Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 25 -2-2023 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx

HoaLuc 2
************

bbc.com

Lý do Trung Quốc khởi động 'đắc nhân tâm' liên quan đến Ukraine -


  • Tác giả, Tessa Wong
  • Vai trò, Phóng viên Kỹ thuật số châu Á, BBC News

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thành phố Samarkand (Uzbekistan) vào ngày 16/09/2022

Trong năm ngoái, Phương Tây đã cố gắng thu phục Trung Quốc, giúp họ chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine. Hiện nay, Bắc Kinh đã đưa ra phản hồi chắc chắn nhất - và đó không phải là điều mà nhiều người ở Phương Tây mong muốn.

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã tiến hành 'đắc nhân tâm', khởi đầu với chuyến công du châu Âu của cựu Ngoại trưởng Vương Nghị và kết thúc với buổi chào đón nồng ấm của Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow.

Bắc Kinh đã công bố không chỉ một mà là hai tài liệu về lập trường của mình - tài liệu đầu tiên là giải pháp của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh và tài liệu còn lại là phác thảo một kế hoạch cho nền hòa bình thế giới.

Hai tài liệu này phần lớn chỉ nêu lại các luận điểm mà Trung Quốc đã tuyên bố hồi năm ngoái, kêu gọi việc tôn trọng chủ quyền (cho Ukraine) và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia (cho Nga) trong khi phản đối việc sử dụng các lệnh trừng phạt đơn phương (từ Mỹ).

Phương Tây có thể không ấn tượng, nhưng thuyết phục họ có thể không bao giờ là mục tiêu chính của Bắc Kinh.

Đầu tiên, Bắc Kinh rõ ràng đang tìm cách định vị chính mình là một nhà thực thi hòa bình toàn cầu. Một gợi ý rõ ràng về ai đang thật sự cố gắng 'đắc nhân tâm' nằm trong một tài liệu, khi Trung Quốc đề cập tham gia chung với Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ - gọi chung là Nam Bán cầu (Global South).

Trong khi rao giảng về một tầm nhìn thay thế cho trật tự thế giới do Mỹ dầu đầu, Trung Quốc đang dụ dỗ phần còn lại của thế giới, vốn đang quan sát cách phương Tây xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nhưng một mục tiêu khác là phát đi một thông điệp rõ ràng dành cho Mỹ.

"Có một nhân tố phản kháng," Alexander Korolev, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nga từ Đại học New South Wales nói. "Điều này đang phát đi tín hiệu: "Nếu chuyện trở nên xấu xí giữa chúng ta, tôi phải có ai đó để đi đến. Nước Nga không cô độc, điều này có nghĩa là tôi sẽ không cô độc khi có một cuộc đối đầu... đừng cảm thấy thoải mái khi bắt nạt tôi."

Thời gian, theo giới quan sát, là một món quà trao đi miễn phí. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị đánh dấu với một cấp độ thấp mới, ảnh hưởng từ vụ khinh khí cầu tình nghi do thám. Một số người đã đặt câu hỏi lý do vì sao Trung Quốc lại tiến hành thúc đẩy ngoại giao mạnh mẽ cho một nền hòa bình Ukraine, chỉ vào lúc này.

"Trung Quốc có những cơ hội to lớn để thể hiện sự lãnh đạo, quốc gia này đã được mời đến sớm nhằm đóng góp cho việc chấm dứt chiến tranh... Nếu mục tiêu là thật sự cho thấy hình ảnh một nhà lãnh đạo toàn cầu, bạn không phải ngồi trên hàng rào trong một năm và cố gắng phô diễn một màn nhảy múa ngoại giao," Tiến sĩ Korolev nói.

Cũng có một mục tiêu thứ ba, và điều này có thể thấy được trong chuyến đi của ông Vương Nghị.

Thông qua việc thăm Pháp, Đức, Ý và Hungary, nơi có những nhà lãnh đạo mà Trung Quốc nhận định có lập trường ít cứng rắn hơn về Nga, ông Vương đã dò xét ý kiến để xem liệu Trung Quốc có thể lôi kéo một số nước của châu Âu vào quỹ đạo của mình hay không.

Bắc Kinh thấy có sự "hội tụ lợi ích hợp lý" với những quốc gia này, theo ông Trương Hân, một chuyên gia về kinh tế chính trị quốc tế từ Đại học Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc). "Trung Quốc tin là Mỹ có sức mạnh bá chủ, và phần lớn trật tự thế giới xuyên Đại Tây Dương có thể hưởng lợi từ việc tách rời khỏi hệ thống đó."

Chụp lại video,

Bốn cách cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm thay đổi thế giới

Thế nhưng liệu Trung Quốc sẽ thành công cho mục tiêu cụ thể đó hay không còn là câu hỏi. Theo các nhà ngoại giao, bài phát biểu của ông Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich khi ông chỉ trích Mỹ đã không làm tốt tại căn phòng có đầy những đồng minh mạnh nhất của mình chỉ khiến các động cơ thật sự của Trung Quốc càng bị mất niềm tin.

Chuyến công du của ông Vương "là một sự thúc đẩy rất công khai để nói rằng: Chúng tôi không muốn gặp vấn đề với châu Âu, chúng tôi có vấn đề với Mỹ, chúng tôi có thể giải quyết chuyện với quý vị, những người châu Âu và quý vị cần hiểu là Mỹ đang đưa quý vị đến một con đường đầy rắc rối", Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về quan hệ châu Âu-Trung Quốc từ trung tâm nghiên cứu German Marshall Fund nói.

"Nhưng tôi nghĩ ở đa số các nước châu Âu, thông điệp này không được đón nhận nhiều."

Câu hỏi chính hiện nay là liệu Bắc Kinh có làm đúng với tuyên bố thực thi hòa bình khi quốc gia này đang ngày càng gần gũi với Nga.

Mỹ đã cảnh báo hồi tuần này rằng Trung Quốc đang cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, và các công ty Trung Quốc đã cung cấp công nghệ có chức năng sử dụng kép, không sát thương - một loại có thể được sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự, như drone và các chất bán dẫn.

Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước điều này. Nhưng đằng sau cuộc họp kín, ông Vương đã nói rõ với nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell là Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga.

Vương Nghị và Vladimir Putin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow

Theo ông Borrell, thì ông Vương đã hỏi: "Tại sao ông lại cho thấy sự quan ngại đối với việc tôi có thể cung cấp vũ khí cho Nga trong khi ông lại cung cấp vũ khí cho Ukraine?" Đây là một câu nói mang tính tiết lộ, theo giới quan sát, cho thấy Bắc Kinh vẫn thật sự tin rằng Phương Tây phải bị lên án về việc 'đổ thêm dầu vào lửa' cho cuộc chiến tranh Ukraine.

"Gửi vũ khí đến bất kỳ bên tham chiến nào cũng được xem là một sự leo thang - và đây là lập trường của nhà nước Trung Quốc cho đến nay," Tiến sĩ Trương cho biết.

Cũng có sự hoài nghi là Bắc Kinh sẽ cung cấp vũ khí cho Moscow, đi ngược lại với những lợi ích của Trung Quốc.

Động thái như vậy sẽ bị các bên khác xem là một sự leo thang chiến tranh rõ ràng, và sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt và nền thương mại với Phương Tây bị gián đoạn - ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc trong bối cảnh EU và Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu.

Điều này cũng làm gia tăng căng thẳng toàn cầu đáng kể và có thể đẩy các đồng minh của Mỹ ngày càng gần hơn với Mỹ, ngăn chặn các mục tiêu của Bắc Kinh trong việc dụ dỗ một số quốc gia khi muốn tăng sự thách thức nhằm vào Mỹ.

Điều có thể xảy ra hơn, theo giới quan sát, là Bắc Kinh sẽ tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường sự hỗ trợ gián tiếp, như tăng cường thương mại để cung cấp nguồn sống tài chính cho Moscow, và bỏ phiếu trắng đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

Họ cũng có thể thậm chí cung cấp thêm công nghệ sử dụng kép thông qua quốc gia thứ ba như Iran hoặc Bắc Hàn, theo Tiến sĩ Small, nhằm để họ có thể hỗ trợ "theo cách có thể bác bỏ nhất có thể".

Thế nhưng khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn thì vấn đề cung cấp vũ khí sát thương sẽ trỗi dậy, ông cảnh báo.

"Chưa có câu hỏi về điều đáng kể nào mà Trung Quốc có thể được yêu cầu thực hiện, bởi vì trước đây Nga không cần được cung cấp thêm," Tiến sĩ Small nói. "Nhưng họ cũng đang đánh vào điểm liên kết này. Trung Quốc sẽ sẵn sàng nói với Nga là sẽ không thực hiện điều đó được trong bao lâu?"

Vài ngày trước khi cuộc xâm lược Ukraine nổ ra, ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin đã tuyên bố họ có "một tình hữu nghị không giới hạn".

Một năm sau, Trung Quốc phải trả lời câu hỏi sẽ đi bao xa cho người bạn đặc biệt của mình.


***********

rfi.fr

Ba Lan, Canada, Thụy Điển cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraina

Thu Hằng

Đúng ngày 24/02/2023, đánh dấu tròn một năm Nga xâm lược Ukraina, nhiều nước phương Tây thông báo giao thêm xe tăng và vũ khí cho Kiev. Ba Lan đã giao lô đầu tiên gồm bốn xe tăng Leopard. Thụy Điển thông báo sẽ giao thêm khoảng 10 xe tăng Leopard 2 và nhiều hệ thống phòng không HAWK trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự thứ 11. Tương tự, Canada sẽ cung cấp thêm 4 xe tăng Leopard 2 cho Kiev.

Ngoài số xe tăng Leopard đã được giao, thủ tướng Ba Lan thông báo với tổng thống Zelensky là 60 xe tăng PT-91 sẽ đến Ukraina « trong vài ngày tới ». Xe tăng PT-91 là phiên bản được hiện đại hóa từ xe tăng T-72 thời Liên Xô. Ông Mateusz Morawiecki đến Kiev hôm qua để dự lễ tưởng niệm nạn nhân Ukraina trong cuộc chiến xâm lược Nga.

Thông tín viên RFI Martin Chabal tại Vacxava tường trình :

« Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh ở thủ đô Kiev với khuôn mặt đầy cảm xúc. Từ một năm nay, nước ông vẫn miệt mài giúp đỡ láng giềng Ukraina. Ông đã mở rộng cửa đón người tị nạn ồ ạt đến Ba Lan. Từ khi chiến tranh xảy ra, không dưới 9 triệu người Ukraina đã sang nước láng giềng lánh nạn.

Qua chuyến đi này, ông Mateusz Morawiecki muốn truyền tải rõ ràng thông điệp ủng hộ và hữu nghị. Ông đã là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến Ukraina cách đây một năm. Và hôm qua ông là người duy nhất đến gặp tổng thống Volodymyr Zelensky. Sau chuyến công du của tổng thống Mỹ Joe Biden, chuyến thăm Kiev của thủ tướng Mateusz Morawiecki là một dấu hiệu mạnh mẽ về vai trò của Ba Lan trong cuộc xung đột, đặc biệt với tư cách là nước láng giềng và thành viên NATO.

Ngoài ra, cũng nhân dịp này, Vacxava đã chính thức thông báo gửi chiếc xe tăng Leopard đầu tiên. Ba Lan đã đấu tranh trong thời gian dài với các đồng minh châu Âu hoài nghi nhất để được phép gửi loại thiết bị này cho Ukraina..

Khi chọn thông báo tin này tại Kiev vào ngày mang ý nghĩa biểu tượng, Ba Lan muốn chứng tỏ luôn là nguồn cổ vũ lớn nhất cho nước láng giềng Ukraina ».

Mỹ chưa cấp F-16 cho Kiev « vào thời điểm này »

Theo AFP, thủ tướng Mateusz Morawiecki cũng cho biết là Ba Lan sẵn sàng đào tạo phi công Ukraina sử dụng chiến đấu cơ F-16, nhưng ông nhấn mạnh là việc này phải nằm « trong khuôn khổ liên minh mở rộng ». Trả lời đài ABC News hôm 24/02, tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục loại trừ khả năng giao F-16 cho Ukraina « vào lúc này », dù chính quyền Kiev liên tục đề nghị các nước phương Tây. Ba Lan và Hoa Kỳ đang thảo luận về việc sản xuất chung đạn dược để cung cấp cho Ukraina trong bối cảnh các nước châu Âu đang phải xuất kho vũ khí để viện trợ Kiev.


************
rfi.fr

Liên Hiệp Châu Âu ban hành loạt trừng phạt thứ 10 đối với Nga

Thu Hằng

Ngày 24/02/2023, Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua loạt trừng phạt thứ 10 nhắm vào Nga. Khối 27 nước đã phải chật vật để thông qua văn bản mới, mang ý nghĩa biểu tượng, đánh dấu tròn một năm Nga xâm lược Ukraina, do Ba Lan muốn có đường lối cứng rắn hơn với Matxcơva.

Trên mạng Twitter, Thụy Điển, nước hiện nắm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, đánh giá « loạt biện pháp trừng phạt mới này là mạnh nhất, rộng nhất chưa từng được thông qua để giúp Ukraina giành thắng lợi », đồng thời khẳng định Liên Âu « sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina chừng nào còn cần thiết ».

Hai điểm chính trong loạt trừng phạt mới là gia tăng các biện pháp hạn chế xuất khẩu sang Nga các sản phẩm có tính lưỡng dụng, dân sự và quân sự và trừng phạt những cá nhân cổ vũ và tuyên truyền cho chiến tranh.

Thông tín viên RFI Jean-Jacques Héry tường trình từ Bruxelles :

« Vế đầu tiên của loạt trừng phạt mới này là các hạn chế nghiêm ngặt hơn về việc xuất khẩu sản phẩm công nghệ sang Nga, ví dụ các linh kiện cho xe tải, động cơ máy bay, ăng-ten hoặc cần cẩu.

Ngoài ra, còn có các linh kiện điện tử, đặc biệt là linh kiện chứa đất hiếm hoặc camera hồng ngoại. Đó là những thiết bị có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí. Mục đích của những biện pháp này là làm suy yếu ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng Nga, tổng cộng là 11 tỉ euro, theo thẩm định của Ủy Ban Châu Âu. Biện pháp cũng cấm nhập khẩu cao su của Nga, được sử dụng để sản xuất lốp xe.

Ngoài ra, danh sách đen của Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt những cá nhân Nga cũng kéo dài. Từ giờ sẽ có thêm nhiều các nhà tuyên truyền, đại diện chính trị và chỉ huy quân đội Nga, cũng như những nhân vật bị coi là chịu trách nhiệm về các vụ bắt cóc và đưa trẻ em Ukraina sang Nga hoặc sang các vùng ở Ukraina bị Matxcơva sáp nhập.

Cuối cùng, tài sản của ba ngân hàng Nga tại Liên Hiệp Châu Âu bị phong tỏa. Và lần đầu tiên, nhiều doanh nghiệp Iran cũng bị nhắm đến do bị cáo buộc cung cấp drone cho Matxcơva ».


*************

rfi.fr

Ukraina: Phương Tây phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Thanh Phương


CHIẾN TRANH UKRAINA - TRUNG QUỐC - HÒA BÌNH

Đăng ngày:

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại điện Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 22/02/2023.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại điện Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 22/02/2023. AP - Anton Novoderezhkin

Hôm qua, 24/02/2023, một số đồng minh phương Tây của Kiev đã có phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị để giải quyết cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina, trong khi tổng thống Zelensky tỏ ý muốn làm việc với Bắc Kinh để tìm một giải pháp cho cuộc xung đột.

Trong một tài liệu gồm 12 điểm, được bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố hôm qua, Bắc Kinh kêu gọi Matxcơva và Kiev mở đàm phán hòa bình, đồng thời tuyên bố chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột. 

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga hôm qua tuyên bố Matxcơva “đánh giá cao” những nỗ lực của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh là phải công nhận việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina vào Nga. 

Nhưng phát biểu nhân lúc đi thăm Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Paris khai mạc sáng nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Bắc Kinh giúp gây áp lực với Nga để "chấm dứt cuộc xâm lược" "kiến tạo hòa bình" cho Ukraina. Theo ông Macron, nền hòa bình chỉ có thể đạt được với việc Nga ngừng tấn công, triệt thoái quân và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và nhân dân Ukraina. Tổng thống Pháp cũng thông báo ông sẽ đi thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, trên đài truyền hình ABC, tổng thống Joe Biden nói rằng ông không nhìn thấy trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc “có bất cứ điều gì có lợi cho bất cứ ai ngoài Nga”. Còn lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell đánh giá tài liệu do Bắc Kinh đề nghị “không phải là một kế hoạch hòa bình”. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua cũng bày tỏ nghi ngờ về “vai trò mang tính xây dựng” của Trung Quốc nhằm đem lại hòa bình cho Ukraina. 

Trong khi đó, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky có phản ứng chừng mực hơn, cho rằng “cần phải làm việc” với Bắc Kinh để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột. Theo ông Zelensky, trong kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đề nghị, “dường như có sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi và có những điểm liên quan đến an ninh”. Tổng thống Ukraina thậm chí cho biết ông dự trù sẽ gặp chủ tịch Tập Cận Bình trong nay mai.

Về phần Liên Hiệp Quốc, phát ngôn viên của tổng thư ký Antonio Guterres xem kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị là “một đóng góp quan trọng”, và đặc biệt hoan nghênh việc Bắc Kinh kêu gọi không sử dụng vũ khí nguyên tử. 

Hôm qua, đúng một năm tổng thống Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, đại diện các nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, kể cả đại diện của Nga, đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của cuộc chiến này.


************

voatiengviet.com

Ukraine nhìn thấy một số giá trị trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Reuters

Trung Quốc ngày 24/2 kêu gọi ngừng bắn toàn diện ở Ukraine và Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết ông sẵn sàng xem xét các phần trong kế hoạch hòa bình 12 điểm do Bắc Kinh đưa ra.

Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, đồng minh của Moscow là Trung Quốc kêu gọi cả hai bên nhất trí giảm leo thang dần dần, cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân và nói rằng xung đột không mang lại lợi ích cho ai.

Kế hoạch, được nêu trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao, phần lớn là sự nhắc lại đường lối của Trung Quốc kể từ khi Nga tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2 năm ngoái.

Trung Quốc đã kiềm chế không lên án đồng minh Nga hoặc coi sự can thiệp của Moscow vào nước láng giềng là một “cuộc xâm lược”. Trung Quốc cũng đã chỉ trích các chế tài của phương Tây đối với Nga.

“Tất cả các bên phải giữ lý trí và kiềm chế, tránh thổi bùng ngọn lửa và làm trầm trọng thêm căng thẳng, đồng thời ngăn cuộc khủng hoảng trở nên xấu đi hơn nữa hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát”, Bộ nói.

Phản ứng ban đầu từ Kyiv là bác bỏ, một cố vấn cấp cao của Tổng thống Zelenskyy nói rằng bất kỳ kế hoạch nào để chấm dứt chiến tranh đều phải liên quan đến việc rút quân đội Nga về các biên giới có từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Tuy nhiên, bản thân ông Zelenskyy thể hiện một thái độ có vẻ tiếp nhận hơn trong một cuộc họp báo kỷ niệm một năm cuộc xung đột.

Nga cho biết họ đánh giá cao kế hoạch của Trung Quốc và nước này sẵn sàng đạt được các mục tiêu của mình thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.

Tuy nhiên, các đề xuất này không mấy ảnh hưởng với NATO.

“Trung Quốc không đáng tin lắm vì họ không thể lên án cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên ở Tallinn.

‘Không chiến tranh hạt nhân’

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã báo hiệu rằng ông sẽ gia tăng cuộc xung đột, bất chấp những thất bại lớn trên chiến trường trong năm qua, đồng thời làm dấy lên nỗi ám ảnh về vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc nói phải tránh vũ khí hạt nhân.

“Vũ khí hạt nhân không được sử dụng và không được tiến hành chiến tranh hạt nhân", Bộ Ngoại giao nói. “Chúng tôi phản đối việc phát triển, sử dụng vũ khí sinh học và hóa học của bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu vài tuần sau khi Bắc Kinh và Moscow công bố quan hệ đối tác “không giới hạn”, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói chuyện thường xuyên với ông Putin nhưng chưa một lần nào với người đồng cấp Ukraine Zelenskyy. Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Moscow để hội đàm trong tuần này.

Tân Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận hòa bình do bên ngoài làm trung gian.

“Điều cấp bách là một nhóm các quốc gia không tham gia vào cuộc xung đột phải nhận trách nhiệm dẫn đầu các cuộc đàm phán để thiết lập lại hòa bình,” ông Lula viết trên Twitter.

Đã có suy đoán rằng Chủ tịch Tập sẽ có “bài phát biểu hòa bình” vào ngày 24/2 nhưng điều đó đã không xảy ra.

************

Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập


Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập - Ảnh 1.

Nhiều người đặt nến tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24-2, đánh dấu 1 năm cuộc chiến ở Ukraine - Ảnh: AFP

EU đồng tình trừng phạt thêm với Nga

Gói trừng phạt mới gồm "các biện pháp hạn chế đối với các cá nhân và tổ chức hỗ trợ chiến sự, truyền bá tuyên truyền hoặc cung cấp máy bay không người lái được Nga sử dụng trong chiến sự", theo Hãng tin AFP. 

Các biện pháp này dự kiến được thông qua trong ngày 25-2. Một nhà ngoại giao EU tiết lộ 120 cá nhân và tổ chức, cùng 3 ngân hàng Nga bị đưa vào danh sách đen.

"Các nước thành viên EU đã đồng tình áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ và sâu rộng nhất từ trước đến nay để giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến. 

EU đoàn kết với Ukraine và người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến cùng", quốc gia chủ tịch EU Thụy Điển viết trên Twitter.

Trong khi đó, nhóm G7 cũng đưa ra các biện pháp cấm vận kinh tế và cảnh báo các nước tiếp tay cho Nga sẽ trả giá đắt nếu vi phạm những biện pháp này. 

Cùng lúc, Mỹ đã tuyên bố lệnh trừng phạt đối với 200 cá nhân và tổ chức của Nga, gồm các ngân hàng, ngành công nghệ quốc phòng, khai thác mỏ, các quan chức chính phủ và tư nhân Nga. Anh, Canada cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt tương tự.

Tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngày 24-2, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói nước này sẽ gửi thêm 4 xe tăng Leopard cho Kiev, nâng gấp đôi số xe cam kết hỗ trợ, và các xe quân sự, đạn dược.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, người đang ở thăm Kiev, cho biết Ba Lan đã gửi xe tăng do Đức sản xuất để giúp Ukraine đẩy lùi quân đội Nga và gửi một "tín hiệu rõ ràng và có thể đo lường được về sự hỗ trợ hơn nữa".

Ông Morawiecki cho biết Ba Lan sẽ sớm gửi thêm xe tăng, đồng thời đề nghị đào tạo các phi công Ukraine lái máy bay phản lực F16, khi các đồng minh phương Tây nhấn mạnh sự hỗ trợ vững chắc của họ.

Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập - Ảnh 3.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt hoa tại Matxcơva kỷ niệm Ngày Bảo vệ tổ quốc 23-2 - Ảnh: REUTERS

Lãnh đạo Ukraine nêu kế hoạch gặp chủ tịch Trung Quốc

Phát biểu nhân 1 năm chiến sự ngày 24-2, ông Volodymyr Zelensky nói đang lên kế hoạch gặp ông Tập vì "an toàn cho thế giới". Ông không nói rõ mốc thời gian.

Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố hy vọng Bắc Kinh sẽ ủng hộ hòa bình và Ukraine. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng nói đang làm mọi cách ngăn nguy cơ "Thế chiến 3". 

"Tôi thật sự muốn tin rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga. Điều đó rất quan trọng đối với tôi", Hãng tin AFP dẫn lời ông Zelensky nói.

Trước đó, Trung Quốc đã công bố đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình. 

Bắc Kinh đến nay vẫn khẳng định trung lập đối với xung đột Ukraine trong khi duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Nga.

Các nước thận trọng về đề xuất hòa bình của Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định chiến tranh "có thể kết thúc vào ngày mai nếu Nga ngừng tấn công Ukraine và rút quân".  

Còn quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng đề xuất của Trung Quốc có những điểm đáng quan tâm về sử dụng vũ khí hạt nhân, trao đổi tù binh hay xuất khẩu ngũ cốc, nhưng chưa phải một kế hoạch toàn diện.

Trong khi đó, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hoan nghênh "mọi đề xuất mang tính xây dựng" về vấn đề Ukraine. 

Tuy nhiên, "liệu cường quốc toàn cầu Trung Quốc có muốn đóng một vai trò mang tính xây dựng như vậy hay không vẫn còn là điều đáng nghi ngờ", theo nhà lãnh đạo Đức.

Người phát ngôn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng đề xuất của Trung Quốc là "đóng góp quan trọng", trong đó bao gồm kêu gọi tránh sử dụng vũ khí hạt nhân. 

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đánh giá cao việc Bắc Kinh muốn tham gia giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine thông qua các biện pháp hòa bình, nhưng nói thêm rằng bất kỳ giải pháp nào cũng phải công nhận "thực tế lãnh thổ mới" ở Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ sắp gặp "bộ tứ" châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có cuộc gặp vào tuần tới với những người đồng cấp Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc. 

Ông Donald Lu - quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ về Nam Á, cho biết cuộc gặp diễn ra vào ngày 3-3 tại New Delhi (Ấn Độ).

Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập - Ảnh 5.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken - Ảnh: AFP

"Bộ tứ" là một khái niệm do cố thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xây dựng khi ông tìm kiếm sự hợp tác giữa bốn nước có chung vấn đề với sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, ông Lu nói rằng nhóm này sẽ nhấn mạnh các sáng kiến gần đây về cứu trợ thiên tai, viện trợ vắc xin ngừa COVID-19, thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. 

"Bộ tứ không phải là một liên minh quân sự. Trên thực tế, bộ tứ không phải là một tổ chức chống lại bất kỳ quốc gia hay nhóm quốc gia nào", nhà ngoại giao Mỹ giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu giai đoạn tái thiết. Quan chức nước này cho biết đã khởi động kế hoạch xây dựng 200.000 căn hộ và 70.000 ngôi nhà với kinh phí ít nhất 15 tỉ USD, theo Hãng tin Reuters. 

Khoảng 164.000 tòa nhà, với hơn 530.000 căn hộ đã bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng do thảm họa động đất ngày 6-2, đến nay đã làm chết hơn 44.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Thảm họa khiến 1,5 triệu người không có nhà ở và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cam kết trong vòng 1 năm, chính phủ nước này sẽ xây dựng lại nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng.

Đồ chơi cuối cùng của bọn trẻ

Đồ chơi cuối cùng của bọn trẻ Anh Ogun Sever Okur đặt các quả bong bóng màu đỏ trên các tòa nhà đổ nát do động đất gây ra ở Antakya, thủ phủ của tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), vào hôm 21-2. Những quả bong bóng đỏ này được xem là “món đồ chơi cuối cùng” dành tặng cho trẻ em đã chết trong động đất. Thảm họa thiên nhiên này cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ảnh: AFP

Anh Ogun Sever Okur đặt các quả bong bóng màu đỏ trên các tòa nhà đổ nát do động đất gây ra ở Antakya, thủ phủ của tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), vào hôm 21-2. Những quả bong bóng đỏ này được xem là “món đồ chơi cuối cùng” dành tặng cho trẻ em đã chết trong động đất. Thảm họa thiên nhiên này cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ảnh: AFP


**********

Chiến sự ngày 366: phương Tây hoài nghi kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Thụy Miên

Chiến sự ngày 366: phương Tây hoài nghi kế hoạch hòa bình của Trung Quốc - Ảnh 1.

Lính Nga tại địa điểm chưa xác định ở Ukraine

CHỤP TỪ TASS

Nga tiếp tục kiểm soát thêm làng phụ cận Bakhmut

TASS dẫn lời ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga, tuyên bố đã kiểm soát làng Berkhovka, cách thành phố Bakhmut (Donetsk) khoảng 7 km về hướng bắc.

"Berkhovka hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của các đơn vị Wagner", ông Prigozhin thông báo trên Telegram.

Làng Berkhovka ở phía tây bắc Bakhmut, không xa làng Paraskovyevka đã rơi vào tay Nga hôm 17.2.

Xem nhanh: đã qua 365 ngày, xung đột sẽ còn nóng hơn, lan rộng?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình ở miền đông Ukraine đang rất khó khăn, trong khi miền nam lâm vào tình trạng "khá nguy hiểm".

TASS dẫn lời thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố đã tiêu diệt 240 lính Ukraine, 2 xe tăng và một siêu lựu pháo M777 ở hướng Donetsk.

"Hệ thống phòng không phá hủy 4 rốc két của Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) và rốc két Uragan trong 24 giờ qua, cũng như bắn hạ 6 thiết bị bay không người lái của Ukraine gần Merefa và Liman Vtoroy ở Kharkiv, Alexandrovka ở Donetsk, Golaya Pristan và Novaya Zbruyevka ở Kherson", theo người phát ngôn.

Trong khi đó, thành phố Kherson lâm vào tình trạng không có năng lượng sưởi và trạm nhiệt điện bị hư hại vì trúng pháo cối.

Xe tăng Ba Lan đến Ukraine

Cùng ngày, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết 4 xe tăng Leopard của nước này đã đến Kyiv. Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Zelensky, ông Morawiecki bày tỏ sự ủng hộ lâu dài đối với Ukraine, và Ba Lan sẽ sớm cung cấp thêm xe tăng Leopard cũng như phiên bản nâng cấp của xe tăng T-72.

Chiến sự ngày 366: phương Tây hoài nghi kế hoạch hòa bình của Trung Quốc - Ảnh 2.

Xe tăng Leopard 2 của Thụy Điển

AFP

Ba Lan cam kết viện trợ 14 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine.

Về phần mình, Thụy Điển hứa sẽ gửi đến 10 xe tăng Đức và các hệ thống phòng không cho Ukraine.

Mỹ, đồng minh đã hỗ trợ nhiều ra sao để Ukraine đối phó Nga?

Còn Đức cho hay sẽ gửi thêm 4 chiếc Leopard 2, nâng tổng số xe tăng viện trợ Ukraine lên 18, theo Reuters.

Moscow cảnh báo sẽ hành động nếu lính Nga ở Transnistria bị tấn công

Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo bất kỳ hành động nào đe dọa lực lượng Nga ở vùng ly khai  Transnistria của Slovania đều bị xem là hành động trực tiếp tấn công Nga và sẽ kích hoạt "phản ứng thích đáng" từ Moscow.

Cảnh báo trên được đưa ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine đã lên kế hoạch dàn dựng một cuộc tấn công khiến người khác nghĩ là do lực lượng Nga ở Transnistria thực hiện, để lấy cớ tiến hành xâm chiếm khu vực ly khai này. Nga đã duy trì lực lượng ở đây từ những năm 1990.

TASS, một hãng tin khác của Nga, cùng ngày dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói phương Tây đã chỉ thị cho chính phủ Moldova ở Chisinau ngừng mọi tương tác với chính quyền Transnistria được Moscow hậu thuẫn.

Chuyên gia: Xung đột Nga-Ukraine sẽ nóng hơn

Bộ Quốc phòng Nga tố cáo Ukraine, giáp Moldova, là mối đe dọa trực tiếp cho lính Nga ở Transnistria.

Chính phủ Moldova bác bỏ cáo buộc trên, kêu gọi các bên bình tĩnh. Trong một thông tin khác, TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói rằng phương Tây chỉ đạo chính phủ Moldova ngừng mọi sự tương tác với chính quyền ở Transnistria do Nga ủng hộ.

90% số người Ukraine ủng hộ tấn công vào lãnh thổ Nga

Theo cuộc khảo sát gần đây do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv thực hiện trong tháng 2, 90% số người Ukraine được hỏi cho rằng cần phải tấn công vào lãnh thổ Nga.

38% số người cho rằng cần xử lý các mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự, trong khi 39% ủng hộ tấn công cả cơ sở quân sự lẫn cơ sở hạ tầng năng lượng.

Cuộc sống ở Kyiv hiện ra sao sau 1 năm xung đột?

13% kêu gọi chính quyền Kyiv giáng đòn tấn công không phân biệt về phía lãnh thổ Nga, sau thời gian liên tục trúng không kích từ đối phương. Tuy nhiên, 7% số người phản đối những vụ tấn công kiểu trả đũa vì lo sợ tình hình chiến sự có thể leo thang.

Cuộc khảo sát ghi nhận sự ủng hộ lớn nhất đến từ miền Đông Ukraine, nơi vẫn đến nay tiếp tục hứng chịu những đợt tấn công của Nga kể từ khi chiến sự nổ ra.

Phương Tây nghĩ gì về kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh?

Trong buổi họp báo ở Tallinn (Estonia) hôm 24.2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg viện dẫn việc Trung Quốc không công khai lên án việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là lý do ông nghi ngờ về kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, ông Stoltenberg cũng đề cập đến khả năng Trung Quốc có thể cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, gọi đây là nguyên nhân gây quan ngại và cho rằng có lẽ Bắc Kinh ủng hộ việc Nga đưa quân vào Ukraine.

Trước đó trong ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố gồm 12 điểm, nêu chi tiết quan điểm của Bắc Kinh về khả năng đạt được "dàn xếp chính trị" hướng đến giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền của tất cả quốc gia, bảo vệ các cơ sở hạt nhân, thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc và bảo đảm quyền lợi của người dân và tù nhân chiến trnah.

Trung Quốc cam kết tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực đạt được kết quả trên. Tuy nhiên, tuyên bố cũng thúc giục hãy loại trừ ngay cái gọi là "tư duy Chiến tranh Lạnh" và "cấm vận đơn phương", những cụm từ Bắc Kinh thường dùng để chỉ trích cách thức phương Tây đáp trả cuộc chiến.

Về phần minh, ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU, nhận xét đề xuất của Trung Quốc "thú vị", nhưng không phải là kế hoạch toàn diện để dẫn đến hòa bình.

"Đó không phải là kế hoạch hòa bình, đó chỉ là tài liệu bày tỏ quan điểm...cho phép Trung Quốc trình bày mọi quan điểm của họ kể từ khi chiến sự nổ ra cho đến nay", ông Borrell phát biểu tại Liên Hiệp Quốc.

Mỹ cấm vận bộ trưởng, công ty vũ khí hạt nhân Nga

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 24.2 đánh dấu một năm chiến sự Ukraine với hành động cấm vận hơn 60 quan chức cấp cao Nga, bao gồm các bộ trưởng nội các và những người đứng đầu các khu vực, cũng như 3 doanh nghiệp vận hành chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Nhiều quan chức và cơ quan, cá nhân Nga liên can đến cái gọi là "tình trạng trộm cắp ngũ cốc Ukraine". Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cấm thị thực đối với hơn 1.200 thành viên quân đội Nga trong dịp này.

Những lệnh cấm vận đồng thời tập trung vào các cố vấn và trợ lý cao cấp của Tổng thống Nga Vladmir Putin, cũng như ông Oleg Romanenko, người được ông Putin bổ nhiệm quản lý nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà Nga tiếp quản từ ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cũng là cơ sở sản xuất điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.


***********

Hơn 50.000 người thiệt mạng vì động đất, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu quá trình tái thiết

VietNamNet News

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã khởi động giai đoạn đầu quá trình tái thiết sau động đất, trong bối cảnh tổng số nạn nhân thiệt mạng vì thảm họa ở nước này và Syria đã vượt mốc 50.000 người.

Reuters trích dẫn thống kê của Cơ quan quản lý các tình huống khẩn cấp và thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho hay, tính đến tối 24/2, số người chết vì các trận động đất hôm 6/2 và hàng loạt dư chấn sau đó ở nước này đã tăng lên tới 44.218 người. Cùng thời điểm, số nạn nhân tử vong do Syria công bố là 5.914 người.

Các công nhân đang dọn dẹp đống đổ nát của một tòa nhà đã bị đổ sập vì động đất ở Antakya, tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, thảm họa động đất vừa qua đã làm đổ sụp hoặc gây hư hại nặng cho khoảng 164.000 tòa nhà với hơn 530.000 căn hộ của đất nước, đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh mất nhà cửa trong thời tiết âm độ mùa đông.

Các nạn nhân động đất còn sống sót buộc phải đi sơ tán hoặc sống trong các lán trại, nhà tạm do chính quyền bố trí. Hơn 11.400 nhân viên tìm kiếm, cứu nạn của Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đang tiếp tục tham gia quá trình khắc phục thiên tai tại những vùng bị ảnh hưởng ở miền nam đất nước.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cam kết sẽ cho xây dựng lại nhà ở cho những người dân vùng thiên tai trong vòng 1 năm. Theo kế hoạch ban đầu, Ankara sẽ xây mới 70.000 ngôi nhà và 200.000 căn hộ với kinh phí ít nhất 15 tỷ USD.

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) ước tính, động đất đã khiến 1,5 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ bị mất nhà cửa và nước này cần phải xây mới ít nhất 500.000 ngôi nhà. UNDP đã đề nghị trích 113,5 triệu USD từ khoản tiền 1 tỷ USD mà LHQ kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước, để giúp Ankara dọn dẹp đống đổ nát.

Ngân hàng Mỹ JPMorgan ước tính, việc tái thiết cơ sở hạ tầng sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiêu tốn tới 25 tỷ USD.


*********

Chiến sự đến tối 24.2: Nga tiến thêm về Bakhmut, phương Tây đồng loạt lên tiếng

Vi Trân

Wagner giành được khu định cư gần Bakhmut

Lãnh đạo Yevgeny Prigozhin của lực lượng đánh thuê Wagner ngày 24.2 tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn khu định cư Berkhivka ở ngoại ô thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk, theo TASS.

Berkhivka cách Bakhmut khoảng 3 km về hướng tây bắc. Bakhmut là tâm điểm chiến sự và là mục tiêu của Nga trong vài tháng qua.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu gần Bakhmut ngày 20.2

Binh sĩ Ukraine chiến đấu gần Bakhmut ngày 20.2

AFP

Phía Ukraine chưa bình luận gì về thông tin mới. Trong bài phát biểu rạng sáng 24.2, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết tình hình chiến sự tại miền đông "rất khó khăn và đau đớn" nhưng Ukraine đang làm mọi thứ để chống chịu, theo Reuters. Tại miền nam, nhà lãnh đạo mô tả tình hình khá nguy hiểm tại một số nơi. Tại thành phố Kherson, lực lượng thân Nga đã nã pháo làm tắt hệ thống sưởi cho 40.000 người. Nga chưa bình luận về thông tin này.

Xem nhanh: đã qua 365 ngày, xung đột sẽ còn nóng hơn, lan rộng?

Trước đó, trong cuộc họp báo tại Kyiv ngày 23.2, Phó lãnh đạo Tổng cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine Oleksiy Gromov nhận định trong tương lai gần, Nga muốn kiểm soát các khu định cư ở Donetsk và Luhansk và giành toàn bộ hai vùng này đến mùa hè.

Tuy nhiên, ông đánh giá việc này nói dễ hơn làm và khả năng binh sĩ Nga để đạt được thành công lớn như vậy là hạn chế do thiếu nguồn lực, đặc biệt là đạn pháo, theo chuyên san The Drive.

Trong báo cáo ngày 24.2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết mục tiêu ban đầu chiến dịch của Nga là kiểm soát toàn bộ Ukraine nhưng đến tháng 4.2022, Moscow nhận ra điều đó đã thất bại và tập trung mở rộng, hợp thức hóa quyền quản lý vùng Donbass và miền nam.

Trong vài tuần gần đây, Nga có thể đã thay đổi cách tiếp cận và giờ chủ yếu tìm cách làm suy yếu quân đội Ukraine thay vì giành thêm những vùng đất mới. "Giới lãnh đạo Nga có thể đang theo đuổi chiến dịch lâu dài khi họ tin rằng lợi thế dân số và nguồn tài nguyên của Nga sẽ làm suy kiệt Ukraine", Bộ Quốc phòng Anh đánh giá.

Các nhà lãnh đạo nói gì trong ngày tròn 1 năm chiến sự?

Hãng Reuters ngày 24.2 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ chiến thắng Nga trong năm nay, khi phát biểu đánh dấu tròn một năm chiến sự.

Trong đoạn phim gửi cho giới truyền thông với tựa đề "Năm bất bại", nhà lãnh đạo 45 tuổi ngồi tại bàn và nhắc lại thời điểm ông phát biểu với người dân cách đây 1 năm, sau khi Nga đưa quân sang. Chúng ta không bị đánh bại và chúng ta sẽ làm mọi thứ để chiến thắng trong năm nay", ông Zelensky tuyên bố.

Một năm xung đột Nga-Ukraine: Những mốc đáng nhớ

Reuters đưa tin ông Zelensky đã khóc trong lúc quốc ca Ukraine vang lên trong buổi lễ trao huân chương anh hùng cho binh sĩ tại Kyiv ngày 24.2.

Ông Zelensky trao lá cờ cho quân nhân trong buổi lễ ngày 24.2 tại Kyiv

Ông Zelensky trao lá cờ cho quân nhân trong buổi lễ ngày 24.2 tại Kyiv

REUTERS

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter: "Hỡi nhân dân Ukraine, nước Pháp đứng về phía các bạn. Vì đoàn kết, vì chiến thắng, vì hòa bình".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng ra tuyên bố khẳng định Tổng thống Nga càng sớm nhận ra rằng ông sẽ không đạt mục tiêu thì xung đột càng có cơ hội sớm chấm dứt. "Ông (Vladimir) Putin nắm quyền tự quyết trong tay và ông ấy có thể chấm dứt cuộc chiến này", ông Scholz nói, theo AFP.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với báo chí tại Estonia rằng sau một năm chiến sự, lãnh đạo Nga đã không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào. "Thay vì xóa sổ Ukraine khỏi bản đồ, ông ấy bị chạm trán với một nước mạnh mẽ hơn bao giờ", bà von der Leyen nói. Các nhà lãnh đạo NATO, Ý, Ba Lan cũng đưa ra thông điệp trong ngày 24.2.

Nga tuyên bố sẽ chiến thắng

Ngày 24.2, cựu Tổng thống Nga Dimitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ giành chiến thắng tại Ukraine và sẵn sàng chiến đấu đến tận biên giới Ba Lan để đối phó các mối đe dọa.

Trong bài viết đăng trên Telegram đúng dịp tròn 1 năm từ khi xung đột bùng phát, ông Medvedev nói binh sĩ Nga đã "khôi phục trật tự, hòa bình và công lý trên lãnh thổ của chúng tôi, bảo vệ nhân dân và tiêu diệt gốc rễ của chủ nghĩa tân phát xít".

Theo tờ The Guardian, ông Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh liên bang, tuyên bố Nga sẽ giành chiến thắng và sẽ có những cuộc đàm phán khó khăn do những người đối diện trên bàn đàm phán và những người lãnh đạo thực tế là hoàn toàn khác nhau. Ông Medvedev ám chỉ chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bị chi phối bởi sự ảnh hưởng của phương Tây, "những người đã cung cấp vũ khí cho Kyiv và phân bổ tiền để đảm bảo duy trì nền kinh tế Ukraine".

"Điều rất quan trọng là đạt được toàn bộ mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Đẩy các mối đe dọa ra khỏi biên giới càng xa càng tốt, thậm chí đến cả biên giới Ba Lan", ông Medvedev viết.

Anh, Mỹ gia tăng cấm vận Nga

Mỹ ngày 24.2 công bố lệnh cấm vận mới nhắm vào các lĩnh vực ngân hàng, khai khoáng và quốc phòng của Nga. Hơn 200 cá nhân và thực thể, gồm của Nga và của nước thứ ba nằm trong danh sách cấm vận, theo AFP. Một trong những biện pháp mới là giới hạn xuất khẩu chất bán dẫn có công nghệ Mỹ, bất kể do Mỹ sản xuất hay ở nước ngoài.

Trước đó, Mỹ vừa công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2 tỉ USD cho Ukraine nhưng không bao gồm chiến đấu cơ F-16.

Cùng ngày, Anh cũng ban hành lệnh cấm vận mới lên 92 cá nhân và thực thể của Nga. Anh sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ những vật phẩm mà Nga sử dụng trên chiến trường. Bên cạnh đó, Anh cấm nhập khẩu 140 loại sản phẩm, gồm sắt thép, của Nga thông qua các nước thứ ba.

Ukraine có thể nhận chiến đấu cơ?

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen ngày 24.2 cho biết nước ông cởi mở với ý tưởng chuyển chiến đấu cơ cho Ukraine để giúp chống lại Nga. "Tôi sẽ không bác bỏ điều đó. Đến một thời điểm nào đó, có thể cần thiết để xem xét đóng góp chiến đấu cơ", Reuters dẫn lời ông Poulsen.

Đan Mạch đã mua 77 chiến đấu cơ F-16 từ thập niên 1970, trong đó khoảng 30 chiếc còn hoạt động.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cùng ngày cho biết London chuẩn bị cung cấp chiến đấu cơ cho các đồng minh Đông Âu để họ chuyển các chiến đấu cơ thời Liên Xô của họ cho Ukraine.

"Một cách nhanh để Ukraine có thể hưởng lợi từ các chiến đấu cơ là từ các nước tại châu Âu có máy bay thời Liên Xô như MiG-29, Su-24. Nếu họ trao các máy bay đó, chúng tôi có thể sử dụng chiến đấu cơ của chúng tôi để lấp chỗ trống và cung cấp an ninh cho họ", ông Wallace nói. Tuy nhiên, vị bộ trưởng nói không chắc có nước nào sẵn sàng làm điều này hay không.

Trong cùng ngày, Bloomberg đưa tin Ba Lan sẽ cung cấp những xe tăng Leopard 2 đầu tiên trong số 14 chiếc mà nước này đã hứa cho Ukraine. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đang thăm Kyiv trong ngày 24.2 và được cho là sẽ công bố thông tin này. Chuyến đi diễn ra ngay dịp tròn 1 năm từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, nhằm thể hiện sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Trung Quốc ra lập trường về Ukraine

Trung Quốc công bố lập trường gồm 12 điểm vào dịp tròn 1 năm chiến sự tại Ukraine, kêu gọi hòa đàm, ngừng cấm vận đơn phương và tái thiết hậu xung đột.

Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.2 đăng tải thông tin cho biết nước này muốn ngăn khủng hoảng Ukraine vượt ngoài tầm kiểm soát, trong 12 quan điểm chính trị đưa ra vào dịp tròn 1 năm chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Nổi bật trong các quan điểm, Bắc Kinh cho rằng đối thoại, đàm phán là cách khả dĩ duy nhất nhằm giải quyết khủng hoảng Ukraine.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 25 -2-2023 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx

HoaLuc 2
************

bbc.com

Lý do Trung Quốc khởi động 'đắc nhân tâm' liên quan đến Ukraine -


  • Tác giả, Tessa Wong
  • Vai trò, Phóng viên Kỹ thuật số châu Á, BBC News

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thành phố Samarkand (Uzbekistan) vào ngày 16/09/2022

Trong năm ngoái, Phương Tây đã cố gắng thu phục Trung Quốc, giúp họ chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine. Hiện nay, Bắc Kinh đã đưa ra phản hồi chắc chắn nhất - và đó không phải là điều mà nhiều người ở Phương Tây mong muốn.

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã tiến hành 'đắc nhân tâm', khởi đầu với chuyến công du châu Âu của cựu Ngoại trưởng Vương Nghị và kết thúc với buổi chào đón nồng ấm của Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow.

Bắc Kinh đã công bố không chỉ một mà là hai tài liệu về lập trường của mình - tài liệu đầu tiên là giải pháp của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh và tài liệu còn lại là phác thảo một kế hoạch cho nền hòa bình thế giới.

Hai tài liệu này phần lớn chỉ nêu lại các luận điểm mà Trung Quốc đã tuyên bố hồi năm ngoái, kêu gọi việc tôn trọng chủ quyền (cho Ukraine) và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia (cho Nga) trong khi phản đối việc sử dụng các lệnh trừng phạt đơn phương (từ Mỹ).

Phương Tây có thể không ấn tượng, nhưng thuyết phục họ có thể không bao giờ là mục tiêu chính của Bắc Kinh.

Đầu tiên, Bắc Kinh rõ ràng đang tìm cách định vị chính mình là một nhà thực thi hòa bình toàn cầu. Một gợi ý rõ ràng về ai đang thật sự cố gắng 'đắc nhân tâm' nằm trong một tài liệu, khi Trung Quốc đề cập tham gia chung với Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ - gọi chung là Nam Bán cầu (Global South).

Trong khi rao giảng về một tầm nhìn thay thế cho trật tự thế giới do Mỹ dầu đầu, Trung Quốc đang dụ dỗ phần còn lại của thế giới, vốn đang quan sát cách phương Tây xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nhưng một mục tiêu khác là phát đi một thông điệp rõ ràng dành cho Mỹ.

"Có một nhân tố phản kháng," Alexander Korolev, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nga từ Đại học New South Wales nói. "Điều này đang phát đi tín hiệu: "Nếu chuyện trở nên xấu xí giữa chúng ta, tôi phải có ai đó để đi đến. Nước Nga không cô độc, điều này có nghĩa là tôi sẽ không cô độc khi có một cuộc đối đầu... đừng cảm thấy thoải mái khi bắt nạt tôi."

Thời gian, theo giới quan sát, là một món quà trao đi miễn phí. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị đánh dấu với một cấp độ thấp mới, ảnh hưởng từ vụ khinh khí cầu tình nghi do thám. Một số người đã đặt câu hỏi lý do vì sao Trung Quốc lại tiến hành thúc đẩy ngoại giao mạnh mẽ cho một nền hòa bình Ukraine, chỉ vào lúc này.

"Trung Quốc có những cơ hội to lớn để thể hiện sự lãnh đạo, quốc gia này đã được mời đến sớm nhằm đóng góp cho việc chấm dứt chiến tranh... Nếu mục tiêu là thật sự cho thấy hình ảnh một nhà lãnh đạo toàn cầu, bạn không phải ngồi trên hàng rào trong một năm và cố gắng phô diễn một màn nhảy múa ngoại giao," Tiến sĩ Korolev nói.

Cũng có một mục tiêu thứ ba, và điều này có thể thấy được trong chuyến đi của ông Vương Nghị.

Thông qua việc thăm Pháp, Đức, Ý và Hungary, nơi có những nhà lãnh đạo mà Trung Quốc nhận định có lập trường ít cứng rắn hơn về Nga, ông Vương đã dò xét ý kiến để xem liệu Trung Quốc có thể lôi kéo một số nước của châu Âu vào quỹ đạo của mình hay không.

Bắc Kinh thấy có sự "hội tụ lợi ích hợp lý" với những quốc gia này, theo ông Trương Hân, một chuyên gia về kinh tế chính trị quốc tế từ Đại học Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc). "Trung Quốc tin là Mỹ có sức mạnh bá chủ, và phần lớn trật tự thế giới xuyên Đại Tây Dương có thể hưởng lợi từ việc tách rời khỏi hệ thống đó."

Chụp lại video,

Bốn cách cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm thay đổi thế giới

Thế nhưng liệu Trung Quốc sẽ thành công cho mục tiêu cụ thể đó hay không còn là câu hỏi. Theo các nhà ngoại giao, bài phát biểu của ông Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich khi ông chỉ trích Mỹ đã không làm tốt tại căn phòng có đầy những đồng minh mạnh nhất của mình chỉ khiến các động cơ thật sự của Trung Quốc càng bị mất niềm tin.

Chuyến công du của ông Vương "là một sự thúc đẩy rất công khai để nói rằng: Chúng tôi không muốn gặp vấn đề với châu Âu, chúng tôi có vấn đề với Mỹ, chúng tôi có thể giải quyết chuyện với quý vị, những người châu Âu và quý vị cần hiểu là Mỹ đang đưa quý vị đến một con đường đầy rắc rối", Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về quan hệ châu Âu-Trung Quốc từ trung tâm nghiên cứu German Marshall Fund nói.

"Nhưng tôi nghĩ ở đa số các nước châu Âu, thông điệp này không được đón nhận nhiều."

Câu hỏi chính hiện nay là liệu Bắc Kinh có làm đúng với tuyên bố thực thi hòa bình khi quốc gia này đang ngày càng gần gũi với Nga.

Mỹ đã cảnh báo hồi tuần này rằng Trung Quốc đang cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, và các công ty Trung Quốc đã cung cấp công nghệ có chức năng sử dụng kép, không sát thương - một loại có thể được sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự, như drone và các chất bán dẫn.

Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước điều này. Nhưng đằng sau cuộc họp kín, ông Vương đã nói rõ với nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell là Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga.

Vương Nghị và Vladimir Putin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow

Theo ông Borrell, thì ông Vương đã hỏi: "Tại sao ông lại cho thấy sự quan ngại đối với việc tôi có thể cung cấp vũ khí cho Nga trong khi ông lại cung cấp vũ khí cho Ukraine?" Đây là một câu nói mang tính tiết lộ, theo giới quan sát, cho thấy Bắc Kinh vẫn thật sự tin rằng Phương Tây phải bị lên án về việc 'đổ thêm dầu vào lửa' cho cuộc chiến tranh Ukraine.

"Gửi vũ khí đến bất kỳ bên tham chiến nào cũng được xem là một sự leo thang - và đây là lập trường của nhà nước Trung Quốc cho đến nay," Tiến sĩ Trương cho biết.

Cũng có sự hoài nghi là Bắc Kinh sẽ cung cấp vũ khí cho Moscow, đi ngược lại với những lợi ích của Trung Quốc.

Động thái như vậy sẽ bị các bên khác xem là một sự leo thang chiến tranh rõ ràng, và sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt và nền thương mại với Phương Tây bị gián đoạn - ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc trong bối cảnh EU và Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu.

Điều này cũng làm gia tăng căng thẳng toàn cầu đáng kể và có thể đẩy các đồng minh của Mỹ ngày càng gần hơn với Mỹ, ngăn chặn các mục tiêu của Bắc Kinh trong việc dụ dỗ một số quốc gia khi muốn tăng sự thách thức nhằm vào Mỹ.

Điều có thể xảy ra hơn, theo giới quan sát, là Bắc Kinh sẽ tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường sự hỗ trợ gián tiếp, như tăng cường thương mại để cung cấp nguồn sống tài chính cho Moscow, và bỏ phiếu trắng đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

Họ cũng có thể thậm chí cung cấp thêm công nghệ sử dụng kép thông qua quốc gia thứ ba như Iran hoặc Bắc Hàn, theo Tiến sĩ Small, nhằm để họ có thể hỗ trợ "theo cách có thể bác bỏ nhất có thể".

Thế nhưng khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn thì vấn đề cung cấp vũ khí sát thương sẽ trỗi dậy, ông cảnh báo.

"Chưa có câu hỏi về điều đáng kể nào mà Trung Quốc có thể được yêu cầu thực hiện, bởi vì trước đây Nga không cần được cung cấp thêm," Tiến sĩ Small nói. "Nhưng họ cũng đang đánh vào điểm liên kết này. Trung Quốc sẽ sẵn sàng nói với Nga là sẽ không thực hiện điều đó được trong bao lâu?"

Vài ngày trước khi cuộc xâm lược Ukraine nổ ra, ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin đã tuyên bố họ có "một tình hữu nghị không giới hạn".

Một năm sau, Trung Quốc phải trả lời câu hỏi sẽ đi bao xa cho người bạn đặc biệt của mình.


***********

rfi.fr

Ba Lan, Canada, Thụy Điển cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraina

Thu Hằng

Đúng ngày 24/02/2023, đánh dấu tròn một năm Nga xâm lược Ukraina, nhiều nước phương Tây thông báo giao thêm xe tăng và vũ khí cho Kiev. Ba Lan đã giao lô đầu tiên gồm bốn xe tăng Leopard. Thụy Điển thông báo sẽ giao thêm khoảng 10 xe tăng Leopard 2 và nhiều hệ thống phòng không HAWK trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự thứ 11. Tương tự, Canada sẽ cung cấp thêm 4 xe tăng Leopard 2 cho Kiev.

Ngoài số xe tăng Leopard đã được giao, thủ tướng Ba Lan thông báo với tổng thống Zelensky là 60 xe tăng PT-91 sẽ đến Ukraina « trong vài ngày tới ». Xe tăng PT-91 là phiên bản được hiện đại hóa từ xe tăng T-72 thời Liên Xô. Ông Mateusz Morawiecki đến Kiev hôm qua để dự lễ tưởng niệm nạn nhân Ukraina trong cuộc chiến xâm lược Nga.

Thông tín viên RFI Martin Chabal tại Vacxava tường trình :

« Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh ở thủ đô Kiev với khuôn mặt đầy cảm xúc. Từ một năm nay, nước ông vẫn miệt mài giúp đỡ láng giềng Ukraina. Ông đã mở rộng cửa đón người tị nạn ồ ạt đến Ba Lan. Từ khi chiến tranh xảy ra, không dưới 9 triệu người Ukraina đã sang nước láng giềng lánh nạn.

Qua chuyến đi này, ông Mateusz Morawiecki muốn truyền tải rõ ràng thông điệp ủng hộ và hữu nghị. Ông đã là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến Ukraina cách đây một năm. Và hôm qua ông là người duy nhất đến gặp tổng thống Volodymyr Zelensky. Sau chuyến công du của tổng thống Mỹ Joe Biden, chuyến thăm Kiev của thủ tướng Mateusz Morawiecki là một dấu hiệu mạnh mẽ về vai trò của Ba Lan trong cuộc xung đột, đặc biệt với tư cách là nước láng giềng và thành viên NATO.

Ngoài ra, cũng nhân dịp này, Vacxava đã chính thức thông báo gửi chiếc xe tăng Leopard đầu tiên. Ba Lan đã đấu tranh trong thời gian dài với các đồng minh châu Âu hoài nghi nhất để được phép gửi loại thiết bị này cho Ukraina..

Khi chọn thông báo tin này tại Kiev vào ngày mang ý nghĩa biểu tượng, Ba Lan muốn chứng tỏ luôn là nguồn cổ vũ lớn nhất cho nước láng giềng Ukraina ».

Mỹ chưa cấp F-16 cho Kiev « vào thời điểm này »

Theo AFP, thủ tướng Mateusz Morawiecki cũng cho biết là Ba Lan sẵn sàng đào tạo phi công Ukraina sử dụng chiến đấu cơ F-16, nhưng ông nhấn mạnh là việc này phải nằm « trong khuôn khổ liên minh mở rộng ». Trả lời đài ABC News hôm 24/02, tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục loại trừ khả năng giao F-16 cho Ukraina « vào lúc này », dù chính quyền Kiev liên tục đề nghị các nước phương Tây. Ba Lan và Hoa Kỳ đang thảo luận về việc sản xuất chung đạn dược để cung cấp cho Ukraina trong bối cảnh các nước châu Âu đang phải xuất kho vũ khí để viện trợ Kiev.


************
rfi.fr

Liên Hiệp Châu Âu ban hành loạt trừng phạt thứ 10 đối với Nga

Thu Hằng

Ngày 24/02/2023, Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua loạt trừng phạt thứ 10 nhắm vào Nga. Khối 27 nước đã phải chật vật để thông qua văn bản mới, mang ý nghĩa biểu tượng, đánh dấu tròn một năm Nga xâm lược Ukraina, do Ba Lan muốn có đường lối cứng rắn hơn với Matxcơva.

Trên mạng Twitter, Thụy Điển, nước hiện nắm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, đánh giá « loạt biện pháp trừng phạt mới này là mạnh nhất, rộng nhất chưa từng được thông qua để giúp Ukraina giành thắng lợi », đồng thời khẳng định Liên Âu « sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina chừng nào còn cần thiết ».

Hai điểm chính trong loạt trừng phạt mới là gia tăng các biện pháp hạn chế xuất khẩu sang Nga các sản phẩm có tính lưỡng dụng, dân sự và quân sự và trừng phạt những cá nhân cổ vũ và tuyên truyền cho chiến tranh.

Thông tín viên RFI Jean-Jacques Héry tường trình từ Bruxelles :

« Vế đầu tiên của loạt trừng phạt mới này là các hạn chế nghiêm ngặt hơn về việc xuất khẩu sản phẩm công nghệ sang Nga, ví dụ các linh kiện cho xe tải, động cơ máy bay, ăng-ten hoặc cần cẩu.

Ngoài ra, còn có các linh kiện điện tử, đặc biệt là linh kiện chứa đất hiếm hoặc camera hồng ngoại. Đó là những thiết bị có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí. Mục đích của những biện pháp này là làm suy yếu ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng Nga, tổng cộng là 11 tỉ euro, theo thẩm định của Ủy Ban Châu Âu. Biện pháp cũng cấm nhập khẩu cao su của Nga, được sử dụng để sản xuất lốp xe.

Ngoài ra, danh sách đen của Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt những cá nhân Nga cũng kéo dài. Từ giờ sẽ có thêm nhiều các nhà tuyên truyền, đại diện chính trị và chỉ huy quân đội Nga, cũng như những nhân vật bị coi là chịu trách nhiệm về các vụ bắt cóc và đưa trẻ em Ukraina sang Nga hoặc sang các vùng ở Ukraina bị Matxcơva sáp nhập.

Cuối cùng, tài sản của ba ngân hàng Nga tại Liên Hiệp Châu Âu bị phong tỏa. Và lần đầu tiên, nhiều doanh nghiệp Iran cũng bị nhắm đến do bị cáo buộc cung cấp drone cho Matxcơva ».


*************

rfi.fr

Ukraina: Phương Tây phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Thanh Phương


CHIẾN TRANH UKRAINA - TRUNG QUỐC - HÒA BÌNH

Đăng ngày:

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại điện Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 22/02/2023.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại điện Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 22/02/2023. AP - Anton Novoderezhkin

Hôm qua, 24/02/2023, một số đồng minh phương Tây của Kiev đã có phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị để giải quyết cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina, trong khi tổng thống Zelensky tỏ ý muốn làm việc với Bắc Kinh để tìm một giải pháp cho cuộc xung đột.

Trong một tài liệu gồm 12 điểm, được bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố hôm qua, Bắc Kinh kêu gọi Matxcơva và Kiev mở đàm phán hòa bình, đồng thời tuyên bố chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột. 

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga hôm qua tuyên bố Matxcơva “đánh giá cao” những nỗ lực của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh là phải công nhận việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina vào Nga. 

Nhưng phát biểu nhân lúc đi thăm Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Paris khai mạc sáng nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Bắc Kinh giúp gây áp lực với Nga để "chấm dứt cuộc xâm lược" "kiến tạo hòa bình" cho Ukraina. Theo ông Macron, nền hòa bình chỉ có thể đạt được với việc Nga ngừng tấn công, triệt thoái quân và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và nhân dân Ukraina. Tổng thống Pháp cũng thông báo ông sẽ đi thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, trên đài truyền hình ABC, tổng thống Joe Biden nói rằng ông không nhìn thấy trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc “có bất cứ điều gì có lợi cho bất cứ ai ngoài Nga”. Còn lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell đánh giá tài liệu do Bắc Kinh đề nghị “không phải là một kế hoạch hòa bình”. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua cũng bày tỏ nghi ngờ về “vai trò mang tính xây dựng” của Trung Quốc nhằm đem lại hòa bình cho Ukraina. 

Trong khi đó, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky có phản ứng chừng mực hơn, cho rằng “cần phải làm việc” với Bắc Kinh để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột. Theo ông Zelensky, trong kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đề nghị, “dường như có sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi và có những điểm liên quan đến an ninh”. Tổng thống Ukraina thậm chí cho biết ông dự trù sẽ gặp chủ tịch Tập Cận Bình trong nay mai.

Về phần Liên Hiệp Quốc, phát ngôn viên của tổng thư ký Antonio Guterres xem kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị là “một đóng góp quan trọng”, và đặc biệt hoan nghênh việc Bắc Kinh kêu gọi không sử dụng vũ khí nguyên tử. 

Hôm qua, đúng một năm tổng thống Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, đại diện các nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, kể cả đại diện của Nga, đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của cuộc chiến này.


************

voatiengviet.com

Ukraine nhìn thấy một số giá trị trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Reuters

Trung Quốc ngày 24/2 kêu gọi ngừng bắn toàn diện ở Ukraine và Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết ông sẵn sàng xem xét các phần trong kế hoạch hòa bình 12 điểm do Bắc Kinh đưa ra.

Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, đồng minh của Moscow là Trung Quốc kêu gọi cả hai bên nhất trí giảm leo thang dần dần, cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân và nói rằng xung đột không mang lại lợi ích cho ai.

Kế hoạch, được nêu trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao, phần lớn là sự nhắc lại đường lối của Trung Quốc kể từ khi Nga tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2 năm ngoái.

Trung Quốc đã kiềm chế không lên án đồng minh Nga hoặc coi sự can thiệp của Moscow vào nước láng giềng là một “cuộc xâm lược”. Trung Quốc cũng đã chỉ trích các chế tài của phương Tây đối với Nga.

“Tất cả các bên phải giữ lý trí và kiềm chế, tránh thổi bùng ngọn lửa và làm trầm trọng thêm căng thẳng, đồng thời ngăn cuộc khủng hoảng trở nên xấu đi hơn nữa hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát”, Bộ nói.

Phản ứng ban đầu từ Kyiv là bác bỏ, một cố vấn cấp cao của Tổng thống Zelenskyy nói rằng bất kỳ kế hoạch nào để chấm dứt chiến tranh đều phải liên quan đến việc rút quân đội Nga về các biên giới có từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Tuy nhiên, bản thân ông Zelenskyy thể hiện một thái độ có vẻ tiếp nhận hơn trong một cuộc họp báo kỷ niệm một năm cuộc xung đột.

Nga cho biết họ đánh giá cao kế hoạch của Trung Quốc và nước này sẵn sàng đạt được các mục tiêu của mình thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.

Tuy nhiên, các đề xuất này không mấy ảnh hưởng với NATO.

“Trung Quốc không đáng tin lắm vì họ không thể lên án cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên ở Tallinn.

‘Không chiến tranh hạt nhân’

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã báo hiệu rằng ông sẽ gia tăng cuộc xung đột, bất chấp những thất bại lớn trên chiến trường trong năm qua, đồng thời làm dấy lên nỗi ám ảnh về vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc nói phải tránh vũ khí hạt nhân.

“Vũ khí hạt nhân không được sử dụng và không được tiến hành chiến tranh hạt nhân", Bộ Ngoại giao nói. “Chúng tôi phản đối việc phát triển, sử dụng vũ khí sinh học và hóa học của bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu vài tuần sau khi Bắc Kinh và Moscow công bố quan hệ đối tác “không giới hạn”, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói chuyện thường xuyên với ông Putin nhưng chưa một lần nào với người đồng cấp Ukraine Zelenskyy. Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Moscow để hội đàm trong tuần này.

Tân Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận hòa bình do bên ngoài làm trung gian.

“Điều cấp bách là một nhóm các quốc gia không tham gia vào cuộc xung đột phải nhận trách nhiệm dẫn đầu các cuộc đàm phán để thiết lập lại hòa bình,” ông Lula viết trên Twitter.

Đã có suy đoán rằng Chủ tịch Tập sẽ có “bài phát biểu hòa bình” vào ngày 24/2 nhưng điều đó đã không xảy ra.

************

Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập


Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập - Ảnh 1.

Nhiều người đặt nến tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24-2, đánh dấu 1 năm cuộc chiến ở Ukraine - Ảnh: AFP

EU đồng tình trừng phạt thêm với Nga

Gói trừng phạt mới gồm "các biện pháp hạn chế đối với các cá nhân và tổ chức hỗ trợ chiến sự, truyền bá tuyên truyền hoặc cung cấp máy bay không người lái được Nga sử dụng trong chiến sự", theo Hãng tin AFP. 

Các biện pháp này dự kiến được thông qua trong ngày 25-2. Một nhà ngoại giao EU tiết lộ 120 cá nhân và tổ chức, cùng 3 ngân hàng Nga bị đưa vào danh sách đen.

"Các nước thành viên EU đã đồng tình áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ và sâu rộng nhất từ trước đến nay để giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến. 

EU đoàn kết với Ukraine và người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến cùng", quốc gia chủ tịch EU Thụy Điển viết trên Twitter.

Trong khi đó, nhóm G7 cũng đưa ra các biện pháp cấm vận kinh tế và cảnh báo các nước tiếp tay cho Nga sẽ trả giá đắt nếu vi phạm những biện pháp này. 

Cùng lúc, Mỹ đã tuyên bố lệnh trừng phạt đối với 200 cá nhân và tổ chức của Nga, gồm các ngân hàng, ngành công nghệ quốc phòng, khai thác mỏ, các quan chức chính phủ và tư nhân Nga. Anh, Canada cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt tương tự.

Tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngày 24-2, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói nước này sẽ gửi thêm 4 xe tăng Leopard cho Kiev, nâng gấp đôi số xe cam kết hỗ trợ, và các xe quân sự, đạn dược.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, người đang ở thăm Kiev, cho biết Ba Lan đã gửi xe tăng do Đức sản xuất để giúp Ukraine đẩy lùi quân đội Nga và gửi một "tín hiệu rõ ràng và có thể đo lường được về sự hỗ trợ hơn nữa".

Ông Morawiecki cho biết Ba Lan sẽ sớm gửi thêm xe tăng, đồng thời đề nghị đào tạo các phi công Ukraine lái máy bay phản lực F16, khi các đồng minh phương Tây nhấn mạnh sự hỗ trợ vững chắc của họ.

Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập - Ảnh 3.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt hoa tại Matxcơva kỷ niệm Ngày Bảo vệ tổ quốc 23-2 - Ảnh: REUTERS

Lãnh đạo Ukraine nêu kế hoạch gặp chủ tịch Trung Quốc

Phát biểu nhân 1 năm chiến sự ngày 24-2, ông Volodymyr Zelensky nói đang lên kế hoạch gặp ông Tập vì "an toàn cho thế giới". Ông không nói rõ mốc thời gian.

Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố hy vọng Bắc Kinh sẽ ủng hộ hòa bình và Ukraine. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng nói đang làm mọi cách ngăn nguy cơ "Thế chiến 3". 

"Tôi thật sự muốn tin rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga. Điều đó rất quan trọng đối với tôi", Hãng tin AFP dẫn lời ông Zelensky nói.

Trước đó, Trung Quốc đã công bố đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình. 

Bắc Kinh đến nay vẫn khẳng định trung lập đối với xung đột Ukraine trong khi duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Nga.

Các nước thận trọng về đề xuất hòa bình của Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định chiến tranh "có thể kết thúc vào ngày mai nếu Nga ngừng tấn công Ukraine và rút quân".  

Còn quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng đề xuất của Trung Quốc có những điểm đáng quan tâm về sử dụng vũ khí hạt nhân, trao đổi tù binh hay xuất khẩu ngũ cốc, nhưng chưa phải một kế hoạch toàn diện.

Trong khi đó, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hoan nghênh "mọi đề xuất mang tính xây dựng" về vấn đề Ukraine. 

Tuy nhiên, "liệu cường quốc toàn cầu Trung Quốc có muốn đóng một vai trò mang tính xây dựng như vậy hay không vẫn còn là điều đáng nghi ngờ", theo nhà lãnh đạo Đức.

Người phát ngôn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng đề xuất của Trung Quốc là "đóng góp quan trọng", trong đó bao gồm kêu gọi tránh sử dụng vũ khí hạt nhân. 

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đánh giá cao việc Bắc Kinh muốn tham gia giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine thông qua các biện pháp hòa bình, nhưng nói thêm rằng bất kỳ giải pháp nào cũng phải công nhận "thực tế lãnh thổ mới" ở Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ sắp gặp "bộ tứ" châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có cuộc gặp vào tuần tới với những người đồng cấp Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc. 

Ông Donald Lu - quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ về Nam Á, cho biết cuộc gặp diễn ra vào ngày 3-3 tại New Delhi (Ấn Độ).

Tin tức thế giới 25-2: Tổng thống Ukraine muốn gặp ông Tập; Nga bị phương Tây trừng phạt dồn dập - Ảnh 5.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken - Ảnh: AFP

"Bộ tứ" là một khái niệm do cố thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xây dựng khi ông tìm kiếm sự hợp tác giữa bốn nước có chung vấn đề với sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, ông Lu nói rằng nhóm này sẽ nhấn mạnh các sáng kiến gần đây về cứu trợ thiên tai, viện trợ vắc xin ngừa COVID-19, thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. 

"Bộ tứ không phải là một liên minh quân sự. Trên thực tế, bộ tứ không phải là một tổ chức chống lại bất kỳ quốc gia hay nhóm quốc gia nào", nhà ngoại giao Mỹ giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu giai đoạn tái thiết. Quan chức nước này cho biết đã khởi động kế hoạch xây dựng 200.000 căn hộ và 70.000 ngôi nhà với kinh phí ít nhất 15 tỉ USD, theo Hãng tin Reuters. 

Khoảng 164.000 tòa nhà, với hơn 530.000 căn hộ đã bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng do thảm họa động đất ngày 6-2, đến nay đã làm chết hơn 44.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Thảm họa khiến 1,5 triệu người không có nhà ở và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cam kết trong vòng 1 năm, chính phủ nước này sẽ xây dựng lại nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng.

Đồ chơi cuối cùng của bọn trẻ

Đồ chơi cuối cùng của bọn trẻ Anh Ogun Sever Okur đặt các quả bong bóng màu đỏ trên các tòa nhà đổ nát do động đất gây ra ở Antakya, thủ phủ của tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), vào hôm 21-2. Những quả bong bóng đỏ này được xem là “món đồ chơi cuối cùng” dành tặng cho trẻ em đã chết trong động đất. Thảm họa thiên nhiên này cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ảnh: AFP

Anh Ogun Sever Okur đặt các quả bong bóng màu đỏ trên các tòa nhà đổ nát do động đất gây ra ở Antakya, thủ phủ của tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), vào hôm 21-2. Những quả bong bóng đỏ này được xem là “món đồ chơi cuối cùng” dành tặng cho trẻ em đã chết trong động đất. Thảm họa thiên nhiên này cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ảnh: AFP


**********

Chiến sự ngày 366: phương Tây hoài nghi kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Thụy Miên

Chiến sự ngày 366: phương Tây hoài nghi kế hoạch hòa bình của Trung Quốc - Ảnh 1.

Lính Nga tại địa điểm chưa xác định ở Ukraine

CHỤP TỪ TASS

Nga tiếp tục kiểm soát thêm làng phụ cận Bakhmut

TASS dẫn lời ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga, tuyên bố đã kiểm soát làng Berkhovka, cách thành phố Bakhmut (Donetsk) khoảng 7 km về hướng bắc.

"Berkhovka hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của các đơn vị Wagner", ông Prigozhin thông báo trên Telegram.

Làng Berkhovka ở phía tây bắc Bakhmut, không xa làng Paraskovyevka đã rơi vào tay Nga hôm 17.2.

Xem nhanh: đã qua 365 ngày, xung đột sẽ còn nóng hơn, lan rộng?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình ở miền đông Ukraine đang rất khó khăn, trong khi miền nam lâm vào tình trạng "khá nguy hiểm".

TASS dẫn lời thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố đã tiêu diệt 240 lính Ukraine, 2 xe tăng và một siêu lựu pháo M777 ở hướng Donetsk.

"Hệ thống phòng không phá hủy 4 rốc két của Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) và rốc két Uragan trong 24 giờ qua, cũng như bắn hạ 6 thiết bị bay không người lái của Ukraine gần Merefa và Liman Vtoroy ở Kharkiv, Alexandrovka ở Donetsk, Golaya Pristan và Novaya Zbruyevka ở Kherson", theo người phát ngôn.

Trong khi đó, thành phố Kherson lâm vào tình trạng không có năng lượng sưởi và trạm nhiệt điện bị hư hại vì trúng pháo cối.

Xe tăng Ba Lan đến Ukraine

Cùng ngày, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết 4 xe tăng Leopard của nước này đã đến Kyiv. Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Zelensky, ông Morawiecki bày tỏ sự ủng hộ lâu dài đối với Ukraine, và Ba Lan sẽ sớm cung cấp thêm xe tăng Leopard cũng như phiên bản nâng cấp của xe tăng T-72.

Chiến sự ngày 366: phương Tây hoài nghi kế hoạch hòa bình của Trung Quốc - Ảnh 2.

Xe tăng Leopard 2 của Thụy Điển

AFP

Ba Lan cam kết viện trợ 14 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine.

Về phần mình, Thụy Điển hứa sẽ gửi đến 10 xe tăng Đức và các hệ thống phòng không cho Ukraine.

Mỹ, đồng minh đã hỗ trợ nhiều ra sao để Ukraine đối phó Nga?

Còn Đức cho hay sẽ gửi thêm 4 chiếc Leopard 2, nâng tổng số xe tăng viện trợ Ukraine lên 18, theo Reuters.

Moscow cảnh báo sẽ hành động nếu lính Nga ở Transnistria bị tấn công

Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo bất kỳ hành động nào đe dọa lực lượng Nga ở vùng ly khai  Transnistria của Slovania đều bị xem là hành động trực tiếp tấn công Nga và sẽ kích hoạt "phản ứng thích đáng" từ Moscow.

Cảnh báo trên được đưa ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine đã lên kế hoạch dàn dựng một cuộc tấn công khiến người khác nghĩ là do lực lượng Nga ở Transnistria thực hiện, để lấy cớ tiến hành xâm chiếm khu vực ly khai này. Nga đã duy trì lực lượng ở đây từ những năm 1990.

TASS, một hãng tin khác của Nga, cùng ngày dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói phương Tây đã chỉ thị cho chính phủ Moldova ở Chisinau ngừng mọi tương tác với chính quyền Transnistria được Moscow hậu thuẫn.

Chuyên gia: Xung đột Nga-Ukraine sẽ nóng hơn

Bộ Quốc phòng Nga tố cáo Ukraine, giáp Moldova, là mối đe dọa trực tiếp cho lính Nga ở Transnistria.

Chính phủ Moldova bác bỏ cáo buộc trên, kêu gọi các bên bình tĩnh. Trong một thông tin khác, TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói rằng phương Tây chỉ đạo chính phủ Moldova ngừng mọi sự tương tác với chính quyền ở Transnistria do Nga ủng hộ.

90% số người Ukraine ủng hộ tấn công vào lãnh thổ Nga

Theo cuộc khảo sát gần đây do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv thực hiện trong tháng 2, 90% số người Ukraine được hỏi cho rằng cần phải tấn công vào lãnh thổ Nga.

38% số người cho rằng cần xử lý các mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự, trong khi 39% ủng hộ tấn công cả cơ sở quân sự lẫn cơ sở hạ tầng năng lượng.

Cuộc sống ở Kyiv hiện ra sao sau 1 năm xung đột?

13% kêu gọi chính quyền Kyiv giáng đòn tấn công không phân biệt về phía lãnh thổ Nga, sau thời gian liên tục trúng không kích từ đối phương. Tuy nhiên, 7% số người phản đối những vụ tấn công kiểu trả đũa vì lo sợ tình hình chiến sự có thể leo thang.

Cuộc khảo sát ghi nhận sự ủng hộ lớn nhất đến từ miền Đông Ukraine, nơi vẫn đến nay tiếp tục hứng chịu những đợt tấn công của Nga kể từ khi chiến sự nổ ra.

Phương Tây nghĩ gì về kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh?

Trong buổi họp báo ở Tallinn (Estonia) hôm 24.2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg viện dẫn việc Trung Quốc không công khai lên án việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là lý do ông nghi ngờ về kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, ông Stoltenberg cũng đề cập đến khả năng Trung Quốc có thể cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, gọi đây là nguyên nhân gây quan ngại và cho rằng có lẽ Bắc Kinh ủng hộ việc Nga đưa quân vào Ukraine.

Trước đó trong ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố gồm 12 điểm, nêu chi tiết quan điểm của Bắc Kinh về khả năng đạt được "dàn xếp chính trị" hướng đến giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền của tất cả quốc gia, bảo vệ các cơ sở hạt nhân, thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc và bảo đảm quyền lợi của người dân và tù nhân chiến trnah.

Trung Quốc cam kết tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực đạt được kết quả trên. Tuy nhiên, tuyên bố cũng thúc giục hãy loại trừ ngay cái gọi là "tư duy Chiến tranh Lạnh" và "cấm vận đơn phương", những cụm từ Bắc Kinh thường dùng để chỉ trích cách thức phương Tây đáp trả cuộc chiến.

Về phần minh, ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU, nhận xét đề xuất của Trung Quốc "thú vị", nhưng không phải là kế hoạch toàn diện để dẫn đến hòa bình.

"Đó không phải là kế hoạch hòa bình, đó chỉ là tài liệu bày tỏ quan điểm...cho phép Trung Quốc trình bày mọi quan điểm của họ kể từ khi chiến sự nổ ra cho đến nay", ông Borrell phát biểu tại Liên Hiệp Quốc.

Mỹ cấm vận bộ trưởng, công ty vũ khí hạt nhân Nga

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 24.2 đánh dấu một năm chiến sự Ukraine với hành động cấm vận hơn 60 quan chức cấp cao Nga, bao gồm các bộ trưởng nội các và những người đứng đầu các khu vực, cũng như 3 doanh nghiệp vận hành chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Nhiều quan chức và cơ quan, cá nhân Nga liên can đến cái gọi là "tình trạng trộm cắp ngũ cốc Ukraine". Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cấm thị thực đối với hơn 1.200 thành viên quân đội Nga trong dịp này.

Những lệnh cấm vận đồng thời tập trung vào các cố vấn và trợ lý cao cấp của Tổng thống Nga Vladmir Putin, cũng như ông Oleg Romanenko, người được ông Putin bổ nhiệm quản lý nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà Nga tiếp quản từ ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cũng là cơ sở sản xuất điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.


***********

Hơn 50.000 người thiệt mạng vì động đất, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu quá trình tái thiết

VietNamNet News

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã khởi động giai đoạn đầu quá trình tái thiết sau động đất, trong bối cảnh tổng số nạn nhân thiệt mạng vì thảm họa ở nước này và Syria đã vượt mốc 50.000 người.

Reuters trích dẫn thống kê của Cơ quan quản lý các tình huống khẩn cấp và thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho hay, tính đến tối 24/2, số người chết vì các trận động đất hôm 6/2 và hàng loạt dư chấn sau đó ở nước này đã tăng lên tới 44.218 người. Cùng thời điểm, số nạn nhân tử vong do Syria công bố là 5.914 người.

Các công nhân đang dọn dẹp đống đổ nát của một tòa nhà đã bị đổ sập vì động đất ở Antakya, tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, thảm họa động đất vừa qua đã làm đổ sụp hoặc gây hư hại nặng cho khoảng 164.000 tòa nhà với hơn 530.000 căn hộ của đất nước, đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh mất nhà cửa trong thời tiết âm độ mùa đông.

Các nạn nhân động đất còn sống sót buộc phải đi sơ tán hoặc sống trong các lán trại, nhà tạm do chính quyền bố trí. Hơn 11.400 nhân viên tìm kiếm, cứu nạn của Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đang tiếp tục tham gia quá trình khắc phục thiên tai tại những vùng bị ảnh hưởng ở miền nam đất nước.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cam kết sẽ cho xây dựng lại nhà ở cho những người dân vùng thiên tai trong vòng 1 năm. Theo kế hoạch ban đầu, Ankara sẽ xây mới 70.000 ngôi nhà và 200.000 căn hộ với kinh phí ít nhất 15 tỷ USD.

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) ước tính, động đất đã khiến 1,5 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ bị mất nhà cửa và nước này cần phải xây mới ít nhất 500.000 ngôi nhà. UNDP đã đề nghị trích 113,5 triệu USD từ khoản tiền 1 tỷ USD mà LHQ kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước, để giúp Ankara dọn dẹp đống đổ nát.

Ngân hàng Mỹ JPMorgan ước tính, việc tái thiết cơ sở hạ tầng sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiêu tốn tới 25 tỷ USD.


*********

Chiến sự đến tối 24.2: Nga tiến thêm về Bakhmut, phương Tây đồng loạt lên tiếng

Vi Trân

Wagner giành được khu định cư gần Bakhmut

Lãnh đạo Yevgeny Prigozhin của lực lượng đánh thuê Wagner ngày 24.2 tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn khu định cư Berkhivka ở ngoại ô thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk, theo TASS.

Berkhivka cách Bakhmut khoảng 3 km về hướng tây bắc. Bakhmut là tâm điểm chiến sự và là mục tiêu của Nga trong vài tháng qua.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu gần Bakhmut ngày 20.2

Binh sĩ Ukraine chiến đấu gần Bakhmut ngày 20.2

AFP

Phía Ukraine chưa bình luận gì về thông tin mới. Trong bài phát biểu rạng sáng 24.2, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết tình hình chiến sự tại miền đông "rất khó khăn và đau đớn" nhưng Ukraine đang làm mọi thứ để chống chịu, theo Reuters. Tại miền nam, nhà lãnh đạo mô tả tình hình khá nguy hiểm tại một số nơi. Tại thành phố Kherson, lực lượng thân Nga đã nã pháo làm tắt hệ thống sưởi cho 40.000 người. Nga chưa bình luận về thông tin này.

Xem nhanh: đã qua 365 ngày, xung đột sẽ còn nóng hơn, lan rộng?

Trước đó, trong cuộc họp báo tại Kyiv ngày 23.2, Phó lãnh đạo Tổng cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine Oleksiy Gromov nhận định trong tương lai gần, Nga muốn kiểm soát các khu định cư ở Donetsk và Luhansk và giành toàn bộ hai vùng này đến mùa hè.

Tuy nhiên, ông đánh giá việc này nói dễ hơn làm và khả năng binh sĩ Nga để đạt được thành công lớn như vậy là hạn chế do thiếu nguồn lực, đặc biệt là đạn pháo, theo chuyên san The Drive.

Trong báo cáo ngày 24.2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết mục tiêu ban đầu chiến dịch của Nga là kiểm soát toàn bộ Ukraine nhưng đến tháng 4.2022, Moscow nhận ra điều đó đã thất bại và tập trung mở rộng, hợp thức hóa quyền quản lý vùng Donbass và miền nam.

Trong vài tuần gần đây, Nga có thể đã thay đổi cách tiếp cận và giờ chủ yếu tìm cách làm suy yếu quân đội Ukraine thay vì giành thêm những vùng đất mới. "Giới lãnh đạo Nga có thể đang theo đuổi chiến dịch lâu dài khi họ tin rằng lợi thế dân số và nguồn tài nguyên của Nga sẽ làm suy kiệt Ukraine", Bộ Quốc phòng Anh đánh giá.

Các nhà lãnh đạo nói gì trong ngày tròn 1 năm chiến sự?

Hãng Reuters ngày 24.2 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ chiến thắng Nga trong năm nay, khi phát biểu đánh dấu tròn một năm chiến sự.

Trong đoạn phim gửi cho giới truyền thông với tựa đề "Năm bất bại", nhà lãnh đạo 45 tuổi ngồi tại bàn và nhắc lại thời điểm ông phát biểu với người dân cách đây 1 năm, sau khi Nga đưa quân sang. Chúng ta không bị đánh bại và chúng ta sẽ làm mọi thứ để chiến thắng trong năm nay", ông Zelensky tuyên bố.

Một năm xung đột Nga-Ukraine: Những mốc đáng nhớ

Reuters đưa tin ông Zelensky đã khóc trong lúc quốc ca Ukraine vang lên trong buổi lễ trao huân chương anh hùng cho binh sĩ tại Kyiv ngày 24.2.

Ông Zelensky trao lá cờ cho quân nhân trong buổi lễ ngày 24.2 tại Kyiv

Ông Zelensky trao lá cờ cho quân nhân trong buổi lễ ngày 24.2 tại Kyiv

REUTERS

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter: "Hỡi nhân dân Ukraine, nước Pháp đứng về phía các bạn. Vì đoàn kết, vì chiến thắng, vì hòa bình".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng ra tuyên bố khẳng định Tổng thống Nga càng sớm nhận ra rằng ông sẽ không đạt mục tiêu thì xung đột càng có cơ hội sớm chấm dứt. "Ông (Vladimir) Putin nắm quyền tự quyết trong tay và ông ấy có thể chấm dứt cuộc chiến này", ông Scholz nói, theo AFP.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với báo chí tại Estonia rằng sau một năm chiến sự, lãnh đạo Nga đã không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào. "Thay vì xóa sổ Ukraine khỏi bản đồ, ông ấy bị chạm trán với một nước mạnh mẽ hơn bao giờ", bà von der Leyen nói. Các nhà lãnh đạo NATO, Ý, Ba Lan cũng đưa ra thông điệp trong ngày 24.2.

Nga tuyên bố sẽ chiến thắng

Ngày 24.2, cựu Tổng thống Nga Dimitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ giành chiến thắng tại Ukraine và sẵn sàng chiến đấu đến tận biên giới Ba Lan để đối phó các mối đe dọa.

Trong bài viết đăng trên Telegram đúng dịp tròn 1 năm từ khi xung đột bùng phát, ông Medvedev nói binh sĩ Nga đã "khôi phục trật tự, hòa bình và công lý trên lãnh thổ của chúng tôi, bảo vệ nhân dân và tiêu diệt gốc rễ của chủ nghĩa tân phát xít".

Theo tờ The Guardian, ông Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh liên bang, tuyên bố Nga sẽ giành chiến thắng và sẽ có những cuộc đàm phán khó khăn do những người đối diện trên bàn đàm phán và những người lãnh đạo thực tế là hoàn toàn khác nhau. Ông Medvedev ám chỉ chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bị chi phối bởi sự ảnh hưởng của phương Tây, "những người đã cung cấp vũ khí cho Kyiv và phân bổ tiền để đảm bảo duy trì nền kinh tế Ukraine".

"Điều rất quan trọng là đạt được toàn bộ mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Đẩy các mối đe dọa ra khỏi biên giới càng xa càng tốt, thậm chí đến cả biên giới Ba Lan", ông Medvedev viết.

Anh, Mỹ gia tăng cấm vận Nga

Mỹ ngày 24.2 công bố lệnh cấm vận mới nhắm vào các lĩnh vực ngân hàng, khai khoáng và quốc phòng của Nga. Hơn 200 cá nhân và thực thể, gồm của Nga và của nước thứ ba nằm trong danh sách cấm vận, theo AFP. Một trong những biện pháp mới là giới hạn xuất khẩu chất bán dẫn có công nghệ Mỹ, bất kể do Mỹ sản xuất hay ở nước ngoài.

Trước đó, Mỹ vừa công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2 tỉ USD cho Ukraine nhưng không bao gồm chiến đấu cơ F-16.

Cùng ngày, Anh cũng ban hành lệnh cấm vận mới lên 92 cá nhân và thực thể của Nga. Anh sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ những vật phẩm mà Nga sử dụng trên chiến trường. Bên cạnh đó, Anh cấm nhập khẩu 140 loại sản phẩm, gồm sắt thép, của Nga thông qua các nước thứ ba.

Ukraine có thể nhận chiến đấu cơ?

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen ngày 24.2 cho biết nước ông cởi mở với ý tưởng chuyển chiến đấu cơ cho Ukraine để giúp chống lại Nga. "Tôi sẽ không bác bỏ điều đó. Đến một thời điểm nào đó, có thể cần thiết để xem xét đóng góp chiến đấu cơ", Reuters dẫn lời ông Poulsen.

Đan Mạch đã mua 77 chiến đấu cơ F-16 từ thập niên 1970, trong đó khoảng 30 chiếc còn hoạt động.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cùng ngày cho biết London chuẩn bị cung cấp chiến đấu cơ cho các đồng minh Đông Âu để họ chuyển các chiến đấu cơ thời Liên Xô của họ cho Ukraine.

"Một cách nhanh để Ukraine có thể hưởng lợi từ các chiến đấu cơ là từ các nước tại châu Âu có máy bay thời Liên Xô như MiG-29, Su-24. Nếu họ trao các máy bay đó, chúng tôi có thể sử dụng chiến đấu cơ của chúng tôi để lấp chỗ trống và cung cấp an ninh cho họ", ông Wallace nói. Tuy nhiên, vị bộ trưởng nói không chắc có nước nào sẵn sàng làm điều này hay không.

Trong cùng ngày, Bloomberg đưa tin Ba Lan sẽ cung cấp những xe tăng Leopard 2 đầu tiên trong số 14 chiếc mà nước này đã hứa cho Ukraine. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đang thăm Kyiv trong ngày 24.2 và được cho là sẽ công bố thông tin này. Chuyến đi diễn ra ngay dịp tròn 1 năm từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, nhằm thể hiện sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Trung Quốc ra lập trường về Ukraine

Trung Quốc công bố lập trường gồm 12 điểm vào dịp tròn 1 năm chiến sự tại Ukraine, kêu gọi hòa đàm, ngừng cấm vận đơn phương và tái thiết hậu xung đột.

Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.2 đăng tải thông tin cho biết nước này muốn ngăn khủng hoảng Ukraine vượt ngoài tầm kiểm soát, trong 12 quan điểm chính trị đưa ra vào dịp tròn 1 năm chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Nổi bật trong các quan điểm, Bắc Kinh cho rằng đối thoại, đàm phán là cách khả dĩ duy nhất nhằm giải quyết khủng hoảng Ukraine.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm