Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 11 -5 -2024:
**************
Lực lượng Nga tấn công vùng Kharkiv của Ukraine, mở mặt trận mới
Các lực lượng Nga đã mở một cuộc tấn công trên bộ bằng xe bọc thép vào thứ Sáu (10/5) gần thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine ở phía đông bắc đất nước và đạt được một số thắng lợi hạn chế, mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến đã được tiến hành từ lâu ở phía đông và phía nam.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine đã gửi quân tiếp viện khi giao tranh nổ ra ở các khu vực biên giới trong khu vực, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đã tấn công thị trấn biên giới Vovchansk bằng bom dẫn đường và pháo binh.
“Vào khoảng 5 giờ sáng, kẻ thù đã cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ của chúng tôi dưới sự yểm trợ của xe bọc thép”, Bộ này cho biết.
“Cho đến nay, các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi; các trận chiến với cường độ khác nhau vẫn tiếp tục”.
Một nguồn tin quân sự cấp cao giấu tên của Ukraine cho biết lực lượng Nga đã tiến sâu 1 km vào bên trong biên giới Ukraine gần Vovchansk.
Nguồn tin cho biết lực lượng Nga đang nhắm đến việc đẩy quân đội Ukraine lùi sâu 10 km vào lãnh thổ Ukraine như một phần trong nỗ lực tạo vùng đệm, nhưng quân đội Kyiv đang cố gắng cầm chân họ.
Không có bình luận ngay lập tức từ Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói trong một cuộc họp báo ở Kyiv rằng lực lượng Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cuộc tấn công, nhưng ông nói thêm rằng Moscow có thể điều thêm quân tới khu vực.
Ukraine đã đuổi quân đội Nga ra khỏi hầu hết khu vực Kharkiv vào năm 2022, sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm đó. Nhưng sau khi chặn được cuộc phản công của Ukraina vào năm ngoái, lực lượng Nga đã quay trở lại tấn công và tiến dần dần vào khu vực Donetsk nằm xa hơn về phía nam.
Mối lo ngại của Ukraine đã gia tăng vào tháng 3 về ý định của Điện Kremlin tại khu vực Kharkiv khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi thành lập vùng đệm bên trong lãnh thổ Ukraine. Ông cho biết điều này là cần thiết để bảo vệ Nga khỏi bị pháo kích và xâm nhập biên giới.
Kể từ đó, Kharkiv, nơi đặc biệt dễ bị tổn thương vì nằm gần Nga, đã phải hứng chịu các cuộc không kích làm hư hại cơ sở hạ tầng điện lực của khu vực.
Tại Vovchansk, một thị trấn biên giới của khu vực Kharkiv với dân số trước chiến tranh là 17.000 người, nay đã giảm xuống còn vài nghìn người, chính quyền cho biết khu định cư và các khu vực xung quanh đang bị pháo kích nặng nề.
Nhà chức trách đang giúp đỡ thường dân sơ tán, Tamaz Gambarashvili, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự Vovchansk, nói với đài phát thanh Hromadske.
Hơn hai năm sau cuộc xâm lược, Nga đã có lại động lực chiến trường và Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực cũng như đạn dược và hệ thống phòng không.
***********
Trung Quốc kiên quyết phản đối việc lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu như danh sách thực thể của Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này nói hôm thứ Sáu (10/5), sau khi Hoa Kỳ bổ sung 37 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại vì lo ngại an ninh quốc gia.
Một số thực thể đã bị đưa thêm vào danh sách vì sản xuất máy bay không người lái cho quân đội Trung Quốc sử dụng, còn những thực thể khác thì do vận chuyển các mặt hàng bị kiểm soát sang Nga.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Lâm Kiếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc và Nga có quyền thực hiện hợp tác kinh tế và thương mại bình thường, và sự hợp tác đó không nên bị can thiệp.
Ông nói Hoa Kỳ tiếp tục chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, đồng thời tăng thêm thuế quan, lạm dụng cái gọi là quy trình xem xét thuế quan 301, “mà điều này đang gây thêm tổn hại”.
Ông Lâm nói: “Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tuân thủ một cách hiệu quả các quy định (của Tổ chức Thương mại Thế giới) và hủy bỏ tất cả thuế quan nội địa đối với Trung Quốc, chưa kể đến việc không được tăng thuế. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”.
Hôm 8 tháng 5 năm 2024, tại buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự phát triển TPHCM, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận định rằng, hiện mạng lưới doanh nhân, trí thức người Việt rất phát triển ở nước ngoài, tiềm lực rất lớn nên cần xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nhân, trí thức, kiều bào. Theo ông Đông, khi biết được thế mạnh của từng nhóm người, lĩnh vực cụ thể thì sẽ phát huy tốt nhất các đóng góp của đội ngũ này đối với sự phát triển đất nước.
Bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ đề xuất các cơ quan liên quan của trung ương, TPHCM cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp mang tính đột phá, trong đó hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng các sáng kiến của chuyên gia, trí thức, doanh nhân ở nước ngoài.
Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về? - Ông Hoàng Ngọc Diêu
Ông Hoàng Ngọc Diêu hiện ở Úc cho rằng, đây là một suy nghĩ viển vông, khôi hài vì không thể thực hiện được. Ông nhận định:
“Theo tôi nghĩ, đây là trò mở rộng của Nghị quyết 36 thôi chứ không có cái gì mới mẻ hết. Cũng là trò tìm mọi cách thu hút chất xám và thu hút đô la từ nước ngoài về thôi vì bây giờ họ quá kiệt quệ về kinh tế rồi; rối loạn trong xã hội, sụp đổ trong giáo dục. Về mặt chính trị, họ muốn có người Việt ở nước ngoài về để trấn an cái gọi là tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nghĩa họ muốn cho mọi người nghĩ là chính sách của họ đúng nên kiều bào ở nước ngoài mới trở về, chứ không phải họ thực lòng. Tại vì họ không có biểu hiện gì thực sự, thực lòng trong việc mong muốn người Việt hải ngoại về đóng góp cả. Người Việt về đóng góp đâu phải chỉ đóng góp tiền, đóng góp chất xám ngoan ngoãn theo kiểu họ biểu gì thì nghe nấy đâu.
Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về?”
Nghị quyết 36 về “công tác người Việt Nam ở nước ngoài” được Bộ Chính trị đưa ra năm 2004 với mục tiêu là “hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý vững chắc, phát triển và hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời đóng góp tích cực vào thực hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước”.
Bà Phương Diên, hiện đang ở Úc thì cho rằng, sở dĩ người Việt không muốn về nước làm ăn vì không tin tưởng vào cách điều hành của những người đang lãnh đạo đất nước. Gia đình bà từng về Việt Nam lập nhà máy sản xuất nước đá nhưng rồi mất tất cả vì chính sách thay đổi liên tục. Bà nói:
“Tại Việt Nam, thủ tục hành chánh quan liêu, lạm quyền, tham nhũng. Chính sách thuế, chính sách lương bổng không rõ ràng như những nước Á châu khác như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… Quyền của người lao động, của người chủ không rõ ràng. Thay đổi chính sách liên tục làm cho người Việt ở nước ngoài ngại, nhất là thấy gương của mấy người đi trước. Đã không minh bạch lại quá độc tài thì không có ai tin tưởng đưa thông tin của mình cho một đất nước như vậy. Phải thay đổi những người làm trong chính quyền triệt để mới thu hút được người Việt về nước.
Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái Đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi.”
Bà Diên nhắc lại một tấm gương của người đi trước, là chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hà Lan đã đem hơn ba triệu đô la Mỹ về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1987. Đến năm 1999, ông bị tịch thu tài sản và lãnh án 11 năm tù. Ông đã bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại, ông Bình đã tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam.
Hôm 3 tháng 2 năm 2024, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” được truyền thông nhà nước đăng tải.
Ông Trọng trước hết ca ngợi những thành tích đạt được “nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”. Sau cùng, ông Trọng nhắc nhở “các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ chúng ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.”
Ông Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Séc nêu quan điểm của ông:
“Tôi cho từ xây dựng trong ngoặc kép bởi không loại từ yếu tố an ninh. Nghĩa là họ lấy thông tin để dễ bề kiểm soát những người có tư tưởng không đúng với tư tưởng của họ. Những người này về đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Và ngược lại, những người có thiện chí thì về Việt Nam làm ăn, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã từng gặp những người ở châu Âu về đầu tư, họ nói cái trở ngại lớn nhất là lề thói làm việc; là nạn cát cứ. Thủ tục kinh doanh thì không lành mạnh như nạn phong bì, ‘bôi trơn’… Đó là những ngáng trở người Việt về nước làm ăn. Do đó nhiều người có thiện chí cũng không muốn về. Ngay cả làm thiện nguyện cũng phải báo cáo với chính quyền địa phương nên rất nhiều trở ngại”.
Cũng trong buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hôm 8 tháng 5, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, bà Vũ Thị Huỳnh Mai cho hay, hiện TPHCM có 2,8 triệu kiều bào ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thành phố chưa có dữ liệu về các lĩnh vực mà kiều bào hoạt động và nghề nghiệp của họ. Theo bà Mai, “việc xây dựng phần mềm dữ liệu kiều bào sẽ là động lực để tập hợp kiều bào ở tất các quốc gia, vùng lãnh thổ để có từng nhóm, phát huy được vai trò của họ để hỗ trợ thành phố khi cần”. Với mục đích thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, một số lãnh đạo có mặt trong buổi tọa đàm hôm 8 tháng 5 vừa qua cho rằng phải xác định vai trò của cộng đồng doanh nhân, trí thức trong kết nối các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền. - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy nêu quan điểm của ông với RFA:
‘Khi làm một cơ sở dữ liệu về kiều bào, chính quyền không nghĩ hoặc không đặt mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ kiều bào để giúp họ phát triển bản thân và gia đình trước mà đặt mục tiêu thẳng luôn là tập hợp họ lại để nhờ họ giúp phát triển, hỗ trợ thành phố khi cần.
Chính vì cái tư duy như vậy cho nên thái độ và hành động của chính quyền đối với kiều bào qua bao nhiêu năm vẫn không thể thay đổi. Kiều bào mà cần sự giúp đỡ thì liên lạc với đại sứ quán ở nước ngoài rất khó. Gửi email sẽ không thấy trả lời. Còn gọi điện thoại thì không thấy nhấc máy. Đại sứ quán đúng lý ra nó phải là một nhịp cầu tình cảm thì nó trở thành một nơi duy nhất mà khi cần lắm thì người Việt ở hải ngoại cố nhịn để tới làm cho xong giấy tờ hay một thủ tục nào đó.
Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, khi một chính quyền có tính chính danh, được dân bầu chọn công khai, có tính khoan dung và mở lòng đối với các ý kiến, dù khác biệt, thì người dân ở mọi miền trên khắp quốc gia và trên thế giới sẽ tìm cách giúp đỡ quốc gia và thành phố mà không cần phải kêu gọi họ.
**************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 11 -5 -2024:
**************
Lực lượng Nga tấn công vùng Kharkiv của Ukraine, mở mặt trận mới
Các lực lượng Nga đã mở một cuộc tấn công trên bộ bằng xe bọc thép vào thứ Sáu (10/5) gần thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine ở phía đông bắc đất nước và đạt được một số thắng lợi hạn chế, mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến đã được tiến hành từ lâu ở phía đông và phía nam.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine đã gửi quân tiếp viện khi giao tranh nổ ra ở các khu vực biên giới trong khu vực, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đã tấn công thị trấn biên giới Vovchansk bằng bom dẫn đường và pháo binh.
“Vào khoảng 5 giờ sáng, kẻ thù đã cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ của chúng tôi dưới sự yểm trợ của xe bọc thép”, Bộ này cho biết.
“Cho đến nay, các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi; các trận chiến với cường độ khác nhau vẫn tiếp tục”.
Một nguồn tin quân sự cấp cao giấu tên của Ukraine cho biết lực lượng Nga đã tiến sâu 1 km vào bên trong biên giới Ukraine gần Vovchansk.
Nguồn tin cho biết lực lượng Nga đang nhắm đến việc đẩy quân đội Ukraine lùi sâu 10 km vào lãnh thổ Ukraine như một phần trong nỗ lực tạo vùng đệm, nhưng quân đội Kyiv đang cố gắng cầm chân họ.
Không có bình luận ngay lập tức từ Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói trong một cuộc họp báo ở Kyiv rằng lực lượng Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cuộc tấn công, nhưng ông nói thêm rằng Moscow có thể điều thêm quân tới khu vực.
Ukraine đã đuổi quân đội Nga ra khỏi hầu hết khu vực Kharkiv vào năm 2022, sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm đó. Nhưng sau khi chặn được cuộc phản công của Ukraina vào năm ngoái, lực lượng Nga đã quay trở lại tấn công và tiến dần dần vào khu vực Donetsk nằm xa hơn về phía nam.
Mối lo ngại của Ukraine đã gia tăng vào tháng 3 về ý định của Điện Kremlin tại khu vực Kharkiv khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi thành lập vùng đệm bên trong lãnh thổ Ukraine. Ông cho biết điều này là cần thiết để bảo vệ Nga khỏi bị pháo kích và xâm nhập biên giới.
Kể từ đó, Kharkiv, nơi đặc biệt dễ bị tổn thương vì nằm gần Nga, đã phải hứng chịu các cuộc không kích làm hư hại cơ sở hạ tầng điện lực của khu vực.
Tại Vovchansk, một thị trấn biên giới của khu vực Kharkiv với dân số trước chiến tranh là 17.000 người, nay đã giảm xuống còn vài nghìn người, chính quyền cho biết khu định cư và các khu vực xung quanh đang bị pháo kích nặng nề.
Nhà chức trách đang giúp đỡ thường dân sơ tán, Tamaz Gambarashvili, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự Vovchansk, nói với đài phát thanh Hromadske.
Hơn hai năm sau cuộc xâm lược, Nga đã có lại động lực chiến trường và Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực cũng như đạn dược và hệ thống phòng không.
***********
Trung Quốc kiên quyết phản đối việc lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu như danh sách thực thể của Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này nói hôm thứ Sáu (10/5), sau khi Hoa Kỳ bổ sung 37 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại vì lo ngại an ninh quốc gia.
Một số thực thể đã bị đưa thêm vào danh sách vì sản xuất máy bay không người lái cho quân đội Trung Quốc sử dụng, còn những thực thể khác thì do vận chuyển các mặt hàng bị kiểm soát sang Nga.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Lâm Kiếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc và Nga có quyền thực hiện hợp tác kinh tế và thương mại bình thường, và sự hợp tác đó không nên bị can thiệp.
Ông nói Hoa Kỳ tiếp tục chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, đồng thời tăng thêm thuế quan, lạm dụng cái gọi là quy trình xem xét thuế quan 301, “mà điều này đang gây thêm tổn hại”.
Ông Lâm nói: “Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tuân thủ một cách hiệu quả các quy định (của Tổ chức Thương mại Thế giới) và hủy bỏ tất cả thuế quan nội địa đối với Trung Quốc, chưa kể đến việc không được tăng thuế. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”.
Hôm 8 tháng 5 năm 2024, tại buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự phát triển TPHCM, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận định rằng, hiện mạng lưới doanh nhân, trí thức người Việt rất phát triển ở nước ngoài, tiềm lực rất lớn nên cần xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nhân, trí thức, kiều bào. Theo ông Đông, khi biết được thế mạnh của từng nhóm người, lĩnh vực cụ thể thì sẽ phát huy tốt nhất các đóng góp của đội ngũ này đối với sự phát triển đất nước.
Bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ đề xuất các cơ quan liên quan của trung ương, TPHCM cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp mang tính đột phá, trong đó hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng các sáng kiến của chuyên gia, trí thức, doanh nhân ở nước ngoài.
Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về? - Ông Hoàng Ngọc Diêu
Ông Hoàng Ngọc Diêu hiện ở Úc cho rằng, đây là một suy nghĩ viển vông, khôi hài vì không thể thực hiện được. Ông nhận định:
“Theo tôi nghĩ, đây là trò mở rộng của Nghị quyết 36 thôi chứ không có cái gì mới mẻ hết. Cũng là trò tìm mọi cách thu hút chất xám và thu hút đô la từ nước ngoài về thôi vì bây giờ họ quá kiệt quệ về kinh tế rồi; rối loạn trong xã hội, sụp đổ trong giáo dục. Về mặt chính trị, họ muốn có người Việt ở nước ngoài về để trấn an cái gọi là tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nghĩa họ muốn cho mọi người nghĩ là chính sách của họ đúng nên kiều bào ở nước ngoài mới trở về, chứ không phải họ thực lòng. Tại vì họ không có biểu hiện gì thực sự, thực lòng trong việc mong muốn người Việt hải ngoại về đóng góp cả. Người Việt về đóng góp đâu phải chỉ đóng góp tiền, đóng góp chất xám ngoan ngoãn theo kiểu họ biểu gì thì nghe nấy đâu.
Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về?”
Nghị quyết 36 về “công tác người Việt Nam ở nước ngoài” được Bộ Chính trị đưa ra năm 2004 với mục tiêu là “hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý vững chắc, phát triển và hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời đóng góp tích cực vào thực hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước”.
Bà Phương Diên, hiện đang ở Úc thì cho rằng, sở dĩ người Việt không muốn về nước làm ăn vì không tin tưởng vào cách điều hành của những người đang lãnh đạo đất nước. Gia đình bà từng về Việt Nam lập nhà máy sản xuất nước đá nhưng rồi mất tất cả vì chính sách thay đổi liên tục. Bà nói:
“Tại Việt Nam, thủ tục hành chánh quan liêu, lạm quyền, tham nhũng. Chính sách thuế, chính sách lương bổng không rõ ràng như những nước Á châu khác như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… Quyền của người lao động, của người chủ không rõ ràng. Thay đổi chính sách liên tục làm cho người Việt ở nước ngoài ngại, nhất là thấy gương của mấy người đi trước. Đã không minh bạch lại quá độc tài thì không có ai tin tưởng đưa thông tin của mình cho một đất nước như vậy. Phải thay đổi những người làm trong chính quyền triệt để mới thu hút được người Việt về nước.
Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái Đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi.”
Bà Diên nhắc lại một tấm gương của người đi trước, là chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hà Lan đã đem hơn ba triệu đô la Mỹ về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1987. Đến năm 1999, ông bị tịch thu tài sản và lãnh án 11 năm tù. Ông đã bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại, ông Bình đã tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam.
Hôm 3 tháng 2 năm 2024, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” được truyền thông nhà nước đăng tải.
Ông Trọng trước hết ca ngợi những thành tích đạt được “nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”. Sau cùng, ông Trọng nhắc nhở “các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ chúng ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.”
Ông Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Séc nêu quan điểm của ông:
“Tôi cho từ xây dựng trong ngoặc kép bởi không loại từ yếu tố an ninh. Nghĩa là họ lấy thông tin để dễ bề kiểm soát những người có tư tưởng không đúng với tư tưởng của họ. Những người này về đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Và ngược lại, những người có thiện chí thì về Việt Nam làm ăn, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã từng gặp những người ở châu Âu về đầu tư, họ nói cái trở ngại lớn nhất là lề thói làm việc; là nạn cát cứ. Thủ tục kinh doanh thì không lành mạnh như nạn phong bì, ‘bôi trơn’… Đó là những ngáng trở người Việt về nước làm ăn. Do đó nhiều người có thiện chí cũng không muốn về. Ngay cả làm thiện nguyện cũng phải báo cáo với chính quyền địa phương nên rất nhiều trở ngại”.
Cũng trong buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hôm 8 tháng 5, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, bà Vũ Thị Huỳnh Mai cho hay, hiện TPHCM có 2,8 triệu kiều bào ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thành phố chưa có dữ liệu về các lĩnh vực mà kiều bào hoạt động và nghề nghiệp của họ. Theo bà Mai, “việc xây dựng phần mềm dữ liệu kiều bào sẽ là động lực để tập hợp kiều bào ở tất các quốc gia, vùng lãnh thổ để có từng nhóm, phát huy được vai trò của họ để hỗ trợ thành phố khi cần”. Với mục đích thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, một số lãnh đạo có mặt trong buổi tọa đàm hôm 8 tháng 5 vừa qua cho rằng phải xác định vai trò của cộng đồng doanh nhân, trí thức trong kết nối các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền. - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy nêu quan điểm của ông với RFA:
‘Khi làm một cơ sở dữ liệu về kiều bào, chính quyền không nghĩ hoặc không đặt mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ kiều bào để giúp họ phát triển bản thân và gia đình trước mà đặt mục tiêu thẳng luôn là tập hợp họ lại để nhờ họ giúp phát triển, hỗ trợ thành phố khi cần.
Chính vì cái tư duy như vậy cho nên thái độ và hành động của chính quyền đối với kiều bào qua bao nhiêu năm vẫn không thể thay đổi. Kiều bào mà cần sự giúp đỡ thì liên lạc với đại sứ quán ở nước ngoài rất khó. Gửi email sẽ không thấy trả lời. Còn gọi điện thoại thì không thấy nhấc máy. Đại sứ quán đúng lý ra nó phải là một nhịp cầu tình cảm thì nó trở thành một nơi duy nhất mà khi cần lắm thì người Việt ở hải ngoại cố nhịn để tới làm cho xong giấy tờ hay một thủ tục nào đó.
Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, khi một chính quyền có tính chính danh, được dân bầu chọn công khai, có tính khoan dung và mở lòng đối với các ý kiến, dù khác biệt, thì người dân ở mọi miền trên khắp quốc gia và trên thế giới sẽ tìm cách giúp đỡ quốc gia và thành phố mà không cần phải kêu gọi họ.
**************