Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 19 -1-2023 ( Cập nhật nhiều lần )
***************
Canada gửi xe bọc thép cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết, nước này sẽ gửi 200 xe bọc thép Senator cho Ukraine trong thời gian tới.
Theo thông cáo trên trang web của Chính phủ Canada hôm 18/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand đã tới Kiev và có cuộc gặp với nhiều quan chức cấp cao của Ukraine, trong đó có người đồng cấp Ukraine Oleksii Reznikov.
“Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, bà Anand tuyên bố Canada sẽ viện trợ 200 xe bọc thép Senator cho các lực lượng vũ trang Kiev. Lô viện trợ này trị giá hơn 90 triệu USD và là một phần của gói hỗ trợ quân sự bổ sung 500 triệu USD được Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố hồi tháng 11 năm ngoái”, thông cáo viết.
“Bà Anand và ông Reznikov sau đó đã thảo luận về việc Canada làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cấp bách của Ukraine. Bộ trưởng Ukraine Reznikov đã cảm ơn chính quyền Ottawa về các khoản hỗ trợ quân sự trị giá hơn 1 tỷ USD được nước này cam kết dành cho Kiev kể từ tháng Hai năm ngoái”, thông cáo viết thêm.
Đức muốn NATO tránh xung đột với Nga
Tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức cùng các quốc gia khác trong NATO cần tránh để xung đột ở Ukraine trở thành cuộc chiến giữa khối quân sự này và Nga.
“Đức là một trong những quốc gia hỗ trợ Ukraine nhiều nhất. Berlin đã có quyết định rất sớm để thay đổi chiến lược chính trị của mình, không chỉ viện trợ nhân đạo cho Ukraine mà còn cả nhiều vũ khí nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine chừng nào còn cần thiết”, ông Scholz nói với báo giới.
“Các loại pháo được Đức viện trợ cho Ukraine, rất hiệu quả trong việc giúp lực lượng vũ trang Kiev bảo vệ lãnh thổ. Họ có thể dựa vào sự hỗ trợ từ chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng cần tránh cuộc xung đột ở Ukraine có thể biến thành cuộc chiến giữa NATO và Nga”, Thủ tướng Đức nhấn mạnh.
Ở một diễn biến khác, tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng ngày thừa nhận Berlin dính líu “gián tiếp” vào cuộc xung đột ở Ukraine.
“Việc đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức đã là một thách thức lớn, ngay ở trong thời bình. Thách thức này đã trở nên lớn hơn theo thời gian, khi Đức có dính líu gián tiếp tới cuộc xung đột ở Ukraine. Quân đội Đức cần phải thích nghi với một tình huống mới có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”, ông Pistorius nói với hãng thông tấn DPA.
Ông Lavrov nói Mỹ và phương Tây cấm Ukraine đối thoại với Nga
Trong buổi họp báo tổng kết những hoạt động năm 2022 của Bộ Ngoại giao Nga diễn ra hôm 18/1, Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố phương Tây không cho phép Kiev tự đưa ra quyết định trong cuộc xung đột với Moscow.
“Chúng ta thường nghe phương Tây nói họ sẽ không thảo luận về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev. Nhưng trên thực tế, phương Tây đã quyết định thay cho Ukraine khi cấm Tổng thống Volodymyr Zelensky đạt thỏa thuận với Nga vào cuối tháng Ba năm ngoái. Kể từ đó, các đại diện phương Tây nhiều lần nói rằng còn quá sớm để đàm phán và Kiev cần được viện trợ vũ khí để có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán”, hãng tin TASS dẫn lời ông Lavrov nói.
Ukraine và phương Tây tới nay chưa đưa ra bình luận về tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga.
*************
Tin tức thế giới 19-1: Nga khẳng định sẽ thắng ở Ukraine; Microsoft cắt giảm 10.000 việc làm
* Tổng thống Zelensky hối thúc phương Tây cung cấp xe tăng cho Ukraine. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 18-1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng phương Tây nên cung cấp và chuyển giao xe tăng, cũng như các hệ thống phòng không cho Ukraine nhanh hơn so với tốc độ Nga có thể tấn công.
