, Chỉ trong vòng hơn một tháng, hai nhân vật trong "Tứ Trụ" đã xin thôi chức

Tại cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội Đảng 14 vào ngày 13/3/2024, Trưởng Tiểu ban Nhân sự, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 (tới thời điểm phát ngôn), "Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý".

Lúc ông Trọng nói điều đó thì chưa có vụ việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất chức.

Tính tới cuối tháng 4/2024, đã có 5 ủy viên Bộ Chính trị - những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống nhà nước Đảng trị - bị miễn nhiệm hoặc được Đảng đồng ý cho thôi chức theo nguyện vọng.

Bộ Chính trị khóa 13 từ con số 18 người nay đã tụt xuống còn 13 người. "Tứ Trụ" chỉ còn hai người.

Những người phù hợp theo quy định của Đảng và Hiến pháp để vào "Tứ Trụ" hiện còn quá ít mà tuổi lại cao.

Theo tính toán dựa trên các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, rất nhiều người sẽ quá 65 tuổi vào năm 2026 – thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14.

Trong bối cảnh đó, có thông tin là Đảng sẽ sửa quy định để nâng độ tuổi vào Bộ Chính trị lên 70 hoặc 71.

“Tại sao các chỗ trống trong Bộ Chính trị vẫn chưa được lấp đầy? Tại sao ông Trọng đã làm tới ba nhiệm kỳ? Tại sao lại có nhiều thành viên trong Bộ Chính trị sẽ trên 65 tuổi vào năm 2026 đến vậy?"

“Có thể thấy công tác nhân sự rất yếu kém," GS Thayer bình luận.

GS Carl Thayer cho hay, vào tháng 11 năm ngoái, khi đi công tác tại Việt Nam, ông được cho biết Việt Nam sẽ thay đổi Điều lệ Đảng và nâng độ tuổi tham gia Bộ Chính trị lên 70 hoặc 71 tuổi.

Giáo sư Thayer cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam: "Tôi đã làm việc với quân đội từ xưa đến nay. Khi có chuyện tồi tệ như thế, phải khẳng định rằng người chỉ huy phải chịu trách nhiệm."

Còn Giáo sư Abuza nhận định rằng, với những diễn biến nhân sự thượng tầng gần đây, từ giờ cho đến Đại hội 14 sẽ còn nhiều "cạnh tranh và đấu đá nội bộ" nữa.


***********

bbc.com

Quốc hội họp bất thường: Miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ và gì nữa?



Ông Vương Đình Huệ thành ủy viên Bộ Chính trị thứ 5 kết thúc sự nghiệp
Chụp lại hình ảnh, Ông Vương Đình Huệ thành ủy viên Bộ Chính trị thứ 5 kết thúc sự nghiệp

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là chức danh do Quốc hội bầu nên quy trình miễn nhiệm với ông Vương Đình Huệ sẽ do Quốc hội tiến hành, sau khi Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông thôi giữ các chức vụ trong Đảng và nhà nước.

Với kỳ họp bất thường dự kiến diễn ra vào chiều 2/5, Quốc hội khóa 15 đã có tổng cộng 7 lần họp bất thường kể từ đầu nhiệm kỳ, một điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 78 năm hoạt động của Quốc hội Việt Nam.

Việt Nam đang trải qua thời kỳ biến động nhân sự thượng tầng với nhiều diễn biến khó lường. Chỉ trong vòng hơn một tháng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thường đều mất ghế, khiến "Tứ Trụ" chỉ còn hai "trụ" và Bộ Chính trị khóa 13 giảm xuống còn 13 ủy viên, so với con số 18 người vào đầu khóa hồi năm 2021.

Vào ngày 21/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ còn điều hành cuộc họp bất thường để miễn nhiệm chức danh chủ tịch nước và đại biểu Quốc hội của ông Võ Văn Thưởng. Giờ đây, đến lượt ông Huệ là đối tượng xem xét của một kỳ họp bất thường khác.


Quy trình miễn nhiệm với ông Huệ


Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa 15 vào ngày 2/5. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, trong đó dự kiến có việc miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ, có thể bao gồm cả miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội và cho thôi làm đại biểu Quốc hội.

Theo thông báo, Quốc hội họp bất thường lần này là để "xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội, căn cứ vào Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội".

Ban Chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Ông Huệ được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã "vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng".

Ông Huệ cũng phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu" theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ, theo Ban Chấp hành Trung ương, "đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông".

Thông báo của Trung ương Đảng cho biết: "Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân", ông Vương Đình Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng không nêu rõ cụ thể ông Huệ đã mắc khuyết điểm, sai phạm gì. Thông báo của Đảng về việc cho thôi chức đối với ông Huệ cũng tương tự thông báo đối với ông Võ Văn Thưởng hơn một tháng trước đó.

Tuy nhiên, xét lời lẽ trong thông báo của Trung ương Đảng, rằng ông Huệ "chịu trách nhiệm người đứng đầu", thì có lẽ nguyên nhân thực sự khiến ông mất chức là vụ ông Phạm Thái Hà bị bắt trước đó.

Ông Phạm Thái Hà là trợ lý của ông Huệ, kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Vào ngày 21/4, ông Hà đã bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo quy định tại Khoản 4, Điều 358, Bộ Luật Hình sự 2015, liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Thuận An đã được khởi tố trước đó.

Chụp lại video, BÀ TRƯƠNG THỊ MAI THAY ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ?

Đối với vị trí chủ tịch Quốc hội, quy trình miễn nhiệm có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước một, phó chủ tịch Quốc hội thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội.
  • Bước thứ hai, Quốc hội thảo luận tại đoàn về đề nghị miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội.
  • Bước thứ ba, một phó phủ tịch Quốc hội sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại đoàn về đề nghị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội.
  • Bước thứ tư, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ trình Quốc hội thông qua danh sách Ban kiểm phiếu.
  • Bước thứ năm, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
  • Bước thứ sáu, Ban Kiểm phiếu làm việc và báo cáo kết quả kiểm phiếu.
  • Bước thứ bảy, Quốc hội nghe trình bày dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội.
  • Cuối cùng, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội khóa 15 có bốn phó chủ tịch Quốc hội là ông Trần Thanh Mẫn, ông Nguyễn Đức Hải, ông Nguyễn Khắc Định và ông Trần Quang Phương. Trong đó, ông Mẫn là phó chủ tịch Quốc hội thường trực, có hàm ủy viên Bộ Chính trị.

Tất nhiên trên đây là quy trình chính thức. Tại Việt Nam, do đặc thù "Đảng lãnh đạo toàn diện", các chức danh của ông Huệ, kể cả về mặt Đảng lẫn nhà nước, đã thực sự do Đảng quyết định trước khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu theo trình tự thủ tục.


Quốc hội còn xem xét vấn đề nào khác?


Ngoài việc miễn nhiệm ông Huệ, hiện đang có hai vấn đề quan trọng nữa về nhân sự cần được Quốc hội xem xét là việc bầu chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội mới.

Tuy nhiên, không rõ trong kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội có tiến hành bầu ra người thay thế cho ông Vương Đình Huệ và ông Võ Văn Thưởng hay không.

Quốc hội là cơ quan bầu ra các vị trí then chốt của bộ máy nhà nước, bao gồm ba vị trí trong "Tứ Trụ":

  • Chủ tịch nước (theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
  • Chủ tịch Quốc hội (theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước)
  • Thủ tướng Chính phủ (theo đề nghị của Chủ tịch nước)

Nếu hai chức vụ chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội không được quyết trong kỳ họp bất thường ngày mai 2/5 thì có khả năng Quốc hội sẽ tiến hành bầu hai vị trí này trong kỳ họp thường kỳ sắp tới, diễn ra vào ngày 20/5, bế mạc ngày 28/6.

Từ đây tới kỳ họp thường kỳ sắp tới là rất gần, nên khó có khả năng Quốc hội sẽ tổ chức thêm một kỳ họp bất thường nào khác nữa.

Hơn một tháng trước, Quốc hội đã triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 6 là để miễn nhiệm các chức vụ chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh đối với ông Võ Văn Thưởng.

Cũng trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, người trước đó đã bị khởi tố, tạm giam về tội "Nhận hối lộ" liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Về mặt đảng, vào ngày 31/1/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã “xem xét, cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ" Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của ông Trần Tuấn Anh.

Trước ông Vương Đình Huệ, đã có bốn ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 rời ghế vì mắc sai phạm tính từ Đại hội Đảng 13 hồi năm 2021
Chụp lại hình ảnh, Trước ông Vương Đình Huệ, đã có bốn ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 rời ghế vì mắc sai phạm tính từ Đại hội Đảng 13 hồi năm 2021

Vào năm 2023, tại kỳ họp bất thường thứ 3 vào ngày 18/1, Quốc hội đã xem xét miễn nhiệm chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc mất chức với lý do là "chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng".

Hai phó thủ tướng từ chức nói trên là ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh. Cả hai ông cũng đều bị miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 vào kỳ họp bất thường lần thứ 2, diễn ra vào ngày 5/1/2023.

Tại kỳ họp bất thường này, Quốc hội cũng cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Phạm Bình Minh.

Như vậy, Quốc hội khóa 15 đã cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với bốn ủy viên Bộ Chính trị là ông Võ Văn Thưởng, ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Bình Minh.

****************

Tin thế giới 2-5:  Mỹ trừng phạt Nga, Trung Quốc

NGUYÊN HẠNH

Du khách đứng ngắm nhìn xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams do Mỹ sản xuất bị phá hủy tại triển lãm ở Matxcơva, Nga, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Du khách đứng ngắm nhìn xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams do Mỹ sản xuất bị phá hủy tại triển lãm ở Matxcơva, Nga, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

* Nga trưng bày chiến tích xe tăng phương Tây thu được ở Ukraine

Xe tăng và khí tài quân sự của phương Tây bị lực lượng Nga thu giữ ở Ukraine đã được trưng bày ở Matxcơva vào ngày 1-5.

Theo Hãng tin Reuters, hàng dài người xếp thành ở lối vào triển lãm mang tên "Chiến tích của quân đội Nga", được tổ chức bên ngoài bảo tàng kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã năm 1945.

"Lịch sử đang lặp lại", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng vào năm 1943, Liên Xô cũng từng trưng bày các xe tăng và khí tài thu được của quân đội Đức.

* Mỹ ban hành hàng trăm lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, công ty Trung Quốc

Ngày 1-5, Mỹ ban hành hàng trăm lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, nhắm vào việc Matxcơva lách trừng phạt của phương Tây.

Theo Hãng tin Reuters, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với gần 200 mục tiêu và Bộ Ngoại giao đã chỉ định hơn 80 mục tiêu khác. Đây là một trong những động thái có phạm vi rộng nhất chống lại các công ty Trung Quốc cho đến nay trong các lệnh trừng phạt của Washington nhắm vào Nga.

Ngoài ra, Mỹ còn áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 20 công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong, sau những cảnh báo liên tục từ Washington về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với quân đội Nga.

Thống đốc Odessa Oleh Kiper nhìn một phần tên lửa Nga bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ hôm 29-4 - Ảnh: REUTERS

Thống đốc Odessa Oleh Kiper nhìn một phần tên lửa Nga bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ hôm 29-4 - Ảnh: REUTERS

* Hỏa hoạn lớn ở cảng Odessa sau tấn công tên lửa

Truyền thông địa phương đưa tin một đám cháy lớn đã bùng phát tại cảng Odessa của Ukraine ở Biển Đen vào cuối ngày 1-5, sau một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.

THình ảnh và video đăng trên các kênh truyền thông cho thấy ngọn lửa tại địa điểm xảy ra vụ tấn công và những đám khói lớn cuồn cuộn bốc lên trời. Trong khi đó, một kênh truyền thông cho biết nhà kho của Nova Poshta, một công ty bưu chính và chuyển phát nhanh lớn, đã bị tấn công.

Odessa là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của Nga và tên lửa đã tấn công nhiều địa điểm trong thành phố trong hai ngày qua.

* Drone Ukraine làm mất điện ở một số nơi tại Nga

Thống đốc Kursk Roman Starovoit, cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) của Ukraine đã làm hư hại các đường dây điện ở khu vực miền nam nước Nga này và làm mất điện ở làng Ponyri.

Thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Starovoit cũng cho biết máy bay không người lái đã bị bắn rơi. Đội sửa chữa đã có mặt tại chỗ để khôi phục nguồn điện.

Trong khi đó, thống đốc vùng Oryol của Nga thông báo các máy bay không người lái của Ukraine đã phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng và gây mất điện ở khu vực miền trung này.

* Mỹ đã xây hơn 50% bến tàu ở Gaza

Ngày 1-5, Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ cho đến nay đã xây dựng hơn 50% bến tàu hàng hải để tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói với các phóng viên: "Tính đến hôm nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 50% việc thiết lập bến tàu".

Bà Singh cũng cho hay "bến tàu nổi đã được xây dựng và bố trí hoàn chỉnh".

Fed giữ lãi suất ổn định và cảnh báo lạm phát vẫn ở mức cao

Ngày 1-5, sau cuộc họp chính sách thường kỳ, Cục Dự trữ liên bang (Ngân hàng trung ương Mỹ - Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cho biết những dấu hiệu đáng thất vọng về tình hình lạm phát gần đây có thể làm trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất của cơ quan này.

Trong tuyên bố chính sách mới nhất, Fed vẫn giữ nguyên các yếu tố chính trong đánh giá kinh tế và hướng dẫn chính sách. Mặc dù đánh giá tình hình lạm phát đã hạ nhiệt trong năm qua, song các nhà hoạch định chính sách Fed cho rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ phù hợp khi nhận thấy lạm phát đang giảm một cách chắc chắn về mục tiêu 2%.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tranh cử ở Freeland, Michigan, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tranh cử ở Freeland, Michigan, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

* Ông Trump ca ngợi cảnh sát đột kích người biểu tình ở trường đại học

Ngày 1-5, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, cựu tổng thống Donald Trump, tuyên bố "thật tuyệt vời khi chứng kiến" các sĩ quan cảnh sát New York đột kích vào một tòa nhà của Đại học Columbia do các sinh viên ủng hộ Palestine chiếm giữ.

Ngoài ra, ông Trump còn gọi những người biểu tình là "những kẻ mất trí dữ dội và những người có cảm tình với Hamas".

"New York đã bị bao vây đêm qua", ông Trump nói với những người ủng hộ tại một cuộc vận động tranh cử ở Wisconsin. Ông khen ngợi cảnh sát đã bắt giữ khoảng 300 người biểu tình.

* Cảnh sát, người biểu tình đụng độ ở Paris

Cảnh sát Pháp cho biết họ đã bắt giữ 45 người ở Paris và 12 sĩ quan đã bị thương trong các cuộc biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động hôm 1-5.

Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán người biểu tình. Phía cảnh sát đưa ra con số người biểu tình ở thủ đô nước Pháp vào khoảng 18.000 người.

Người biểu tình chủ yếu tức giận về chi phí sinh hoạt và cải cách trợ cấp thất nghiệp. Song một số người cũng vẫy cờ Palestine để thể hiện tình đoàn kết với người dân trên Dải Gaza.

Cảnh sát cho biết tổng cộng có khoảng 121.000 người biểu tình đã tham gia các cuộc biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động trên khắp nước Pháp.

Em bé và hoa

Một cô bé đi giữa những bông hoa tulip đang nở rộ trong công viên ở ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 1-5, giữa lúc Nga tấn công Ukraine - Ảnh: REUTERS

Một cô bé đi giữa những bông hoa tulip đang nở rộ trong công viên ở ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 1-5, giữa lúc Nga tấn công Ukraine - Ảnh: REUTERS


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 02 -5 -2024:

xxx

HoaLuc 5************

Ukraine giới thiệu 'phát ngôn viên AI' đầu tiên của Bộ Ngoại giao


Hôm nay 1-5, Ukraine giới thiệu đến công chúng phát ngôn viên mới của Bộ Ngoại giao Ukraine do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra với tên gọi Victoria Shi.

Victoria Shi, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Ukraine - Ảnh: KYIV POST

Victoria Shi, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Ukraine - Ảnh: KYIV POST

Theo Hãng tin AFP, bà Victoria Shi, phát ngôn viên đầu tiên trong lịch sử Ukraine được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức.

Trong bài phát biểu trên mạng xã hội, "nữ phát ngôn viên AI" diện bộ vest tối màu tự giới thiệu tên mình là Victoria Shi và là một người máy. Nhân vật này cử động tay và di chuyển đầu một cách tự nhiên khi nói chuyện.

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử họ sử dụng một phát ngôn viên "ảo" để đọc các tuyên bố chính thức của mình. Tuy nhiên, nội dung của các tuyên bố vẫn sẽ do con người soạn thảo.

"Victoria chỉ là phần hình ảnh mà công nghệ AI giúp chúng tôi tạo ra", bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao Ukraine trả lời Hãng tin AFP khi được hỏi về việc nội dung của các tuyên bố sắp tới sẽ do ai soạn thảo.

Những người tạo ra Victoria là một nhóm công nghệ có tên The Game Changers. Những chuyên gia công nghệ trong nhóm này cũng là những người tạo ra các nội dung thực tế ảo liên quan đến chiến sự ở Ukraine.

Cái tên Victoria được đặt theo từ "chiến thắng" trong tiếng Ukraine. Ngoại hình và giọng nói của Victoria được mô phỏng dựa trên hình mẫu của Rosalie Nombre, một ca sĩ và cựu thí sinh trong chương trình hẹn hò The Bachelor (tựa Việt: Anh chàng độc thân) phiên bản Ukraine.

Nombre sinh ra ở thành phố Donetsk hiện do Nga kiểm soát tại miền đông Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhận xét người phát ngôn mới là một bước nhảy vọt về công nghệ mà chưa có cơ quan ngoại giao nào trên thế giới thực hiện.

Về lý do Victoria ra đời, ông Kuleba cho biết họ tạo ra "phát ngôn viên AI" để tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các nhà ngoại giao.


************

Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết đồng ý bắt giam bí thư tỉnh Bắc Giang

VOA Tiếng Việt

Hôm 1/5, Quốc hội Việt Nam thông báo rằng cơ quan chức năng đã bắt giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, “theo quy định của pháp luật”, nhưng không nêu rõ tội danh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành một nghị quyết từ hôm 26/4 theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV theo quy định của pháp luật, báo Nhân Dân loan tin.

Thông tin trên được ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam, phát thông cáo cho biết hôm 1/5.

Các trang mạng báo nhà nước không nói rõ ông Thái bị bắt ngày nào.

Truyền thông nhà nước tường thuật rằng nghị quyết ngày 26/4 cũng tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang kể từ ngày có quyết định khởi tố.

Ông Thái, 54 tuổi, giữ chức bí thư tỉnh Bắc Giang từ ngày 14/10/2020, là ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII từ tháng 7/2021 đến nay.

Cổng thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay ông Thái có bằng tiến sĩ kinh tế, vào đảng hồi tháng 12/1995.

Trước đó, hôm 15/4, Bộ Công an bắt giam 3 cán bộ tại tỉnh Bắc Giang do dính tới vụ án Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và 2 lãnh đạo của công ty này về các tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa, nhận hối lộ”.

Cũng liên quan đến công ty này, hôm 22/4, Bộ Công an đã bắt thêm ông Phạm Thái Hà, trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Vụ bắt này được cho là nguyên nhân đã dẫn đến việc ông Huệ phải từ chức vào tuần trước.


*************

Mỹ xúc tiến việc hạn chế các công ty viễn thông Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia

Reuters

Ủy ban Truyền thông Liên bang FCC của Mỹ đang xúc tiến việc ngăn chặn công ty Huawei, công ty ZTE, và các công ty nước ngoài vốn bị coi là đề ra quan ngại cho an ninh quốc gia Mỹ trong việc chứng nhận các thiết bị không dây, các quan chức cho hay ngày 1/5.

FCC có kế hoạch biểu quyết trong tháng này về một đề nghị lưỡng đảng nhằm đảm bảo rằng các cơ quan chứng nhận viễn thông và các phòng thử nghiệm chứng nhận thiết bị không dây cho thị trường Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi các công ty này.

Đề nghị mới này sẽ cấm vĩnh viễn Huawei và các công ty trong danh sách gây rủi ro an ninh quốc gia “có bất kỳ vai trò nào trong chương trình cấp phép thiết bị, đồng thời cung cấp cho FCC và các đối tác an ninh quốc gia của họ các công cụ cần thiết để bảo vệ quy trình quan trọng này”, FCC cho biết.

Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nói trong một tuyên bố rằng cơ quan này “phải đảm bảo rằng chương trình cấp phép thiết bị của chúng tôi và những người được giao phó quản lý chương trình này có thể đương đầu với thách thức đặt ra bởi các mối đe dọa chuỗi cung ứng và an ninh dai dẳng và luôn thay đổi”.

Giấy chứng nhận Huawei là một phòng thí nghiệm có uy tín hết hạn hôm 30/4 nhưng FCC đã từ chối yêu cầu của phòng thí nghiệm Huawei về việc gia hạn giấy chứng nhận. Huawei không trả lời yêu cầu bình luận.

FCC vào tháng 11 năm 2022 đã cấm việc chấp thuận thiết bị viễn thông mới của Huawei và ZTE cũng như thiết bị giám sát video và viễn thông của công ty viễn thông Hytera, công ty công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision và công ty công nghệ Chiết Giang Dahua.

Vào năm 2022, FCC đã bổ sung AO Kaspersky Lab của Nga, China Telecom, China Mobile International USA, Pacific Networks và China Unicom vào danh sách này, vốn bao gồm các công ty bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo luật năm 2019 nhằm bảo vệ mạng lưới thông tin liên lạc của Hoa Kỳ.

Huawei và Hikvision đã bị đưa vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2019, hạn chế hầu hết các nhà cung cấp Hoa Kỳ vận chuyển hàng hóa và công nghệ cho họ trừ khi được cấp giấy phép.

Vào năm 2020, FCC đã chỉ định Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với các mạng truyền thông - một tuyên bố cấm các công ty Hoa Kỳ dùng quỹ chính phủ trị giá 8,3 tỷ đô la để mua thiết bị từ các công ty này.


**********

Hàn Quốc : Biểu tình phản đối « chính sách bài người lao động » của TT Yoon Suk Yeol

Minh Anh

Tại Hàn Quốc, để đánh dấu Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5, hai công đoàn lớn lớn tổ chức các cuộc mít-tinh tại hai khu phố ở Seoul, kêu gọi khoảng 100 ngàn thành viên tham gia.

Đăng ngày:

2 phút

Kể từ khi tổng thống Yoon Suk Yeol lên cầm quyền, các nghiệp đoàn bị trấn áp mạnh mẽ vào lúc chính phủ có ý định điều chỉnh luật lao động. Nhiều trụ sở của các nghiệp đoàn bị khám xét. Hôm qua, trước ngày 1/5, tuy không phải là ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc, nhưng người lao dộng có thể được nghỉ tùy theo quyết định của chủ, người dân Hàn Quốc đã xuống đường.

Từ Seoul, thông tín viên đài RFI Nicolas Rocca tường thuật :

Vào buổi chiều ngày xuân hôm nay, hàng trăm viên chức đã kéo đến trước tòa thị chính Seoul. Là đối tượng bị quấy rối trên mạng, họ yêu cầu được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, theo Kim Dae Ryong, thuộc nghiệp đoàn công chức Hàn Quốc, thì việc huy động đã trở nên phức tạp.

Ông nói : « Tại Hàn Quốc, người lao động bị xem thường. Giới nhân viên văn phòng được đánh giá cao, nhưng người công nhân thì không được như thế. Chính vì thế nghiệp đoàn công chức của chúng tôi cố gắng nâng cao quyền và lợi ích của người lao động. »

Năm 2023, số lượng thành viên công đoàn đã tụt giảm lần đầu tiên trong vòng 13 năm. Đối với Kim Dae Ryong, điều này được giải thích bởi bầu không khí chính trị thù địch.

Ông giải thích tiếp : « Trong thời gian đảng Dân chủ cầm quyền, các nghiệp đoàn rất được tôn trọng, nhưng bây giờ, với ông Yoon Suk Yeol, chúng tôi phải chịu đựng chính sách bài người lao động, đó là lý do tại sao tôi tham gia biểu tình. »

Khám xét trụ sở, truy tố hình sự các đại diện nghiệp đoàn,ra lệnh trở lại làm việc nhằm phá vỡ các cuộc đình công, đường lối cứng rắn này của tổng thống trước các làn sóng xã hội đã bị cử tri trừng phạt trong cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 10/04.

Kim Dae Ryong nói thêm : « Giờ thì phe đối lập đã thắng cử và phe bảo thủ chiếm thiểu số Quốc Hội, tôi hy vọng rằng họ sẽ quan tâm đến quyền của người lao động. Tôi mong là tổng thống sẽ ý thức về thời đại mà chúng ta đang sống. »

Tổng thống Yoon Suk Yeol từng mong muốn giờ làm việc được linh hoạt hơn để người lao động có thể làm đến 69 giờ mỗi tuần. Nhưng trước sự phản đối của người dân, ông buộc phải lùi bước.


************

voatiengviet.com

Mỹ ban hành lệnh trừng phạt Nga, nhắm vào các công ty Trung Quốc

Reuters

Hoa Kỳ ngày 1/5 ban hành hàng trăm chế tài mới nhắm vào Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine để ngăn chặn việc Moscow né trừng phạt của phương Tây, bao gồm cả thông qua Trung Quốc.

Bộ Ngân khố Mỹ áp đặt chế tài đối với gần 200 mục tiêu, trong khi Bộ Ngoại giao chỉ định hơn 80 mục tiêu.

Hoa Kỳ đã áp đặt các chế tài đối với 20 công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong, sau những cảnh báo liên tục từ Washington về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với quân đội Nga, bao gồm cả các chuyến đi gần đây của Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen và Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc.

Sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho Nga là một trong nhiều vấn đề đe dọa làm xấu đi sự cải thiện gần đây trong quan hệ giữa Mỹ-Trung, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bà Yellen cho biết trong một tuyên bố: “Bộ Ngân khố đã liên tục cảnh báo rằng các công ty sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng kể khi cung cấp hỗ trợ vật chất cho cuộc chiến của Nga và hôm nay Mỹ đang áp đặt chúng lên gần 300 mục tiêu”.

Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt chế tài đối với hàng nghìn mục tiêu kể từ khi Nga xâm chiếm nước láng giềng Ukraine. Chiến tranh đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và các thành phố bị phá hủy.

Kể từ đó, Washington đã tìm cách trấn áp hành vi trốn tránh các biện pháp của phương Tây, bao gồm cả việc ban hành các chế tài đối với các công ty ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Công nghệ và thiết bị

Hành động của Bộ Ngân khố ngày 1/5 đã trừng phạt gần 60 mục tiêu ở Azerbaijan, Bỉ, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Slovakia mà họ cáo buộc đã tạo điều kiện cho Nga “có được công nghệ và thiết bị rất cần thiết từ nước ngoài”.

Động thái này bao gồm các biện pháp chống lại một công ty có trụ sở tại Trung Quốc mà Bộ Ngân khố cho biết đã xuất khẩu các mặt hàng để sản xuất máy bay không người lái - như cánh quạt, động cơ và cảm biến - cho một công ty ở Nga. Các nhà cung cấp công nghệ khác có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong cũng là mục tiêu.

Bộ Ngoại giao cũng áp đặt các chế tài đối với 4 công ty có trụ sở tại Trung Quốc mà họ cáo buộc hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga, bao gồm cả việc vận chuyển các mặt hàng quan trọng cho các thực thể bị Mỹ trừng phạt ở Nga, cũng như các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan và Malaysia mà họ cáo buộc vận chuyển mặt hàng ưu tiên cao của Nga.

Bộ Ngân khố cũng nhắm mục tiêu vào việc Nga mua lại tiền chất thuốc nổ mà Nga cần để tiếp tục sản xuất thuốc súng, thuốc phóng phi đạn và các chất nổ khác, bao gồm cả việc thông qua các chế tài đối với hai nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc gửi các chất này sang Nga.

Mỹ ngày 1/5 cũng cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm vũ khí hóa học toàn cầu khi liên tục triển khai chất gây nghẹt thở chloropicrin chống lại quân đội Ukraine và sử dụng chất kiểm soát bạo loạn “như một phương pháp chiến tranh” ở Ukraine.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng mở rộng mục tiêu về khả năng vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng, hay LNG, một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga, trong tương lai.

Bộ chỉ định hai nhà vận hành tàu liên quan đến công nghệ vận chuyển, bao gồm thiết bị kết cấu dựa trên trọng lực hoặc chân bê tông hỗ trợ các giàn khoan ngoài khơi, cho dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga.

Các chế tài trước đây của Mỹ đối với LNG 2 Bắc Cực vào tháng trước đã buộc Novatek, nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga, phải đình chỉ sản xuất tại dự án này, vốn đang thiếu tàu chở nhiên liệu.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cùng bị nhắm mục tiêu là các công ty con của công ty điện hạt nhân nhà nước Nga, Rosatom, cũng như 12 thực thể trong nhóm các công ty Sibanthracite, một trong những nhà sản xuất than luyện kim lớn nhất của Nga.

Washington cũng áp đặt chế tài đối với hãng hàng không Pobeda của Nga, một công ty con của hãng hàng không Aeroflot của Nga.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ trước đó đã bổ sung hơn 200 máy bay Boeing và Airbus do các hãng hàng không Nga vận hành vào danh sách kiểm soát xuất khẩu như một phần trong chế tài của chính quyền Biden đối với việc Nga xâm lược Ukraine.

Các chế tài về vụ ông Navanly

Bộ Ngoại giao cũng nhắm vào ba người liên quan đến cái chết của cố lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny, một tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Vladimir Putin. Ông chết vào tháng 2 trong một nhà tù ở Bắc Cực của Nga.

Chính quyền Nga cho biết ông chết vì nguyên nhân tự nhiên. Những người theo ông tin rằng ông đã bị chính quyền giết chết, điều mà Điện Kremlin phủ nhận.

Hành động ngày 1/5 nhắm vào giám đốc trại cải huấn ở Nga, nơi ông Navalny bị giam giữ trong phần lớn thời gian tù đày, cũng như người đứng đầu biệt giam và người đứng đầu đơn vị y tế tại nơi ông bị giam giữ trước khi chết.


************

'Tứ Trụ' Việt Nam: Cơ hội của bà Trương Thị Mai và tham vọng của Đại tướng Tô Lâm



Bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm
Chụp lại hình ảnh, Bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm, những nhân vật "trung tâm" trên chính trường Việt Nam hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chức chỉ cách nhau hơn một tháng. “Tứ Trụ” Việt Nam nay chỉ còn hai người, chính trường Việt Nam sẽ có những diễn biến thế nào?

Chủ tịch Quốc hội là một vị trí nằm trong “Tứ Trụ”, bên cạnh tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng.

Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí "vô cùng quan trọng cho tính chính danh của Đảng".

"Tôi nghĩ sẽ rất khó để đất nước vận hành mà không có chủ tịch Quốc hội khi mà luật và các quy định cần được thông qua. Việc không có chủ tịch Quốc hội sẽ gửi một tín hiệu rất xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài," ông Abuza nói.

Dựa trên Quy định 214-QĐ/TW 2020 về khung tiêu chuẩn cho các chức danh thì một trong những điều kiện để trở thành chủ tịch Quốc hội là phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Còn theo Hiến pháp, chủ tịch Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội.


Hiện những người thỏa mãn các yêu cầu này gồm có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm, bà Trương Thị Mai và ông Phạm Minh Chính.

Tuy nhiên, hiện ông Trọng đang là tổng bí thư và nắm giữ vị trí quyền lực nhất.

Còn ông Chính đang làm thủ tướng, một vị trí cũng nằm trong “Tứ Trụ”, nên không có khả năng hai người này sẽ thay thế ông Huệ.

Vì vậy, dựa trên Quy định 214 và Hiến pháp, có thể nói bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm là hai người có khả năng cao cho vị trí chủ tịch Quốc hội.

Cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ áp dụng ngoại lệ, trong trường hợp họ muốn cơ cấu người không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Quy định 214. Khi đó, sẽ có thêm các ứng viên khác, chẳng hạn ủy viên Bộ Chính trị chưa tham gia trọn một nhiệm kỳ.


Cơ hội của bà Trương Thị Mai


Từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói với BBC rằng, nguồn tin của ông, tất nhiên chỉ là tin đồn, cho biết bà Trương Thị Mai sẽ được bổ nhiệm làm chủ tịch Quốc hội.

"Và điều đó an toàn vì bà ấy từng cho biết mình muốn nghỉ hưu (vào năm 2026)," ông Thayer nói. Điều này nghĩa là bà Mai sẽ không tranh đua vị trí tổng bí thư.

Bà Trương Thị Mai sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Bình và đi lên từ con đường Đoàn Thanh niên. Bà từng nắm giữ nhiều chức vụ trong hệ thống Đoàn, nổi bật nhất có thể kể tới là vị trí Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giai đoạn 1994-2002.

Từ năm 2007-2016, bà Mai giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Giáo sư Abuza cho rằng bà Trương Thị Mai là người phù hợp nhất do bà có kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực, nhất là nhờ vào giai đoạn làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà bà có kinh nghiệm trong Quốc hội.

"Do đó, tôi nghĩ sớm thôi thì chúng ta sẽ thấy bà Mai tiếp quản vị trí chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên, vì có quá nhiều vị trí trống trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao, nếu bà Mai kế nhiệm chức chủ tịch Quốc hội, cần có người tiếp quản vị trí Thường trực Ban Bí thư," Giáo sư Abuza nhận định.

Chụp lại video, BÀ TRƯƠNG THỊ MAI THAY ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ?

Bà Trương Thị Mai là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, 13. Năm 2021, bà giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đến năm 2023, bà được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa 13, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Ở vị trí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, một trong những hoạt động thường xuyên của bà là đi trao quyết định bổ nhiệm nhân sự của Đảng, chẳng hạn bí thư các tỉnh thành hoặc ban ngành do Trung ương Đảng quản lý.

Vai trò của bà Mai tập trung chủ yếu về các công tác trong nội bộ Đảng Cộng sản. Người ta thường thấy bà xuất hiện bên cạnh và tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác.

Đơn cử, bà Trương Thị Mai nằm trong đoàn tháp tùng ông Trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2022.

Vào cuối tháng 9 năm 2022, hai tuần trước khi nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan bị bắt, bà Trương Thị Mai đã đi cùng ông Nguyễn Phú Trọng vào thăm và làm việc với Thành ủy TP HCM.

Vai trò của bà Trương Thị Mai không được nhiều người bên ngoài Đảng biết tới dù vị trí của bà là một chức vụ cao trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thường trực Ban Bí thư là một vị trí đầy quyền lực, về mặt đảng thì chỉ xếp sau Tổng Bí thư. Một số nhân vật quyền lực từng nắm giữ chức vụ này có thể kể đến là ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh.

Tuy nhiên, hai thường trực Ban Bí thư gần đây là ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai lại không quá nổi bật, bên cạnh một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đầy quyền lực.

Bà Mai là nữ thường trực Ban Bí thư đầu tiên trong số 21 người giữ chức danh thường trực Ban Bí thư kể từ năm 1976 tới nay.

Trong bối cảnh Việt Nam cố gắng đảm bảo tỷ lệ nữ trong bộ máy quyền lực, bà Mai được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho vị trí chủ tịch Quốc hội.

Chụp lại video, ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC: CHIẾN DỊCH ‘ĐỐT LÒ’ CỦA ÔNG TRỌNG THẤT BẠI?


Vị trí nào cho ông Tô Lâm?


Dù ông Tô Lâm đủ tiêu chuẩn cho vị trí chủ tịch Quốc hội, giới quan sát cho rằng vị tướng công an ưu tiên chiếc ghế tổng bí thư hơn.

Bởi lẽ, vị trí chủ tịch Quốc hội không có nhiều thực quyền nên những nhân vật vốn đã có sẵn quyền lực như ông Tô Lâm không mặn mà mấy.

Nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét với BBC:

"Tôi nghĩ đủ tiêu chuẩn nhất để vào ghế chủ tịch Quốc hội là bà Trương Thị Mai. Các ủy viên khác đều có khả năng, nhưng không tính mấy ông quốc phòng và công an.

"Nếu công an, quốc phòng vào thì danh nghĩa là được lên 'Tứ Trụ' nhưng quyền lực thì không bằng bên ngoài," ông Quang A nói.

Sau khi ông Võ Văn Thưởng rồi đến ông Vương Đình Huệ xin thôi chức chỉ cách nhau hơn một tháng, ông Tô Lâm trở thành tâm điểm của chú ý.

Một bài phân tích mới đây của hãng tin Bloomberg cho rằng ông Tô Lâm được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế nhiệm cho vị trí của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có vấn đề về sức khỏe.

Giáo sư Abuza nói rằng Bộ trưởng Công an Tô Lâm hẳn là người có mong muốn trở thành tổng bí thư kế nhiệm.

"Ông ấy là Bộ trưởng Bộ Công an. Cả đời ông ấy hoạt động trong ngành công an."

"Ông ấy có khả năng mà không đối thủ nào của ông ấy có, đó là quyền lực điều tra khổng lồ của Bộ Công an. Ông ấy có thể đào sâu vào các giao dịch kinh doanh của bất kì ai, có thể nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ," GS Abuza nói.

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đang là một trong những ứng viên sáng giá cho cả ghế chủ tịch nước và tổng bí thư

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đang là một trong những ứng viên sáng giá cho cả ghế chủ tịch nước và tổng bí thư

Sinh ra ở Hưng Yên vào năm 1957, cả đời ông Tô Lâm hoạt động trong ngành công an. Sau khi kinh qua các vị trí trong Tổng cục An ninh từ năm 1979 đến 2010, ông Tô Lâm đã trở thành thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam vào năm 2010.

Tháng 1/2016, ông Tô Lâm được bầu vào Bộ Chính trị khoá 12 vào ba tháng sau đó, ông nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Tháng 1/2019, ông Tô Lâm được ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thăng quân hàm Đại tướng.

Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và là Đại biểu Quốc hội khóa 15.

Hồi năm 2021, ông Tô Lâm từng tham gia bữa tiệc thịt bò dát vàng của đầu bếp Salt Bae tại Anh, sự kiện gây chú ý cả trong nước lẫn quốc tế. Ông Tô Lâm đã vấp phải làn sóng chỉ trích khi dự bữa tiệc đắt đỏ trong bối cảnh đất nước đang chống dịch Covid căng thẳng.

Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng về sự kiện này.

Trong một diễn biến khác, vào năm 2017, ông Tô Lâm từng có chuyến công du tới Slovakia. Bộ Nội vụ nước này sau đó đã quan ngại việc chuyến thăm có thể bị "lợi dụng" cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương.

Vụ việc diễn ra sau khi truyền thông Đức nói rằng Slovakia "có thể đã có dính líu" vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, hồi 7/2017 tại Berlin.

Chính phủ Đức khẳng định, sau 11 tháng đến Đức xin tỵ nạn, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23/7/2017 để đưa về Việt Nam.

Ông Tô Lâm chưa từng công khai thừa nhận có liên quan đến vụ việc. Nhà chức trách Việt Nam thì luôn khẳng định rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động về "đầu thú" tại Việt Nam.

Vụ bắt cóc đã gây ra căng thẳng ngoại giao, khi Đức tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với quốc gia Đông Nam Á, gọi vụ bắt cóc là “sự vi phạm trắng trợn và chưa từng có” đối với luật pháp Đức và quốc tế.

Chụp lại video, Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới


Cuộc đua trước Đại hội Đảng 14


Tờ New York Times viết rằng việc ông Vương Đình Huệ mất chức “rất có thể sẽ gây thêm nhiều lo lắng cho quan chức ở Việt Nam về một cuộc đấu đá quyền lực ngày càng gay gắt trước cuộc chuyển giao lãnh đạo sắp tới vào năm 2026”.

Tính từ tháng 12/2022, đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban Kinh tế Trung ương mất chức. Giờ đây, lại thêm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rời ghế.

Tức là đã có 6 lãnh đạo cấp cao, trong đó có 5 ủy viên Bộ Chính trị, mất chức chỉ trong vòng 17 tháng.

Các nhà quan sát mà BBC phỏng vấn đã đặt ra câu hỏi về công tác nhân sự của khóa 13. Cần lưu ý, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 (diễn ra vào đầu năm 2021). Giờ đây, ông tiếp tục là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 (dự kiến diễn ra đầu năm 2026).

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc diễn ra ngày 23/4/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó kiêm nhiệm vị trí chủ tịch nước đã nhấn mạnh về công tác nhân sự cho Đại hội Đảng 13:

"Đúng người thì nhân dân được nhờ, Cách mạng được nhờ và đất nước phát triển. Còn chọn sai người thì không biết sẽ sao."

Bên cạnh đó, vị tổng bí thư cũng nhấn mạnh phải có "con mắt tinh đời" trong việc giới thiệu, đánh giá, lựa chọn nhân sự.

Dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như thế, nhưng công tác nhân sự khóa 13 do ông dẫn dắt đã "hoàn toàn thất bại", theo các nhà phân tích mà BBC phỏng vấn.

Đánh giá này của các nhà phân tích dựa trên chính thông tin mà người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam chia sẻ.

Chỉ trong vòng hơn một tháng, hai nhân vật trong "Tứ trụ" đã xin thôi chức
Chụp lại hình ảnh, Chỉ trong vòng hơn một tháng, hai nhân vật trong "Tứ Trụ" đã xin thôi chức

Tại cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội Đảng 14 vào ngày 13/3/2024, Trưởng Tiểu ban Nhân sự, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 (tới thời điểm phát ngôn), "Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý".

Lúc ông Trọng nói điều đó thì chưa có vụ việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất chức.

Tính tới cuối tháng 4/2024, đã có 5 ủy viên Bộ Chính trị - những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống nhà nước Đảng trị - bị miễn nhiệm hoặc được Đảng đồng ý cho thôi chức theo nguyện vọng.

Bộ Chính trị khóa 13 từ con số 18 người nay đã tụt xuống còn 13 người. "Tứ Trụ" chỉ còn hai người.

Những người phù hợp theo quy định của Đảng và Hiến pháp để vào "Tứ Trụ" hiện còn quá ít mà tuổi lại cao.

Theo tính toán dựa trên các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, rất nhiều người sẽ quá 65 tuổi vào năm 2026 – thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14.

Trong bối cảnh đó, có thông tin là Đảng sẽ sửa quy định để nâng độ tuổi vào Bộ Chính trị lên 70 hoặc 71.

“Tại sao các chỗ trống trong Bộ Chính trị vẫn chưa được lấp đầy? Tại sao ông Trọng đã làm tới ba nhiệm kỳ? Tại sao lại có nhiều thành viên trong Bộ Chính trị sẽ trên 65 tuổi vào năm 2026 đến vậy?"

“Có thể thấy công tác nhân sự rất yếu kém," GS Thayer bình luận.

GS Carl Thayer cho hay, vào tháng 11 năm ngoái, khi đi công tác tại Việt Nam, ông được cho biết Việt Nam sẽ thay đổi Điều lệ Đảng và nâng độ tuổi tham gia Bộ Chính trị lên 70 hoặc 71 tuổi.

Giáo sư Thayer cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam: "Tôi đã làm việc với quân đội từ xưa đến nay. Khi có chuyện tồi tệ như thế, phải khẳng định rằng người chỉ huy phải chịu trách nhiệm."

Còn Giáo sư Abuza nhận định rằng, với những diễn biến nhân sự thượng tầng gần đây, từ giờ cho đến Đại hội 14 sẽ còn nhiều "cạnh tranh và đấu đá nội bộ" nữa.


***********

bbc.com

Quốc hội họp bất thường: Miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ và gì nữa?



Ông Vương Đình Huệ thành ủy viên Bộ Chính trị thứ 5 kết thúc sự nghiệp
Chụp lại hình ảnh, Ông Vương Đình Huệ thành ủy viên Bộ Chính trị thứ 5 kết thúc sự nghiệp

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là chức danh do Quốc hội bầu nên quy trình miễn nhiệm với ông Vương Đình Huệ sẽ do Quốc hội tiến hành, sau khi Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông thôi giữ các chức vụ trong Đảng và nhà nước.

Với kỳ họp bất thường dự kiến diễn ra vào chiều 2/5, Quốc hội khóa 15 đã có tổng cộng 7 lần họp bất thường kể từ đầu nhiệm kỳ, một điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 78 năm hoạt động của Quốc hội Việt Nam.

Việt Nam đang trải qua thời kỳ biến động nhân sự thượng tầng với nhiều diễn biến khó lường. Chỉ trong vòng hơn một tháng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thường đều mất ghế, khiến "Tứ Trụ" chỉ còn hai "trụ" và Bộ Chính trị khóa 13 giảm xuống còn 13 ủy viên, so với con số 18 người vào đầu khóa hồi năm 2021.

Vào ngày 21/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ còn điều hành cuộc họp bất thường để miễn nhiệm chức danh chủ tịch nước và đại biểu Quốc hội của ông Võ Văn Thưởng. Giờ đây, đến lượt ông Huệ là đối tượng xem xét của một kỳ họp bất thường khác.


Quy trình miễn nhiệm với ông Huệ


Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa 15 vào ngày 2/5. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, trong đó dự kiến có việc miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ, có thể bao gồm cả miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội và cho thôi làm đại biểu Quốc hội.

Theo thông báo, Quốc hội họp bất thường lần này là để "xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội, căn cứ vào Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội".

Ban Chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Ông Huệ được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Vương Đình Huệ đã "vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng".

Ông Huệ cũng phải "chịu trách nhiệm người đứng đầu" theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ, theo Ban Chấp hành Trung ương, "đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông".

Thông báo của Trung ương Đảng cho biết: "Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân", ông Vương Đình Huệ đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng không nêu rõ cụ thể ông Huệ đã mắc khuyết điểm, sai phạm gì. Thông báo của Đảng về việc cho thôi chức đối với ông Huệ cũng tương tự thông báo đối với ông Võ Văn Thưởng hơn một tháng trước đó.

Tuy nhiên, xét lời lẽ trong thông báo của Trung ương Đảng, rằng ông Huệ "chịu trách nhiệm người đứng đầu", thì có lẽ nguyên nhân thực sự khiến ông mất chức là vụ ông Phạm Thái Hà bị bắt trước đó.

Ông Phạm Thái Hà là trợ lý của ông Huệ, kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Vào ngày 21/4, ông Hà đã bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo quy định tại Khoản 4, Điều 358, Bộ Luật Hình sự 2015, liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Thuận An đã được khởi tố trước đó.

Chụp lại video, BÀ TRƯƠNG THỊ MAI THAY ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ?

Đối với vị trí chủ tịch Quốc hội, quy trình miễn nhiệm có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước một, phó chủ tịch Quốc hội thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội.
  • Bước thứ hai, Quốc hội thảo luận tại đoàn về đề nghị miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội.
  • Bước thứ ba, một phó phủ tịch Quốc hội sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại đoàn về đề nghị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội.
  • Bước thứ tư, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ trình Quốc hội thông qua danh sách Ban kiểm phiếu.
  • Bước thứ năm, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
  • Bước thứ sáu, Ban Kiểm phiếu làm việc và báo cáo kết quả kiểm phiếu.
  • Bước thứ bảy, Quốc hội nghe trình bày dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội.
  • Cuối cùng, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội khóa 15 có bốn phó chủ tịch Quốc hội là ông Trần Thanh Mẫn, ông Nguyễn Đức Hải, ông Nguyễn Khắc Định và ông Trần Quang Phương. Trong đó, ông Mẫn là phó chủ tịch Quốc hội thường trực, có hàm ủy viên Bộ Chính trị.

Tất nhiên trên đây là quy trình chính thức. Tại Việt Nam, do đặc thù "Đảng lãnh đạo toàn diện", các chức danh của ông Huệ, kể cả về mặt Đảng lẫn nhà nước, đã thực sự do Đảng quyết định trước khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu theo trình tự thủ tục.


Quốc hội còn xem xét vấn đề nào khác?


Ngoài việc miễn nhiệm ông Huệ, hiện đang có hai vấn đề quan trọng nữa về nhân sự cần được Quốc hội xem xét là việc bầu chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội mới.

Tuy nhiên, không rõ trong kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội có tiến hành bầu ra người thay thế cho ông Vương Đình Huệ và ông Võ Văn Thưởng hay không.

Quốc hội là cơ quan bầu ra các vị trí then chốt của bộ máy nhà nước, bao gồm ba vị trí trong "Tứ Trụ":

  • Chủ tịch nước (theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
  • Chủ tịch Quốc hội (theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước)
  • Thủ tướng Chính phủ (theo đề nghị của Chủ tịch nước)

Nếu hai chức vụ chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội không được quyết trong kỳ họp bất thường ngày mai 2/5 thì có khả năng Quốc hội sẽ tiến hành bầu hai vị trí này trong kỳ họp thường kỳ sắp tới, diễn ra vào ngày 20/5, bế mạc ngày 28/6.

Từ đây tới kỳ họp thường kỳ sắp tới là rất gần, nên khó có khả năng Quốc hội sẽ tổ chức thêm một kỳ họp bất thường nào khác nữa.

Hơn một tháng trước, Quốc hội đã triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 6 là để miễn nhiệm các chức vụ chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh đối với ông Võ Văn Thưởng.

Cũng trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, người trước đó đã bị khởi tố, tạm giam về tội "Nhận hối lộ" liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Về mặt đảng, vào ngày 31/1/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã “xem xét, cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ" Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của ông Trần Tuấn Anh.

Trước ông Vương Đình Huệ, đã có bốn ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 rời ghế vì mắc sai phạm tính từ Đại hội Đảng 13 hồi năm 2021
Chụp lại hình ảnh, Trước ông Vương Đình Huệ, đã có bốn ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 rời ghế vì mắc sai phạm tính từ Đại hội Đảng 13 hồi năm 2021

Vào năm 2023, tại kỳ họp bất thường thứ 3 vào ngày 18/1, Quốc hội đã xem xét miễn nhiệm chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc mất chức với lý do là "chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng".

Hai phó thủ tướng từ chức nói trên là ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh. Cả hai ông cũng đều bị miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 vào kỳ họp bất thường lần thứ 2, diễn ra vào ngày 5/1/2023.

Tại kỳ họp bất thường này, Quốc hội cũng cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Phạm Bình Minh.

Như vậy, Quốc hội khóa 15 đã cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với bốn ủy viên Bộ Chính trị là ông Võ Văn Thưởng, ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Bình Minh.

****************

Tin thế giới 2-5:  Mỹ trừng phạt Nga, Trung Quốc

NGUYÊN HẠNH

Du khách đứng ngắm nhìn xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams do Mỹ sản xuất bị phá hủy tại triển lãm ở Matxcơva, Nga, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Du khách đứng ngắm nhìn xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams do Mỹ sản xuất bị phá hủy tại triển lãm ở Matxcơva, Nga, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

* Nga trưng bày chiến tích xe tăng phương Tây thu được ở Ukraine

Xe tăng và khí tài quân sự của phương Tây bị lực lượng Nga thu giữ ở Ukraine đã được trưng bày ở Matxcơva vào ngày 1-5.

Theo Hãng tin Reuters, hàng dài người xếp thành ở lối vào triển lãm mang tên "Chiến tích của quân đội Nga", được tổ chức bên ngoài bảo tàng kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã năm 1945.

"Lịch sử đang lặp lại", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng vào năm 1943, Liên Xô cũng từng trưng bày các xe tăng và khí tài thu được của quân đội Đức.

* Mỹ ban hành hàng trăm lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, công ty Trung Quốc

Ngày 1-5, Mỹ ban hành hàng trăm lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, nhắm vào việc Matxcơva lách trừng phạt của phương Tây.

Theo Hãng tin Reuters, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với gần 200 mục tiêu và Bộ Ngoại giao đã chỉ định hơn 80 mục tiêu khác. Đây là một trong những động thái có phạm vi rộng nhất chống lại các công ty Trung Quốc cho đến nay trong các lệnh trừng phạt của Washington nhắm vào Nga.

Ngoài ra, Mỹ còn áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 20 công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong, sau những cảnh báo liên tục từ Washington về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với quân đội Nga.

Thống đốc Odessa Oleh Kiper nhìn một phần tên lửa Nga bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ hôm 29-4 - Ảnh: REUTERS

Thống đốc Odessa Oleh Kiper nhìn một phần tên lửa Nga bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ hôm 29-4 - Ảnh: REUTERS

* Hỏa hoạn lớn ở cảng Odessa sau tấn công tên lửa

Truyền thông địa phương đưa tin một đám cháy lớn đã bùng phát tại cảng Odessa của Ukraine ở Biển Đen vào cuối ngày 1-5, sau một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.

THình ảnh và video đăng trên các kênh truyền thông cho thấy ngọn lửa tại địa điểm xảy ra vụ tấn công và những đám khói lớn cuồn cuộn bốc lên trời. Trong khi đó, một kênh truyền thông cho biết nhà kho của Nova Poshta, một công ty bưu chính và chuyển phát nhanh lớn, đã bị tấn công.

Odessa là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của Nga và tên lửa đã tấn công nhiều địa điểm trong thành phố trong hai ngày qua.

* Drone Ukraine làm mất điện ở một số nơi tại Nga

Thống đốc Kursk Roman Starovoit, cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) của Ukraine đã làm hư hại các đường dây điện ở khu vực miền nam nước Nga này và làm mất điện ở làng Ponyri.

Thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Starovoit cũng cho biết máy bay không người lái đã bị bắn rơi. Đội sửa chữa đã có mặt tại chỗ để khôi phục nguồn điện.

Trong khi đó, thống đốc vùng Oryol của Nga thông báo các máy bay không người lái của Ukraine đã phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng và gây mất điện ở khu vực miền trung này.

* Mỹ đã xây hơn 50% bến tàu ở Gaza

Ngày 1-5, Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ cho đến nay đã xây dựng hơn 50% bến tàu hàng hải để tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói với các phóng viên: "Tính đến hôm nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 50% việc thiết lập bến tàu".

Bà Singh cũng cho hay "bến tàu nổi đã được xây dựng và bố trí hoàn chỉnh".

Fed giữ lãi suất ổn định và cảnh báo lạm phát vẫn ở mức cao

Ngày 1-5, sau cuộc họp chính sách thường kỳ, Cục Dự trữ liên bang (Ngân hàng trung ương Mỹ - Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cho biết những dấu hiệu đáng thất vọng về tình hình lạm phát gần đây có thể làm trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất của cơ quan này.

Trong tuyên bố chính sách mới nhất, Fed vẫn giữ nguyên các yếu tố chính trong đánh giá kinh tế và hướng dẫn chính sách. Mặc dù đánh giá tình hình lạm phát đã hạ nhiệt trong năm qua, song các nhà hoạch định chính sách Fed cho rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ phù hợp khi nhận thấy lạm phát đang giảm một cách chắc chắn về mục tiêu 2%.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tranh cử ở Freeland, Michigan, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tranh cử ở Freeland, Michigan, ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

* Ông Trump ca ngợi cảnh sát đột kích người biểu tình ở trường đại học

Ngày 1-5, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, cựu tổng thống Donald Trump, tuyên bố "thật tuyệt vời khi chứng kiến" các sĩ quan cảnh sát New York đột kích vào một tòa nhà của Đại học Columbia do các sinh viên ủng hộ Palestine chiếm giữ.

Ngoài ra, ông Trump còn gọi những người biểu tình là "những kẻ mất trí dữ dội và những người có cảm tình với Hamas".

"New York đã bị bao vây đêm qua", ông Trump nói với những người ủng hộ tại một cuộc vận động tranh cử ở Wisconsin. Ông khen ngợi cảnh sát đã bắt giữ khoảng 300 người biểu tình.

* Cảnh sát, người biểu tình đụng độ ở Paris

Cảnh sát Pháp cho biết họ đã bắt giữ 45 người ở Paris và 12 sĩ quan đã bị thương trong các cuộc biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động hôm 1-5.

Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán người biểu tình. Phía cảnh sát đưa ra con số người biểu tình ở thủ đô nước Pháp vào khoảng 18.000 người.

Người biểu tình chủ yếu tức giận về chi phí sinh hoạt và cải cách trợ cấp thất nghiệp. Song một số người cũng vẫy cờ Palestine để thể hiện tình đoàn kết với người dân trên Dải Gaza.

Cảnh sát cho biết tổng cộng có khoảng 121.000 người biểu tình đã tham gia các cuộc biểu tình vào ngày Quốc tế Lao động trên khắp nước Pháp.

Em bé và hoa

Một cô bé đi giữa những bông hoa tulip đang nở rộ trong công viên ở ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 1-5, giữa lúc Nga tấn công Ukraine - Ảnh: REUTERS

Một cô bé đi giữa những bông hoa tulip đang nở rộ trong công viên ở ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 1-5, giữa lúc Nga tấn công Ukraine - Ảnh: REUTERS


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm