Ba Lan sẵn sàng cấp xe tăng hạng nặng Leopard 2 cho Ukraina
Trọng Thành
4–5 minutes
Viện
trợ quân sự của các đồng minh cho cuộc kháng chiến Ukraina có thêm một
bước tiến mới. Hôm qua, 11/01/2023, Vacxava tuyên bố sẵn sàng chuyển cho
Kiev xe tăng Leopard 2.
Theo
hãng tin Pháp AFP, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố: ‘‘Một đại
đội tăng Leopard (gồm 14 chiến xa) sẽ được chuyển giao, trong khuôn khổ
một liên minh đang hình thành’’. Tuyên bố của nguyên thủ Ba Lan được đưa
ra trong cuộc họp báo chung với hai đồng nhiệm Ukraina và Litva tại
thành phố Lviv, miền tây Ukraina.
Tổng thống Ukraina Volodymyr
Zelensky đánh giá thông báo của đồng nhiệm Ba Lan là ‘‘rất tích cực’’,
và nhấn mạnh Ukraina đang chờ ‘‘một quyết định chung’’ của các quốc gia
liên quan đến chiến xa nói trên. Nguyên thủ Ukraina không nhắc trực tiếp
đến Đức. Về nguyên tắc, việc chuyển giao cho Ukraina xe tăng Leopard 2,
do Đức sản xuất, phải được chính quyền Berlin bật đèn xanh.
Áp lực gia tăng với chính phủ Đức
Hôm
qua, trong cuộc hội kiến với đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock ở thành
phố Kharkiv (Ukraina), ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba lấy làm tiếc
là Đức chậm trễ trong việc ra quyết định : ‘‘Quyết định càng chậm, thì
càng có thêm nhiều nạn nhân, càng có thêm nhiều thường dân thiệt mạng’’.
Trên báo Đức Tagesspiegel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội Đức,
Anton Hofreiter, nhấn mạnh là thủ tướng Đức cần đảm đương vai trò ‘‘phối
hợp tổ chức cung cấp chiến xa’’ cho Ukraina ‘‘với lãnh đạo các nước
phương Tây khác’’.
Hãng tin Đức DPA cho hay, thủ tướng Thụy Điển
Ulf Kristersson, trong một cuộc họp báo tại Stockholm hôm qua,, dự
kiến vấn đề cấp xe Leopard 2 cho Ukraina ‘‘sẽ được làm rõ trong những
tuần tới’’. Tương tự như Ba Lan, quân đội Thụy Điển cũng được trang bị
chiến xa Leopard 2 của Đức.
Ukraina có thể thắng trong năm nay nếu được cấp tên lửa tầm xa
Không
chỉ chiến xa, quân đội Ukraina cần gấp tên lửa tầm xa. Trả lời AFP hôm
qua, cố vấn của tổng thống Ukraina Mykhaïlo Podoliak khẳng định : ‘‘Chỉ
có tên lửa tầm bắn xa hơn 100 cây số mới giúp chúng tôi tăng cường đáng
kể tiến độ giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng’’. Cố vấn của tổng
thống Ukraina cũng cam kết các hỏa tiễn tầm xa nói trên sẽ không được sử
dụng để tấn công vào các vùng lãnh thổ Nga.
Chiến tranh Ukraina: Chiến sự tiếp diễn ác liệt tại thành phố Soledar
Thùy Dương
Theo
hãng tin AFP hôm nay, 12/01/2023, Mykhaïlo Podoliak, một cố vấn của phủ
tổng thống Ukraina, nhận định Bakhmout và Soledar vẫn là hai nơi giao
tranh « đẫm máu nhất » từ đầu chiến tranh Ukraina đến nay. Các cuộc giao
tranh đang tiếp diễn ở Bakhmout, dù thành phố gần như đã bị phá hủy
hoàn toàn. Còn tại Soledar và khu mỏ muối cũ, chiến sự cũng vẫn ác liệt.
Từ Kramatorsk, đặc phái viên Aabla Jounaïdi và Boris Vichith gửi về bài phóng sự :
Ở
phía tây Soledar, có một ngọn đồi mà từ đó có thể nhìn thấy thành phố
mỏ phía dưới. Khói bốc lên mù mịt từ nhiều nơi, cho thấy các cuộc giao
tranh khốc liệt đang diễn ra với hỏa lực phần lớn là từ các khẩu pháo.
Từ
trên đỉnh đồi, Sasha, một binh sĩ thuộc đơn vị thiết giáp, mô tả tình
hình với những ngôn từ hoa mỹ : « Chiếm được Soledar chẳng có ý nghĩa gì
hết. Bởi vì nếu sau đó tiến ra bên ngoài để hướng tới các vùng lãnh thổ
khác, quân của chúng tôi sẽ lộ ra ở không gian trống. Nếu quân Nga tấn
công từ các khu mỏ để chiếm Bakhmout, quân chúng tôi sẽ trả giá đắt. »
Liệu
Soledar sẽ thất thủ hay không ? Đây thực sự không phải là câu hỏi khiến
chỉ huy Serhii phải bận tâm nhất vào lúc này. Ở mặt trận phía Bakhmout,
quân của ông trấn giữ tuyến phòng thủ trong lúc đang hao mòn sức lực.
Chỉ
huy Serhii nói : « Tình hình không ổn định, ngày càng khó khăn hơn. Lực
lượng của địch mất đi một số quân thì họ sẽ nhanh chóng thay thế. Nếu
chúng tôi tiêu diệt được 100 binh lính, thì ngay tối hôm đó sẽ có 100
lính khác được bổ sung. Chúng tôi phải chiến đấu chống các tù nhân Nga
và các đơn vị tinh nhuệ. Trước đây, khi nhiệt độ dịu hơn, mặt đất khiến
chúng tôi và họ đều không thể di chuyển. Bây giờ, khi đất đóng băng, các
loại xe di chuyển dễ dàng, nhưng việc đào hào và xây nơi trú ẩn lại trở
nên khó khăn hơn. »
Viên sĩ quan này muốn có thêm nhiều
pháo để đẩy lui phòng tuyến của quân địch. Trong bầu không khí băng giá,
ở phía bên này của vùng Donbass, các trận giao tranh còn lâu mới lắng
xuống.
Hôm qua, lãnh đạo tổ chức lính đánh thuê Wagner, đội
quân của Nga đang ở tuyến đầu trong trận chiến này, khẳng định đã kiểm
soát được thành phố mỏ, nhưng cũng thừa nhận các trận giao tranh vẫn
tiếp diễn tại một số khu vực trong thành phố. Điện Kremlin tỏ ra thận
trọng hơn nhiều. Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, Dmitri Peskov, tuyên
bố « trước khi công bố chiến thắng, phải chờ các tuyên bố chính thức ».
Tối hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymy Zelensky cũng bác bỏ thông tin
Soledar, thành phố 10.000 dân, đã rơi vào tay quân Nga.
Hành lang nhân đạo và trao đổi tù binh : Nga và Ukraina muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian
Các
nhà hòa giải nhân quyền Ukraina và Nga, trong cuộc gặp hôm 10-11/01 tại
Ankara, đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp trong vấn đề thiết lập « hành lang nhân đạo »
và trao đổi khoảng 40 tù binh của 2 nước. Theo AFP, tổng thống thổ Nhĩ
Kỳ Erdogan khẳng định sẵn sàng đảm nhận vai trò này. Đại diện của Nga,
Tatiana Moskalkova, nói với báo giới là hai bên đã trao đổi danh sách tù
binh và quyết định trao trả cho Ukraina 40 người. Đồng nhiệm Ukraina
chưa bình luận về thông tin nói trên.
*************
Chiến sự Ukraine ngày 322: Giành giật từng tấc đất ở Soledar, Nga lại thay tướng
Khánh An
8–9 minutes
Chiến
sự Ukraine ngày 11.1 tiếp tục đáng chú ý với tình hình giao tranh khốc
liệt ở thị trấn Soledar khiến Nga và Ukraine đều chịu tổn thất.
Điện Kremlin cho biết tình hình Soledar đang có "động lực tích cực" đối với các binh sĩ Nga
Bộ quốc phòng nga
Hãng Reuters ngày 11.1 dẫn lời phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov
cho hay diễn biến ở thị trấn Soledar thuộc vùng Donetsk đang theo hướng
có lợi cho Nga, nhưng Moscow chưa vội tuyên bố chiến thắng và thừa nhận
chịu tổn thất tại đây.
“Hãy chờ thông báo chính thức. Đang có
động lực tích cực trong diễn biến ở Soledar. Dù thành công chiến thuật
cũng rất quan trọng nhưng nó cũng đạt được bằng một cái giá cao”, ông
cho biết.
Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 321, tranh cãi quanh số phận thị trấn Soledar, Ukraine sẽ có xe tăng 'khủng' của Anh
Ông nhắc lại những tuyên bố trước đó về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cởi mở với đối thoại và Nga muốn đạt các mục tiêu bằng chính trị và ngoại giao.
Theo
ông Peskov, không có triển vọng đối thoại do quan điểm của Ukraine và
phương Tây. Ukraine trước đó cũng đưa ra các tiền đề nhằm tiến đến hòa bình, trong đó có việc Nga rút quân khỏi các vùng lãnh thổ đã giành kiểm soát ở Ukraine.
Về
tình hình Soledar, CNN dẫn lời một binh sĩ Ukraine cho biết giao tranh
diễn ra ác liệt và số binh sĩ thiệt mạng trên chiến trường nhiều đến mức
“không ai đếm”. Theo binh sĩ này, các tòa nhà liên tục bị giành giật
qua lại hằng ngày, mỗi bên liên tục giành được và rồi lại mất kiểm soát
các cứ điểm.
Trước đó, nhóm lính đánh thuê Wagner tuyên bố kiểm soát Soledar, trong khi người phát ngôn bộ chỉ huy quân sự miền đông của Ukraine Serhiy Cherevatyi cho biết 2 bên tiếp tục giao tranh tại thị trấn này.
Lãnh đạo nhóm quân sự Nga nói đã tiến vào Soledar, còn giao tranh ở trung tâm
Theo
ông Cherevatyi, mức độ ác liệt của chiến sự tại đây có thể so sánh với
Thế chiến 2, đồng thời tuyên bố mục tiêu của Ukraine là kháng cự khiến
Nga tổn thất đến mức “ngay cả khi thắng lợi chiến thuật thì điều đó cũng
không đáng”.
Tỉnh trưởng Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết giao
tranh xảy ra ở khu vực phía bắc và phía tây thị trấn và lực lượng
Ukraine “chiến đấu giành từng centimet” đất.
Về phía Nga, hãng
TASS đưa tin lực lượng lính dù của nước này đã phong tỏa phía bắc và
phía nam Soledar và khiến Ukraine tổn thất khoảng 80 binh sĩ. Ukraine
chưa bình luận về thông tin trên.
Nga thay tư lệnh chiến dịch
Reuters
tối 11.1 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bổ nhiệm
Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov giám sát chiến dịch quân sự ở
Ukraine.
Trước đó, Nga đã bổ nhiệm ông Sergey Surovikin là tư lệnh
chiến dịch vào tháng 10. Sau khi đại tướng Gerasimov làm tư lệnh, ông
Surovikin sẽ là cấp phó. Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc thay đổi nhằm tăng
cường hiệu quả của việc quản lý chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Cựu lãnh đạo NATO: "Nga sẽ kiệt quệ vào cuối mùa đông"
Ba Lan, Anh sẽ gửi xe tăng cho Ukraine
Theo
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nước này dự định gửi các xe tăng
Leopard cho Ukraine với tư cách liên minh quốc tế ủng hộ Kyiv.
Ukraine
đã kêu gọi các nước hỗ trợ xe quân sự hạng nặng như xe tăng Leopard do
Đức sản xuất. Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết
nước này không định gửi xe tăng này cho Ukraine nếu không có sự thành
lập liên minh lớn hơn.
Trong khi đó, theo tờ Financial Times,
chính phủ Anh cũng dự định sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine. Một phát
ngôn viên chính phủ Anh cho hay Thủ tướng Rishi Sunak đã chỉ đạo Bộ
trưởng Quốc phòng Ben Wallace “phối hợp với các đối tác” và hỗ trợ thêm
cho Ukraine “bao gồm các xe tăng”.
Xe tăng Challenger 2 Anh muốn viện trợ Ukraine có sức mạnh gì?
Một
nguồn tin trước đó cho biết Ukraine đã đề nghị Anh hỗ trợ xe tăng “từ
mùa hè”. Tuy nhiên, thực tế Anh chỉ có tổng cộng 227 xe tăng và là con
số nhỏ so với số xe tăng do Mỹ và Đức sản xuất.
Nếu Anh gửi xe
tăng Challenger 2 cho Ukraine thì đây sẽ là lần đầu tiên một nước phương
Tây cung cấp cho Kyiv xe tăng chiến đấu hiện đại.
Mỹ huấn luyện về Patriot cho Ukraine
Trong
bối cảnh tình hình Soledar vô cùng căng thẳng, Hãng AFP ngày 11.1 dẫn
lời trợ lý báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder cho hay Mỹ sẽ huấn luyện binh
sĩ Ukraine cách sử dụng và bảo trì hệ thống phòng không Patriot tại căn
cứ lục quân Fort Sill ở bang Oklahoma, sớm nhất là từ tuần tới.
Dự
kiến Mỹ sẽ huấn luyện khoảng 90-100 binh sĩ Ukraine trong vài tháng.
“Một khi được trang bị, hệ thống Patriot sẽ góp phần tăng cường năng lực
phòng không của Ukraine và khả năng bảo vệ người dân trước các cuộc
không kích tiếp diễn của Nga”, ông cho biết.
Lính Ukraine sẽ đến Mỹ học bắn tên lửa Patriot, Nga tố Mỹ trực tiếp can dự xung đột
Cố
vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine cho hay binh sĩ nước này
sẽ bắt đầu sử dụng hệ thống Patriot do phương Tây cung cấp “từ đầu hoặc
giữa mùa xuân” ***********
Mỹ chặn tàu từ Iran, thu giữ hàng nghìn súng trường tấn công
VietNamNet News
~3 minutes
Hải
quân Mỹ ngày 10/1 cho biết đã thu giữ hơn 2.100 khẩu súng trường tấn
công sau khi chặn một tàu đánh cá nghi có hành vi buôn lậu, đang trên
đường từ Iran tới Yemen.
Hãng
tin CBS và Fox News dẫn tin từ hải quân Mỹ cho hay, một đội thuộc tàu
tuần tra USS Chinook với sự hỗ trợ của tàu USS Monsoon và tàu khu trục
có tên lửa dẫn đường USS The Sullivans ngày 6/1 đã phát hiện và thu giữ
vũ khí từ một con tàu ở Vịnh Oman, vốn đang di chuyển theo lộ trình mà
hải quân Mỹ cho là thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trái phép
cho lực lượng Houthis ở Yemen.
Tổng cộng, Mỹ phát hiện được 2.116 khẩu súng trường tấn công AK-47 được vận chuyển trên tàu do thủy thủ đoàn gồm 6 người Yemen vận hành.
Theo
hải quân Mỹ, "việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, mua bán hoặc vận
chuyển vũ khí cho lực lượng Houthis vi phạm Nghị quyết 2216 của Hội đồng
Bảo an Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế". Mỹ hiện trong quá trình cho
con tàu và thủy thủ đoàn về nước.
Phó Đô đốc Brad Cooper, chỉ
huy Bộ Tư lệnh trung tâm Lực lượng hải quân Mỹ, hạm đội 5 và các lực
lượng hàng hải chung cho biết: "Chuyến hàng này là một phần của những
hoạt động gây bất ổn từ Iran. Chúng tôi chú ý đến những nối đe dọa này.
Chúng tôi vẫn thận trọng trong việc phát hiện bất kỳ hoạt động hàng hải
nào cản trở tự do hàng hải hoặc gây tổn hại đến an ninh khu vực".
Hải
quân Mỹ cho biết, đây là tàu đánh cá thứ ba trong hai tháng qua mà Hạm
đội 5 của Mỹ chặn ở Vịnh Oman và phát hiện đang vận chuyển hàng viện trợ
sát thương từ Iran đến Yemen.
Ngày 1/ 12/2022, các lực lượng Mỹ
đã thu giữ hơn 50 tấn đạn dược, ngòi nổ và chất đẩy cho tên lửa và trước
đó vào ngày 8/11 cùng năm cũng thu giữ hơn 70 tấn ammonium perchlorate,
một chất oxy hóa thường được sử dụng để sản xuất tên lửa và nhiên liệu
tên lửa cũng như 100 tấn phân bón urê, các quan chức Mỹ cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động chiến dịch kêu gọi phóng thích tù nhân chính trị, trong đó có Phạm Đoan Trang
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Hôm
11/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một chiến dịch vận động toàn cầu yêu
cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị đang bị giam cầm mà không có lý
do chính đáng, trong đó có nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang của Việt
Nam.
Trong sáng kiến vận động phóng thích tù nhân lương tâm bị giam cầm vô cớ, gọi tắt là Sáng kiến Không Lý do chính đáng
(Without Just Cause), Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố:
“Khi các tù nhân chính trị trên khắp thế giới bắt đầu một năm nữa sau
song sắt, Hoa Kỳ tuyên bố khởi động sáng kiến Không có lý do chính đáng,
nhằm nâng cao nhận thức quốc tế về hoàn cảnh của các tù nhân chính trị
và gia đình họ, đồng thời ủng hộ việc trả tự do cho tất cả các cá nhân
trên toàn thế giới bị giam giữ một cách bất công”.
Những cá nhân
được nêu bật trong sáng kiến này là biểu tượng của nhiều tù nhân chính
trị bị chính phủ giam giữ ở mọi khu vực trên thế giới, bộ cho biết thêm.
“Nhiều
người phải chịu tra tấn, bạo lực trên cơ sở giới, điều kiện vô nhân
đạo, cưỡng bức mất tích hoặc các hình thức lạm dụng khác. Một số bị giam
giữ để trả thù vì phản đối ôn hòa, vạch trần tham nhũng hoặc đưa tin
chỉ trích chính phủ”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang thụ án
tù 9 năm tại Việt Nam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”, được
nêu tên trong số 16 tù nhân lương tâm đầu tiên trên toàn thế giới nằm
trong sáng kiến này của Bộ Ngoại giao Mỹ. Đây là những người đã bị bỏ tù
“vì thực thi nhân quyền của họ”, bộ này cho biết.
“Là một nhà báo
và tác giả nổi tiếng, bà Phạm Đoan Trang đã vận động ôn hòa cho nhân
quyền, pháp quyền và một Việt Nam hòa nhập hơn. Bà đã dũng cảm đưa tin
về các vấn đề xã hội mà trước đây truyền thông Việt Nam không đưa tin và
được trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022. Theo báo cáo, bà đã bị kết
án chín năm tù vì những hoạt động nhân quyền của mình. Không ai phải sợ
bị bỏ tù vì bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về chiến dịch vận động trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.
Từ
bang California, bà Vi Trần, đồng giám đốc của tổ chức phi chính phủ
LIV, đồng thời là một người bạn của Phạm Đoan Trang, nêu nhận định với
VOA về chiến dịch này:
“Trường hợp của Phạm Đoan Trang được Bộ
Ngoại giao Mỹ nêu tên trong 16 người đầu tiên này là một điều tốt cho
tình hình nhân quyền Việt Nam. Tuy là Việt Nam trúng cử vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhưng mọi người cũng biết rằng sự thật ở Việt
Nam - những quyền con người không được đảm bảo, đặc biệt là quyền của
những người viết báo độc lập”.
“Tôi cảm thấy rằng Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ rất quan tâm đến trường hợp của Phạm Đoan Trang và tình hình nhân
quyền ở Việt Nam”, bà Vi Trần cho biết thêm.
Sáng kiến Không có Lý do Chính đáng
là nỗ lực của Hoa Kỳ xuất phát từ các cam kết của Washington tại Hội
nghị thượng đỉnh Dân chủ đầu tiên do Hoa Kỳ tổ chức diễn ra vào tháng
12/2021.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói rằng chiến dịch
vận động này sẽ được Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện không chỉ ở Washington
DC, mà còn ở các đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ trên khắp thế giới,
và rằng “chúng tôi ủng hộ việc trả tự do cho những người này và tất cả
các tù nhân chính trị thông qua ngoại giao công chúng, cam kết song
phương, tiếp cận các tổ chức quốc tế và gặp gỡ với các chính phủ, tổ
chức phi chính phủ và gia đình các tù nhân chính trị”.
Bộ Ngoại
giao Mỹ nói: “Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù
nhân chính trị và kêu gọi tất cả những ai tin vào tính phổ quát của nhân
quyền và các quyền tự do cơ bản hãy ủng hộ sáng kiến này”.
Ngoài
Phạm Đoan Trang, trong danh sách của Bộ Ngoại giao Mỹ còn có các tù nhân
khác ở châu Á như nhà hoạt động người Uyghur Ekpar Asat và nhà sư Tây
Tạng Go Sherab Gyatso của Trung Quốc, mục sư Kim Kuk-gi của Triều Tiên.
Ba Lan sẵn sàng cấp xe tăng hạng nặng Leopard 2 cho Ukraina
Trọng Thành
4–5 minutes
Viện
trợ quân sự của các đồng minh cho cuộc kháng chiến Ukraina có thêm một
bước tiến mới. Hôm qua, 11/01/2023, Vacxava tuyên bố sẵn sàng chuyển cho
Kiev xe tăng Leopard 2.
Theo
hãng tin Pháp AFP, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố: ‘‘Một đại
đội tăng Leopard (gồm 14 chiến xa) sẽ được chuyển giao, trong khuôn khổ
một liên minh đang hình thành’’. Tuyên bố của nguyên thủ Ba Lan được đưa
ra trong cuộc họp báo chung với hai đồng nhiệm Ukraina và Litva tại
thành phố Lviv, miền tây Ukraina.
Tổng thống Ukraina Volodymyr
Zelensky đánh giá thông báo của đồng nhiệm Ba Lan là ‘‘rất tích cực’’,
và nhấn mạnh Ukraina đang chờ ‘‘một quyết định chung’’ của các quốc gia
liên quan đến chiến xa nói trên. Nguyên thủ Ukraina không nhắc trực tiếp
đến Đức. Về nguyên tắc, việc chuyển giao cho Ukraina xe tăng Leopard 2,
do Đức sản xuất, phải được chính quyền Berlin bật đèn xanh.
Áp lực gia tăng với chính phủ Đức
Hôm
qua, trong cuộc hội kiến với đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock ở thành
phố Kharkiv (Ukraina), ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba lấy làm tiếc
là Đức chậm trễ trong việc ra quyết định : ‘‘Quyết định càng chậm, thì
càng có thêm nhiều nạn nhân, càng có thêm nhiều thường dân thiệt mạng’’.
Trên báo Đức Tagesspiegel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội Đức,
Anton Hofreiter, nhấn mạnh là thủ tướng Đức cần đảm đương vai trò ‘‘phối
hợp tổ chức cung cấp chiến xa’’ cho Ukraina ‘‘với lãnh đạo các nước
phương Tây khác’’.
Hãng tin Đức DPA cho hay, thủ tướng Thụy Điển
Ulf Kristersson, trong một cuộc họp báo tại Stockholm hôm qua,, dự
kiến vấn đề cấp xe Leopard 2 cho Ukraina ‘‘sẽ được làm rõ trong những
tuần tới’’. Tương tự như Ba Lan, quân đội Thụy Điển cũng được trang bị
chiến xa Leopard 2 của Đức.
Ukraina có thể thắng trong năm nay nếu được cấp tên lửa tầm xa
Không
chỉ chiến xa, quân đội Ukraina cần gấp tên lửa tầm xa. Trả lời AFP hôm
qua, cố vấn của tổng thống Ukraina Mykhaïlo Podoliak khẳng định : ‘‘Chỉ
có tên lửa tầm bắn xa hơn 100 cây số mới giúp chúng tôi tăng cường đáng
kể tiến độ giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng’’. Cố vấn của tổng
thống Ukraina cũng cam kết các hỏa tiễn tầm xa nói trên sẽ không được sử
dụng để tấn công vào các vùng lãnh thổ Nga.
Chiến tranh Ukraina: Chiến sự tiếp diễn ác liệt tại thành phố Soledar
Thùy Dương
Theo
hãng tin AFP hôm nay, 12/01/2023, Mykhaïlo Podoliak, một cố vấn của phủ
tổng thống Ukraina, nhận định Bakhmout và Soledar vẫn là hai nơi giao
tranh « đẫm máu nhất » từ đầu chiến tranh Ukraina đến nay. Các cuộc giao
tranh đang tiếp diễn ở Bakhmout, dù thành phố gần như đã bị phá hủy
hoàn toàn. Còn tại Soledar và khu mỏ muối cũ, chiến sự cũng vẫn ác liệt.
Từ Kramatorsk, đặc phái viên Aabla Jounaïdi và Boris Vichith gửi về bài phóng sự :
Ở
phía tây Soledar, có một ngọn đồi mà từ đó có thể nhìn thấy thành phố
mỏ phía dưới. Khói bốc lên mù mịt từ nhiều nơi, cho thấy các cuộc giao
tranh khốc liệt đang diễn ra với hỏa lực phần lớn là từ các khẩu pháo.
Từ
trên đỉnh đồi, Sasha, một binh sĩ thuộc đơn vị thiết giáp, mô tả tình
hình với những ngôn từ hoa mỹ : « Chiếm được Soledar chẳng có ý nghĩa gì
hết. Bởi vì nếu sau đó tiến ra bên ngoài để hướng tới các vùng lãnh thổ
khác, quân của chúng tôi sẽ lộ ra ở không gian trống. Nếu quân Nga tấn
công từ các khu mỏ để chiếm Bakhmout, quân chúng tôi sẽ trả giá đắt. »
Liệu
Soledar sẽ thất thủ hay không ? Đây thực sự không phải là câu hỏi khiến
chỉ huy Serhii phải bận tâm nhất vào lúc này. Ở mặt trận phía Bakhmout,
quân của ông trấn giữ tuyến phòng thủ trong lúc đang hao mòn sức lực.
Chỉ
huy Serhii nói : « Tình hình không ổn định, ngày càng khó khăn hơn. Lực
lượng của địch mất đi một số quân thì họ sẽ nhanh chóng thay thế. Nếu
chúng tôi tiêu diệt được 100 binh lính, thì ngay tối hôm đó sẽ có 100
lính khác được bổ sung. Chúng tôi phải chiến đấu chống các tù nhân Nga
và các đơn vị tinh nhuệ. Trước đây, khi nhiệt độ dịu hơn, mặt đất khiến
chúng tôi và họ đều không thể di chuyển. Bây giờ, khi đất đóng băng, các
loại xe di chuyển dễ dàng, nhưng việc đào hào và xây nơi trú ẩn lại trở
nên khó khăn hơn. »
Viên sĩ quan này muốn có thêm nhiều
pháo để đẩy lui phòng tuyến của quân địch. Trong bầu không khí băng giá,
ở phía bên này của vùng Donbass, các trận giao tranh còn lâu mới lắng
xuống.
Hôm qua, lãnh đạo tổ chức lính đánh thuê Wagner, đội
quân của Nga đang ở tuyến đầu trong trận chiến này, khẳng định đã kiểm
soát được thành phố mỏ, nhưng cũng thừa nhận các trận giao tranh vẫn
tiếp diễn tại một số khu vực trong thành phố. Điện Kremlin tỏ ra thận
trọng hơn nhiều. Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, Dmitri Peskov, tuyên
bố « trước khi công bố chiến thắng, phải chờ các tuyên bố chính thức ».
Tối hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymy Zelensky cũng bác bỏ thông tin
Soledar, thành phố 10.000 dân, đã rơi vào tay quân Nga.
Hành lang nhân đạo và trao đổi tù binh : Nga và Ukraina muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian
Các
nhà hòa giải nhân quyền Ukraina và Nga, trong cuộc gặp hôm 10-11/01 tại
Ankara, đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp trong vấn đề thiết lập « hành lang nhân đạo »
và trao đổi khoảng 40 tù binh của 2 nước. Theo AFP, tổng thống thổ Nhĩ
Kỳ Erdogan khẳng định sẵn sàng đảm nhận vai trò này. Đại diện của Nga,
Tatiana Moskalkova, nói với báo giới là hai bên đã trao đổi danh sách tù
binh và quyết định trao trả cho Ukraina 40 người. Đồng nhiệm Ukraina
chưa bình luận về thông tin nói trên.
*************
Chiến sự Ukraine ngày 322: Giành giật từng tấc đất ở Soledar, Nga lại thay tướng
Khánh An
8–9 minutes
Chiến
sự Ukraine ngày 11.1 tiếp tục đáng chú ý với tình hình giao tranh khốc
liệt ở thị trấn Soledar khiến Nga và Ukraine đều chịu tổn thất.
Điện Kremlin cho biết tình hình Soledar đang có "động lực tích cực" đối với các binh sĩ Nga
Bộ quốc phòng nga
Hãng Reuters ngày 11.1 dẫn lời phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov
cho hay diễn biến ở thị trấn Soledar thuộc vùng Donetsk đang theo hướng
có lợi cho Nga, nhưng Moscow chưa vội tuyên bố chiến thắng và thừa nhận
chịu tổn thất tại đây.
“Hãy chờ thông báo chính thức. Đang có
động lực tích cực trong diễn biến ở Soledar. Dù thành công chiến thuật
cũng rất quan trọng nhưng nó cũng đạt được bằng một cái giá cao”, ông
cho biết.
Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 321, tranh cãi quanh số phận thị trấn Soledar, Ukraine sẽ có xe tăng 'khủng' của Anh
Ông nhắc lại những tuyên bố trước đó về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cởi mở với đối thoại và Nga muốn đạt các mục tiêu bằng chính trị và ngoại giao.
Theo
ông Peskov, không có triển vọng đối thoại do quan điểm của Ukraine và
phương Tây. Ukraine trước đó cũng đưa ra các tiền đề nhằm tiến đến hòa bình, trong đó có việc Nga rút quân khỏi các vùng lãnh thổ đã giành kiểm soát ở Ukraine.
Về
tình hình Soledar, CNN dẫn lời một binh sĩ Ukraine cho biết giao tranh
diễn ra ác liệt và số binh sĩ thiệt mạng trên chiến trường nhiều đến mức
“không ai đếm”. Theo binh sĩ này, các tòa nhà liên tục bị giành giật
qua lại hằng ngày, mỗi bên liên tục giành được và rồi lại mất kiểm soát
các cứ điểm.
Trước đó, nhóm lính đánh thuê Wagner tuyên bố kiểm soát Soledar, trong khi người phát ngôn bộ chỉ huy quân sự miền đông của Ukraine Serhiy Cherevatyi cho biết 2 bên tiếp tục giao tranh tại thị trấn này.
Lãnh đạo nhóm quân sự Nga nói đã tiến vào Soledar, còn giao tranh ở trung tâm
Theo
ông Cherevatyi, mức độ ác liệt của chiến sự tại đây có thể so sánh với
Thế chiến 2, đồng thời tuyên bố mục tiêu của Ukraine là kháng cự khiến
Nga tổn thất đến mức “ngay cả khi thắng lợi chiến thuật thì điều đó cũng
không đáng”.
Tỉnh trưởng Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết giao
tranh xảy ra ở khu vực phía bắc và phía tây thị trấn và lực lượng
Ukraine “chiến đấu giành từng centimet” đất.
Về phía Nga, hãng
TASS đưa tin lực lượng lính dù của nước này đã phong tỏa phía bắc và
phía nam Soledar và khiến Ukraine tổn thất khoảng 80 binh sĩ. Ukraine
chưa bình luận về thông tin trên.
Nga thay tư lệnh chiến dịch
Reuters
tối 11.1 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bổ nhiệm
Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov giám sát chiến dịch quân sự ở
Ukraine.
Trước đó, Nga đã bổ nhiệm ông Sergey Surovikin là tư lệnh
chiến dịch vào tháng 10. Sau khi đại tướng Gerasimov làm tư lệnh, ông
Surovikin sẽ là cấp phó. Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc thay đổi nhằm tăng
cường hiệu quả của việc quản lý chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Cựu lãnh đạo NATO: "Nga sẽ kiệt quệ vào cuối mùa đông"
Ba Lan, Anh sẽ gửi xe tăng cho Ukraine
Theo
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nước này dự định gửi các xe tăng
Leopard cho Ukraine với tư cách liên minh quốc tế ủng hộ Kyiv.
Ukraine
đã kêu gọi các nước hỗ trợ xe quân sự hạng nặng như xe tăng Leopard do
Đức sản xuất. Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết
nước này không định gửi xe tăng này cho Ukraine nếu không có sự thành
lập liên minh lớn hơn.
Trong khi đó, theo tờ Financial Times,
chính phủ Anh cũng dự định sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine. Một phát
ngôn viên chính phủ Anh cho hay Thủ tướng Rishi Sunak đã chỉ đạo Bộ
trưởng Quốc phòng Ben Wallace “phối hợp với các đối tác” và hỗ trợ thêm
cho Ukraine “bao gồm các xe tăng”.
Xe tăng Challenger 2 Anh muốn viện trợ Ukraine có sức mạnh gì?
Một
nguồn tin trước đó cho biết Ukraine đã đề nghị Anh hỗ trợ xe tăng “từ
mùa hè”. Tuy nhiên, thực tế Anh chỉ có tổng cộng 227 xe tăng và là con
số nhỏ so với số xe tăng do Mỹ và Đức sản xuất.
Nếu Anh gửi xe
tăng Challenger 2 cho Ukraine thì đây sẽ là lần đầu tiên một nước phương
Tây cung cấp cho Kyiv xe tăng chiến đấu hiện đại.
Mỹ huấn luyện về Patriot cho Ukraine
Trong
bối cảnh tình hình Soledar vô cùng căng thẳng, Hãng AFP ngày 11.1 dẫn
lời trợ lý báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder cho hay Mỹ sẽ huấn luyện binh
sĩ Ukraine cách sử dụng và bảo trì hệ thống phòng không Patriot tại căn
cứ lục quân Fort Sill ở bang Oklahoma, sớm nhất là từ tuần tới.
Dự
kiến Mỹ sẽ huấn luyện khoảng 90-100 binh sĩ Ukraine trong vài tháng.
“Một khi được trang bị, hệ thống Patriot sẽ góp phần tăng cường năng lực
phòng không của Ukraine và khả năng bảo vệ người dân trước các cuộc
không kích tiếp diễn của Nga”, ông cho biết.
Lính Ukraine sẽ đến Mỹ học bắn tên lửa Patriot, Nga tố Mỹ trực tiếp can dự xung đột
Cố
vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine cho hay binh sĩ nước này
sẽ bắt đầu sử dụng hệ thống Patriot do phương Tây cung cấp “từ đầu hoặc
giữa mùa xuân” ***********
Mỹ chặn tàu từ Iran, thu giữ hàng nghìn súng trường tấn công
VietNamNet News
~3 minutes
Hải
quân Mỹ ngày 10/1 cho biết đã thu giữ hơn 2.100 khẩu súng trường tấn
công sau khi chặn một tàu đánh cá nghi có hành vi buôn lậu, đang trên
đường từ Iran tới Yemen.
Hãng
tin CBS và Fox News dẫn tin từ hải quân Mỹ cho hay, một đội thuộc tàu
tuần tra USS Chinook với sự hỗ trợ của tàu USS Monsoon và tàu khu trục
có tên lửa dẫn đường USS The Sullivans ngày 6/1 đã phát hiện và thu giữ
vũ khí từ một con tàu ở Vịnh Oman, vốn đang di chuyển theo lộ trình mà
hải quân Mỹ cho là thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trái phép
cho lực lượng Houthis ở Yemen.
Tổng cộng, Mỹ phát hiện được 2.116 khẩu súng trường tấn công AK-47 được vận chuyển trên tàu do thủy thủ đoàn gồm 6 người Yemen vận hành.
Theo
hải quân Mỹ, "việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, mua bán hoặc vận
chuyển vũ khí cho lực lượng Houthis vi phạm Nghị quyết 2216 của Hội đồng
Bảo an Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế". Mỹ hiện trong quá trình cho
con tàu và thủy thủ đoàn về nước.
Phó Đô đốc Brad Cooper, chỉ
huy Bộ Tư lệnh trung tâm Lực lượng hải quân Mỹ, hạm đội 5 và các lực
lượng hàng hải chung cho biết: "Chuyến hàng này là một phần của những
hoạt động gây bất ổn từ Iran. Chúng tôi chú ý đến những nối đe dọa này.
Chúng tôi vẫn thận trọng trong việc phát hiện bất kỳ hoạt động hàng hải
nào cản trở tự do hàng hải hoặc gây tổn hại đến an ninh khu vực".
Hải
quân Mỹ cho biết, đây là tàu đánh cá thứ ba trong hai tháng qua mà Hạm
đội 5 của Mỹ chặn ở Vịnh Oman và phát hiện đang vận chuyển hàng viện trợ
sát thương từ Iran đến Yemen.
Ngày 1/ 12/2022, các lực lượng Mỹ
đã thu giữ hơn 50 tấn đạn dược, ngòi nổ và chất đẩy cho tên lửa và trước
đó vào ngày 8/11 cùng năm cũng thu giữ hơn 70 tấn ammonium perchlorate,
một chất oxy hóa thường được sử dụng để sản xuất tên lửa và nhiên liệu
tên lửa cũng như 100 tấn phân bón urê, các quan chức Mỹ cho biết.
Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động chiến dịch kêu gọi phóng thích tù nhân chính trị, trong đó có Phạm Đoan Trang
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Hôm
11/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một chiến dịch vận động toàn cầu yêu
cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị đang bị giam cầm mà không có lý
do chính đáng, trong đó có nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang của Việt
Nam.
Trong sáng kiến vận động phóng thích tù nhân lương tâm bị giam cầm vô cớ, gọi tắt là Sáng kiến Không Lý do chính đáng
(Without Just Cause), Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố:
“Khi các tù nhân chính trị trên khắp thế giới bắt đầu một năm nữa sau
song sắt, Hoa Kỳ tuyên bố khởi động sáng kiến Không có lý do chính đáng,
nhằm nâng cao nhận thức quốc tế về hoàn cảnh của các tù nhân chính trị
và gia đình họ, đồng thời ủng hộ việc trả tự do cho tất cả các cá nhân
trên toàn thế giới bị giam giữ một cách bất công”.
Những cá nhân
được nêu bật trong sáng kiến này là biểu tượng của nhiều tù nhân chính
trị bị chính phủ giam giữ ở mọi khu vực trên thế giới, bộ cho biết thêm.
“Nhiều
người phải chịu tra tấn, bạo lực trên cơ sở giới, điều kiện vô nhân
đạo, cưỡng bức mất tích hoặc các hình thức lạm dụng khác. Một số bị giam
giữ để trả thù vì phản đối ôn hòa, vạch trần tham nhũng hoặc đưa tin
chỉ trích chính phủ”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang thụ án
tù 9 năm tại Việt Nam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”, được
nêu tên trong số 16 tù nhân lương tâm đầu tiên trên toàn thế giới nằm
trong sáng kiến này của Bộ Ngoại giao Mỹ. Đây là những người đã bị bỏ tù
“vì thực thi nhân quyền của họ”, bộ này cho biết.
“Là một nhà báo
và tác giả nổi tiếng, bà Phạm Đoan Trang đã vận động ôn hòa cho nhân
quyền, pháp quyền và một Việt Nam hòa nhập hơn. Bà đã dũng cảm đưa tin
về các vấn đề xã hội mà trước đây truyền thông Việt Nam không đưa tin và
được trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022. Theo báo cáo, bà đã bị kết
án chín năm tù vì những hoạt động nhân quyền của mình. Không ai phải sợ
bị bỏ tù vì bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về chiến dịch vận động trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.
Từ
bang California, bà Vi Trần, đồng giám đốc của tổ chức phi chính phủ
LIV, đồng thời là một người bạn của Phạm Đoan Trang, nêu nhận định với
VOA về chiến dịch này:
“Trường hợp của Phạm Đoan Trang được Bộ
Ngoại giao Mỹ nêu tên trong 16 người đầu tiên này là một điều tốt cho
tình hình nhân quyền Việt Nam. Tuy là Việt Nam trúng cử vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhưng mọi người cũng biết rằng sự thật ở Việt
Nam - những quyền con người không được đảm bảo, đặc biệt là quyền của
những người viết báo độc lập”.
“Tôi cảm thấy rằng Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ rất quan tâm đến trường hợp của Phạm Đoan Trang và tình hình nhân
quyền ở Việt Nam”, bà Vi Trần cho biết thêm.
Sáng kiến Không có Lý do Chính đáng
là nỗ lực của Hoa Kỳ xuất phát từ các cam kết của Washington tại Hội
nghị thượng đỉnh Dân chủ đầu tiên do Hoa Kỳ tổ chức diễn ra vào tháng
12/2021.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói rằng chiến dịch
vận động này sẽ được Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện không chỉ ở Washington
DC, mà còn ở các đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ trên khắp thế giới,
và rằng “chúng tôi ủng hộ việc trả tự do cho những người này và tất cả
các tù nhân chính trị thông qua ngoại giao công chúng, cam kết song
phương, tiếp cận các tổ chức quốc tế và gặp gỡ với các chính phủ, tổ
chức phi chính phủ và gia đình các tù nhân chính trị”.
Bộ Ngoại
giao Mỹ nói: “Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù
nhân chính trị và kêu gọi tất cả những ai tin vào tính phổ quát của nhân
quyền và các quyền tự do cơ bản hãy ủng hộ sáng kiến này”.
Ngoài
Phạm Đoan Trang, trong danh sách của Bộ Ngoại giao Mỹ còn có các tù nhân
khác ở châu Á như nhà hoạt động người Uyghur Ekpar Asat và nhà sư Tây
Tạng Go Sherab Gyatso của Trung Quốc, mục sư Kim Kuk-gi của Triều Tiên.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .