(Reuters) – Lãnh đạo Intel, Google hay GlobalFoundries, Boeing ... có tên trong danh sách các doanh nhân Mỹ thăm Việt Nam.
Nhân chuyến công du của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam, lãnh
đạo nhiều tập đoàn Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao và trong
ngành công nghệ bán dẫn sẽ tham dự cuộc họp các doanh nhân tại Hà Nội
vào ngày 11/09/2023. Một số tập đoàn trong ngành “thông báo sẽ đầu tư vào Việt Nam”.
(Reuters) – Tàu chiến Mỹ và Canada đi ngang eo biển Đài Loan. Đại
diện Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ hôm 09/09/2023 cho biết đây là lần thứ nhì từ
tháng 6/2023 và sự kiện diễn ra vào lúc lãnh đạo G20 họp thượng đỉnh
tại New Delhi-Ấn Độ. Tàu khu trục của Mỹ USS Raph Johnson và HMCS Ottawa
của Canada thi hành nhiệm vụ “bình thường nhằm bảo vệ các quyền tự do lưu thông trên biển tại Ấn Độ-Thái Bình Dương trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Bắc Kinh phản đối, coi đây là một hành vi nhằm “thu hút chú ý công luận” trong khu vực eo biển Đài Loan.
(AFP) – Philippines lại lên án hành động “bất hợp pháp” của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngày 08/09/2023, chính quyền Manila đã lên án các hành động “phi pháp”
của tàu Trung Quốc trên Biển Đông, sau khi các hoạt động tiếp tế của
hải quân Philippines bị tàu Trung Quốc gây hấn, cản trở. Lực lượng can
thiệp của Philippines trên Biển Đông đã “lên án mạnh mẽ việc theo đuổi cách hành xử phi pháp, hung hăng và gây mất ổn định” của
lực lượng tuần duyên các tàu của dân quân biển Trung Quốc. Sáng hôm
qua, lực lượng can thiệp Philippines cho biết được thông báo nhiều tàu
tuần duyên và dân quân biển Trung Quốc đã có những hành động quấy rối,
khiêu khích nguy hiểm đối với các tàu của hải quân Philippines đang làm
nhiệm vụ tiếp tế cho một chốt tiền tiêu trên biển.
(AFP) – Nhật
Bản : Đợt đầu tiên xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân
Fukushima hoàn thành vào thứ Hai 11/09/2023. Theo thông cáo
hôm 08/09 của công ty điện TEPCO, các mẫu nước thải ra biển có độ phóng
xạ thấp hơn 40 lần so với tiêu chuẩn của Nhật và thấp hơn 7 lần so
ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới về nước sạch. Việc xả nước ra
biển bắt đầu từ ngày 24/08, được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
AIEA cho phép, nhưng vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Bắc Kinh, thậm chí
gây khủng hoảng ngoại giao. Từ cuối tháng 8/2023, Trung Quốc đã đình
chỉ việc nhập khẩu hải sản từ Nhật.
(AFP) – Ả Rập Xê Út hành quyết hơn 100 người từ đầu năm 2023 đến nay. Tổ chức nhân quyền Amnesty International hôm 08/09/2023 lên án hành vi “lạnh lùng coi thường quyền sống”.
Ả Rập Xê Út là nước xuất khẩu nhiều dầu lửa nhất thế giới, nhưng người
dân có thể bị hành quyết “vì bất cứ điều gì, chỉ từ một vài dòng tweet
cho đến các tội về ma túy, sau những phiên tòa xét xử rất bất công”. Các
tổ chức phi chính phủ cho rằng cùng với Trung Quốc và Iran, Ả Rập Xê Út
là một trong những quốc gia tử hình nhiều người nhất. Năm 2022, Ả Rập
Xê Út đã hành quyết 147 người.
(Le Monde) – Xuất khẩu ngũ cốc Ukraina: Phi cơ Anh tại Biển Đen để bảo vệ các tàu chở ngũ cốc. Theo
thông cáo hôm nay 09/09/2023 của phủ thủ tướng Anh, nhiều phi cơ của
lực lượng Không quân Hoàng gia Anh bay phía trên Biển Đen để ngăn chặn
Nga tấn công các tàu dân sự chở ngũ cốc. Không quân Anh có hoạt động
tình báo, giám sát và trinh sát để theo dõi hoạt động của Nga ở Biển
Đen, liên lạc với Nga nếu thấy các dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị
tấn công tàu dân sự hoặc cơ sở hạ tầng ở Biển Đen. Sau khi rút khỏi thỏa
thuận ngũ cốc vào tháng 7, Nga thông báo coi tất cả các tàu đi đến các
cảng Ukraina là mục tiêu quân sự.
(AFP) – Ngoại trưởng Nhật Bản đến Kiev để thảo luận về việc tái thiết Ukraina.
Thủ tướng Ukraina Denys Chmygal hôm 09/09/2023 cho biết đã thảo luận
với ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi về khả năng hợp tác về xây dựng
lại nhà ở, bảo đảm an ninh lương thực thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, cũng như rà phá bom mìn. Tháp tùng ngoại trưởng Yoshimasa
Hayashi còn có phái đoàn đại diện của các doanh nghiệp Nhật. Ngoại
trưởng Ukraina tuyên bố các công ty lớn của Nhật quan tâm đến hợp tác
lâu dài với Ukraina.
(AFP) – Giá gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục tính từ 15 năm nay. Tổ
chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc hôm 08/09/2023 cho biết chỉ một tháng
sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu (21/07), giá gạo thế giới đã tăng 9,8%.
Gạo của Ấn Độ chiếm 40% trao đổi toàn cầu. Còn trong tháng 08, giá thực
phẩm nói chung giảm nhẹ so với tháng 07 (-2,1%), trong đó có ngũ cốc,
dầu thực vật, thịt và các sản phẩm từ sữa.
**********
Biden bỏ qua Jakarta nhưng đi Hà Nội: vì đối phó Trung Quốc?
VOA Tiếng Việt
8–10 minutes
Việc
Tổng thống Mỹ Joe Biden không ghé Jakarta nhưng lại đến Hà Nội vì ông
xem Việt Nam là đối tác quan trọng hơn Indonesia trong việc đối phó
Trung Quốc, các nhà quan sát cho biết, nhưng đây ‘có thể là quyết định
sai lầm’.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội vào ngày 10/9 sau khi
bỏ qua hai cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng trong khu vực liền trước đó
mà Jakarta tổ chức: Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Phó Tổng
thống Kamala Harris đã dự các cuộc gặp thượng đỉnh đó thay cho ông
Biden.
‘Việt Nam quan trọng’
“Khi Mỹ tìm
cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ với khu vực thì Việt Nam là một đối
tác quan trọng,” thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với VOA
trong cuộc họp báo hôm 5/9.
Indonesia hiện là nước chủ tịch ASEAN
trong năm nay và là nước điều phối quan hệ Mỹ với ASEAN. Các nguồn tin
ngoại giao nói với VOA với điều kiện giấu tên rằng Jakarta đã điều chỉnh
lịch thượng đỉnh của ASEAN cho phù hợp với chuyến đi của ông Biden tới
Ấn Độ để mong ông có thể tham dự. Thường thì các hội nghị thượng đỉnh
của ASEAN diễn ra vào cuối năm.
Các quan chức Mỹ khẳng định quyết định không đi Jakarta ‘không phải là dấu hiệu thiếu tôn trọng Indonesia’.
“Tổng
thống Biden thực sự đã ở Indonesia cách nay chưa đầy một năm để tham dự
Thượng đỉnh G20 và đã có chương trình hoạt động song phương thực chất
với Tổng thống Joko Widodo,” cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan
nói với VOA trong một cuộc họp báo mới đây.
Tuy nhiên, chuyến thăm
của tổng thống Mỹ đến nước nào đó cho thấy giá trị chiến lược của nước
đó trong mắt Washington và mức độ mà họ muốn nâng tầm quan hệ song
phương.
Cả Việt Nam và Indonesia đều là những đối tác chính trong
nỗ lực do Mỹ lãnh đạo để đẩy lùi Trung Quốc trong khu vực, vậy tại sao
Biden lại chọn nước này mà không phải nước kia?
Trong khi
Indonesia là đối tác chiến lược của Mỹ từ năm 2015, Hà Nội mới đây mới
chịu nâng cấp quan hệ sau 10 năm quan hệ đối tác toàn diện.
Các
nguồn tin ngoại giao giấu tên nói với VOA rằng để đối phó với sự hung
hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông, Việt Nam sẵn sàng
tiến thẳng tới quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ để đưa
Washington lên ngang hàng với Trung Quốc và Nga. Chuyến đi của ông Biden
đến Hà Nội là để ký thỏa thuận nâng cấp này.
Bà Harris đã đề nghị
nâng cấp quan hệ khi bà đến Hà Nội hồi tháng 8 năm 2021, nhưng lúc đó
Việt Nam đã trù trừ, chủ yếu là do lo Trung Quốc có thể phản ứng.
Nhưng
khi Bắc Kinh ngày càng quả quyết hơn trên Biển Đông, Hà Nội phải đa
dạng hóa quan hệ ngoại giao và củng cố năng lực của mình.
“Họ [Hà
Nội] muốn nâng cấp quan hệ vì họ muốn Trung Quốc biết rằng họ không đơn
độc,” Tổng thống Biden tiết lộ trong một buổi vận động tranh cử hồi đầu
tháng này.
Indonesisa chọn Trung Quốc?
Về
mặt hiến pháp, Indonesia bị ràng buộc với chính sách đối ngoại ‘độc lập
và chủ động’ mà theo đó Jakarta tìm cách có vai trò trong các vấn đề khu
vực nhưng tránh sự cạnh tranh giữa các siêu cường. Nhưng theo công thức
‘4 ưu tiên + 1’ của Jakarta cho giai đoạn 2019-2024, nước này xem
‘ngoại giao kinh tế’ là quan trọng hơn tất cả các mục tiêu khác trong
chính sách đối ngoại.
Do đó, ông Widodo thực dụng trong việc tìm
đến Bắc Kinh và đang mời gọi Trung Quốc đầu tư nhiều hơn, Yeremia
Lalisang, giảng viên chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Đại học
Indonesia, cho biết.
“Điều này khiến Jakarta trả giá bằng mối quan hệ gần gũi lâu nay với Mỹ,” ông nói với VOA.
Khu
vực đông nam Á nhìn chung ngày càng muốn gắn kết với Washington hơn là
Bắc Kinh, theo cuộc khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại
Viện ISEAS-Yusof Ishak. Tuy nhiên, Indonesia là một trong những ngoại
lệ, cùng với Malaysia và Brunei.
Khi buộc phải chọn, nhiều người
Indonesia tin rằng ASEAN nên chọn Bắc Kinh thay vì Washington. Tỷ lệ
người Indonesia chọn Mỹ đã giảm từ 64,3% vào năm 2021 xuống còn 46,3%
vào năm 2023, trong khi những người chọn Trung Quốc tăng từ 35,7% lên
53,7%.
‘Bài tập lớn nhất’ đối với chính phủ Widodo là tìm kiếm sự
cân bằng giữa các siêu cường, Rangga Aditya Elias, lãnh đạo phòng quan
hệ quốc tế tại Đại học Binus của Indonesia, cho biết.
“Nếu không, Jakarta ở mức độ nào đó sẽ trở thành đối tác hạng hai so với Việt Nam,” ông nói với VOA.
Một
lý do nữa để ông Biden quyết định không dự các cuộc họp với ASEAN là
dưới nhiệm kỳ chủ tịch của Jakarta, khối này không có nhiều bước tiến
trong hai hồ sơ an ninh quan trọng – sự đàn áp nhân quyền ở Myanmar của
chính quyền quân sự và tranh chấp Biển Đông, ông Idil Syawfi, giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Parahyangan tại Đại học Công giáo
Parahyangan, Indonesia, nói với VOA.
Trên cương vị chủ tịch,
Indonesia tập trung vào tăng trưởng kinh tế và không quan tâm nhiều các
vấn đề địa chính trị và an ninh, ông Syawfi nói. Vì vậy, đối với ông
Biden, ông không có gì để thảo luận khi đến Indonesia.
Sai lầm?
Trao
đổi với VOA qua email, bà Bích Trần, Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ,
Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, và hiện là học giả tại Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, viết rằng mặc dù
có những thất vọng khi ông Biden không có mặt ở Jakarta, nhưng sự hiện
diện của bà Kamala Harris cho thấy sự can dự liên tục của Mỹ với khu vực
“Bà
Harris đã đến thăm một số nước ASEAN, do đó chuyến đi này sẽ tăng cường
hơn nữa mối quan hệ cá nhân của bà với các nhà lãnh đạo ASEAN,” bà Bích
Trần cho biết.
Trong khi đó, đối với ông Biden, nâng cấp quan hệ
với Việt Nam lên đối tác chiến lược toàn diện sẽ là thành tích lớn nhất
trong chuyến công du của ông, cũng theo bà Bích Trần.
Trên trang
Fulcrum của Viện nghiên cứu đông nam Á ISEAS – Yusof Ishak của
Singapore, ông Willia Choong bà Sharon Sea, chuyên gia cao cấp của ISEAS
cho rằng có một logic trong việc ông Biden đi Ấn Độ rồi đến Việt Nam.
Trong
mắt người Mỹ, Ấn Độ có vai trò then chốt trong việc đối phó những thách
thức từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà những hành vi của Ấn Độ như không
lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, giúp Nga bán lại khí đốt và
liên kết với Trung Quốc và Nga trong khối BRICS - đã được Mỹ nhắm mắt
làm ngơ.
Và cũng như Ấn Độ, Việt Nam nằm trên tuyến đầu trong nỗ lực của Mỹ đẩy lùi Trung Quốc.
Nhưng
nếu xem xét những quan ngại ở Đông Nam Á về sự tham gia của Mỹ trong
khu vực thì những lập luận về tại sao ông Biden bỏ qua Jakarta sẽ không
còn đứng vững. Nó sẽ đánh tín hiệu đến Tổng thống Jokowi rằng Indonesia
chỉ là không được Mỹ quan tâm, hai học giả Willia Choong và Sharon Sea
nhận định.
Trên Washington Post, nhà báo Karishma Vaswani của
Bloomberg đã có bài bình luận rằng việc ông Biden không đi Jakarta ‘là
một sai lầm’.
“Đó là quyết định lạnh lùng, có tính toán để củng cố
sự tập trung vào việc tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác
riêng lẻ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và giờ là Việt Nam,” ông
Michael Vatikiotis, tác giả của một số cuốn sách về châu Á, được nhà báo
Vaswani dẫn lời nói. “Tất cả chỉ là làm cho Trung Quốc lo sợ - chọn
từng nước một sẽ dễ dàng hơn, thay vì tham dự diễn đàn đa phương nơi Bắc
Kinh cũng có mặt.”
Cách tiếp cận này là tâm huyết của ông Kurt
Campbell, người quyết định các chính sách châu Á của ông Biden, Vaswani
cho biết. Mục đích là tạo ra một mạng lưới xung quanh Trung Quốc – một
chuỗi địa lý các nước được gắn kết cẩn thận mà tất cả đều coi Bắc Kinh
là mối đe dọa chung.
Tuy nhiên, cho phép Trung Quốc tiếp tục
ảnh hưởng ở Indonesia là sai lầm của chính quyền Biden, Vaswani lập
luận. Thái độ nhập nhằng của Jakarta là điều dễ hiểu vì đây là nước lớn
nhất đông nam Á với triển vọng cao.
“Rõ ràng các diễn đàn đa
phương như ASEAN đã trở nên ít quan trọng hơn đối với cả Mỹ và Trung
Quốc. Mỹ coi chiến lược theo đuổi từng quốc gia trong khu vực là thành
công và hiệu quả. Và nếu nỗ lực này là nhằm đẩy lùi vai trò của Trung
Quốc ở châu Á thì việc tranh thủ được Việt Nam nâng cấp quan hệ sẽ hữu
ích hơn nhiều so với việc dành thời gian một ngày ở Jakarta,” Vaswani
viết.
Tuy nhiên, cách tính toán này có thể thiển cận. Mỹ sẽ bầu cử
vào năm tới, vì vậy ông Biden cũng không thể có mặt tại các cuộc gặp
Thượng đỉnh ASEAN ở Lào, nhà báo này giải thích. Khu vực này vẫn chưa
quên việc ông Trump rút Mỹ khỏi các thỏa thuận thương mại và đặt Nước Mỹ
trên hết’.
Mặc dù sau khi lên thay ông Trump, ông Biden đã
thành công trong việc thuyết phục một số nước châu Á rằng nước Mỹ đã trở
lại can dự vào khu vực, nhưng những người khác không thấy như vậy ********
Thượng đỉnh G20 tránh lên án Nga xâm lược Ukraine, kêu gọi hòa bình
Reuters
~4 minutes
G20
đã thông qua tuyên bố đồng thuận tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Bảy,
tránh lên án Nga xâm lược Ukraine nhưng kêu gọi tất cả các quốc gia
không sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra
Modi nói rằng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo đã được thông qua vào ngày
đầu của hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi.
"Nhờ sự tích cực
làm việc của tất cả các nhóm, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận về
Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20. Tôi tuyên bố
thông qua tuyên bố này," Thủ tướng Modi nói với các nhà lãnh đạo, bao
gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người đứng đầu chính phủ và nhà
nước từ các nước trên khắp thế giới.
Sự đồng thuận đạt được khá
bất ngờ khi G20 bị chia rẽ sâu sắc về cuộc chiến ở Ukraine, với việc các
nước phương Tây trước đó thúc đẩy việc lên án mạnh mẽ Nga trong Tuyên
bố của các nhà lãnh đạo, trong khi các nước khác yêu cầu tập trung vào
các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn.
Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi kêu
gọi tất cả các quốc gia duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế bao
gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật nhân đạo quốc tế và hệ thống
đa phương nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định."
"Chúng tôi ... hoan
nghênh tất cả các sáng kiến có liên quan và mang tính xây dựng nhằm hỗ
trợ nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine.”
Tuyên bố nói thêm: “Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được.”
Bộ
Ngoại giao Ukraine nói rằng tuyên bố này "không có gì đáng tự hào" và
nói thêm rằng sự hiện diện của Ukraine sẽ giúp các bên tham gia hiểu rõ
hơn về tình hình.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng
tuyên bố này thể hiện lập trường rõ ràng về việc Nga xâm lược Ukraine
bằng cách nói rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia không thể giải
quyết bằng bạo lực.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói tuyên bố này dùng "ngôn ngữ rất mạnh mẽ về cuộc chiến bất hợp pháp của Nga ở Ukraine."
"Tôi nghĩ đó là một kết quả tốt và mạnh mẽ."
Không
có phản ứng ngay lập tức từ Nga, nước được đại diện bởi Ngoại trưởng
Sergei Lavrov. Ông Lavrov trước đó nói rằng ông sẽ chặn tuyên bố cuối
cùng trừ khi nó phản ánh quan điểm của Moscow về Ukraine và các cuộc
khủng hoảng khác.
Cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga đã khiến
hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người thất tán và gieo rắc
bất ổn kinh tế trên toàn thế giới. Moscow phủ nhận các hành động tàn bạo
trong cuộc xung đột mà nước này gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt"
nhằm "phi quân sự hóa" Ukraine.
Tuyên bố cũng kêu gọi thực hiện
sáng kiến Biển Đen về vận chuyển ngũ cốc, thực phẩm và phân bón an toàn
từ Ukraine và Nga. Moscow đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 7 vì điều mà
họ gọi là không đáp ứng được yêu cầu nới lỏng các quy định đối với xuất
khẩu phân bón và thực phẩm của Nga.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết Trung Quốc, đồng minh chính của Nga, ủng hộ kết quả này.
Tuyên
bố cũng cho biết G20 đồng ý giải quyết vấn đề nợ nần cho các nước thu
nhập thấp và trung bình “một cách hiệu quả, toàn diện và có hệ thống,”
nhưng không đưa ra bất kỳ kế hoạch hành động mới nào.
Tuyền bố cho
biết các nước cam kết tăng cường và cải cách các ngân hàng phát triển
đa phương, trong khi họ chấp nhận đề xuất về quy định chặt chẽ hơn về
tiền điện tử.
G20 cũng đồng ý rằng thế giới cần tổng cộng 4 nghìn
tỷ đôla tài trợ với lãi suất thấp hàng năm cho quá trình chuyển đổi năng
lượng.
**********
Tin tức thế giới 10-9: Hơn 2.000 người chết trong động đất Morocco
Hơn 2.000 người chết trong động đất Morocco
Bộ
Nội vụ Morocco cho biết trận động đất khuya 8-9 đã khiến hơn 2.012
người thiệt mạng và 2.059 người bị thương, trong đó có 1.404 người trong
tình trạng nguy kịch.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết trận
động đất có cường độ 6,8 độ, tâm chấn cách thành phố Marrakech khoảng
72km về phía tây nam.
Theo mô tả của Hãng tin Reuters, tại làng
Amizmiz gần tâm chấn, các nhân viên cứu hộ đang bới đống đổ nát bằng tay
không. Bên ngoài bệnh viện, khoảng 10 thi thể được phủ chăn trong khi
người thân đau buồn đứng bên cạnh.
"Khi tôi cảm thấy mặt đất rung
chuyển dưới chân, tôi vội vàng đưa các con ra ngoài. Nhưng hàng xóm của
tôi không qua khỏi", anh Mohamed Azaw kể lại.
Gần như tất cả các
ngôi nhà ở khu vực Asni, cách Marrakech khoảng 40km về phía Nam, đều bị
hư hại. Thực phẩm đang thiếu hụt do nhà cửa sập chôn vùi tất cả.
Chấn
động từ trận động đất ở Morocco có thể cảm nhận được từ xa như Huelva
hay Jaen ở miền nam Tây Ban Nha. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có
hơn 300.000 người bị ảnh hưởng ở Marrakech và các khu vực lân cận.
Tình hình nhà thám hiểm người Mỹ mắc kẹt 1.000 mét dưới hang động ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ông
Mark Dickey (40 tuổi) đang thám hiểm hang Morca ở vùng núi Taurus, tỉnh
Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ thì bất ngờ bị xuất huyết tiêu hóa ở độ sâu 1.040
mét.
Hơn 150 nhân viên cứu hộ từ nhiều quốc gia đã nỗ lực giải cứu ông Dickey ra khỏi hang động sâu thứ 3 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 9-9, quan chức địa phương xác nhận sẽ đưa được ông Dickey ra khỏi hang "trong vòng vài ngày" nữa.
Tình
trạng của nhà thám hiểm người Mỹ ổn định, nhưng công tác cứu hộ có
nhiều khó khăn. Hang sâu và lầy lội, khiến đội cứu hộ tốn rất nhiều dụng
cụ.
Cảnh sát Hà Lan dùng vòi rồng giải tán hàng ngàn người biểu tình khí hậu
Các
nhà hoạt động vì khí hậu biểu tình trên đường cao tốc ở Hà Lan ngày
9-9, nhằm yêu cầu chính phủ chấm dứt trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên
liệu hóa thạch.
Hơn 10.000 người đã tuần hành dọc theo đường cao
tốc A12 dẫn vào thành phố The Hague, phớt lờ cảnh báo từ cảnh sát rằng
không được chặn đường giao thông chính vào thành phố.
Cảnh sát tuyên bố đã bắt giữ 2.400 người biểu tình, bao gồm cả trẻ vị thành niên. Không có ghi nhận về thương tích.
Extinction
Rebellion, nhóm phi chính phủ tổ chức sự kiện này, cho biết sẽ tiếp tục
tổ chức các cuộc biểu tình cho đến khi Chính phủ Hà Lan ngừng dùng công
quỹ để trợ cấp cho ngành dầu khí.
Nga bắn hạ 3 drone ở Crimea
Lực
lượng phòng không Nga đã bắn hạ 3 máy bay không người lái (drone) của
Ukraine ở Crimea. Một chiếc ở phía tây bắc, chiếc còn lại ở phía tây bán
đảo.
Thông tin do ông Sergei Aksyonov, người đứng đầu chính quyền địa phương do Nga bổ nhiệm, cho biết trên Telegram ngày 9-9.
Trong
một diễn biến khác, Hãng tin TASS của Nga cho hay nước này đã ngăn chặn
nỗ lực tấn công bằng drone của Ukraine, nhắm vào các mục tiêu trên lãnh
thổ Nga vào tối cùng ngày.
Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại hay thương vong.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine kêu gọi các nước tăng cường cung cấp vũ khí hạng nặng
"Chúng
tôi rất biết ơn vì những gì đã được cung cấp… Chúng tôi cần thêm vũ khí
hạng nặng và cần ngay bây giờ", ông Rustem Umerov phát biểu ngày 9-9.
Cùng
ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết việc các nước chậm
cung cấp vũ khí đang cản trở cuộc phản công của Kiev.
Từ tháng 6
Ukraine đã phát động phản công giành lại lãnh thổ ở phía đông bắc và
phía nam. Cuộc phản công kéo dài và gặp nhiều khó khăn.
Kiev ước tính Nga đã triển khai hơn 420.000 binh sĩ tại các khu vực ở phía đông và phía nam đất nước.
Phó
giám đốc Cơ quan Tình báo Ukraine, ông Vadym Skibitsky, cho biết con số
này không bao gồm Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga và các đơn vị đặc biệt
khác để duy trì quyền kiểm soát trên lãnh thổ Ukraine.
Ông Skibitsky cũng cho hay Nga tích cực tiến hành các cuộc tấn công từ Crimea, nơi Matxcơva sáp nhập vào năm 2014.
Thủ tướng Nhật Kishida Fumio giải thích việc xả nước thải hạt nhân ra biển với lãnh đạo G20
Hãng
tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết ông
Kishida đã giải thích việc xả nước thải hạt nhân ra biển với các lãnh
đạo G20 đang tập trung tại New Delhi.
Hội nghị G20 năm nay diễn ra trong hai ngày 9 và 10-9 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
"Thủ
tướng Kishida giải thích rằng dữ liệu đợt xả nước vào tháng trước đã
được công bố nhanh chóng và minh bạch. Không có vấn đề gì phát sinh từ
quan điểm khoa học", bà Ono Hikariko, thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Nhật
Bản, cho biết.
Tokyo đã khiếu nại về động thái của Trung Quốc
trong việc cấm nhập thủy sản của Nhật lên Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), đồng thời cam kết sẽ giải thích về độ an toàn của nước thải nhiễm
phóng xạ tại các diễn đàn ngoại giao.
"Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp
tác chặt chẽ với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và giải thích cho
cộng đồng quốc tế dựa trên bằng chứng khoa học một cách thiện chí và
minh bạch", bà Ono nói.
************
Người chết vì động đất ở Morocco vượt con số 1.000
Có
4 đoàn cán bộ Việt Nam ở gần tâm chấn trận động đất tại Morocco, ngoài
ra còn có một số người Việt đi du lịch và làm việc ở nước này nhưng may
mắn chưa có công dân nào thương vong.
Chiều 9-9, chia sẻ trên Facebook, Đại sứ Việt Nam tại Morocco
Đặng Thị Thu Hà cho biết ngay sau khi xảy ra trận động đất có độ lớn
7,2 tại Morocco, đại sứ quán đã nhanh chóng liên lạc với công dân và
cộng đồng người Việt tại quốc gia này để nắm bắt thông tin.
Cơ
quan đại diện Việt Nam đồng thời duy trì liên hệ chặt chẽ với các cơ
quan chức năng của Morocco để cập nhật tình hình, chuẩn bị sẵn phương án
hỗ trợ công dân.
Theo đại sứ Việt Nam, hiện có bốn đoàn cán bộ
đến từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang và Đắk Nông đang công tác
tại thành phố Marakech, là nơi gần tâm chấn động đất. Ngoài ra còn có
một số công dân Việt Nam đi du lịch, làm việc tại nước này.
Cho
đến nay, đại sứ quán chưa ghi nhận có công dân Việt Nam nào bị thương
hoặc thiệt mạng do trận động đất. Tuy nhiên, một số người đã phải rời
khỏi khách sạn do tường bị nứt.
Đại
sứ Đặng Thị Thu Hà và đoàn công tác của đại sứ quán cũng đã tới thành
phố Marrakech hỗ trợ bà con và thực hiện công tác bảo hộ công dân.
Trận động đất có độ lớn 7,2 xảy ra lúc gần nửa đêm 8-9 (giờ địa phương) với tâm chấn nằm cách thành phố Marrakech 72km.
Đài
truyền hình quốc gia Morocco cập nhật từ Bộ trưởng Bộ nội vụ đến tối
ngày 9-9 cho biết đã có 1.037 người thiệt mạng do động đất và 1.200
người bị thương.
Đây là trận động đất nguy hiểm nhất ở Morocco kể
từ năm 1960, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ. Ước tính trận động đất
năm 1960 đã giết chết ít nhất 12.000 người.
Lãnh đạo Việt Nam chia buồn với Morocco
Được
tin trận động đất tại Morocco khiến nhiều người thiệt mạng và bị
thương, ngày 9-9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới
Quốc vương Morocco Mohamed VI.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Aziz Akhannouc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Thượng viện Naam Miyara và Chủ tịch Hạ viện Rachid Talbi Alami.
Cùng
ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chia buồn tới Bộ
trưởng Ngoại giao, hợp tác châu Phi và kiều dân Morocco Nasser Bourita.
(Reuters) – Lãnh đạo Intel, Google hay GlobalFoundries, Boeing ... có tên trong danh sách các doanh nhân Mỹ thăm Việt Nam.
Nhân chuyến công du của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam, lãnh
đạo nhiều tập đoàn Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao và trong
ngành công nghệ bán dẫn sẽ tham dự cuộc họp các doanh nhân tại Hà Nội
vào ngày 11/09/2023. Một số tập đoàn trong ngành “thông báo sẽ đầu tư vào Việt Nam”.
(Reuters) – Tàu chiến Mỹ và Canada đi ngang eo biển Đài Loan. Đại
diện Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ hôm 09/09/2023 cho biết đây là lần thứ nhì từ
tháng 6/2023 và sự kiện diễn ra vào lúc lãnh đạo G20 họp thượng đỉnh
tại New Delhi-Ấn Độ. Tàu khu trục của Mỹ USS Raph Johnson và HMCS Ottawa
của Canada thi hành nhiệm vụ “bình thường nhằm bảo vệ các quyền tự do lưu thông trên biển tại Ấn Độ-Thái Bình Dương trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Bắc Kinh phản đối, coi đây là một hành vi nhằm “thu hút chú ý công luận” trong khu vực eo biển Đài Loan.
(AFP) – Philippines lại lên án hành động “bất hợp pháp” của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngày 08/09/2023, chính quyền Manila đã lên án các hành động “phi pháp”
của tàu Trung Quốc trên Biển Đông, sau khi các hoạt động tiếp tế của
hải quân Philippines bị tàu Trung Quốc gây hấn, cản trở. Lực lượng can
thiệp của Philippines trên Biển Đông đã “lên án mạnh mẽ việc theo đuổi cách hành xử phi pháp, hung hăng và gây mất ổn định” của
lực lượng tuần duyên các tàu của dân quân biển Trung Quốc. Sáng hôm
qua, lực lượng can thiệp Philippines cho biết được thông báo nhiều tàu
tuần duyên và dân quân biển Trung Quốc đã có những hành động quấy rối,
khiêu khích nguy hiểm đối với các tàu của hải quân Philippines đang làm
nhiệm vụ tiếp tế cho một chốt tiền tiêu trên biển.
(AFP) – Nhật
Bản : Đợt đầu tiên xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân
Fukushima hoàn thành vào thứ Hai 11/09/2023. Theo thông cáo
hôm 08/09 của công ty điện TEPCO, các mẫu nước thải ra biển có độ phóng
xạ thấp hơn 40 lần so với tiêu chuẩn của Nhật và thấp hơn 7 lần so
ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới về nước sạch. Việc xả nước ra
biển bắt đầu từ ngày 24/08, được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
AIEA cho phép, nhưng vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Bắc Kinh, thậm chí
gây khủng hoảng ngoại giao. Từ cuối tháng 8/2023, Trung Quốc đã đình
chỉ việc nhập khẩu hải sản từ Nhật.
(AFP) – Ả Rập Xê Út hành quyết hơn 100 người từ đầu năm 2023 đến nay. Tổ chức nhân quyền Amnesty International hôm 08/09/2023 lên án hành vi “lạnh lùng coi thường quyền sống”.
Ả Rập Xê Út là nước xuất khẩu nhiều dầu lửa nhất thế giới, nhưng người
dân có thể bị hành quyết “vì bất cứ điều gì, chỉ từ một vài dòng tweet
cho đến các tội về ma túy, sau những phiên tòa xét xử rất bất công”. Các
tổ chức phi chính phủ cho rằng cùng với Trung Quốc và Iran, Ả Rập Xê Út
là một trong những quốc gia tử hình nhiều người nhất. Năm 2022, Ả Rập
Xê Út đã hành quyết 147 người.
(Le Monde) – Xuất khẩu ngũ cốc Ukraina: Phi cơ Anh tại Biển Đen để bảo vệ các tàu chở ngũ cốc. Theo
thông cáo hôm nay 09/09/2023 của phủ thủ tướng Anh, nhiều phi cơ của
lực lượng Không quân Hoàng gia Anh bay phía trên Biển Đen để ngăn chặn
Nga tấn công các tàu dân sự chở ngũ cốc. Không quân Anh có hoạt động
tình báo, giám sát và trinh sát để theo dõi hoạt động của Nga ở Biển
Đen, liên lạc với Nga nếu thấy các dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị
tấn công tàu dân sự hoặc cơ sở hạ tầng ở Biển Đen. Sau khi rút khỏi thỏa
thuận ngũ cốc vào tháng 7, Nga thông báo coi tất cả các tàu đi đến các
cảng Ukraina là mục tiêu quân sự.
(AFP) – Ngoại trưởng Nhật Bản đến Kiev để thảo luận về việc tái thiết Ukraina.
Thủ tướng Ukraina Denys Chmygal hôm 09/09/2023 cho biết đã thảo luận
với ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi về khả năng hợp tác về xây dựng
lại nhà ở, bảo đảm an ninh lương thực thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, cũng như rà phá bom mìn. Tháp tùng ngoại trưởng Yoshimasa
Hayashi còn có phái đoàn đại diện của các doanh nghiệp Nhật. Ngoại
trưởng Ukraina tuyên bố các công ty lớn của Nhật quan tâm đến hợp tác
lâu dài với Ukraina.
(AFP) – Giá gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục tính từ 15 năm nay. Tổ
chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc hôm 08/09/2023 cho biết chỉ một tháng
sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu (21/07), giá gạo thế giới đã tăng 9,8%.
Gạo của Ấn Độ chiếm 40% trao đổi toàn cầu. Còn trong tháng 08, giá thực
phẩm nói chung giảm nhẹ so với tháng 07 (-2,1%), trong đó có ngũ cốc,
dầu thực vật, thịt và các sản phẩm từ sữa.
**********
Biden bỏ qua Jakarta nhưng đi Hà Nội: vì đối phó Trung Quốc?
VOA Tiếng Việt
8–10 minutes
Việc
Tổng thống Mỹ Joe Biden không ghé Jakarta nhưng lại đến Hà Nội vì ông
xem Việt Nam là đối tác quan trọng hơn Indonesia trong việc đối phó
Trung Quốc, các nhà quan sát cho biết, nhưng đây ‘có thể là quyết định
sai lầm’.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội vào ngày 10/9 sau khi
bỏ qua hai cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng trong khu vực liền trước đó
mà Jakarta tổ chức: Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Phó Tổng
thống Kamala Harris đã dự các cuộc gặp thượng đỉnh đó thay cho ông
Biden.
‘Việt Nam quan trọng’
“Khi Mỹ tìm
cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ với khu vực thì Việt Nam là một đối
tác quan trọng,” thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với VOA
trong cuộc họp báo hôm 5/9.
Indonesia hiện là nước chủ tịch ASEAN
trong năm nay và là nước điều phối quan hệ Mỹ với ASEAN. Các nguồn tin
ngoại giao nói với VOA với điều kiện giấu tên rằng Jakarta đã điều chỉnh
lịch thượng đỉnh của ASEAN cho phù hợp với chuyến đi của ông Biden tới
Ấn Độ để mong ông có thể tham dự. Thường thì các hội nghị thượng đỉnh
của ASEAN diễn ra vào cuối năm.
Các quan chức Mỹ khẳng định quyết định không đi Jakarta ‘không phải là dấu hiệu thiếu tôn trọng Indonesia’.
“Tổng
thống Biden thực sự đã ở Indonesia cách nay chưa đầy một năm để tham dự
Thượng đỉnh G20 và đã có chương trình hoạt động song phương thực chất
với Tổng thống Joko Widodo,” cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan
nói với VOA trong một cuộc họp báo mới đây.
Tuy nhiên, chuyến thăm
của tổng thống Mỹ đến nước nào đó cho thấy giá trị chiến lược của nước
đó trong mắt Washington và mức độ mà họ muốn nâng tầm quan hệ song
phương.
Cả Việt Nam và Indonesia đều là những đối tác chính trong
nỗ lực do Mỹ lãnh đạo để đẩy lùi Trung Quốc trong khu vực, vậy tại sao
Biden lại chọn nước này mà không phải nước kia?
Trong khi
Indonesia là đối tác chiến lược của Mỹ từ năm 2015, Hà Nội mới đây mới
chịu nâng cấp quan hệ sau 10 năm quan hệ đối tác toàn diện.
Các
nguồn tin ngoại giao giấu tên nói với VOA rằng để đối phó với sự hung
hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông, Việt Nam sẵn sàng
tiến thẳng tới quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ để đưa
Washington lên ngang hàng với Trung Quốc và Nga. Chuyến đi của ông Biden
đến Hà Nội là để ký thỏa thuận nâng cấp này.
Bà Harris đã đề nghị
nâng cấp quan hệ khi bà đến Hà Nội hồi tháng 8 năm 2021, nhưng lúc đó
Việt Nam đã trù trừ, chủ yếu là do lo Trung Quốc có thể phản ứng.
Nhưng
khi Bắc Kinh ngày càng quả quyết hơn trên Biển Đông, Hà Nội phải đa
dạng hóa quan hệ ngoại giao và củng cố năng lực của mình.
“Họ [Hà
Nội] muốn nâng cấp quan hệ vì họ muốn Trung Quốc biết rằng họ không đơn
độc,” Tổng thống Biden tiết lộ trong một buổi vận động tranh cử hồi đầu
tháng này.
Indonesisa chọn Trung Quốc?
Về
mặt hiến pháp, Indonesia bị ràng buộc với chính sách đối ngoại ‘độc lập
và chủ động’ mà theo đó Jakarta tìm cách có vai trò trong các vấn đề khu
vực nhưng tránh sự cạnh tranh giữa các siêu cường. Nhưng theo công thức
‘4 ưu tiên + 1’ của Jakarta cho giai đoạn 2019-2024, nước này xem
‘ngoại giao kinh tế’ là quan trọng hơn tất cả các mục tiêu khác trong
chính sách đối ngoại.
Do đó, ông Widodo thực dụng trong việc tìm
đến Bắc Kinh và đang mời gọi Trung Quốc đầu tư nhiều hơn, Yeremia
Lalisang, giảng viên chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Đại học
Indonesia, cho biết.
“Điều này khiến Jakarta trả giá bằng mối quan hệ gần gũi lâu nay với Mỹ,” ông nói với VOA.
Khu
vực đông nam Á nhìn chung ngày càng muốn gắn kết với Washington hơn là
Bắc Kinh, theo cuộc khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại
Viện ISEAS-Yusof Ishak. Tuy nhiên, Indonesia là một trong những ngoại
lệ, cùng với Malaysia và Brunei.
Khi buộc phải chọn, nhiều người
Indonesia tin rằng ASEAN nên chọn Bắc Kinh thay vì Washington. Tỷ lệ
người Indonesia chọn Mỹ đã giảm từ 64,3% vào năm 2021 xuống còn 46,3%
vào năm 2023, trong khi những người chọn Trung Quốc tăng từ 35,7% lên
53,7%.
‘Bài tập lớn nhất’ đối với chính phủ Widodo là tìm kiếm sự
cân bằng giữa các siêu cường, Rangga Aditya Elias, lãnh đạo phòng quan
hệ quốc tế tại Đại học Binus của Indonesia, cho biết.
“Nếu không, Jakarta ở mức độ nào đó sẽ trở thành đối tác hạng hai so với Việt Nam,” ông nói với VOA.
Một
lý do nữa để ông Biden quyết định không dự các cuộc họp với ASEAN là
dưới nhiệm kỳ chủ tịch của Jakarta, khối này không có nhiều bước tiến
trong hai hồ sơ an ninh quan trọng – sự đàn áp nhân quyền ở Myanmar của
chính quyền quân sự và tranh chấp Biển Đông, ông Idil Syawfi, giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Parahyangan tại Đại học Công giáo
Parahyangan, Indonesia, nói với VOA.
Trên cương vị chủ tịch,
Indonesia tập trung vào tăng trưởng kinh tế và không quan tâm nhiều các
vấn đề địa chính trị và an ninh, ông Syawfi nói. Vì vậy, đối với ông
Biden, ông không có gì để thảo luận khi đến Indonesia.
Sai lầm?
Trao
đổi với VOA qua email, bà Bích Trần, Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ,
Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, và hiện là học giả tại Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, viết rằng mặc dù
có những thất vọng khi ông Biden không có mặt ở Jakarta, nhưng sự hiện
diện của bà Kamala Harris cho thấy sự can dự liên tục của Mỹ với khu vực
“Bà
Harris đã đến thăm một số nước ASEAN, do đó chuyến đi này sẽ tăng cường
hơn nữa mối quan hệ cá nhân của bà với các nhà lãnh đạo ASEAN,” bà Bích
Trần cho biết.
Trong khi đó, đối với ông Biden, nâng cấp quan hệ
với Việt Nam lên đối tác chiến lược toàn diện sẽ là thành tích lớn nhất
trong chuyến công du của ông, cũng theo bà Bích Trần.
Trên trang
Fulcrum của Viện nghiên cứu đông nam Á ISEAS – Yusof Ishak của
Singapore, ông Willia Choong bà Sharon Sea, chuyên gia cao cấp của ISEAS
cho rằng có một logic trong việc ông Biden đi Ấn Độ rồi đến Việt Nam.
Trong
mắt người Mỹ, Ấn Độ có vai trò then chốt trong việc đối phó những thách
thức từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà những hành vi của Ấn Độ như không
lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, giúp Nga bán lại khí đốt và
liên kết với Trung Quốc và Nga trong khối BRICS - đã được Mỹ nhắm mắt
làm ngơ.
Và cũng như Ấn Độ, Việt Nam nằm trên tuyến đầu trong nỗ lực của Mỹ đẩy lùi Trung Quốc.
Nhưng
nếu xem xét những quan ngại ở Đông Nam Á về sự tham gia của Mỹ trong
khu vực thì những lập luận về tại sao ông Biden bỏ qua Jakarta sẽ không
còn đứng vững. Nó sẽ đánh tín hiệu đến Tổng thống Jokowi rằng Indonesia
chỉ là không được Mỹ quan tâm, hai học giả Willia Choong và Sharon Sea
nhận định.
Trên Washington Post, nhà báo Karishma Vaswani của
Bloomberg đã có bài bình luận rằng việc ông Biden không đi Jakarta ‘là
một sai lầm’.
“Đó là quyết định lạnh lùng, có tính toán để củng cố
sự tập trung vào việc tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác
riêng lẻ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và giờ là Việt Nam,” ông
Michael Vatikiotis, tác giả của một số cuốn sách về châu Á, được nhà báo
Vaswani dẫn lời nói. “Tất cả chỉ là làm cho Trung Quốc lo sợ - chọn
từng nước một sẽ dễ dàng hơn, thay vì tham dự diễn đàn đa phương nơi Bắc
Kinh cũng có mặt.”
Cách tiếp cận này là tâm huyết của ông Kurt
Campbell, người quyết định các chính sách châu Á của ông Biden, Vaswani
cho biết. Mục đích là tạo ra một mạng lưới xung quanh Trung Quốc – một
chuỗi địa lý các nước được gắn kết cẩn thận mà tất cả đều coi Bắc Kinh
là mối đe dọa chung.
Tuy nhiên, cho phép Trung Quốc tiếp tục
ảnh hưởng ở Indonesia là sai lầm của chính quyền Biden, Vaswani lập
luận. Thái độ nhập nhằng của Jakarta là điều dễ hiểu vì đây là nước lớn
nhất đông nam Á với triển vọng cao.
“Rõ ràng các diễn đàn đa
phương như ASEAN đã trở nên ít quan trọng hơn đối với cả Mỹ và Trung
Quốc. Mỹ coi chiến lược theo đuổi từng quốc gia trong khu vực là thành
công và hiệu quả. Và nếu nỗ lực này là nhằm đẩy lùi vai trò của Trung
Quốc ở châu Á thì việc tranh thủ được Việt Nam nâng cấp quan hệ sẽ hữu
ích hơn nhiều so với việc dành thời gian một ngày ở Jakarta,” Vaswani
viết.
Tuy nhiên, cách tính toán này có thể thiển cận. Mỹ sẽ bầu cử
vào năm tới, vì vậy ông Biden cũng không thể có mặt tại các cuộc gặp
Thượng đỉnh ASEAN ở Lào, nhà báo này giải thích. Khu vực này vẫn chưa
quên việc ông Trump rút Mỹ khỏi các thỏa thuận thương mại và đặt Nước Mỹ
trên hết’.
Mặc dù sau khi lên thay ông Trump, ông Biden đã
thành công trong việc thuyết phục một số nước châu Á rằng nước Mỹ đã trở
lại can dự vào khu vực, nhưng những người khác không thấy như vậy ********
Thượng đỉnh G20 tránh lên án Nga xâm lược Ukraine, kêu gọi hòa bình
Reuters
~4 minutes
G20
đã thông qua tuyên bố đồng thuận tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Bảy,
tránh lên án Nga xâm lược Ukraine nhưng kêu gọi tất cả các quốc gia
không sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra
Modi nói rằng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo đã được thông qua vào ngày
đầu của hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi.
"Nhờ sự tích cực
làm việc của tất cả các nhóm, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận về
Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20. Tôi tuyên bố
thông qua tuyên bố này," Thủ tướng Modi nói với các nhà lãnh đạo, bao
gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người đứng đầu chính phủ và nhà
nước từ các nước trên khắp thế giới.
Sự đồng thuận đạt được khá
bất ngờ khi G20 bị chia rẽ sâu sắc về cuộc chiến ở Ukraine, với việc các
nước phương Tây trước đó thúc đẩy việc lên án mạnh mẽ Nga trong Tuyên
bố của các nhà lãnh đạo, trong khi các nước khác yêu cầu tập trung vào
các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn.
Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi kêu
gọi tất cả các quốc gia duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế bao
gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật nhân đạo quốc tế và hệ thống
đa phương nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định."
"Chúng tôi ... hoan
nghênh tất cả các sáng kiến có liên quan và mang tính xây dựng nhằm hỗ
trợ nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine.”
Tuyên bố nói thêm: “Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được.”
Bộ
Ngoại giao Ukraine nói rằng tuyên bố này "không có gì đáng tự hào" và
nói thêm rằng sự hiện diện của Ukraine sẽ giúp các bên tham gia hiểu rõ
hơn về tình hình.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng
tuyên bố này thể hiện lập trường rõ ràng về việc Nga xâm lược Ukraine
bằng cách nói rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia không thể giải
quyết bằng bạo lực.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói tuyên bố này dùng "ngôn ngữ rất mạnh mẽ về cuộc chiến bất hợp pháp của Nga ở Ukraine."
"Tôi nghĩ đó là một kết quả tốt và mạnh mẽ."
Không
có phản ứng ngay lập tức từ Nga, nước được đại diện bởi Ngoại trưởng
Sergei Lavrov. Ông Lavrov trước đó nói rằng ông sẽ chặn tuyên bố cuối
cùng trừ khi nó phản ánh quan điểm của Moscow về Ukraine và các cuộc
khủng hoảng khác.
Cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga đã khiến
hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người thất tán và gieo rắc
bất ổn kinh tế trên toàn thế giới. Moscow phủ nhận các hành động tàn bạo
trong cuộc xung đột mà nước này gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt"
nhằm "phi quân sự hóa" Ukraine.
Tuyên bố cũng kêu gọi thực hiện
sáng kiến Biển Đen về vận chuyển ngũ cốc, thực phẩm và phân bón an toàn
từ Ukraine và Nga. Moscow đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 7 vì điều mà
họ gọi là không đáp ứng được yêu cầu nới lỏng các quy định đối với xuất
khẩu phân bón và thực phẩm của Nga.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết Trung Quốc, đồng minh chính của Nga, ủng hộ kết quả này.
Tuyên
bố cũng cho biết G20 đồng ý giải quyết vấn đề nợ nần cho các nước thu
nhập thấp và trung bình “một cách hiệu quả, toàn diện và có hệ thống,”
nhưng không đưa ra bất kỳ kế hoạch hành động mới nào.
Tuyền bố cho
biết các nước cam kết tăng cường và cải cách các ngân hàng phát triển
đa phương, trong khi họ chấp nhận đề xuất về quy định chặt chẽ hơn về
tiền điện tử.
G20 cũng đồng ý rằng thế giới cần tổng cộng 4 nghìn
tỷ đôla tài trợ với lãi suất thấp hàng năm cho quá trình chuyển đổi năng
lượng.
**********
Tin tức thế giới 10-9: Hơn 2.000 người chết trong động đất Morocco
Hơn 2.000 người chết trong động đất Morocco
Bộ
Nội vụ Morocco cho biết trận động đất khuya 8-9 đã khiến hơn 2.012
người thiệt mạng và 2.059 người bị thương, trong đó có 1.404 người trong
tình trạng nguy kịch.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết trận
động đất có cường độ 6,8 độ, tâm chấn cách thành phố Marrakech khoảng
72km về phía tây nam.
Theo mô tả của Hãng tin Reuters, tại làng
Amizmiz gần tâm chấn, các nhân viên cứu hộ đang bới đống đổ nát bằng tay
không. Bên ngoài bệnh viện, khoảng 10 thi thể được phủ chăn trong khi
người thân đau buồn đứng bên cạnh.
"Khi tôi cảm thấy mặt đất rung
chuyển dưới chân, tôi vội vàng đưa các con ra ngoài. Nhưng hàng xóm của
tôi không qua khỏi", anh Mohamed Azaw kể lại.
Gần như tất cả các
ngôi nhà ở khu vực Asni, cách Marrakech khoảng 40km về phía Nam, đều bị
hư hại. Thực phẩm đang thiếu hụt do nhà cửa sập chôn vùi tất cả.
Chấn
động từ trận động đất ở Morocco có thể cảm nhận được từ xa như Huelva
hay Jaen ở miền nam Tây Ban Nha. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có
hơn 300.000 người bị ảnh hưởng ở Marrakech và các khu vực lân cận.
Tình hình nhà thám hiểm người Mỹ mắc kẹt 1.000 mét dưới hang động ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ông
Mark Dickey (40 tuổi) đang thám hiểm hang Morca ở vùng núi Taurus, tỉnh
Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ thì bất ngờ bị xuất huyết tiêu hóa ở độ sâu 1.040
mét.
Hơn 150 nhân viên cứu hộ từ nhiều quốc gia đã nỗ lực giải cứu ông Dickey ra khỏi hang động sâu thứ 3 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 9-9, quan chức địa phương xác nhận sẽ đưa được ông Dickey ra khỏi hang "trong vòng vài ngày" nữa.
Tình
trạng của nhà thám hiểm người Mỹ ổn định, nhưng công tác cứu hộ có
nhiều khó khăn. Hang sâu và lầy lội, khiến đội cứu hộ tốn rất nhiều dụng
cụ.
Cảnh sát Hà Lan dùng vòi rồng giải tán hàng ngàn người biểu tình khí hậu
Các
nhà hoạt động vì khí hậu biểu tình trên đường cao tốc ở Hà Lan ngày
9-9, nhằm yêu cầu chính phủ chấm dứt trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên
liệu hóa thạch.
Hơn 10.000 người đã tuần hành dọc theo đường cao
tốc A12 dẫn vào thành phố The Hague, phớt lờ cảnh báo từ cảnh sát rằng
không được chặn đường giao thông chính vào thành phố.
Cảnh sát tuyên bố đã bắt giữ 2.400 người biểu tình, bao gồm cả trẻ vị thành niên. Không có ghi nhận về thương tích.
Extinction
Rebellion, nhóm phi chính phủ tổ chức sự kiện này, cho biết sẽ tiếp tục
tổ chức các cuộc biểu tình cho đến khi Chính phủ Hà Lan ngừng dùng công
quỹ để trợ cấp cho ngành dầu khí.
Nga bắn hạ 3 drone ở Crimea
Lực
lượng phòng không Nga đã bắn hạ 3 máy bay không người lái (drone) của
Ukraine ở Crimea. Một chiếc ở phía tây bắc, chiếc còn lại ở phía tây bán
đảo.
Thông tin do ông Sergei Aksyonov, người đứng đầu chính quyền địa phương do Nga bổ nhiệm, cho biết trên Telegram ngày 9-9.
Trong
một diễn biến khác, Hãng tin TASS của Nga cho hay nước này đã ngăn chặn
nỗ lực tấn công bằng drone của Ukraine, nhắm vào các mục tiêu trên lãnh
thổ Nga vào tối cùng ngày.
Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại hay thương vong.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine kêu gọi các nước tăng cường cung cấp vũ khí hạng nặng
"Chúng
tôi rất biết ơn vì những gì đã được cung cấp… Chúng tôi cần thêm vũ khí
hạng nặng và cần ngay bây giờ", ông Rustem Umerov phát biểu ngày 9-9.
Cùng
ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết việc các nước chậm
cung cấp vũ khí đang cản trở cuộc phản công của Kiev.
Từ tháng 6
Ukraine đã phát động phản công giành lại lãnh thổ ở phía đông bắc và
phía nam. Cuộc phản công kéo dài và gặp nhiều khó khăn.
Kiev ước tính Nga đã triển khai hơn 420.000 binh sĩ tại các khu vực ở phía đông và phía nam đất nước.
Phó
giám đốc Cơ quan Tình báo Ukraine, ông Vadym Skibitsky, cho biết con số
này không bao gồm Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga và các đơn vị đặc biệt
khác để duy trì quyền kiểm soát trên lãnh thổ Ukraine.
Ông Skibitsky cũng cho hay Nga tích cực tiến hành các cuộc tấn công từ Crimea, nơi Matxcơva sáp nhập vào năm 2014.
Thủ tướng Nhật Kishida Fumio giải thích việc xả nước thải hạt nhân ra biển với lãnh đạo G20
Hãng
tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết ông
Kishida đã giải thích việc xả nước thải hạt nhân ra biển với các lãnh
đạo G20 đang tập trung tại New Delhi.
Hội nghị G20 năm nay diễn ra trong hai ngày 9 và 10-9 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
"Thủ
tướng Kishida giải thích rằng dữ liệu đợt xả nước vào tháng trước đã
được công bố nhanh chóng và minh bạch. Không có vấn đề gì phát sinh từ
quan điểm khoa học", bà Ono Hikariko, thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Nhật
Bản, cho biết.
Tokyo đã khiếu nại về động thái của Trung Quốc
trong việc cấm nhập thủy sản của Nhật lên Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), đồng thời cam kết sẽ giải thích về độ an toàn của nước thải nhiễm
phóng xạ tại các diễn đàn ngoại giao.
"Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp
tác chặt chẽ với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và giải thích cho
cộng đồng quốc tế dựa trên bằng chứng khoa học một cách thiện chí và
minh bạch", bà Ono nói.
************
Người chết vì động đất ở Morocco vượt con số 1.000
Có
4 đoàn cán bộ Việt Nam ở gần tâm chấn trận động đất tại Morocco, ngoài
ra còn có một số người Việt đi du lịch và làm việc ở nước này nhưng may
mắn chưa có công dân nào thương vong.
Chiều 9-9, chia sẻ trên Facebook, Đại sứ Việt Nam tại Morocco
Đặng Thị Thu Hà cho biết ngay sau khi xảy ra trận động đất có độ lớn
7,2 tại Morocco, đại sứ quán đã nhanh chóng liên lạc với công dân và
cộng đồng người Việt tại quốc gia này để nắm bắt thông tin.
Cơ
quan đại diện Việt Nam đồng thời duy trì liên hệ chặt chẽ với các cơ
quan chức năng của Morocco để cập nhật tình hình, chuẩn bị sẵn phương án
hỗ trợ công dân.
Theo đại sứ Việt Nam, hiện có bốn đoàn cán bộ
đến từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang và Đắk Nông đang công tác
tại thành phố Marakech, là nơi gần tâm chấn động đất. Ngoài ra còn có
một số công dân Việt Nam đi du lịch, làm việc tại nước này.
Cho
đến nay, đại sứ quán chưa ghi nhận có công dân Việt Nam nào bị thương
hoặc thiệt mạng do trận động đất. Tuy nhiên, một số người đã phải rời
khỏi khách sạn do tường bị nứt.
Đại
sứ Đặng Thị Thu Hà và đoàn công tác của đại sứ quán cũng đã tới thành
phố Marrakech hỗ trợ bà con và thực hiện công tác bảo hộ công dân.
Trận động đất có độ lớn 7,2 xảy ra lúc gần nửa đêm 8-9 (giờ địa phương) với tâm chấn nằm cách thành phố Marrakech 72km.
Đài
truyền hình quốc gia Morocco cập nhật từ Bộ trưởng Bộ nội vụ đến tối
ngày 9-9 cho biết đã có 1.037 người thiệt mạng do động đất và 1.200
người bị thương.
Đây là trận động đất nguy hiểm nhất ở Morocco kể
từ năm 1960, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ. Ước tính trận động đất
năm 1960 đã giết chết ít nhất 12.000 người.
Lãnh đạo Việt Nam chia buồn với Morocco
Được
tin trận động đất tại Morocco khiến nhiều người thiệt mạng và bị
thương, ngày 9-9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới
Quốc vương Morocco Mohamed VI.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Aziz Akhannouc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Thượng viện Naam Miyara và Chủ tịch Hạ viện Rachid Talbi Alami.
Cùng
ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chia buồn tới Bộ
trưởng Ngoại giao, hợp tác châu Phi và kiều dân Morocco Nasser Bourita.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .