Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 14 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )
Khác với Lào và Việt Nam, Campuchia nhất quán ủng hộ Ukraine, lên án Nga -
Dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng này ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông.
Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine.
Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh, giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia.
Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng Ukraine.
Một mặt, ông Hun Sen nói ông mong Nga “hiểu quyết định của Campuchia” khi nước này bỏ phiếu vào tháng 3/2022 lên án cuộc xâm lăng.
Mặt khác theo Văn phòng Báo chí Phủ Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen nói “Chúng tôi không ủng hộ việc dùng vũ lực, hoặc sẵn sàng dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế, và nói Campuchia “không thể im lặng” khi tình hình Ukraine xấu đi.
Sau đó, ông Hun Sen gọi đây là “cuộc chiến của Nga với toàn châu Âu”, thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc Campuchia tháng này tuyên bố cử đội rà mìn sang giúp Ukraine vào quý I năm 2023 được Nhật Bản ca ngợi, theo các báo khu vực.
Cùng lúc, sự vắng mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin tại G-20 ở Bali tuần này được giới bình luận cho là “trở thành cơ hội để Ukraine triển khai hoạt động ngoại giao, làm cô lập Nga hơn nữa” trên trường quốc tế, cụ thể là ở châu Á.
Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.
Việt Nam “là đồng minh thân của Nga”?
Al Jazeera viết từ Phom Penh hôm 10/11/2022 về sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, khách mời đặc biệt của Thủ tướng Hun Sen tới dự Thượng đỉnh ASEAN, gọi Việt Nam và Lào “là đồng minh thân cận của Nga” (close Russian allies) trong ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Hai nước này đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng LHQ ra nghị quyết lên án cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, còn tám nước còn lại trong khối ASEAN đã bỏ phiếu cùng cộng đồng quốc tế, tờ báo viết.
Theo trang Khmer Times, các lãnh đạo Campuchia và Ukraine còn bàn về sự hỗ trợ Phnom Penh dành cho Kyiv và ông Zelensky đã ngỏ lời mời ông Hun Sen sang thăm “đất nước bị chiến tranh tàn phá”.
Một bình luận mới nhất của Kavi Chongkittavorn viết trên trang Khmer Times, mục Ý kiến hôm 11/11/2022 nói Thủ tướng Hun Sen “nổi bật trên chính trị toàn cầu”.
Cho đến nay, không có tin tức về lời mời tương tự của Ukraine gửi tới lãnh đạo VN.
Một số sự kiện liên quan đến Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội gần đây còn bị xóa đi trên truyền thông Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Báo Hà Nội Mới đã xoá hết hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 02/10 ở thủ đô VN, gây phản ứng từ Đại sứ quán nước này.
Cùng thời gian, các kênh chính thống ở Việt Nam có giải thích cách bỏ phiếu trắng liên tiếp ở LHQ của nước này, khác với đa số các thành viên ASEAN.
Theo một bài trên báo Đảng Cộng sản, thì “trong chính sách đối ngoại đa phương đó, Việt Nam luôn khẳng định cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng, là bạn bè truyền thống, lâu đời và Việt Nam vẫn luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại một cách bình đẳng, trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định”.
“Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.”
Trang web này tuy thế bỏ ngỏ vấn đề coi “tất cả cùng chiến thắng” là gì khi mà mục tiêu công khai của Kremlin là muốn xóa sổ nhà nước Ukraine, gọi họ là “phát xít” và Nga đã đơn phương sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine.
Putin không phải sẽ thắng mãi
Như các báo quốc tế bình luận về những cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới sẽ chẳng có cơ hội gì giúp Ukraine về kinh tế, vũ khí và chính trị.
Việc bỏ phiếu tuy thế, là thể hiện họ là ai chứ không phải họ có lợi ích gì trong quan hệ với Moscow hay Kyiv.
Ngoài ra, có vẻ như ở Việt Nam luồng tư tưởng hoài niệm Liên Xô và một lòng ủng hộ Moscow vẫn còn khá mạnh trên mạng xã hội và một phần báo chí.
Trong khi đó, ngay tại Nga, cuộc rút quân khỏi Kherson bị một số giới từng nhiệt thành ủng hộ ông Putin gọi là "vụ đầu hàng xấu hổ".
Lãnh tụ tinh thần của phe diều hâu Nga, Alexander Dugin vừa có lời ám chỉ uy tín "tan biến" của "thủ lĩnh cầu mưa", theo các báo Âu Mỹ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ lập trường về cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine.
Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.
"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."
Vào tháng 10 vừa qua, phái đoàn Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng LHQ khi tổ chức này ra nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Trong khi đó, đang có sự dịch chuyển nhãn quan chung ở châu Á, kể cả của Trung Quốc về cuộc xâm lăng do Nga tiến hành, tàn phá nước láng giềng.
Chẳng hạn, theo Reuters hôm 14/11/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nói tại Phnom Penh vừa qua rằng việc “đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là vô trách nhiệm”.
Tuy ông Lý không nêu tên nước Nga nhưng ai cũng biết chỉ Nga có vũ khí nguyên tử, còn Ukraine đã bàn giao lại kho đầu đạn hạt nhân cho Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô, sau 1991.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố đóng góp 500.000 USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Ukraine, sau thông báo của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 1/5.
Nhưng tình hình nay có vẻ đã thay đổi khá nhiều và các nước trên thế giới ngày càng làm rõ hơn quan điểm của họ, lên án, hay ủng hộ Nga trong câu chuyện Ukraine.
Với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN sẽ bàn giao cho Indonesia năm 2023, xu thế chung tại khu vực là dù “quan điểm về Nga còn khác nhau trong ASEAN” đa số ngày càng “tìm thấy tiếng nói của mình về Ukraine”, như một dự báo trong năm của thinktank Chatham House tại Anh.
************
Tổng thống Zelenskiy thăm Kherson và nói có bằng chứng hàng trăm tội ác chiến tranh của Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 14/11 đã đến thăm thành phố Kherson ở miền nam mà nước ông vừa chiếm lại, nơi ông cáo buộc các lực lượng Nga phạm tội ác chiến tranh trước khi họ rút lui vào tuần trước, theo Reuters.
“Chúng ta đang tiến lên”, ông Zelenskiy nói với các binh sĩ đang tập họp trước tòa nhà hành chính ở quảng trường chính của thành phố. Ông nói: “Chúng ta đã sẵn sàng cho hòa bình, hòa bình cho tất cả đất nước của chúng ta”.
Ông Zelenskiy cảm ơn NATO và các đồng minh đã không ngừng hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga và cho biết việc Hoa Kỳ chuyển giao tên lửa đã tạo ra sự khác biệt lớn cho Kyiv.
Tổng thống Ukraine nói: “Tôi thực sự hạnh phúc, bạn có thể biết bằng phản ứng của người dân, phản ứng của họ không phải là dàn dựng”.
Vài phút trước khi ông đến, có thể nghe thấy tiếng pháo kích gần đó từ trung tâm Kherson, và sau khi ông phát biểu xong, có nhiều tiếng pháo kích trong thành phố.
Người dân Kherson hân hoan chào đón quân đội Ukraine đến đây kể từ hôm 11/11, khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi Moscow bắt đầu cuộc xâm lược.
Trong một bài phát biểu buổi tối trên truyền hình, ông Zelenskiy cho biết các nhà điều tra đã ghi bằng chứng 400 tội ác chiến tranh do Nga gây ra trong 8 tháng chiếm đóng.
“Thi thể của thường dân và quân nhân thiệt mạng đã được tìm thấy”, ông nói. “Quân đội Nga đã để lại sự tàn bạo tương tự như họ đã làm tại các khu vực khác mà họ chiếm của Ukraine”.
Nga phủ nhận quân đội của họ cố tình nhắm mục tiêu vào dân thường hoặc đã có những hành động tàn bạo tại các khu vực bị chiếm đóng. Các bãi chôn tập thể đã được tìm thấy ở một số khu vực khác của Ukraine bị quân đội Nga chiếm đóng trước đó, bao gồm một số nơi có thi thể dân thường có dấu hiệu bị tra tấn, mà Kyiv quy lỗi cho Moscow.
**********
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày hôm nay, 14/11/2022, bên lề thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia. Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Ukraina và Công nghệ là những chủ đề được lãnh đạo hai bên đề cập tới.
Theo AFP, đây là cuộc gặp trực diện Mỹ - Trung đầu tiên kể từ khi Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng cách nay gần hai năm. Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh cả hai nguyên thủ vừa củng cố được quyền lực : đảng Dân Chủ của tổng thống Biden vẫn giữ được quyền kiểm soát Thượng Viện trong kỳ bầu cử giữa kỳ ; ông Tập Cận Bình tiếp tục làm tổng bí thư nhiệm kỳ ba, sau Đại Hội 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ - Trung xuống cấp nghiêm trọng ngay từ thời tổng thống Donald Trump. Trước cuộc gặp hôm nay, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố muốn « xác định những lằn ranh đỏ » với Trung Quốc. Chủ nhân Nhà Trắng giải thích thêm rằng « Hoa Kỳ sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh dữ dội với Trung Quốc nhưng không tìm cách đối đầu ».
Về phần mình, Trung Quốc thông qua phát biểu từ bộ Ngoại Giao hôm nay cũng bày tỏ mong muốn tái lập mối quan hệ song phương « theo đúng hướng ».
Từ Bali, Indonesia, đặc phái viên Mounia Daoudi điểm lại những hồ sơ mà nguyên thủ hai nước đề cập tới:
« Đây là lần đầu tiên cả hai nguyên thủ gặp nhau kể từ khi Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng cách nay gần hai năm. Mối quan hệ giữa hai nước, vốn dĩ đã bị suy yếu dưới thời tổng thống Trump, đã xuống cấp nghiêm trọng hơn kể từ đó. Và cuộc gặp đầu tiên này sẽ là dịp để san bằng các bất đồng.
Hơn nữa trước khi đến Bali, Joe Biden đã tuyên bố muốn vạch ra những lằn ranh đỏ với Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, người ta nghĩ đến Đài Loan. Tổng thống Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của hòa bình và tự do lưu thông hàng hải tại eo biển Đài Loan và vùng Biển Đông.
Về hồ sơ Bắc Triều Tiên và những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng, Joe Biden lại sẽ nhắc rằng nếu chế độ này vẫn kiên quyết giữ thái độ hiếu chiến, Mỹ sẽ không còn chọn lựa nào khác là củng cố sự hiện diện quân sự trong vùng, đó cũng là điều Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ.
Cuộc chiến tại Ukraina và những hệ quả của chúng đối với nền kinh tế thế giới cũng được đề cập đến, tuy ít ồn ào trên báo chí hơn, nhưng cũng rất quan trọng. Rồi chiến tranh thương mại mà cả hai bên đều tiến hành.
Và hồ sơ cuối cùng là lệnh cấm xuất khẩu các chip điện tử cao cấp và các công nghệ dùng để sản xuất những con chip này của Washington. Một quyết định gây ra những hậu quả tai hại cho lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. »
***********
Ukraine gấp rút khôi phục điện nước ở Kherson sau khi quân Nga rút
Các công ty tiện ích ở Kherson đang nỗ lực khôi phục các cơ sở hạ tầng quan trọng bị quân Nga phá hoại và gài bòm mìn trước khi rút lui. Các giới chức khu vực hôm Chủ nhật 13/11 cho biết phần lớn thành phố Kherson ở miền nam Ukraine vẫn không có điện và nước.
Thống đốc vùng Kherson, Yaroslav Yanushevych, cho biết nhà chức trách quyết định duy trì lệnh giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, cấm mọi người ra hoặc vào thành phố như một biện pháp an ninh.
"Kẻ thù cài bom mìn tại tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng," ông Yanushevych nói với Ukraine TV."
Quân đội Ukraine đã tiến vào trung tâm Kherson hôm thứ Sáu sau khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai. Việc tháo lui này đánh dấu lần rút lui lớn thứ ba của Nga trong cuộc chiến và lần đầu tiên liên quan đến việc bỏ một thành phố bị chiếm đóng lớn như vậy sau khi đối mặt với một cuộc phản công lớn của Ukraine vốn đã chiếm lại các vùng ở miền đông và nam.
Hôm Chủ nhật, các vụ pháo kích nổ vang khắp thành phố nhưng chúng không ngăn cản được đám đông cư dân tưng bừng vẫy cờ Ukraine trong giá lạnh tại quảng trường chính của Kherson. Đám đông cố gắng bắt tín hiệu điện thoại di động từ các trạm mặt đất Starlink được chở trên các xe quân sự của Ukraine.
Ca sĩ Yana Smyrnova, 35 tuổi, nói: “Giờ chúng tôi rất vui, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ quân Nga pháo kích từ phía tả ngạn sông Dnipro. Smyrnova cho biết cô và bạn bè phải lấy nước từ sông về sử dụng trong nhà, và chỉ một số ít người dân may mắn có máy phát điện để bơm nước giếng.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã tái chiếm 179 khu định cư và 4.500 km vuông dọc theo sông Dnipro kể từ đầu tuần.
Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra dọc theo mặt trận phía đông ở các khu vực Donetsk và Luhansk.
(Theo Reuters)
Ukraine gấp rút khôi phục điện nước ở Kherson sau khi quân Nga rút
Các công ty tiện ích ở Kherson đang nỗ lực khôi phục các cơ sở hạ tầng quan trọng bị quân Nga phá hoại và gài bòm mìn trước khi rút lui. Các giới chức khu vực hôm Chủ nhật 13/11 cho biết phần lớn thành phố Kherson ở miền nam Ukraine vẫn không có điện và nước.
Thống đốc vùng Kherson, Yaroslav Yanushevych, cho biết nhà chức trách quyết định duy trì lệnh giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, cấm mọi người ra hoặc vào thành phố như một biện pháp an ninh.
"Kẻ thù cài bom mìn tại tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng," ông Yanushevych nói với Ukraine TV."
Quân đội Ukraine đã tiến vào trung tâm Kherson hôm thứ Sáu sau khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai. Việc tháo lui này đánh dấu lần rút lui lớn thứ ba của Nga trong cuộc chiến và lần đầu tiên liên quan đến việc bỏ một thành phố bị chiếm đóng lớn như vậy sau khi đối mặt với một cuộc phản công lớn của Ukraine vốn đã chiếm lại các vùng ở miền đông và nam.
Hôm Chủ nhật, các vụ pháo kích nổ vang khắp thành phố nhưng chúng không ngăn cản được đám đông cư dân tưng bừng vẫy cờ Ukraine trong giá lạnh tại quảng trường chính của Kherson. Đám đông cố gắng bắt tín hiệu điện thoại di động từ các trạm mặt đất Starlink được chở trên các xe quân sự của Ukraine.
Ca sĩ Yana Smyrnova, 35 tuổi, nói: “Giờ chúng tôi rất vui, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ quân Nga pháo kích từ phía tả ngạn sông Dnipro. Smyrnova cho biết cô và bạn bè phải lấy nước từ sông về sử dụng trong nhà, và chỉ một số ít người dân may mắn có máy phát điện để bơm nước giếng.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã tái chiếm 179 khu định cư và 4.500 km vuông dọc theo sông Dnipro kể từ đầu tuần.
Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra dọc theo mặt trận phía đông ở các khu vực Donetsk và Luhansk.
(Theo Reuters)
*************
Kherson thiếu thốn đủ thứ sau khi quân Nga rút đi
Bà Valentyna Buhaiova, người dân ở Kherson, ôm hai người lính thủy đánh bộ Ukraine ở làng Kyselivka, ngoại ô Kherson, Ukraine, ngày 12-11 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trên truyền hình địa phương, thị trưởng thành phố Kherson cho biết: "Thành phố đang thiếu hụt nghiêm trọng các hàng hóa thiết yếu, chủ yếu là nước. Hiện tại không có đủ thuốc, không có đủ bánh mì vì chúng tôi không thể nướng bánh được do không có điện".
Trước đó, trong video vào mỗi cuối ngày, ngày 12-11, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng Nga đã phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng ở thành phố Kherson như hệ thống thông tin liên lạc, đường điện, nước, và sưởi ấm, trước khi rút lui.
Phía Ukraine, trong nỗ lực ổn định khu vực này, đã xử lý gần 2.000 quả mìn và đạn pháo chưa nổ do lực lượng Nga rời đi để lại.
Theo Hãng tin Reuters, trên con đường dẫn vào Kherson, người dân Ukraine mang hoa ra chào đón và hôn những người lính Ukraine khi họ tiến vào thành phố, kiểm soát khu bờ phải của sông Dnipro trong ngày 12-11.
Bà Valentyna Buhailova, 61 tuổi, cho biết mình như trẻ lại 20 năm tuổi trong vòng hai ngày qua.
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 13-11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ mở rộng các hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Cũng tại hội nghị ở Campuchia, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc gặp bên lề với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Theo đó, phía Ukraine cho biết sẽ tự quyết định thời điểm và nội dung của các khuôn khổ đàm phán với Nga.
Thông tin này nhằm bác bỏ thông tin mà báo Washington Post đưa cách đây một tuần rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đang khuyến khích riêng các nhà lãnh đạo Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga.
************
Quân đội Ukraine vượt sông Dnieper, Nga bị tố phá hủy trang trại ở Kherson
Quân đội Ukraine được cho là đã tiếp cận bán đảo Kinburn sau khi vượt sông Dnieper. Nga bị tố phá hủy trang trại gia cầm lớn nhất châu Âu ở Kherson.
Theo RIA, trong ngày 13/11, quân đội Ukraine được cho là đã vượt qua sông Dnieper để đổ bộ lên bán đảo Kinburn. Nhiều đoạn video về quá trình này cũng được chia sẻ trên các mạng xã hội.
Hiện tại, lực lượng vũ trang Ukraine chưa lên tiếng xác nhận chính thức về việc vượt sông Dnieper. Tuy vậy, trong ngày 13/11, một quan chức quân sự Nga tiết lộ, lực lượng phòng thủ tại Kinburn đã ngăn chặn thành công một cuộc đổ bộ gần làng Pokrovskoye.
"Đối phương đã tổn thất 20 binh lính và 4 thuyền hạng nhẹ khi cố gắng đổ bộ tại bán đảo Kinburn", quan chức Nga nói.
Nga bị tố phá hủy nhiều trang trại tại Kherson
Theo Pravda, trong ngày 13/11, ông Oleksii Honcharenko, thành viên Quốc hội Ukraine cho biết, Nga đã khiến tập đoàn nông nghiệp "Ukrlandfarming" tổn thất 270 triệu USD vì phá hủy các trang trại ở Kherson.
Ông Honcharenko nói rằng, lực lượng Nga đã tiêu hủy hoặc chuyển đi 100.000 tấn hạt hướng dương và ngô, toàn bộ máy kéo và máy gặt tại các trang trại của ở Kherson.
Đáng chú ý, phía Nga cũng bị coi là đã phá hủy trang trại gia cầm lớn nhất châu Âu của Ukrlandfarming là Chornobaivka. Đã có tổng cộng 4 triệu con gà trưởng thành và khoảng 700.000 gà con đã chết mà chưa được tiêu hủy được tìm thấy tại đây.
Ukraine tìm cách tấn công tiếp cận biển Azov
Theo TASS, trong ngày 13/11, chính quyền thân Nga ở tỉnh Zaporizhzhia cho biết, Kiev đang lên các kế hoạch tấn công thành phố Berdyansk nhằm giành lại quyền tiếp cận biển Azov.
"Có một vài kịch bản về khả năng Ukraine tấn công vào Berdyansk, có thể thông qua Melitopol hoặc không. Điểm quan trọng là các khu định cư Vasilyevka và Tokmak hiện đều nằm trên đường tiến quân của lực lượng Ukraine", chính quyền Zaporizhzhia thông báo.
Biển Azov giáp với Ukraine về phía bắc, Nga về phía đông và bán đảo Crưm về phía tây. Vào ngày 18/3, Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận đã "tạm thời" mất quyền tiếp cận biển Azov, sau khi lực lượng Nga giành quyền kiểm soát Mariupol.
Việt Dũng
************
Tin thế giới 14-11: Đánh bom khủng bố giữa Istanbul; Luật sư bà Trump làm tổng thống
Lực lượng an ninh canh gác gần hiện trường sau vụ nổ trên phố Istiklal dành cho người đi bộ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 13-11 - Ảnh: REUTERS
* Khủng bố ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ khiến 6 người chết. Một vụ nổ xảy ra trên phố mua sắm nhộn nhịp Istiklal ở trung tâm thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 13-11 khiến ít nhất sáu người chết và hàng chục người bị thương. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng vụ nổ này có dấu hiệu của một cuộc tấn công "khủng bố".
Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay nêu rõ: “Chúng tôi đánh giá đây là một hành động khủng bố, dường như là do một kẻ tấn công là nữ thực hiện. Chúng tôi sẽ tìm ra những đối tượng chịu trách nhiệm về vụ việc này”.
"Tôi đang đứng cách đó khoảng 50-55m thì đột nhiên có tiếng nổ. Tôi thấy ba hoặc bốn người nằm trên mặt đất. Mọi người chạy trong hoảng loạn. Tiếng ồn rất lớn. Có khói đen" - ông Cemal Denizci (57 tuổi), một nhân chứng, kể lại với Hãng tin AFP.
* Nhiều vụ nổ làm rung chuyển Lugansk. Phóng viên Hãng tin Tass (Nga) cho biết nhiều vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thành phố Lugansk thuộc vùng Lugansk (một trong bốn vùng Nga tuyên bố sáp nhập) ở phía đông Ukraine vào tối 13-11. Các hình ảnh cho thấy khói bốc lên tại thành phố này. Hiện không rõ nguyên nhân.
Một vụ nổ xảy ra ở phía nam thành phố. Một số vụ nổ khác được ghi nhận ở trung tâm thành phố. "Theo sau vụ nổ đầu tiên là khoảng năm vụ nổ nữa. Vụ nổ mạnh nhất xảy ra vào khoảng 22h07. Cửa sổ căn hộ của tôi gần như bị hỏng" - một cư dân Lugansk tên Yulia nói với Hãng tin Tass.
* Mỹ, Hàn Quốc tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nếu Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân. Ngày 13-11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo hai nước sẽ đáp trả bằng "lực lượng áp đảo, sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có" nếu Triều Tiên "sử dụng vũ khí hạt nhân dưới mọi hình thức", theo Hãng tin Yonhap.
* Luật sư của bà Melania Trump trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Slovenia. Ngày 13-11, người Slovenia đã bầu một luật sư có liên hệ với cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump làm nữ tổng thống đầu tiên của quốc gia ở khu vực Nam Âu này, theo kết quả sơ bộ được Hãng tin AFP dẫn lại.
Bà Natasa Pirc Musar đã đánh bại cựu ngoại trưởng Anze Logar trong cuộc tranh cử tổng thống ở đất nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có hai triệu dân này.
Trước đây, với vai trò luật sư, bà Pirc Musar từng được thuê để bảo vệ lợi ích của bà Melania Trump (sinh ra ở Slovenia) trong thời gian chồng bà làm tổng thống, cũng như ngăn chặn các công ty cố gắng thương mại hóa các sản phẩm có tên của bà Melania.
Bà Natasa Pirc Musar thể hiện niềm tin chiến thắng sau vòng hai tại thành phố Ljubljana, ngày 13-11 - Ảnh: REUTERS
* Nhiều đại sứ quán Trung Quốc điều chỉnh yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với người nhập cảnh. Theo Thời báo Hoàn Cầu, ngày 13-11, nhiều đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có Đại sứ quán Trung Quốc ở Pakistan, đã thông báo điều chỉnh yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với khách đến Trung Quốc.
Theo đó, yêu cầu chỉ cần một kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ trước khi lên máy bay. Trước đây, Trung Quốc yêu cầu tất cả hành khách quốc tế phải xét nghiệm PCR hai lần trong vòng 48 giờ trước khi lên máy bay.
* Hàng chục ngàn người biểu tình ở Mexico. Theo Hãng tin Reuters, hàng chục ngàn người đã xuống đường ở Mexico vào ngày 13-11 để phản đối kế hoạch của Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador về việc cải cách ủy ban bầu cử của nước này. Việc cải cách làm dấy lên nỗi lo sẽ giúp tổng thống kiểm soát nhiều hơn đối với hệ thống bầu cử nước này.
* Ấn Độ đẩy mạnh thương mại với Nga bất chấp phương Tây. Ngày 13-11, báo Indian Express dẫn thông tin từ một cuộc họp cấp cao gần đây giữa các quan chức Nga và Ấn Độ cho biết Ấn Độ hiện tại háo hức tăng gấp đôi hoạt động thương mại với Nga, bất chấp việc các quốc gia phương Tây kêu gọi New Delhi tham gia các lệnh trừng phạt áp lên Nga vì chiến sự Ukraine.
* Saudi Arabia lên kế hoạch trồng 600 triệu cây xanh. Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển thảm thực vật và chống sa mạc hóa quốc gia (NCVC) của Saudi Arabia, tiến sĩ Khalid Al-Abdulqader cho biết quốc gia vùng Vịnh này có kế hoạch trồng 600 triệu cây xanh cho đến năm 2030.
Theo ông Al-Abdulqader, sáng kiến này nhận được sự ủng hộ rất tích cực của xã hội Saudi Arabia, với 70.000 tình nguyện viên đã tham gia vào chiến dịch “Let's Make it Green” do Trung tâm NCVC khởi xướng phối hợp với chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác thứ ba.
Lễ hội ẩm thực ở Sri Lanka
Mọi người tham gia lễ hội ẩm thực ở Colombo, Sri Lanka vào hôm 11-11. Thời gian qua Sri Lanka đã trải qua tình trạng khan hiếm lương thực và nhiên liệu trầm trọng cũng như khủng hoảng chính trị kéo dài. Hồi tháng 9, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) - một chương trình viện trợ lương thực nhân đạo của Liên Hiệp Quốc - cảnh báo khủng hoảng lương thực ở Sri Lanka có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp yếu kém, giá cả tăng đột biến và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở quốc đảo này - Ảnh: XINHUA
************
Phi thuyền bí ẩn của Mỹ lập kỷ lục ngoài không gian
Phi thuyền không người lái X-37B của quân đội Mỹ đã quay trở về Trái đất sau khi hoàn thành sứ mệnh bí mật trên quỹ đạo với thời gian kỷ lục 908 ngày.
X-37B đã hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ hôm 12/11, phá vỡ kỷ lục 780 ngày trên quỹ đạo trước đó do chính nó thiết lập.
Lực lượng Không gian Mỹ cho biết, sứ mệnh Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo 6 (OTV-6) cũng đánh dấu lần đầu tiên phi thuyền tái sử dụng này bay vào không gian với một mô-đun dịch vụ gắn liền, làm tăng số lượng thử nghiệm có thể được tiến hành.
Đài RT dẫn lời Trung tá Joseph Fritschen, Giám đốc chương trình phi thuyền nhấn mạnh: “X-37B tiếp tục vượt qua các ranh giới của thử nghiệm, dưới sự điều hành của một nhóm chuyên gia ưu tú thuộc chính phủ và ngành công nghiệp ở hậu trường. Khả năng tiến hành các thí nghiệm trên quỹ đạo và đưa chúng về an toàn để phân tích chuyên sâu trên mặt đất đã chứng minh có giá trị đối với Không quân Mỹ và cộng đồng khoa học”.
Mặc dù OTV-6 đã lập kỷ lục mới về thời lượng hoạt động ngoài Trái đất nhờ chương trình X-37B, nhưng xét về tổng thể đây không phải là sứ mệnh bay dài nhất trong không gian. Các tàu thăm dò Voyager 1 và Voyager 2 của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hoạt động hơn 45 năm, truyền dữ liệu trở lại Trái đất từ cách xa hàng tỷ dặm. Trong khi, phi hành gia Nga Valery Polyakov đã trải qua chuyến du hành vũ trụ có người lái dài nhất trong lịch sử là 438 ngày trên trạm vũ trụ Mir vào các năm 1994 và 1995.
Hai phi thuyền X-37B của Lầu Năm góc đã thực hiện các nhiệm vụ bí mật kể từ năm 2010. Chúng là mẫu máy bay robot giống một phiên bản nhỏ hơn của tàu con thoi đã nghỉ hưu của NASA.
Tương tự tàu con thoi, X-37B cũng được tên lửa đẩy phóng thẳng đứng vào vũ trụ. Phi thuyền hoạt động ở độ cao tới hơn 800km so với Trái đất và khả năng cơ động khiến đối thủ khó dự đoán chuyển động của nó.
Ngoài chương trình X-37B được bảo mật nghiêm ngặt, sứ mệnh OTV-6 được tiết lộ bao gồm cả một thí nghiệm năng lượng mặt trời cho Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Mỹ cũng như 2 nghiên cứu của NASA về tác động của việc tiếp xúc không gian trong thời gian dài đối với các hạt giống và những vật liệu khác.
Tuấn Anh
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 14 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )
Khác với Lào và Việt Nam, Campuchia nhất quán ủng hộ Ukraine, lên án Nga -
Dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng này ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông.
Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine.
Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh, giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia.
Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng Ukraine.
Một mặt, ông Hun Sen nói ông mong Nga “hiểu quyết định của Campuchia” khi nước này bỏ phiếu vào tháng 3/2022 lên án cuộc xâm lăng.
Mặt khác theo Văn phòng Báo chí Phủ Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen nói “Chúng tôi không ủng hộ việc dùng vũ lực, hoặc sẵn sàng dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế, và nói Campuchia “không thể im lặng” khi tình hình Ukraine xấu đi.
Sau đó, ông Hun Sen gọi đây là “cuộc chiến của Nga với toàn châu Âu”, thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc Campuchia tháng này tuyên bố cử đội rà mìn sang giúp Ukraine vào quý I năm 2023 được Nhật Bản ca ngợi, theo các báo khu vực.
Cùng lúc, sự vắng mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin tại G-20 ở Bali tuần này được giới bình luận cho là “trở thành cơ hội để Ukraine triển khai hoạt động ngoại giao, làm cô lập Nga hơn nữa” trên trường quốc tế, cụ thể là ở châu Á.
Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.
Việt Nam “là đồng minh thân của Nga”?
Al Jazeera viết từ Phom Penh hôm 10/11/2022 về sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, khách mời đặc biệt của Thủ tướng Hun Sen tới dự Thượng đỉnh ASEAN, gọi Việt Nam và Lào “là đồng minh thân cận của Nga” (close Russian allies) trong ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Hai nước này đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng LHQ ra nghị quyết lên án cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, còn tám nước còn lại trong khối ASEAN đã bỏ phiếu cùng cộng đồng quốc tế, tờ báo viết.
Theo trang Khmer Times, các lãnh đạo Campuchia và Ukraine còn bàn về sự hỗ trợ Phnom Penh dành cho Kyiv và ông Zelensky đã ngỏ lời mời ông Hun Sen sang thăm “đất nước bị chiến tranh tàn phá”.
Một bình luận mới nhất của Kavi Chongkittavorn viết trên trang Khmer Times, mục Ý kiến hôm 11/11/2022 nói Thủ tướng Hun Sen “nổi bật trên chính trị toàn cầu”.
Cho đến nay, không có tin tức về lời mời tương tự của Ukraine gửi tới lãnh đạo VN.
Một số sự kiện liên quan đến Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội gần đây còn bị xóa đi trên truyền thông Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Báo Hà Nội Mới đã xoá hết hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 02/10 ở thủ đô VN, gây phản ứng từ Đại sứ quán nước này.
Cùng thời gian, các kênh chính thống ở Việt Nam có giải thích cách bỏ phiếu trắng liên tiếp ở LHQ của nước này, khác với đa số các thành viên ASEAN.
Theo một bài trên báo Đảng Cộng sản, thì “trong chính sách đối ngoại đa phương đó, Việt Nam luôn khẳng định cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng, là bạn bè truyền thống, lâu đời và Việt Nam vẫn luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại một cách bình đẳng, trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định”.
“Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.”
Trang web này tuy thế bỏ ngỏ vấn đề coi “tất cả cùng chiến thắng” là gì khi mà mục tiêu công khai của Kremlin là muốn xóa sổ nhà nước Ukraine, gọi họ là “phát xít” và Nga đã đơn phương sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine.
Putin không phải sẽ thắng mãi
Như các báo quốc tế bình luận về những cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới sẽ chẳng có cơ hội gì giúp Ukraine về kinh tế, vũ khí và chính trị.
Việc bỏ phiếu tuy thế, là thể hiện họ là ai chứ không phải họ có lợi ích gì trong quan hệ với Moscow hay Kyiv.
Ngoài ra, có vẻ như ở Việt Nam luồng tư tưởng hoài niệm Liên Xô và một lòng ủng hộ Moscow vẫn còn khá mạnh trên mạng xã hội và một phần báo chí.
Trong khi đó, ngay tại Nga, cuộc rút quân khỏi Kherson bị một số giới từng nhiệt thành ủng hộ ông Putin gọi là "vụ đầu hàng xấu hổ".
Lãnh tụ tinh thần của phe diều hâu Nga, Alexander Dugin vừa có lời ám chỉ uy tín "tan biến" của "thủ lĩnh cầu mưa", theo các báo Âu Mỹ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ lập trường về cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine.
Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.
"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."
Vào tháng 10 vừa qua, phái đoàn Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng LHQ khi tổ chức này ra nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Trong khi đó, đang có sự dịch chuyển nhãn quan chung ở châu Á, kể cả của Trung Quốc về cuộc xâm lăng do Nga tiến hành, tàn phá nước láng giềng.
Chẳng hạn, theo Reuters hôm 14/11/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nói tại Phnom Penh vừa qua rằng việc “đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là vô trách nhiệm”.
Tuy ông Lý không nêu tên nước Nga nhưng ai cũng biết chỉ Nga có vũ khí nguyên tử, còn Ukraine đã bàn giao lại kho đầu đạn hạt nhân cho Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô, sau 1991.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố đóng góp 500.000 USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Ukraine, sau thông báo của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 1/5.
Nhưng tình hình nay có vẻ đã thay đổi khá nhiều và các nước trên thế giới ngày càng làm rõ hơn quan điểm của họ, lên án, hay ủng hộ Nga trong câu chuyện Ukraine.
Với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN sẽ bàn giao cho Indonesia năm 2023, xu thế chung tại khu vực là dù “quan điểm về Nga còn khác nhau trong ASEAN” đa số ngày càng “tìm thấy tiếng nói của mình về Ukraine”, như một dự báo trong năm của thinktank Chatham House tại Anh.
************
Tổng thống Zelenskiy thăm Kherson và nói có bằng chứng hàng trăm tội ác chiến tranh của Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 14/11 đã đến thăm thành phố Kherson ở miền nam mà nước ông vừa chiếm lại, nơi ông cáo buộc các lực lượng Nga phạm tội ác chiến tranh trước khi họ rút lui vào tuần trước, theo Reuters.
“Chúng ta đang tiến lên”, ông Zelenskiy nói với các binh sĩ đang tập họp trước tòa nhà hành chính ở quảng trường chính của thành phố. Ông nói: “Chúng ta đã sẵn sàng cho hòa bình, hòa bình cho tất cả đất nước của chúng ta”.
Ông Zelenskiy cảm ơn NATO và các đồng minh đã không ngừng hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga và cho biết việc Hoa Kỳ chuyển giao tên lửa đã tạo ra sự khác biệt lớn cho Kyiv.
Tổng thống Ukraine nói: “Tôi thực sự hạnh phúc, bạn có thể biết bằng phản ứng của người dân, phản ứng của họ không phải là dàn dựng”.
Vài phút trước khi ông đến, có thể nghe thấy tiếng pháo kích gần đó từ trung tâm Kherson, và sau khi ông phát biểu xong, có nhiều tiếng pháo kích trong thành phố.
Người dân Kherson hân hoan chào đón quân đội Ukraine đến đây kể từ hôm 11/11, khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi Moscow bắt đầu cuộc xâm lược.
Trong một bài phát biểu buổi tối trên truyền hình, ông Zelenskiy cho biết các nhà điều tra đã ghi bằng chứng 400 tội ác chiến tranh do Nga gây ra trong 8 tháng chiếm đóng.
“Thi thể của thường dân và quân nhân thiệt mạng đã được tìm thấy”, ông nói. “Quân đội Nga đã để lại sự tàn bạo tương tự như họ đã làm tại các khu vực khác mà họ chiếm của Ukraine”.
Nga phủ nhận quân đội của họ cố tình nhắm mục tiêu vào dân thường hoặc đã có những hành động tàn bạo tại các khu vực bị chiếm đóng. Các bãi chôn tập thể đã được tìm thấy ở một số khu vực khác của Ukraine bị quân đội Nga chiếm đóng trước đó, bao gồm một số nơi có thi thể dân thường có dấu hiệu bị tra tấn, mà Kyiv quy lỗi cho Moscow.
**********
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày hôm nay, 14/11/2022, bên lề thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia. Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Ukraina và Công nghệ là những chủ đề được lãnh đạo hai bên đề cập tới.
Theo AFP, đây là cuộc gặp trực diện Mỹ - Trung đầu tiên kể từ khi Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng cách nay gần hai năm. Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh cả hai nguyên thủ vừa củng cố được quyền lực : đảng Dân Chủ của tổng thống Biden vẫn giữ được quyền kiểm soát Thượng Viện trong kỳ bầu cử giữa kỳ ; ông Tập Cận Bình tiếp tục làm tổng bí thư nhiệm kỳ ba, sau Đại Hội 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ - Trung xuống cấp nghiêm trọng ngay từ thời tổng thống Donald Trump. Trước cuộc gặp hôm nay, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố muốn « xác định những lằn ranh đỏ » với Trung Quốc. Chủ nhân Nhà Trắng giải thích thêm rằng « Hoa Kỳ sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh dữ dội với Trung Quốc nhưng không tìm cách đối đầu ».
Về phần mình, Trung Quốc thông qua phát biểu từ bộ Ngoại Giao hôm nay cũng bày tỏ mong muốn tái lập mối quan hệ song phương « theo đúng hướng ».
Từ Bali, Indonesia, đặc phái viên Mounia Daoudi điểm lại những hồ sơ mà nguyên thủ hai nước đề cập tới:
« Đây là lần đầu tiên cả hai nguyên thủ gặp nhau kể từ khi Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng cách nay gần hai năm. Mối quan hệ giữa hai nước, vốn dĩ đã bị suy yếu dưới thời tổng thống Trump, đã xuống cấp nghiêm trọng hơn kể từ đó. Và cuộc gặp đầu tiên này sẽ là dịp để san bằng các bất đồng.
Hơn nữa trước khi đến Bali, Joe Biden đã tuyên bố muốn vạch ra những lằn ranh đỏ với Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, người ta nghĩ đến Đài Loan. Tổng thống Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của hòa bình và tự do lưu thông hàng hải tại eo biển Đài Loan và vùng Biển Đông.
Về hồ sơ Bắc Triều Tiên và những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng, Joe Biden lại sẽ nhắc rằng nếu chế độ này vẫn kiên quyết giữ thái độ hiếu chiến, Mỹ sẽ không còn chọn lựa nào khác là củng cố sự hiện diện quân sự trong vùng, đó cũng là điều Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ.
Cuộc chiến tại Ukraina và những hệ quả của chúng đối với nền kinh tế thế giới cũng được đề cập đến, tuy ít ồn ào trên báo chí hơn, nhưng cũng rất quan trọng. Rồi chiến tranh thương mại mà cả hai bên đều tiến hành.
Và hồ sơ cuối cùng là lệnh cấm xuất khẩu các chip điện tử cao cấp và các công nghệ dùng để sản xuất những con chip này của Washington. Một quyết định gây ra những hậu quả tai hại cho lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. »
***********
Ukraine gấp rút khôi phục điện nước ở Kherson sau khi quân Nga rút
Các công ty tiện ích ở Kherson đang nỗ lực khôi phục các cơ sở hạ tầng quan trọng bị quân Nga phá hoại và gài bòm mìn trước khi rút lui. Các giới chức khu vực hôm Chủ nhật 13/11 cho biết phần lớn thành phố Kherson ở miền nam Ukraine vẫn không có điện và nước.
Thống đốc vùng Kherson, Yaroslav Yanushevych, cho biết nhà chức trách quyết định duy trì lệnh giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, cấm mọi người ra hoặc vào thành phố như một biện pháp an ninh.
"Kẻ thù cài bom mìn tại tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng," ông Yanushevych nói với Ukraine TV."
Quân đội Ukraine đã tiến vào trung tâm Kherson hôm thứ Sáu sau khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai. Việc tháo lui này đánh dấu lần rút lui lớn thứ ba của Nga trong cuộc chiến và lần đầu tiên liên quan đến việc bỏ một thành phố bị chiếm đóng lớn như vậy sau khi đối mặt với một cuộc phản công lớn của Ukraine vốn đã chiếm lại các vùng ở miền đông và nam.
Hôm Chủ nhật, các vụ pháo kích nổ vang khắp thành phố nhưng chúng không ngăn cản được đám đông cư dân tưng bừng vẫy cờ Ukraine trong giá lạnh tại quảng trường chính của Kherson. Đám đông cố gắng bắt tín hiệu điện thoại di động từ các trạm mặt đất Starlink được chở trên các xe quân sự của Ukraine.
Ca sĩ Yana Smyrnova, 35 tuổi, nói: “Giờ chúng tôi rất vui, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ quân Nga pháo kích từ phía tả ngạn sông Dnipro. Smyrnova cho biết cô và bạn bè phải lấy nước từ sông về sử dụng trong nhà, và chỉ một số ít người dân may mắn có máy phát điện để bơm nước giếng.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã tái chiếm 179 khu định cư và 4.500 km vuông dọc theo sông Dnipro kể từ đầu tuần.
Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra dọc theo mặt trận phía đông ở các khu vực Donetsk và Luhansk.
(Theo Reuters)
Ukraine gấp rút khôi phục điện nước ở Kherson sau khi quân Nga rút
Các công ty tiện ích ở Kherson đang nỗ lực khôi phục các cơ sở hạ tầng quan trọng bị quân Nga phá hoại và gài bòm mìn trước khi rút lui. Các giới chức khu vực hôm Chủ nhật 13/11 cho biết phần lớn thành phố Kherson ở miền nam Ukraine vẫn không có điện và nước.
Thống đốc vùng Kherson, Yaroslav Yanushevych, cho biết nhà chức trách quyết định duy trì lệnh giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng, cấm mọi người ra hoặc vào thành phố như một biện pháp an ninh.
"Kẻ thù cài bom mìn tại tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng," ông Yanushevych nói với Ukraine TV."
Quân đội Ukraine đã tiến vào trung tâm Kherson hôm thứ Sáu sau khi Nga rút khỏi thủ đô khu vực duy nhất mà họ chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai. Việc tháo lui này đánh dấu lần rút lui lớn thứ ba của Nga trong cuộc chiến và lần đầu tiên liên quan đến việc bỏ một thành phố bị chiếm đóng lớn như vậy sau khi đối mặt với một cuộc phản công lớn của Ukraine vốn đã chiếm lại các vùng ở miền đông và nam.
Hôm Chủ nhật, các vụ pháo kích nổ vang khắp thành phố nhưng chúng không ngăn cản được đám đông cư dân tưng bừng vẫy cờ Ukraine trong giá lạnh tại quảng trường chính của Kherson. Đám đông cố gắng bắt tín hiệu điện thoại di động từ các trạm mặt đất Starlink được chở trên các xe quân sự của Ukraine.
Ca sĩ Yana Smyrnova, 35 tuổi, nói: “Giờ chúng tôi rất vui, nhưng tất cả chúng tôi đều lo sợ quân Nga pháo kích từ phía tả ngạn sông Dnipro. Smyrnova cho biết cô và bạn bè phải lấy nước từ sông về sử dụng trong nhà, và chỉ một số ít người dân may mắn có máy phát điện để bơm nước giếng.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã tái chiếm 179 khu định cư và 4.500 km vuông dọc theo sông Dnipro kể từ đầu tuần.
Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra dọc theo mặt trận phía đông ở các khu vực Donetsk và Luhansk.
(Theo Reuters)
*************
Kherson thiếu thốn đủ thứ sau khi quân Nga rút đi
Bà Valentyna Buhaiova, người dân ở Kherson, ôm hai người lính thủy đánh bộ Ukraine ở làng Kyselivka, ngoại ô Kherson, Ukraine, ngày 12-11 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trên truyền hình địa phương, thị trưởng thành phố Kherson cho biết: "Thành phố đang thiếu hụt nghiêm trọng các hàng hóa thiết yếu, chủ yếu là nước. Hiện tại không có đủ thuốc, không có đủ bánh mì vì chúng tôi không thể nướng bánh được do không có điện".
Trước đó, trong video vào mỗi cuối ngày, ngày 12-11, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng Nga đã phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng ở thành phố Kherson như hệ thống thông tin liên lạc, đường điện, nước, và sưởi ấm, trước khi rút lui.
Phía Ukraine, trong nỗ lực ổn định khu vực này, đã xử lý gần 2.000 quả mìn và đạn pháo chưa nổ do lực lượng Nga rời đi để lại.
Theo Hãng tin Reuters, trên con đường dẫn vào Kherson, người dân Ukraine mang hoa ra chào đón và hôn những người lính Ukraine khi họ tiến vào thành phố, kiểm soát khu bờ phải của sông Dnipro trong ngày 12-11.
Bà Valentyna Buhailova, 61 tuổi, cho biết mình như trẻ lại 20 năm tuổi trong vòng hai ngày qua.
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 13-11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ mở rộng các hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Cũng tại hội nghị ở Campuchia, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc gặp bên lề với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Theo đó, phía Ukraine cho biết sẽ tự quyết định thời điểm và nội dung của các khuôn khổ đàm phán với Nga.
Thông tin này nhằm bác bỏ thông tin mà báo Washington Post đưa cách đây một tuần rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đang khuyến khích riêng các nhà lãnh đạo Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga.
************
Quân đội Ukraine vượt sông Dnieper, Nga bị tố phá hủy trang trại ở Kherson
Quân đội Ukraine được cho là đã tiếp cận bán đảo Kinburn sau khi vượt sông Dnieper. Nga bị tố phá hủy trang trại gia cầm lớn nhất châu Âu ở Kherson.
Theo RIA, trong ngày 13/11, quân đội Ukraine được cho là đã vượt qua sông Dnieper để đổ bộ lên bán đảo Kinburn. Nhiều đoạn video về quá trình này cũng được chia sẻ trên các mạng xã hội.
Hiện tại, lực lượng vũ trang Ukraine chưa lên tiếng xác nhận chính thức về việc vượt sông Dnieper. Tuy vậy, trong ngày 13/11, một quan chức quân sự Nga tiết lộ, lực lượng phòng thủ tại Kinburn đã ngăn chặn thành công một cuộc đổ bộ gần làng Pokrovskoye.
"Đối phương đã tổn thất 20 binh lính và 4 thuyền hạng nhẹ khi cố gắng đổ bộ tại bán đảo Kinburn", quan chức Nga nói.
Nga bị tố phá hủy nhiều trang trại tại Kherson
Theo Pravda, trong ngày 13/11, ông Oleksii Honcharenko, thành viên Quốc hội Ukraine cho biết, Nga đã khiến tập đoàn nông nghiệp "Ukrlandfarming" tổn thất 270 triệu USD vì phá hủy các trang trại ở Kherson.
Ông Honcharenko nói rằng, lực lượng Nga đã tiêu hủy hoặc chuyển đi 100.000 tấn hạt hướng dương và ngô, toàn bộ máy kéo và máy gặt tại các trang trại của ở Kherson.
Đáng chú ý, phía Nga cũng bị coi là đã phá hủy trang trại gia cầm lớn nhất châu Âu của Ukrlandfarming là Chornobaivka. Đã có tổng cộng 4 triệu con gà trưởng thành và khoảng 700.000 gà con đã chết mà chưa được tiêu hủy được tìm thấy tại đây.
Ukraine tìm cách tấn công tiếp cận biển Azov
Theo TASS, trong ngày 13/11, chính quyền thân Nga ở tỉnh Zaporizhzhia cho biết, Kiev đang lên các kế hoạch tấn công thành phố Berdyansk nhằm giành lại quyền tiếp cận biển Azov.
"Có một vài kịch bản về khả năng Ukraine tấn công vào Berdyansk, có thể thông qua Melitopol hoặc không. Điểm quan trọng là các khu định cư Vasilyevka và Tokmak hiện đều nằm trên đường tiến quân của lực lượng Ukraine", chính quyền Zaporizhzhia thông báo.
Biển Azov giáp với Ukraine về phía bắc, Nga về phía đông và bán đảo Crưm về phía tây. Vào ngày 18/3, Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận đã "tạm thời" mất quyền tiếp cận biển Azov, sau khi lực lượng Nga giành quyền kiểm soát Mariupol.
Việt Dũng
************
Tin thế giới 14-11: Đánh bom khủng bố giữa Istanbul; Luật sư bà Trump làm tổng thống
Lực lượng an ninh canh gác gần hiện trường sau vụ nổ trên phố Istiklal dành cho người đi bộ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 13-11 - Ảnh: REUTERS
* Khủng bố ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ khiến 6 người chết. Một vụ nổ xảy ra trên phố mua sắm nhộn nhịp Istiklal ở trung tâm thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 13-11 khiến ít nhất sáu người chết và hàng chục người bị thương. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng vụ nổ này có dấu hiệu của một cuộc tấn công "khủng bố".
Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay nêu rõ: “Chúng tôi đánh giá đây là một hành động khủng bố, dường như là do một kẻ tấn công là nữ thực hiện. Chúng tôi sẽ tìm ra những đối tượng chịu trách nhiệm về vụ việc này”.
"Tôi đang đứng cách đó khoảng 50-55m thì đột nhiên có tiếng nổ. Tôi thấy ba hoặc bốn người nằm trên mặt đất. Mọi người chạy trong hoảng loạn. Tiếng ồn rất lớn. Có khói đen" - ông Cemal Denizci (57 tuổi), một nhân chứng, kể lại với Hãng tin AFP.
* Nhiều vụ nổ làm rung chuyển Lugansk. Phóng viên Hãng tin Tass (Nga) cho biết nhiều vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thành phố Lugansk thuộc vùng Lugansk (một trong bốn vùng Nga tuyên bố sáp nhập) ở phía đông Ukraine vào tối 13-11. Các hình ảnh cho thấy khói bốc lên tại thành phố này. Hiện không rõ nguyên nhân.
Một vụ nổ xảy ra ở phía nam thành phố. Một số vụ nổ khác được ghi nhận ở trung tâm thành phố. "Theo sau vụ nổ đầu tiên là khoảng năm vụ nổ nữa. Vụ nổ mạnh nhất xảy ra vào khoảng 22h07. Cửa sổ căn hộ của tôi gần như bị hỏng" - một cư dân Lugansk tên Yulia nói với Hãng tin Tass.
* Mỹ, Hàn Quốc tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nếu Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân. Ngày 13-11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo hai nước sẽ đáp trả bằng "lực lượng áp đảo, sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có" nếu Triều Tiên "sử dụng vũ khí hạt nhân dưới mọi hình thức", theo Hãng tin Yonhap.
* Luật sư của bà Melania Trump trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Slovenia. Ngày 13-11, người Slovenia đã bầu một luật sư có liên hệ với cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump làm nữ tổng thống đầu tiên của quốc gia ở khu vực Nam Âu này, theo kết quả sơ bộ được Hãng tin AFP dẫn lại.
Bà Natasa Pirc Musar đã đánh bại cựu ngoại trưởng Anze Logar trong cuộc tranh cử tổng thống ở đất nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có hai triệu dân này.
Trước đây, với vai trò luật sư, bà Pirc Musar từng được thuê để bảo vệ lợi ích của bà Melania Trump (sinh ra ở Slovenia) trong thời gian chồng bà làm tổng thống, cũng như ngăn chặn các công ty cố gắng thương mại hóa các sản phẩm có tên của bà Melania.
Bà Natasa Pirc Musar thể hiện niềm tin chiến thắng sau vòng hai tại thành phố Ljubljana, ngày 13-11 - Ảnh: REUTERS
* Nhiều đại sứ quán Trung Quốc điều chỉnh yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với người nhập cảnh. Theo Thời báo Hoàn Cầu, ngày 13-11, nhiều đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có Đại sứ quán Trung Quốc ở Pakistan, đã thông báo điều chỉnh yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với khách đến Trung Quốc.
Theo đó, yêu cầu chỉ cần một kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ trước khi lên máy bay. Trước đây, Trung Quốc yêu cầu tất cả hành khách quốc tế phải xét nghiệm PCR hai lần trong vòng 48 giờ trước khi lên máy bay.
* Hàng chục ngàn người biểu tình ở Mexico. Theo Hãng tin Reuters, hàng chục ngàn người đã xuống đường ở Mexico vào ngày 13-11 để phản đối kế hoạch của Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador về việc cải cách ủy ban bầu cử của nước này. Việc cải cách làm dấy lên nỗi lo sẽ giúp tổng thống kiểm soát nhiều hơn đối với hệ thống bầu cử nước này.
* Ấn Độ đẩy mạnh thương mại với Nga bất chấp phương Tây. Ngày 13-11, báo Indian Express dẫn thông tin từ một cuộc họp cấp cao gần đây giữa các quan chức Nga và Ấn Độ cho biết Ấn Độ hiện tại háo hức tăng gấp đôi hoạt động thương mại với Nga, bất chấp việc các quốc gia phương Tây kêu gọi New Delhi tham gia các lệnh trừng phạt áp lên Nga vì chiến sự Ukraine.
* Saudi Arabia lên kế hoạch trồng 600 triệu cây xanh. Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển thảm thực vật và chống sa mạc hóa quốc gia (NCVC) của Saudi Arabia, tiến sĩ Khalid Al-Abdulqader cho biết quốc gia vùng Vịnh này có kế hoạch trồng 600 triệu cây xanh cho đến năm 2030.
Theo ông Al-Abdulqader, sáng kiến này nhận được sự ủng hộ rất tích cực của xã hội Saudi Arabia, với 70.000 tình nguyện viên đã tham gia vào chiến dịch “Let's Make it Green” do Trung tâm NCVC khởi xướng phối hợp với chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác thứ ba.
Lễ hội ẩm thực ở Sri Lanka
Mọi người tham gia lễ hội ẩm thực ở Colombo, Sri Lanka vào hôm 11-11. Thời gian qua Sri Lanka đã trải qua tình trạng khan hiếm lương thực và nhiên liệu trầm trọng cũng như khủng hoảng chính trị kéo dài. Hồi tháng 9, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) - một chương trình viện trợ lương thực nhân đạo của Liên Hiệp Quốc - cảnh báo khủng hoảng lương thực ở Sri Lanka có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp yếu kém, giá cả tăng đột biến và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở quốc đảo này - Ảnh: XINHUA
************
Phi thuyền bí ẩn của Mỹ lập kỷ lục ngoài không gian
Phi thuyền không người lái X-37B của quân đội Mỹ đã quay trở về Trái đất sau khi hoàn thành sứ mệnh bí mật trên quỹ đạo với thời gian kỷ lục 908 ngày.
X-37B đã hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ hôm 12/11, phá vỡ kỷ lục 780 ngày trên quỹ đạo trước đó do chính nó thiết lập.
Lực lượng Không gian Mỹ cho biết, sứ mệnh Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo 6 (OTV-6) cũng đánh dấu lần đầu tiên phi thuyền tái sử dụng này bay vào không gian với một mô-đun dịch vụ gắn liền, làm tăng số lượng thử nghiệm có thể được tiến hành.
Đài RT dẫn lời Trung tá Joseph Fritschen, Giám đốc chương trình phi thuyền nhấn mạnh: “X-37B tiếp tục vượt qua các ranh giới của thử nghiệm, dưới sự điều hành của một nhóm chuyên gia ưu tú thuộc chính phủ và ngành công nghiệp ở hậu trường. Khả năng tiến hành các thí nghiệm trên quỹ đạo và đưa chúng về an toàn để phân tích chuyên sâu trên mặt đất đã chứng minh có giá trị đối với Không quân Mỹ và cộng đồng khoa học”.
Mặc dù OTV-6 đã lập kỷ lục mới về thời lượng hoạt động ngoài Trái đất nhờ chương trình X-37B, nhưng xét về tổng thể đây không phải là sứ mệnh bay dài nhất trong không gian. Các tàu thăm dò Voyager 1 và Voyager 2 của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hoạt động hơn 45 năm, truyền dữ liệu trở lại Trái đất từ cách xa hàng tỷ dặm. Trong khi, phi hành gia Nga Valery Polyakov đã trải qua chuyến du hành vũ trụ có người lái dài nhất trong lịch sử là 438 ngày trên trạm vũ trụ Mir vào các năm 1994 và 1995.
Hai phi thuyền X-37B của Lầu Năm góc đã thực hiện các nhiệm vụ bí mật kể từ năm 2010. Chúng là mẫu máy bay robot giống một phiên bản nhỏ hơn của tàu con thoi đã nghỉ hưu của NASA.
Tương tự tàu con thoi, X-37B cũng được tên lửa đẩy phóng thẳng đứng vào vũ trụ. Phi thuyền hoạt động ở độ cao tới hơn 800km so với Trái đất và khả năng cơ động khiến đối thủ khó dự đoán chuyển động của nó.
Ngoài chương trình X-37B được bảo mật nghiêm ngặt, sứ mệnh OTV-6 được tiết lộ bao gồm cả một thí nghiệm năng lượng mặt trời cho Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Mỹ cũng như 2 nghiên cứu của NASA về tác động của việc tiếp xúc không gian trong thời gian dài đối với các hạt giống và những vật liệu khác.
Tuấn Anh
*************