Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 08 - 01 -2025:

xxxx

hoaluc-4
**********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) - Tây Tạng, Trung Quốc : Động đất mạnh, ít nhất 95 người chết. Trận động đất với cường độ 6,8° Richter xảy ra hôm nay 07/01/2025 tại Tây Tạng, miền tây nam Trung Quốc, vào khoảng 9 giờ 5, giờ địa phương. Tâm chấn là tại Tingri, nơi có 62.000 dân và nằm cách thủ phủ Lhassa khoảng 370 km. Tân Hoa Xã cho biết số người bị thương là 130 người. 

(AFP) - Hàn Quốc : Tư pháp phát thêm một lệnh bắt giữ tổng thống Yoon Suk Yeol. Các nhà điều tra cho biết lệnh bắt giữ mới được ban hành chiều nay 07/01/2025. Cùng ngày, giám đốc Cơ quan điều tra tham nhũng của các quan chức cấp cao (CIO), Oh Dong Woon, đã xin lỗi người dân Hàn Quốc về nỗ lực bất thành bắt giữ ông Yoon hôm 03/01, và khẳng định các nhà điều tra đang chuẩn bị kỹ lưỡng để lần sau sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Cảnh sát tuyên bố sẽ bắt giữ các vệ sĩ của tổng thống nếu lực lượng này lại cản trở CIO bắt ông Yoon.

(AFP) - Bắc Triều Tiên khẳng định đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh. Thông báo được Bình Nhưỡng đưa ra hôm nay 07/01/2025 liên quan đến vụ thử nghiệm tên lửa hôm qua. Lãnh đạo Kim Jong Un đã chứng kiến vụ phóng, khẳng định tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung là nhằm củng cố, tăng cường dần dần khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, theo quân đội Hàn Quốc hôm nay, khẳng định của Bình Nhưỡng rằng đây là 1 tên lửa đạn đạo tầm trung mới mang đầu đạn siêu thanh chỉ là tin « giả ». Một tên lửa chỉ được xem là siêu thanh nếu đạt tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hoặc vận tốc hơn 6.000 km/giờ.

(AFP) - Nguyên lãnh đạo phe cực hữu Pháp qua đời. Ông Jean-Marie Le Pen qua đời hôm 07/01/2025, ở tuổi 96, trong một bệnh viện ở ngoại ô Paris. Ông là người sáng lập đảng Mặt trận Dân tộc, tiền thân của đảng Tập hợp Dân tộc hiện nay. Nhưng kể từ năm 2011, ông Le Pen đã dần dần rút khỏi chính trường nước Pháp, khi con gái Marine Le Pen thay cha lên lãnh đạo đảng.

(Reuters) - CIA công bố các tài liệu theo dõi giới hoạt động nhân quyền gốc châu Mỹ Latinh. Theo tường thuật từ trang Axios hôm qua, 06/01/2025, các hồ sơ được công bố nằm trong giai đoạn 1968 - 1983. CIA theo dõi các hoạt động của nhiều nhà đấu tranh người Mỹ gốc châu Mỹ Latinh, những người tham gia biểu tình ủng hộ nhà đấu tranh dân quyền quá cố Martin Luther King Jr, phản đối hành động thô bạo của cảnh sát, cũng như phản đối chiến tranh Việt Nam.

(Yonhap) - Trump gợi ý Mỹ nên dựa vào các đồng minh để đóng tầu chiến. Trả lời trong chương trình phát thanh « Hugh Hewitt Show » hôm qua, 06/01/2025, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng Hoa Kỳ nên kêu gọi sự trợ giúp từ các đồng minh để xây dựng tầu chiến cho hải quân Mỹ. Phát biểu này của ông Trump được đưa ra vào lúc ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi củng cố ngành công nghiệp đóng tầu Mỹ nếu không muốn bị Trung Quốc bỏ xa. Trung Quốc hiện được cho là có năng suất đóng tầu cao gấp 230 lần so với Mỹ.


*********

Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy của Nga ở Kursk

Quỳnh Như

TPO - Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Ba (7/1) cho biết, quân đội nước này đã thực hiện cuộc tấn công được lập kế hoạch chặt chẽ, nhằm vào trung tâm chỉ huy của Nga ở khu vực Kursk.

"Ngày 7/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công chính xác nhằm vào trung tâm chỉ huy Lữ đoàn bộ binh 810 của Nga gần làng Belaya, tỉnh Kursk", Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine nêu rõ.

Cơ quan này nhấn mạnh "Ukraine sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để phá hủy đội hình vũ trang của Nga".

Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy của Nga ở Kursk ảnh 1


Thông tin chi tiết về cuộc tấn công và mức độ thiệt hại chưa được Ukraine tiết lộ. Phía Nga cũng chưa bình luận về các thông tin này.

Cuộc tấn công diễn ra vài ngày sau khi các lực lượng Ukraine tập kích sở chỉ huy của quân đội Nga ở Maryino, Kursk. Trước đó, ngày 25/12/2024, có thông tin cho biết Ukraine cũng đã tấn công một sở chỉ huy ở Lgov, Kursk.

Cũng trong ngày 7/1, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo, 94 cuộc tấn công trên bộ của Nga tại tỉnh Kursk đã bị đẩy lùi. Con số này tương ứng với gần một nửa số cuộc giao tranh trên toàn mặt trận trong ngày qua.

Đầu tháng 8/2024, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào tỉnh biên giới Kursk của Nga, giữ quyền kiểm soát 1.300 km2 lãnh thổ. Trước động thái trên, Nga đã triển khai quân tiếp viện bao gồm cả binh sĩ Nga và Triều Tiên đến khu vực. Nga được cho là giành lại quyền kiểm soát khoảng 40% lãnh thổ từng bị Ukraine chiếm đóng.


*********

Pháp: Mười năm sau Charlie Hebdo, nhiều người trẻ hơn sẵn sàng tham gia "Thánh Chiến"

Trọng Thành

Hôm nay, 07/01/2025, tròn mười năm vụ khủng bố nhắm vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo, Paris, khiến 11 người chết, trong đó có 8 thành viên tòa soạn. Nguy cơ khủng bố tiếp tục đè nặng lên nước Pháp, nhưng khác với 10 năm về trước, đe dọa khủng bố chủ yếu đến từ bên ngoài, do các chi nhánh của các tổ chức khủng bố Thánh chiến.

Đăng ngày:

5 phút

Giờ đây tình hình đã có nhiều thay đổi: Thủ phạm hành động đơn lẻ nhiều hơn, có nhiều người trẻ tuổi hơn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khủng bố, theo ghi nhận của các cơ quan chống khủng bố Pháp.

Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Bruno Retailleau, trên tờ Le Parisien hôm qua, 06/01/2025, cảnh báo : Đất nước « một lần nữa có thể bị khủng bố tấn công » bởi « cuộc chiến chống chủ nghĩa toàn trị Hồi giáo còn lâu mới giành được thắng lợi hoàn toàn ». Lãnh đạo bộ Nội Vụ Pháp hy vọng là « cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của lực lượng Huynh đệ Hồi giáo » phải « là một trong những ưu tiên lớn trong những tháng tới »

Trên thực tế, khác với nhận định của bộ trưởng Nội Vụ, theo lãnh đạo cơ quan công tố chống khủng bố Pháp PNAT, Olivier Christen, được France Info dẫn lại, đe dọa khủng bố phổ biến trước đây, « đưa lực lượng từ bên ngoài xâm nhập lãnh thổ, kiểu như năm 2015 », hiện nay « không còn là hiểm họa lớn nhất như trước, cho dù không phải là không thể ». Đây cũng là quan điểm của cơ quan An ninh Nội địa DGSI. Vẫn theo PNAT, « hiện còn quá sớm để khẳng định nguy cơ khủng bố gia tăng » sau khi lực lượng Hồi giáo HTS chiếm được Damas, chế độ độc tài Assad sụp đổ tại Syria. 

Điều mà cơ quan công tố chống khủng bố Pháp đặc biệt chú ý là những thay đổi lớn về thành phần các thủ phạm khủng bố, hoặc những người có khả năng tham gia vào các hoạt động khủng bố trong tương lai. PNAT nhấn mạnh đến « xu thế trẻ hóa và nữ giới hóa », cùng với việc coi tư tưởng Thánh chiến « là chuyện bình thường » trong xã hội.

Đồng quan điểm với lãnh đạo cơ quan công tố Pháp, chuyên gia lịch sử đương đại Jenny Raflik, Đại học Nantes, tác giả cuốn Terrorismes en France, une histoire, XIXe-XXIe siècle (tạm dịch là Khủng bố tại Pháp : Từ thế kỷ 19 đến đến thế kỷ 21) ghi nhận « động lực của đe dọa khủng bố đã thay đổi, lan tỏa hơn trong xã hội, do các cá nhân đơn lẻ đã hấp thu những tư tưởng cực đoan trên các mạng xã hội, với các tuyên truyền từ nước ngoài và sẵn sàng chuyển sang hành động ». Nữ chuyên gia này cũng nhấn mạnh là, khác hẳn với trước đây, hiểm họa khủng bố đến từ sự kết hợp « các tác nhân bên ngoài » với « các tác nhân bên trong »

Điều mà cơ quan chống khủng bố Pháp đặc biệt chú ý là tham gia vào các hoạt động khủng bố là các phần tử ngày càng trẻ tuổi hơn. Trong âm mưu khủng bố bị phá vỡ gần đây nhất hồi tháng 12/2024, nghi phạm là ba sinh viên về tin học, tâm lý và hóa học. Ba nghi phạm đã trực tiếp liên hệ qua mạng tin nhắn mã hóa. Ba người đều ở tuổi từ 19 đến 20, bị bắt khi đang bàn về các mục tiêu tấn công.

Vài tháng trước, một thanh niên 18 tuổi đến từ Chechnya, đã dự định tiến hành một cuộc tấn công ở Saint-Etienne (Loire), gần sân vận động Geoffroy-Guichard, trong thời gian Thế Vận Hội. Kể từ năm 2018, những kẻ khủng bố gốc bắc Kavkaz đã thực hiện ba vụ tấn công ở Pháp, trong đó có vụ sát hại hai giáo viên Dominique Bernard và Samuel Paty. Thầy giáo Paty bị giết bởi Abdoullakh Anzorov, một người Hồi giáo cực đoan Chechnya chỉ mới 18 tuổi. 

Cơ quan chống khủng bố Pháp tập trung chú ý vào xu thế « trẻ hóa » hơn nữa của những người có liên quan đến các âm mưu bạo lực. Theo PNAT, « trong những năm gần đây, số trẻ vị thành niên bị truy tố về khủng bố có thể đếm trên đầu ngón tay, 15 trẻ vị thành niên bị truy tố vào năm 2023 và 18 trẻ vị thành niên vào năm 2024 ». Mặc dù số lượng chưa hẳn đã nhiều, nhưng theo cơ quan chống khủng bố Pháp PNAT, đã có một « hằng số đang xuất hiện » : hầu hết những trẻ vị thành niên cực đoan này là « những người yêu thích các nội dung cực kỳ bạo lực, có tính cách hiếu chiến hoặc khiêu dâm »

Trong hiện tại, các nhà thờ Hồi giáo Salafist, các phòng tập thể thao được coi là những nơi đã được các cơ quan an ninh Pháp giám sát chặt chẽ, theo giáo sư chính trị học Xavier Crettiez, Đại học Sciences Po Saint-Germain-en-Laye, « các không gian ảo » mới là nơi giới trẻ tiếp thu các tư tưởng Thánh chiến. Giờ đây các mạng xã hội, chứ không phải các tổ chức bí mật hay nhà tù, mới là « các kênh lan truyền chủ yếu các tư tưởng Thánh chiến », cho nên phải có các nỗ lực theo dõi tương ứng để nhận dạng và các biện pháp đối phó phù hợp. 


***********

Pháp tưởng niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo

Hôm nay, 07/01/2025, là đúng 10 năm ngày xảy ra loạt tấn công khủng bố nhắm vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo và cửa hàng thực phẩm Hypercacher làm thiệt mạng 16 người, trong đó có 8 nhà báo. Sự kiện làm rúng động nước Pháp này còn là điểm khởi đầu cho loạt khủng bố đẫm máu khác, nhấn chìm nước Pháp trong kinh hoàng nhiều năm sau đó.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron cùng đô trưởng Paris Anne Hidalgo đặt vòng hoa tưởng nhiệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách đây 10 năm, ngày 07/01/2025, Paris, Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron cùng đô trưởng Paris Anne Hidalgo đặt vòng hoa tưởng nhiệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách đây 10 năm, ngày 07/01/2025, Paris, Pháp. via REUTERS - LUDOVIC MARIN

Lễ tưởng niệm được tổ chức giản dị theo nguyện vọng của gia đình các nạn nhân, bắt đầu vào lúc 11 giờ 30 từ phố Nicolas-Appert, quận 11 Paris, trụ sở cũ của tòa báo Charlie Hebdo, với sự hiện diện của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đô trưởng Paris Anne Hidalgo, cùng nhiều bộ trưởng. 

Đặc phái viên Chi Phương tường trình: 

Những cái bóng đổ dài trên đường Nicolas Appert, trước trụ sở cũ của Charlie Hebdo. Trong bầu không khí trang nghiêm, các vòng hoa được, từng chiếc một, được đặt xuống để tưởng niệm 12 nạn nhân trong vụ thảm sát tại toà soạn Charlie Hebdo. Mười năm đã trôi qua, nhưng những ký ức vẫn được giữ trọn vẹn, theo chia sẻ của Maryse Wolonski, con gái của một trong những nhà báo của toà soạn : “ Tôi vẫn giữ hồi ức về những cuộc họp của toà soạn. Bố tôi thường dẫn tôi đến đó cùng em gái Natacha… Ông ấy coi Charlie là gia đình của mình”.

Gia đình của những nạn nhân, những nhà báo và họa sĩ biếm họa của Charlie Hebdo, cùng với tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhiều chính trị gia khác…, tất cả cùng thực hiện nghi thức 1 phút mặc niệm.

Theo cựu công tố viên François Mollin, nỗi buồn vẫn còn đó, và năm nào cũng vậy. Tuy nhiên, bà Maryse, gia đình của nạn nhân Wolonski, thì cho rằng cần phải “lạc quan” và “nhìn về phía trước”. Báo chí Pháp đều rầm rộ đưa tin về dịp kỷ niệm 10 năm này, để họ không bị lãng quên.

Lễ tưởng niệm tiếp tục vào buổi chiều, hướng tới Đại lộ Richard le Noir, nơi cảnh sát Ahmed Merabet đã bị anh em nhà Kouachi bắn chết khi tháo chạy khỏi hiện trường, sau đó kết thúc vào khoảng 13h10, với lễ tưởng niệm các nạn nhân bị khủng bố tấn công tại siêu thị Hyper Cacher.

Vụ tấn công khủng bố vào toà soạn Charlie Hebdo đã gây chấn động toàn thế giới, dẫn đến sự ra đời của khẩu hiệu ủng hộ nổi tiếng « Je suis Charlie » (tạm dịch : Tôi là Charlie). Và ngày 11/01/2015, các cuộc tuần hành lớn quy tụ tổng cộng hơn 4 triệu người đã diễn ra trên khắp nước Pháp. Đi đầu đoàn tuần hành ở Paris có sự hiện diện nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ các nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua 06/01 kêu gọi tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố « không ngơi nghỉ », đồng thời nhấn mạnh đến nguy cơ « vẫn tiềm ẩn trong lòng xã hội dân chủ », điều này « đòi hỏi không nên lơ là và từ bỏ cảnh giác tập thể ».


***********

HRW: Việt Nam kết tội luật sư Trần Đình Triển vì chỉ trích ông Nguyễn Hòa Bình

VOA Tiếng Việt

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 7/1 kêu gọi chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc đối với luật sư Trần Đình Triển, người sắp bị đưa ra xét xử chỉ vì chỉ trích nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, nay là Phó Thủ tướng Chính phủ.

Vào ngày 9 /1/ 2025, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến xét xử luật sư Trần Đình Triển, người bị bắt ngày 1/6/2024 và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết án, ông Triển có thể phải đối mặt với án tù 7 năm.

“Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 23/4 đến ngày 9/5 năm 2024, ông Triển đã đăng ba bài viết trên Facebook chỉ trích những việc làm của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Hòa Bình”, HRW cho biết trong thông cáo.

Trước đó, hôm 12/12/2024, báo Công an Nhân dân (CAND) dẫn cáo trạng đối với ông Trần Đình Triển viết: “Thông tin đăng tải có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống Tòa án nhân dân và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao. Việc này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Trong một bài viết, ông Trần Đình Triển lưu ý rằng dưới sự giám sát của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, các tòa án đã ngăn cản thành viên gia đình của các bị cáo tham dự các phiên tòa, và ông chỉ trích quyết định cấm các nhà báo và luật sư quay video tại các phiên tòa công khai, theo HRW.

Theo bản cáo trạng được luật sư Nguyễn Duy Bình, một người bào chữa cho ông Triển, công bố trên Facebook hôm 29/12, ba bài viết của ông bị cáo buộc có tựa đề: “Nguyễn Hòa Bình – những cái nhất khi làm Chánh án”, “Cần mở rộng điều tra vụ án Lê Đức Thọ, có liên quan con trai Nguyễn Hòa Bình hay không?”, và bài “Nguyễn Hòa Bình nói đúng hay sai?!”

Ngoài ra, ông Trần Đình Triển còn viết bài chỉ trích vị chánh án vì đã ra phán quyết đối với tử tù Hồ Duy Hải, bất chấp có nhiều bằng chứng về những sai phạm trong quá trình điều tra vụ án, vẫn theo HRW.

Ông Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao vào tháng 4/2016 và được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2024. Trước đó, vào tháng 7/2011, ông đảm nhận chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Theo quan sát của HRW, chính quyền Việt Nam ngày càng sử dụng Điều 331 để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ, với việc các tòa án kết án và tuyên án ít nhất 24 người theo điều khoản này chỉ trong năm 2024.

“Chính phủ nên ngay lập tức bãi bỏ mọi cáo buộc đối với ông Trần Đình Triển và trả tự do cho ông và những người khác bị truy tố vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa”, HRW, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, kêu gọi.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về thông cáo trên của HRW, nhưng chưa được phản hồi.

Ông Trần Đình Triển đứng đầu Công ty Luật Vì Dân, do ông thành lập năm 2006. Ông cũng là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội từ năm 2013-2018. Năm 2011, ông tham gia nhóm bào chữa cho nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ và cùng các luật sư đồng nghiệp bước ra khỏi phòng xử án để phản đối sự đối xử bất công đối với nhóm luật sư bào chữa.

Ông Trần Đình Triển là người mới nhất trong hàng loạt luật sư nổi tiếng bị chính quyền nhắm tới vì các bài đăng công khai trên internet. Trong năm 2023 và 2024, ít nhất bốn luật sư Việt Nam đã xin tị nạn tại Hoa Kỳ vì sợ bị bắt, theo HRW.

Theo Nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc về vai trò của luật sư, “luật sư như những công dân khác có quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, lập hội và hội họp. Đặc biệt, họ có quyền tham gia thảo luận công khai về các vấn đề liên quan đến luật pháp, hoạt động tư pháp cũng như thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền… mà không bị hạn chế về mặt chuyên môn vì lý do hành động hợp pháp của họ”.


**********

Ông Trump yêu cầu tòa phúc thẩm hủy bỏ vụ án trả tiền bịt miệng trước phiên tuyên án


Ông Trump ra tòa trong vụ trả tiền bịt miệng
Ông Trump ra tòa trong vụ trả tiền bịt miệng

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 7/1 đã yêu cầu tòa phúc thẩm ở New York hủy bỏ bản án của ông về các cáo trạng hình sự liên quan đến việc trả tiền bịt miệng một ngôi sao khiêu dâm, và bác bỏ vụ án trước khi diễn ra phiên tuyên án dự kiến vào ngày 10/1.

Yêu cầu của ông Trump đối với Ban Phúc thẩm, tòa phúc thẩm cấp trung của tiểu bang, là nỗ lực cuối cùng của ông nhằm ngăn chặn phán quyết của thẩm phán hôm 6/1 là vẫn tiến hành tuyên án, vốn dự kiến sẽ diễn ra 10 ngày trước lễ nhậm chức.

Trong phán quyết đó, Thẩm phán Juan Merchan đã bác bỏ yêu cầu từ các luật sư của ông Trump là cần hoãn lại việc tuyên án trong khi họ kháng cáo hai trong số các phán quyết trước đó của thẩm phán giữ nguyên phán quyết có tội hồi tháng 5 của bồi thẩm đoàn Manhattan về 34 tội danh đại hình liên quan đế hành vi làm giả hồ sơ kinh doanh.

Thẩm phán gọi yêu cầu trì hoãn của ông Trump chủ yếu ‘lặp lại các lập luận mà ông đã nêu ra nhiều lần trước đây’.

Khi lên lịch tuyên án ông Trump vào ngày 10/1, Thẩm phán Merchan nói rằng ông không tính bỏ tù ông Trump. Thẩm phán cho biết bản án thả vô điều kiện, tức là đưa phán quyết có tội vào hồ sơ của ông Trump mà không có hình phạt hay quản chế nào, sẽ là cách làm thực tế nhất khi ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Trong đơn gửi đến Ban Phúc thẩm hôm 7/1, các luật sư của ông Trump nói rằng quyền miễn trừ của một tổng thống đương nhiệm áp dụng luôn cho giai đoạn chuyển tiếp từ khi thắng cử cho đến khi nhậm chức. Họ đòi tòa ngăn việc tuyên án trong khi ông đang kháng cáo.

“Thẩm phán Merchan không có thẩm quyền theo luật để tiến tới tuyên án trong khi Tổng thống Trump thực hiện quyền hiến định liên bang để thách thức các phán quyết này”, các luật sư của ông Trump là Todd Blanche và Emil Bove viết.

Vụ việc bắt nguồn từ khoản tiền 130.000 đô la mà cựu luật sư của ông Trump, ông Michael Cohen, đã chi trả cho nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels để yêu cầu cô giữ im lặng trước cuộc bầu cử năm 2016 về một cuộc gặp gỡ để quan hệ tình dục với ông Trump mà cô nói đã xảy ra một thập kỷ trước đó.

Kể từ khi có phán quyết, các luật sư của ông đã hai lần muốn chấm dứt vụ án nhưng bất thành.

Thẩm phán Merchan trước đó đã bác bỏ lập luận của họ rằng phán quyết hồi tháng 7 của Tòa án Tối cao trong một vụ án hình sự riêng rẽ nhằm vào ông Trump rằng các tổng thống không thể bị truy tố cho các hành vi chính thức có nghĩa là vụ án trả tiền bịt miệng phải bị bác bỏ. Thẩm phán Merchan phán quyết rằng vụ án đó liên quan đến hành vi cá nhân của ông Trump.

Sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11, các luật sư của ông lập luận rằng việc vụ án treo lơ lửng trên đầu ông khi ông làm tổng thống sẽ cản trở khả năng điều hành đất nước của ông. Thẩm phán Merchan bác bỏ lập luận đó và cho rằng đảo ngược phán quyết của bồi thẩm đoàn sẽ là sự sỉ nhục đối với nền pháp trị.


**********

Hamas giữ nguyên yêu sách khi thời hạn ông Trump đặt ra đang đến gần


Người biểu tình đem theo chân dung các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tuần hành đòi phải có hành động giúp các con tin được thả ở Tel Avi hôm 4/1.
Người biểu tình đem theo chân dung các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tuần hành đòi phải có hành động giúp các con tin được thả ở Tel Avi hôm 4/1.

Hamas hôm 7/1 vẫn giữ nguyên yêu sách đòi Israel phải chấm dứt hoàn toàn cuộc tấn công vào Gaza trong bất kỳ thỏa thuận nào về con tin, và nói rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã hấp tấp khi nói rằng Hamas sẽ ‘trả giá rất đắt’ trừ khi các con tin được trả tự do trước lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.

Các quan chức của nhóm Hamas và Israel đã tổ chức các cuộc đàm phán với các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập trong nỗ lực quyết liệt nhất trong nhiều tháng để đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ đã kêu gọi nỗ lực cuối cùng để đạt thỏa thuận trước khi Tổng thống Joe Biden rời nhiệm sở, và nhiều người trong khu vực hiện coi lễ nhậm chức của ông Trump là thời hạn chót không chính thức.

Nhưng với thời gian đang gần cạn, cả hai phía đều cáo buộc phía kia ngăn chặn thỏa thuận bằng cách vẫn giữ nguyên các điều kiện vốn đã phá hỏng tất cả các nỗ lực hòa bình trước đó trong hơn một năm.

Hamas nói rằng họ sẽ trả tự do cho các con tin còn lại chỉ khi nào Israel đồng ý chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi Gaza. Israel nói rằng họ sẽ không kết thúc chiến tranh cho đến khi Hamas bị giải tán và tất cả các con tin được tự do.

“Hamas là trở ngại duy nhất đối với việc thả con tin”, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Israel, Eden Bar Tal, phát biểu trong một cuộc họp báo và nói rằng Israel hoàn toàn cam kết đạt được thỏa thuận.

Osama Hamdan, quan chức Hamas đã tổ chức cuộc họp báo ở Algiers, nói rằng phá hoại các nỗ lực để đạt được thỏa thuận là lỗi của Israel.

Mặc dù ông nói ông sẽ không nêu chi tiết về vòng đàm phán mới nhất, nhưng ông nhắc lại các điều kiện của Hamas về ‘chấm dứt hoàn toàn cuộc xâm lược và rút lui hoàn toàn khỏi các vùng đất mà quân chiếm đóng xâm lược’.

Bình luận về lời đe dọa của ông Trump rằng sẽ Hamas ‘sẽ phải trả giá rất đắt’ trừ khi tất cả các con tin được trả tự do trước ngày ông nhậm chức, ông Hamdan nói: “Tôi nghĩ Tổng thống Mỹ phải có những tuyên bố nguyên tắc và ngoại giao hơn’.

Israel đã cử một nhóm quan chức cấp trung đến Qatar để tham gia cuộc đàm phán do các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập làm trung gian. Một số tin tức trên truyền thông Ả Rập cho biết ông David Barnea, người đứng đầu Mossad và đã dẫn đầu các cuộc đàm phán, dự kiến sẽ tham gia cùng họ. Văn phòng Thủ tướng Israel không bình luận.

Trong một bước đáng chú ý hướng tới thỏa thuận, một quan chức Hamas nói với Reuters hôm 5/1 rằng nhóm này đã đồng ý với một danh sách do Israel đưa ra mà trong đó có 34 con tin có thể được trả tự do trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn, cùng với các tù nhân Palestine bị Israel giam giữ.

Danh sách bao gồm các nữ binh sĩ Israel cùng với thường dân lớn tuổi, nữ và vị thành niên. Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel cho đến nay vẫn chưa được xác nhận liệu những người có tên trong danh sách có còn sống hay không.


*************

Tàu Trung Quốc bị tình nghi làm hỏng cáp ngầm gần Đài Loan


Biểu tượng của Chunghwa Telecom. Công ty nói việc cáp biển bị đứt không ảnh hưởng đến dịch vụ internet trên toàn đảo, có thể là do một tàu kéo neo dọc theo đáy biển nơi đặt cáp ngầm gần cảng Cơ Long ở phía bắc Đài Loan vào sáng ngày 3/1/2025.
Biểu tượng của Chunghwa Telecom. Công ty nói việc cáp biển bị đứt không ảnh hưởng đến dịch vụ internet trên toàn đảo, có thể là do một tàu kéo neo dọc theo đáy biển nơi đặt cáp ngầm gần cảng Cơ Long ở phía bắc Đài Loan vào sáng ngày 3/1/2025.

Đài Loan đang điều tra một tàu do Trung Quốc sở hữu bị tình nghi cắt đứt một tuyến cáp quang ngầm ở phía bắc Đài Loan. Mặc dù vụ này chỉ gây gián đoạn tối thiểu cho các dịch vụ internet, nhưng các nhà phân tích cho rằng nó phản ánh sự dễ bị tổn thương của Đài Loan và cơ sở hạ tầng ngầm của nước này trong trường hợp bị quân đội Trung Quốc tấn công hoặc phong tỏa.

“Đây là điểm yếu chung của nhiều quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa”, ông Drew Thompson, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore và là cựu quan chức Ngũ Giác Đài, nói.

“Thách thức thực sự đối với Đài Loan là làm thế nào để họ tăng khả năng phục hồi của mình khi ngày càng có nhiều nhận thức rằng họ có thể bị cố tình làm tổn thương thông qua các cuộc tấn công trực tiếp khó có thể quy cho một tác nhân cụ thể”, ông nói với VOA qua điện thoại.

Nhà điều hành viễn thông do chính phủ Đài Loan kiểm soát Chunghwa Telecom đã nhận được cảnh báo về thiệt hại đối với một tuyến cáp ngầm gần Cảng Cơ Long ở phía bắc Đài Loan vào sáng ngày 3/1.

Chunghwa Telecom cho biết việc gián đoạn, không ảnh hưởng đến dịch vụ internet trên toàn đảo, có thể là do một tàu kéo neo dọc theo đáy biển nơi đặt cáp ngầm.

Trong vòng vài giờ, lực lượng cảnh sát biển Đài Loan đã điều tàu ra và phát hiện tàu Shunxin-39 treo cờ Cameroon ở vùng biển phía bắc Đài Loan. Chính quyền Đài Loan đã ra lệnh cho tàu quay trở lại vùng biển ngoài khơi Cảng Cơ Long để kiểm tra nhưng không lên tàu do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đài Bắc đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hàn Quốc để điều tra con tàu đang đi về phía thành phố Busan của Hàn Quốc. Lực lượng cảnh sát biển Đài Loan cho biết trong một tuyên bố chia sẻ với VOA rằng con tàu thuộc sở hữu của một công ty Hong Kong do một công dân Trung Quốc đứng đầu. Bảy thành viên thủy thủ đoàn trên tàu đều là công dân Trung Quốc.

Ngoài việc treo cờ Cameroon, chính quyền Đài Loan cho biết con tàu cũng được đăng ký tại Tanzania và dường như hoạt động theo hai bộ thiết bị Hệ thống Nhận dạng Tự động vốn cho thấy thông tin cơ bản và tọa độ của tàu.

Lực lượng cảnh sát biển cho biết trong khi ý định của tàu Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng, vụ việc có thể là một phần trong các hoạt động vùng xám của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên Đài Loan thông qua các chiến thuật bất thường không liên quan đến chiến đấu.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đã nhiều lần tuyên bố sẽ thống nhất với hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc đã tăng tần suất các hoạt động vùng xám xung quanh Đài Loan trong những năm gần đây, thường xuyên triển khai máy bay quân sự, tàu hải quân và tàu cảnh sát biển đến không phận và vùng biển gần Đài Loan.

Ông Ray Powell, giám đốc dự án Sealight của Đại học Stanford, nơi theo dõi các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nói với VOA rằng tàu Trung Quốc đã hoạt động giữa các vùng biển gần Cảng Cơ Long của Đài Loan, Busan của Hàn Quốc và dọc theo bờ biển Trung Quốc dưới hai tên khác nhau, hai lá cờ khác nhau và sáu số nhận dạng khác nhau trong sáu tháng qua.

“Có ít nhất sáu số đăng ký khác nhau cho thấy con tàu này chuyên hoạt động độc lập hoặc khó theo dõi”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Ông Powell cho biết con tàu có thể đang tiến hành một hoạt động vùng xám chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Đài Loan trong khu vực.

“Lý do chúng tôi phân loại sự kiện này là hoạt động tiềm ẩn trong vùng xám là vì nó ẩn sau một công ty tư nhân có trụ sở tại Hong Kong với chủ sở hữu ở Trung Quốc và treo cờ các nước châu Phi, để thể hiện là chính phủ Trung Quốc không dính dáng tới các hoạt động của tàu”, ông nói với VOA.

Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington trả lời VOA bằng văn bản rằng họ không biết về việc cắt đứt cáp ngầm gần phía bắc Đài Loan, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh “luôn hoan nghênh và ủng hộ các quốc gia và công ty viễn thông khác lắp đặt cáp ngầm quốc tế tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.

Vụ này xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều thiệt hại đối với cáp ngầm và đường ống, do tàu của Trung Quốc và Nga gây ra ở Biển Baltic kể từ năm 2023.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên một tàu Trung Quốc bị nghi ngờ cắt cáp ngầm gần Đài Loan. Vào tháng 2 năm 2023, chính quyền Đài Loan đã tìm ra bằng chứng cho thấy hai tàu Trung Quốc đã cắt hai cáp internet gần đảo Mã Tổ xa xôi của Đài Loan, gây ra tình trạng mất internet kéo dài một tháng trên hòn đảo nhỏ này.

Kể từ đó, Đài Loan đã đổ nhiều nguồn lực hơn vào việc chuẩn bị cho khả năng mất internet do hư hỏng cáp ngầm dưới biển. Tháng 10 năm ngoái, Chunghwa Telecom thông báo rằng tín hiệu từ các vệ tinh quỹ đạo Trái Đất thấp sẽ phủ sóng toàn bộ hòn đảo. Đây là một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào cáp ngầm dưới biển để liên lạc ra bên ngoài.

Trong khi Chunghwa Telecom cho biết cáp sẽ được sửa vào cuối tháng này, Bộ Các vấn đề Kỹ thuật số của Đài Loan đã cam kết sẽ bảo đảm thêm kinh phí để giúp công ty mạng viễn thông này xây dựng thêm cơ sở vật chất nhằm tăng cường kết nối của hòn đảo này với các tuyến cáp ngầm quốc tế.

Một số nhà lập pháp Đài Loan cũng kêu gọi lực lượng cảnh sát biển tăng cường năng lực giám sát các hoạt động tại các khu vực tập trung nhiều cáp ngầm và cập nhật các giao thức để đề phòng các vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.

Một số nhà phân tích cho rằng lực lượng cảnh sát biển cần tăng cường năng lực để giải quyết những thách thức do Trung Quốc gây ra, vốn đã trở nên thường xuyên hơn trong những năm gần đây.

Ông Shen Ming-shih, một nhà phân tích quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết điều đó bao gồm việc giám sát “các hoạt động bất thường do tàu đánh cá hoặc tàu thương mại thực hiện ở vùng biển gần cáp ngầm của Đài Loan”.

Ông nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng Đài Loan cũng nên nâng cao hiệu quả trong việc sửa chữa “các tuyến cáp ngầm bị hư hỏng trong thời gian ngắn nhất”.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 08 - 01 -2025:

xxxx

hoaluc-4
**********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) - Tây Tạng, Trung Quốc : Động đất mạnh, ít nhất 95 người chết. Trận động đất với cường độ 6,8° Richter xảy ra hôm nay 07/01/2025 tại Tây Tạng, miền tây nam Trung Quốc, vào khoảng 9 giờ 5, giờ địa phương. Tâm chấn là tại Tingri, nơi có 62.000 dân và nằm cách thủ phủ Lhassa khoảng 370 km. Tân Hoa Xã cho biết số người bị thương là 130 người. 

(AFP) - Hàn Quốc : Tư pháp phát thêm một lệnh bắt giữ tổng thống Yoon Suk Yeol. Các nhà điều tra cho biết lệnh bắt giữ mới được ban hành chiều nay 07/01/2025. Cùng ngày, giám đốc Cơ quan điều tra tham nhũng của các quan chức cấp cao (CIO), Oh Dong Woon, đã xin lỗi người dân Hàn Quốc về nỗ lực bất thành bắt giữ ông Yoon hôm 03/01, và khẳng định các nhà điều tra đang chuẩn bị kỹ lưỡng để lần sau sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Cảnh sát tuyên bố sẽ bắt giữ các vệ sĩ của tổng thống nếu lực lượng này lại cản trở CIO bắt ông Yoon.

(AFP) - Bắc Triều Tiên khẳng định đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh. Thông báo được Bình Nhưỡng đưa ra hôm nay 07/01/2025 liên quan đến vụ thử nghiệm tên lửa hôm qua. Lãnh đạo Kim Jong Un đã chứng kiến vụ phóng, khẳng định tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung là nhằm củng cố, tăng cường dần dần khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, theo quân đội Hàn Quốc hôm nay, khẳng định của Bình Nhưỡng rằng đây là 1 tên lửa đạn đạo tầm trung mới mang đầu đạn siêu thanh chỉ là tin « giả ». Một tên lửa chỉ được xem là siêu thanh nếu đạt tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hoặc vận tốc hơn 6.000 km/giờ.

(AFP) - Nguyên lãnh đạo phe cực hữu Pháp qua đời. Ông Jean-Marie Le Pen qua đời hôm 07/01/2025, ở tuổi 96, trong một bệnh viện ở ngoại ô Paris. Ông là người sáng lập đảng Mặt trận Dân tộc, tiền thân của đảng Tập hợp Dân tộc hiện nay. Nhưng kể từ năm 2011, ông Le Pen đã dần dần rút khỏi chính trường nước Pháp, khi con gái Marine Le Pen thay cha lên lãnh đạo đảng.

(Reuters) - CIA công bố các tài liệu theo dõi giới hoạt động nhân quyền gốc châu Mỹ Latinh. Theo tường thuật từ trang Axios hôm qua, 06/01/2025, các hồ sơ được công bố nằm trong giai đoạn 1968 - 1983. CIA theo dõi các hoạt động của nhiều nhà đấu tranh người Mỹ gốc châu Mỹ Latinh, những người tham gia biểu tình ủng hộ nhà đấu tranh dân quyền quá cố Martin Luther King Jr, phản đối hành động thô bạo của cảnh sát, cũng như phản đối chiến tranh Việt Nam.

(Yonhap) - Trump gợi ý Mỹ nên dựa vào các đồng minh để đóng tầu chiến. Trả lời trong chương trình phát thanh « Hugh Hewitt Show » hôm qua, 06/01/2025, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng Hoa Kỳ nên kêu gọi sự trợ giúp từ các đồng minh để xây dựng tầu chiến cho hải quân Mỹ. Phát biểu này của ông Trump được đưa ra vào lúc ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi củng cố ngành công nghiệp đóng tầu Mỹ nếu không muốn bị Trung Quốc bỏ xa. Trung Quốc hiện được cho là có năng suất đóng tầu cao gấp 230 lần so với Mỹ.


*********

Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy của Nga ở Kursk

Quỳnh Như

TPO - Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Ba (7/1) cho biết, quân đội nước này đã thực hiện cuộc tấn công được lập kế hoạch chặt chẽ, nhằm vào trung tâm chỉ huy của Nga ở khu vực Kursk.

"Ngày 7/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công chính xác nhằm vào trung tâm chỉ huy Lữ đoàn bộ binh 810 của Nga gần làng Belaya, tỉnh Kursk", Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine nêu rõ.

Cơ quan này nhấn mạnh "Ukraine sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để phá hủy đội hình vũ trang của Nga".

Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy của Nga ở Kursk ảnh 1


Thông tin chi tiết về cuộc tấn công và mức độ thiệt hại chưa được Ukraine tiết lộ. Phía Nga cũng chưa bình luận về các thông tin này.

Cuộc tấn công diễn ra vài ngày sau khi các lực lượng Ukraine tập kích sở chỉ huy của quân đội Nga ở Maryino, Kursk. Trước đó, ngày 25/12/2024, có thông tin cho biết Ukraine cũng đã tấn công một sở chỉ huy ở Lgov, Kursk.

Cũng trong ngày 7/1, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo, 94 cuộc tấn công trên bộ của Nga tại tỉnh Kursk đã bị đẩy lùi. Con số này tương ứng với gần một nửa số cuộc giao tranh trên toàn mặt trận trong ngày qua.

Đầu tháng 8/2024, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào tỉnh biên giới Kursk của Nga, giữ quyền kiểm soát 1.300 km2 lãnh thổ. Trước động thái trên, Nga đã triển khai quân tiếp viện bao gồm cả binh sĩ Nga và Triều Tiên đến khu vực. Nga được cho là giành lại quyền kiểm soát khoảng 40% lãnh thổ từng bị Ukraine chiếm đóng.


*********

Pháp: Mười năm sau Charlie Hebdo, nhiều người trẻ hơn sẵn sàng tham gia "Thánh Chiến"

Trọng Thành

Hôm nay, 07/01/2025, tròn mười năm vụ khủng bố nhắm vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo, Paris, khiến 11 người chết, trong đó có 8 thành viên tòa soạn. Nguy cơ khủng bố tiếp tục đè nặng lên nước Pháp, nhưng khác với 10 năm về trước, đe dọa khủng bố chủ yếu đến từ bên ngoài, do các chi nhánh của các tổ chức khủng bố Thánh chiến.

Đăng ngày:

5 phút

Giờ đây tình hình đã có nhiều thay đổi: Thủ phạm hành động đơn lẻ nhiều hơn, có nhiều người trẻ tuổi hơn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khủng bố, theo ghi nhận của các cơ quan chống khủng bố Pháp.

Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Bruno Retailleau, trên tờ Le Parisien hôm qua, 06/01/2025, cảnh báo : Đất nước « một lần nữa có thể bị khủng bố tấn công » bởi « cuộc chiến chống chủ nghĩa toàn trị Hồi giáo còn lâu mới giành được thắng lợi hoàn toàn ». Lãnh đạo bộ Nội Vụ Pháp hy vọng là « cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của lực lượng Huynh đệ Hồi giáo » phải « là một trong những ưu tiên lớn trong những tháng tới »

Trên thực tế, khác với nhận định của bộ trưởng Nội Vụ, theo lãnh đạo cơ quan công tố chống khủng bố Pháp PNAT, Olivier Christen, được France Info dẫn lại, đe dọa khủng bố phổ biến trước đây, « đưa lực lượng từ bên ngoài xâm nhập lãnh thổ, kiểu như năm 2015 », hiện nay « không còn là hiểm họa lớn nhất như trước, cho dù không phải là không thể ». Đây cũng là quan điểm của cơ quan An ninh Nội địa DGSI. Vẫn theo PNAT, « hiện còn quá sớm để khẳng định nguy cơ khủng bố gia tăng » sau khi lực lượng Hồi giáo HTS chiếm được Damas, chế độ độc tài Assad sụp đổ tại Syria. 

Điều mà cơ quan công tố chống khủng bố Pháp đặc biệt chú ý là những thay đổi lớn về thành phần các thủ phạm khủng bố, hoặc những người có khả năng tham gia vào các hoạt động khủng bố trong tương lai. PNAT nhấn mạnh đến « xu thế trẻ hóa và nữ giới hóa », cùng với việc coi tư tưởng Thánh chiến « là chuyện bình thường » trong xã hội.

Đồng quan điểm với lãnh đạo cơ quan công tố Pháp, chuyên gia lịch sử đương đại Jenny Raflik, Đại học Nantes, tác giả cuốn Terrorismes en France, une histoire, XIXe-XXIe siècle (tạm dịch là Khủng bố tại Pháp : Từ thế kỷ 19 đến đến thế kỷ 21) ghi nhận « động lực của đe dọa khủng bố đã thay đổi, lan tỏa hơn trong xã hội, do các cá nhân đơn lẻ đã hấp thu những tư tưởng cực đoan trên các mạng xã hội, với các tuyên truyền từ nước ngoài và sẵn sàng chuyển sang hành động ». Nữ chuyên gia này cũng nhấn mạnh là, khác hẳn với trước đây, hiểm họa khủng bố đến từ sự kết hợp « các tác nhân bên ngoài » với « các tác nhân bên trong »

Điều mà cơ quan chống khủng bố Pháp đặc biệt chú ý là tham gia vào các hoạt động khủng bố là các phần tử ngày càng trẻ tuổi hơn. Trong âm mưu khủng bố bị phá vỡ gần đây nhất hồi tháng 12/2024, nghi phạm là ba sinh viên về tin học, tâm lý và hóa học. Ba nghi phạm đã trực tiếp liên hệ qua mạng tin nhắn mã hóa. Ba người đều ở tuổi từ 19 đến 20, bị bắt khi đang bàn về các mục tiêu tấn công.

Vài tháng trước, một thanh niên 18 tuổi đến từ Chechnya, đã dự định tiến hành một cuộc tấn công ở Saint-Etienne (Loire), gần sân vận động Geoffroy-Guichard, trong thời gian Thế Vận Hội. Kể từ năm 2018, những kẻ khủng bố gốc bắc Kavkaz đã thực hiện ba vụ tấn công ở Pháp, trong đó có vụ sát hại hai giáo viên Dominique Bernard và Samuel Paty. Thầy giáo Paty bị giết bởi Abdoullakh Anzorov, một người Hồi giáo cực đoan Chechnya chỉ mới 18 tuổi. 

Cơ quan chống khủng bố Pháp tập trung chú ý vào xu thế « trẻ hóa » hơn nữa của những người có liên quan đến các âm mưu bạo lực. Theo PNAT, « trong những năm gần đây, số trẻ vị thành niên bị truy tố về khủng bố có thể đếm trên đầu ngón tay, 15 trẻ vị thành niên bị truy tố vào năm 2023 và 18 trẻ vị thành niên vào năm 2024 ». Mặc dù số lượng chưa hẳn đã nhiều, nhưng theo cơ quan chống khủng bố Pháp PNAT, đã có một « hằng số đang xuất hiện » : hầu hết những trẻ vị thành niên cực đoan này là « những người yêu thích các nội dung cực kỳ bạo lực, có tính cách hiếu chiến hoặc khiêu dâm »

Trong hiện tại, các nhà thờ Hồi giáo Salafist, các phòng tập thể thao được coi là những nơi đã được các cơ quan an ninh Pháp giám sát chặt chẽ, theo giáo sư chính trị học Xavier Crettiez, Đại học Sciences Po Saint-Germain-en-Laye, « các không gian ảo » mới là nơi giới trẻ tiếp thu các tư tưởng Thánh chiến. Giờ đây các mạng xã hội, chứ không phải các tổ chức bí mật hay nhà tù, mới là « các kênh lan truyền chủ yếu các tư tưởng Thánh chiến », cho nên phải có các nỗ lực theo dõi tương ứng để nhận dạng và các biện pháp đối phó phù hợp. 


***********

Pháp tưởng niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo

Hôm nay, 07/01/2025, là đúng 10 năm ngày xảy ra loạt tấn công khủng bố nhắm vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo và cửa hàng thực phẩm Hypercacher làm thiệt mạng 16 người, trong đó có 8 nhà báo. Sự kiện làm rúng động nước Pháp này còn là điểm khởi đầu cho loạt khủng bố đẫm máu khác, nhấn chìm nước Pháp trong kinh hoàng nhiều năm sau đó.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron cùng đô trưởng Paris Anne Hidalgo đặt vòng hoa tưởng nhiệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách đây 10 năm, ngày 07/01/2025, Paris, Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron cùng đô trưởng Paris Anne Hidalgo đặt vòng hoa tưởng nhiệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách đây 10 năm, ngày 07/01/2025, Paris, Pháp. via REUTERS - LUDOVIC MARIN

Lễ tưởng niệm được tổ chức giản dị theo nguyện vọng của gia đình các nạn nhân, bắt đầu vào lúc 11 giờ 30 từ phố Nicolas-Appert, quận 11 Paris, trụ sở cũ của tòa báo Charlie Hebdo, với sự hiện diện của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đô trưởng Paris Anne Hidalgo, cùng nhiều bộ trưởng. 

Đặc phái viên Chi Phương tường trình: 

Những cái bóng đổ dài trên đường Nicolas Appert, trước trụ sở cũ của Charlie Hebdo. Trong bầu không khí trang nghiêm, các vòng hoa được, từng chiếc một, được đặt xuống để tưởng niệm 12 nạn nhân trong vụ thảm sát tại toà soạn Charlie Hebdo. Mười năm đã trôi qua, nhưng những ký ức vẫn được giữ trọn vẹn, theo chia sẻ của Maryse Wolonski, con gái của một trong những nhà báo của toà soạn : “ Tôi vẫn giữ hồi ức về những cuộc họp của toà soạn. Bố tôi thường dẫn tôi đến đó cùng em gái Natacha… Ông ấy coi Charlie là gia đình của mình”.

Gia đình của những nạn nhân, những nhà báo và họa sĩ biếm họa của Charlie Hebdo, cùng với tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhiều chính trị gia khác…, tất cả cùng thực hiện nghi thức 1 phút mặc niệm.

Theo cựu công tố viên François Mollin, nỗi buồn vẫn còn đó, và năm nào cũng vậy. Tuy nhiên, bà Maryse, gia đình của nạn nhân Wolonski, thì cho rằng cần phải “lạc quan” và “nhìn về phía trước”. Báo chí Pháp đều rầm rộ đưa tin về dịp kỷ niệm 10 năm này, để họ không bị lãng quên.

Lễ tưởng niệm tiếp tục vào buổi chiều, hướng tới Đại lộ Richard le Noir, nơi cảnh sát Ahmed Merabet đã bị anh em nhà Kouachi bắn chết khi tháo chạy khỏi hiện trường, sau đó kết thúc vào khoảng 13h10, với lễ tưởng niệm các nạn nhân bị khủng bố tấn công tại siêu thị Hyper Cacher.

Vụ tấn công khủng bố vào toà soạn Charlie Hebdo đã gây chấn động toàn thế giới, dẫn đến sự ra đời của khẩu hiệu ủng hộ nổi tiếng « Je suis Charlie » (tạm dịch : Tôi là Charlie). Và ngày 11/01/2015, các cuộc tuần hành lớn quy tụ tổng cộng hơn 4 triệu người đã diễn ra trên khắp nước Pháp. Đi đầu đoàn tuần hành ở Paris có sự hiện diện nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ các nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua 06/01 kêu gọi tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố « không ngơi nghỉ », đồng thời nhấn mạnh đến nguy cơ « vẫn tiềm ẩn trong lòng xã hội dân chủ », điều này « đòi hỏi không nên lơ là và từ bỏ cảnh giác tập thể ».


***********

HRW: Việt Nam kết tội luật sư Trần Đình Triển vì chỉ trích ông Nguyễn Hòa Bình

VOA Tiếng Việt

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 7/1 kêu gọi chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc đối với luật sư Trần Đình Triển, người sắp bị đưa ra xét xử chỉ vì chỉ trích nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, nay là Phó Thủ tướng Chính phủ.

Vào ngày 9 /1/ 2025, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến xét xử luật sư Trần Đình Triển, người bị bắt ngày 1/6/2024 và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết án, ông Triển có thể phải đối mặt với án tù 7 năm.

“Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 23/4 đến ngày 9/5 năm 2024, ông Triển đã đăng ba bài viết trên Facebook chỉ trích những việc làm của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Hòa Bình”, HRW cho biết trong thông cáo.

Trước đó, hôm 12/12/2024, báo Công an Nhân dân (CAND) dẫn cáo trạng đối với ông Trần Đình Triển viết: “Thông tin đăng tải có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống Tòa án nhân dân và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao. Việc này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Trong một bài viết, ông Trần Đình Triển lưu ý rằng dưới sự giám sát của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, các tòa án đã ngăn cản thành viên gia đình của các bị cáo tham dự các phiên tòa, và ông chỉ trích quyết định cấm các nhà báo và luật sư quay video tại các phiên tòa công khai, theo HRW.

Theo bản cáo trạng được luật sư Nguyễn Duy Bình, một người bào chữa cho ông Triển, công bố trên Facebook hôm 29/12, ba bài viết của ông bị cáo buộc có tựa đề: “Nguyễn Hòa Bình – những cái nhất khi làm Chánh án”, “Cần mở rộng điều tra vụ án Lê Đức Thọ, có liên quan con trai Nguyễn Hòa Bình hay không?”, và bài “Nguyễn Hòa Bình nói đúng hay sai?!”

Ngoài ra, ông Trần Đình Triển còn viết bài chỉ trích vị chánh án vì đã ra phán quyết đối với tử tù Hồ Duy Hải, bất chấp có nhiều bằng chứng về những sai phạm trong quá trình điều tra vụ án, vẫn theo HRW.

Ông Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao vào tháng 4/2016 và được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2024. Trước đó, vào tháng 7/2011, ông đảm nhận chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Theo quan sát của HRW, chính quyền Việt Nam ngày càng sử dụng Điều 331 để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ, với việc các tòa án kết án và tuyên án ít nhất 24 người theo điều khoản này chỉ trong năm 2024.

“Chính phủ nên ngay lập tức bãi bỏ mọi cáo buộc đối với ông Trần Đình Triển và trả tự do cho ông và những người khác bị truy tố vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa”, HRW, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, kêu gọi.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về thông cáo trên của HRW, nhưng chưa được phản hồi.

Ông Trần Đình Triển đứng đầu Công ty Luật Vì Dân, do ông thành lập năm 2006. Ông cũng là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội từ năm 2013-2018. Năm 2011, ông tham gia nhóm bào chữa cho nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ và cùng các luật sư đồng nghiệp bước ra khỏi phòng xử án để phản đối sự đối xử bất công đối với nhóm luật sư bào chữa.

Ông Trần Đình Triển là người mới nhất trong hàng loạt luật sư nổi tiếng bị chính quyền nhắm tới vì các bài đăng công khai trên internet. Trong năm 2023 và 2024, ít nhất bốn luật sư Việt Nam đã xin tị nạn tại Hoa Kỳ vì sợ bị bắt, theo HRW.

Theo Nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc về vai trò của luật sư, “luật sư như những công dân khác có quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, lập hội và hội họp. Đặc biệt, họ có quyền tham gia thảo luận công khai về các vấn đề liên quan đến luật pháp, hoạt động tư pháp cũng như thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền… mà không bị hạn chế về mặt chuyên môn vì lý do hành động hợp pháp của họ”.


**********

Ông Trump yêu cầu tòa phúc thẩm hủy bỏ vụ án trả tiền bịt miệng trước phiên tuyên án


Ông Trump ra tòa trong vụ trả tiền bịt miệng
Ông Trump ra tòa trong vụ trả tiền bịt miệng

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 7/1 đã yêu cầu tòa phúc thẩm ở New York hủy bỏ bản án của ông về các cáo trạng hình sự liên quan đến việc trả tiền bịt miệng một ngôi sao khiêu dâm, và bác bỏ vụ án trước khi diễn ra phiên tuyên án dự kiến vào ngày 10/1.

Yêu cầu của ông Trump đối với Ban Phúc thẩm, tòa phúc thẩm cấp trung của tiểu bang, là nỗ lực cuối cùng của ông nhằm ngăn chặn phán quyết của thẩm phán hôm 6/1 là vẫn tiến hành tuyên án, vốn dự kiến sẽ diễn ra 10 ngày trước lễ nhậm chức.

Trong phán quyết đó, Thẩm phán Juan Merchan đã bác bỏ yêu cầu từ các luật sư của ông Trump là cần hoãn lại việc tuyên án trong khi họ kháng cáo hai trong số các phán quyết trước đó của thẩm phán giữ nguyên phán quyết có tội hồi tháng 5 của bồi thẩm đoàn Manhattan về 34 tội danh đại hình liên quan đế hành vi làm giả hồ sơ kinh doanh.

Thẩm phán gọi yêu cầu trì hoãn của ông Trump chủ yếu ‘lặp lại các lập luận mà ông đã nêu ra nhiều lần trước đây’.

Khi lên lịch tuyên án ông Trump vào ngày 10/1, Thẩm phán Merchan nói rằng ông không tính bỏ tù ông Trump. Thẩm phán cho biết bản án thả vô điều kiện, tức là đưa phán quyết có tội vào hồ sơ của ông Trump mà không có hình phạt hay quản chế nào, sẽ là cách làm thực tế nhất khi ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Trong đơn gửi đến Ban Phúc thẩm hôm 7/1, các luật sư của ông Trump nói rằng quyền miễn trừ của một tổng thống đương nhiệm áp dụng luôn cho giai đoạn chuyển tiếp từ khi thắng cử cho đến khi nhậm chức. Họ đòi tòa ngăn việc tuyên án trong khi ông đang kháng cáo.

“Thẩm phán Merchan không có thẩm quyền theo luật để tiến tới tuyên án trong khi Tổng thống Trump thực hiện quyền hiến định liên bang để thách thức các phán quyết này”, các luật sư của ông Trump là Todd Blanche và Emil Bove viết.

Vụ việc bắt nguồn từ khoản tiền 130.000 đô la mà cựu luật sư của ông Trump, ông Michael Cohen, đã chi trả cho nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels để yêu cầu cô giữ im lặng trước cuộc bầu cử năm 2016 về một cuộc gặp gỡ để quan hệ tình dục với ông Trump mà cô nói đã xảy ra một thập kỷ trước đó.

Kể từ khi có phán quyết, các luật sư của ông đã hai lần muốn chấm dứt vụ án nhưng bất thành.

Thẩm phán Merchan trước đó đã bác bỏ lập luận của họ rằng phán quyết hồi tháng 7 của Tòa án Tối cao trong một vụ án hình sự riêng rẽ nhằm vào ông Trump rằng các tổng thống không thể bị truy tố cho các hành vi chính thức có nghĩa là vụ án trả tiền bịt miệng phải bị bác bỏ. Thẩm phán Merchan phán quyết rằng vụ án đó liên quan đến hành vi cá nhân của ông Trump.

Sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11, các luật sư của ông lập luận rằng việc vụ án treo lơ lửng trên đầu ông khi ông làm tổng thống sẽ cản trở khả năng điều hành đất nước của ông. Thẩm phán Merchan bác bỏ lập luận đó và cho rằng đảo ngược phán quyết của bồi thẩm đoàn sẽ là sự sỉ nhục đối với nền pháp trị.


**********

Hamas giữ nguyên yêu sách khi thời hạn ông Trump đặt ra đang đến gần


Người biểu tình đem theo chân dung các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tuần hành đòi phải có hành động giúp các con tin được thả ở Tel Avi hôm 4/1.
Người biểu tình đem theo chân dung các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tuần hành đòi phải có hành động giúp các con tin được thả ở Tel Avi hôm 4/1.

Hamas hôm 7/1 vẫn giữ nguyên yêu sách đòi Israel phải chấm dứt hoàn toàn cuộc tấn công vào Gaza trong bất kỳ thỏa thuận nào về con tin, và nói rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã hấp tấp khi nói rằng Hamas sẽ ‘trả giá rất đắt’ trừ khi các con tin được trả tự do trước lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.

Các quan chức của nhóm Hamas và Israel đã tổ chức các cuộc đàm phán với các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập trong nỗ lực quyết liệt nhất trong nhiều tháng để đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ đã kêu gọi nỗ lực cuối cùng để đạt thỏa thuận trước khi Tổng thống Joe Biden rời nhiệm sở, và nhiều người trong khu vực hiện coi lễ nhậm chức của ông Trump là thời hạn chót không chính thức.

Nhưng với thời gian đang gần cạn, cả hai phía đều cáo buộc phía kia ngăn chặn thỏa thuận bằng cách vẫn giữ nguyên các điều kiện vốn đã phá hỏng tất cả các nỗ lực hòa bình trước đó trong hơn một năm.

Hamas nói rằng họ sẽ trả tự do cho các con tin còn lại chỉ khi nào Israel đồng ý chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi Gaza. Israel nói rằng họ sẽ không kết thúc chiến tranh cho đến khi Hamas bị giải tán và tất cả các con tin được tự do.

“Hamas là trở ngại duy nhất đối với việc thả con tin”, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Israel, Eden Bar Tal, phát biểu trong một cuộc họp báo và nói rằng Israel hoàn toàn cam kết đạt được thỏa thuận.

Osama Hamdan, quan chức Hamas đã tổ chức cuộc họp báo ở Algiers, nói rằng phá hoại các nỗ lực để đạt được thỏa thuận là lỗi của Israel.

Mặc dù ông nói ông sẽ không nêu chi tiết về vòng đàm phán mới nhất, nhưng ông nhắc lại các điều kiện của Hamas về ‘chấm dứt hoàn toàn cuộc xâm lược và rút lui hoàn toàn khỏi các vùng đất mà quân chiếm đóng xâm lược’.

Bình luận về lời đe dọa của ông Trump rằng sẽ Hamas ‘sẽ phải trả giá rất đắt’ trừ khi tất cả các con tin được trả tự do trước ngày ông nhậm chức, ông Hamdan nói: “Tôi nghĩ Tổng thống Mỹ phải có những tuyên bố nguyên tắc và ngoại giao hơn’.

Israel đã cử một nhóm quan chức cấp trung đến Qatar để tham gia cuộc đàm phán do các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập làm trung gian. Một số tin tức trên truyền thông Ả Rập cho biết ông David Barnea, người đứng đầu Mossad và đã dẫn đầu các cuộc đàm phán, dự kiến sẽ tham gia cùng họ. Văn phòng Thủ tướng Israel không bình luận.

Trong một bước đáng chú ý hướng tới thỏa thuận, một quan chức Hamas nói với Reuters hôm 5/1 rằng nhóm này đã đồng ý với một danh sách do Israel đưa ra mà trong đó có 34 con tin có thể được trả tự do trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn, cùng với các tù nhân Palestine bị Israel giam giữ.

Danh sách bao gồm các nữ binh sĩ Israel cùng với thường dân lớn tuổi, nữ và vị thành niên. Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel cho đến nay vẫn chưa được xác nhận liệu những người có tên trong danh sách có còn sống hay không.


*************

Tàu Trung Quốc bị tình nghi làm hỏng cáp ngầm gần Đài Loan


Biểu tượng của Chunghwa Telecom. Công ty nói việc cáp biển bị đứt không ảnh hưởng đến dịch vụ internet trên toàn đảo, có thể là do một tàu kéo neo dọc theo đáy biển nơi đặt cáp ngầm gần cảng Cơ Long ở phía bắc Đài Loan vào sáng ngày 3/1/2025.
Biểu tượng của Chunghwa Telecom. Công ty nói việc cáp biển bị đứt không ảnh hưởng đến dịch vụ internet trên toàn đảo, có thể là do một tàu kéo neo dọc theo đáy biển nơi đặt cáp ngầm gần cảng Cơ Long ở phía bắc Đài Loan vào sáng ngày 3/1/2025.

Đài Loan đang điều tra một tàu do Trung Quốc sở hữu bị tình nghi cắt đứt một tuyến cáp quang ngầm ở phía bắc Đài Loan. Mặc dù vụ này chỉ gây gián đoạn tối thiểu cho các dịch vụ internet, nhưng các nhà phân tích cho rằng nó phản ánh sự dễ bị tổn thương của Đài Loan và cơ sở hạ tầng ngầm của nước này trong trường hợp bị quân đội Trung Quốc tấn công hoặc phong tỏa.

“Đây là điểm yếu chung của nhiều quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa”, ông Drew Thompson, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore và là cựu quan chức Ngũ Giác Đài, nói.

“Thách thức thực sự đối với Đài Loan là làm thế nào để họ tăng khả năng phục hồi của mình khi ngày càng có nhiều nhận thức rằng họ có thể bị cố tình làm tổn thương thông qua các cuộc tấn công trực tiếp khó có thể quy cho một tác nhân cụ thể”, ông nói với VOA qua điện thoại.

Nhà điều hành viễn thông do chính phủ Đài Loan kiểm soát Chunghwa Telecom đã nhận được cảnh báo về thiệt hại đối với một tuyến cáp ngầm gần Cảng Cơ Long ở phía bắc Đài Loan vào sáng ngày 3/1.

Chunghwa Telecom cho biết việc gián đoạn, không ảnh hưởng đến dịch vụ internet trên toàn đảo, có thể là do một tàu kéo neo dọc theo đáy biển nơi đặt cáp ngầm.

Trong vòng vài giờ, lực lượng cảnh sát biển Đài Loan đã điều tàu ra và phát hiện tàu Shunxin-39 treo cờ Cameroon ở vùng biển phía bắc Đài Loan. Chính quyền Đài Loan đã ra lệnh cho tàu quay trở lại vùng biển ngoài khơi Cảng Cơ Long để kiểm tra nhưng không lên tàu do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đài Bắc đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hàn Quốc để điều tra con tàu đang đi về phía thành phố Busan của Hàn Quốc. Lực lượng cảnh sát biển Đài Loan cho biết trong một tuyên bố chia sẻ với VOA rằng con tàu thuộc sở hữu của một công ty Hong Kong do một công dân Trung Quốc đứng đầu. Bảy thành viên thủy thủ đoàn trên tàu đều là công dân Trung Quốc.

Ngoài việc treo cờ Cameroon, chính quyền Đài Loan cho biết con tàu cũng được đăng ký tại Tanzania và dường như hoạt động theo hai bộ thiết bị Hệ thống Nhận dạng Tự động vốn cho thấy thông tin cơ bản và tọa độ của tàu.

Lực lượng cảnh sát biển cho biết trong khi ý định của tàu Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng, vụ việc có thể là một phần trong các hoạt động vùng xám của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên Đài Loan thông qua các chiến thuật bất thường không liên quan đến chiến đấu.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đã nhiều lần tuyên bố sẽ thống nhất với hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc đã tăng tần suất các hoạt động vùng xám xung quanh Đài Loan trong những năm gần đây, thường xuyên triển khai máy bay quân sự, tàu hải quân và tàu cảnh sát biển đến không phận và vùng biển gần Đài Loan.

Ông Ray Powell, giám đốc dự án Sealight của Đại học Stanford, nơi theo dõi các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nói với VOA rằng tàu Trung Quốc đã hoạt động giữa các vùng biển gần Cảng Cơ Long của Đài Loan, Busan của Hàn Quốc và dọc theo bờ biển Trung Quốc dưới hai tên khác nhau, hai lá cờ khác nhau và sáu số nhận dạng khác nhau trong sáu tháng qua.

“Có ít nhất sáu số đăng ký khác nhau cho thấy con tàu này chuyên hoạt động độc lập hoặc khó theo dõi”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Ông Powell cho biết con tàu có thể đang tiến hành một hoạt động vùng xám chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Đài Loan trong khu vực.

“Lý do chúng tôi phân loại sự kiện này là hoạt động tiềm ẩn trong vùng xám là vì nó ẩn sau một công ty tư nhân có trụ sở tại Hong Kong với chủ sở hữu ở Trung Quốc và treo cờ các nước châu Phi, để thể hiện là chính phủ Trung Quốc không dính dáng tới các hoạt động của tàu”, ông nói với VOA.

Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington trả lời VOA bằng văn bản rằng họ không biết về việc cắt đứt cáp ngầm gần phía bắc Đài Loan, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh “luôn hoan nghênh và ủng hộ các quốc gia và công ty viễn thông khác lắp đặt cáp ngầm quốc tế tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.

Vụ này xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều thiệt hại đối với cáp ngầm và đường ống, do tàu của Trung Quốc và Nga gây ra ở Biển Baltic kể từ năm 2023.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên một tàu Trung Quốc bị nghi ngờ cắt cáp ngầm gần Đài Loan. Vào tháng 2 năm 2023, chính quyền Đài Loan đã tìm ra bằng chứng cho thấy hai tàu Trung Quốc đã cắt hai cáp internet gần đảo Mã Tổ xa xôi của Đài Loan, gây ra tình trạng mất internet kéo dài một tháng trên hòn đảo nhỏ này.

Kể từ đó, Đài Loan đã đổ nhiều nguồn lực hơn vào việc chuẩn bị cho khả năng mất internet do hư hỏng cáp ngầm dưới biển. Tháng 10 năm ngoái, Chunghwa Telecom thông báo rằng tín hiệu từ các vệ tinh quỹ đạo Trái Đất thấp sẽ phủ sóng toàn bộ hòn đảo. Đây là một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào cáp ngầm dưới biển để liên lạc ra bên ngoài.

Trong khi Chunghwa Telecom cho biết cáp sẽ được sửa vào cuối tháng này, Bộ Các vấn đề Kỹ thuật số của Đài Loan đã cam kết sẽ bảo đảm thêm kinh phí để giúp công ty mạng viễn thông này xây dựng thêm cơ sở vật chất nhằm tăng cường kết nối của hòn đảo này với các tuyến cáp ngầm quốc tế.

Một số nhà lập pháp Đài Loan cũng kêu gọi lực lượng cảnh sát biển tăng cường năng lực giám sát các hoạt động tại các khu vực tập trung nhiều cáp ngầm và cập nhật các giao thức để đề phòng các vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.

Một số nhà phân tích cho rằng lực lượng cảnh sát biển cần tăng cường năng lực để giải quyết những thách thức do Trung Quốc gây ra, vốn đã trở nên thường xuyên hơn trong những năm gần đây.

Ông Shen Ming-shih, một nhà phân tích quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết điều đó bao gồm việc giám sát “các hoạt động bất thường do tàu đánh cá hoặc tàu thương mại thực hiện ở vùng biển gần cáp ngầm của Đài Loan”.

Ông nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng Đài Loan cũng nên nâng cao hiệu quả trong việc sửa chữa “các tuyến cáp ngầm bị hư hỏng trong thời gian ngắn nhất”.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm