Bang
Kerala phía nam Ấn Độ đóng cửa một số trường học và văn phòng trong
tuần này khi các quan chức chạy đua để ngăn chặn sự lây lan của loại
virus Nipah chết người, sau khi nó cướp đi sinh mạng của hai người trong
đợt bùng phát thứ tư kể từ năm 2018.
Virus đến từ đâu?
Virus
Nipah lần đầu tiên được xác định vào năm 1998 trong đợt bùng phát dịch
bệnh ở những người chăn nuôi lợn ở Malaysia và Singapore.
Nó có
thể lây nhiễm trực tiếp sang người thông qua tiếp xúc với chất dịch cơ
thể của dơi và lợn bị nhiễm bệnh, với một số trường hợp lây truyền được
ghi nhận ở người.
Các nhà khoa học nghi ngờ Nipah đã tồn tại giữa
loài cáo bay trong nhiều thiên niên kỷ và lo ngại một chủng đột biến, có
khả năng lây truyền cao, sẽ xuất hiện từ loài dơi.
Điều trị thế nào?
Không
có vắc-xin để ngăn ngừa hoặc chữa khỏi. Bệnh có tỷ lệ tử vong khoảng
70%. Phương pháp điều trị thông thường là cung cấp dịch vụ chăm sóc hỗ
trợ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những người nhiễm bệnh
ban đầu xuất hiện các triệu chứng bao gồm sốt, suy hô hấp, đau đầu và
nôn mửa. Viêm não và co giật cũng có thể xảy ra trong trường hợp nặng,
dẫn đến hôn mê.
Loại virus này nằm trong danh sách của WHO nghiên cứu và phát triển các mầm bệnh có khả năng gây dịch bệnh.
Các vụ bùng phát trước đây
Đợt
dịch năm 1998 ở Malaysia và Singapore đã giết chết hơn 100 người và làm
gần 300 người nhiễm bệnh. Kể từ đó, nó đã lan rộng hàng ngàn dặm, giết
chết từ 72% đến 86% số người mắc bệnh.
Dữ liệu của WHO cho thấy hơn 600 trường hợp nhiễm virus Nipah ở người đã được báo cáo từ năm 1998 đến năm 2015.
Một đợt bùng phát năm 2001 ở Ấn Độ và hai vụ khác ở Bangladesh đã giết chết 62 trong số 91 người nhiễm bệnh.
Năm 2018, một đợt bùng phát ở Kerala đã cướp đi sinh mạng của 21 người. Các đợt bùng phát khác xuất hiện vào năm 2019 và 2021.
Trong
đợt bùng phát hiện nay, các chuyên gia đã đến bang Kerala miền nam Ấn
Độ để thu thập các mẫu dịch thủy từ dơi và cây ăn quả ở khu vực nơi
virus Nipah đã giết chết hai người và ba người khác có kết quả xét
nghiệm dương tính.
Bà Veena George, Bộ trưởng Y tế bang, nói với
Reuters: “Chúng tôi đang xét nghiệm trên người… đồng thời các chuyên gia
đang thu thập các mẫu dịch thủy từ các khu vực rừng có thể là điểm nóng
lây lan”.
Các mẫu nước tiểu dơi, phân động vật và trái cây ăn dở
được thu thập từ Maruthonkara, ngôi làng nơi nạn nhân đầu tiên sinh
sống, nằm cạnh khu rừng rộng 121 ha là nơi sinh sống của một số loài
dơi.
Dơi ăn quả trong khu vực đã có kết quả xét nghiệm dương tính
với virus Nipah trong đợt bùng phát năm 2018, đợt bùng phát đầu tiên ở
bang này.
Bà George nói: “Chúng tôi đang trong giai đoạn tăng
cường cảnh giác và phát hiện”, đồng thời cho biết thêm rằng 77 người đã
được xác định là có nguy cơ lây nhiễm cao.
Gần 800 người đã được
xét nghiệm trong 48 giờ qua tại quận Kozhikode của bang, trong đó hai
người lớn và một trẻ em được đưa vào bệnh viện để theo dõi sau khi có
kết quả dương tính.
Các bang lân cận Karnataka và Tamil Nadu đã ra
lệnh xét nghiệm du khách đến từ Kerala, với kế hoạch cách ly bất kỳ ai
có triệu chứng cúm.
Loại virus này có thể lây nhiễm sang nhiều
loại động vật, tạo cơ hội lây lan. Virus có thể nhiễm qua tiếp xúc trực
tiếp hoặc do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm virus.
Các đợt bùng phát xảy ra lẻ tẻ và các ca nhiễm bệnh trước đây ở Nam Á bắt nguồn từ việc tiêu thụ các mặt hàng bị nhiễm phân dơi.
Vào
tháng 5, một cuộc điều tra của Reuters cho thấy các khu vực của Kerala
nằm trong số những nơi có nguy cơ bùng phát virus dơi cao nhất trên toàn
cầu, vì việc phá rừng để phát triển khiến con người và động vật hoang
dã tiếp xúc gần gũi hơn.
Nga
hôm 14/9 nói rằng họ đã trục xuất hai nhà ngoại giao Mỹ mà họ cáo buộc
làm việc với một công dân Nga bị buộc tội cộng tác với nước ngoài.
Bộ
Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho biết họ đã triệu tập đại sứ Mỹ Lynne
Tracy và nói với bà rằng Bí thư thứ nhất Jeffrey Sillin và Bí thư thứ
hai David Bernstein ở Đại sứ quán Mỹ phải rời Nga trong vòng bảy ngày.
Đại sứ quán Mỹ xác nhận việc trục xuất. Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington không bình luận ngay lập tức.
“Những
người được nêu tên này đã có hoạt động bất hợp pháp, duy trì liên lạc
với công dân Nga R. Shonov, vốn bị buộc tội ‘hợp tác bí mật’ với một
quốc gia nước ngoài,” tuyên bố của phía Nga cho biết.
Robert
Shonov đã làm việc cho Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Vladivostok,
miền đông nước Nga trong hơn 25 năm cho đến khi Nga ra lệnh sa thải các
nhân viên người Nga làm việc cho phái đoàn ngoại giao Mỹ vào năm 2021.
Cơ
quan an ninh FSB của Nga hồi tháng 8 đã công bố một video cho thấy ông
Shonov thú tội rằng Sillin và Bernstein đã nhờ ông thu thập thông tin về
nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine, việc sáp nhập ‘các lãnh thổ mới’,
huy động quân sự và cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024.
Trong
đoạn băng này, ông Shonov cho biết ông được yêu cầu thu thập thông tin
‘tiêu cực’ về các chủ đề này, tìm kiếm các dấu hiệu phản đối của người
dân và phản ánh những điều này trong báo cáo của ông.
Mỹ cáo
buộc Moscow tìm cách đe dọa và quấy rối các nhân viên Mỹ sau khi truyền
thông nhà nước Nga đưa tin về các cáo trạng nhằm vào ông Shonov và cho
biết FSB có kế hoạch thẩm vấn các nhân viên đại sứ quán có liên hệ với
ông.
Khi ông bị bắt hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc
này cho thấy ‘Nga sử dụng luật pháp mang tính đàn áp một cách trắng
trợn’ đối với chính công dân của họ. Họ nói rằng các cáo trạng nhằm vào
ông Shonov là ‘hoàn toàn không có giá trị’.
Trong tuyên bố của
mình, Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông Shonov đã được trả tiền để thực thi
các nhiệm vụ nhằm gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Nga.
“Chúng
tôi cũng đã nhấn mạnh (với Tracy) rằng các hoạt động bất hợp pháp của
phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ, bao gồm can thiệp vào công việc nội bộ của
nước sở tại, là không thể chấp nhận và sẽ bị trấn áp kiên quyết,” tuyên
bố nói.
“Nga mong Washington sẽ đưa ra kết luận đúng đắn và kiềm chế không thực hiện các bước đối đầu”.
Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã đột ngột rút khỏi cuộc
họp với các lãnh đạo quốc phòng Việt Nam vào tuần trước, ba quan chức
nắm trực tiếp về vấn đề này cho biết, trong bối cảnh có những câu hỏi về
sự biến mất của ông Lý trước công chúng suốt hơn hai tuần.
Ông
Lý, 65 tuổi, theo lịch trình sẽ dự cuộc họp thường niên về hợp tác quốc
phòng do Việt Nam tổ chức tại biên giới với Trung Quốc vào ngày 7-8/9
nhưng cuộc họp đã bị hoãn lại sau khi Bắc Kinh nói với Hà Nội vài ngày
trước cuộc gặp rằng bộ trưởng Lý có ‘vấn đề sức khỏe’, hai quan chức
Việt Nam cho biết.
Việc hủy bỏ họp đột ngột của ông Lý
diễn ra sau khi Trung Quốc thay thế Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương hồi
tháng Bảy sau một thời gian dài vắng mặt trước công chúng và việc cải tổ
ban lãnh đạo Lực lượng Tên lửa tinh nhuệ của Giải phóng Quân Nhân dân
Trung Quốc trong những tháng gần đây, những động thái đã đặt ra câu hỏi
về việc ra quyết định của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Lý được bổ
nhiệm hồi tháng Ba. Ông được các nhà ngoại giao và các nhà quan sát
theo dõi chặt chẽ bởi vì, cũng như ông Tần, ông là một trong năm Ủy viên
Quốc vụ viện của Trung Quốc, vốn có cấp bậc cao hơn bộ trưởng thông
thường trong nội các.
Một quan chức Mỹ nói với điều kiện giấu tên rằng Washington đã biết về các cuộc họp bị hủy bỏ của ông Lý ở Việt Nam.
Sự
vắng mặt kéo dài của ông Lý trước công chúng đã thu hút một số lời bình
luận. Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel viết trên X hôm 8/9: “Đầu
tiên, Ngoại trưởng Tần Cương mất tích, sau đó đến lượt các tư lệnh Lực
lượng Tên lửa mất tích, và bây giờ Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc
đã không xuất hiện trước công chúng trong hai tuần. Ai sẽ thắng trong
cuộc đua mất việc này? Thanh niên Trung Quốc hay nội các của ông Tập Cận
Bình?”
Khi được hỏi về bình luận này của ông Emanuel, phát
ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng bà ‘không
biết có chuyện gì’.
Ông Lý được nhìn thấy lần cuối ở Bắc Kinh hôm
29/8 khi có bài phát biểu chủ đề tại một diễn đàn an ninh với các nước
châu Phi. Trước đó, ông đã có các cuộc gặp cấp cao trong chuyến công du
tới Nga và Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc chịu
trách nhiệm chính về ngoại giao quốc phòng và không chỉ huy các lực
lượng chiến đấu. Ông ít nổi bật trước công chúng hơn so với bộ trưởng
ngoại giao, người thường xuyên xuất hiện trên truyền thông nhà nước.
“Sự
biến mất của ông Lý, ngay sau ông Tần, cho thấy nền chính trị tinh hoa
của Trung Quốc bí ẩn như thế nào với thế giới bên ngoài,” Alfred Wu, phó
giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, nói.
“Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đơn giản là không cảm thấy cần phải giải thích với thế giới.”
Ông Lý đã bị Mỹ trừng phạt hồi năm 2018 vì đã mua vũ khí từ nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, Rosoboronexport.
Vào
năm 2016, ông Lý được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Lực lượng Hỗ trợ Chiến
lược mới của quân đội – lực lượng tinh hoa có nhiệm vụ đẩy nhanh việc
xây dựng năng lực chiến tranh không gian và không gian mạng. Sau đó, ông
đứng đầu bộ phận mua sắm của quân đội từ năm 2017 cho đến khi trở thành
Bộ trưởng Quốc phòng.