"Việc cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine phải nhanh hơn các cuộc tấn công tên lửa tiếp theo của Nga. Việc cung cấp xe tăng của phương Tây phải nhanh hơn một cuộc tấn công khác của xe tăng Nga", ông Zelensky tuyên bố.
Cũng tại WEF, ông Zelensky khẳng định bản thân không lo lắng về an ninh của cá nhân mình. Bộ trưởng nội vụ của ông đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng trước đó vào ngày 18-1. "Quan điểm của tôi không thay đổi. Chúng tôi cần đạn dược, tôi không có gì phải vội", ông nói.
Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ thắng tại Ukraine
* Tổng thống Putin nói Nga sẽ thắng nhờ nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Theo Hãng tin Reuters, ngày 18-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổ hợp công nghiệp quân sự hùng mạnh của Nga đang đẩy mạnh sản xuất và là một trong những lý do chính khiến đất nước của ông thắng thế ở Ukraine.
Phát biểu với các công nhân tại một nhà máy chuyên sản xuất các hệ thống phòng không ở thành phố St. Petersburg, ông Putin cho biết cả nhu cầu và tổng sản lượng thiết bị quân sự đang tăng lên bởi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine.
"Chắc chắn sẽ chiến thắng, tôi không nghi ngờ gì về điều đó", ông Putin nói.
* Canada triệu tập đại sứ Nga vì tấn công dân thường ở Ukraine. Ngày 18-1, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết Ottawa đã triệu tập đại sứ Nga tại Canada về các cuộc tấn công của Nga nhằm vào dân thường ở Ukraine, bao gồm cả cuộc tấn công ở Dnipro được cho là khiến ít nhất 45 người thiệt mạng.
Bà Joly cho biết phía Canada triệu tập đại sứ Nga để làm rõ rằng họ không chấp nhận việc tấn công vào dân thường ở Dnipro. Kể từ đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" của mình, Nga vẫn khẳng định họ không nhắm mục tiêu vào dân thường.
Chiến tranh với Ukraine kéo dài, Quỹ đầu tư Nga giảm gần 40 tỉ USD trong một tháng
* Quỹ đầu tư của Nga giảm gần 40 tỉ USD chỉ trong một tháng. Theo dữ liệu chính thức Quỹ Đầu tư Quốc gia (NWF) của Nga đã giảm xuống còn 148,4 tỉ USD kể từ ngày 1-1 do chính phủ rút tiền mặt để bù đắp thâm hụt ngân sách. Quỹ này đã hụt 38,1 tỉ USD chỉ trong một tháng.
NWF là một quỹ dự phòng tích lũy doanh thu từ dầu mỏ. Theo Reuters, Nga đã chi chi 2,41.000 tỉ rúp (35,1 tỉ USD) từ NWF để bù đắp thâm hụt trong tháng 12.
* Microsoft cắt giảm 10.000 việc làm. Ngày 18-1, tập đoàn Microsoft thông báo kế hoạch cắt giảm 10.000 việc làm vào cuối quý III của năm tài khóa 2023.
Đây dự kiến sẽ là đợt sa thải mới nhất trong lĩnh vực công nghệ Mỹ, khi nhiều tập đoàn tiếp tục thu hẹp quy mô nhân sự để vượt qua tình hình kinh tế khó khăn.
Trong một email gửi tới nhân viên, giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết số người bị sa thải trên tương đương gần 5% tổng số nhân viên của tập đoàn.
* NASA trao hơn 400 triệu USD cho Boeing. Ngày 18-1, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ đã trao 425 triệu USD cho hãng sản xuất máy bay Boeing Co cho dự án chuyến bay bền vững của mình, trong bối cảnh Washington nỗ lực cắt giảm khí thải của ngành hàng không.
Cụ thể, Boeing sẽ hợp tác với NASA để "chế tạo, thử nghiệm và vận hành một chiếc máy bay trình diễn quy mô lớn, cũng như đánh giá các công nghệ nhằm giảm lượng khí thải".
* Doanh nghiệp Nhật cam kết tăng lương theo kêu gọi của thủ tướng. Theo khảo sát của Reuters, hơn một nửa số công ty Nhật Bản đang lên kế hoạch tăng lương trong năm nay, đáp ứng yêu cầu từ chínhThủ tướng Kishida Fumio nhằm giúp người lao động đối phó với giá tiêu dùng tăng cao.
Chính quyền của Kishida đã nhiều lần kêu gọi các công ty nỗ lực tối đa để tăng lương cho nhân viên, vốn đã không theo kịp tốc độ lạm phát kỷ lục trong 40 năm. Động lực cho các doanh nghiệp đã tăng lên vào tuần trước, khi nhà điều hành hãng thời trang Uniqlo cho biết họ sẽ tăng lương tới 40%.
*************
Lầu Năm Góc âm thầm gửi vũ khí từ Israel cho Ukraine
Ukraine - Nga dùng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày
Theo tờ New York Times, kho dự trữ này cung cấp vũ khí và đạn dược cho Lầu Năm Góc sử dụng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Mỹ cũng đã từng cho phép Israel tiếp cận kho vũ khí trong trường hợp khẩn cấp.
Cuộc xung đột Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao lớn về pháo khi mỗi bên dùng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày. Ukraine đã cạn đạn dược, vũ khí thời Liên Xô và phần lớn đã chuyển sang bắn pháo, đạn do Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây khác tài trợ.
Các nhà phân tích quân sự cho biết pháo là xương sống của hỏa lực chiến đấu trên bộ đối với cả Ukraine và Nga. Kết quả của cuộc chiến có thể phụ thuộc vào việc bên nào hết đạn pháo trước.
Khi các kho dự trữ ở Mỹ đang cạn dần và các nhà sản xuất vũ khí Mỹ chưa thể theo kịp tốc độ ở Ukraine, Lầu Năm Góc đã chuyển sang hai nguồn cung cấp đạn pháo thay thế: một ở Hàn Quốc, một ở Israel.
Trước đây, chưa có thông tin nào về việc dùng đạn pháo ở hai nước này cho xung đột Ukraine.
Israel liên tục từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine
Việc vận chuyển hàng trăm ngàn quả đạn pháo từ hai kho dự trữ trên để giúp Ukraine cho thấy hạn chế riêng của Mỹ và tính chất nhạy cảm ngoại giao của hai đồng minh quan trọng của Mỹ.
Hàn Quốc và Israel đã công khai cam kết không gửi viện trợ quân sự sát thương cho Ukraine.
Năm ngoái, khi Lầu Năm Góc lần đầu tiên nêu ý tưởng rút vũ khí ra khỏi kho dự trữ ở Israel, các quan chức Israel đã bày tỏ lo ngại về phản ứng của Nga. Israel đã áp đặt lệnh cấm vận gần như hoàn toàn đối với việc bán vũ khí cho Ukraine, lo ngại rằng Nga có thể trả đũa.
Mối quan hệ của Israel với Nga đã được theo dõi chặt chẽ kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2-2022. Các quan chức Ukraine đã chỉ trích Chính phủ Israel vì chỉ hỗ trợ hạn chế.
Israel đã liên tục từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine vì sợ làm tổn hại đến quan hệ với Nga và ban đầu bày tỏ lo ngại nếu Lầu Năm Góc rút vũ khí từ kho dự trữ trên lãnh thổ mình.
Các quan chức Israel và Mỹ cho biết khoảng một nửa trong số 300.000 quả đạn dành cho Ukraine đã được chuyển đến châu Âu và cuối cùng sẽ được chuyển thông qua Ba Lan.
Mỹ nỗ lực tăng sức mạnh cho Ukraine
Một phân tích của Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại cho rằng nếu Ukraine tiếp tục nhận được nguồn cung cấp đạn dược ổn định, đặc biệt là pháo, cũng như phụ tùng thay thế, họ sẽ có cơ hội tốt để giành lại nhiều lãnh thổ hơn.
Trang bị đủ đạn pháo cho quân đội Ukraine là một phần trong nỗ lực lớn hơn do Mỹ đứng đầu nhằm tăng sức mạnh chiến đấu tổng thể cho Ukraine.
Mỹ cho đến nay đã gửi hoặc cam kết gửi cho Ukraine hơn 1 triệu quả đạn 155mm. Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết một phần đáng kể trong số đó đến từ các kho dự trữ ở Israel và Hàn Quốc. Các nước phương Tây khác như Đức, Canada, Estonia và Ý đã gửi đạn pháo 155mm tới Ukraine.
Quân đội Ukraine sử dụng khoảng 90.000 viên đạn pháo mỗi tháng, gấp khoảng hai lần so với tốc độ sản xuất của Mỹ và các nước châu Âu cộng lại. Phần còn lại phải đến từ các nguồn khác, gồm các kho dự trữ hiện có hoặc mua thương mại.
Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng họ phải đảm bảo rằng ngay cả khi họ vũ trang cho Ukraine thì các kho dự trữ của Mỹ không giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Theo hai quan chức cấp cao của Israel, Mỹ đã cam kết với Israel rằng họ sẽ bổ sung những gì đã lấy từ các kho trên lãnh thổ Israel và sẽ ngay lập tức vận chuyển đạn dược tới trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
Khi xung đột kéo dài, Lầu Năm Góc và Israel đã đạt được thỏa thuận chuyển khoảng 300.000 quả đạn pháo 155mm.
Mong muốn chuyển số vũ khí này của Mỹ đã chính thức được đề cập trong một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin và ông Benny Gantz, bộ trưởng quốc phòng Israel vào thời điểm đó. Thủ tướng Israel khi đó là Yair Lapid đã chấp thuận yêu cầu của Mỹ.
Các quan chức Israel khẳng định Israel không thay đổi chính sách không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và thay vào đó chỉ là đang tán thành quyết định của Mỹ.
Lịch sử kho vũ khí
Kho dự trữ vũ khí và khí tài quân sự của Mỹ ở Israel có từ Chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1973. Khi đó, Mỹ vận chuyển vũ khí bằng máy bay để tiếp tế cho lực lượng Israel. Sau chiến tranh, Mỹ đã thành lập các kho ở Israel để có thể sử dụng trong khủng hoảng.
Israel được phép rút vũ khí của Mỹ khỏi kho dự trữ trong cuộc chiến với Hezbollah vào mùa hè năm 2006 và một lần nữa trong các chiến dịch chống Hamas ở Dải Gaza vào năm 2014************
Đài Loan lần đầu cho phụ nữ tham gia huấn luyện quân sự dự bị
Lực lượng phòng vệ Đài Loan lần đầu lên kế hoạch cho phép phụ nữ tham gia chương trình huấn luyện lực lượng dự bị, nhằm tăng khả năng phòng thủ.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm 17/1 thông báo sẽ cho phép khoảng 200 nữ quân nhân đã giải ngũ tự nguyện đăng ký tham gia các khóa huấn luyện dự bị từ quý II năm nay, một phần trong nỗ lực tăng cường lực lượng dự bị cho hòn đảo.
"Đây là năm đầu tiên phụ nữ tham gia khóa huấn luyện quân dự bị. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch huấn luyện dựa trên số ứng viên đăng ký tham gia", quan chức quân sự Đài Loan Yu Wen-cheng nói.
Theo ông Yu, chương trình này nhằm "tăng hiệu quả của việc huấn luyện lại các kỹ năng chiến đấu cho quân dự bị, từ đó giúp cải thiện khả năng chiến đấu".
Hiện tại, chỉ có nam giới Đài Loan phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc và tham gia huấn luyện dự bị. Phụ nữ trên hòn đảo có thể tình nguyện đăng ký phục vụ trong lực lượng phòng vệ, nhưng không phải tham gia chương trình huấn luyện dự bị.
Đài Loan cuối năm ngoái thông báo kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 4 tháng lên một năm do "mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc đại lục". Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gọi động thái này là cần thiết nhằm tăng khả năng tự phòng vệ của hòn đảo.
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan gần đây gia tăng căng thẳng sau khi loạt quan chức phương Tây tới thăm hòn đảo và Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng diễn tập cũng như hiện diện quân sự quanh Đài Loan.
Năm 2022, quân đội Trung Quốc đã triển khai 1.727 đợt máy bay hoạt động trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan, so với khoảng 960 lần năm 2021 và 380 lần trong năm 2020.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 19 -1-2023 ( Cập nhật nhiều lần )
***************
Canada gửi xe bọc thép cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết, nước này sẽ gửi 200 xe bọc thép Senator cho Ukraine trong thời gian tới.
Theo thông cáo trên trang web của Chính phủ Canada hôm 18/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand đã tới Kiev và có cuộc gặp với nhiều quan chức cấp cao của Ukraine, trong đó có người đồng cấp Ukraine Oleksii Reznikov.
“Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, bà Anand tuyên bố Canada sẽ viện trợ 200 xe bọc thép Senator cho các lực lượng vũ trang Kiev. Lô viện trợ này trị giá hơn 90 triệu USD và là một phần của gói hỗ trợ quân sự bổ sung 500 triệu USD được Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố hồi tháng 11 năm ngoái”, thông cáo viết.
“Bà Anand và ông Reznikov sau đó đã thảo luận về việc Canada làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cấp bách của Ukraine. Bộ trưởng Ukraine Reznikov đã cảm ơn chính quyền Ottawa về các khoản hỗ trợ quân sự trị giá hơn 1 tỷ USD được nước này cam kết dành cho Kiev kể từ tháng Hai năm ngoái”, thông cáo viết thêm.
Đức muốn NATO tránh xung đột với Nga
Tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức cùng các quốc gia khác trong NATO cần tránh để xung đột ở Ukraine trở thành cuộc chiến giữa khối quân sự này và Nga.
“Đức là một trong những quốc gia hỗ trợ Ukraine nhiều nhất. Berlin đã có quyết định rất sớm để thay đổi chiến lược chính trị của mình, không chỉ viện trợ nhân đạo cho Ukraine mà còn cả nhiều vũ khí nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine chừng nào còn cần thiết”, ông Scholz nói với báo giới.
“Các loại pháo được Đức viện trợ cho Ukraine, rất hiệu quả trong việc giúp lực lượng vũ trang Kiev bảo vệ lãnh thổ. Họ có thể dựa vào sự hỗ trợ từ chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng cần tránh cuộc xung đột ở Ukraine có thể biến thành cuộc chiến giữa NATO và Nga”, Thủ tướng Đức nhấn mạnh.
Ở một diễn biến khác, tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng ngày thừa nhận Berlin dính líu “gián tiếp” vào cuộc xung đột ở Ukraine.
“Việc đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức đã là một thách thức lớn, ngay ở trong thời bình. Thách thức này đã trở nên lớn hơn theo thời gian, khi Đức có dính líu gián tiếp tới cuộc xung đột ở Ukraine. Quân đội Đức cần phải thích nghi với một tình huống mới có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”, ông Pistorius nói với hãng thông tấn DPA.
Ông Lavrov nói Mỹ và phương Tây cấm Ukraine đối thoại với Nga
Trong buổi họp báo tổng kết những hoạt động năm 2022 của Bộ Ngoại giao Nga diễn ra hôm 18/1, Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố phương Tây không cho phép Kiev tự đưa ra quyết định trong cuộc xung đột với Moscow.
“Chúng ta thường nghe phương Tây nói họ sẽ không thảo luận về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev. Nhưng trên thực tế, phương Tây đã quyết định thay cho Ukraine khi cấm Tổng thống Volodymyr Zelensky đạt thỏa thuận với Nga vào cuối tháng Ba năm ngoái. Kể từ đó, các đại diện phương Tây nhiều lần nói rằng còn quá sớm để đàm phán và Kiev cần được viện trợ vũ khí để có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán”, hãng tin TASS dẫn lời ông Lavrov nói.
Ukraine và phương Tây tới nay chưa đưa ra bình luận về tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga.
*************
Tin tức thế giới 19-1: Nga khẳng định sẽ thắng ở Ukraine; Microsoft cắt giảm 10.000 việc làm
* Tổng thống Zelensky hối thúc phương Tây cung cấp xe tăng cho Ukraine. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 18-1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng phương Tây nên cung cấp và chuyển giao xe tăng, cũng như các hệ thống phòng không cho Ukraine nhanh hơn so với tốc độ Nga có thể tấn công.
"Việc cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine phải nhanh hơn các cuộc tấn công tên lửa tiếp theo của Nga. Việc cung cấp xe tăng của phương Tây phải nhanh hơn một cuộc tấn công khác của xe tăng Nga", ông Zelensky tuyên bố.
Cũng tại WEF, ông Zelensky khẳng định bản thân không lo lắng về an ninh của cá nhân mình. Bộ trưởng nội vụ của ông đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng trước đó vào ngày 18-1. "Quan điểm của tôi không thay đổi. Chúng tôi cần đạn dược, tôi không có gì phải vội", ông nói.
Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ thắng tại Ukraine
* Tổng thống Putin nói Nga sẽ thắng nhờ nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Theo Hãng tin Reuters, ngày 18-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổ hợp công nghiệp quân sự hùng mạnh của Nga đang đẩy mạnh sản xuất và là một trong những lý do chính khiến đất nước của ông thắng thế ở Ukraine.
Phát biểu với các công nhân tại một nhà máy chuyên sản xuất các hệ thống phòng không ở thành phố St. Petersburg, ông Putin cho biết cả nhu cầu và tổng sản lượng thiết bị quân sự đang tăng lên bởi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine.
"Chắc chắn sẽ chiến thắng, tôi không nghi ngờ gì về điều đó", ông Putin nói.
* Canada triệu tập đại sứ Nga vì tấn công dân thường ở Ukraine. Ngày 18-1, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết Ottawa đã triệu tập đại sứ Nga tại Canada về các cuộc tấn công của Nga nhằm vào dân thường ở Ukraine, bao gồm cả cuộc tấn công ở Dnipro được cho là khiến ít nhất 45 người thiệt mạng.
Bà Joly cho biết phía Canada triệu tập đại sứ Nga để làm rõ rằng họ không chấp nhận việc tấn công vào dân thường ở Dnipro. Kể từ đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" của mình, Nga vẫn khẳng định họ không nhắm mục tiêu vào dân thường.
Chiến tranh với Ukraine kéo dài, Quỹ đầu tư Nga giảm gần 40 tỉ USD trong một tháng
* Quỹ đầu tư của Nga giảm gần 40 tỉ USD chỉ trong một tháng. Theo dữ liệu chính thức Quỹ Đầu tư Quốc gia (NWF) của Nga đã giảm xuống còn 148,4 tỉ USD kể từ ngày 1-1 do chính phủ rút tiền mặt để bù đắp thâm hụt ngân sách. Quỹ này đã hụt 38,1 tỉ USD chỉ trong một tháng.
NWF là một quỹ dự phòng tích lũy doanh thu từ dầu mỏ. Theo Reuters, Nga đã chi chi 2,41.000 tỉ rúp (35,1 tỉ USD) từ NWF để bù đắp thâm hụt trong tháng 12.
* Microsoft cắt giảm 10.000 việc làm. Ngày 18-1, tập đoàn Microsoft thông báo kế hoạch cắt giảm 10.000 việc làm vào cuối quý III của năm tài khóa 2023.
Đây dự kiến sẽ là đợt sa thải mới nhất trong lĩnh vực công nghệ Mỹ, khi nhiều tập đoàn tiếp tục thu hẹp quy mô nhân sự để vượt qua tình hình kinh tế khó khăn.
Trong một email gửi tới nhân viên, giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết số người bị sa thải trên tương đương gần 5% tổng số nhân viên của tập đoàn.
* NASA trao hơn 400 triệu USD cho Boeing. Ngày 18-1, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ đã trao 425 triệu USD cho hãng sản xuất máy bay Boeing Co cho dự án chuyến bay bền vững của mình, trong bối cảnh Washington nỗ lực cắt giảm khí thải của ngành hàng không.
Cụ thể, Boeing sẽ hợp tác với NASA để "chế tạo, thử nghiệm và vận hành một chiếc máy bay trình diễn quy mô lớn, cũng như đánh giá các công nghệ nhằm giảm lượng khí thải".
* Doanh nghiệp Nhật cam kết tăng lương theo kêu gọi của thủ tướng. Theo khảo sát của Reuters, hơn một nửa số công ty Nhật Bản đang lên kế hoạch tăng lương trong năm nay, đáp ứng yêu cầu từ chínhThủ tướng Kishida Fumio nhằm giúp người lao động đối phó với giá tiêu dùng tăng cao.
Chính quyền của Kishida đã nhiều lần kêu gọi các công ty nỗ lực tối đa để tăng lương cho nhân viên, vốn đã không theo kịp tốc độ lạm phát kỷ lục trong 40 năm. Động lực cho các doanh nghiệp đã tăng lên vào tuần trước, khi nhà điều hành hãng thời trang Uniqlo cho biết họ sẽ tăng lương tới 40%.
*************
Lầu Năm Góc âm thầm gửi vũ khí từ Israel cho Ukraine
Ukraine - Nga dùng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày
Theo tờ New York Times, kho dự trữ này cung cấp vũ khí và đạn dược cho Lầu Năm Góc sử dụng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Mỹ cũng đã từng cho phép Israel tiếp cận kho vũ khí trong trường hợp khẩn cấp.
Cuộc xung đột Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao lớn về pháo khi mỗi bên dùng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày. Ukraine đã cạn đạn dược, vũ khí thời Liên Xô và phần lớn đã chuyển sang bắn pháo, đạn do Mỹ cũng như các đồng minh phương Tây khác tài trợ.
Các nhà phân tích quân sự cho biết pháo là xương sống của hỏa lực chiến đấu trên bộ đối với cả Ukraine và Nga. Kết quả của cuộc chiến có thể phụ thuộc vào việc bên nào hết đạn pháo trước.
Khi các kho dự trữ ở Mỹ đang cạn dần và các nhà sản xuất vũ khí Mỹ chưa thể theo kịp tốc độ ở Ukraine, Lầu Năm Góc đã chuyển sang hai nguồn cung cấp đạn pháo thay thế: một ở Hàn Quốc, một ở Israel.
Trước đây, chưa có thông tin nào về việc dùng đạn pháo ở hai nước này cho xung đột Ukraine.
Israel liên tục từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine
Việc vận chuyển hàng trăm ngàn quả đạn pháo từ hai kho dự trữ trên để giúp Ukraine cho thấy hạn chế riêng của Mỹ và tính chất nhạy cảm ngoại giao của hai đồng minh quan trọng của Mỹ.
Hàn Quốc và Israel đã công khai cam kết không gửi viện trợ quân sự sát thương cho Ukraine.
Năm ngoái, khi Lầu Năm Góc lần đầu tiên nêu ý tưởng rút vũ khí ra khỏi kho dự trữ ở Israel, các quan chức Israel đã bày tỏ lo ngại về phản ứng của Nga. Israel đã áp đặt lệnh cấm vận gần như hoàn toàn đối với việc bán vũ khí cho Ukraine, lo ngại rằng Nga có thể trả đũa.
Mối quan hệ của Israel với Nga đã được theo dõi chặt chẽ kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2-2022. Các quan chức Ukraine đã chỉ trích Chính phủ Israel vì chỉ hỗ trợ hạn chế.
Israel đã liên tục từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine vì sợ làm tổn hại đến quan hệ với Nga và ban đầu bày tỏ lo ngại nếu Lầu Năm Góc rút vũ khí từ kho dự trữ trên lãnh thổ mình.
Các quan chức Israel và Mỹ cho biết khoảng một nửa trong số 300.000 quả đạn dành cho Ukraine đã được chuyển đến châu Âu và cuối cùng sẽ được chuyển thông qua Ba Lan.
Mỹ nỗ lực tăng sức mạnh cho Ukraine
Một phân tích của Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại cho rằng nếu Ukraine tiếp tục nhận được nguồn cung cấp đạn dược ổn định, đặc biệt là pháo, cũng như phụ tùng thay thế, họ sẽ có cơ hội tốt để giành lại nhiều lãnh thổ hơn.
Trang bị đủ đạn pháo cho quân đội Ukraine là một phần trong nỗ lực lớn hơn do Mỹ đứng đầu nhằm tăng sức mạnh chiến đấu tổng thể cho Ukraine.
Mỹ cho đến nay đã gửi hoặc cam kết gửi cho Ukraine hơn 1 triệu quả đạn 155mm. Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết một phần đáng kể trong số đó đến từ các kho dự trữ ở Israel và Hàn Quốc. Các nước phương Tây khác như Đức, Canada, Estonia và Ý đã gửi đạn pháo 155mm tới Ukraine.
Quân đội Ukraine sử dụng khoảng 90.000 viên đạn pháo mỗi tháng, gấp khoảng hai lần so với tốc độ sản xuất của Mỹ và các nước châu Âu cộng lại. Phần còn lại phải đến từ các nguồn khác, gồm các kho dự trữ hiện có hoặc mua thương mại.
Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng họ phải đảm bảo rằng ngay cả khi họ vũ trang cho Ukraine thì các kho dự trữ của Mỹ không giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Theo hai quan chức cấp cao của Israel, Mỹ đã cam kết với Israel rằng họ sẽ bổ sung những gì đã lấy từ các kho trên lãnh thổ Israel và sẽ ngay lập tức vận chuyển đạn dược tới trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
Khi xung đột kéo dài, Lầu Năm Góc và Israel đã đạt được thỏa thuận chuyển khoảng 300.000 quả đạn pháo 155mm.
Mong muốn chuyển số vũ khí này của Mỹ đã chính thức được đề cập trong một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin và ông Benny Gantz, bộ trưởng quốc phòng Israel vào thời điểm đó. Thủ tướng Israel khi đó là Yair Lapid đã chấp thuận yêu cầu của Mỹ.
Các quan chức Israel khẳng định Israel không thay đổi chính sách không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và thay vào đó chỉ là đang tán thành quyết định của Mỹ.
Lịch sử kho vũ khí
Kho dự trữ vũ khí và khí tài quân sự của Mỹ ở Israel có từ Chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1973. Khi đó, Mỹ vận chuyển vũ khí bằng máy bay để tiếp tế cho lực lượng Israel. Sau chiến tranh, Mỹ đã thành lập các kho ở Israel để có thể sử dụng trong khủng hoảng.
Israel được phép rút vũ khí của Mỹ khỏi kho dự trữ trong cuộc chiến với Hezbollah vào mùa hè năm 2006 và một lần nữa trong các chiến dịch chống Hamas ở Dải Gaza vào năm 2014************
Đài Loan lần đầu cho phụ nữ tham gia huấn luyện quân sự dự bị
Lực lượng phòng vệ Đài Loan lần đầu lên kế hoạch cho phép phụ nữ tham gia chương trình huấn luyện lực lượng dự bị, nhằm tăng khả năng phòng thủ.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm 17/1 thông báo sẽ cho phép khoảng 200 nữ quân nhân đã giải ngũ tự nguyện đăng ký tham gia các khóa huấn luyện dự bị từ quý II năm nay, một phần trong nỗ lực tăng cường lực lượng dự bị cho hòn đảo.
"Đây là năm đầu tiên phụ nữ tham gia khóa huấn luyện quân dự bị. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch huấn luyện dựa trên số ứng viên đăng ký tham gia", quan chức quân sự Đài Loan Yu Wen-cheng nói.
Theo ông Yu, chương trình này nhằm "tăng hiệu quả của việc huấn luyện lại các kỹ năng chiến đấu cho quân dự bị, từ đó giúp cải thiện khả năng chiến đấu".
Hiện tại, chỉ có nam giới Đài Loan phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc và tham gia huấn luyện dự bị. Phụ nữ trên hòn đảo có thể tình nguyện đăng ký phục vụ trong lực lượng phòng vệ, nhưng không phải tham gia chương trình huấn luyện dự bị.
Đài Loan cuối năm ngoái thông báo kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 4 tháng lên một năm do "mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc đại lục". Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gọi động thái này là cần thiết nhằm tăng khả năng tự phòng vệ của hòn đảo.
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan gần đây gia tăng căng thẳng sau khi loạt quan chức phương Tây tới thăm hòn đảo và Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng diễn tập cũng như hiện diện quân sự quanh Đài Loan.
Năm 2022, quân đội Trung Quốc đã triển khai 1.727 đợt máy bay hoạt động trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan, so với khoảng 960 lần năm 2021 và 380 lần trong năm 2020.
***********