Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 10 - 12 -2024:
*************
VinFast xây nhà máy thứ 2 trong nước với tốc độ ‘kỷ lục’ để tăng gấp đôi sản lượng ô tô điện
Hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 8/12 khởi động dự án xây nhà máy sản xuất ô tô điện thứ 2 tại Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động trong năm tới, với mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 600.000 chiếc mỗi năm.
Trong một tuyên bố, VinFast cho biết nhà máy mới của hãng ở Khu Kinh tế Vũng Án tại Hà Tĩnh sẽ sản xuất các mẫu xe VF 3 và VF 5 để bán trong nước và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
Lễ khởi động của dự án, với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, diễn ra hôm 8/12. Nhà máy dự kiến sẽ được khánh thành vào tháng 7 năm sau, một tốc độ mà hãng nói rằng sẽ là “một kỷ lục mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới về tốc độ xây dựng và hoàn thiện nhà máy.”
VinFast không tiết lộ thông tin về mức đầu tư cho nhà máy mới này.
Tuyên bố của VinFast nói rằng công suất thiết kế trong giai đoạn đầu là 300.000 xe/năm, tương đương với nhà máy hiện tại ở Hải Phòng, và dự kiến sẽ được nâng lên 600.000 xe/năm trong các giai đoạn tiếp theo. Hãng ô tô của tập đoàn Vingroup, do ông Vượng làm chủ tịch, cho biết rằng khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo ra 6.000 việc làm cho lao động địa phương và có thể tăng lên 15.000 việc làm sau một thời gian.
Hãng không nêu rõ khi nào sẽ đạt được mục tiêu này.
Lãnh đạo của tập đoàn Vingroup cho biết rằng việc xây dựng thêm nhà máy ở Việt Nam là do nhu cầu ngày càng tăng đối với các mẫu xe cỡ nhỏ và vừa của VinFast.
“Nhu cầu tại các thị trường quốc tế cũng đang tăng trưởng nhanh chóng, do đó việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho một giai đoạn phát triển quan trọng và bùng nổ sắp tới của VinFast,” Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang nói tại lễ khởi động, theo tuyên bố.
Đồng thời, ông Quang cho biết rằng VinFast “đã chính thức trở thành hãng xe chiếm thị phần số 1 tại thị trường Việt Nam với số lượng đơn đặt hàng không ngừng tăng.”
Mặc dù nhà máy hiện tại ở Hải Phòng của VinFast đang sản xuất ra 300.000 xe/năm nhưng theo thống kê mà Reuters đưa ra gần đây, hãng chỉ giao chưa đến 44.773 xe trên toàn cầu trong 9 tháng đầu năm nay, chỉ hơn 55% so với mục tiêu 80.000 xe được giao trong cả năm của VinFast.
VinFast bước vào thế giới sản xuất xe chạy bằng điện với những tham vọng lớn lao và các tuyên bố hoành tráng khi tung ra 5 mẫu xe điện vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của hãng ô tô Việt Nam cho đến nay còn khá thấp, với chưa đến 35.000 xe được bán ra vào năm ngoái. Năm nay, VinFast đã phải điều chỉnh mục tiêu giao xe xuống 80.000 từ mức 100.000 ban đầu .
VinFast Hà Tĩnh là nhà máy thứ 5 sản xuất ô tô điện của hãng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hãng đã thông báo hoãn việc xây dựng nhà máy ở Mỹ, thay vì năm 2025 sang năm 2028. Trong khi đó, VinFast lại đang nhắm đến các nhà máy ở Ấn Độ và Indonesia. Hãng cho biết 2 nhà máy này ở châu Á dự kiến cũng sẽ đi vào hoạt động trong năm tới.
**************
Trump lại dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu châu Âu không đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng
Trong một cuộc phỏng vấn được phát hôm qua, 08/12/2024, trên kênh truyền hình NBC News, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tái khẳng định một khi lên nắm quyền từ ngày 20/01/2024 ông sẽ thực thi các cam kết cứng rắn. Đặc biệt về mặt quốc phòng, ông Trump cho biết sẽ rút Hoa Kỳ khỏi NATO nếu các nước châu Âu không đóng góp tài chính nhiều hơn.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Donald Trump nhấn mạnh : « Nếu họ trả các hóa đơn, và nếu họ đối xử với chúng ta một cách công bằng, câu trả lời là tôi sẽ ở lại NATO ».Ông Trump khẳng định, trong trường hợp ngược lại, Hoa Kỳ có thể rút khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tổng thống đắc cử Mỹ tự tin khẳng định: Chỉ với thái độ cứng rắn của ông, các nước châu Âu đã phải đóng góp thêm hàng trăm tỉ đô la.
Vẫn theo ông Trump, Ukraina chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho việc nhận được ít trợ giúp quân sự hơn từ Washington so với thời tổng thống tiền nhiệm. Cuộc phỏng vấn được thâu trước cuộc hội đàm giữa Trump với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Paris hôm thứ Bảy 07/12. Sau cuộc gặp này, ba bên cho biết đã có các thảo luận nhằm « chấm dứt sớm nhất có thể » và « một cách công bằng » cuộc chiến tại Ukraina.
Nhập cư là một chủ đề chính khác trong cuộc trả lời phỏng vấn NBC News công bố hôm qua. Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định sẽ nỗ lực để trục xuất toàn bộ người nhập cư không giấy tờ hợp lệ khỏi nước Mỹ, cho dù đây là điều « rất khó thực hiện », đồng thời nhấn mạnh, ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên « sẽ hủy bỏ quyền nơi sinh », tức người sinh ra trên đất Mỹ đều có quốc tịch Mỹ. Theo ông Trump, đây là một « điều kỳ quặc ».
Theo AFP, về cam kết làm sao để giá cả bớt đắt đỏ hơn, tổng thống đắc cử của đảng Cộng Hòa nhắc lại ông là người « kiên định » chủ trương tăng thuế nhập khẩu, và điều này không ảnh hưởng gì đến người Mỹ, nhưng « không bảo đảm » là giá cả hàng hóa sẽ không tăng do thuế nhập khẩu tăng. Trump đã dự định tăng 25% thuế với hàng nhập từ Canada và Mêhicô, hai đối tác chính của Mỹ, vốn được bảo vệ bởi một hiệp định mậu dịch tự do. Tổng thống đắc cử cũng đe dọa sẽ tăng thuế đối với hàng nhập từ Trung Quốc.
*************
Tương lai bất định của Syria thời hậu al-Assad
Cuộc tấn công chớp nhoáng do liên minh các lực lượng nổi dậy, đứng đầu là tổ chức Hayat al-Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đến sự sụp đổ của chế độ gia đình trị al-Assad là sự kiện mang tính bước ngoặt lớn nhất ở Syria. Ngay sau những hân hoan vui mừng chiến thắng, vấn đề tương lai lãnh đạo đất nước vừa được giải phóng đang được cấp bách đặt ra cùng với vô số điều bất định.
Đăng ngày:
Lãnh đạo phong trào Hồi giáo cực đoan Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), Abu Mohammed Al Golani, sau khi tiến vào Damas đã nói đến “sự khởi đầu một kỷ nguyên mới cho Syria”. Cựu lãnh đạo nhánh Al-Qaeda ở Syria, tên chính thức là Ahmed Al Chareh, đã kêu gọi trong một thông cáo báo chí: “Cấm hoàn toàn các lực lượng quân sự ở thành phố Damas tiếp cận các cơ quan chính quyền, những cơ quan này sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của cựu thủ tướng cho đến khi bàn giao chính thức”.
Ông Mohamed al Jalali, lãnh đạo chính phủ cũ, cũng đã cho biết sẵn sàng hợp tác với người lãnh đạo mới được nhân dân lựa chọn.
Nhưng đằng sau những tuyên bố tỏ thiện chí ôn hòa, mong muốn ổn định tình hình của phe nổi dậy là các câu hỏi : Ai sẽ lãnh đạo đất nước Syria, bị xé nát sau 13 năm nội chiến đẫm máu, giờ trong tình trạng kinh tế kiệt quệ? Năng lực quản lý đất nước của bên thắng cuộc ra sao?
Cùng HTS Al Golani đã lãnh đạo gần như toàn bộ tỉnh Idlib từ năm 2019, nhưng với toàn bộ một quốc gia như Syria thì mọi chuyện không đơn giản. Giới chuyên gia lưu ý, HTS cũng như đối tác của họ là lực lượng Quân đội Quốc gia Syria đều là nhưng tổ chức chuyên quyền, phi dân chủ.
Chuyên gia Joseph Daher, thuộc đại học Lausane, Thụy Sĩ, nhận định : "HTS có ảnh hưởng lớn, nhưng sẽ không có năng lực quân sự và nhân lực để quản lý hết. Các lãnh đạo sẽ buộc phải chia sẻ quyền lực, đồng thời cố gắng duy trì trật tự, để quá trình chuyển tiếp không quá hỗn loạn, nhằm tạo cho mình một hình ảnh có trách nhiệm" đối với bên ngoài. Khi chiếm được thành phố Aleppo, thành phố lớn thứ 2 của Syria, thủ lĩnh của HTS cũng đã kêu gọi bảo đảm an toàn với người Công giáo.
Trong số vô số điều bất định của « kỷ nguyên mới này », có việc kiểm soát bờ biển Địa Trung Hải, nơi có đa số sắc dân Alaoui, trung thành với Bachar al-Assad sinh sống. Nguy cơ họ bị trả thù sau một cuộc nội chiến đẫm máu không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, những tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo, ẩn náu trong khu vực sa mạc giữa Homs và Irak, vẫn còn rất nguy hiểm, có thể nhân cơ hội Syria hỗn loạn để hồi sinh. Để phòng xa, từ khi Damas thất thủ, ngày 08/12, không quân Hoa Kỳ đã liên tục tập kích vào các vị trí của các tổ chức khủng bố tại Syria, trong đó đặc biệt có các nhóm Nhà nước Hồi Giáo.
Trước những nguy cơ đè nặng lên đất nước vừa được giải phóng và trong khi bàn cờ khu vực đang rối ren, Pháp hôm Chủ nhật nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria", ủng hộ "một giải pháp chính trị toàn diện, tuân theo nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc". Văn kiện năm 2015 này thiết lập lộ trình giải quyết xung đột thông qua tiến trình chính trị và tổ chức bầu cử tự do tại Syria.
Chuyên gia Joseph Daher tin rằng tổ chức một cuộc bỏ phiếu như vậy hiện không có trong các kế hoạch của HTS, nhưng cần phải đạt được điều này. Trên thực tế, hiện nay không lực lượng quân sự nào có khả năng một mình quản lý đất nước. Đây là cơ hội mà xã hội dân sự Syria phải nắm bắt, để trở thành một lực lượng đối trọng có đủ khả năng bảo vệ các giá trị dân chủ và xã hội. Đó sẽ là một cuộc chiến đấu mới cho Syria thời hậu Assad.
**********
Trung Quốc mở điều tra chống độc quyền đối với Nvidia
Trung
Quốc hôm 9/12 nói rằng họ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào Nvidia do vì
nghi ngờ tập đoàn này vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc, một
động thái được nhiều người coi là phát súng trả đũa các chế tài mới nhất
của Washington đối với ngành sản xuất chip của Trung Quốc.
Tuyên bố từ Cục Quản lý Thị trường Nhà nước (SAMR) công bố cuộc điều tra
không nói rõ Nvidia, vốn được biết đến với chip trí tuệ nhân tạo (AI)
và chip game, đã vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc như thế
nào.
Ngoài ra, hãng chip Mỹ còn bị nghi ngờ vi phạm các cam kết của họ trong quá trình mua lại nhà thiết kế chip Mellanox Technologies của Israel theo các điều khoản đi kèm với việc phê duyệt có điều kiện thỏa thuận đó của cơ quan quản lý vào năm 2020.
Nvidia đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters. Cổ phiếu của hãng này đã giảm 2,2% trong phiên giao dịch trước khi thị trường mở cửa ở New York sau thông báo của cơ quan quản lý Trung Quốc.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Mỹ hồi tuần trước đã có đợt trấn áp thứ ba trong ba năm đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Washington hạn chế xuất khẩu đến 140 công ty, bao gồm cả các hãng sản xuất thiết bị chip.
Trong một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có ý định phản kháng
quyết liệt động thái mới nhất này, ngay sau thông báo của Washington,
Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu sang Mỹ các khoáng sản quan trọng như gallium,
germanium và antimon.
Cùng ngày, bốn trong số các hiệp hội
ngành hàng đầu của nước này đã có phản hồi phối hợp hiếm hoi rằng các
công ty Trung Quốc nên cảnh giác với việc mua chip của Mỹ vì chúng
‘không còn an toàn’ và thay vào đó nên mua hàng nội địa.
Nvidia
là một trong nhiều công ty bị kẹt giữa căng thẳng Mỹ-Trung. Một đợt hạn
chế xuất khẩu trước đó của Mỹ đã ngăn Nvidia bán chip AI tân tiến nhất
cho Trung Quốc, khiến họ phải đưa ra các phiên bản mới dành riêng cho
Trung Quốc trong khi vẫn tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của
Mỹ.
Nvidia khuynh đảo thị trường chip AI của Trung Quốc và chiếm hơn hơn 90% thị phần trước khi Mỹ đưa ra những hạn chế này. Tuy nhiên, họ hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ nội địa, trong số đó chủ yếu là Huawei. Trung Quốc chiếm khoảng 17% doanh thu của Nvidia trong năm tính đến cuối tháng 1, giảm từ mức 26% hai năm trước đó.
Hồi năm 2020, Nvidia đã được Trung Quốc phê chuẩn để mua lại Mellanox Technologies, bất chấp quan ngại rằng Bắc Kinh có thể ngăn chặn thỏa thuận do xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đặt ra nhiều điều kiện cho Nvidia và hoạt động của công ty tại Trung Quốc sau khi được sáp nhập, bao gồm cấm gộp chung sản phẩm bắt buộc, các điều khoản giao dịch không hợp lý, hạn chế mua hàng và đối xử phân biệt với khách hàng mua sản phẩm riêng lẻ.
***********
Điện Kremlin: chính ông Putin quyết định cho ông Assad tị nạn ở Nga
Điện
Kremlin hôm 9/12 cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định cho
ông Bashar al-Assad, tổng thống Syria bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy
chớp nhoáng của phiến quân, được tị nạn ở Nga.
Sự sụp đổ của
ông Assad là đòn giáng mạnh đối với Iran và Nga, hai nước đã can thiệp
vào cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria để củng cố sự cai trị của ông
bất chấp việc phương Tây yêu cầu ông phải từ bỏ quyền lực.
Các
hãng thông tấn Nga dẫn lời một nguồn tin giấu tên từ Điện Kremlin hôm
8/12 cho biết ông Assad đang ở Moscow cùng với gia đình.
“Những
quyết định như vậy không thể được đưa ra nếu không phải là nguyên thủ
quốc gia. Đây là quyết định của ông ấy,” phát ngôn nhân Điện Kremlin
Dmitry Peskov nói với báo giới nhưng không cung cấp thêm chi tiết về sự
di chuyển của ông Assad.
Sự ra đi của ông Assad đã làm mất đi một pháo đài mà Iran và Nga dựa vào để nắm quyền lực trên khắp Trung Đông. Thân phụ của ông Assad, ông Hafez al-Assad, đã đứng về phía Liên Xô trong nỗ lực đạt được thế ngang bằng với Israel vốn được Mỹ hậu thuẫn.
Điện Kremlin cho biết Syria đang đối mặt với ‘sự bất ổn cực độ’ và còn quá sớm để nói về tương lai của các căn cứ Nga ở nước này.
“Chúng tôi đang đối thoại với Ankara và các nước khác trong khu vực, bao gồm cả các vấn đề Syria,” ông Peskov cho biết.
“Thật ra, lúc này Syria đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn do bất ổn. Và tất nhiên, điều rất quan trọng là phải duy trì đối thoại với tất cả các nước trong khu vực này. Chúng tôi quyết tâm làm điều này.”
Không rõ Hayat Tahrir al-Sham, vốn từng thuộc một nhánh của al-Qaeda và lãnh đạo cuộc tiến công của phiến quân, sẽ nhìn nhận các cơ sở quân sự của Nga ở Syria như thế nào – bao gồm căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh Latakia và một cơ sở hải quân ở Tartous trên bờ biển.
“Còn quá sớm để nói về chuyện này,” ông Peskov nói. “Tất cả sẽ là chủ đề thảo luận với những người sẽ nắm quyền ở Syria.”
“Tất nhiên, mọi thứ được làm vào bây giờ là những việc cần thiết và khả dĩ để liên lạc với những người có thể xử lý vấn đề an ninh. Và tất nhiên, quân đội của chúng tôi cũng đang triển khai tất cả các bước phòng ngừa cần thiết,” ông Peskov nói.
Cơ sở Tartous là trung tâm sửa chữa và
tiếp tế duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải và Moscow đã dùng Syria làm
đầu mối để đưa các nhà thầu quân sự vào và ra khỏi châu Phi.
Moscow đã hậu thuẫn Syria kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh. Họ
đã công nhận nền độc lập của nước này vào năm 1944 khi Damascus tìm cách
lật đổ sự cai trị của thực dân Pháp. Phương Tây coi Syria quốc gia vệ
tinh của Liên Xô.
“Chúng tôi thấy tình hình xung quanh Ukraine, chúng tôi thấy nhiều tuyên bố mâu thuẫn về vấn đề này, chúng tôi thấy khả năng ngày càng tăng sẽ xảy ra xung đột ở các khu vực khác, chúng tôi có thể nói là khu vực Trung Đông bùng cháy,” ông Peskov nói.
*************
Thái Lan-Campuchia phối hợp đàn áp người bất đồng chính kiến
Các chuyên gia nói với đài VOA rằng việc Thái Lan trục xuất sáu nhà hoạt động Campuchia về nước hồi tháng trước cho thấy Bangkok tiếp tục tham gia ‘đàn áp xuyên quốc gia’ – tức là các chính phủ phối hợp với nhau nhằm vào những người bất đồng chính kiến bên ngoài đất nước họ.
Giới chức Thái Lan đã trục xuất Pen Chan Sangkream, Hong An, Mean Chanthon, Yin Chanthou, Soeung Khunthea và Vorn Chanratchana hồi tháng trước.
Bốn phụ nữ và hai người đàn ông này đã bị Campuchia buộc tội phản quốc vì đăng các tuyên bố trên mạng xã hội chỉ trích các chính sách của Campuchia đối với Hiệp định Khu vực Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV-DTA) kéo dài 20 năm, nhằm nới lỏng giao thương và di dân giữa ba nước, AP đưa tin.
Họ hiện đang bị tạm giữ chờ ngày ra tòa trong các trại giam khác nhau ở Campuchia, và sẽ phải đối mặt các cáo trạng với mức án tù nặng nề, theo Đài Á Châu Tự do.
Sáu nhà hoạt động này là những ủng hộ viên của Đảng Cứu quốc Campuchia, đảng đối lập bị cấm và đã rời Campuchia đến Thái Lan vào năm 2022.
Tiy Chung, phát ngôn viên khu vực của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), xác nhận với VOA qua email rằng sáu người này đã bị trục xuất và ‘là những đối tượng được quan ngại’.
UNHCR ‘quan ngại sâu sắc’ về việc trục xuất này, vốn cũng có một đứa trẻ, ông nói, và nó đi ngược lại nghĩa vụ của Thái Lan là cần đảm bảo không ai bị trục xuất hoặc trở về một nơi nào đó mà tính mạng hoặc sự tự do của họ có thể bị đe dọa.
“Chúng tôi đang yêu cầu chính quyền Thái Lan làm rõ khẩn cấp về hoàn cảnh dẫn đến việc trục xuất này và kêu gọi họ tôn trọng luật pháp Thái Lan và các nghĩa vụ quốc tế của họ để ngăn chặn những hành động như vậy trong tương lai,” ông viết.
Trong những năm gần đây, chính phủ Campuchia đã đàn áp những người chỉ trích trong và ngoài nước.
Các cuộc biểu tình được lên kế hoạch chống lại thỏa thuận CLV-DTA đã dẫn đến việc ít nhất 100 nhà hoạt động bị bắt giữ vào tháng 9. Họ cáo buộc Phnom Penh nhượng lãnh thổ Campuchia, mặc dù trong tháng đó Thủ tướng Hun Manet đã tuyên bố Campuchia sẽ rút khỏi thỏa thuận đã kéo dài hàng thập kỷ.
Hồi tháng 2, ba nhà hoạt động Campuchia khác, vốn được UNHCR công nhận là những người thuộc diện quan ngại, và thân nhân của họ, đã bị bắt ở Thái Lan trước khi họ dự tính phản đối chuyến công du Thái Lan của ông Manet.
Đàn áp xuyên quốc gia không phải là điều gì mới.
Freedom House hồi năm 2022 cho biết rằng kể từ năm 2014, hơn 150 người ở Thái Lan đã trở thành nạn nhân của việc này.
Ông Phil Robertson, giám đốc Tổ chức Vận động Lao động Nhân quyền Châu Á, cho biết Thái Lan là nước không an toàn cho người tị nạn Campuchia.
“Thông điệp gửi đến tất cả những người tị nạn Campuchia trú ẩn ở Thái Lan là các bạn không an toàn vì tình bạn giữa gia đình Hun và Shinawatra áp đảo bất kỳ nghĩa vụ nào mà Thái Lan phải tuân thủ theo luật nhân quyền quốc tế,” ông nói.
Campuchia nằm dưới sự lãnh đạo của được Đảng Nhân dân Campuchia trong 45 năm qua, và những người chỉ trích nói rằng trong những năm gần đây chế độ đã tăng cường nỗ lực nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến, các đảng đối lập và truyền thông độc lập, những người đe dọa thanh danh hoặc vai trò lãnh đạo của họ. Ông Hun Manet lên nắm quyền vào năm 2023, kế nhiệm thân phụ mình, ông Hun Sen, người đã cầm quyền ở Campuchia trong gần bốn thập kỷ.
Thái Lan và Campuchia đã trải qua mối quan hệ thăng trầm trong những năm qua, và xung đột biên giới và văn hóa lâu lâu lại chia rẽ hai nước.
Những mối quan hệ đó dường như đang nồng ấm, một phần vì mối quan hệ gia đình. Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp ông Manet tại Lào hồi tháng 10. Nhưng chính mối quan hệ giữa hai người cha cũng là người tiền nhiệm của họ, hai ông Thaksin Shinawatra và Hun Sen, đã củng cố mối quan hệ bền chặt giữa hai gia tộc.
Đảng Pheu Thai cầm quyền của Thái Lan đã cam kết sẽ hợp tác với ông Manet về tội phạm xuyên quốc gia.
Thitinan Pongsudhirak, nhà phân tích chính trị ở Thái Lan, nói với VOA rằng quan hệ gia tộc có thể là yếu tố then chốt trong vụ trục xuất này.
“Các mối quan hệ cá nhân thân thiết và thậm chí cả mối quan hệ giữa hai gia tộc đã khiến việc trục xuất này trở nên đáng ngờ. Khó mà không kết luận rằng mối quan hệ gần gũi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trục xuất.
Việc trục xuất là một hành động thiếu cân nhắc của bà Paetongtarn và chính phủ của bà vốn nói họ lên nắm quyền hợp pháp mặc dù Đảng của họ về thứ hai trong cuộc bầu cử hồi tháng 5 năm 2023,” ông nói với VOA.
Các tội phản quốc mà sáu nhà hoạt động Campuchia bị cáo buộc nằm trong Điều 453 của bộ luật hình sự Campuchia. Nếu bị kết tội thì những lời lên án chế độ Campuchia và các chính sách của họ đối với Việt Nam và Lào có thể khiến họ phải ngồi tù một thập kỷ.
Thái Lan cũng có luật nghiêm ngặt đối với những người chỉ trích chế độ quân chủ. Theo Điều 112 của bộ luật hình sự Thái Lan, chỉ trích chế độ quân chủ là bất hợp pháp với mức án 15 năm tù.
Hồi tháng Giêng, một người đàn ông 30 tuổi đã bị kết án 50 năm tù sau khi bị phán quyết là phỉ báng chế độ quân chủ.
Ông Prem Singh Gill, nhà nghiên cứu khách mời tại Đại học Muhammadiyah Yogyakarta, Indonesia, nói rằng chính phủ Thái Lan và Campuchia có cùng lợi ích trong việc cấm bất đồng chính kiến.
“Cách tiếp cận hợp tác này không phải ngẫu nhiên mà là có tính chiến lược. Cả hai nước đều có những xung lực độc tài như nhau, với các định chế hoàng gia và giới tinh hoa chính trị phối hợp để duy trì quyền lực của họ. Bằng cách phối hợp trong cách tiếp cận đối với người bất đồng chính kiến, Thái Lan và Campuchia đã tạo ra cơ chế toàn diện hơn để kiểm soát tiếng nói chính trị,” ông Gill nhận định với VOA.
“Đàn áp xuyên quốc gia đã trở thành công cụ tinh vi của chủ nghĩa độc tài khu vực, nơi các nhà hoạt động bị kẹt trong mạng lưới các mối đe dọa pháp lý và ngoài pháp luật. Các chính phủ hợp tác thông qua các kênh không chính thức, chia sẻ thông tin tình báo, điều phối trục xuất và tạo ra môi trường khiến những người bất đồng chính kiến lúc nào cũng gặp nguy,” ông nói thêm.
*************
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân xuất hiện trở lại giữa tin bị điều tra tham nhũng
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đã xuất hiện trở lại trước công chúng sau khi có tin tức trên truyền thông rằng ông đang bị điều tra kỷ luật. Các nhà phân tích nói rằng mặc dù sự xuất hiện trở lại của ông Đổng cho thấy ông an toàn về mặt chính trị, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ ngưng cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.
Ông Đổng đã tham dự một diễn đàn an ninh ở Thượng Hải hôm 5/12 về tình hình an ninh ở Vịnh Guinea. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trước công chúng kể từ khi tham dự cuộc họp với các đối tác từ Đông Nam Á và Mỹ hồi tháng trước tại Lào.
Tại diễn đàn này, ông Đổng đã gặp gỡ các trưởng phái đoàn từ 18 quốc gia châu Phi và bày tỏ rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác hàng hải với các nước trong khu vực và giúp duy trì an ninh ở Vịnh Guinea, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin.
Trước khi ông Đổng xuất hiện trở lại hồi tuần trước, Financial Times hôm 26/11 đưa tin rằng ông đang bị điều tra tham nhũng, dẫn lời các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ giấu tên.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ bản tin trên trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 28/11, và gọi đó là ‘hoàn toàn bịa đặt’ được lan truyền bởi những người tung tin đồn có động cơ xấu.
Tuy nhiên, việc tạm ngưng chức vụ và điều tra kỷ luật mà Bộ Quốc phòng nước này công bố hôm 28/11 nhằm vào một quan chức khác, Đô đốc Miêu Hoa, vẫn đặt ra nghi vấn về số phận của ông Đổng.
Các nhà phân tích nói rằng sự xuất hiện trở lại của ông Đổng vào ngày 5/12 báo hiệu ông ‘an toàn về mặt chính trị vào lúc này’.
“Chính phủ Trung Quốc muốn cho thấy rằng ông Đổng vẫn an toàn và mặc dù có một số thay đổi ở cấp cao nhất trong quân đội Trung Quốc, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn duy trì mức độ kiểm soát nhất định,” ông Lâm Dĩnh Hữu, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan, cho VOA biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu mối quan hệ cá nhân của ông Đổng với ông Miêu có ảnh hưởng đến ông sau này hay không, ông Tống Văn Địch, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Úc, tức ANU, nhận định.
“Vai trò của Miêu Hoa với tư cách chủ nhiệm về chính trị [trong Quân ủy Trung ương] một phần tương tự như là giám đốc nhân sự của quân đội Trung Quốc và điều đó có nghĩa là hầu như bất kỳ quan chức nào có sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng trong bảy năm qua sẽ phải có sự chuẩn thuận của ông Miêu,” ông Tống nói với VOA.
Ông nói mối quan hệ cá nhân giữa hai ông Đổng và Miêu “có thể là chuyện lớn trong thanh trừng chính trị nhưng cũng có thể không là gì”.
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng trong Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc, hay PLA. Chiến dịch này đã tăng cường độ trong năm qua. Cuộc điều tra về Miêu là vụ việc mới nhất.
Ít nhất chín tướng lĩnh trong PLA và một số giám đốc trong ngành công nghiệp quốc phòng đã bị khai trừ khỏi Quốc hội do các cáo buộc liên quan đến tham nhũng.
Vào tháng 6, hai trong số những người tiền nhiệm của ông Đổng, các cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc và Ngụy Phượng Hòa đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lúc bị dính cáo buộc tham nhũng.
Các chuyên gia nói rằng cuộc điều tra đối với ông Miêu, vốn là đô đốc thuộc hải quân Trung Quốc, cho thấy vấn nạn tham nhũng đã lan rộng và ăn sâu như thế nào trong các nhánh khác nhau của quân đội Trung Quốc.
“Hải quân Trung Quốc trước đây đã từng bị tham nhũng hoành hành vào năm 2020, dẫn đến việc cách chức một số tư lệnh hải quân. Kể từ năm ngoái, lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc đã trở thành trọng tâm của chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc,” ông Tô Tử Vân, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại Đài Bắc, cho biết.
Trong một cuộc thanh tra lực lượng hỗ trợ thông tin của PLA vào ngày 4/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi quân đội ‘cải thiện ứng xử, thực thi kỷ luật và chống tham nhũng’, nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc ‘phải hoàn toàn trung thành, thuần khiết và đáng tin cậy’.
Ông Tống cho rằng cuộc điều tra nhằm vào ông Miêu có thể sẽ dẫn đến ‘một đợt thanh trừng mới trong quân đội Trung Quốc’. “Vì ông Miêu cơ bản là người đứng đầu về nhân sự của PLA, nhiều người được bổ nhiệm [trong PLA] cần được ân sủng của ông ấy, và những dây mớ rễ má theo sau đó dẫn đến rất nhiều suy đoán,” ông nói với VOA.
Các chuyên gia nói rằng mặc dù chính quyền Trung Quốc có lý do chính đáng để loại trừ tham nhũng tràn lan trong quân đội, ông Tập Cận Bình cũng đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để duy trì quyền kiểm soát của mình đối với PLA.
“Tập Cận Bình sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để tăng cường quyền kiểm soát của mình đối với quân đội Trung Quốc và dưới ‘chế độ khủng bố’ này, quân đội rất khó thách thức quyền lực của ông ấy,” ông Lâm nói với VOA.
Ngoài việc duy trì kiểm soát đối với quân đội, Tập Cận Bình còn sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ các tư lệnh quân đội thuộc các phe phái khác trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tô Tử Vân nhận định. Ông nói thêm rằng vòng luẩn quẩn như vậy có thể tác động tiêu cực đến nhuệ khí quân đội.
Việc cải tổ nhân sự liên tục ở cấp cao nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và kế hoạch dài hạn của quân đội, cũng theo ông Tống.
Các cuộc thanh trừng quân sự ‘chắc chắn sẽ dẫn đến cải tổ nhân sự, do đó làm chậm kế hoạch dài hạn của quân đội Trung Quốc là xây dựng lực lượng và chiến đấu’, ông nói với VOA.
**********
Tin Tức ngày 10 - 12 -2024:
*************
VinFast xây nhà máy thứ 2 trong nước với tốc độ ‘kỷ lục’ để tăng gấp đôi sản lượng ô tô điện
Hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 8/12 khởi động dự án xây nhà máy sản xuất ô tô điện thứ 2 tại Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động trong năm tới, với mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 600.000 chiếc mỗi năm.
Trong một tuyên bố, VinFast cho biết nhà máy mới của hãng ở Khu Kinh tế Vũng Án tại Hà Tĩnh sẽ sản xuất các mẫu xe VF 3 và VF 5 để bán trong nước và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
Lễ khởi động của dự án, với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, diễn ra hôm 8/12. Nhà máy dự kiến sẽ được khánh thành vào tháng 7 năm sau, một tốc độ mà hãng nói rằng sẽ là “một kỷ lục mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới về tốc độ xây dựng và hoàn thiện nhà máy.”
VinFast không tiết lộ thông tin về mức đầu tư cho nhà máy mới này.
Tuyên bố của VinFast nói rằng công suất thiết kế trong giai đoạn đầu là 300.000 xe/năm, tương đương với nhà máy hiện tại ở Hải Phòng, và dự kiến sẽ được nâng lên 600.000 xe/năm trong các giai đoạn tiếp theo. Hãng ô tô của tập đoàn Vingroup, do ông Vượng làm chủ tịch, cho biết rằng khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo ra 6.000 việc làm cho lao động địa phương và có thể tăng lên 15.000 việc làm sau một thời gian.
Hãng không nêu rõ khi nào sẽ đạt được mục tiêu này.
Lãnh đạo của tập đoàn Vingroup cho biết rằng việc xây dựng thêm nhà máy ở Việt Nam là do nhu cầu ngày càng tăng đối với các mẫu xe cỡ nhỏ và vừa của VinFast.
“Nhu cầu tại các thị trường quốc tế cũng đang tăng trưởng nhanh chóng, do đó việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho một giai đoạn phát triển quan trọng và bùng nổ sắp tới của VinFast,” Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang nói tại lễ khởi động, theo tuyên bố.
Đồng thời, ông Quang cho biết rằng VinFast “đã chính thức trở thành hãng xe chiếm thị phần số 1 tại thị trường Việt Nam với số lượng đơn đặt hàng không ngừng tăng.”
Mặc dù nhà máy hiện tại ở Hải Phòng của VinFast đang sản xuất ra 300.000 xe/năm nhưng theo thống kê mà Reuters đưa ra gần đây, hãng chỉ giao chưa đến 44.773 xe trên toàn cầu trong 9 tháng đầu năm nay, chỉ hơn 55% so với mục tiêu 80.000 xe được giao trong cả năm của VinFast.
VinFast bước vào thế giới sản xuất xe chạy bằng điện với những tham vọng lớn lao và các tuyên bố hoành tráng khi tung ra 5 mẫu xe điện vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của hãng ô tô Việt Nam cho đến nay còn khá thấp, với chưa đến 35.000 xe được bán ra vào năm ngoái. Năm nay, VinFast đã phải điều chỉnh mục tiêu giao xe xuống 80.000 từ mức 100.000 ban đầu .
VinFast Hà Tĩnh là nhà máy thứ 5 sản xuất ô tô điện của hãng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hãng đã thông báo hoãn việc xây dựng nhà máy ở Mỹ, thay vì năm 2025 sang năm 2028. Trong khi đó, VinFast lại đang nhắm đến các nhà máy ở Ấn Độ và Indonesia. Hãng cho biết 2 nhà máy này ở châu Á dự kiến cũng sẽ đi vào hoạt động trong năm tới.
**************
Trump lại dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu châu Âu không đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng
Trong một cuộc phỏng vấn được phát hôm qua, 08/12/2024, trên kênh truyền hình NBC News, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tái khẳng định một khi lên nắm quyền từ ngày 20/01/2024 ông sẽ thực thi các cam kết cứng rắn. Đặc biệt về mặt quốc phòng, ông Trump cho biết sẽ rút Hoa Kỳ khỏi NATO nếu các nước châu Âu không đóng góp tài chính nhiều hơn.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Donald Trump nhấn mạnh : « Nếu họ trả các hóa đơn, và nếu họ đối xử với chúng ta một cách công bằng, câu trả lời là tôi sẽ ở lại NATO ».Ông Trump khẳng định, trong trường hợp ngược lại, Hoa Kỳ có thể rút khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tổng thống đắc cử Mỹ tự tin khẳng định: Chỉ với thái độ cứng rắn của ông, các nước châu Âu đã phải đóng góp thêm hàng trăm tỉ đô la.
Vẫn theo ông Trump, Ukraina chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho việc nhận được ít trợ giúp quân sự hơn từ Washington so với thời tổng thống tiền nhiệm. Cuộc phỏng vấn được thâu trước cuộc hội đàm giữa Trump với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Paris hôm thứ Bảy 07/12. Sau cuộc gặp này, ba bên cho biết đã có các thảo luận nhằm « chấm dứt sớm nhất có thể » và « một cách công bằng » cuộc chiến tại Ukraina.
Nhập cư là một chủ đề chính khác trong cuộc trả lời phỏng vấn NBC News công bố hôm qua. Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định sẽ nỗ lực để trục xuất toàn bộ người nhập cư không giấy tờ hợp lệ khỏi nước Mỹ, cho dù đây là điều « rất khó thực hiện », đồng thời nhấn mạnh, ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên « sẽ hủy bỏ quyền nơi sinh », tức người sinh ra trên đất Mỹ đều có quốc tịch Mỹ. Theo ông Trump, đây là một « điều kỳ quặc ».
Theo AFP, về cam kết làm sao để giá cả bớt đắt đỏ hơn, tổng thống đắc cử của đảng Cộng Hòa nhắc lại ông là người « kiên định » chủ trương tăng thuế nhập khẩu, và điều này không ảnh hưởng gì đến người Mỹ, nhưng « không bảo đảm » là giá cả hàng hóa sẽ không tăng do thuế nhập khẩu tăng. Trump đã dự định tăng 25% thuế với hàng nhập từ Canada và Mêhicô, hai đối tác chính của Mỹ, vốn được bảo vệ bởi một hiệp định mậu dịch tự do. Tổng thống đắc cử cũng đe dọa sẽ tăng thuế đối với hàng nhập từ Trung Quốc.
*************
Tương lai bất định của Syria thời hậu al-Assad
Cuộc tấn công chớp nhoáng do liên minh các lực lượng nổi dậy, đứng đầu là tổ chức Hayat al-Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đến sự sụp đổ của chế độ gia đình trị al-Assad là sự kiện mang tính bước ngoặt lớn nhất ở Syria. Ngay sau những hân hoan vui mừng chiến thắng, vấn đề tương lai lãnh đạo đất nước vừa được giải phóng đang được cấp bách đặt ra cùng với vô số điều bất định.
Đăng ngày:
Lãnh đạo phong trào Hồi giáo cực đoan Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), Abu Mohammed Al Golani, sau khi tiến vào Damas đã nói đến “sự khởi đầu một kỷ nguyên mới cho Syria”. Cựu lãnh đạo nhánh Al-Qaeda ở Syria, tên chính thức là Ahmed Al Chareh, đã kêu gọi trong một thông cáo báo chí: “Cấm hoàn toàn các lực lượng quân sự ở thành phố Damas tiếp cận các cơ quan chính quyền, những cơ quan này sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của cựu thủ tướng cho đến khi bàn giao chính thức”.
Ông Mohamed al Jalali, lãnh đạo chính phủ cũ, cũng đã cho biết sẵn sàng hợp tác với người lãnh đạo mới được nhân dân lựa chọn.
Nhưng đằng sau những tuyên bố tỏ thiện chí ôn hòa, mong muốn ổn định tình hình của phe nổi dậy là các câu hỏi : Ai sẽ lãnh đạo đất nước Syria, bị xé nát sau 13 năm nội chiến đẫm máu, giờ trong tình trạng kinh tế kiệt quệ? Năng lực quản lý đất nước của bên thắng cuộc ra sao?
Cùng HTS Al Golani đã lãnh đạo gần như toàn bộ tỉnh Idlib từ năm 2019, nhưng với toàn bộ một quốc gia như Syria thì mọi chuyện không đơn giản. Giới chuyên gia lưu ý, HTS cũng như đối tác của họ là lực lượng Quân đội Quốc gia Syria đều là nhưng tổ chức chuyên quyền, phi dân chủ.
Chuyên gia Joseph Daher, thuộc đại học Lausane, Thụy Sĩ, nhận định : "HTS có ảnh hưởng lớn, nhưng sẽ không có năng lực quân sự và nhân lực để quản lý hết. Các lãnh đạo sẽ buộc phải chia sẻ quyền lực, đồng thời cố gắng duy trì trật tự, để quá trình chuyển tiếp không quá hỗn loạn, nhằm tạo cho mình một hình ảnh có trách nhiệm" đối với bên ngoài. Khi chiếm được thành phố Aleppo, thành phố lớn thứ 2 của Syria, thủ lĩnh của HTS cũng đã kêu gọi bảo đảm an toàn với người Công giáo.
Trong số vô số điều bất định của « kỷ nguyên mới này », có việc kiểm soát bờ biển Địa Trung Hải, nơi có đa số sắc dân Alaoui, trung thành với Bachar al-Assad sinh sống. Nguy cơ họ bị trả thù sau một cuộc nội chiến đẫm máu không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, những tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo, ẩn náu trong khu vực sa mạc giữa Homs và Irak, vẫn còn rất nguy hiểm, có thể nhân cơ hội Syria hỗn loạn để hồi sinh. Để phòng xa, từ khi Damas thất thủ, ngày 08/12, không quân Hoa Kỳ đã liên tục tập kích vào các vị trí của các tổ chức khủng bố tại Syria, trong đó đặc biệt có các nhóm Nhà nước Hồi Giáo.
Trước những nguy cơ đè nặng lên đất nước vừa được giải phóng và trong khi bàn cờ khu vực đang rối ren, Pháp hôm Chủ nhật nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria", ủng hộ "một giải pháp chính trị toàn diện, tuân theo nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc". Văn kiện năm 2015 này thiết lập lộ trình giải quyết xung đột thông qua tiến trình chính trị và tổ chức bầu cử tự do tại Syria.
Chuyên gia Joseph Daher tin rằng tổ chức một cuộc bỏ phiếu như vậy hiện không có trong các kế hoạch của HTS, nhưng cần phải đạt được điều này. Trên thực tế, hiện nay không lực lượng quân sự nào có khả năng một mình quản lý đất nước. Đây là cơ hội mà xã hội dân sự Syria phải nắm bắt, để trở thành một lực lượng đối trọng có đủ khả năng bảo vệ các giá trị dân chủ và xã hội. Đó sẽ là một cuộc chiến đấu mới cho Syria thời hậu Assad.
**********
Trung Quốc mở điều tra chống độc quyền đối với Nvidia
Trung
Quốc hôm 9/12 nói rằng họ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào Nvidia do vì
nghi ngờ tập đoàn này vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc, một
động thái được nhiều người coi là phát súng trả đũa các chế tài mới nhất
của Washington đối với ngành sản xuất chip của Trung Quốc.
Tuyên bố từ Cục Quản lý Thị trường Nhà nước (SAMR) công bố cuộc điều tra
không nói rõ Nvidia, vốn được biết đến với chip trí tuệ nhân tạo (AI)
và chip game, đã vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc như thế
nào.
Ngoài ra, hãng chip Mỹ còn bị nghi ngờ vi phạm các cam kết của họ trong quá trình mua lại nhà thiết kế chip Mellanox Technologies của Israel theo các điều khoản đi kèm với việc phê duyệt có điều kiện thỏa thuận đó của cơ quan quản lý vào năm 2020.
Nvidia đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters. Cổ phiếu của hãng này đã giảm 2,2% trong phiên giao dịch trước khi thị trường mở cửa ở New York sau thông báo của cơ quan quản lý Trung Quốc.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Mỹ hồi tuần trước đã có đợt trấn áp thứ ba trong ba năm đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Washington hạn chế xuất khẩu đến 140 công ty, bao gồm cả các hãng sản xuất thiết bị chip.
Trong một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có ý định phản kháng
quyết liệt động thái mới nhất này, ngay sau thông báo của Washington,
Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu sang Mỹ các khoáng sản quan trọng như gallium,
germanium và antimon.
Cùng ngày, bốn trong số các hiệp hội
ngành hàng đầu của nước này đã có phản hồi phối hợp hiếm hoi rằng các
công ty Trung Quốc nên cảnh giác với việc mua chip của Mỹ vì chúng
‘không còn an toàn’ và thay vào đó nên mua hàng nội địa.
Nvidia
là một trong nhiều công ty bị kẹt giữa căng thẳng Mỹ-Trung. Một đợt hạn
chế xuất khẩu trước đó của Mỹ đã ngăn Nvidia bán chip AI tân tiến nhất
cho Trung Quốc, khiến họ phải đưa ra các phiên bản mới dành riêng cho
Trung Quốc trong khi vẫn tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của
Mỹ.
Nvidia khuynh đảo thị trường chip AI của Trung Quốc và chiếm hơn hơn 90% thị phần trước khi Mỹ đưa ra những hạn chế này. Tuy nhiên, họ hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ nội địa, trong số đó chủ yếu là Huawei. Trung Quốc chiếm khoảng 17% doanh thu của Nvidia trong năm tính đến cuối tháng 1, giảm từ mức 26% hai năm trước đó.
Hồi năm 2020, Nvidia đã được Trung Quốc phê chuẩn để mua lại Mellanox Technologies, bất chấp quan ngại rằng Bắc Kinh có thể ngăn chặn thỏa thuận do xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đặt ra nhiều điều kiện cho Nvidia và hoạt động của công ty tại Trung Quốc sau khi được sáp nhập, bao gồm cấm gộp chung sản phẩm bắt buộc, các điều khoản giao dịch không hợp lý, hạn chế mua hàng và đối xử phân biệt với khách hàng mua sản phẩm riêng lẻ.
***********
Điện Kremlin: chính ông Putin quyết định cho ông Assad tị nạn ở Nga
Điện
Kremlin hôm 9/12 cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định cho
ông Bashar al-Assad, tổng thống Syria bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy
chớp nhoáng của phiến quân, được tị nạn ở Nga.
Sự sụp đổ của
ông Assad là đòn giáng mạnh đối với Iran và Nga, hai nước đã can thiệp
vào cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria để củng cố sự cai trị của ông
bất chấp việc phương Tây yêu cầu ông phải từ bỏ quyền lực.
Các
hãng thông tấn Nga dẫn lời một nguồn tin giấu tên từ Điện Kremlin hôm
8/12 cho biết ông Assad đang ở Moscow cùng với gia đình.
“Những
quyết định như vậy không thể được đưa ra nếu không phải là nguyên thủ
quốc gia. Đây là quyết định của ông ấy,” phát ngôn nhân Điện Kremlin
Dmitry Peskov nói với báo giới nhưng không cung cấp thêm chi tiết về sự
di chuyển của ông Assad.
Sự ra đi của ông Assad đã làm mất đi một pháo đài mà Iran và Nga dựa vào để nắm quyền lực trên khắp Trung Đông. Thân phụ của ông Assad, ông Hafez al-Assad, đã đứng về phía Liên Xô trong nỗ lực đạt được thế ngang bằng với Israel vốn được Mỹ hậu thuẫn.
Điện Kremlin cho biết Syria đang đối mặt với ‘sự bất ổn cực độ’ và còn quá sớm để nói về tương lai của các căn cứ Nga ở nước này.
“Chúng tôi đang đối thoại với Ankara và các nước khác trong khu vực, bao gồm cả các vấn đề Syria,” ông Peskov cho biết.
“Thật ra, lúc này Syria đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn do bất ổn. Và tất nhiên, điều rất quan trọng là phải duy trì đối thoại với tất cả các nước trong khu vực này. Chúng tôi quyết tâm làm điều này.”
Không rõ Hayat Tahrir al-Sham, vốn từng thuộc một nhánh của al-Qaeda và lãnh đạo cuộc tiến công của phiến quân, sẽ nhìn nhận các cơ sở quân sự của Nga ở Syria như thế nào – bao gồm căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh Latakia và một cơ sở hải quân ở Tartous trên bờ biển.
“Còn quá sớm để nói về chuyện này,” ông Peskov nói. “Tất cả sẽ là chủ đề thảo luận với những người sẽ nắm quyền ở Syria.”
“Tất nhiên, mọi thứ được làm vào bây giờ là những việc cần thiết và khả dĩ để liên lạc với những người có thể xử lý vấn đề an ninh. Và tất nhiên, quân đội của chúng tôi cũng đang triển khai tất cả các bước phòng ngừa cần thiết,” ông Peskov nói.
Cơ sở Tartous là trung tâm sửa chữa và
tiếp tế duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải và Moscow đã dùng Syria làm
đầu mối để đưa các nhà thầu quân sự vào và ra khỏi châu Phi.
Moscow đã hậu thuẫn Syria kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh. Họ
đã công nhận nền độc lập của nước này vào năm 1944 khi Damascus tìm cách
lật đổ sự cai trị của thực dân Pháp. Phương Tây coi Syria quốc gia vệ
tinh của Liên Xô.
“Chúng tôi thấy tình hình xung quanh Ukraine, chúng tôi thấy nhiều tuyên bố mâu thuẫn về vấn đề này, chúng tôi thấy khả năng ngày càng tăng sẽ xảy ra xung đột ở các khu vực khác, chúng tôi có thể nói là khu vực Trung Đông bùng cháy,” ông Peskov nói.
*************
Thái Lan-Campuchia phối hợp đàn áp người bất đồng chính kiến
Các chuyên gia nói với đài VOA rằng việc Thái Lan trục xuất sáu nhà hoạt động Campuchia về nước hồi tháng trước cho thấy Bangkok tiếp tục tham gia ‘đàn áp xuyên quốc gia’ – tức là các chính phủ phối hợp với nhau nhằm vào những người bất đồng chính kiến bên ngoài đất nước họ.
Giới chức Thái Lan đã trục xuất Pen Chan Sangkream, Hong An, Mean Chanthon, Yin Chanthou, Soeung Khunthea và Vorn Chanratchana hồi tháng trước.
Bốn phụ nữ và hai người đàn ông này đã bị Campuchia buộc tội phản quốc vì đăng các tuyên bố trên mạng xã hội chỉ trích các chính sách của Campuchia đối với Hiệp định Khu vực Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV-DTA) kéo dài 20 năm, nhằm nới lỏng giao thương và di dân giữa ba nước, AP đưa tin.
Họ hiện đang bị tạm giữ chờ ngày ra tòa trong các trại giam khác nhau ở Campuchia, và sẽ phải đối mặt các cáo trạng với mức án tù nặng nề, theo Đài Á Châu Tự do.
Sáu nhà hoạt động này là những ủng hộ viên của Đảng Cứu quốc Campuchia, đảng đối lập bị cấm và đã rời Campuchia đến Thái Lan vào năm 2022.
Tiy Chung, phát ngôn viên khu vực của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), xác nhận với VOA qua email rằng sáu người này đã bị trục xuất và ‘là những đối tượng được quan ngại’.
UNHCR ‘quan ngại sâu sắc’ về việc trục xuất này, vốn cũng có một đứa trẻ, ông nói, và nó đi ngược lại nghĩa vụ của Thái Lan là cần đảm bảo không ai bị trục xuất hoặc trở về một nơi nào đó mà tính mạng hoặc sự tự do của họ có thể bị đe dọa.
“Chúng tôi đang yêu cầu chính quyền Thái Lan làm rõ khẩn cấp về hoàn cảnh dẫn đến việc trục xuất này và kêu gọi họ tôn trọng luật pháp Thái Lan và các nghĩa vụ quốc tế của họ để ngăn chặn những hành động như vậy trong tương lai,” ông viết.
Trong những năm gần đây, chính phủ Campuchia đã đàn áp những người chỉ trích trong và ngoài nước.
Các cuộc biểu tình được lên kế hoạch chống lại thỏa thuận CLV-DTA đã dẫn đến việc ít nhất 100 nhà hoạt động bị bắt giữ vào tháng 9. Họ cáo buộc Phnom Penh nhượng lãnh thổ Campuchia, mặc dù trong tháng đó Thủ tướng Hun Manet đã tuyên bố Campuchia sẽ rút khỏi thỏa thuận đã kéo dài hàng thập kỷ.
Hồi tháng 2, ba nhà hoạt động Campuchia khác, vốn được UNHCR công nhận là những người thuộc diện quan ngại, và thân nhân của họ, đã bị bắt ở Thái Lan trước khi họ dự tính phản đối chuyến công du Thái Lan của ông Manet.
Đàn áp xuyên quốc gia không phải là điều gì mới.
Freedom House hồi năm 2022 cho biết rằng kể từ năm 2014, hơn 150 người ở Thái Lan đã trở thành nạn nhân của việc này.
Ông Phil Robertson, giám đốc Tổ chức Vận động Lao động Nhân quyền Châu Á, cho biết Thái Lan là nước không an toàn cho người tị nạn Campuchia.
“Thông điệp gửi đến tất cả những người tị nạn Campuchia trú ẩn ở Thái Lan là các bạn không an toàn vì tình bạn giữa gia đình Hun và Shinawatra áp đảo bất kỳ nghĩa vụ nào mà Thái Lan phải tuân thủ theo luật nhân quyền quốc tế,” ông nói.
Campuchia nằm dưới sự lãnh đạo của được Đảng Nhân dân Campuchia trong 45 năm qua, và những người chỉ trích nói rằng trong những năm gần đây chế độ đã tăng cường nỗ lực nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến, các đảng đối lập và truyền thông độc lập, những người đe dọa thanh danh hoặc vai trò lãnh đạo của họ. Ông Hun Manet lên nắm quyền vào năm 2023, kế nhiệm thân phụ mình, ông Hun Sen, người đã cầm quyền ở Campuchia trong gần bốn thập kỷ.
Thái Lan và Campuchia đã trải qua mối quan hệ thăng trầm trong những năm qua, và xung đột biên giới và văn hóa lâu lâu lại chia rẽ hai nước.
Những mối quan hệ đó dường như đang nồng ấm, một phần vì mối quan hệ gia đình. Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp ông Manet tại Lào hồi tháng 10. Nhưng chính mối quan hệ giữa hai người cha cũng là người tiền nhiệm của họ, hai ông Thaksin Shinawatra và Hun Sen, đã củng cố mối quan hệ bền chặt giữa hai gia tộc.
Đảng Pheu Thai cầm quyền của Thái Lan đã cam kết sẽ hợp tác với ông Manet về tội phạm xuyên quốc gia.
Thitinan Pongsudhirak, nhà phân tích chính trị ở Thái Lan, nói với VOA rằng quan hệ gia tộc có thể là yếu tố then chốt trong vụ trục xuất này.
“Các mối quan hệ cá nhân thân thiết và thậm chí cả mối quan hệ giữa hai gia tộc đã khiến việc trục xuất này trở nên đáng ngờ. Khó mà không kết luận rằng mối quan hệ gần gũi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trục xuất.
Việc trục xuất là một hành động thiếu cân nhắc của bà Paetongtarn và chính phủ của bà vốn nói họ lên nắm quyền hợp pháp mặc dù Đảng của họ về thứ hai trong cuộc bầu cử hồi tháng 5 năm 2023,” ông nói với VOA.
Các tội phản quốc mà sáu nhà hoạt động Campuchia bị cáo buộc nằm trong Điều 453 của bộ luật hình sự Campuchia. Nếu bị kết tội thì những lời lên án chế độ Campuchia và các chính sách của họ đối với Việt Nam và Lào có thể khiến họ phải ngồi tù một thập kỷ.
Thái Lan cũng có luật nghiêm ngặt đối với những người chỉ trích chế độ quân chủ. Theo Điều 112 của bộ luật hình sự Thái Lan, chỉ trích chế độ quân chủ là bất hợp pháp với mức án 15 năm tù.
Hồi tháng Giêng, một người đàn ông 30 tuổi đã bị kết án 50 năm tù sau khi bị phán quyết là phỉ báng chế độ quân chủ.
Ông Prem Singh Gill, nhà nghiên cứu khách mời tại Đại học Muhammadiyah Yogyakarta, Indonesia, nói rằng chính phủ Thái Lan và Campuchia có cùng lợi ích trong việc cấm bất đồng chính kiến.
“Cách tiếp cận hợp tác này không phải ngẫu nhiên mà là có tính chiến lược. Cả hai nước đều có những xung lực độc tài như nhau, với các định chế hoàng gia và giới tinh hoa chính trị phối hợp để duy trì quyền lực của họ. Bằng cách phối hợp trong cách tiếp cận đối với người bất đồng chính kiến, Thái Lan và Campuchia đã tạo ra cơ chế toàn diện hơn để kiểm soát tiếng nói chính trị,” ông Gill nhận định với VOA.
“Đàn áp xuyên quốc gia đã trở thành công cụ tinh vi của chủ nghĩa độc tài khu vực, nơi các nhà hoạt động bị kẹt trong mạng lưới các mối đe dọa pháp lý và ngoài pháp luật. Các chính phủ hợp tác thông qua các kênh không chính thức, chia sẻ thông tin tình báo, điều phối trục xuất và tạo ra môi trường khiến những người bất đồng chính kiến lúc nào cũng gặp nguy,” ông nói thêm.
*************
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân xuất hiện trở lại giữa tin bị điều tra tham nhũng
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đã xuất hiện trở lại trước công chúng sau khi có tin tức trên truyền thông rằng ông đang bị điều tra kỷ luật. Các nhà phân tích nói rằng mặc dù sự xuất hiện trở lại của ông Đổng cho thấy ông an toàn về mặt chính trị, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ ngưng cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.
Ông Đổng đã tham dự một diễn đàn an ninh ở Thượng Hải hôm 5/12 về tình hình an ninh ở Vịnh Guinea. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trước công chúng kể từ khi tham dự cuộc họp với các đối tác từ Đông Nam Á và Mỹ hồi tháng trước tại Lào.
Tại diễn đàn này, ông Đổng đã gặp gỡ các trưởng phái đoàn từ 18 quốc gia châu Phi và bày tỏ rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác hàng hải với các nước trong khu vực và giúp duy trì an ninh ở Vịnh Guinea, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin.
Trước khi ông Đổng xuất hiện trở lại hồi tuần trước, Financial Times hôm 26/11 đưa tin rằng ông đang bị điều tra tham nhũng, dẫn lời các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ giấu tên.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ bản tin trên trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 28/11, và gọi đó là ‘hoàn toàn bịa đặt’ được lan truyền bởi những người tung tin đồn có động cơ xấu.
Tuy nhiên, việc tạm ngưng chức vụ và điều tra kỷ luật mà Bộ Quốc phòng nước này công bố hôm 28/11 nhằm vào một quan chức khác, Đô đốc Miêu Hoa, vẫn đặt ra nghi vấn về số phận của ông Đổng.
Các nhà phân tích nói rằng sự xuất hiện trở lại của ông Đổng vào ngày 5/12 báo hiệu ông ‘an toàn về mặt chính trị vào lúc này’.
“Chính phủ Trung Quốc muốn cho thấy rằng ông Đổng vẫn an toàn và mặc dù có một số thay đổi ở cấp cao nhất trong quân đội Trung Quốc, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn duy trì mức độ kiểm soát nhất định,” ông Lâm Dĩnh Hữu, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan, cho VOA biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu mối quan hệ cá nhân của ông Đổng với ông Miêu có ảnh hưởng đến ông sau này hay không, ông Tống Văn Địch, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Úc, tức ANU, nhận định.
“Vai trò của Miêu Hoa với tư cách chủ nhiệm về chính trị [trong Quân ủy Trung ương] một phần tương tự như là giám đốc nhân sự của quân đội Trung Quốc và điều đó có nghĩa là hầu như bất kỳ quan chức nào có sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng trong bảy năm qua sẽ phải có sự chuẩn thuận của ông Miêu,” ông Tống nói với VOA.
Ông nói mối quan hệ cá nhân giữa hai ông Đổng và Miêu “có thể là chuyện lớn trong thanh trừng chính trị nhưng cũng có thể không là gì”.
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng trong Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc, hay PLA. Chiến dịch này đã tăng cường độ trong năm qua. Cuộc điều tra về Miêu là vụ việc mới nhất.
Ít nhất chín tướng lĩnh trong PLA và một số giám đốc trong ngành công nghiệp quốc phòng đã bị khai trừ khỏi Quốc hội do các cáo buộc liên quan đến tham nhũng.
Vào tháng 6, hai trong số những người tiền nhiệm của ông Đổng, các cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc và Ngụy Phượng Hòa đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lúc bị dính cáo buộc tham nhũng.
Các chuyên gia nói rằng cuộc điều tra đối với ông Miêu, vốn là đô đốc thuộc hải quân Trung Quốc, cho thấy vấn nạn tham nhũng đã lan rộng và ăn sâu như thế nào trong các nhánh khác nhau của quân đội Trung Quốc.
“Hải quân Trung Quốc trước đây đã từng bị tham nhũng hoành hành vào năm 2020, dẫn đến việc cách chức một số tư lệnh hải quân. Kể từ năm ngoái, lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc đã trở thành trọng tâm của chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc,” ông Tô Tử Vân, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại Đài Bắc, cho biết.
Trong một cuộc thanh tra lực lượng hỗ trợ thông tin của PLA vào ngày 4/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi quân đội ‘cải thiện ứng xử, thực thi kỷ luật và chống tham nhũng’, nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc ‘phải hoàn toàn trung thành, thuần khiết và đáng tin cậy’.
Ông Tống cho rằng cuộc điều tra nhằm vào ông Miêu có thể sẽ dẫn đến ‘một đợt thanh trừng mới trong quân đội Trung Quốc’. “Vì ông Miêu cơ bản là người đứng đầu về nhân sự của PLA, nhiều người được bổ nhiệm [trong PLA] cần được ân sủng của ông ấy, và những dây mớ rễ má theo sau đó dẫn đến rất nhiều suy đoán,” ông nói với VOA.
Các chuyên gia nói rằng mặc dù chính quyền Trung Quốc có lý do chính đáng để loại trừ tham nhũng tràn lan trong quân đội, ông Tập Cận Bình cũng đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để duy trì quyền kiểm soát của mình đối với PLA.
“Tập Cận Bình sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để tăng cường quyền kiểm soát của mình đối với quân đội Trung Quốc và dưới ‘chế độ khủng bố’ này, quân đội rất khó thách thức quyền lực của ông ấy,” ông Lâm nói với VOA.
Ngoài việc duy trì kiểm soát đối với quân đội, Tập Cận Bình còn sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ các tư lệnh quân đội thuộc các phe phái khác trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tô Tử Vân nhận định. Ông nói thêm rằng vòng luẩn quẩn như vậy có thể tác động tiêu cực đến nhuệ khí quân đội.
Việc cải tổ nhân sự liên tục ở cấp cao nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và kế hoạch dài hạn của quân đội, cũng theo ông Tống.
Các cuộc thanh trừng quân sự ‘chắc chắn sẽ dẫn đến cải tổ nhân sự, do đó làm chậm kế hoạch dài hạn của quân đội Trung Quốc là xây dựng lực lượng và chiến đấu’, ông nói với VOA.
**********